Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

(TIỂU LUẬN) đề tài lý luận về giá trị hàng hóa và vận dụng để nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế việt nam trong hội nhập kinh tế quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (292.82 KB, 18 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN KẾ TOÁN - KIỂM TỐN
-----🙞🙞🙞🙞🙞-----

BÀI TẬP LỚN MƠN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN
Đề tài: Lý luận về giá trị hàng hóa và vận dụng để nâng cao
sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam trong hội nhập
kinh tế quốc tế

Mã sinh viên: 11203084
LHP: LLNL1106(121)_08
GVHD: PGS.TS. Tô Đức Hạnh

Hà Nội, 2021


BTL Kinh tế chính trị Mác – Lênin

GVHD: PGS.TS. Tơ Đức Hạnh

MỤC LỤC
I. Lý luận về giá trị hàng hóa................................................................................2
1. Hàng hóa..........................................................................................................2
a) Khái niệm.......................................................................................................2
b) Các thuộc tính cơ bản của hàng hóa..............................................................2
2. Lượng giá trị của hàng hóa.............................................................................5
a) Thước đo lượng giá trị hàng hóa..................................................................5
b) Các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị hàng hóa.................................................6
II. Thực trạng về năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam trong bối
cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.................................................................................7
1. Thực trạng nền kinh tế Việt Nam hiện nay..................................................8


2. Đánh giá về thực trạng nền kinh tế Việt Nam hiện nay...............................9
a) Những kết quả đạt được................................................................................9
b) Những hạn chế và nguyên nhân...................................................................11
III. Những giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh nền kinh tế Việt
Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế.....................................................................13
1. Đối với Nhà nước............................................................................................13
2. Đối với doanh nghiệp.....................................................................................14

KẾT LUẬN..........................................................................................................16
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................17

Kiểm toán 62B

1


BTL Kinh tế chính trị Mác – Lênin

GVHD: PGS.TS. Tơ Đức Hạnh

I. Lý luận về giá trị hàng hóa
1. Hàng hóa
a) Khái niệm
Hàng hóa là sản phẩm của lao động mà có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của
con người thơng qua trao đổi, mua bán.1
Có rất nhiều tiêu thức để phân chia các loại hàng hóa như: hàng hóa thơng
thường, hàng hóa đặc biệt, hàng hóa hữu hình, hàng hóa vơ hình, hàng hóa tư nhân,
hàng hóa cơng cộng,…
o Dạng vật thể hữu hình. Ví dụ như: sắt, thép, lương thực, thực phẩm, đồ thủ
công mỹ nghệ,…

o Dạng vật thể vơ hình. Ví dụ như: dịch vụ vận tải, chăm sóc sức khỏe, giải trí,
làm đẹp,…
Hàng hóa có thể cho một cá nhân sử dụng hoặc cho nhiều người sử dụng.
Hàng hóa là một phạm trù lịch sử, nó chủ xuất hiện khi có nền sản xuất hàng
hóa, đồng thời sản phẩm lao động mang hình thái hàng hóa khi nó là đối tượng
được mua bán trên thị trường.
Các Mác định nghĩa hàng hóa trước hết là phải có khả năng thỏa mãn nhu cầu
của con người nhờ vào các tính chất của nó. Đề trở thành hàng hóa một vật cần
phải có:
- Tính hữu dụng đối với người dùng
- Giá trị (kinh tế), nghĩa là được chi phí bởi lao động
- Sự hạn chế để đạt được nó, nghĩa là độ khan hiếm.
b) Các thuộc tính cơ bản của hàng hóa
Trong mỗi hình thái kinh tế xã hội khác nhau, sản xuất hàng hóa sẽ có bản chất
khác nhau nhưng trong bản thân mỗi loại hàng hóa đều sẽ chứa hai thuộc tính cơ
bản là giá trị và giá trị sử dụng.
 Giá trị sử dụng của hàng hóa
1 Giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lênin, tr. 23

Kiểm toán 62B

2


BTL Kinh tế chính trị Mác – Lênin

GVHD: PGS.TS. Tơ Đức Hạnh

“Giá trị sử dụng của hàng hóa là cơng dụng của vật phẩm, có thể thoả mãn
nhu cầu nào đó của con người.”2

Nhu cầu đó có thể là nhu cầu vật chất hoặc nhu cầu tinh thần; có thể là nhu cầu
tiêu dùng cá nhân, có thể là nhu cầu cho sản xuất.
Bất cứ hàng hóa nào cũng có một hay một số cơng dụng nhất định. Chính cơng
dụng (tính có ích) đó làm cho hàng hóa có giá trị sử dụng. Ví dụ: Giá trị sử dụng
của cơm là để ăn, của áo là để mặc, của máy móc, thiết bị là để sản xuất,… Giá trị
sử dụng của hàng hóa do những thuộc tính tự nhiên (lý, hóa) của vật thể hàng hóa
quyết định, do đó, giá trị sử dụng là một phạm trù vĩnh viễn.
Giá trị sử dụng của hàng hóa được phát hiện dần dần trong quá trình phát triển
của khoa học – kỹ thuật, của lực lượng sản xuất. Vì vậy, khi xã hội càng tiến bộ,
lực lượng sản xuất càng phát triển thì số lượng giá trị sử dụng ngày càng nhiều,
chủng loại giá trị sử dụng ngày càng phong phú, chất lượng giá trị sử dụng ngày
càng tăng.
Giá trị sử dụng của hàng hóa là giá trị sử dụng cho xã hội, do người khác chứ
không phải cho người trực tiếp sản xuất ra nó. Giá trị sử dụng đến tay người tiêu
dùng thơng qua trao đổi, mua bán. Điều đó địi hỏi người sản xuất hàng hóa phải
ln quan tâm đến nhu cầu của xã hội, làm cho sản phẩm của mình đáp ứng được
nhu cầu của xã hội thì hàng hóa của hộ mới bán được. Trong nền sản xuất hàng hóa
giá trị sử dụng là vật mang giá trị trao đổi, người ta không trao đổi những vật phẩm
không có giá trị sử dụng.
 Giá trị của hàng hóa
Muốn hiểu được giá trị hàng hóa phải đi từ giá trị trao đổi. Giá trị trao đổi là
quan hệ tỷ lệ về sản lượng mà giá trị sử dụng này trao đổi với giá trị sử dụng khác.
Ví dụ: 1m vải = 10kg thóc. Vải và thóc là hai hàng hóa có giá trị sử dụng khác
nhau về chất, tại sao chúng lại có thể trao đổi được với nhau và theo một tỷ lệ nhất
định nào đó?
2 Giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lênin, tr. 23

Kiểm tốn 62B

3



BTL Kinh tế chính trị Mác – Lênin

GVHD: PGS.TS. Tơ Đức Hạnh

Khi hai hàng hóa trao đổi được với nhau thì giữa chúng phải có một cơ sở
chung. Cái chung đó khơng phải là giá trị sử dụng, vì giá trị sử dụng của vải là để
mặc, giá trị sử dụng của thóc là để ăn. Cái chung đó là: cả vải và thóc đều là sản
phẩm của lao động, đều có lao động kết tinh trong đó. Nhờ có cơ sở chung đó mà
các hàng hóa có thể trao đổi được với nhau. Vì vậy người trao đổi hàng hóa với
nhau chẳng qua là trao đổi lao động hao phí của mình ẩn giấu trong sản phẩm hàng
hóa ấy. Lao động hao phí tạo ra hàng hóa chính là cơ sở chung của việc trao đổi và
nó tạo thành giá trị của hàng hóa.
Vậy, giá trị là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tính trong từng
sản phẩm. Giá trị trao đổi mà chúng ta đề cập ở trên chỉ là hình thức biểu hiện bên
ngồi của giá trị, cịn giá trị là nội dung, là cơ sở của giá trị thay đổi. Giá trị biểu
hiện mối quan hệ giữa những người sản xuất hàng hóa, khi nào cịn sản xuất và trao
đổi hàng hóa thì những người sản xuất cịn quan tâm tới giá trị. Vì vậy, giá trị là
một phạm trù lịch sử gắn liền với nghề sản xuất hàng hóa. Sản phẩm nào có lao
động hao phí để sản xuất ra chúng càng nhiều thì giá trị càng cao.
 Mối quan hệ giữa giá trị và giá trị sử dụng
Giữa hai thuộc tính cơ bản của hàng hóa ln có mối quan hệ ràng buộc lẫn
nhau. Trong đó, giá trị là nội dung, là cơ sở của giá trị trao đổi; còn giá trị trao đổi
là hình thức biểu hiện của giá trị ra bên ngoài. Khi trao đổi sản phẩm cho nhau,
những người sản xuất ngầm so sánh lao động ẩn giấu trong hàng hóa với nhau.
Thực chất của quan hệ trao đổi là người ta trao đổi lượng lao động hao phí của
mình chứa đựng trong các hàng hóa. Vì vậy, giá trị là biểu hiện quan hệ xã hội giữa
những người sản xuất hàng hóa. Giá trị là một phạm trù lịch sử, gắn liền với nền
sản xuất hàng hóa. Nếu giá trị sử dụng là thuộc tính tự nhiên thì giá trị là thuộc tính

xã hội của hàng hóa.
Hàng hóa là sự thống nhất của hai thuộc tính giá trị sử dụng và giá trị, nhưng là
sự thống nhất của hai mặt đối lập. Đối với người sản xuất hàng hóa, họ quan tâm
đến giá trị sử dụng để đạt được mục đích giá trị. Ngược lại, với người mua, cái mà
Kiểm toán 62B

4


BTL Kinh tế chính trị Mác – Lênin

GVHD: PGS.TS. Tơ Đức Hạnh

họ quan tâm là giá trị sử dụng, nhưng muốn có giá trị sử dụng thì phải trả giá trị
cho người sản xuất ra nó. Như vậy, trước khi thực hiện giá trị sử dụng của hàng hóa
phải thực hiện giá trị của nó. Nếu khơng thực hiện được giá trị, sẽ không thực hiện
được giá trị sử dụng.
2. Lượng giá trị của hàng hóa
Chất giá trị hàng hóa là lao động trừu tượng của người sản xuất hàng hóa kết
tinh trong hàng hóa. Vậy lượng giá trị hàng hóa là do lao động hao phí để sản xuất
ra hàng hóa đó quyết định.
a) Thước đo lượng giá trị hàng hóa
Trong thực tế, có nhiều người cùng sản xuất một hàng hóa nhưng điều kiện sản
xuất, trình độ tay nghề khác nhau,… làm cho thời gian lao động hao phí để sản xuất
ra hàng hóa là khác nhau. Nhưng lượng giá trị của hàng hóa khơng do mức hao phí
lao động cá biệt hay thời gian lao động cá biệt quy định mà bởi thời gian lao động
xã hội cần thiết.
Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian cần thiết để sản xuất ra một hàng
hóa trong điều kiện bình thường của xã hội, tức là với một trình độ kỹ thuật trung
bình, trình độ khéo léo trung bình và cường độ lao động trung bình so với hoàn

cảnh xã hội nhất định. Vậy, thực chất, thời gian lao động xã hội cần thiết là mức
hao phí lao động xã hội trung bình để sản xuất ra hàng hóa. Thời gian lao động xã
hội cần thiết có thể thay đổi. Do đó, lượng giá trị của hàng hóa cũng thay đổi.
Trong thực hành sản xuất, người sản xuất cần phải tích cực đổi mới, sáng tạo
nhằm giảm thời gian hao phí lao động cá biệt tại đơn vị sản xuất của mình xuống
mức thấp hơn mức hao phí trung bình cần thiết. Khi đó sẽ có được ưu thế trong
cạnh tranh.
Xét về mặt cấu thành, lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa được sản xuất ra
bao hàm: hao phí lao động quá khứ (chứa trong các yếu tố vật tư, nguyên nhiên liệu
đã tiêu dùng để sản xuất ra hàng hóa đó) + hao phí lao động mới kết tinh thêm.

Kiểm tốn 62B

5


BTL Kinh tế chính trị Mác – Lênin

GVHD: PGS.TS. Tơ Đức Hạnh

b) Các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị hàng hóa.
Lượng giá trị trong một đơn vị hàng hóa được đo lường bởi thời gian lao động
xã hội cần thiết để sản xuất hàng hóa đó, cho nên, về nguyên tắc, những nhân tố
nào ảnh hưởng tới lượng thời gian hao phí xã hội cần thiết để sản xuất ra một đơn
vị hàng hóa tất sẽ ảnh hưởng tới lượng giá trị của đơn vị hàng hóa. Có ba nhân tố
cơ bản sau ảnh hưởng tới lượng giá trị của hàng hoá.
 Thứ nhất, năng suất lao động.
Năng suất lao động là năng lực sản xuất của người lao động, được tính bằng số
sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian, hay số lượng thời gian hao phí để
sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.

Năng suất lao động tăng lên có nghĩa là cũng trong một thời gian lao động,
nhưng khối lượng hàng hóa sản xuất ra tăng lên làm cho thời gian lao động cần
thiết để sản xuất ra một đơn vị hàng hóa giảm xuống. Do đó, khi năng suất lao động
tăng lên thì giá trị của một đơn vị hàng hóa sẽ giảm xuống và ngược lại. Như vậy,
giá trị của hàng hóa tỷ lệ nghịch với năng suất lao động. Mặt khác, năng suất lao
động lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như điều kiện tự nhiên, trình độ trung
bình của người công nhân, mức độ phát triển của khoa học kỹ thuật, trình độ quản
lý, quy mơ sản xuất, nên để tăng năng suất lao động phải hoàn thiện các yếu tố trên.
Mục tiêu tăng lợi nhuận của các doanh nghiệp chỉ có thể đạt được bằng cách
tăng doanh thu thông qua mở rộng thị trường, tăng số lượng sản phẩm tiêu thụ và
hạ giá thành sản phẩm. Cải tiến năng suất giúp cho doanh nghiệp đạt được mục tiêu
nêu trên. Có thể nói, cải tiến năng suất là yếu tố gắn liền với sự tồn tại và phát triển
của doanh nghiệp. Năng suất chính là thước đo hiệu quả và hiệu lực trong việc sử
dụng các nguồn lực và trong việc đạt được mục tiêu.
 Thứ hai, cường độ lao động.
Cường độ lao động là mức độ khẩn trương, tích cực của hoạt động lao động
trong sản xuất.

Kiểm toán 62B

6


BTL Kinh tế chính trị Mác – Lênin

GVHD: PGS.TS. Tơ Đức Hạnh

Cường độ lao động phản ánh mức độ hao phí lao động trong một đơn vị thời
gian. Nó cho thấy mức độ khẩn trương, nặng nhọc hay căng thẳng của lao động.
Cường độ lao động tăng lên thì số lượng (hoặc khối lượng) hàng hoá sản xuất ra

tăng lên và sức lao động hao phí cũng tăng lên tương ứng. Do đó, giá trị của một
đơn vị hàng hố là khơng đổi vì thực chất tăng cường độ lao động chính là việc kéo
dài thời gian lao động. Cường độ lao động phụ thuộc vào trình độ tổ chức quản lý,
quy mô và hiệu suất của tư liệu sản xuất và đặc biệt là thể chất và tinh thần của
người lao động. Chính vì vậy mà tăng cường độ lao động khơng có ý nghĩa tích cực
với sự phát triển kinh tế bằng việc tăng năng suất lao động.
 Thứ ba, mức độ phức tạp của lao động.
Theo đó, căn cứ vào mức độ phức tạp của lao động, ta có thể chia lao động
thành hai loại là lao động giản đơn và lao động phức tạp.
Lao động giản đơn là lao động khơng địi hỏi có q trình đào tạo một cách hệ
thống, chuyên sâu về chuyên môn, kỹ năng, nghiệp vụ cũng có thể thao tác được.
Cịn lao động phức tạp là những hoạt động lao động yêu cầu phải trải qua một
quá trình đào tạo về kỹ năng, nghiệp vụ theo yêu cầu của những nghề nghiệp
chun mơn nhất định.
Trong cùng một thời gian thì lao động phức tạp tạo ra nhiều giá trị hơn lao động
giản đơn. Tăng chất lượng của sản phẩm cần làm cho lao động phức tạp kết tinh
trong sản phẩm nhiều hơn. Một sản phẩm làm ra có chất lượng tốt địi hỏi lao động
kết tinh trong đó phải phức tạp, tỉ mỉ. Vì vậy, tay nghề của lao động rất quan trọng.
Khi trình độ của người lao động tăng cao cũng có nghĩa lao động phức tạp kết
tinh trong hàng hóa tăng lên, làm cho sản phẩm làm ra ngày càng có chất lượng,
mẫu mã phù hợp, đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng. Đây là một trong những
điều kiện để tăng năng lực cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam ở thị trường trong
nước và trên thế giới.
II. Thực trạng về năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam trong bối
cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
Kiểm toán 62B

7



BTL Kinh tế chính trị Mác – Lênin

GVHD: PGS.TS. Tơ Đức Hạnh

1. Thực trạng nền kinh tế Việt Nam hiện nay
- Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2020 tăng 2,91%, là mức tăng thấp nhất
của các năm trong giai đoạn 2011-2020. Trong mức tăng chung của toàn nền kinh
tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,68%, đóng góp 13,5% vào tốc độ
tăng tổng giá trị tăng thêm của tồn nền kinh tế; khu vực cơng nghiệp và xây dựng
tăng 3,98%, đóng góp 53%; khu vực dịch vụ tăng 2,34%, đóng góp 33,5%.
- Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2020 ước tính đạt 543,9 tỷ USD,
tăng 5,1% so với năm trước, trong đó kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 281,5 tỷ
USD, tăng 6,5%; nhập khẩu hàng hóa đạt 262,4 tỷ USD, tăng 3,6%. Cán cân
thương mại hàng hóa năm 2020 ước tính xuất siêu 19,1 tỷ USD, mức cao nhất
trong 5 năm liên tiếp xuất siêu kể từ năm 2016.
- Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện theo giá hiện hành năm 2020 đạt 2.164,5 nghìn
tỷ đồng, tăng 5,7% so với năm trước và bằng 34,4% GDP. Trong đó vốn khu vực
Nhà nước đạt 729 nghìn tỷ đồng, tăng 14,5% so với năm trước; khu vực ngồi Nhà
nước đạt 972,2 nghìn tỷ đồng, tăng 3,1%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước
ngồi đạt 463,3 nghìn tỷ đồng, giảm 1,3%.
- Năm 2020, lao động 15 tuổi trở lên đang làm việc là 53,4 triệu người, bao gồm
17,5 triệu người đang làm việc ở khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, giảm 7,2%
so với năm trước; khu vực công nghiệp và xây dựng 16,5 triệu người, tăng 0,3%;
khu vực dịch vụ 19,4 triệu người, tăng 0,1%. Tính chung năm 2020, tỷ lệ thất
nghiệp chung ước tính là 2,26%, trong đó tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị là
3,61%; khu vực nơng thơn là 1,59%.
- Năng suất lao động của tồn nền kinh tế theo giá hiện hành năm 2020 ước tính
đạt 117,9 triệu đồng/lao động (tương đương 5.081 USD/lao động, tăng 290 USD so
với năm 2019); theo giá so sánh, năng suất lao động tăng 5,4% do trình độ của
người lao động ngày càng được nâng cao - tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng,

chứng chỉ từ sơ cấp trở lên năm 2020 là 24,1%, cao hơn 1,3 điểm phần trăm so với

Kiểm toán 62B

8


BTL Kinh tế chính trị Mác – Lênin

GVHD: PGS.TS. Tơ Đức Hạnh

năm 2019 (22.8%). Tỷ lê } này ở khu vực thành thị là 39,9%, trong khi đó tỷ lê này
}

khu vực nông thôn là 16,3%.
- Khoa học công nghệ ứng dụng thể hiện qua trình độ cơng nghệ có những bước
tiến r~ nét. Chỉ số đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng
trưởng tăng từ 33,6% bình quân giai đoạn 2011-2015 lên 45,2% giai đoạn
2016 – 2020 (vượt mục tiêu 35%); KHCN ngày càng đóng góp nhiều vào giá trị gia
tăng của sản phẩm hàng hóa. Tỷ trọng giá trị xuất khẩu sản phẩm cơng nghệ cao
trong tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa tăng từ 19% năm 2010 lên khoảng 50% năm
2020. Chỉ số đổi mới sáng tạo của Việt Nam (GII) trong những năm gần đây liên
tục tăng vượt bậc, năm 2020 xếp thứ 42/131 quốc gia, dẫn đầu nhóm quốc gia có
cùng mức thu nhập và đứng thứ 3 trong ASEAN.
- Theo chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu (GCI) đánh giá và xếp hạng các nền
kinh tế trên thế giới về khả năng cạnh tranh, năm 2017, Việt Nam xếp hạng thứ
55/137 nền kinh tế, tăng 5 bậc so với năm 2016 và là thứ hạng cao nhất của Việt
Nam kể từ khi WEF công bố GCI. Trải qua 10 năm, GCI của Việt Nam cải thiện
được 13 bậc, từ thứ hạng 68/131 năm 2007 đã lên 55/137 năm 2017 và chuyển từ
nhóm nửa dưới của bảng xếp hạng cạnh tranh tồn cầu lên nhóm nửa trên. Năm

2019, GCI của Việt Nam tăng 10 bậc so với năm 2018, xếp thứ 67/141 nền kinh tế.
Đánh giá của WEF về chi tiết 12 tiêu chí của Việt Nam cho thấy, 8/12 tiêu chí của
Việt Nam tăng điểm và tăng nhiều bậc.
2. Đánh giá về thực trạng nền kinh tế Việt Nam hiện nay
a) Những kết quả đạt được
- Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2020 tăng 2,91%, tuy là mức tăng thấp
nhất của các năm trong giai đoạn 2011-2020, nhưng trong bối cảnh dịch Covid-19
diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực tới mọi lĩnh vực kinh tế – xã hội thì đây là
thành cơng lớn của Việt Nam với mức tăng trưởng năm 2020 thuộc nhóm cao nhất
thế giới. Điều này cho thấy tính đúng đắn trong chỉ đạo, điều hành khơi phục kinh
tế, phịng chống dịch bệnh và sự quyết tâm, đồng lịng của tồn bộ hệ thống chính
Kiểm tốn 62B

9


BTL Kinh tế chính trị Mác – Lênin

GVHD: PGS.TS. Tơ Đức Hạnh

trị, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; sự nỗ lực, cố gắng của doanh nghiệp, người
dân và toàn cộng đồng để thực hiện có hiệu quả mục tiêu “vừa phòng chống dịch
bệnh, vừa phát triển kinh tế – xã hội”.
- Về xuất, nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ, năm 2020 ghi nhận nỗ lực mạnh mẽ của
Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế trong nước cũng như thế giới chịu tác động
tiêu cực của dịch Covid-19 và sự đứt gãy thương mại toàn cầu. Mức cán cân
thương mại hàng hóa năm 2020 ước tính xuất siêu 19,1 tỷ USD, mức cao nhất
trong 5 năm liên tiếp xuất siêu kể từ năm 2016. Trước khó khăn của đại dịch những
con số như vậy thật sự rất đáng mừng, việc con số xuất siêu của Việt Nam tăng
hàng năm khẳng định, hàng hóa Việt Nam đang vững bước và khẳng định mình

hơn trên trường quốc tế, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
- Việc giảm cơ cấu lao động ngành nông, lâm, ngư nghiệp, tăng lượng lao động
các ngành công nghiệp, dịch vụ cho thấy nước ta đang đi đúng hướng trong việc
chuyển dịch cơ cấu lao động sao cho phù hợp với xu hướng vận động và phát triển
của nền kinh tế, đẩy mạnh hoạt động cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Năng suất lao động của toàn nền kinh tế tăng 5.4% so với năm 2019 và bình
quân 4,87%/năm trong giai đoạn 2011-2019; cộng với việc tỷ lệ lao động qua đào
tạo có bằng, chứng chỉ từ sơ cấp trở lên tăng, hoạt động KH&CN liên tục đổi mới,
đẩy mạnh, điều này chứng tỏ việc Nhà nước, doanh nghiệp và bản thân người lao
động đang ngày càng thức r~ những tác động của cách mạng công nghiệp 4.0,
người lao động đã không ngừng chủ động học hỏi rèn luyện nâng cao tay nghề,
Nhà nước và doanh nghiệp tiếp tục đẩy mạnh hoạt động đầu tư vào khoa học - công
nghệ, vào quá trình đào tạo, gia tăng nguồn lao động chất lượng cao để phục vụ sản
xuất, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế.
- Năng lực cạnh tranh toàn cầu (GCI) đang tăng trong các năm gần đây, phản ánh
sức hút của nền kinh tế Việt Nam với các nhà đầu tư nước ngoài. Bằng chứng là
trong giai đoạn 2014 – 2019, nguồn vốn FDI đổ vào Việt Nam tăng trung bình
10.31%/năm. FDI là một trong những nguồn vốn vơ cùng quan trọng, góp phần
Kiểm tốn 62B

10


BTL Kinh tế chính trị Mác – Lênin

GVHD: PGS.TS. Tơ Đức Hạnh

thúc đẩy kinh tế phát triển. Thông qua FDI mà có thể nâng cao được tính cạnh
tranh của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. FDI vừa là thách thức nhưng cũng
là động lực để giúp các doanh nghiệp trong nước đổi mới, cải tiến về chất lượng

sản phẩm, dịch vụ để đáp ứng với nhu cầu thị yếu của khách hàng. Bên cạnh đó,
các doanh nghiệp trong nước cũng học hỏi thêm được những kinh nghiệm vô cùng
quý giá về bài toán lợi nhuận từ các doanh nghiệp nước ngoài.
b) Những hạn chế và nguyên nhân
- Năng suất lao động của nước ta trong giai đoạn gần đây đang liên tục gia tăng
(giai đoạn 2011-2019 tăng bình quân 4,87%/năm). Tuy nhiên, so với các nước
trong khu vực và trên thế giới, NSLĐ của Việt Nam vẫn được cho là thấp. Xét về
giá trị tuyệt đối, NSLĐ theo sức mua tương đương năm 2019 của Việt Nam chỉ
bằng 7,64% mức năng suất của Singapore; 19,53% của Malaysia; 37,92% của Thái
Lan; 45,56% của Indonesia; 56,88% của Philippines; 88,05% của Lào. NSLĐ của
Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á chỉ cao hơn NSLĐ của Campuchia (gấp 1,6
lần). Đáng chú ý là chênh lệch về mức NSLĐ giữa Việt Nam với các nước vẫn tiếp
tục gia tăng. Điều này cho thấy nền kinh tế Việt Nam đã, đang và sẽ phải đối mặt
với thách thức rất lớn trong thời gian tới để có thể bắt kịp mức NSLĐ của các nước.
- Nguồn nhân lực của nước ta tuy dồi dào nhưng chất lượng thấp, chủ yếu là lao
động ở vùng nông thơn, tác phong cơng nghiệp cịn hạn chế. Năm 2020, lao động
đã qua đào tạo của nước ta chỉ đạt 24.1%, quá thấp so với yêu cầu của một nước
đang tiến hành Cơng nghiệp hố - Hiện đại hố. Phần lớn các doanh nghiệp đều
phải tự đào tạo nghề cho công nhân. Công nhân không lành nghề dẫn đến chất
lượng sản phẩm thấp, năng suất lao động không cao. Bên cạnh đó, có sự khác biêt}
đáng kể giữa tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ từ sơ cấp trở lên ở khu
vực thành thị là 39,9%, trong khi đó tỷ lê } này ở khu vực nông thôn là 16,3%. Lý do
dẫn đến sự khác biệt này là do lao đô }ng ở khu vực thành thị có điều kiê }n tham gia
đào tạo hơn so với lao đô }ng khu vực nông thôn. Măt} khác, đă }c thù công viê }c ở khu
vực thành thị địi hỏi lao đơ }ng phải có kĩ năng, tay nghề cao trong khi đó ở khu vực
Kiểm tốn 62B

11



BTL Kinh tế chính trị Mác – Lênin

GVHD: PGS.TS. Tơ Đức Hạnh

nông thôn lao đô }ng chủ yếu làm công việc giản đơn trong khu vực nông, lâm
nghiê }p và thủy sản.
- Tốc độ đổi mới công nghệ và trang thiết bị còn chậm, chưa đồng đều và chưa
theo một định hướng phát triển r~ rệt. Phần lớn các doanh nghiệp của nước ta đang
sử dụng công nghệ tụt hậu so với các nước trên thế giới. Máy móc, thiết bị đang
được sử dụng ở các doanh nghiệp Việt Nam chỉ có 10% hiện đại, 38% trung bình
và 52% là lạc hậu và rất lạc hậu; tỷ lệ sử dụng cơng nghệ cao mới chỉ có 2%; Các
DN Việt Nam đầu tư cho đổi mới công nghệ rất thấp, chỉ khoảng 0,2%-0,3% tổng
doanh thu... Trình độ thiết bị cơng nghệ trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài
nhà nước chỉ bằng 3% mức trang bị kỹ thuật trong các doanh nghiệp lớn... Bên
cạnh đó mơi trường và điều kiện làm việc trong doanh nghiệp không được đảm
bảo, ảnh hưởng tới sức khỏe và năng suất của người lao động. Thực trạng này đang
đặt ra những thách thức lớn đối với năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt
Nam. Sự lạc hậu về công nghệ và kỹ thuật cũng như điều kiện lao động sẽ tạo ra
chất lượng sản phẩm thấp, khơng ổn định. Điều này sẽ gây cho hàng hố của chúng
ta rất nhiều hạn chế trong cạnh tranh về giá.
- Trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay, khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm
đến trên 95% tổng số doanh nghiệp đăng ký, vì vậy các doanh nghiệp đang phải đối
mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài
nước, nhất là trong bối cảnh hội nhập quốc tế và thị trường tồn cầu do các cơng ty
đa quốc gia, xun quốc gia chi phối. Thêm nữa các khó khăn chung mà các doanh
nghiệp vừa và nhỏ đang gặp phải như: Tình trạng thiếu vốn, khó tiếp cận các nguồn
vốn tín dụng, đặc biệt là nguồn vốn trung và dài hạn đang là rào cản lớn nhất cho
sự phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam.
- Hiện nay, các thủ tục hành chính nặng nề tồn tại trong lĩnh vực quản lý nhà
nước. Các chính sách kinh tế nhà nước ban hành vẫn chưa thực sự mang tính thị

trường, chưa thực sự tạo điều kiện công bằng, thuận lợi cho mọi đối tượng doanh
nghiệp cùng nhau cạnh tranh bình đẳng. Việc ban hành các chính sách của các cơ
Kiểm tốn 62B

12


BTL Kinh tế chính trị Mác – Lênin

GVHD: PGS.TS. Tơ Đức Hạnh

quan quản lý nhà nước trong nhiều trường hợp còn tùy tiện, điều này tác động trực
tiếp đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp có liên quan. Theo Báo cáo
xếp hạng môi trường kinh doanh “Doing Business 2018”, Việt Nam xếp hạng thứ
68 trên 190 nền kinh tế, nhưng đến “Doing Business 2020” xếp hạng mức độ tạo
điều kiện cho môi trường kinh doanh của Việt Nam đã tụt xuống vị trí thứ 70.
Trong khi đó so sánh tương quan vị thế của Việt Nam với các quốc gia trong khu
vực ASEAN, Việt Nam chỉ xếp thứ 4 về môi trường kinh doanh sau các quốc gia là
Singapore (đứng vị trí thứ 2 thế giới về mơi trường kinh doanh); Malaysia (24);
Thái Lan (26); Brunei (56).
III. Những giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh nền kinh tế Việt
Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, đặc biệt là Việt Nam tham
gia vào các Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, việc nâng cao năng lực
cạnh tranh trở thành vấn đề vô cùng quan trọng của nền kinh tế. Chìa khóa nâng
cao năng lực cạnh tranh cho nền kinh tế Việt Nam nói chung nằm trong tay Nhà
nước và bản thân mỗi doanh nghiệp. Theo đó, để nâng cao năng lực cạnh tranh của
trong bối cảnh mới cần tập trung vào các nhóm giải pháp sau:
1. Đối với Nhà nước
- Để nâng cao năng lực cạnh tranh, Nhà nước đẩy mạnh hoàn thiện mơi trường

pháp lý, cơ chế chính sách đối với doanh nghiệp. Theo đó, tiếp tục đẩy mạnh thực
hiện giảm chi phí kinh doanh cho doanh nghiệp, trước hết là chi phí bất hợp lý phát
sinh từ quản lý nhà nước; ngăn chặn và đẩy lùi các hành vi làm phát sinh chi phí
khơng chính thức cho doanh nghiệp; cắt giảm, đơn giản hóa quy định về đầu tư, đất
đai, xây dựng, nộp thuế, bảo hiểm xã hội để nâng cao Chỉ số Môi trường kinh
doanh của Việt Nam. Đồng thời, không ngừng cải cách môi trường kinh doanh,
nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; nghiên cứu nội dung của các FTA thế hệ
mới cải cách thể chế tạo dựng mơi trường, chính sách kinh tế phù hợp với dung của
các hiệp định này.
Kiểm toán 62B

13


BTL Kinh tế chính trị Mác – Lênin

GVHD: PGS.TS. Tơ Đức Hạnh

- Để các doanh nghiệp dễ dàng hơn trong tiếp cận các nguồn vốn tín dụng, cần có
sự hài hịa lợi ích của 3 nhân tố là tổ chức tín dụng, doanh nghiệp và cơ chế, chính
sách của Nhà nước. Các ngân hàng cần đổi mới cơ chế, chính sách tín dụng theo
nguyên tắc thị trường; cải tiến thủ tục cho vay, nhất là đối với doanh nghiệp vừa và
nhỏ nhằm rút ngắn thời gian xét duyệt cho vay; tăng cường sự hỗ trợ về vốn, cơ
chế, chính sách, luật pháp, xúc tiến thương mại, giáo dục - đào tạo, tư vấn về thiết
bị, công nghệ hiện đại... cho doanh nghiệp.
- Chính sách của Nhà nước cần tạo ra các thể chế phù hợp, phát triển thị trường
khoa học - công nghệ; hỗ trợ đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp,
trang bị học vấn ở trình độ, tri thức cơ bản cho các chủ doanh nghiệp, giám đốc,
cán bộ quản lý doanh nghiệp và người lao động. Tạo mơi trường khuyến khích,
hình thành, phát triển liên kết doanh nghiệp; tăng cường liên kết, hợp tác theo chiều

dọc, chiều ngang; xác lập quan hệ bạn hàng và quan hệ đối tác chiến lược nhằm
phát triển xuất khẩu về lâu dài.
- Cùng với đó, Nhà nước cần hỗ trợ doanh nghiệp thuộc một số ngành phụ thuộc
nhiều vào nguyên liệu đầu vào nhập khẩu như: dệt may, kim loại chế tạo, linh kiện,
phụ kiện ô tô,… ; tập trung phát triển và đẩy mạnh một số ngành công nghiệp vật
liệu cơ bản quan trọng như: sắt, thép, vải, vật liệu mới...; phát triển nhanh, chuyên
sâu một số ngành cơng nghiệp nền tảng, ngành chiến lược có lợi thế cạnh tranh; tạo
điều kiện hình thành các tập đồn kinh tế lớn trong nước trong lĩnh vực cơng
nghiệp có vai trị dẫn dắt phát triển ngành và có khả năng cạnh tranh trên thị trường
khu vực và thế giới…
2. Đối với doanh nghiệp
Cùng với sự cố gắng và nỗ lực của Nhà nước, vấn đề quyết định sự thắng thế
trong cạnh tranh cần sự đóng góp và giúp đỡ rất lớn từ các doanh nghiệp. Do vậy,
doanh nghiệp cần chủ động nắm bắt cơ hội, tận dụng tối đa sự hỗ trợ của Nhà nước
để nâng cao năng lực cạnh tranh trong mơi trường hội nhập, phát triển.

Kiểm tốn 62B

14


BTL Kinh tế chính trị Mác – Lênin

GVHD: PGS.TS. Tơ Đức Hạnh

- Trước hết, mỗi doanh nhân thường xuyên cập nhật tri thức mới, những kỹ năng
cần thiết để có đủ sức cạnh tranh trên thị trường và tiếp cận kinh tế tri thức. Chủ
động đổi mới tư duy kinh doanh, nâng cao năng lực quản trị, năng suất, chất lượng,
khả năng cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ; chuẩn hóa sản xuất kinh doanh để đáp
ứng các yêu cầu, tiêu chí của các thị trường quốc tế. Doanh nghiệp cần phải đầu tư

cho giai đoạn nghiên cứu để nắm bắt xu hướng thay đổi nhu cầu của thị trường, giai
đoạn thiết kế sản phẩm nhằm tạo ra nhiều giá trị gia tăng; Áp dụng các công nghệ
phù hợp, vừa đảm bảo tạo ra các sản phẩm có chất lượng đáp ứng nhu cầu của thị
trường, vừa có chi phí sản xuất thấp.
- Doanh nghiệp, cần phải đẩy mạnh đầu tư phát triển cơng nghệ, mua sắm các
loại máy móc, thiết bị, hiện đại hóa quy trình sản xuất. Đổi mới công nghệ vừa là
mục tiêu, vừa là nhiệm vụ của doanh nghiệp, nhằm nâng cao năng suất và chất
lượng sản phẩm; duy trì và tăng thị phần; tạo thêm chủng loại mới của sản phẩm;
giảm tiêu hao nguyên vật liệu, năng lượng, tạo ưu thế cạnh tranh về giá cả; cải thiện
điều kiện làm việc, nâng cao độ an tồn trong sản xuất, đảm bảo sức khỏe cho cơng
nhân viên.
- Mỗi doanh nghiệp tăng cường liên kết, hợp tác kinh doanh phát triển các chuỗi
sản xuất, nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm, dịch vụ, tiến tới nấc thang cao hơn
trong chuỗi giá trị khu vực và tồn cầu; đổi mới mơ hình sản xuất kinh doanh gắn
với mục tiêu phát triển bền vững: sản xuất sạch, xanh, tiết kiệm, sử dụng hiệu quả
năng lượng, bảo vệ mơi trường, hướng tới nhóm người yếu thế trong xã hội…
- Đồng thời, doanh nghiệp cần chú trọng phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng
được yêu cầu đổi mới cơng nghệ, quy trình sản xuất, kinh doanh, tham gia chuỗi
kinh doanh tồn cầu với việc đa dạng hóa các sản phẩm chất lượng cao, dịch vụ
chất lượng quốc tế; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực của
doanh nghiệp đáp ứng được yêu cầu phát triển theo hướng trang bị những tri thức,
kỹ năng mới; đổi mới mơ hình sản xuất kinh doanh gắn với mục tiêu phát triển bền
vững.
Kiểm toán 62B

15


BTL Kinh tế chính trị Mác – Lênin


GVHD: PGS.TS. Tơ Đức Hạnh

KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu lý luận về giá trị hàng hóa và vận dụng để nâng cao sức cạnh
tranh của nền kinh tế Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế. Ta thấy được tầm
quan trọng của việc nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế trong thời kỳ hội nhập.
Cạnh tranh là một nhu cầu tất yếu của hoạt động kinh tế trong cơ chế thị trường,
câu nói "thương trường như chiến trường", phản ánh phần nào tính chất gay gắt
khốc liệt đó của thị trường cạnh tranh tự do. Cạnh tranh có vai trị quan trọng trong
nền sản xuất hàng hóa nói riêng, và trong lĩnh vực kinh tế nói chung, là động lực
thúc đẩy sản xuất phát triển, góp phần vào sự phát triển kinh tế. Cạnh tranh mang
lại nhiều lợi ích cho bản thân doanh nghiệp, cho nền kinh tế và đặc biệt là người
tiêu dùng. Sự cạnh tranh buộc người sản xuất phải năng động, nhạy bén, nắm bắt
tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng, tích cực nâng cao tay nghề, thường xuyên cải
tiến kỹ thuật, áp dụng những tiến bộ khoa học, các nghiên cứu thành công mới nhất
vào trong sản xuất, hoàn thiện cách thức tổ chức và quản lý để nâng cao năng suất,
giảm giá thành, tăng chất lượng và đạt hiệu quả kinh tế cao. Vậy vấn đề quan trọng
hiện nay là làm sao để nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế trong thời buổi hội
nhập kinh tế toàn cầu, để thực hiện được điều này địi hỏi phải có sự đồng lịng và
quyết tâm từ phía Nhà nước, từ phía các doanh nghiệp cùng toàn thể nhân dân,
cùng nhau cố gắng, nỗ lực để đạt được mục tiêu tăng sức cạnh tranh, phát triển nền
kinh tế, cải thiện và nâng cao đời sống toàn xã hội.

Kiểm toán 62B

16


BTL Kinh tế chính trị Mác – Lênin


GVHD: PGS.TS. Tơ Đức Hạnh

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và đào tạo: Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lênin (dành cho
bậc Đại học – khơng chun lý luận chính trị)
2.

Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội Quý IV và năm 2020.

3.

Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2021.

4.

Năng lực cạnh tranh quốc gia và các thách thức cần vượt qua.

5.

Nghị quyết về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện
môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2021.

Kiểm toán 62B

17



×