Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

tìm hiểu về sản phẩm bảo hiểm cây lúa tại tổng công ty bảo hiểm bảo việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (492.15 KB, 18 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA BẢO HIỂM
ĐỀ ÁN MÔN HỌC
ĐỀ TÀI: Tìm hiểu về sản phẩm Bảo hiểm cây lúa tại Tổng
Công ty Bảo hiểm Bảo Việt
Hà nội, tháng 4 năm 2014
MỤC LỤC
1. Giới thiệu sơ lược về Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt
- Tên pháp nhân: Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt
- Tên viết tắt: Bảo hiểm Bảo Việt
- Địa chỉ: 35 Hai Bà Trưng – Hoàn Kiếm – Hà Nội
- Ngày tháng thành lập: Tiền thân của Bảo Việt ngày nay là Công ty Bảo hiểm Việt Nam được thành lập
theo quyết định số 179/CP ngày 17/12/1964. Công ty chính thức đi vào hoạt động ngày 15/01/1965. Ngày
31/5/2007, Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam chính thức trở thành công ty cổ phần kinh doanh đa ngành, đa
lĩnh vực và Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt là công ty con được Tập đoàn Bảo Việt đầu tư 100% vốn.
- Điện thoại: (84.4) 3826 2614
- Fax: (84.4) 3825 7188
- Hotline: 1900 55 88 99
- Email:
- Website: www.baoviet.com.vn/insurance/Trang-chu
1.1. Điểm mạnh
1.1.1. Năng lực bảo hiểm
a/ Cơ cấu quản trị
- Bộ máy quản lý và điều hành doanh nghiệp gồm những lãnh đạo giàu kinh nghiệm, có trình độ cao về bảo
hiểm và quản trị doanh nghiệp, am hiểu thị trường bảo hiểm trong và ngoài nước.
- Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt hiện có 01 Tổng Giám đốc – Trình độ chuyên
môn:  !"#$%&'"(
)*+,-*"#$&'./0.)'12345Các chức vụ đang đảm nhiệm: *
-6)"78'*#'9:*-6)9%6;3<=;8(3>#'?;#'9:
@A$)"3>3=B#'?;"(9:+;2và 04 Phó Tổng Giám đốc.
b/ Sức mạnh tài chính


- Vốn điều lệ: 2.000 tỷ đồng, là doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ có vốn điều lệ lớn nhất trên thị trường
(chỉ có 2 DNBH phi nhân thọ khác có vốn điều lệ trên 1000 tỷ đồng là PVI với 1.700 tỷ đồng, Liberty với
1204 tỷ đồng)
- Tổng tài sản: 6.808 tỷ đồng
- Tổng doanh thu phí bảo hiểm gốc: 5.384 tỷ đồng, tăng trưởng 10,4% so với năm 2011 và cao hơn mức
tăng trưởng chung của thị trường, giữ vững vị trí số 1 trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ về thị phần
(23,7%) và doanh thu.
2
- Lợi nhuận trước thuế: 451 tỷ đồng
- Tỷ lệ phí giữ lại: 74%, là một trong những doanh nghiệp đứng đầu về tỷ lệ phí giữ lại trên thị trường.
- Quỹ dự trữ bắt buộc: 63 tỷ đồng (được trích hằng năm theo tỷ lệ 5% lợi nhuận sau thuế)
- Quỹ dự phòng nghiệp vụ: 3.724 tỷ đồng
- Bảo hiểm cho tài sản giá trị lớn:
+ Giá trị được BH của công trình thủy điện Sơn La lên tới trên 15.116 tỷ đồng (2005) và Bảo hiểm
Bảo Việt nhận bảo hiểm với tỷ lệ 55%.
+ Năm 2013, Bảo hiểm Bảo Việt tham gia đồng bảo hiểm cho VINASAT 1 (giá trị BH hơn 2.000 tỷ
đồng) và VINASAT 2 (giá trị BH gần 4.000 tỷ đồng) với trách nhiệm BH là 30%.
+ 17/01/2014, Bảo hiểm Bảo Việt và hai đơn vị đồng bảo hiểm cung cấp tất cả các loại hình bảo
hiểm hàng không cho đội bay gồm 82 chiếc máy bay của Vietnam Airlines trên phạm vi toàn thế giới với giá
trị bảo hiểm lên đến 4 tỷ USD.
c/ Mạng lưới hoạt động
- Bảo hiểm Bảo Việt có mạng lưới hoạt động gồm 67 Công ty thành viên và trên 300 Phòng phục vụ khách
hàng tại tất cả các tỉnh, thành trên toàn quốc.
- Số lượng đại lý: trên 11.000 đại lý bao gồm cả chuyên nghiệp và bán chuyên nghiệp.
- Trụ sở chính tại Hà Nội có 23 phòng chức năng, chia thành 4 Khối (Khối quản lý hoạt động, Khối quản lý
nghiệp vụ, Khối kinh doanh trực tiếp và Khối quản lý kênh phân phối). Ngoài ra, còn có Ban Dự án Bảo
hiểm Nông nghiệp, Ban Quản lý Dự án các công trình xây dựng và Trung tâm Dịch vụ Khách hàng. Các
phòng, ban đều được cơ cấu theo hướng chuyên môn hóa với chức năng nhiệm vụ rõ ràng.
- Hơn 3.000 cán bộ nhân viên có trình độ chuyên môn cao, năng lực quản lý – kinh doanh và giải quyết
khiếu nại tốt, Bảo hiểm Bảo Việt có thể đáp ứng mọi yêu cầu bảo hiểm, bồi thường của khách hàng một

cách nhanh chóng, kịp thời và chuyên nghiệp. Đội ngũ cán bộ nhân viên của Bảo hiểm Bảo Việt được thị
trường đánh giá là có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm và được đào tạo bài bản.
- Bảo Việt đã thiết lập quan hệ với nhiều công ty tái bảo hiểm và môi giới tái bảo hiểm hàng đầu trên thế
giới như Munich Re, Swiss Re, CCR, Hannover RE, AON, Athur Gallagher, Marsh… Mối quan hệ hợp tác
quốc tế rộng lớn của Bảo Việt vừa giúp Tập đoàn tăng cường khả năng hợp tác, vừa giúp phân tán rủi ro,
tăng khả năng thanh toán.
- Thiết lập và duy trì quan hệ hợp tác lâu dài với các Công ty Giám định và tính toán tổn thất (Airclaims,
CTA, GAB Robbins, …); các Hãng luật có uy tín (BLG, Clyde & Co, …) để cung cấp các sản phẩm bảo
hiểm và dịch vụ sau cấp đơn có độ tin cậy và chất lượng cao nhất trên thị trường bảo hiểm Việt Nam.
- Liên kết với những Ngân hàng có thương hiệu và uy tín hàng đầu trên thị trường Việt Nam như HSBC Việt
Nam, MaritimeBank, Baoviet Bank, Techcombank, HDBank… Bảo hiểm Bảo Việt thể hiện tầm nhìn chiến
lược đối với thị trường bán lẻ tiềm năng thông qua những chương trình bảo hiểm cung cấp qua kênh ngân
hàng (Bancassurance).
d/ Các sản phẩm triển khai
3
- Bảo hiểm Bảo Việt cung cấp đầy đủ 11 loại hình (nhóm) sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ theo quy định
của pháp luật với hơn 40 nghiệp vụ.
- Tham gia các loại hình bảo hiểm phi nhân thọ khác:
+ Kinh doanh Tái bảo hiểm: Nhận và nhượng tái bảo hiểm đối với tất cả các nghiệp vụ bảo hiểm phi
nhân thọ.
+ Giám định tổn thất: Giám định, điều tra, tính toán, phân bổ tổn thất, đại lý giám định tổn thất, yêu
cầu người thứ ba bồi hoàn.
+ Tiến hành họat động đầu tư: theo quy định của pháp luật.
1.1.2. Danh tiếng
Với gần 50 năm hình thành và phát triển, Bảo hiểm Bảo Việt tự hào là nhà bảo hiểm tiên phong
trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ tại thị trường Việt Nam, luôn được đánh giá là DN có trách nhiệm cao
đối với quyền lợi của khách hàng và có chất lượng phục vụ tốt nhất. Bảo Việt đã chiếm được lòng tin của
hàng triệu khách hàng thuộc nhiều thành phần kinh tế và tầng lớp dân cư.
a / Giải thưởng và danh hiệu
b/ Trách nhiệm xã hội

4
c/ Văn hóa doanh nghiệp
- “Văn hóa doanh nghiệp vững mạnh sẽ góp phần quan trọng nâng cao
hiệu quả kinh doanh, bởi lẽ nó là động lực củng cố sự gắn kết và cống
hiến của đội ngũ lao động đối với doanh nghiệp”
- Nâng cao chất lượng, hướng tới chuẩn mực
- Phong cách gần gũi, thân thiện, chuyên nghiệp
- Tinh thần hợp tác, tôn trọng khách hàng
- Năng động sáng tạo, nuôi dưỡng khát vọng
- Tinh thần trách nhiệm, chia sẻ cộng đồng
1.2. Khó khăn
Ngoài những lợi thế so sánh vừa phân tích ở trên so với các DNBH phi nhân thọ khác đang hoạt
động ở Việt Nam thì Bảo hiểm Bảo Việt vẫn còn tồn tại 1 vài khó khăn, thách thức cần được giải quyết để
đảm bảo sự phát triển bền vững lâu dài, không những là hoạt động ở trong nước mà vươn tầm thế giới, góp
phần thúc đẩy sự hoàn thiện và phát triển của thị trường BH Việt Nam.
1.2.1. Thiếu nhân lực chuyên môn cao
- Chưa đầu tư dài hạn vào đào tạo các cán bộ của mình. Phần lớn các cán bộ bảo hiểm đều vừa học vừa làm
nên nhiều khi làm theo thói quen làm theo kinh nghiệm tích lũy được từ các lĩnh vực khác hay các va chạm
thực tế tương tự.
- Thiếu đào tạo bài bản về nghiệp vụ, thiếu các cán bộ bảo hiểm có thể vẫn xử lý được các nghiệp vụ khó,
các trường hợp có dấu hiệu trục lợi.
- Tình trạng "chảy máu chất xám". Chính những ràng buộc về cơ chế quản lý hành chính, chế độ tiền lương,
cơ hội thăng tiến chưa hấp dẫn so với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nên các doanh nghiệp
trong nước đã bị mất nhiều cán bộ giỏi.
- Cũng vì thiếu nhân lực chuyên môn cao mà đa số các doanh ngiệp bảo hiểm trong nước đều tìm cách học
và làm theo các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài ở những việc như thiết kế sản phẩm định, phí BH
1.2.2. Áp dụng CNTT
- Đầu tư hệ thống công nghệ thông tin hoàn chỉnh, hiện đại để quản lý chặt chẽ các hoạt động kinh doanh
theo từng lĩnh vực thị trường và đối tượng tham gia bảo hiểm vẫn đang là 1 khó khăn rất lớn vì vấn đề
không chỉ là bỏ tiền mua công nghệ, mà còn tập huấn cho nhân viên làm chủ công nghệ, và đồng hộ hóa cho

toàn bộ Tổng công ty.
1.2.3. Báo động về thiên tai và thảm họa
- Ngành bảo hiểm đóng một vai trò quan trọng trong việc bù đắp thiệt hại thiên tai, ổn định sản xuất và đời
sống, hỗ trợ tái thiết nền kinh tế – xã hội, đảm bảo an sinh xã hội. Mặt khác, chính ngành bảo hiểm cũng
chịu ảnh hưởng của những thảm họa này. Thế nhưng, trái ngược với mức độ cảnh báo về nguy cơ thiên tai,
5
thảm họa, các nhà bảo hiểm Việt Nam dường như đang thờ ơ đối với loại hình bảo hiểm này. Nhiều năm
qua, thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam vẫn coi bảo hiểm thiên tai chỉ như là một điều khoản
khuyến mại hoặc được bảo vệ tự động trong hợp đồng bảo hiểm cháy, đơn bảo hiểm mọi rủi ro (CAR, EAR,
CPM) hoặc nếu có tính phí thì cực kỳ thấp. Điều này sẽ cực kỳ nguy hiểm, gây phản ứng dây chuyền khi sự
cố xảy ra.
- Theo khảo sát của Vinare, chỉ tính riêng 2 nghiệp vụ là bảo hiểm tài sản và bảo hiểm kỹ thuật, số tiền bảo
hiểm giữ lại của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam trong năm 2012 khoảng gần 20 tỷ USD. Nếu
như thảm họa thiên tai xảy ra tại vùng kinh tế trọng điểm (Hà Nội, TP. HCM…) thì đây thực sự là thảm họa
cho ngành bảo hiểm Việt Nam.
1.2.4. Xếp hạng tín nhiệm quốc tế
- Thời gian chuẩn bị của 1 DNBH để được xếp hạng tính bằng năm. Để giành được các hợp đồng lớn, các
DN bảo hiểm phi nhân thọ không thế thiếu rating. Thực tế cho thấy, có những khách hàng từ chối ký hợp
đồng bảo hiểm chỉ vì DN bảo hiểm chưa được rating hoặc rating không đạt yêu cầu của họ (khách hàng yêu
cầu rating A, trong khi DN đạt B+). Do đó, ngày càng nhiều DN bảo hiểm quyết tâm thực hiện xếp hạng tín
nhiệm quốc tế.
- “Không chỉ A.M.Best, mà Bảo Việt từng làm việc với 2 tổ chức uy tín khác là Standard & Poor’s và
Moody’s để học hỏi, trao đổi kinh nghiệm về rating. Đến nay, chúng tôi vẫn đang nghiên cứu triển khai,
cùng với đó là củng cố các họat động nội bộ. Rating đòi hỏi các quy chuẩn về vốn, quản trị, quản lý rủi ro
nên cần nhiều thời gian, không thể vội được”, đại diện Bảo Việt nói.
1.2.5. Các yếu tố khách quan khác
- Nền kinh tế không ổn định, lạm phát tăng cao làm gia tăng chi phí bồi thường cho các DNBH. Lạm phát
tăng sẽ khiến giá cả hàng hóa dịch vụ tăng cao, điều này đương nhiên dẫn tới chi phí bồi thường tăng ở các
nghiệp vụ có đơn bảo hiểm mà mức bồi thường tính theo giá thị trường
- Hệ thống pháp luật quy định chưa hoàn thiện dẫn đến sự cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động kinh

doanh của các DNBH, tình trạng trục lợi BH vẫn diễn ra theo chiều hướng gia tăng về số vụ và mức độ tinh
vi, công tác quản lý hoạt động của mạng lưới đại lý.
2. Sản phẩm Bảo hiểm cây lúa của Bảo hiểm Bảo Việt
Sản phẩm bảo hiểm cây lúa của Bảo hiểm Bảo Việt thực hiện theo chương trình thí điểm bảo hiểm
nông nghiệp theo Quyết định 315-QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ, được thực hiện dưới sự chỉ đạo và hỗ
trợ của Bộ Tài chính và Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Hiện tại, chương trình kéo dài đến
31.12.2013, và đang chờ hướng dẫn từ cơ quan chức năng để định hướng triển khai.
2.1. Thị phần của các DN triển khai BH cây lúa
Theo chương trình thí điểm BHNN thì chỉ có 2 DNBH là Bảo Việt với Bảo Minh là được triển khai
sản phẩm BH cây lúa tại 7 tỉnh: Nam Ðịnh, Thái Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Bình Thuận, An Giang, Ðồng
Tháp. Trong đó, BHBV triển khai tại 4 tỉnh: Thái Bình, Nghệ An, Bình Thuận và Đồng Tháp.
Bảng 1: Kết quả triển khai BH cây lúa 2012
Năm DN
Lượt hộ
tham gia
Doanh thu phí
BH gốc (triệu
đồng)
Thị
phần
DT phí
BH gốc
(%)
Diện tích
lúa được
BH (ha)
Giá trị
được bảo
hiểm
(triệu

đồng)
Bồi
thường
(triệu
đồng)
6
Tổn
g
2012 BHB
V
97.069 28.470,000 70,045 20.945 697.446 8.415
BM 34.057 12.175,250 29,955 256.167 11
131.126 40.645,250 100 953.613 8.426
2.2. Vị trí của BH cây lúa trong hoạt động kinh doanh của Bảo hiểm Bảo Việt
- Bảo hiểm nông nghiệp là hướng đi mới của Bảo Việt. Tuy nhiên, sản phẩm còn quá mới và chứa đựng
nhiều rủi ro nên Bảo Việt chú trọng đẩy mạnh công tác quản lý rủi ro hơn là tập trung khai thác. Hơn nữa, vì
đây là chương trình thí điểm bảo hiểm nông nghiệp của Chính phủ nên cần có sự hướng dẫn chỉ đạo của
Chính phủ và các bộ ban ngành liên quan trong công tác định hướng phát triển.
- Năm 2012, tỷ trọng DT phí BH gốc từ BHNN trong tổng doanh thu phí BH gốc của BHBV khoảng 3,2%
(DT phí BHNN: 172,043 tỷ đồng) và lỗ tới 262,563 tỷ đồng. Nhưng khoản lỗ này đến từ BH thủy sản, còn
BH cây lúa, và BH vật nuôi vẫn mang lại lợi nhuận cho BHBV. Cụ thể, BH cây lúa lãi 20,055 tỷ đồng, BH
vật nuôi lãi 25,39 tỷ đồng.
- Năm 2012, tỷ trọng (DT phí BH cây lúa / DT phí BHNN) đạt 16,55% và tỷ lệ (Số tiền bồi thường BH cây
lúa / DT phí BH cây lúa) là 29,56%.
2.3. Sự khác biệt giữa BH cây lúa của Bảo Việt với BH cây lúa của Bảo Minh
Vì là sản phẩm được triển khai theo dự án thí điểm BHNN dưới sự hướng dẫn, chỉ đạo của Chính
phủ và các bộ ban ngành liên quan nên hiện tại là không có sự khác biệt giữa 2 DN BHBV với BM trong
triển khai BH cây lúa.
1 số quy định chung về sản phẩm BH cây lúa:
- Phụ lục 1, quy trình canh tác lúa nước tham gia thí điểm bảo hiểm (Ban hành kèm theo Thông tư số

47/2011/TT-BNNPTNT ngày 29 tháng 6 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
- Quy tắc, biểu phí và mức trách nhiệm BH cây lúa theo chỉ số năng suất (Ban hành kèm theo Quyết định số
3035/QĐ-BTC (16-12-2011) và Quyết định số 2114/QĐ-BTC (24-8-2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
Người được bảo hiểm: Là các hộ nông dân/tổ chức trồng lúa tại địa bàn xã đã đăng ký tham gia bảo
hiểm và có quyền lợi hợp pháp đối với cây lúa trên diện tích lúa được bảo hiểm.
Chủ hợp đồng bảo hiểm: Là người được bảo hiểm và/hoặc là đại diện do người được bảo hiểm ủy
quyền được sự chấp thuận của Ủy ban nhân dân xã. Đại diện cho người được bảo hiểm có thể là cán bộ
chính quyền xã, người đứng đầu các tổ chức xã hội, nghề nghiệp trong xã.
Đơn vị được bảo hiểm: Là các xã được các tỉnh lựa chọn tham gia thực hiện thí điểm bảo hiểm nông
nghiệp theo Quyết định 315/QĐ-TTg ngày 01-3-2011. Trong trường hợp địa phương có số liệu thống kê về
năng suất thực tế theo địa bàn thôn hoặc hợp tác xã được công bố bởi cơ quan cung cấp số liệu về năng suất
thực tế, đơn vị bảo hiểm là thôn hoặc hợp tác xã
Năng suất bình quân xã: Là năng suất bình quân của 3 vụ tương ứng trong 3 năm trước đó tại xã
được bảo hiểm theo số liệu thống kê của cơ quan chức năng có thẩm quyền. Đơn vị tính là tạ/ha.
Năng suất được bảo hiểm: Được tính bằng 90% năng suất bình quân xã hoặc của đơn vị được bảo
hiểm. Bồi thường bảo hiểm chỉ được chi trả trong trường hợp năng suất thực tế thấp hơn năng suất được bảo
hiểm tại đơn vị được bảo hiểm. Đơn vị tính là tạ/ha.
Thiên tai: Bao gồm các rủi ro thiên tai sau: Bão, lũ, lụt, hạn hán, rét đậm, rét hại, sương giá, xâm
nhập mặn, sóng thần, giông, lốc xoáy theo công bố thiên tai của cơ quan chức năng có thẩm quyền.
7
Dịch bệnh: Bao gồm các rủi ro dịch bệnh sau: Bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, lùn sọc đen, đạo ôn, bạc
lá; dịch rầy nâu, sâu đục thân. Các loại dịch bệnh trên được công bố dịch bệnh hoặc xác nhận dịch bệnh của
cơ quan chức năng có thẩm quyền
Bảo hiểm bổ sung: BH cho chi phí gieo trồng lại trong trường hợp trên 5 ha lúa thực tế trong xã bị
thiệt hại trong thời gian cấy/sạ gây ra bởi các rủi ro được bảo hiểm theo Quy tắc BH cây lúa. Trong trường
hợp đó, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ bồi thường cho người được bảo hiểm một lần với số tiền bồi thường bằng
5% số tiền bảo hiểm của diện tích lúa phải gieo cấy/sạ lại.
Thời hạn bảo hiểm: Hợp đồng bảo hiểm được ký cho thời hạn là một năm và được tái tục theo thỏa
thuận giữa các bên gồm doanh nghiệp bảo hiểm, chủ hợp đồng và người được bảo hiểm. Tùy theo thời vụ
sản xuất cụ thể các bên có thể thỏa thuận điều chỉnh ngày hiệu lực hợp đồng để đảm bảo việc canh tác lúa

luôn được bảo hiểm. Hiệu lực bảo hiểm bắt đầu sau khi cấy/sạ và chấm dứt ngay sau ngày thu hoạch.
Loại trừ bảo hiểm: Tất cả các rủi ro không được nêu tại phần thiên tai, dịch bệnh. Các rủi ro chiến
tranh, hạt nhân, phóng xạ và khủng bố. Người được bảo hiểm cố ý gây thiệt hại. DNBH có quyền từ chối bồi
thường một phần số tiền bồi thường bảo hiểm đối với trường hợp tổn thất xảy ra do nguyên nhân trực tiếp từ
việc người được bảo hiểm không thực hiện quy trình trồng lúa, phòng dịch theo quy định của cơ quan có
thẩm quyền. Rủi ro liên quan đến bảo quản sau thu hoạch (lúa bị nảy mầm, cháy, ngập nước, mất cắp,
bẩn ). Các rủi ro về chất lượng lúa như rủi ro liên quan đến hàm lượng dinh dưỡng, mốc, mất hương vị.
Tỷ lệ phí bảo hiểm: Tỷ lệ phí bảo hiểm áp dụng cho tất cả các vụ trong tỉnh
STT Tỉnh Tỷ lệ phí bảo hiểm (%)
1 Nam Định 4,97
2 Thái Bình 4,97
3 Bình Thuận 4,53
4 Nghệ An 4,53
5 Hà Tĩnh 4,53
6 An Giang 2,19
7 Đồng Tháp 2,19
3. Nhận dạng rủi ro liên quan tới bảo hiểm cây lúa
3.1. Xuất phát từ đối tượng được bảo hiểm
3.1.1. Thiên tai
Những thiên tai thường gặp trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta chủ yếu là:
+ Bão và áp thấp nhiệt đới: Với vận tốc gió cao, bão và áp thấp nhiệt đới phá hủy nhà cửa và tạo
thành sóng phá hoại các đê biển bảo vệ các vùng đất bên trong, tàn phá mùa màng, vật nuôi. Đồng thời,
thường kèm theo mưa lớn, kéo dài trên diện rộng nên thường gây ra tình trạng ngập lụt các diện tích đất
nông nghiệp trong thời gian dài. Những vùng chịu ảnh hưởng nhiều nhất của bão là các tỉnh ven biển miền
Bắc và miền Trung.
+ Úng lụt: Theo thống kê, có từ 70% đến 80% lượng mưa trung bình ở Việt Nam (2.500mm/năm)
xuất hiện từ tháng 7 đến tháng 11. Ở Bắc bộ, mưa chủ yếu xuất hiện vào khoảng thời gian từ tháng 5 đến
tháng 10 hàng năm, sau đó giảm dần. Mưa lớn tập trung vào tháng 7 và tháng 8 với lượng mưa trung bình từ
300mm đến 500mm. Các nghiên cứu cũng cho thấy ở miền Bắc, nếu mưa liên tục 48 tiếng thì:
8

• Với lượng mưa 200 mm sẽ làm úng 110.000 ha
• Với lượng mưa 200-250 mm sẽ làm úng 170.000-180.000 ha
• Với lượng mưa 250-300 mm sẽ làm úng 220.000 ha
• Với lượng mưa lớn hơn 300 mm sẽ làm úng 240.000 ha
+ Lũ và lũ quét: Mưa lớn gây úng lụt, nước ở các sông lên cao gây lũ, nước lớn từ thượng nguồn đổ
về bất ngờ gây lũ quét… gọi chung là thủy tai – thực sự đã và đang là những nguy cơ thường trực đối với
đại đa số người Việt Nam nói chung và cư dân trong khu vực nông nghiệp, nông thôn nói riêng. Thống kê
cho thấy có tới hơn 70% dân số Việt Nam có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi thủy tai.
+ Hạn hán: Hạn hán không những là nguyên nhân gây ra tổn thất trên phạm vi rộng đối với cây trồng
và vật nuôi mà còn tác động đến vấn đề làm tăng độ nhiễm phèn, ảnh hưởng đến thủy triều và lưu thông
dòng chảy. Ở miền Bắc, hạn hán thường xảy ra vào vụ Đông Xuân, còn ở miền Nam, hạn hán thường xảy ra
vào vụ Hè Thu và ở miền núi, hạn thường xảy ra ở vụ mùa.
+ Rét và ấm: Rét và ấm thường ảnh hưởng đến sản xuất lương thực ở miền Bắc và miền Trung. Khi
thời tiết rét đậm (nhiệt độ hạ xuống dưới 13
o
C) sẽ khiến nhiều cây trồng, vật nuôi bị chết hoặc kéo dài thời
gian sinh trưởng. Ngược lại, trong điều kiện thời tiết ấm trái với quy luật thông thường sẽ khiến cho nhiều
loại cây trồng bị rút ngắn thời gian sinh trưởng, mạ chóng già, kết quả là sản lượng thu hoạch giảm sút.
+ Động đất: Về cấu tạo địa chất, Việt Nam có hai vùng đứt gãy đó là đứt gãy sông Cả-sông Mã và
đứt gãy sông Đà- sông Hồng (còn gọi là nếp đứt kiến tạo). Hai vùng này là nơi gây ra những cơn địa chấn và
động đất ở nước ta. Động đất xảy ra không chỉ tàn phá nhà cửa, công trình, làm nhiều người thiệt mạng mà
còn gây thiệt hại nghiêm trọng đối với cây trồng, vật nuôi trong khu vực chịu ảnh hưởng.
+ Mưa đá: là hiện tượng mưa dưới dạng hạt hoặc cục băng có hình dáng và kích thước khác nhau do
đối lưu cực mạnh từ các đám mây dông gây ra, thường rơi xuống cùng với mưa rào. Mưa đá thường kết thúc
rất nhanh trong vòng 5 -10 phút. Khi rơi xuống đất, mưa đá sẽ làm dập nát cây trồng, hoa màu và làm hư
hỏng nhà cửa, công trình những nơi chúng đi qua. Mưa đá thường xảy ra ở vùng núi hay khu vực giáp biển,
giáp núi, còn vùng đồng bằng ít xảy ra hơn. Riêng ở vùng núi phía bắc Việt Nam, từ tháng 1 đến tháng 5
hàng năm thường có mưa đá, nhiều nhất là từ tháng 3 đến tháng 5, mà nguyên nhân chủ yếu là các đợt
không khí lạnh cực mạnh tràn về nhanh.
+ Sương muối: Trong điều kiện thời tiết giá rét mùa đông và đầu xuân, thường vào những đêm

không có mây, gió, khí lạnh đọng lại sát mặt đất, khi tiếp xúc với những vật thể có nhiệt độ lạnh dưới 0oC
thì một phần hơi nước sẽ bám vào bề mặt vật đó mà ngưng kết thành tinh thể băng nhỏ. Đó chính là sương
muối. Sương muối có thể làm chết nhiều loại cây trồng và hoa màu trong vụ Đông Xuân.
+ Giông: là hiện tượng khí quyển phức tạp, bao gồm chớp kèm theo sấm/sét, gió mạnh và mưa lớn,
đôi khi có mưa đá do các yếu tố khí tượng thay đổi đột ngột như sự giảm nhiệt độ, tăng độ ẩm không khí,
đột biến của khí áp, hướng và tốc độ gió. Ở nước ta, dông xảy ra quanh năm, khu vực Bắc Bộ dông xảy ra
thường xuyên vào mùa hè, vào buổi chiều và tối. Ở khu vực Nam Bộ mùa dông kéo dài từ tháng 4 tới tháng
11, trong mùa khô dông ít xảy ra, xảy ra nhiều hơn vào ban ngày, nhiều nhất là xế trưa. Đặc biệt ở các vùng
núi những tháng nóng, ẩm dông có thể xảy ra nhiều hơn và thường kèm theo tố lốc, gió mạnh.
+ Lốc xoáy: là một hiện tượng gió xoáy cực mạnh, xảy ra trong một phạm vi nhỏ hàng chục tới hàng
trăm mét và tồn tại trong một thời gian ngắn do những dòng khí nóng bốc lên cao một cách mạnh mẽ,
thường xảy ra vào thời điểm giao mùa có kèm theo dông và mưa đá. Đặc điểm của lốc xoáy là tốc độ gió
tăng mạnh đột ngột trong một thời gian rõ rệt. Ở nước ta hiện tượng gió lốc thường xảy ra trong khoảng từ
tháng 4 đến tháng 8. Ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ thường xảy ra vào mùa hè, nhất là ở những vùng sát biển.
Ở Nam bộ hiện tượng lốc xoáy trong mùa hè xảy ra ít hơn.
9
+ Sóng thần : là một loạt các đợt sóng tạo nên khi một thể tích lớn của nước đại dương bị chuyển
dịch chớp nhoáng trên một quy mô lớn. Động đất cùng những dịch chuyển địa chất lớn bên trên hoặc bên
dưới mặt nước, núi lửa phun và va chạm thiên thạch đều có khả năng gây ra sóng thần. Hậu quả tai hại của
sóng thần có thể ở mức cực lớn. Theo các nhà khoa học, khả năng sóng thần trên bờ biển Việt Nam không
lớn nhưng thật sự tiềm ẩn khả năng này. Nếu có sóng thần xảy ra thì khu vực chịu ảnh hưởng mạnh nhất là
Trung Trung bộ mà nặng nhất là từ Đà Nẵng đến Quảng Ngãi.
+Xâm nhập mặn : là do mùa khô, nước sông cạn kiệt khiến nước biển theo các sông, kênh dẫn tràn
vào gây mặn. Độ mặn chỉ cần lên tới 4‰ thì lúa đã chết, nhưng thực tế ở nhiều nơi độ mặn đã vượt quá mức
cho phép gần chục lần. Ngoài ra, khi độ mặn đã lên tới 4‰ thì phải rửa mặn cho vùng sản xuất nên rất tốn
kém vì phải dùng đến cơ giới, chất thuốc tẩy rửa xử lý, như vậy cũng sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường.
3.1.2. Sâu bệnh, dịch bệnh
+ Sâu bệnh có thể gây ra tác hại ở những mức độ khác nhau. Đối với sâu đục thân: ở mức độ nhiễm
nhẹ sẽ làm mất 5%-7% sản lượng, mức độ nặng làm mất tới 50% sản lượng. Rầy nâu, đạo ôn: mức độ nhiễm
nhẹ làm mất 3%-5% sản lượng, mức độ nặng mất 30%-100% sản lượng. Đối với bệnh khô vằn: mức độ

nhiễm nhẹ làm mất 2%-3% sản lượng, mức độ nặng sẽ làm mất 30%-40% sản lượng. Đối với bệnh vàng lùn,
lùn xoắn lá: C>D';48,E;B:;*:-FG HI@?JKLMNLO5(-PB:
IC 8DQ;48,R SJTMNO-F #IUV;48,W S;HXLMNLO-F #IUV5(-P
B:BI=Q;48,R;HYLMYZO #IUV;48,WHI*KZOM[\O-F #IUV5
3.1.3. Rủi ro khác
+ Sự biến đổi đặc điểm, tính chất của giống lúa đang được bảo hiểm như khả năng chống chịu sâu
bệnh giảm làm tăng khả năng phải bồi thường của DNBH nhưng mức phí không đổi, năng suất giảm nhưng
không thuộc phạm vi bảo hiểm khiến người dân thiệt thòi,…
+ Địa bàn triển khai là rộng lớn tới hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn ha dẫn đến công tác kiểm soát
rủi ro gặp rất nhiều khó khăn.
3.2. Xuất phát từ người nông dân
3.2.1. Thói quen bảo hiểm
Tỷ lệ DT lúa được BH tại 7 tỉnh thí điểm chỉ đạt 2,48% do chỉ có các hộ nghèo và cận nghèo tham
gia BH.
Bảng 2: Tỷ lệ diện tích lúa được BH (tính đến hết 30-4-2013)
]:^I#G;
_2
]:^I8UV)
_2
`I:&:^I8UV)
O2
Cả nước 7753,20 45,412 0,59
3=`8UV YNKY[ [Z[Y\ \[N
Đồng bằng sông Hồng 1139,4 15,398 1,35
=_ YT\N [[L[ \XL
+;$ YZXK YLaa[ Taa
3 K\LY YZKaN [NY
Bắc Trung Bộ 698,2 20,192 2,89
+:b YNTY YKXT\ XKa
)*c aaK T[KL T[X

3 \NZ[ \LYa\ XLX
Duyên hải miền Trung 537,7 2,049 0,38
_7 YYKY \L[a YNY
10
Đồng bằng sông Cửu
Long
4181,3 7,772 0,18
d= [NXX TYYN Y\Z
b< T\ZY YTZ[ L\T
3 YYY\N XXX\ LXL
Nguồn: Tổng hợp từ Vụ kế hoạch Bộ NN&PTNT và Báo cáo tổng kết BHNN của BTC ngày 09-5-2013
Với tập quán sản xuất theo kinh nghiệm, nhận thức trước các rủi ro cũng như quản trị rủi ro còn rất
thấp nên người dân Việt Nam chưa có thói quen, chưa có hiểu biết để tham gia bảo hiểm. Nhiều yêu cầu của
người dân không phù hợp với các nguyên tắc của BH, đơn cử, người dân mong muốn BH tất cả các loại
thiên tai, dịch bệnh, cả những tổn thất không phải do rủi ro thì về nguyên tắc, bảo hiểm chỉ bảo hiểm rủi ro,
không bảo hiểm sự chắc chắn. Hay trong khi nguyên tắc bảo hiểm là trung thực tuyệt đối, người dân vẫn
không muốn cung cấp các chứng từ có liên quan, thực hiện các thủ tục cần thiết, dù đã được tiết giảm khá
nhiều. Điều này dẫn đến người dân không mặn mà với BH và số lượng tham gia rất khiêm tốn ngoại trừ các
đối tượng hộ nghèo và hộ cận nghèo được Nhà nước hỗ trợ lần lượt 100%, 90% phí đóng. Nhưng các đối
tượng bình thường mới có diện tích trồng lúa lớn, tức là khi họ không tham gia BH thì diện tích lúa được
BH sẽ quá ít và do đó không tuân thủ quy tắc số đông bù số ít.
Bảng 3: Tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo tham gia BH cây lúa (tính đến hết 30-4-2013)
ST
T
Tỉnh Lượt hộ tham gia Tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận
nghèo tham gia BH (%)
Tổng Hộ nghèo Hộ cận
nghèo
Hộ khác
189.797 161.239 22.036 6.522 96,56

1 Nam Định 32.238 24.569 7.626 43 99,86
2 Thái Bình 32.101 30.499 1.282 320 99,00
3 Nghệ An 73.601 65.523 5.529 2.549 96,54
4 Hà Tĩnh 33.605 26.229 6.906 470 98,60
5 Bình Thuận 6.129 5.989 140 0 100,00
6 An Giang 1.313 322 13 978 25,51
7 Đồng Tháp 10.810 8.108 540 2.162 80,00
Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo tổng kết BHNN của BTC ngày 09-5-2013
Những người ít gặp rủi ro không muốn tham gia BH. Điển hình là người dân ở An Giang do họ
không bị ảnh hưởng nhiều bởi thời tiết, không có rét đậm, rét hại như miền bắc, không có mưa bão lớn như
miền trung, tần suất thiên tai xảy ra thấp khiến tỷ lệ lúa được BH ở đây cực kỳ khiêm tốn chỉ đạt 0,26%.
3.2.2. Quy trình sản xuất
Chỉ cần 1 lỗi bất cẩn hay vô ý của người dân trong bất kỳ khâu nào của quy trình sản xuất như chọn
giống, gieo mạ, bón phân, phun thuốc trừ sâu,… đều có thể dẫn đến thiệt hại thuộc phạm vi BH. Ví dụ:
người dân gieo mạ muộn vì nghĩ rằng sẽ tránh được sâu bệnh (kinh nghiệm cá nhân),… mà không làm theo
khuyến cáo của địa phương dẫn đến thời gian thu hoạch có thể gặp phải bão lụt gây thiệt hại. Hay việc phun
thuốc trừ sâu không đúng thuốc, không đúng lúc, không đúng cách, không đúng liều lượng do không đủ tiền
để mua hay dùng lẫn lộn giữa thuốc trừ sâu với thuốc trừ bệnh,…có thể dẫn đến sâu bệnh, dịch bệnh phát
sinh gây thiệt hại.
3.2.3. Rủi ro đạo đức
Khi người dân được BH thì một bộ phận trong số họ sẽ không còn chăm lo nhiều đến sản xuất hay
họ hoàn toàn lơ là sản xuất, điều này làm cho số tiền chi trả tăng lên.
11
Thứ hai đó là tình trạng trục lợi BH. Hiện tại, đối với BH cây lúa thì chưa thấy xuất hiện, có thể do
người dân chưa có hiểu biết về BH, các điều khoản chưa hấp dẫn người dân tham gia,… Nhưng không thể
chắc chắn rằng nó không xảy ra trong tương lai khi mà kiến thức của người dân về BH được nâng cao.
3.2.4. Lựa chọn đối nghịch
Do tỷ lệ phí BH được áp dụng chung cho toàn bộ các xã trong tỉnh triển khai thí điểm, nhưng không
phải xã nào cũng có khả năng gặp rủi ro như nhau vì điều kiện khí hậu có thể khác nhau, chất lượng đất có
thể khác nhau, quy trình sản xuất có thể khác nhau, có áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật hay không,…Vì

vậy, những người có khả năng tổn thất thấp sẽ thấy thiệt thòi nếu tham gia BH, còn những người có khả
năng tổn thất cao sẽ thấy quá lợi nếu tham gia. Dần dần, DNBH chỉ còn BH cho những người có rủi ro cao
cùng với những khoản bồi thường lớn.
3.3. Xuất phát từ DNBH
3.3.1. Quy trình kinh doanh
Rủi ro đều có thể xuất hiện ở 4 khâu cơ bản trong triển khai nghiệp vụ BH:
i. Khai thác: nhân viên thiếu trình độ chuyên môn (không nắm vững nghiệp vụ), thiếu kinh nghiệm để
xử lý các tình huống. Điều này dẫn tới việc kiểm tra, xác định, đánh giá đối tượng được BH, rủi ro
BH gặp nhiều khó khăn, khó thuyết phục người dân tham gia bảo hiểm và công tác tuyên truyền tới
người dân cũng sẽ không đạt hiệu quả cao. Trong giai đoạn thí điểm thì đây không phải là 1 vấn đề
quá nghiêm trọng vì đơn vị được BH là xã, thôn hoặc HTX chứ không phải là từng hộ dân, cán bộ xã
đứng ra làm chủ hợp đồng cũng được tập huấn về sản phẩm, đặc biệt là không có sự cạnh tranh giữa
các DNBH (mỗi tỉnh tham gia thí điểm chỉ có 1 DNBH triển khai sản phẩm). Nhưng sẽ là vấn đề rất
lớn nếu trong tương lai có sự cạnh tranh giữa các DNBH, hay việc mở rộng đơn vị được BH là từng
hộ dân và ảnh hưởng tới quyết định có chấp nhận BH hay không.
ii. Đề phòng, hạn chế tổn thất: thiếu lực lượng có đủ khả năng giám sát đối tượng được bảo hiểm, giám
sát việc tuân thủ các quy trình, tiêu chuẩn sản xuất, canh tác của người dân.
iii. Giám định tổn thất: thiếu các chuyên gia về giám định, xác định loại dịch bệnh, xác nhận dịch bệnh,
xác định mức độ thiệt hại,… do đó khó xác định tổn thất là do nguyên nhân thuộc phạm vi BH hay
do trục lợi, nếu mời các chuyên gia bên ngoài thì có thể dẫn đến thời gian giải quyết bị kéo dài ngoài
thời hạn cho phép.
iv. Bồi thường: DNBH có thể không kịp huy động nguồn lực tài chính để chi trả đầy đủ, kịp thời
3.3.2. Rủi ro đạo đức
Nhân viên khai thác hoặc đại lý của DN có thể thiếu trách nhiệm trong công việc: biết nhưng không
giải thích đầy đủ cho khách hàng hay cố tình quảng cáo sai về sản phẩm (phạm vi BH, quy trình bồi thường,
…). Hiện tại, quá trình triển khai chưa thấy xuất hiện.
Thứ hai có thể xuất phát từ phía lãnh đạo của DN theo kiểu chỉ đạo trực tiếp hoặc không quan tâm
tới cấp dưới làm gì. Điều này đã xảy ra tại Bảo Minh Cà Mau trong bảo hiểm thủy sản (tôm) gây bức xúc
cho người dân và chính quyền (dù người dân đã nộp đủ hồ sơ yêu cầu bồi thường mà 4 tháng, 6 tháng sau
vẫn không được nhận bồi thường trong khi quy định chỉ là 1 tháng; hay việc ép người dân “thương lượng”

giảm từ 15%-60% tiền bồi thường đối với tôm trên 50 ngày tuổi nếu muốn giải quyết nhanh trong khi điều
này không có trong hợp đồng,…). Rõ ràng điều này hoàn toàn có thể xảy ra đối với BH cây lúa, nếu có quá
nhiều người đòi bồi thường với số tiền bồi thường lớn.
3.3.3. Rủi ro tài chính
Có thể tại thời điểm người dân yêu cầu bồi thường, DN không có đủ nguồn tài chính để đáp ứng. Có
rất lý do để giải thích: DN đã phải bồi thường cho nhiều người (hay ít người) ngay trước đó ở 1 (hay nhiều)
12
sản phẩm BH khác hoặc chính sản phẩm này với số tiền lớn, rủi ro xảy ra mang tính thảm họa trên diện rộng
(vd: 1 cơn siêu bão quét dọc các tỉnh ven biển nước ta), chính DN gặp phải rủi ro cháy nổ, thiên tai gây thiệt
hại lớn, đầu tư thua lỗ,…
Nguy cơ không thu xếp được TBH, đó là 1 thực tế đã diễn ra trong nửa đầu năm 2013, nhà TBH
quốc tế không nhận TBH cho toàn bộ chương trình tái BHNN (bao gồm cả BH cây lúa, vật nuôi, thủy sản)
do rủi ro cao (năm 2012, Swiss Re nhận TBH mức trách nhiệm gần 57% và lỗ hơn 10 triệu USD) , tỷ lệ bồi
thường bảo hiểm tôm, cá lớn. Bà Trần Thị Diệu Hằng- Trưởng phòng Bảo hiểm phi nhân thọ- Cục Quản lý
và Giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính)- cho biết: “Nếu nhà TBH không chấp nhận TBH thì việc thí điểm
BHNN sẽ phải ngừng. Bởi nếu tiếp tục thực hiện khi không thu xếp được TBH thì trách nhiệm bồi thường
tổn thất khi xảy ra sẽ rất lớn. Cả nhà nước, chính quyền địa phương cũng như DNBH sẽ không thể đáp ứng
được” (tổng giá trị được BH tính đến ngày 30-4-2013 là 5.437,574 tỷ). Trước tình hình đó, BTC đã thống
nhất với Bộ NN&PTNT điều chỉnh tăng phí BH, đồng thời đàm phán lại với nhà TBH để chương trình có
thể tiếp tục thực hiện. Mặc dù BH cây lúa mang lại lợi nhuận cho DN, nhưng do chưa xảy ra tổn thất lớn,
cũng như kinh nghiệm triển khai còn rất hạn chế nên việc giữ lại toàn bộ phí sẽ là 1 canh bạc quá nguy hiểm.
Như trong năm 2011, 2012, DN cũng chỉ dám giữ lại khoảng 17% mức trách nhiệm, còn lại là được tái cho
các nhà nhận tái trên thế giới.
3.3.4. Rủi ro khác
Trong BHNN nói chung, và BH cây lúa nói riêng chưa có công cụ (phần mềm) quản lý nghiệp vụ,
chưa có công cụ quản lý số liệu hiệu quả, toàn bộ công việc của hệ thống vẫn đang được thực hiện thủ công
trong khi số lượng số liệu là rất lớn. Điều này rất dễ dẫn đến việc nhập sai số liệu, tính toán sai từ đó đưa ra
các nhận định, đánh giá, định hướng phát triển sai. Rủi ro cũng có thể xuất hiện sớm hơn ở khâu thu thập số
liệu, ghi chép sổ sách của nhân viên.
3.4. Xuất phát từ các nhân tố khác

3.4.1. Đối thủ cạnh tranh
Hiện tại là không có nhưng trong tương lai việc phải cạnh tranh với các đối thủ khác là không thể
tránh khỏi khi sản phẩm được thương mại hóa, do những DNBH vào sau không được nhiều người biết đến
và uy tín kinh doanh ở sản phẩm này là chưa có nên họ có thể sử dụng cách hạ phí thấp hơn phí thuần để
tăng cường khả năng thu hút khách hàng.
3.4.2. Môi trường chính trị - pháp luật
BHBV triển khai sản phẩm BH cây lúa là theo chỉ định của Nhà nước, việc thực hiện như thế nào
cũng là dưới sự chỉ đạo từ phía Nhà nước. Do vậy, việc ban hành các văn bản hướng dẫn (Quyết định,
Thông tư) có thể là hỗ trợ hoặc không hỗ trợ cho DN, tạo thuận lợi hoặc bất lợi, làm khó cho DN. Nhiều
quyết định, yêu cầu đề xuất và kiến nghị của các cơ quan quản lý các cấp không phù hợp thực tế kinh doanh
và thông lệ của bảo hiểm, ví dụ: yêu cầu mở rộng rủi ro điều kiện bảo hiểm, giảm phí bảo hiểm không dựa
trên cơ sở thực tiễn và tính toán với căn cứ khoa học làm cho các DNBH rất lúng túng, bị động và rất khó
khăn khi thu xếp tái bảo hiểm và/hoặc thuyết phục các nhà nhận tái bảo hiểm thay đổi các điều kiện/điều
khoản đã ký kết từ đầu. Hay không có hỗ trợ tài chính cho DN nếu kinh doanh thua lỗ. Việc giải ngân tiền
hỗ trợ phí đóng BH cho người dân diễn ra chậm chạp khiến DN gặp khó khăn trong việc giải quyết bồi
thường. Trung ương có yêu cầu các cấp chính quyền địa phương nơi triển khai thí điểm phải phối hợp và hỗ
trợ DN nhưng họ thực hiện tới đâu với mức độ như thế nào thì không thể biết trước được. Nhà nước cũng
không có các chế tài xử phạt để ngăn chặn việc trục lợi BH, do đó nguy cơ trục lợi BH là rất cao.
Đất nông nghiệp ở Việt Nam do Chính phủ quản lý. Việc quản lý này đi đôi với việc quy định về
mục đích sử dụng đất. Điều đó có nghĩa là đất được giao để trồng một loại cây nào đó (chẳng hạn lúa) thì
không được sử dụng để trồng các loại cây trồng khác. Vì thế, có một dạng rủi ro luôn tiềm ẩn đối với nông
13
dân là ruộng đất của họ có thể bị phân chia lại hoặc được giao trồng một loại cây khác mà họ không có kinh
nghiệm.
Quản lý nguồn nước: Tình trạng thiếu nước và quản lý nguồn nước không tốt thường khiến cho
các kế hoạch về mùa vụ không đảm bảo tính chắc chắn trong quá trình thực hiện (chẳng hạn quy mô gieo
trồng 2 hay 3 vụ thâm canh…). Do thiếu cả về cơ sở hạ tầng và trình độ quản lý các công trình thủy lợi nên
rất dễ dẫn tới tình trạng ngập lụt do hệ thống tiêu nước kém hoặc tràn nước từ các kênh rạch và các con
sông. Mặt khác, việc cung cấp nước từ hệ thống tưới tiêu không đảm bảo có thể gây thiệt hại cho các loại
cây trồng vào mùa khô. Trận lũ lịch sử năm 2013 vừa qua đã gây thiệt hại khá nặng cho tỉnh Quảng Nam với

5 người bị chết do lũ; 77.742 ngôi nhà bị ngập; 150 ha lúa vụ Đông và 1.045,7ha rau màu bị ngập úng; 935
con gia súc và 23.750 con gia cầm bị lũ cuốn trôi. 1 phần trách nhiệm là do nhà máy thủy điện Sông Tranh
2, A Vương và Đak Mi 4 xả lũ (hơn 117 triệu m
3
) góp phần làm tăng nặng hậu quả.
3.4.3. Môi trường kinh tế
Xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập KT quốc tế đang diễn ra sâu rộng và mạnh mẽ trong nền KT, do đó
việc cạnh tranh với các DNBH nước ngoài có nhiều lợi thế: kinh nghiệm, vốn, công nghệ, chất lượng dịch
vụ là rất khốc liệt, đòi hỏi DN phải tự hoàn thiện mình để bắt kịp với trình độ của thế giới, nếu không sẽ rất
dễ bị tụt lại và cuối cùng là phải rút lui khỏi thị trường.
Vấn đề suy thoái KT, hay đình đốn sản xuất nông nghiệp cũng là 1 nguy cơ khiến người dân, tổ chức
sản xuất giảm nhu cầu muốn tham gia BH.
Lạm phát không chỉ đe dọa sản xuất nông nghiệp mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ nền kinh
tế. Đối với nông dân, lạm phát sẽ làm giảm giá trị mùa màng. Lạm phát không những làm suy giảm sức mua
của người tiêu dùng mà còn ảnh hưởng đến khả năng thanh toán các khoản tín dụng của nông dân.
Tăng giá vật tư nông nghiệp, thủy lợi phí: Vật tư nông nghiệp, giống, phân bón, thuốc trừ sâu… là
những yếu tố đầu vào hết sức quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp. Hệ thống các công trình thủy lợi,
kênh mương tưới tiêu là không thể thiếu trong quá trình sản xuất. Vì thế, khi giá cả của các yếu tố này tăng
cao sẽ khiến cho người nông dân rất khó khăn, làm cản trở việc nâng cao năng suất và chất lượng nông sản.
Mất thị trường, sụt giá: kết thúc quá trình sản xuất, đầu ra trở thành vấn đề then chốt đối với tất cả
các hộ nông dân sản xuất có tính chất hàng hóa. Do đó, việc mất thị trường truyền thống hay sụt giá nông
sản sẽ làm giảm đáng kể lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất. Điều này có thể xuất phát từ nhiều lý do,
chẳng hạn như: tính tự phát trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam là khá cao; hay do việc thiếu nghiên
cứu, tìm hiểu thị trường đầu ra một cách kỹ lưỡng, thiếu kinh nghiệm trong việc đàm phán, ký kết các đơn
hàng; hoặc cũng có thể là tình trạng tư thương thông đồng với nhau ép giá nông sản mỗi khi được mùa… Đó
là “căn bệnh” chưa có “thuốc chữa” tại ĐBSCL, rất nhiều chính sách, cơ chế hỗ trợ từ phía Nhà nước nhưng
đều không mang lại hiệu quả, khiến nhiều người dân chán nản.
4. Biện pháp kiểm soát rủi ro
4.1. Về phía Nhà nước
i. Tăng cường, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về BHNN nói

chung và về BH cây lúa nói riêng để người dân chủ động tham gia vào quá trình đề phòng, hạn chế
tổn thất. Thiếu sự hợp tác của người dân thì sẽ rất khó để triển khai sản phẩm, DNBH sẽ không thể
cắn răng chịu lỗ mãi được. Tấm gương điển hình là sự thất bại của Bảo Việt giai đoạn 1993-1998,
đến 1999 phải dừng triển khai và của Groupama Việt Nam - là tập đoàn BH lớn về nông nghiệp và
có nhiều kinh nghiệm trên thị trường quốc tế, dù đã mất nhiều năm nghiên cứu thị trường BHNN
14
Việt Nam và rút kinh nghiệm từ Bảo Việt, nhưng khi triển khai giai đoạn 2001-2005 vẫn không thể
tránh khỏi kết cục buồn, năm 2006, Groupama đã ngừng hoạt động BHNN cho các nông hộ sản xuất
nhỏ lẻ.
ii. Nên có chính sách hỗ trợ tài chính cho DNBH tham gia thực hiện BHNN. Rõ ràng, BHNN là 1 chủ
trương, chính sách lớn của Nhà nước nhằm khắc phục khó khăn, ổn định sản xuất và góp phần to lớn
trong việc xóa đói giảm nghèo bền vững khu vực nông thôn. Từ đó, góp phần phát triển kinh tế địa
phương cũng như KT-XH của cả nước. Nhưng gánh nặng tài chính lại đặt lên vai của các DNBH,
điều này sẽ dẫn đến sự nản chí, không muốn tham gia hoặc là làm không có hiệu quả, như vậy thì
cũng đâu có ý nghĩa gì.
iii. Tiến hành tái cấu trúc, hiện đại hóa ngành Nông nghiệp để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển,
giá trị sản xuất gia tăng góp phần nâng cao thu nhập, nâng cao đời sống của người dân, góp phần
thay đổi tập quán sản xuất nhỏ lẻ, manh mún của người dân. Có tiền thì người dân mới mạnh dạn
nghĩ tới nhu cầu về BH, đó là 1 sự thật hiển nhiên bởi vì hiện nay nông dân vùng lúa, đóng vai trò
chính đưa Việt Nam từ nước thiếu đói đến cường quốc xuất khẩu gạo, lại đang nghèo, sản xuất thua
lỗ, ngán ngẩm với cây lúa. Thứ nữa là công tác dồn điền đổi thửa, thực hiện mô hình cánh đồng mẫu
lớn, áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến để sản xuất gặp rất nhiều khó khăn do không biết chuyển
hướng cho người nông dân làm gì, vì họ chỉ biết trồng lúa. Lực lượng LĐ của Việt Nam là trên 51
triệu người (Điều tra Lao động - Việc làm năm 2010, Tổng cục Thống kê), gần 13 triệu người trong
số đó là nông dân trồng lúa, trong khi DT lúa chỉ có khoảng 7 triệu ha. Vậy thì đất ở đâu để người
nông dân có thể sản xuất lớn?
iv. Tích cực tuyên truyền khuyến cáo mọi người dân tham gia bảo vệ môi trường, tăng cường quản lý,
kiểm tra các ngành nghề, đối tượng gây ô nhiễm môi trường, nâng mức xử phạt các hành vi cố ý vi
phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Làm điều này để làm gì? Tất nhiên đây là 1 biện pháp vô cùng
dài hạn, và phải cần sự chung tay của cả thế giới, không chỉ riêng tại Việt Nam. Nhưng nếu chúng ta

không làm thì liệu trên thế giới họ có làm trong khi Việt Nam là 1 trong 6 quốc gia bị ảnh hưởng
nặng nề nhất của biến đổi khí hậu? Ô nhiễm môi trường gây biến đổi khí hậu, suy thoái môi trường
dẫn đến các hiện tượng thời tiết cực đoan gây thiệt hại rất lớn về người và tài sản. Đó là thực trạng đã
và đang diễn ra. Chúng ta cần hành động ngay lúc này để giảm thiểu sự tác động tiêu cực của thời
tiết. Và tất nhiên phải có sự điều chỉnh từ Nhà nước thì mới mong có kết quả tích cực được.
4.2. Về phía DNBH
i. Tổ chức tập huấn, nâng cao năng lực nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp cho nhân viên như xây
dựng, thực hiện, kiểm tra các quy trình khai thác, giám định, bồi thường, phòng chống trục lợi
bảo hiểm. Đây là điều DNBH có thể thực hiện được đầu tiên, vừa kiểm soát được RR từ nội bộ,
vừa hạn chế được RR từ các khâu trong quy trình KD. Nhưng hiệu quả đến đâu là còn phải phụ
thuộc vào khả năng quản trị của từng DN, sự tiếp thu của từng nhân viên. Cái này là rút ra từ
thực tiễn triển khai thí điểm. Trong khi sản phẩm chưa được hoàn thiện, còn nhiều vướng mắc,
khó khăn khi triển khai thì việc DN chủ động tăng cường biện pháp kiểm soát RR là 1 hướng đi
đúng đắn để giảm thiểu tổn thất.
ii. Phối hợp với BTC, Bộ NN&PTNT để hoàn thiện sản phẩm cho phù hợp với thực tế, đảm bảo hài
hòa lợi ích giữa Nhà nước, người dân với DNBH. Sản phẩm chưa hoàn thiện là do hệ thống
thông tin dữ liệu thiếu và không chính xác, đơn cử, không có số liệu thống kê về sản lượng lúa
của từng hộ nông dân, hay quá trình thống kê người dân khai báo không đầy đủ.
iii. Nghiên cứu và dần xây dựng hệ thống phần mềm quản lý số liệu. Công việc này khó nhưng
không phải là bất khả thi. Và DNBH cần phải làm ngay từ bây giờ, và cũng có thể là đi mua công
nghệ của nước ngoài.
15
4.3. Về phía người dân
i. Nên sản xuất theo quy trình mà cơ quan chuyên trách khuyến cáo. Tại sao lại là nên? Đơn giản bởi vì
hiện tại niềm tin của họ với cơ quan chức trách đã không còn nhiều. Xin trích dẫn ý kiến của Nguyên
phó thủ tướng Nguyễn Công Tạn: “ Tôi xin đặt ra câu hỏi là nếu mọi nông dân VN đều trồng lúa chất
lượng cao thì giá lúa có cao hay không? Trồng lúa chất lượng cao phải đầu tư nhiều hơn mà không
dám chắc bán giá cao thì nông dân thấy rủi ro nên họ không làm. Trong nông nghiệp là vậy, khi anh
trồng 1ha thì giá cao ngất, nhưng đem trồng hàng ngàn hecta lại phải đem đổ đi. Cho nên vai trò của
người làm chính sách ở đây là phải nghiên cứu, dự báo thị trường thật tốt để cung cấp thông tin cho

nông dân”.
ii. Có ý thức bảo vệ môi trường: sử dụng thuốc trừ sâu, trừ bệnh, phân bón đúng hướng dẫn, không vứt
các vỏ thuốc trừ sâu bừa bãi ngoài ruộng gây ô nhiễm nguồn nước,…
TRẢ LỜI CÂU HỎI
Câu 1: Rủi ro trong kênh phân phối sản phẩm BH cây lúa của BV
i. Kênh trực tiếp: kênh bán BH trong đó khách hàng mua sản phẩm trực tiếp từ DN thông qua việc gửi
phản hồi từ các hình thức quảng cáo (truyền hình, phát thanh, pano, báo viết, tạp chí, tờ rơi, internet,
…) hoặc mời chào qua điện thoại, fax, email, đường bưu điện. Rủi ro ở đây là khách hàng – những
người nông dân thiếu kiến thức về BH, không đủ khả năng tài chính có thể tham gia BH, họ sẽ không
quan tâm hoặc là không hiểu những thông tin mà DN truyền tải thông qua quảng cáo hay mời chào,
do đó sẽ không sẵn sàng tham gia BH. Hiện nay, kênh phân phối này được sử dụng với mục đích
tuyên truyền là chính dưới dạng kết hợp với chính quyền địa phương tổ chức các cuộc gặp mặt với
người dân để giải đáp thắc mắc và giải thích điều khoản hợp đồng.
ii. Kênh gián tiếp: BV không sử dụng môi giới, mà chỉ sử dụng đại lý. Theo thông tư 121/2011/TT-
BTC, đại lý BHNN phải được đào tạo tối thiểu là 8 giờ. Việc tổ chức đào tạo, thi và cấp chứng chỉ
đào tạo đại lý bảo hiểm thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành. Như vậy, rủi ro có thể là
những đại lý hiện tại ở các tỉnh triển khai thí điểm không muốn bán BHNN, do lợi nhuận thấp, công
sức phải bỏ ra lớn (việc thuyết phục người dân mua BH là rất khó) rồi còn phải học lớp đào tạo tối
thiểu là 8 tiếng hoặc là họ làm thiếu trách nhiệm, chỉ quan tâm tới doanh số, mà không chú trọng giải
thích cho người dân. Ngoài ra BV còn phối hợp với Sở NN-PTNT ở các tỉnh triển khai thí điểm tổ
chức các lớp đào tạo về đại lý bảo hiểm đến các khóm ấp trong huyện, điều này có thể mất nhiều thời
gian, công sức mà kết quả đạt được không mấy khả quan. Điển hình là ở Đồng Tháp, hết năm 2012,
BV đã đào tạo và cấp chứng chỉ được 155 đại lý tại 3 huyện, gồm Tháp Mười 76 đại lý, Tân Hồng 46
đại lý và Châu Thành 33 đại lý, nhưng số hộ thường tham gia vẫn không có nhiều thay đổi, tỷ lệ DT
lúa được BH chỉ đạt 1,25%, thấp hơn rất nhiều so với mức kỳ vọng là 5%. Hiện nay, các cấp của hội
nông dân chưa có sự tham gia vào quá trình triển khai BHNN.
Câu 2: So sánh BH cây lúa sử dụng phương pháp chỉ số với BH cây lúa theo phương pháp truyền thống
i. Bảo hiểm theo phương pháp truyền thống là bảo hiểm theo nguyên tắc bồi thường là lấy thiệt hại, tổn
thất của từng cá nhân hoặc từng tổ chức (dưới đây gọi chung là cá nhân) làm căn cứ để xét bồi
thường. Điều đó đòi hỏi phải tiến hành giám định để xác định mức độ thiệt hại của từng cá nhân, và

tiến hành bồi thường trên cơ sở và trong phạm vi tổn thất của từng cá nhân.
ii. Bảo hiểm theo chỉ số khắc phục được các nhược điểm của BH theo phương pháp truyền thống. Nét
đặc trưng cơ bản nhất của bảo hiểm theo chỉ số là lấy các chỉ số khách quan (chỉ số nhiệt độ, chỉ số
lượng mưa, chỉ số năng suất,…) và mức bồi thường tương ứng với mỗi chỉ số (quy định trong hợp
đồng bảo hiểm) làm căn cứ xét bồi thường (không cần tiến hành giám định để xác định mức độ thiệt
hại của từng cá nhân). Để bảo đảm bồi thường hợp lý, mức độ bồi thường được tính trên cơ sở năng
suất bình quân nhiều năm chung của cả vùng hay tiểu vùng sinh thái. Rủi ro đạo đức là khá thấp vì
16
căn cứ để xét bồi thường là chỉ số khách quan không phụ thuộc vào ý muốn và hành vi chủ quan của
con người. Chi phí quản lý thấp (không cần phải khai thác bảo hiểm theo yêu cầu riêng của từng
người, không cần giám định tổn thất), thủ tục đăng ký và bồi thường đơn giản, nhanh chóng. Dễ
hiểu, dễ xác định mức bồi thường, khách quan, không chịu tác động của quyền lực cá nhân.
Song cái khó trong bảo hiểm theo chỉ số là lập bản đồ các vùng rủi ro đồng nhất (càng chi tiết, càng
cụ thể càng tốt) làm cơ sở cho việc xác định chỉ số, mức bồi thường ứng với mỗi chỉ số và tỷ lệ phí
bảo hiểm. Thứ 2 là phạm vi bảo hiểm bị hạn chế (chỉ bảo hiểm rủi ro đến từ chỉ số được chọn, thiệt
hại do những rủi ro khác gây ra không được bảo hiểm), chẳng hạn nông dân mua bảo hiểm theo nhiệt
độ, nếu nhiệt độ không thay đổi đến mức phải bồi thường song mưa lại gây ra thiệt hại nặng nề, bà
con cũng phải chịu. Thứ 3, người tham gia bảo hiểm có thể được bồi thường cả khi không có thiệt
hại hoặc có thiệt hại mà không được bồi thường, điều này trái với nguyên tắc bồi thường trong bảo
hiểm: chỉ bồi thường khi có thiệt hại do rủi ro được bảo hiểm gây ra và bồi thường thiệt hại thực tế
trong phạm vi số tiền bảo hiểm.
iii. Ở Việt Nam, Đồng Tháp là tỉnh áp dụng thí điểm đầu tiên. Chỉ số bảo hiểm ở đây dựa trên mực nước
lũ sớm, chẳng hạn như nếu vượt quá 270 cm ở đập Tân Châu, bà con ở huyện Hồng Ngự và Tam
Nông lúa bị ngập do không kịp thu hoạch thì đến công ty bảo hiểm đòi tiền. Nhưng có thể thấy là
phạm vi BH quá hẹp, không đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng của người dân. Do đó, hiện tại,
chúng ta đang áp dụng BH theo chỉ số năng suất, với việc mở rộng phạm vi BH hơn rất nhiều, nhiều
thiên tai, dịch bệnh thường xảy ra làm sụt giảm năng suất đã được BH.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. />\5='='Ue6\LY\A78'*#'9:K[
3. Báo cáo thường niên 2012 của Bảo hiểm Bảo Việt trang 1, trang 2, trang 6

4. Bản tin Bảo Việt số 3_2013 trang 26
5. Thông tin hoạt động PTI ngày 16-4-2013: />6. />cung-Vietnam-Airlines/19/3395/MediaCenterDetail/
7. Báo cáo phát triển bền vững 2012 của Tập đoàn Bảo Việt trang 6, trang 7
8. Báo cáo thường niên 2012 của Tập đoàn Bảo Việt trang 148, trang 149
9. Tham luận của BHBV và tham luận của BM, tham luận của Vinare tại: “Hội nghị tổng kết BHNN tính
đến hết 30-4-2013”
10. Danh mục các doanh nghiệp bảo hiểm, tái bảo hiểm, môi giới bảo hiểm của Cục quản lý, giám sát bảo
hiểm
11. Bài “Ba giải pháp cấp bách cho thị trường bảo hiểm Việt Nam” (2012) trên Báo Đầu tư – Cơ quan của
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
12. Bài “Thị trường Bảo hiểm Phi nhân thọ Việt Nam: Những vấn đề và tồn tại sau nửa đầu năm 2011” trên
báo Năng lượng mới (petrotimes.vn)
13. Bài “Xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp bảo hiểm” trên tinbaohiem.vn (10-11-2013)
17
14. Bài “Bảo hiểm nông nghiệp: Khó đủ đường” trên baocongthuong.com.vn (27-11-2013)
15. Cơ sở dữ liệu nông nghiệp nông thôn các tỉnh năm 2012 của Vụ kế hoạch – Bộ NN&PTNT
16. Bảng tổng hợp kết quả thí điểm BHNN tính đến hết 30-4-2013 của BTC
17. Bài “Giảm 2 triệu ha lúa, nông dân sẽ giàu lên” trên báo Tuổi trẻ ( />ArticleID=557913)
18

×