Phẩm chất thương hiệuHình ảnh thương hiệuNhận diện thương hiệu
ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
Tiểu luận môn Quản trị giá
Đề tài:
Mối quan hệ giữa chiến lược giá và chiến lược
truyền thông trong ngành hàng tiêu dùng nhanh
thông qua tìm hiểu về sản phẩm Omo của tập
đoàn Unilever.
GVHD: Ngô Xuân Bình
Lớp: ĐH25MARK01
Nhóm: 3
TPHCM, tháng 12 năm 2011
Quản trị giá
[MỐI QUAN HỆ GIỮA CHIẾN LƯỢC GIÁ VÀ CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG]
DANH SÁCH NHÓM 3
STT Họ và tên MSSV
Ghi chú
1 Trần Nhã Uyên 030325090395
Nhóm
trưởng
2 Nguyễn Lê Hoàng Yến 030325090402
3 Trần Bảo Trâm 030325090122
4 Trần Thị Hương Giang 030325090016
5 Phan Thị Ánh Tuyết 030325090131
6 Lê Anh Tuấn 030325090384
7 Lê Phùng Quang 030325090191
8 Nguyễn Văn Ngọc 030325090185
Nhóm 3
Quản trị giá
[MỐI QUAN HỆ GIỮA CHIẾN LƯỢC GIÁ VÀ CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG]
Mục lục
Danh sách nhóm 3..................................................................................................................2
Mục lục....................................................................................................................................3
Lời nói đầu..............................................................................................................................4
I.Nền tảng lý thuyết...............................................................................................................5
1.Một số tìm hiểu chung về sản phẩm tiêu dùng nhanh.....................................................5
2. Chiến lược giá và chiến lược truyền thông cho sản phẩm tiêu dùng nhanh..................6
II.Chiến lược giá, chiến lược truyền thông của OMO và mối quan hệ của hai chiến lược
này...........................................................................................................................................8
1.Giới thiệu sản phẩm Omo.................................................................................................8
2.Giai đoạn triển khai..........................................................................................................9
Giai đoạn cạnh tranh gay gắt............................................................................................10
3.Giai đoạn tăng trưởng.....................................................................................................11
III.Kết luận...........................................................................................................................16
Tài liệu tham khảo...............................................................................................................17
Nhóm 3
Quản trị giá
[MỐI QUAN HỆ GIỮA CHIẾN LƯỢC GIÁ VÀ CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG]
Lời nói đầu
Giá là một trong các công cụ marketìn mix. Các quyết định về giá phải được phối hợp
với những quyết định về mẫu mã, phân phối, truyền thông cổ động cho sản phẩm để hình
thành một chương trình marketing nhất quán và có hiệu quả. Các quyết định đưa ra cho những
khâu khác thuộc phối thức marketing đều có ảnh hưởng đến những quyết định về giá. Vậy
mối quan hệ của chiến lược giá với các chiến lược khác thể hiện như thế nào trong một chiến
lược marketing tổng thể cho sản phẩm.
Trong đề tài này nhóm chúng em đã chọn nghiên cứu mối quan hệ của chiến lược giá
và chiến lược truyền thông cho một ngành hàng cụ thể đó là hàng tiêu dùng nhanh thông qua
việc tìm hiểu về sản phẩm bột giặt Omo của tập đoàn Unilever.
Mong rằng đề tài này sẽ phần nào giúp các bạn có thể hiểu thêm phần nào về mối liên
hệ của chiến lược giá và chiến lược truyền thông. Vì đây là bộ môn rất mới và nhóm chúng
em chỉ vừa được tiếp cận nên chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu xót, mong cô và các bạn có thể
hướng dẫn và góp ý thêm cho nhóm em để đề tài này hoàn thiện hơn. Cảm ơn cô và các bạn.
Nhóm 3
Quản trị giá
[MỐI QUAN HỆ GIỮA CHIẾN LƯỢC GIÁ VÀ CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG]
I. Nền tảng lý thuyết:
1. Một số tìm hiểu chung về sản phẩm tiêu dùng nhanh:
a. Khái niệm hàng tiêu dùng nhanh:
Hàng tiêu dùng nhanh là những sản phẩm được sử dụng hằng ngày, có tính chất liên
tục. Đây là những sản phẩm được xem là khó phân biệt với nhau và có rất ít dấu hiệu khác
biệt trong nhận thức của người tiêu dùng đối với những sản phẩm cạnh tranh cùng loại.
b. Đặc điểm thị trường của sản phẩm:
- Sản xuất hàng loạt.
- Coi nặng nhãn mark và thương hiệu vì sự cạnh tranh lớn.
- Khách hàng dễ thay đổi nhãn hiệu khác, thiếu sự trung thành vì sự thay
đổi không gây chi phí hay thiệt hại lớn cho họ.
c. Đặc điểm của sản phẩm:
- Loại hàng hóa trải dài từ giai đoạn giới thiệu đến bão hòa của chu kì sống
của sản phẩm.
- Mối liên hệ với khách hàng là đại trà.
- Hệ thống phân phối hàng hóa gián tiếp (qua đại lý, siêu thị)
- Tính chất tìm kiếm cao (vì có nhiều thương hiệu cho cùng một loại sản
phẩm nên khách hàng muốn tìm kiếm, so sánh giá cả để cho lựa chọn phù hợp với nhu
cầu về kích thước, số lượng, màu sắc).
- Trong vòng đời sản phẩm, trợ giúp khách hàng không là yếu tố cần thiết.
- Người tiêu dùng hầu hết đã chấp nhận sản phẩm và thị trường phát triển
đủ lớn mạnh để tiếp nhận thêm nhiều đối thủ cạnh tranh khác, sau đó thị trường được
mở rộng trong khi giá thành của các sản phẩm ngày càng hạ thấp xuống do đòi hỏi của
khách hàng.
d. Đặc điểm của người mua sản phẩm:
- Có thể là một cá nhân hoặc một tập thể.
- Nhu cầu và sở thích vô cùng đa dạng ( cùng một loại thuốc đánh răng, có
người thích mùi thơm bạc hà, có người lại thích mùi hoa quả v.v..)
- Khách hàng ít có sự hiểu biết về sự khác biệt giữa các nhãn hiệu của các
công ty cạnh tranh.
- Khách hàng thường quyết định mua chủ yếu dựa vào giá thành của sản
phẩm.
Từ những hiểu biết về đặc điểm hàng tiêu dùng như trên, chúng ta có được cái nhìn
tổng quát về chiến lược giá cũng như chiến lược truyền thông cho các mặt hàng tiêu dùng.
Nhóm 3
Quản trị giá
[MỐI QUAN HỆ GIỮA CHIẾN LƯỢC GIÁ VÀ CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG]
2. Chiến lược giá và chiến lược truyền thông cho sản phẩm tiêu
dùngnhanh:
a. Chiến lược giá cho sản phẩm tiêu dùng nhanh:
Giá cả là một trong các công cụ mà công ty sử dụng để đạt được mục tiêu marketing
của mình. Các quyết định về giá phải được phối hợp với những quyết định về mẫu mã, phân
phối, truyền thông cổ động cho sản phẩm để hình thành một chương trình marketing nhất
quán và có hiệu quả. Các quyết định đưa ra cho những khâu khác thuộc phối thức marketing
đều có ảnh hưởng đến những quyết định về giá.
Công ty thường phải định giá sản phẩm trước, từ đó mới đưa ra những quyết định khác
thuộc phối thức marketing trên cơ sở mức giá mình muốn cho sản phẩm. Như vậy giá là yếu
tố định vị chính cho sản phẩm, xác định thị trường của sản phẩm, cách truyền thông cho sản
phẩm. Giá đó quyết định đặc điểm và phí tổn sản phẩm.
Sản phẩm tiêu dùng nhanh là sản phẩm đại trà, được sử dụng thường xuyên hằng ngày,
vì vậy không nên đặt giá sản phẩm quá cao so với giá thị trường, điều này cho thấy, chúng ta
phải tham khảo giá thị trường và giá của đối thủ cạnh tranh trước khi lập chiến lược giá nhất
là cho sản phẩm mới.
Và cũng bởi vì đây là loại sản phẩm đại tra khó phân biệt được giữa các thương hiệu
nên việc định giá theo thị trường và đối thủ cũng sẽ không tạo được sự khác biệt của sản
phẩm của công ty với các đối thủ cạnh tranh. Đây là một vấn đề lớn của các nhà tiếp thị.
Vấn đề đặt ra ở đây là các nhà tiếp thị phải làm gì để tác động đến người tiêu
dùng để họ lựa chọn thương hiệu của mình mà không phải làbất kì sản phẩm tương tự
của đối thủ cạnh tranh. Điều này đòi hỏi phải xây dựng được một thương hiệu mạnh,
đầy ý nghĩa và độc đáo trong tâm trí của các khách hàng mục tiêu. Truyền thông là
một công cụ để quảng bá hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp, mang các sản phẩm
đến gần hơn với người tiêu dùng. Nó làm cho mọi chiến lược giá của sản phẩm phù hợp
hơn cùng với hình ảnh thương hiệucủa doanh nghiệp.
b. Chiến lược truyền thông của sản phẩm tiêu dùng nhanh:
Truyền thông - bộ mặt của công ty. Nhiệm vụ của truyền thông là đảm bảo những
khách hàng mục tiêu nhận biết và thích sản phẩm của công ty. Những phim quảng cáo trên
truyền hình và radio, quảng cáo trên báo và tạp chí, trên trang web, và trên các biển quảng cáo
ngoài trời, cũng như thông qua tài trợ sự kiện, các cuộc thi và phiếu giảm giá, bao bì đặc biệt,
tiếp thị qua điện thoại, gửi thư trực tiếp, bán hàng trực tiếp, và nhiều phương tiện truyền thông
khác đều có thể làm cho bộ mặt này thêm sinh động và làm cho có ý nghĩa trong mắt khách
hàng. Đây là một điều hết sức quan trọng trong một thị trường mà các bộ mặt khác đều vây
quanh mỗi khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp.
Điều gì sẽ xảy ra nếu sản phẩm tiêu dùng của bạn có quá ít sự khác biệt, hoặc chỉ tốt
hơn chút ít so với hàng trăm các sản phẩm tiêu dùng tương tự khác. Trong trường hợp này,
mục tiêu của chiêu thị không chỉ là phổ biến thông tin, mà còn là thuyết phục, nhắc nhở.
Nhóm 3