Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

BÁO CÁO GIỮA KỲ THỰC HÀNH PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG HỌC KỲ I NĂM HỌC 20222023

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.08 MB, 90 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------***---------------

BÁO CÁO GIỮA KỲ
THỰC HÀNH PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG
HỌC KỲ I NĂM HỌC 2022-2023
Giảng viên: PGS.TS Nguyễn Thị Như Trang

Hà Nội, tháng 10 năm 2022


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------***---------------

BÁO CÁO THỰC HÀNH NHÓM 4
DỰ ÁN LẮP ĐẶT THÙNG RÁC SINH HOẠT TẠI
THÔN THUẦN MỸ- XÃ TRẠCH MỸ LỘC- HUYỆN PHÚC THỌTHÀNH PHỐ HÀ NỘI

GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Như Trang

Hà Nội, tháng 10 năm 2022


LỜI CẢM ƠN

Trong q trình thực hiện báo cáo nhóm học phần “Thực hành phát triển cộng đồng”
với đề tài: “Dự án lắp đặt thùng rác sinh hoạt tại thôn Thuần Mỹ, xã Trạch Mỹ Lộc,
huyện Phúc Thọ, Hà Nội”. Ngoài sự nỗ lực, cố gắng của các thành viên, nhóm đã nhận
được sự quan tâm, giúp đỡ từ phía nhà trường, bạn bè, cán bộ và nhân dân địa phương,


đặc biệt là các thầy cơ.
Trước hết nhóm sinh viên xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới PGS.TS
Nguyễn Thị Như Trang, người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và đưa ra những
lời khuyên, nhận xét cho nhóm trong suốt thời gian thực hành mơn học tại địa phương.
Ngồi ra, nhóm xin gửi lời cảm ơn tới bác Cao Văn Nhương, bác Khuất Duy Tho, bác
Nguyễn Văn Hến, bác Kiều Thị Phương, bác Nguyễn Thị Mỹ là những người đã hỗ trợ,
giúp đỡ điều phối và kết nối nhóm sinh viên với cộng đồng. Đồng thời, chúng tôi cũng
xin chân thành gửi lời cảm ơn tới người dân thôn Thuần Mỹ đã hỗ trợ và ủng hộ nhóm
sinh viên trong suốt thời gian thực hiện dự án.
Vì thời gian và kinh nghiệm cịn hạn chế, vì vậy báo cáo và quá trình thực hành của
nhóm khơng tránh khỏi những sai sót. Chúng tơi rất mong nhận được những ý kiến đóng
góp, nhận xét của các thầy, cô giáo để bài báo cáo của nhóm được hồn thiện hơn.
Chúng tơi xin chân thành cảm ơn!


MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU

1

I. Lý do chọn đề tài

1

II. Phạm vi thực hành

2

III. Mục tiêu của nhóm


2

IV. Phương pháp sử dụng trong quá trình thực hành

3

B. NỘI DUNG THỰC HÀNH

5

I. TỔNG QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

5

1.1 Xã Trạch Mỹ Lộc

5

1.2 Thơn Thuần Mỹ

7

II. TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG

10

2.1 Bước 1: Xây dựng mối quan hệ với cộng đồng

10


2.2 Bước 2: Tìm hiểu và phân tích cộng đồng

12

2.2.1 Bộ công cụ PRA

12

2.2.2 Công cụ SWOT

19

2.2.3 Kết luận

19

2.3 Bước 3: Phân tích các vấn đề

20

2.3.1 Vấn đề đèn đường

20

2.3.2 Lập tủ sách

22

2.3.3 Lắp đặt thùng rác


24

2.3.4 Vấn đề ưu tiên

26

2.4 Bước 4: Xây dựng kế hoạch

29

2.4.1 Kế hoạch theo khung logic

29

2.4.2 Kế hoạch tổng thể

33

2.4.3 Kế hoạch chi tiết

35

2.5 Bước 5: Thực hiện kế hoạch

40

2.5.1 Nội dung thực hiện

40


2.5.2 Theo dõi và quản lý ngân sách dự án

44

2.6 Bước 6: Đánh giá dự án

45

2.6.1 Lượng giá tiến trình

45

2.6.2 Kết quả thực tế.

46

2.6.3. Đánh giá tổng thể dự án

46

2.6.4 Chuyển giao và kết thúc

47


III. BÀI HỌC KINH NGHIỆM

48

3.1 Mối liên hệ giữa lý thuyết và thực tiễn


48

3.2 Những thuận lợi

49

3.3 Những khó khăn và biện pháp khắc phục

49

3.4 Những tồn tại và hạn chế

50

TÀI LIỆU THAM KHẢO

51

PHỤ LỤC

52

PHỤ LỤC 1: BẢNG KHẢO SÁT

52

PHỤ LỤC 2: BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU

59


PHỤ LỤC 3: HÌNH ẢNH

66

PHỤ LỤC 4: BIÊN BẢN HỌP DÂN

88

PHỤ LỤC 5: BẢNG TỰ ĐÁNH GIÁ Q TRÌNH THỰC HÀNH CỦA NHĨM

92


A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Trạch Mỹ Lộc là một địa phương nằm trên vùng đất sơn địa của xứ Đồi cổ kính,
người dân nơi đây chủ yếu vẫn gắn bó với nơng nghiệp nên nhiều truyền thống, phong tục
xa xưa vẫn còn giữ nguyên vẹn đến tận bây giờ, đặc biệt là tinh thần cách mạng vẫn luôn
sục sôi trong mỗi người dân nơi đây. Đến với thơn Thuần Mỹ, chúng ta có thể thất đời
sống vật chất và tinh thần đang ngày càng được cải thiện và nâng cao.
Qua thời gian quan sát và trao đổi với người dân thơn Thuần Mỹ, nhóm sinh viên thực
tập nhận thấy một số vấn đề còn tồn tại. Thứ nhất về vấn đề mơi trường, nhóm sinh viên
nhận thấy tại các địa điểm công cộng như nhà văn hóa, khu vui chơi đã có thùng rác cơng
cộng, song dung tích thùng rác khơng q lớn mà lại là điểm tập trung rác của cả thôn dẫn
đến người dân chủ yếu vứt rác ngay tại chỗ hoặc gom lại để ngồi thùng rác. Điều nay,
khơng chỉ gây ơ nhiễm mơi trường nặng nề mà cịn làm thơn xóm khơng được sạch sẽ.
Thứ hai về vấn đề chiếu sáng đường làng ngõ xóm, hệ thống đèn đường đã được lắp
đặt trên các trục đường chính trong thơn phục vụ nhu cầu đi lại vào buổi tối của người dân
trong thôn. Thơn Thuần Mỹ cũng là một thơn có truyền thống văn hóa văn nghệ sơi nổi,

vào các buổi tối hàng tuần sẽ có những buổi tập văn nghệ của hội người cao tuổi, buổi
sinh hoạt của các em thiếu niên nhi đồng. Nhu cầu đi lại của người dân vào buổi tối rất
cao nhưng chất lượng hệ thống đèn đường chưa đủ đám bảo để đáp ứng nhu cầu, có
những khúc cua trong làng khơng có ánh đèn chiếu dễ gây tai nạn.
Thứ ba, về vấn đề văn hóa đọc của thanh thiếu niên tại thôn Thuần Mỹ. Đọc sách là
một trong những cách thức giúp con người thư giãn, tích lũy kiến thức, tăng cường khả
năng tư duy. Nhưng hiện tại thanh thiếu niên đang tiếp cận với công nghệ thông tin nhiều
hơn và dần lãng quên, thờ ơ với những trang sách. Điều này cũng làm ảnh hưởng rất lớn
tới nhận thức của giới trẻ trong thôn, xây dựng và phát triển văn hóa đọc sách, góp phần
thực hiện việc thu thập, xây dựng thư viện sách trong cộng đồng nhằm tăng vốn tài liệu
cho thư viện, tạo ra một thư viện có nguồn sách, tài liệu đa dạng, phong phú để nâng cao
khả năng tự học, trau dồi kiến thức và giải trí cho người dân trong thôn, đặc biệt là với các
em đang trong độ tuổi đi học.
Qua quá trình đánh giá tiềm năng, hạn chế, tính khả thi của dự án, đặc biệt về nhu cầu
của cộng đồng, nhóm sinh viên đã thấy, vấn đề thiếu hệ thống thùng rác không chỉ tại
những địa điểm cơng cộng mà cịn tại trục đường chính, đầu các xóm đang là vấn đề được
1


người dân trên tồn thơn quan tâm. Và nhu cầu được trang bị những thùng rác tại nơi
công cộng để người dân sinh hoạt được thuận tiện, giảm gây ô nhiễm mơi trường cũng
như làm thơn xóm sạch sẽ là một trong những nhu cầu bức thiết của người dân cần được
giải quyết và phù hợp với khả năng của nhóm sinh viên thực hành. Chính vì vậy, nhóm
quyết định thực hiện dự án: “Dự án lắp đặt thùng rác sinh hoạt tại thôn Thuần Mỹ, xã
Trạch Mỹ Lộc, huyện Phúc Thọ, Hà Nội”.
II. Phạm vi thực hành
2.1 Thời gian
Tổng lượng thời gian thực hành: 11/07/2022 – 03/08/2022
Trong đó:
- Tìm hiểu, tiếp cận cộng đồng, tổ chức họp dân, xây dựng kế hoạch can thiệp:

11/07/2022 – 24/07/2022
- Thực hiện kế hoạch và tổng kết: 25/07/2022 – 03/08/2022
2.2 Không gian
Thôn Thuần Mỹ, xã Trạch Mỹ Lộc, huyện Phúc Thọ, TP. Hà Nội.
2.3 Nội dung
Vấn đề xây dựng dự án hỗ trợ thuộc lĩnh vực nhu cầu phục vụ đời sống sinh hoạt, tinh
thần, cụ thể là nhu cầu lắp đặt hệ thống thùng rác tại các địa điểm công cộng trong thơn.
-

Khảo sát nhu cầu của các hộ gia đình sinh sống tại thôn Thuần Mỹ
Huy động nguồn lực
Xây dựng, lắp đặt hệ thống thùng rác trong thơn
Trang trí poster tại các điểm đặt thùng rác
Bàn giao hệ thống thùng rác cho địa phương

III. Mục tiêu của nhóm
3.1. Mục tiêu đợt thực hành
- Mục tiêu chung: ứng dụng kiến thức thực hành môn Phát triển cộng đồng vào thực
tiễn tại cộng đồng
- Mục tiêu cụ thể:
+ Tìm hiểu thơng tin cộng đồng
+ Xác định vấn đề ưu tiên của cộng đồng
2


+ Xác định nhu cầu của cộng đồng
+ Xây dựng một dự án phù hợp với khả năng, thời gian thực hành của nhóm sinh viên
cũng như khả năng đáp ứng nguồn lực cho dự án của địa phương.
3.2 Mục tiêu của dự án
+ Xây dựng được hệ thống thùng rác tại các địa điểm công cộng của thôn: 2 điểm là

nhà văn hóa; 7 điểm là các đầu ngõ, xóm trong thơn Thuần Mỹ.
+ Thực hiện huy động nguồn lực tại thơn Thuần Mỹ để hồn thành dự án.
+ Thực hiện nhiệm vụ bàn giao dự án về địa phương
IV. Phương pháp sử dụng trong quá trình thực hành
4.1 Phương pháp phân tích tài liệu
Phân tích tài liệu thực chất là cải biến mục đích của thơng tin có sẵn trong tài liệu hay
nói cách khác đó là xem xét các thơng tin có sẵn trong tài liệu để rút ra các thông tin cần
thiết nhằm đáp ứng mục tiêu nghiên cứu của một đề tài nhất định [1].
Nhóm sinh viên đã sử dụng, phân tích, tìm hiểu những tài liệu, báo cáo có liên quan
đến vấn đề nghiên cứu đồng thời phân tích tài liệu, những vấn đề có liên quan đến đề tài
nghiên cứu và xác định xem những vấn đề này có thể áp dụng để bổ sung cho dự án của
nhóm. Cụ thể, nhóm sinh viên đã sử dụng phương pháp phân tích tài liệu để phân tích tình
hình kinh tế, chính trị, xã hội của thôn Thuần Mỹ dựa trên các tài liệu như bản đồ, tài liệu
lịch sử, tài liệu đánh giá kinh tế văn hóa tại nhà truyền thống thơn Thuần Mỹ.
4.2 Phương pháp điều tra bảng hỏi
Mục đích của việc sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi nhằm thu thập thơng
tin phục vụ nghiên cứu định lượng. Nhóm sinh viên xây dựng bộ công cụ bảng hỏi dành
cho khách thể nghiên cứu là người dân (theo hộ gia đình) tại thơn Thuần Mỹ.
Trong phiếu điều tra, nhóm đã thiết kế nhằm khai thác thông tin về:
- Điều kiện cơ sở vật chất của hộ gia đình
- Thực trạng các vấn đề mà nhóm đã đề xuất (bao gồm vấn đề môi trường, vấn đề
chiếu sáng đường làng, vấn đề văn hóa đọc)
- Nhu cầu của người dân về sửa chữa, nâng cấp các vấn đề đã nêu
- Nguồn lực đóng góp cho dự án nếu được triển khai
3


Bảng hỏi được phát dưới hình thức trực tiếp, thơng qua sinh viên đến từng nhà dân
khảo sát.
Sau thời gian phát bảng hỏi, nhóm sinh viên thu về được 63 phiếu trả lời của người

dân địa phương. Trong đó có độ tuổi tham gia trả lời khảo sát từ 30 tuổi trở lên.
4.3 Phương pháp phỏng vấn sâu
Đây là một phương pháp thu thập thông tin dựa trên cơ sở q trình giao tiếp bằng lời
nói có tính đến mục đích đặt ra, nhăm khai thác thu thập thơng tin để phục vụ cho nghiên
cứu.
Đối tượng:
- Trưởng thôn Thuần Mỹ: Bác Cao Văn Nhương
- Bí thư thơn Thuần Mỹ: Bác Khuất Duy Tho
Thông qua việc phỏng vấn các cán bộ địa phương thơn, nhóm sinh viên mong muốn
thu thâp các thơng tin cụ thể, chính xác và chun sâu về các vấn đề mà địa phương gặp
phải. Từ đó, xác định các vấn đề tồn tại, tìm hiểu khả năng tiếp cận nguồn lực tại địa
phương.
4.4 Phương pháp quan sát
Quan sát xã hội học là một trong những phương pháp được áp dụng phổ biến trong
các nghiên cứu xã hội học.
Nhóm sinh viên đã vận dụng để quan sát, mơ tả, nhìn nhận và ghi chép lại các thơng
tin phục vụ cho quá trình thực hành như: lượng rác thải sinh hoạt hằng ngày của người
dân, các khung giờ hoạt động, thói quen sinh hoạt, cơ sở hạ tầng,....
Nhóm sinh viên vận dụng phương pháp bằng cách trực tiếp xuống địa bàn tham quan
môi trường sống, cách thức sinh hoạt, vui chơi, giải trí của người dân tại đây.

4


B. NỘI DUNG THỰC HÀNH
I. TỔNG QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
1.1 Xã Trạch Mỹ Lộc
* Vị trí địa lý:
Nằm trên vùng đất sơn địa của xứ Đồi cổ kính, Trạch Mỹ Lộc thuộc Huyện Phúc
Thọ- Thành phố Hà Nội, cách trung tâm thủ đơ Hà Nội khoảng 40 km, có diện tích đất tự

nhiên 530,5 ha, dân số 7.066 người. Phía tây giáp với thị xã Sơn Tây, phía bắc giáp tỉnh
Vĩnh Phúc, phía nam giáp huyện Thạch Thất, phía đông giáp thị trấn Phúc Thọ.Trạch Mỹ
Lộc là địa phương có truyền thống cần cù, hiếu học và kiên cường trong đấu tranh chống
giặc ngoại xâm. Xã có 5 thơn, trong đó có 2 thơn thuộc vùng ven sơng Tích và 3 thôn
thuộc vùng đồng.[3]
*Truyền thống lịch sử:
Trước cách mạng tháng Tám năm 1945, đời sống của nhân dân vô cùng khó khăn
trước ách đơ hộ của thực dân Pháp. Ngày 3/2/1930 Đảng cộng sản Việt Nam ra đời và
lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành chính quyền, Trạch Mỹ Lộc là nơi sớm đón nhận và
tiếp thu ánh sáng cách mạng của Đảng.[3]
Đầu năm 1940, tổ thanh niên phản đế của địa phương được thành lập, đã đẩy mạnh
phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân trong toàn xã. Q trình đấu tranh đó đã
dẫn đến sự ra đời của Chi bộ Đảng cộng sản đầu tiên vào tháng 9 năm 1940. Đây là sự
kiện có ý nghĩa lịch sử vô cùng to lớn, đánh dấu một bước ngoặt lịch sử trong phong trào
đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Trạch Mỹ Lộc. [3]
Tháng 8/1945 dưới sự lãnh đạo của Đảng, trực tiếp là chi bộ cơ sở địa phương, nhân
dân xã Trạch Mỹ Lộc đã đoàn kết đấu tranh lật đổ bộ máy chính quyền tay sai, thiết lập
chính quyền cách mạng. Trải qua những năm tháng chiến đấu trường kỳ và anh dũng, Chi
bộ đã lãnh đạo nhân dân trong toàn xã đồn kết chiến đấu lập nên những chiến cơng hiển
hách góp phần cùng nhân dân cả nước đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân
Pháp mà đỉnh cao là chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “Lẫy lừng năm châu, chấn động
địa cầu” ngày 07/05/1954. Tiêu biểu cho những cán bộ đảng viên ưu tú trong thời kỳ
kháng chiến chống thực dân Pháp xã Trạch Mỹ Lộc đã có 02 cá nhân được Đảng và Nhà
nước phong tặng danh hiệu LLVT nhân dân, trong đó có anh hùng liệt sỹ Cao Thị Nấm và
anh hùng liệt sỹ Trịnh Thế Sương. Với những thành tích xuất sắc trong thời kỳ chống thực
5


dân Pháp, năm 1998 Đảng bộ và nhân dân xã Trạch Mỹ Lộc đã được Nhà nước phong
tặng danh hiệu anh hùng LLVT nhân dân. [3]

Sau ngày quê hương được giải phóng Đảng bộ và nhân dân xã Trạch Mỹ Lộc lại bắt
tay vào công cuộc khôi phục sản xuất, hàn gắn vết thương chiến tranh, ổn định đời sống
kinh tế, cùng với nhân dân cả nước xây dựng CNXH ở miền Bắc, đồng thời chi viện sức
người, sức của cho cơng cuộc giải phóng Miền Nam thống nhất Tổ Quốc. Với tinh thần
“Tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”. Hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng và Bác Hồ,
với khẩu hiệu “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”. Lớp lớp thanh niên nam, nữ xã Trạch
Mỹ Lộc đã hăng hái lên đường ra trận. Tiêu biểu cho lớp thanh niên lúc bấy giờ là tấm
gương chiến đấu mưu trí, dũng cảm, kiên cường của anh hùng liệt sỹ Hồng Đạo Cật, đó
mãi mãi là niềm tự hào của Đảng bộ và nhân dân xã Trạch Mỹ Lộc. [3]
Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm1975 kết thúc thắng lợi, non sông thu
về một mối. Trong các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ Quốc xã Trạch Mỹ Lộc đã có 11 Bà
mẹ Việt Nam anh hùng, 175 Anh hùng liệt sỹ và hàng trăm thương binh. Sự hy sinh to lớn
của các mẹ, các anh hùng liệt sỹ và các thương binh đã góp phần hồn thành sự nghiệp
cách mạng vẻ vang của dân tộc Việt Nam.[3]
* Hệ thống chính trị:
Đảng bộ xã Trạch Mỹ Lộc có 285 đảng viên, sinh hoạt tại 12 chi bộ. Phát huy truyền
thống đoàn kết và anh hùng, những năm qua, Đảng bộ xã được củng cố, tăng cường vững
mạnh trên cả 3 mặt chính trị, tư tưởng và tổ chức. Đảng bộ xã đã không ngừng đổi mới
phương thức hoạt động, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, đổi mới cơng tác cán
bộ và giáo dục chính trị, tư tưởng, thực hiện nghiêm túc Nghị quyết TW 4 (khóa XI), Chỉ
thị 05-CT/TW của Bộ chính trị về đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,
phong cách Hồ Chí Minh. Nhiều năm liền được công nhận là Đảng bộ trong sạch vững
mạnh, niềm tin của nhân dân đối với Đảng bộ, chính quyền tiếp tục được củng cố. [3]
Các tổ chức chính trị - xã hội ngày càng phát huy vai trò, hoạt động có bề rộng và
chiều sâu. Nhiều phong trào, hoạt động ý nghĩa góp phần quan trọng trong việc tập hợp,
định hướng nhân dân, xây dựng nơng thơn mới, xóa đói giảm nghèo…[3]
Các cơng trình phúc lợi như: đình, chùa, miếu, nhà thờ, nhà văn hóa thơn được xây
mới và nâng cấp, tiêu biểu là chùa và đình thơn Thuần Mỹ, chùa, nhà thờ thôn Trạch Lôi.
Hàng năm, lễ hội của các làng được tổ chức bảo đảm theo phong tục tập quán, tín ngưỡng
của nhân dân.[3]

6


* Tình hình kinh tế - xã hội của xã:
Trong những năm gần đây, kinh tế của xã có những bước phát triển khá. Tốc độ tăng
trưởng kinh tế đạt 10,5%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 30,3 triệu đồng /người/ năm.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: Nơng nghiệp: 35%; Cơng nghiệp- xây
dựng cơ bản: 32%; Thương mại- dịch vụ: 33%. [3]
Năm 2014 Trạch Mỹ Lộc được công nhận là xã nông thôn mới. Sau dồn điền đổi
thửa, xã tập trung vào cơ giới hóa, áp dụng mạnh mẽ tiến bộ khoa học kỹ thuật. Do đó,
kinh tế trang trại, vườn trại có bước phát triển khá, thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu
kinh tế nông nghiệp theo hướng tăng nhanh tỷ trọng sản xuất hàng hóa. Nhiều mơ hình
mới trong sản xuất, chăn nuôi được đầu tư mở rộng, đạt hiệu quả cao.[3]
Lĩnh vực văn hoá, xã hội, giáo dục, y tế tiếp tục phát triển. Tính đến hết năm 2016, xã
có 89% hộ gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa, 5/5 làng giữ vững danh hiệu làng văn
hóa, 6/6 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt danh hiệu đơn vị văn hóa; 3/3 trường đạt
trường chuẩn quốc gia. [3]
Năm 2011, Trạch Mỹ Lộc là 1 trong 4 xã đầu tiên của huyện đạt tiêu chí quốc gia về y
tế theo Bộ tiêu chí mới giai đoạn 2011- 2016. Đến nay, xã vẫn tiếp tục được UBND thành
phố Hà Nội công nhận là xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế giai đoạn 2016- 2021.[3]
1.2 Thơn Thuần Mỹ
*Vị trí địa lý và dân số
Thuần Mỹ là thôn nằm ở giữa trung tâm xã Trạch Mỹ Lộc, thuộc vùng đồng với 10
xóm nhỏ bao gồm:
-

Xóm Trác 1,
Xóm Trác 2,
Xóm Tâm Trong,
Xóm Tâm Ngồi,

Xóm Giữa,
Xóm Gáo,
Xóm Chùa,
Xóm Trại 1,
Xóm Trại 2.

Thơn Thuần Mỹ nằm tiếp giáp với thôn Tuy Lộc và thôn Trạch Lôi.
7


Hiện tại thơn có dân số khoảng hơn 200 hộ dân. Địa hình khu dân cư gồm nhiều ngõ
ngách nhỏ, quanh co, phức tạp, thông từ mặt đường này với mặt đường khác.
*Lịch sử hình thành
Sự hình thành của thơn Thuần Mỹ được gắn liền với sự hình thành của xã Trạch Mỹ
Lộc. Thuần Mỹ tự hào khi là một trong ba chia bộ Đảng đầu tiên được thành lập vào năm
1962 tại xã Trạch Mỹ Lộc cùng với chi bộ Tuy Lộc và Trạch Lơi.
*Hành chính
Trải qua hơn 80 năm hình thành và phát triển, thơn Thuần Mỹ đã dần xây dựng hệ
thống các đơn vị hành chính phân tách thành các đơn vị là xóm để đảm bảo tính hiệu quả
cho hoạt động quản lý dân cư.
-

Về tổ chức chính trị

Thơn Thuần Mỹ hiện tại có 5 tổ chức chính trị bao gồm:







Chi hội người cao tuổi ( Bác Nguyễn Văn Quý – chi hội trưởng)
Chi hội cựu chiến binh (Bác Cao Văn Thiết – chi hội trưởng)
Chi hội phụ nữ (Bác Nguyễn Thị Thanh – chi hội trưởng)
Chi hội nông dân (Bác Khuất Duy Lộc – chi hội trưởng)
Chi hội chữ thập đỏ (Bác Cao Như Lai – chi hội trưởng)

Thôn Thuần Mỹ cũng là địa phương có bộ phận đảng viên thường xuyên sinh hoạt và
chiếm khoảng 1/3 số đảng viên tại xã Trạch Mỹ Lộc với sự điều hành của 01 đồng chí bí
thứ đảng ủy chi bộ.
Đoàn thanh niên bao gồm các thanh thiếu niên luôn tham gia sinh hoạt và hỗ trợ các
hoạt động tại địa phương dưới sự điều hành của bí thư đồn là chị Khuất Thị Hằng.
-

Về bộ máy chính quyền

Thơn Thuần Mỹ có 01 cán bộ phụ trách chính (Trưởng thơn Cao Văn Nhương), 01 bí
thư thơn (Bí thư Khuất Duy Tho) và các cán bộ là chi hội trưởng các chi hội tại thơn , mỗi
xóm có 01 trưởng xóm hỗ trợ cùng điều hành các cơng việc trong thôn.
*Đặc điểm kinh tế xã hội
-

Về kinh tế

8


Đa số người dân tại thôn Thuần Mỹ vẫn giữ nét truyền thống làm nơng nghiệp nhưng
cơ bản đã có những phát triển rõ rệt về kinh tế từ khi cơ dự án dồn điền đổi thửa và
chuyển đổi giống cây trồng vào năm 2013.

- Về xã hội
₊ Trình độ dân trí: Tính đến thời điểm hiện tại, theo thống kê cho biết, lứa tuổi thanh
thiếu niên hiện tại có trình độ khá cao và đồng đều, đa phần đều được đi học và hồn
thành chương trình học phổ thơng, một số tiếp tục tham gia học tại các trường cao đẳng
và đại học. Trình độ dân trí địa phương tương đối cao, các hoạt động khuyến học được
thực hiện trong từng dịng họ nhằm khuyến khích việc học và nâng cao trình độ học vấn.
₊ Tệ nạn xã hội: Thôn Thuần Mỹ được đánh giá là một trong những địa phương có
mức độ an tồn cao, ít xảy ra các tệ nạn xã hội ở mức nghiêm trọng
₊ Hoạt động giáo dục, văn hóa, xã hội:
● Toạ lạc tại thơn Thuần Mỹ có 1 ngơi chùa cổ kính là chùa Nghiêm Phúc, đây là
nơi mà các em nhỏ của thôn thường xuyên đến sinh hoạt trong mùa hè năm
2022.
● Với truyền thống cách mạng, đồng thời là quê hương của nhiều anh hùng đã
chiến đầu anh dung trong công cuộc chiến đấu giành lại độc lập dân tộc, người
dân thơn Thuần Mỹ ln có ý thức trách nhiệm lưu giữ những hiện vật cũng
như công lao của các anh hùng tại Nhà truyền thống. Nhà truyền thống đã
được Bộ Văn hóa và Du lịch cấp chứng nhận di tích lịch sử.
● Hội làng thường được tổ chức hội chính vào thàng 2 âm lịch và 3 năm tổ chức
1 lần (từ ngày 12/2 đến 13/2) bao gốm các hoạt động như hội Đình làng, rước
Thánh,... Ngồi ra hằng năm vào tháng 3 sẽ mở cửa Đình phục vụ nhân dân
đến dâng lễ cúng bái.
● Các hoạt động văn hóa văn nghệ dành cho lứa tuổi thanh thiếu niên nhi đồng
được tổ chức và hoạt động hằng năm tại nhà văn hóa và sân chùa Nghiêm Phúc
bao gồm các hoạt động chính như: sinh hoạt hè, đêm hội trăng rằm,...
● Ngồi các hoạt động văn hóa tơn giáo, văn nghệ tại địa phương cũng thường
xuyên có các hoạt động thể dục thể thao như hội người cao tuổi tập văn nghệ
vào mỗi tối, các mơn thể thao tại sân Đình,...

9



II. TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG
2.1 Bước 1: Xây dựng mối quan hệ với cộng đồng
a. Xác định cộng đồng:
Trong q trình đi thực hành mơn Phát triển cộng đồng vừa qua, nhóm sinh viên
Cơng tác xã hội chúng em đã được phân cơng cộng đồng mình sẽ tìm hiểu là thôn Thuần
Mỹ, xã Trạch Mỹ Lộc, huyện Phúc Thọ, Hà Nội.
b. Thiết lập quan hệ:
Ngày đầu tiên bọn em đã đi thăm quan xung quanh và đã được gặp chị Khuất Thị
Hằng đang dẫn dắt sinh hoạt hè cho trẻ em trong thơn tại nhà văn hóa. Nhóm sinh viên
bọn em được chị cung cấp một số thông tin về các ban lãnh đạo trong thôn cũng như được
giao lưu với nhóm trẻ em trong thơn. Sau đó bọn em đã liên lạc với bác Cao Văn Nhương
là trưởng thôn thôn Thuần Mỹ và thống nhất lịch hẹn gặp bác để tìm hiểu sâu một số
thơng tin liên quan đến thơn.
Sau đó nhóm sinh viên đã có một buổi trò chuyện, phỏng vấn sâu về cộng đồng mà
chúng em sắp gắn bó trong khoảng thời gian khoảng 4 tuần. Chúng em đã được gặp gỡ
với ban lãnh đạo thơn gồm trưởng thơn và bí thư của thơn Thuần Mỹ tại nhà văn hóa thơn
để giới thiệu về bản thân nhóm chúng em, gửi bác giấy giới thiệu của nhà trường và gửi
bản kế hoạch thực hành của cả nhóm.
Sau buổi gặp gỡ phỏng vấn sâu các lãnh đạo của thơn, bọn em đã chia nhau đi tìm
hiểu và chào hỏi các nhà xung quanh khu vực thôn Thuần Mỹ, đây là bước thứ hai của
nhóm chúng em khi tiếp cận cộng đồng, nhóm cùng ăn, cùng ở, cùng làm.
Cùng với việc sử dụng các phương pháp quan sát, phương pháp phỏng vấn nhanh
(phỏng vấn những người dân của thơn Thuần Mỹ khi gặp trên đường, hàng tạp hóa để
cùng tìm hiểu thêm thơng tin), và phương pháp phân tích tài liệu (được sự giúp đỡ các cán
bộ thơn và tìm hiều qua nhà Truyền thống xã Trạch Mỹ Lộc)
Trong q trình thu thập thơng tin nhóm đã chia nhau đến các hộ gia định trị chuyện
chia sẻ, tìm hiểu và thiết lập mối quan hệ với cộng đồng. Người dân nhiệt tình, thân thiện,
chia sẻ cung cấp thơng tin và các cán bộ trong thôn cũng rất nhiệt tình giúp đỡ nhóm sinh
viên. Bên cạnh đó cũng có khó khăn là người dân và cán bộ khơng có nhiều thời gian để

chia sẻ.
c. Duy trì và củng cố quan hệ với địa phương, công đồng:
10


Tiếp cận cộng đồng là làm quen và tạo mối quan hệ thân thiện với người dân, nhóm
chúng em cùng làm với người dân, giúp dân để có thể tạo lập được mối quan hệ tốt hơn
và có thể hiểu về đời sống của người dân hơn. Để củng cố mối quan hệ thân thiết hơn,
nhóm chúng em đã có một buổi sinh hoạt hè tại chùa Ngiêm Phúc cùng với nhóm trẻ em
trong thơn, buổi sinh hoạt diễn ra rất vui vẻ và thành cơng trong đó nhóm em đã tổ chức
các trò chơi cùng với những phần quà để khích lệ tinh thần vui chơi của các em.
Để duy trì và củng cố mối quan hệ với cộng đồng- thơn Thuần Mỹ, trong q trình
thực hiện kế hoạch phát triển cộng đồng ở đây thì nhóm chúng em luôn đồng hành cùng
ban đại diện và người dân ở thôn Thuần Mỹ để đạt được kết quả tốt nhất. Trong q trình
thực hiện thì chúng em có kế hoạch báo cáo cụ thể với bác trưởng ban đại diện cũng như
bác trưởng thôn cùng mọi người dân để người dân có thể nắm rõ q trình thực hiện kế
hoạch phát triển cộng đồng.
Trong quá trình làm việc, sinh hoạt ở thơn Thuần Mỹ thuộc huyện Trạch Mỹ Lộc thì
nhóm chúng em đã được lãnh đạo của địa phương và người dân ở đây đã tạo điều kiện
giúp đỡ rất nhiều, người dân cùng các ban cán bộ luôn nhiệt tình giúp đỡ, thân thiện, ủng
hộ chúng em trong quá trình làm việc. Vì chúng em vẫn cịn là sinh viên và vẫn chưa có
nhiều kinh nghiệm trong q trình thực hành phát triển cộng đồng nên sẽ có những lúc
chúng em sẽ có những sai sót trong q trình thực hành.
d. Đánh giá kết quả hợp tác:
Mục đích của chuyến đi thực hành phát triển cộng đồng này là để chúng em áp dụng
những lý thuyết đã học trên lớp ứng dụng vào thực tế để từ đó đúc kết ra bài học kinh
nghiệm cho những lần làm việc sau này trong tương lai hành nghề.
Chúng em luôn chủ động và tích cực trong vai trị xúc tác để giúp cộng đồng nhân
định mục tiêu, tiềm năng và các nguồn hỗ trợ để đạt được mục tiêu đồng thời tạo ra các cơ
hội và điều kiện để đạt được mục tiêu.

Trong quá trình làm việc thì chúng em đã tạo được niềm tin tưởng đối với người dân
cũng như với ban đại diện cho nên chúng em dễ dàng hòa nhập cùng với cộng đồng nơi
chúng em làm việc. Đồng thời cùng với sự giúp đỡ của các bên lãnh đạo thơn/ xã chúng
em đã nhanh chóng tiếp cận được đời sống của nhân dân, những nhu cầu mong muốn của
người dân để từ đó đặt những vấn đề và đưa ra kế hoạch phù hợp với mong muốn của
người dân. Tuy kế hoạch thực hiện diễn ra gấp rút vì thời gian có hạn nhưng kế hoạch của

11


chúng em đã đi đúng theo kế hoạch đã đề ra và cũng được ban đại diện thôn đánh giá là
thành cơng tốt đẹp.
2.2 Bước 2: Tìm hiểu và phân tích cộng đồng
2.2.1 Bộ cơng cụ PRA
LƯỢC SỬ THƠN BẢN
*Vị trí địa lý:
Năm trên cùng đất sơn địa của xứ Đồi cổ kính, Trạch Mỹ Lộc thuộc huyện Phúc
Thọ, thành phố Hà Nội
-

Diện tích đất tự nhiên là 530,5 ha
Dân số khoảng 7.060 người
Phía tây giáp thị trấn Sơn Tây
Phía Bắc giáp tỉnh Vĩnh Phúc
Phía Nam giáp huyện Thạch Thất
Phía Đơng giáp thị trấn Phúc Thọ

Xã có 5 thơn trong đó có 2 thơn thuộc ven sơng Tích và 3 thơn thuộc vùng đồng
*Lịch sử hình thành:
Thời gian


Sự kiện

Ngày 3/2/1930

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và xã Trạch Mỹ Lộc là nơi sớm
đón nhận và tiếp thu ánh sáng cách mạng của Đảng

Ngày 1/9/1940

Thành lập chi bộ đầu tiên huyện Phúc Thọ. Đầu tiên có tên là làng
Tranh sau là làng Thuần Mỹ và bây giờ là thôn Thuần Mỹ

Tháng 8/1945

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, trực tiếp là chi bộ cơ sở địa phương,
nhân dân Trạch Mỹ Lộc đã đồn kết đấu tranh lật đổ bộ máy chính
quyền tay sai, thiết lập chính quyền Cách Mạng

Ngày 7/5/1954

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ có 2 cá nhân được nhà nước
phong tặng danh hiệu lực lượng vũ trang nhân dân là liệt sĩ Cao
Thị Nấm và anh hùng Liệt sĩ Trịnh Thế Sương
12


Năm 1955 - 1956

Thành lập trường PT cấp 1 với 5 lớp có 210 học sinh, đến năm

1960 lớp học phổ thơng tồn xã có 9 lớp với 310 học sinh

Tháng 6/1962

Huyện uỷ huyện Tùng Thiện đã quyết định thành lập chi bộ Đảng
Trạch Mỹ Lộc gồm 3 chi bộ Tuy Lộc, Thuần Mỹ, Trạch Lôi

Năm 1998

Đảng bộ và nhân dân xã Trạch Mỹ Lộc đã được Nhà nước phong
tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân

Năm 2014

Xã được phong danh hiệu xã đạt chuẩn Nông thôn mới

BẢN ĐỒ XÃ HỘI

Nhìn vào bản đồ xã hội ta có thể thấy các màu sắc đại diện cho các vùng khác nhau.
-

Màu xanh lá cây: Là khu người dân dùng để tập trung canh tác lúa và vụ mùa
tại đây.
13


-

Màu xanh da trời nhạt: Diện tích ao được sử dụng tùy theo mục đích của hộ
dân đấu thấu được.

Màu cam: Biểu thị nơi tập trung các hộ dân sinh sống
Màu xanh da trời đậm là nơi người dân tập trung trồng nhiều cây ăn quả

Phần đất trống bên rìa đang được người dân để trống, có thể được sử dụng vào các
hoạt động trồng trọt (cây ăn quả) trong tương lai.
Các trục đường chính của thơn được coi như đường ranh giới giữa thôn Thuần Mỹ và
thôn Trạch Lôi vầ phía Đơng và thơn Tuy Lộc về phía Tây.
Đường trục chính đi qua thơn Thuần Mỹ nối giữa QL32 và QL21A tạo điều kiện giao
thông thuận lợi. Trên trục đường chính của thơn cũng tập trung các địa điểm quan trọng
như nhà văn háo, nhà truyền thống và chùa Nghiêm Phúc.

SƠ ĐỒ LÁT CẮT

14


Với sơ đồ lát cắt của thôn Thuần Mỹ như hình ảnh trên đây, ta có thể thấy địa hình
của thơn tương đối bằng phẳng.
Trên địa bàn thơn thì bao gồm khu vực dân cư có nhà dân và các cơ quan ban ngành,
đặc biệt với truyền thống văn hóa hoạt động mạnh mẽ từ thời kháng chiến đến nay, tại
thơn rất vinh dự có một di tích lịch sử là Nhà truyền thống thôn Thuần Mỹ, và chùa
Nghiêm Phúc là một trong những địa điểm quan trọng tại thôn. Đối với hoạt động ni
trồng, người dân tại thơn có trồng một số loại cây ăn quả, cây bóng mát, chăn ni một số
loại động vật (chó, mèo), gia cầm (vịt, gà), lợn,... tuy nhiên việc chăn nuôi vật nuôi
thường là chăn nuôi nhỏ lẻ, chỉ khoảng 30% các hộ dân chăn ni với mục đích kinh
doanh. Việc tưới tiêu cũng diễn ra khá thuận lợi nhờ các cơng trình tưới tiêu đã được đảm
bảo từ công ty Phù Sa.
Khu vực ruộng lúa dùng để trồng một số loại lúa đặc trưng như lúa tẻ dùng để làm
thực phẩm. Người dân ở đây trồng lúa 2 vụ là vụ lúa mùa và vụ lúa chiêm. Diện tích đất
15



trồng lúa ở địa bàn rộng lớn và tập trung. Mặc dù khu vực trồng lúa có diện tích lớn
nhưng bên cạnh đó cũng tồn tại một số khó khăn như sâu bệnh, thiên tai. Thơn Thuần Mỹ
có địa hình tương đối nên khi xảy ra các cơn mưa lớn cũng có thể dẫn đến bị ngập, lụt gây
ảnh hưởng đến năng suất mùa vụ.
Khu vực ao hồ, người dân sẽ sử dụng theo đấu thầu, có thể trồng lúa hoặc thả sản tùy
theo hộ gia đình đã đấu thầu được.

16


SƠ ĐỒ MÙA VỤ

Tháng

1

2

3

4

5

6

7


8

9

10

11

12

Mùa mưa
Mùa lũ
Vụ Đông Xuân
Vụ Hè Thu
Mùa lao động
Chăn nuôi
Trồng cây hoa màu
Trồng cây ăn quả

Sơ đồ mùa vụ cho nhóm nghiên cứu nắm bắt được các hoạt động thường xuyên diễn
ra trong năm tại địa phương. Tại thôn Thuần Mỹ, thời gian diễn ra mùa mưa lũ cơ bản
như các vùng khác tại đồng bằng sông Hồng, tập trung vào các tháng 5, 6, 7, 8, 9. Khi gặp
mưa lũ thường sẽ gây ra một số thiệt hại đáng kể như làm giảm sản lượng thu hoạch của
lúa và một số loại cây ăn quả.
Mùa trồng lúa của thôn Thuần Mỹ được chia thành hai vụ chính là vụ Hè Thu và vụ
Đơng Xn. Vụ Hè Thu thường được bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 8. Vụ
Đông Xuân bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Như vậy có thể thấy vào tháng 9 và
tháng 10 sẽ là thời gian nông nhàn của thôn.
Mùa lao động của thôn kéo dài suốt cả năm vì ngồi 9 tháng trồng lúa nhân dân ở
thơn vẫn cịn hoạt động chăn ni gia súc gia cầm và trồng cây hoa màu kéo dài cả năm.

Về trồng cây ăn quả, thơn Thuần Mỹ đã có những chuyển biến nhất định về việc
chuyển đổi giống cây trồng, tạo ra năng suất nhiều hơn, tập trung vào các giống cây trồng

17


mang lại giá trị lâu dài và tập trung thu hoạch vào các tháng từ tháng 2 đến tháng 4 và từ
tháng 8 đến tháng 10.

SƠ ĐỒ KÊNH THÔNG TIN

Sơ đồ kênh thơng tin giúp cho nhóm sinh viên đánh giá hiện trạng thơng tin đến
với các hộ gia đình qua đó người dân tự đánh giá chất lượng thơng tin từ địa chỉ mà họ
thấy đáng tin cậy, phù hợp với cuộc sống. Với loại sơ đồ kênh thông tin này cũng giúp
cho nhóm sinh viên đánh giá được loại kênh thơng tin nào là có ích và tiện lợi nhất cho
người dân sinh sống tại địa bàn thôn và kênh thông tin nào là không phù hợp và người
dân ít khi tiếp cận được và sử dụng. Từ đây có thể thấy tại thơn Thuần Mỹ có 4 kênh
thông tin cơ bản bao gồm:
- Loa phát thanh: Là cơng cụ chính để thơng tin được truyền đi nhanh nhất trên phạm
vi tất cả các xóm của thơn. Loa phát thanh được phụ trách quản lý bởi bí thư thơn và đặt
tại nhà văn hóa.
- Bảng tin: Được đặt tại tường của nhà văn hóa, là nơi ghim các văn bản/ thông báo
quan trọng đến người dân. Bảng tin được dùng với tần suất khá ít
- Các buổi sinh hoạt: Trong thơn khi có những sự kiện quan trọng sẽ tổ chức các buổi
sinh hoạt có sự tham gia của các cán bộ nịng cốt trong thơn, các trưởng xóm và người
dân nếu có.
18


- Truyền miệng: Đây là kênh thơng tin có hiệu quả nhất vì địa phương người dân gắn

kết và thường xuyên qua lại nhà nhau.

SƠ ĐỒ VEN

Sơ đồ ven giúp cho nhóm nghiên cứu thấy được tầm quan trọng của các tổ chức địa
phương đối với các hoạt động của thơn Thuần Mỹ. Thơng qua sơ đồ ven ta có thể thấy
người dân của thơn Thuần Mỹ có mối quan hệ khá là khăng khít với một số tổ chức như:
Hội thanh niên, hội cựu chiến binh, hội nông dân, hội phụ nữ, hội người cao tuổi, hội chữ
thập đỏ. Đối với ban quản lý thơn thì cũng có mối quan hệ khá khăng khít và liên hệ mật
thiết với người dân sinh sống tại địa bàn. Ngồi ra thì UBND xã Trạch Mỹ Lộc và các cơ
quan cấp huyện như y tế, trường cấp 3 công lập hay cơ quan cấp thành phố cũng thuộc
mối quan hệ gần nhưng khơng khăng khít q nhiều.
2.2.2 Cơng cụ SWOT

S

W

- Người dân sống lâu đời tại địa phương, có - Mặc dù số người trong độ tuổi lao động
ý thức giữ gìn nét đẹp truyền thống
cao nhưng hầu hết mọi người đều đi làm
công nhân ở các khu công nghiệp lân cận
- Mặt bằng kinh tế tương đối ổn định
nên khơng có nhân lực trẻ cho hoạt động
- Tình hình chính trị xã hội ổn định
nông nghiệp.
- Là một trong những địa bàn được huyện
- Mặc dù hệ thống sông và kênh rạch thuận
ủy quan tâm nhất trong xã, chú trọng xây
lợi cho việc tưới tiêu nhưng bị ảnh hưởng

dựng và đầu tư
bởi vấn đề ô nhiễm môi trường do rác sinh
hoạt còn vứt bừa bãi
T

O

- Việc bảo tồn và gia tăng các giá trị truyền - Số người đang trong độ tuổi lao động đều
19


thống tốt đẹp tại địa phương đã được coi đi làm ăn xa cũng là một thách thức lớn
trọng
trong thôn
- Có dân cư đơng và đa dạng lứa tuổi, trình
độ. Dân cư có sự nhiệt tình với các dự án
được đưa về thơn làm tăng chất lượng cuộc
sống.

- Vì cịn nhiều hộ gia đình chưa tách việc
chăn ni ra khỏi khu vực nhà ở nên gây ra
việc ô nhiễm không khí và nguồn nước do
chất thải chăn ni gây ra

- Hệ thống kênh mương thuận lợi cho việc - Là địa bàn có địa điểm thuộc diện di tích
điều hịa nước.
lịch sử cần bảo tồn và đang gặp hạn chế về
sửa chữa

2.2.3 Kết luận

Qua quá trình quan sát, thu thập thơng tin và phân tích, nhóm sinh viên nhận thấy
rằng:
Thứ nhất, nhìn chung thơn Thuần Mỹ có điều kiện kinh tế, cơ sở vật chất, xã hội, giáo
dục, văn hóa phát triển khá đồng đều, còn một số hạn chế về nâng cấp và sửa chữa cơ sở
vật chất.
Thứ hai, đa số các gia đình đều chưa chú trọng nhiều vào việc phân loại rác thải sinh
hoạt và chưa thống nhất trong tồn thơn về các địa điểm tập kết rác.
Thứ ba, trẻ em đã có nhiều hoạt động vui chơi giải trí, các sự kiện hoạt động tại địa
phương nhưng cịn bộ phận khơng nhỏ các em phụ thuộc vào các thiết bị công nghệ.
Thứ tư, khi tham gia các dự án cộng đồng các gia đình đều nhiệt tình hưởng ứng và
tham gia theo sự chỉ đạo từ cán bộ địa phương và những người có uy tín.
Những nhận định trên được đưa ra là những nhận định ban đầu và điều kiện cũng như
các vấn đề mà cộng đồng đang gặp phải. Để kiểm định các giả thuyết cũng như mức độ
quan tâm các vấn đề của người dân địa phương, nhóm sinh viên đã tiến hành khảo sát
bằng phương pháp điều tra bảng hỏi.
2.3 Bước 3: Phân tích các vấn đề
2.3.1 Vấn đề đèn đường
*Vấn đề của dự án
20


×