Mối liên hệ giữa lý thuyết và thực hành phát triển cộng đồng:
đó là trực giác hay là điều không thích hợp?
Nghiên cứu trường hợp New Britain, Connecticut
Zenia Kotval
Zenia Kotval là Phó Giáo sư về Lập kế hoạch vùng và đô thị, và là Giám đốc Hiệp hội
Lập kế hoạch đô thị, Trường Đại học bang Michigan, Hoa Kỳ.
Bài này đăng trên “Tạp chí Phát triển Cộng đồng”, Tập 41, Số 1, Tháng Giêng 2006
Tóm tắt
Trong thực hành lập kế hoạch, thường có những cuộc thảo luận, tranh cãi và mặc cả trước
khi đưa ra một kế hoạch mà hầu hết các bên liên quan đều nhất trí. Nhưng điều gì sẽ xảy
ra khi có sự không tin tưởng một cách sâu sắc giữa các nhà lãnh đạo và người dân, mà
không phải vì một lý do thông thường nào? Phải chăng lý thuyết về lập kế hoạch đã chỉ
dẫn việc thực hành của chúng ta bằng trực giác hay khoảng cách giữa lý thuyết và thực
hành đã tạo ra điều không phù hợp giữa việc phát triển cộng đồng và các nhà lập kế
hoạch chuyên nghiệp? Trong khuôn khổ của các nguyên tắc và lý thuyết lập kế hoạch, bài
báo này sẽ mô tả khung cảnh, các mối quan tâm trong lập kế hoạch, quá trình lập kế
hoạch và đánh giá họat động của một công ty tư vấn lập kế hoạch để tạo sức sống mới
cho Quận doanh nghiệp Broad Street ở New Britain, Connecticut. Bài báo sẽ kết thúc với
những bài học giành cho các nhà lập kế hoạch cũng như các chuyên gia phát triển cộng
đồng hiện đang tham gia vào các dự án lập kế hoạch trong hoàn cảnh có sự chống đối và
xung đột về giá trị.
Mở đầu
Là những nhà lập kế hoạch cho cộng đồng, chúng ta được đào tạo thành những người
giao tiếp giỏi cũng như được dạy cách nhận biết các nhu cầu khác nhau và mục tiêu của
các đảng phái hoặc của dân chúng. Chúng ta biết rõ những điểm mạnh và những thách
thức của các lý thuyết và mô hình lập kế hoạch qua sự đồng hóa và sự hợp nhất (nồi đun
chảy) đối với tính đa dạng (những thứ được sơn phủ bởi văn hóa). Trong khi các lý
thuyết luôn được trình bày một cách biệt lập thì các nhà lập kế hoạch biết rằng các vấn đề
của thế giới thực tế rất hiếm khi tách rời nhau. Hơn nữa, hầu hết các lý thuyết lập kế
hoạch cho cộng đồng đều thừa nhận rằng sự tham gia có thiện chí của một bộ phận công
chúng vào quá trình lập kế hoạch mang ý nghĩa rất to lớn. Không có sự tham gia này, các
nhà lập kế hoạch không biết được nguyện vọng và suy nghĩ của các bộ phận khác nhau
của dân chúng mà họ đang phục vụ (Stain và Harper, 2000).
Trong một dự án lập kế hoạch gần đây ở New Britain, Connecticut, một nhóm các nhà tư
vấn phải đương đầu với tình huống rất khó khăn khi làm việc trong một môi trường thiếu
sự tin cậy của các quan chức lãnh đạo đối với mọi nỗ lực lập kế hoạch. Cư dân và các
bên liên quan thể hiện họ không mong muốn giao tiếp với người ngoài và không sẵn lòng
hợp tác cho lợi ích chung. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, các chuyên gia lập kế hoạch soi
1
kinh nghiệm của họ vào lý thuyết để hiểu rõ hơn và rút ra bài học từ những thử thách họ
đã trải qua.
Khi áp dụng những nguyên lý của các lý thuyết lập kế hoạch khác nhau vào thực hành ở
New Britain, không có một mô hình cụ thể nào phù hợp. Hơn nữa, khi sử dụng những tài
liệu lập kế hoạch hiện tại liên quan đến chủng tộc, giới, và đạo đức, chúng ta nhìn thấy
rất ít những mối tương tác có thể so sánh của nền văn hóa và việc lập kế hoạch hiện tại.
Trong những phân tích cuối cùng, nếu trường hợp của New Britain không phải là duy
nhất thì chắc là có sự thiếu sót trong các lý thuyết lập kế hoạch hiện nay: các lý thuyết
cho rằng quá trình lập kế hoạch cho cộng đồng định hướng theo mục tiêu sẽ đáp ứng
nguyện vọng và nhu cầu của địa phương. Nhưng làm thế nào để chúng ta lập kế hoạch
với cộng đồng và vì cộng đồng khi mà cộng đồng không tin tưởng, cộng đồng im lặng, và
không tham gia vào quá trình lập kế hoạch? Thật không may, tài liệu lại là thứ im lặng
nhất.
Hầu hết những trường hợp tạo sức sống mới cho cộng đồng, điều thường thấy là các đảng
phái thảo luận, tranh luận và mặc cả trước khi đi đến chỗ hiểu biết lẫn nhau. Nhưng điều
gì xảy ra khi có sự thiếu tin cậy sâu sắc giữa các đảng phái mà những lý do thường không
thể phát hiện ra được? Làm thế nào để các nhà lập kế hoạch xua tan được sự hoài nghi
trong dân chúng và nỗi sợ hãi của chính quyền địa phương, và làm giảm bớt những phản
ứng từ chối hợp tác của chính quyền địa phương để tiếp tục những nỗ lực tạo sức sống
mới cho cộng đồng? Nhóm các nhà tư vấn của chúng ta đã phải đương đầu với những thử
thách đó trong khi họ cố gắng xây dựng một chiến lược tạo sức sống mới cho Quận
doanh nghiệp Broad Street ở New Britain, Connecticut.
Bài báo này mô tả những nỗ lực để đạt được sự hỗ trợ và tôn trọng của các bên, bản chất
của những thỏa thuận đạt được, và những bài học đáng nhớ cho các nhà lập kế hoạch và
các nhà xây dựng cộng đồng đang tham gia vào các dự án trong đó các công dân không
tin cậy chính phủ. Bài báo này cũng cố gắng đặt thực hành phát triển cộng đồng trong
bối cảnh lập kế hoạch và lý thuyết phát triển cộng đồng đồng thời phản ánh những
nguyên tắc có thể áp dụng như giải pháp thực tế cho vấn đề lập kế hoạch.
Con phố và người dân khu phố
Broad Street được xác định là quận thương mại trong thành phố New Britain,
Connecticut. Broad Street được coi như xương sống phục vụ cư dân. Đường phố Bắc-
Nam dài khoảng gần một dặm, bao quanh là phố Columbus, công viên, Phố chính về phía
Đông và công viên Pulaski về phía Tây. Đường phố này được đánh dấu bằng quả đồi với
độ dốc thoai thoải.
Không giống với các khu buôn bán của New Britain, cách đó nửa dặm là Broad Street
luôn hối hả với những hoạt động – đi lại, trao đổi, v.v… Các cửa hiệu trong khu vực rao
bán bằng tiếng Ba Lan hoặc tiếng Tây Ban Nha, và ai cũng có thể nhìn thấy các lá cờ Ba
Lan bay phấp phới nhiều hơn cờ Mỹ. Ở đây không có các cửa hàng trong cùng hệ thống
của một công ty, không có những cửa hiệu lớn, hoặc các cửa hàng tạp hóa tầm cỡ. Việc
2
chia thành khu vực được chấp nhận khi các vùng đã đủ mạnh, và vẫn chật chội, lộn xộn,
sôi động và đủ kiểu người, đủ thứ mùi, và đủ các loại ngôn ngữ.
Hầu hết các tòa nhà trên phố đều được xây dựng từ đầu thế kỷ và hàng dãy các cửa hàng
buôn bán một tầng được đặt thêm vào phía trước các khu dân cư kiến trúc cao năm hoặc
sáu tầng. Một kiểu đô thị lộn xộn phụ thêm cho việc tạo thành đặc trưng hỗn loạn của cư
dân: những ngôi nhà ván ghép nằm cạnh những tòa nhà gạch, và những ngôi nhà gạch
cạnh những nhà hộp bằng bê tông. Mặt tiền của một số cửa hàng được chăm sóc đẹp đẽ
trong khi các nhà khác không buồn quan tâm đến hình ảnh của họ. Nhưng bằng cách nào
đó họ vẫn tồn tại được. Một số năm qua đã có sự đầu tư đáng kể của nhiều nhà buôn mới
chuyển đến và điều này làm cho các nhà buôn khác phải nâng cấp mặt tiền cửa hàng.
Phần lớn những người sống và làm việc ở Broad Street là thế hệ đầu tiên của người Mỹ
gốc Ba Lan, cùng với những dòng người nhập cư tràn vào ngày càng nhiều từ Puerto
Rican. Cũng giống như hàng triệu người nhập cư trước ở các trung tâm thành phố khác,
người gốc Ba Lan bắt đầu rời khỏi Broad Street. Họ leo dần lên các bậc thang kinh tế và
thích nghi với văn hóa Mỹ, mua nhà ở các khu dân cư có tên tuổi như Berlin,
Southampton, và Rocky Hill.
Khi làn sóng đầu tiên của người Ba Lan nhập cư rời khỏi nơi này đã có 2 hiện tượng xảy
ra. Thứ nhất, có những người Ba Lan mới nhập cư và có những người từ thành phố New
York chuyển đến. Trên thực tế, các công dân địa phương thường hành động như một
“nhà tài trợ” để tìm kiếm các gia đình Ba Lan mới di cư đến và cho họ ở trong những
ngôi nhà hoặc căn hộ bỏ trống. Ngoài ra, cha xứ của trung tâm nhà thờ thiên chúa giáo Ba
Lan đã xây dựng những khu nhà riêng và tìm kiếm các gia đình Ba Lan và cho họ sống
trong khu vực của nhà thờ. Hiện tượng thứ 2 là có nhiều gia đình Puerto Rican chuyển
vào khu vực ven, do giá thuê nhà ở đó rẻ.
Khi văn hóa Ba Lan và Puerto Rican cùng hiện diện, trên bề mặt thể hiện rất ít sự xung
đột về văn hóa. Trên thực tế, đã có một sự việc xảy ra, đó là trong cuộc chạy đua vào
chiếc ghế nghị sĩ tại khu Broad Street, một ứng cử viên tỏ vẻ bài xích người Tây Ban Nha
đã bị đánh trượt. Thông điệp của ông ta đã không tạo được tiếng vang đối với cử tri
Broad Street. Ở cấp độ công chúng, người ta có cảm giác là có sự tồn tại hòa bình giữa
hai nền văn hóa.
Kế hoạch tạo sức sống mới ở Broad Street
Connecticut đã từ lâu được biết đến với những ngôi làng và thị trấn nhỏ xinh đẹp và thịnh
vượng. Nhưng đồng thời các thành phố của nó lại bị liệt vào số những thành phố nghèo
nhất Hoa Kỳ. Gần đây, Bang này đã từng bước tạo sức sống mới cho những khu vực đô
thị như Bridgeport, Waterbury, Hartford, New Haven, New London và New Bitain bằng
cách cấp kinh phí để thành lập Hiệp hội phát triển cộng đồng. Các dịch vụ liên hợp về
nhà ở cho người dân của New Britain đã ngay lập tức tạo sức sống mới cho nhà ở của
người dân Broad Street và tìm kiếm tài trợ cho phát triển kinh tế.
3
Hiệp hội phát triển cộng đồng nhận tài trợ từ Quỹ phát triển kinh tế cộng đồng, một tổ
chức trợ giúp công cộng phi lợi nhuận, để tiến hành một nghiên cứu hành lang và lên kế
hoạch tiếp thị cho khu vực Broad Street. Việc tài trợ này được khích lệ dựa trên niềm tin
của Hiệp hội phát triển cộng đồng rằng kinh doanh có thể bị hủy hoại bởi dự án đề xuất
nâng cấp đường vì như vậy nền tảng thương mại truyền thống bị xói mòn, và người dân ở
đây cần một trung tâm lành mạnh để phát triển. Một nhóm các nhà tư vấn đã được thuê
để xây dựng kế hoạch này.
Các nhà lập kế hoạch Hiệp hội phát triển cộng đồng nhận thấy những khuynh hướng thay
đổi sau đây của các địa điểm kinh doanh:
• Các cư dân Ba Lan khá giả đã chuyển khỏi nơi này
• Nơi cung cấp việc làm chính của thành phố, công xưởng Stanley đã bị thu hẹp
(công xưởng cách khu phố khoảng 3 tòa nhà)
• Hàng dãy các cửa hàng cạnh tranh mọc lên san sát trong khu phố này
• Những người bán hàng ngày càng biến nơi này thành “điểm đến của chợ đặc sản”
hơn là nơi có thể mua hàng hóa tiêu dùng hàng ngày (thí dụ, chợ bán thịt
Nozewski đều đặn thu hút khách hàng kielbasa cách đấy hàng năm mươi dặm)
• Cửa hàng đầu tiên thuộc hệ thống đã được đề xuất ở khu này
• Cửa hàng đầu tiên giành cho người Tây Ban Nha đã bắt đầu chuyển vào khu
• Cơ sở tài chính duy nhất trong khu là ngân hàng Webster đã đóng cửa
Trong khi khu phố vẫn giữ được hoạt động và tương đối ổn thì đã có một số bằng chứng
về đầu tư của tư nhân. Trước kia, chủ sở hữu doanh nghiệp và các nhà buôn thường nâng
cấp khuôn viên (mặt tiền của cửa hàng) khi được tài trợ kinh phí từ tiền công. Việc nâng
cấp như vậy không được thực hiện khi đòi hỏi tư nhân tự bỏ tiền. Thị trưởng thành phố
đã tuyên bố thẳng thừng là thành phố đã đầu tư cho Broad Street đủ rồi và đã đến lúc các
nhà đầu tư tư nhân phải tiếp tục. Vị thị trưởng đã đúng: các chủ sở hữu tài sản tư nhân tỏ
ra thận trọng trong hoàn cảnh không chắc chắn về kinh tế bằng cách né tránh mạo hiểm
tài chính cá nhân. Căn cứ vào hoàn cảnh trên, nhóm các nhà tư vấn ngay lập tức thiết lập
mối quan hệ công việc với ban giám đốc của Hiệp hội phát triển cộng đồng, Thị trưởng,
và giám đốc lập kế hoạch của thành phố, một người gốc Ba Lan. Hầu như toàn bộ ban
giám đốc và các quan chức thành phố đều thạo cả tiếng Ba Lan và tiếng Anh. Nhưng các
nhà tư vấn thì chỉ biết nói mỗi tiếng Anh.
Ngay lập tức, người ta nhìn thấy rõ là động cơ của cuộc họp trong dự án này khác với
những gì họ đã thấy trong quá trình lập kế hoạch ở những nơi khác: các bên liên quan và
lãnh đạo cộng đồng không biểu hiện một chút quan tâm nào khi tham gia vào dự án. Họ
tỏ ra hiểu biết, tích cực, lịch sự và nhã nhặn nhưng bất cứ cố gắng nào để họ đưa ra sáng
kiến, khuyến khích phát biểu hoặc gợi ý về kế hoạch đều gặp phải sự im lặng không mấy
dễ chịu.
Ban đầu các nhà tư vấn coi đó đơn giản chỉ là “động cơ của cuộc họp”. Từ đó họ tổ chức
những cuộc họp nhỏ hơn với sự tham gia của các thành viên ban giám đốc và người dân.
Những cuộc họp này có khá hơn một chút nhưng kết quả cuối cùng vẫn là “một sự im
lặng đáng kính”. Ngoài ra, mặc dù nhóm các nhà tư vấn đã được giới thiệu là các tư vấn
độc lập làm nhiệm vụ xây dựng một kế hoạch hành động dựa trên sự nhất trí của người
4
dân, họ vẫn bị coi là người ngoài, làm cho chính quyền địa phương, và bản chất vẫn là kẻ
độc tài.
Cuộc họp đầu tiên của nhóm tư vấn với thị trưởng và giám đốc kế hoạch thành phố cũng
khó khăn tương tự. Vị thị trưởng nói rõ là ông ta không quan tâm đến việc đầu tư thêm
kinh phí cho Broad Street trừ khi có một chiến lược nhằm vào những vấn đề cụ thể của
Broad Street. Cả thị trưởng và giám đốc lập kế hoạch thành phố nhấn mạnh rằng nỗ lực
chỉ ra các khía cạnh không tốt của dự án cải tạo đường đã gặp phải sự im lặng thực sự của
cư dân và các doanh nhân.
Tiếp theo cuộc họp với ban giám đốc Hiệp hội phát triển cộng đồng, cư dân trong khu
vực, và quan cức thành phố, nhóm các nhà tư vấn bắt đầu thu thập số liệu về kinh tế xã
hội và thị trường để làm căn cứ đưa ra kết quả và kiến nghị. Sau khi tổng hợp và phân
tích số liệu, các nhà tư vấn đã trình bày những kết luận chính cho ban giám đốc Hiệp hội
phát triển cộng đồng. Lần này cũng vậy, có rất ít ý kiến thảo luận, mặc dù bản báo cáo
của các nhà tư vấn đã được đọc cẩn thận. Khi các nhà tư vấn trình bày ý tưởng của họ,
người dân tỏ ra bực tức và khó có thể nhất trí với những bước hành động tiếp theo.
Nhóm tư vấn đã quan sát được những điều dưới đây:
• Bộ phận tư nhân không thích dẫn đầu trong việc nỗ lực tạo sức sống mới cho
nền kinh tế
• Thiếu sự tiếp cận thống nhất và điều này làm cho thị trưởng và giám đốc lập
kế hoạch thành phố bực mình
• Cha xứ người Ba Lan, người có quyền lực cao nhất trong khu vực, giữ
khoảng cách và tách khỏi các vấn đề của khu vực trừ những vấn đề có ảnh
hưởng trực tiếp đến nhà thờ của ông và tài sản của nhà thờ
• Chủ sở hữu các tòa nhà, nhà buôn và dân cư tỏ ra toại nguyện là đã có ai đó
đi đầu trong nỗ lực phát triển kinh tế- mà đặc biệt là họ không phải trả bất kỳ
chi phí nào cho những nỗ lực đó
• Cư dân và doanh nghiệp Broad Street coi quá trình lập kế hoạch là hoạt động
tài trợ của chính phủ và vì lý do này họ không tin tưởng và nghi kỵ
• Nhóm các nhà tư vấn làm việc với nhiều cộng đồng có thái độ ghét và không
tin tưởng chính phủ nhưng nhóm tư vấn không thể xác định được mức độ
hoài nghi của họ. Nhóm tư vấn quyết định hỏi giám đốc Hiệp hội phát triển
cộng đồng và một cư dân (người này đồng thời cũng là một nhà lập kế hoạch
của thành phố) về những gì họ quan sát được và những người này đã nhất trí
rằng người dân ở Broad Street luôn giữ khoảng cách đối với chính phủ
Có sự căng thẳng nghiêm trọng giữa những người nhập cư có trình độ, giàu có hoặc có
quyền lực về chính trị và những người vẫn phải tiếp tục vật lộn với cuộc sống. Rõ ràng
một trong những lý do chính của sự bất đồng là vì họ cho rằng nhóm các nhà tư vấn cũng
chính là “chính phủ” hoặc nhóm tư vấn thay mặt cho chính phủ. Họ tin rằng không có
một lợi ích nào được mang đến từ phía chính phủ và vì thế các nhà tư vấn chính là những
người bên ngoài không đáng tin cậy khi đưa thông tin về người dân. Phản ứng đầu tiên
của nhóm tư vấn là giữ khoảng cách giữa họ với tòa thị chính thành phố nhằm thể hiện
5