Tải bản đầy đủ (.docx) (62 trang)

Đồ-Án-Công-Nghệ-Chế-Biến-xây dựng nhà máy chế biến sữa hạt óc chó .Docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 62 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
----------

XÂY DỰNG NHÀ MÁY SẢN XUẤT
SỮA HẠT ÓC CHÓ
Giảng viên hướng dẫn: ThS Lê Mỹ Hạnh
Nhóm mơn học
Nhóm báo cáo

: 05
: 05

Hà Nội 2023
1


Mục Lục
Phần 1: Lập luận kinh tế.....................................................................................................8
I.

Địa lý và điều kiện tự nhiên......................................................................................8
1. Ví trí địa lý.............................................................................................................8
2. Điều kiện tự nhiên..................................................................................................8
3. Địa hình, địa chất..................................................................................................9

II.

Con người............................................................................................................10

1. Nguồn nhân lực.......................................................................................................10


2. Bộ máy tổ chức quản lý trong doanh nghiệp.......................................................10
III.

Cơ sở hạ tầng.......................................................................................................12

1. Hệ thống giao thông nội bộ KCN...........................................................................12
2. Hệ thống cung cấp điện..........................................................................................12
3. Hệ thống cung cấp nước.........................................................................................12
4. Hệ thống xử lý nước và rác thải.............................................................................12
5. Hệ thống thông tin liên lạc.....................................................................................12
6. Hệ thống phòng cháy và chữa cháy........................................................................13
7. Tài chính.................................................................................................................13
IV.

Thị trường............................................................................................................13

1. Thị trường sữa hạt thế giới.....................................................................................13
2. Thị trường sữa hạt trong nước...............................................................................13
*Thị trường sữa hạt tại Hà Nội..................................................................................15
3. Thị trường sữa hạt óc chó......................................................................................15
1. Ngun liệu chính (quả óc chó)..............................................................................16
2. Nguyên liệu phụ......................................................................................................20
Phần 2: Quy trình sản xuất và thiết bị..............................................................................21
II. Quy trình sản xuất....................................................................................................21
1. Quy trình sản xuất................................................................................................21
2. Thuyết minh quy trình sản xuất............................................................................22
1. Tổn thất nguyên liệu qua các quá trình.....................................................................34
2



2. Tính tổn thất qua các q trình..................................................................................35
2.2. Q trình đồng hóa..............................................................................................35
2.3. Q trình UHT.....................................................................................................35
2.4. Q trình nấu và phối trộn..................................................................................36
2.5. Quá trình ly tâm...................................................................................................37
2.6. Quá trình nghiền ướt...........................................................................................37
2.7. Quá trình làm sạch..............................................................................................38
2.2. Chọn thiết bị nghiền ướt......................................................................................41
2.3. Chọn thiết bị ly tâm.............................................................................................42
2.5. Chọn thiết bị tiệt trùng.........................................................................................43
2.6. Chọn thiết bị đồng hóa........................................................................................44
2.7. Chọn thiết bị chiết rót..........................................................................................45
3. Tính và chọn thiết bị phụ...........................................................................................47
Máy in date tự động....................................................................................................47
 Kết cấu bao che.......................................................................................................48
 Kết cấu nền móng....................................................................................................48
 Kết cấu mái..............................................................................................................48
 Phân xưởng sản xuất chính.....................................................................................49
1.1. Lượng nước dùng cho sản xuất trong một ngày..................................................50
1.2. Lượng nước dùng cho sinh hoạt trong một ngày.................................................50
1.3. Lượng nước tiêu thụ hằng năm............................................................................51
1.4. Chọn hệ thống cung cấp nước.............................................................................51
2.1. Phụ tải chiếu sáng...............................................................................................51
2.2. Phụ tải sản xuất...................................................................................................52
2.4. Tính điện năng tiêu thụ hàng năm.......................................................................53
1. Mục đích và nhiệm vụ................................................................................................54
1.1. Mục đích..............................................................................................................54
7.2. Nhiệm vụ..............................................................................................................55
2. Tính chi phí cố định...................................................................................................55
2.1. Chi phí cho xây dựng nhà máy............................................................................55

2.2. Vốn đầu tư xây dựng............................................................................................56
3


2.3. Chi phí cho lắp đặt thiết bị..................................................................................56
2.4. Tính khấu hao thiết bị, nhà xưởng.......................................................................57
3. Tính chi phí sản xuất..................................................................................................58
3.1. Chi phí cho nhiên liệu..........................................................................................58
3.2. Chi phí cho nguyên liệu/ngày..............................................................................59
3.3. Chí phí tiền lương cho tồn nhà máy..................................................................59
3.4. Tiền bảo hiểm xã hội, khen thưởng, phụ cấp.......................................................61
3.5. Tính giá thành sản phẩm.....................................................................................61
3.6. Tổng doanh thu của nhà máy (Thuế VAT)...........................................................62
3.7. Vốn.......................................................................................................................62
7.3.8. Tính thời gian thu hồi vốn................................................................................62
IV. Vệ sinh an tồn lao động.............................................................................................62
1. An tồn lao động là gì?...........................................................................................62
3. Lợi ích an toàn lao động.........................................................................................63
4. Huấn luyện an toàn lao động..................................................................................63
5. An toàn lao động trong sản xuất.............................................................................63
KẾT LUẬN........................................................................................................................64

Danh mục hình ảnh
4


Hình 1. 1: Vị trí tọa lạc Khu Cơng nghệ cao Sinh học – Hà Nội........................................6
Hình 1. 2: Phối cảnh 3D mặt bằng tổng thể dự án Khu Công nghiệp Cơng nghệ cao Sinh
học........................................................................................................................................8
Hình 1. 3: Sản lượng sản xuất sữa nước, 2014 – Q1/2020 ( Nguồn: VIRAC, TCTK ).....12

Hình 1. 4: Cơ cấu thị trường sữa Việt Nam 2018..............................................................12
Hình 1. 5: Dự báo mức độ tăng trưởng các dòng sản phẩm từ sữa ( Nguồn: VIRAC,
Euromonitor ).....................................................................................................................13
Hình 1. 6: Quả óc chó........................................................................................................14
Hình 1. 7: Máy rửa hạt tự động Soaking & Washing........................................................39
Hình 1. 8: Máy nghiền hạt model JML-80........................................................................39
Hình 1. 9: Máy ép ly tâm trục vít ngang LW 350-1500....................................................40
Hình 1. 10: Thiết bị nấu.....................................................................................................41
Hình 1. 11: Thiết bị tiệt trùng UHT milk...........................................................................42
Hình 1. 12: Thiết bị đồng hóa áp suất cao.........................................................................43
Hình 1. 13: Thiết bị chiết rót vơ trùng Tetra Pak...............................................................44

Danh mục Bảng
Bảng 1. 1: Tỉ lệ tổn thất nguyên liệu dự kiến....................................................................33
Bảng 1. 2: Bảng tổng kết nguyên liệu, bán sản phẩm, sản phẩm......................................37
Bảng 1. 3: Kế hoạch sản xuất theo quý của phân xưởng...................................................39
Bảng 1. 4: Bảng thiết bị chính...........................................................................................45
Bảng 1. 5: Bảng thiết bị phụ..............................................................................................46
Bảng 1. 6: Các hạng mục cơng trình trong nhà máy sản xuất sữa hạt óc chó...................46
Bảng 1. 7: Tổng kết các cơng trình xây dựng....................................................................49
Bảng 1. 8: Số lượng bóng đèn, cơng suất chiếu sáng với từng cơng trình........................51
Bảng 1. 9: Công suất tiêu thụ điện của các thiết bị............................................................52
Bảng 1. 10: Bảng tính chi phí vốn đầu tư xây dựng các hạng mục cơ bản.......................55
Bảng 1. 11: Đầu tư thiết bị.................................................................................................55
Bảng 1. 12: Chí phí khấu hao thiết bị, nhà xưởng.............................................................57
Bảng 1. 13: Tổng vốn đầu tư cố định................................................................................57
Bảng 1. 14: Chi phí cho nguyên liệu.................................................................................57
Bảng 1. 15: Chi phí nguyên liệu trong 1 ngày...................................................................58
Bảng 1. 16: Bảng tổng hợp lương cán bộ, cơng nhân, nhân viên trong tồn bộ nhà máy. 59
MỞ ĐẦU

5


1. Tính cấp thiết
Chế độ dinh dưỡng theo xu hướng lành mạnh, hướng về các nguồn gốc tự nhiên không
những được nhiều chuyên gia dinh dưỡng ủng hộ, mà còn được nhiều người nổi tiếng chia
sẻ và làm theo.
Theo Younet Media, "sữa hạt" đứng thứ ba trong top các chủ đề được thảo luận nổi bật
nhất về việc ăn uống lành mạnh năm 2017 tại Việt Nam (1).
Nghiên cứu của Innova Market Insights cũng cho thấy, thị trường dành cho đồ uống có
nguồn gốc thực vật được dự báo sẽ tăng 16,3 tỷ USD trong năm 2018 - tăng gấp hơn 2 lần
so với mức 7,4 tỷ USD của năm 2010 (2).
Sữa thực vật là tên gọi chung của những sản phẩm sữa có nguồn gốc 100% từ thực vật.
Sữa thực vật được chia làm 4 loại chính, đó là sữa được làm từ ngũ cốc, từ họ hàng nhà đậu,
từ các loại củ quả hoặc các loại hạt dinh dưỡng
Đặc biệt, sữa thực vật chế biến từ các loại hạt như hạt óc chó, hạt hạnh nhân... được
xem là nguồn dinh dưỡng thơm ngon, dễ uống, phù hợp với nhiều độ tuổi, đặc biệt dùng
được cho cả những người khơng dung nạp được lactose có trong sữa động vật.
Các loại sữa thực vật, đặc biệt là sữa hạt ngày càng được những người theo đuổi phong
cách sống lành mạnh ưa chuộng nhờ những ích lợi của nó. Sữa hạt cung cấp nguồn dinh
dưỡng dồi dào và có lợi cho sức khỏe người sử dụng.
Nguyên liệu làm sữa hạt đều là những loại hạt giàu dưỡng chất như hạt óc chó, hạnh
nhân… chứa nguồn đạm (protein) dồi dào, giúp cơ thể ln khỏe khoắn và tràn đầy năng
lượng.
2. Lí do chọn sản phẩm
Hạt óc chó từ lâu đã được mệnh danh là “vua của các loại hạt” nhờ hàm lượng dinh
dưỡng vượt trội so với các loại hạt khác. Trong đó, đặc biệt nổi trội với 4 loại dưỡng chất:
- Omega3: Hạt óc chó được biết đến là loại thực phẩm giàu Omega3. Công dụng của
Omega3 đã được biết đến rộng rãi và được nhiều tổ chức quốc tế uy tín như cơ quan an tồn
thực phẩm Châu Âu EFSA cơng nhận giúp phát triển trí não và hệ thần kinh. Hạt óc chố cịn

giàu metlatonin, giúp giảm căng thẳng, làm dịu mệt mỏi và chứng khó ngủ.
- Chất béo thực vật lành tính: Có khả năng ổn định đường huyết và giúp hệ tim mạch
khỏe. Theo Trường Y Havard, chất béo thực vật trong quả óc chó mau tạo cảm giác no, phù
hợp thay thế các bữa ăn nhẹ và cắt khẩu phần ăn chính, vừa bổ sung dinh dưỡng vừa duy trì
vóc dáng và cân bằng.
- Chống oxi hóa: quả óc chó cịn chứa hàm lượng chất chống oxi hóa cao nhất trong các
loại hạt, giúp cân bằng hàm lượng hormone trong cơ thể, sản sinh colagen tốt cho da và
tóc.... Đặc biệt hơn, “ chiến binh” này trong quả óc chó có khả năng làm chậm quá trình lão
hóa của cơ thể cao hơn gấp 15 lần vitamin E ( theo hiệp hội Hóa học Mỹ)

6


- Giàu vitamin, chất xơ và chất khoáng: Đây là những dưỡng chất không thể thiếu để cơ
thể khỏe mạnh! Đặc biệt, quả óc chó rất giàu vitamin B, đặc biệt là vitamin B6-dưỡng chất
hỗ trợ quá trình trao đổi chất của cơ thể và vitamin B7, hay còn gọi là keratin, rất cầ thiết
cho quá trình của làn da khỏe và mái tóc đẹp
3. Vị trí đặt nhà máy: Khu công nghiệp Công nghệ cao sinh học- Hà Nội
4. Lí do dặt:
- Vị trí đặt nhà máy: gần nguồn nguyên liệu, thị trường tiêu thụ sản phẩm
- Giao thông vận tải thuận lợi.
- Việc cung cấp điện và nhiên liệu dễ dàng.
- Cấp thoát nước thuận lợi.

-

Nguồn nhân lực dồi dào.

Phần 1: Lập luận kinh tế


Địa lý và điều kiện tự nhiên
1. Ví trí địa lý
Địa điểm đặt nhà máy sản xuất: Khu cơng nghiệp cơng nghệ cao Sinh học.
I.

Hình 1. 1: Vị trí tọa lạc Khu Cơng nghệ cao Sinh học – Hà Nội
Vị trí địa lý: Khu cơng nghiệp Công nghệ cao Sinh học- Hà Nội được triển khai xây dựng
trên địa phận các xã Liên Mạc, Tây Tựu, Minh Khai, Thụy Phương và Cổ Nhuế thuộc
huyện Từ Liêm thành phố Hà Nội.
Vị trí toạ lạc của KCN nằm tại vùng ngoại thành thành phố, vậy nên sở hữu lợi thế vô
cùng lớn về giao thông di chuyển thơng thống, nhanh chóng. Từ Khu cơng nghiệp Cơng
nghệ cao Sinh học – Hà Nội chúng ta có thể dễ dàng tiếp cận khu vực trung tâm thành
phố cũng như các tỉnh, thành lân cận mà không gặp quá nhiều cản trở, ách tắc.

7


Diện tích: Với diện tích 280,89 ha, được thiết kế đồng bộ, hiện đại với hệ thống giao
thông nội bộ rộng, diện tích cây xanh lớn, điện, cấp thốt nước khu công nghiệp Công
nghệ cao Sinh học phù hợp tiêu chuẩn quốc tế các lô đất linh hoạt, phù hợp với nhiều loại
hình nhà máy.
2. Điều kiện tự nhiên
Cách đại học Công nghiệp Hà Nội khoảng 6km, cách ký túc xá khu B đại học Mỏ chỉ
khoảng 4km, các công ty tại khu công nghiệp này dễ dàng thuê được nguồn nhân lực thời
vụ và nguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ cho quá trình sản xuất.
Bao quanh khu cơng nghiệp là các khu dân cư, các thơn xóm, đây là nơi cung cấp nguồn
lao động phổ thông dồi dào cho các công ty, nhà máy sản xuất trong khu công nghiệp.
Nằm gần các khu công nghiệp Nam Thăng Long, n Khánh,… có thể có các nhà máy cung
cấp nguyên vật liệu cho các nhà máy, xí nghiệp sản xuất cho khu công nghiệp Công nghệ
cao sinh học. Khu công nghiệp nằm trong Vành đai xanh sông Nhuệ sẽ cung cấp khơng

gian mở, thống mát cho khu cơng nghiệp.
*Khoảng cách:
Cách trung Tâm thành phố Hà Nội khoảng 12 km.
Cách sân bay quốc tế Nội Bài khoảng 25 km.
Cách cảng Hải Phịng khoảng 138km.
Diện tích: Với diện tích 280,89 ha, được thiết kế đồng bộ, hiện đại với hệ thống giao
thơng nội bộ rộng, diện tích cây xanh lớn, điện, cấp thốt nước khu cơng nghiệp Cơng
nghệ cao Sinh học phù hợp tiêu chuẩn quốc tế các lô đất linh hoạt, phù hợp với nhiều loại
hình nhà máy.
*Khí hậu:
Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, thời tiết Hà Nội có đặc trưng nổi bật là gió mùa ẩm,
nóng và mưa nhiều về mùa hè, lạnh và ít mưa về mùa đơng. Một năm khí hậu được chia
thành bốn mùa rõ rệt trong năm: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Thời gian các mùa diễn ra ở các
năm có thể khác nhau vì Hà Nội có năm rét sớm, có năm rét muộn, có năm nắng nóng
kéo dài, nhiệt độ lên tới 40°C, có năm nhiệt độ lại thấp dưới 5°C. Nhưng nhìn chung:
Mùa xuân bắt đầu vào tháng 2 (hay tháng giêng âm lịch) kéo dài đến tháng 4.
Mùa hạ bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 8, nóng bức nhưng lại mưa nhiều.
Mùa thu bắt đầu từ tháng 8 đến tháng 10, trời dịu mát, lá vàng rơi.
Mùa đông bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau, thời tiết giá lạnh, khơ hanh.
Tổng lượng bức xạ trung bình hàng năm ở Hà Nội khoảng 120 kcal/cm², nhiệt độ trung
bình là 24.9°C, độ ẩm trung bình là 80- 82%. Lượng mưa trung bình năm trên 1700mm/
năm (mưa khoảng 114 ngày/ năm).

8


Khí hậu Hà Nội tiêu biểu cho thời tiết miền Bắc Bộ. Nơi đây một năm với 4 mùa: Xuân,
Hạ, Thu, Đơng, khác biệt hẳn với khí hậu miền Nam hay miền Trung của đất nước.
3. Địa hình, địa chất


Chất đất tại đây rất cứng, đã được san nền cẩn thận với nền trung bình có độ cao là 9m.
Mặt bằng: Khu công nghiệp Công nghệ cao Sinh học- Hà Nội dành hơn 12% tổng diện
tích để trồng cây xanh, trải thảm cỏ xanh dọc theo các tuyến đường nội bộ cùng các khu
vực khác trong khuôn viên dự án với mục đích tăng mật độ xanh, cải thiện bầu khơng khí
tại khu cơng nghiệp.

Hình 1. 2: Phối cảnh 3D mặt bằng tổng thể dự án Khu Công nghiệp Công nghệ cao Sinh
học
Con người
1. Nguồn nhân lực
Về lực lượng lao động, Hà Nội có hơn 8 triệu người trong đó dân số ở độ tuổi lao động
chiếm 60%. Tại khu vực thành thị là hơn 3 triệu người; khu vực nơng thơn là khoảng 1,5
triệu người. Bên cạnh đó, tỷ lệ lao động đang làm việc qua đào tạo của Hà Nội ước đạt
70%.
II.

Riêng quận Bắc Từ Liêm, gồm diện tích tự nhiên và dân số của các xã: Thượng Cát, Liên
Mạc, Tây Tựu, Thụy Phương, Minh Khai, Phú Diễn, Đơng Ngạc, Xn Đỉnh, Cổ Nhuế.
Quận Bắc Từ Liêm có 4.335,34 ha diện tích tự nhiên và 320.414 người, gồm 13 phường
trực thuộc. Trong đó:
- 9.30 ha diện tích tự nhiên và 596 người của xã Xuân Phương;
-75.48 ha diện tích tự nhiên và 10.126 người của thị trấn Cầu Diễn.
2. Bộ máy tổ chức quản lý trong doanh nghiệp
2.1 Ban lãnh đạo

9


-1 Giám đốc: Người quản lý và giám sát tất cả các hoạt động kinh doanh, con người cũng
như các hoạt động hợp tác của doanh nghiệp.

2 Phó giám đốc:
-Phó giám đốc kinh doanh: Điều hành hoạt động của công ty, doanh nghiệp theo sự phân
công của Giám đốc. Bên cạnh đó, chủ động triển khai, thực hiện nhiệm vụ được giao.
Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về kết quả hoạt động của các bộ phận được giao quản
lý. Thiết lập mục tiêu, chính sách cho việc quản lý các bộ phận hành chính- nhân sự, tài
chính- kế tốn, kinh doanh, tiếp thị- chăm sóc khách hàng.
-Phó giám đốc kỹ thuật: Điều hành hoạt động của công ty, doanh nghiệp theo sự phân
cơng của Giám đốc. Bên cạnh đó, chủ động triển khai, thực hiện nhiệm vụ được giao.
Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về kết quả hoạt động của các bộ phận được giao quản
lý. Thiết lập mục tiêu, chính sách cho việc quản lý các bộ phận kỹ thuật, kiểm soát chất
lượng, chế biến.
2.2 Các bộ phận khác
Bộ phận hành chính- nhân sự: Quản lý tuyển dụng, đào tạo nhân sự mới. Quản lý hồ sơ
nhân viên. Theo dõi q trình cơng tác, quản lý các quyết định, nội quy của nhà máy.
Bộ phận tài chính- kế tốn: Phụ trách các cơng việc liên quan đến xuất hóa đơn. Ghi nhận
doanh thu, ghi nhận chi phí, tính giá thành sản phẩm. Theo dõi cơng nợ, báo cáo tài
chính, báo cáo thuế, báo cáo ban giám đốc về tình hình kinh tế. Tính lương, thưởng, các
khoản trích theo lương, thuế thu nhập cá nhân theo đúng luật định.
Bộ phận Marketing:
-Xây dựng hệ thống thu thập thông tin về giá cả, sản phẩm, đối thủ cạnh tranh, có nhiều
chính sách hậu mãi và bảo hành sản phẩm cho doanh nghiệp;
-Tích cực tham gia hoạt động xã hội để quảng bá sản phẩm và nâng cao giá trị thương
hiệu;
-Phân tích, đánh giá thơng tin thu thập được. Từ đó đưa ra quyết định cải tiến sản phẩm
hoặc làm mới sản phẩm hoàn toàn;
-Đề xuất ý tưởng về sản phẩm, định hướng thiết kế về nhãn hiệu, bao bì sản phẩm;
-Đưa ra nhiều chiến lược mở rộng thị trường nhằm phù hợp mục tiêu phát triển doanh
nghiệp.
Bộ phận tiếp thị- chăm sóc khách hàng: Xây dựng các kênh thông tin để khách hàng có
thể tiếp can dễ dàng các thơng tin về giá cả, phương thức thanh tốn… Phụ trách các

cơng việc liên quan đến thông tin khách hàng. Lập kế hoạch ngân sách chăm sóc khách
hàng hàng năm. Đầu mối nhận mọi thông tin về khiếu nại của khách hàng, đưa ra phương
hướng xử lý theo yêu cầu của khách.

10


Bộ phận kỹ thuật: Làm cán bộ kỹ thuật trong nhà máy, tổ trưởng sản xuất, trưởng ca các
dây chuyền sản xuất.
Bộ phận kiểm soát chất lượng: Kiểm tra chất lượng nguyên liệu đầu vào, kiểm tra chất
lượng sản phẩm, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong từng giai đoạn của quy trình
sản xuất.
Bộ phận chế biến: Trực tiếp tham gia vào quá trình chế biến, làm việc trên các băng
chuyển sản xuất.
Cơ sở hạ tầng
1. Hệ thống giao thông nội bộ KCN
Được thiết kế hợp lý đảm bảo việc giao thơng trong tồn khu cơng nghiệp được thơng
suốt, thuận lợi cho tồn bộ các thiết bị vận tải, chuyên chở... Hệ thông được thiết kế như
sau:
III.

-Các trục đường chính trong khu cơng nghiệp rộng 32m, 4 làn.
-Các trục đường nhánh trong khu công nghiệp rộng 23m, 2 làn.
Toàn bộ các đường nội bộ đều được thiết kế và thi công tuân thủ chặt chẽ các quy định
của quốc gia gia, và được hồn thiệt bằng bê tơng nhựa Asphalt. Các đường nội bộ cũng
được trang bị hệ thống chiếu sáng cao áp hoàn chỉnh, thẩm mỹ
2. Hệ thống cung cấp điện
Nguồn điện cung cấp đến khu công nghiệp được lấy từ trạm biến áp 110/35/22KV. Mạng
lưới điện cao thế được cung cấp dọc giao thông nội bộ trong khu cơng nghiệp.
Ngồi mạng lưới điện quốc gia, khu cơng nghiệp có nhà máy điện dự phịng, cung cấp

điện cho khách th khu cơng nghiệp, đảm bảo q trình vận hành máy móc, thiết bị của
doanh nghiệp.
3. Hệ thống cung cấp nước
Nước sạch được cung cấp với công suất 30.000 m3 mỗi ngày từ nhà máy nước sạch Hà
Nội. Nước được cung cấp tới hàng rào nhà máy bằng hệ thống ống cấp nước tiêu chuẩn
quốc tế. Đảm bảo cung cấp nước sạch đến mọi lô đất của khách thuê.
4. Hệ thống xử lý nước và rác thải
Nước thải được thu gom về nhà máy nước thải của khu công nghiệp xử lý đạt tiêu chuẩn
nước A (QCVN 40:2011/BTNMT) trước khi xả ra hệ thống chung của khu công nghiệp.
Nhà máy nước thải được xây dựng với công suất xử lý 2.900m3/ngày- đêm.
Rác thải được các nhà máy trong khu công nghiệp ký hợp đồng phân loại thu gom và vận
chuyển rác ra khỏi khu công nghiệp tránh gây ô nhiễm môi trường.
Khí thải của các nhà máy được lắp đặt hệ thống lọc theo tiêu chuẩn quốc gia trước khi
thải ra môi trường tự nhiên.

11


5. Hệ thống thông tin liên lạc
Khu công nghiệp được lắp đặt hệ thống cáp thông tin liên lạc ngầm và được cung cấp tới
hàng rào của nhà máy bởi hệ thống cáp tiêu chuẩn quốc tế.
Hệ thống internet và viễn thơng do Tổng cơng ty Bưu chính Viễn thơng Việt Nam
(VNPT) cung cấp, khách thuê sẽ ký hợp đồng trực tiếp với VNPT.
Qua hệ thống kết nối giữa trung tâm thông tin liên lạc của khu công nghiệp thông qua
mạng bưu chính viễn thơng mọi nhu cầu về thơng tin liên lạc được đảm bảo và có khả
năng cung cấp mọi dịch vụ cần thiết như: Tổng đài riêng, điện thoại quốc tế, hội thảo từ
xa, kênh thuê riêng, internet tốc độ cao, email,vv…
6. Hệ thống phòng cháy và chữa cháy
Khu công nghiệp được láp đặt hệ thống cảnh báo, phòng chống và chữa cháy tuân thủ
chặt chẽ các quy định quốc gia.

Các họng cấp nước chữa cháy được lắp đặt ở các đầu mối giao thông nội khu, và tại mọi
nhà máy nhằm đảm bảo tác dụng bảo vệ hiệu quả toàn khu khỏi các sự cố cháy nổ.
7. Tài chính
Hệ thống các chi nhánh ngân hàng có quanh khu công nghiệp như Vietinbank,
Vietcombank, Sacombank, Agribank, BIDV, Techcombank.
Thị trường
1. Thị trường sữa hạt thế giới
Sữa thực vật là những sản phẩm sữa có nguồn gốc 100% từ thực vật, như ngũ cốc, họ
đậu, hoặc rau củ quả. Sử dụng sữa thực vật thay cho sữa động vật đang là xu hướng thịnh
hành toàn cầu. Sữa hạt hiện đang là nhóm sản phẩm có tốc độ tăng trưởng rất nhanh trên
thị trường thế giới. Số liệu gần đây của Innova Market Insights cho thấy, thị trường toàn
cầu đối với các loại đồ uống có nguồn gốc từ sữa thực vật- sữa hạt được dự báo sẽ tăng
lên tới 16,3 tỷ USD trong năm 2018 - tăng gấp hơn 2 lần so với mức 7,4 tỷ USD của
năm 2010. Theo BusinessWire, thị trường sữa thực vật thế giới được dự đốn sẽ cán mốc
34 tỷ USD vào năm 2024. Khơng chỉ ở các quốc gia lớn và đi đầu xu hướng như Mỹ,
châu Âu, ở thị trường châu Á, các sản phẩm sữa thực vật vẫn chứng minh được sức hút
khủng của mình.
IV.

Bằng chứng là một loạt các ơng lớn đã tham gia vào thị trường này như Pepsi Co., Coca
Cola, Keurig Dr. Pepper, Hain Celestial, Sữa thực vật được dự đoán sẽ đạt mức tăng
trưởng kép 10.18% và doanh thu khoảng 21.52 tỷ đô la vào năm 2024 (Theo báo cáo của
Research and Market). Nhu cầu về đồ uống từ thực vật có khả năng mở rộng với tốc độ
tăng trưởng kép hàng năm trên 7% đến năm 2028 (Theo nghiên cứu mới nhất do
Persistence Market Research công bố). Theo nghiên cứu của PMR, người tiêu dùng sẽ
tiếp tục thể hiện sự ưu tiên rõ rệt đối với các lựa chọnthay thế sữa bị, và nhu cầu tồn cầu
có thể vượt 25,5 tỉ USD vào cuối năm 2028. Tại Bắc Mỹ, Tây Âu và Châu Á Thái Bình
Dương (trừ Nhật Bản) chiếm hơn 79,5% thị phần đồ uống từ thực vật.

12



2. Thị trường sữa hạt trong nước
Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Thống kê, sản lượng sữa nước trong Q1/2020 đạt 369
triệu lít, tăng 1% so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh thu sữa nước trong Q1/2020 đạt 15.3
nghìn tỷ đồng. Thị trường sữa nước Việt Nam có tốc độ tăng trưởng kép hàng năm đạt
14% trong giai đoạn 2014 – 2019. Dự báo, sản lượng sữa nước tại Việt Nam sẽ tiếp tục
tăng trong vài năm tới do nguồn vốn đầu tư vào các nông trại sản xuất sữa ngày càng
nhiều nhằm giảm sự lệ thuộc vào sữa nhập khẩu.

Hình 1. 3: Sản lượng sản xuất sữa nước, 2014 – Q1/2020 ( Nguồn: VIRAC, TCTK )
Năm 2018, thị trường sữa hạt trong nước chiếm 12% trong cơ cấu thị trường sữa nước,
với CAGR đạt 18%, cao nhất trong các dịng sữa nước. 

Hình 1. 4: Cơ cấu thị trường sữa Việt Nam 2018
Trước đó, thị trường cũng đã quen thuộc sản phẩm sữa đậu nành của Vinasoy (thuộc
Công ty Cổ Phần Đường Quảng Ngãi). Trong 10 tháng đầu năm 2019, mức tiêu thụ sữa
đậu nành của Vinasoy tăng 13% và doanh thu cũng tăng 15% (Nielsen). Tuy nhiên, thị
trường sữa hạt thực sự bắt đầu tăng tốc khi Vinamilk và TH True MILK bắt tay đầu tư và
tung ra các sản phẩm đa dạng vào 2018. (Nguồn: Vinamilk, Th true MILK)

13


Dòng sản phẩm TH true NUT đi tiên phong trên thị trường sữa hạt của TH true MILK
với hương vị sữa tươi kết hợp với hạt macca tốt cho tim mạch và quả chà là mang lại vị
ngọt tự nhiên. Ngay sau đó, bộ ba sản phẩm sữa đậu nành kết hợp với hạt óc chó, hạnh
nhân và đậu đỏ của Vinamilk ra mắt cũng đã nhận được sự chú ý của người tiêu dùng bởi
hương vị thơm ngon, dễ uống mà cịn giàu dưỡng chất từ các loại hạt. 


Hình 1. 5: Dự báo mức độ tăng trưởng các dòng sản phẩm từ sữa ( Nguồn: VIRAC,
Euromonitor )
Mức độ tăng trưởng kép của sữa thay thế có xu hướng giảm dần từ năm 2013, tuy nhiên
lại là dòng sản phẩm duy nhất có CAGR tăng đều và ổn định từ năm 2016 trở đi, khi nhu
cầu của người tiêu dùng với những sản phẩm sữa thực vật tăng lên sau những thông tin so
sánh về mức độ dinh dưỡng đối với các dòng sữa động vật. Dự báo trong năm 20182022, mức độ tăng trưởng kép của sữa thay thế đạt 15%, cao nhất trong các dòng sữa
truyền thống.
*Thị trường sữa hạt tại Hà Nội
Với mức sống được cải thiện, người tiêu dùng sẽ yêu cầu ngành càng cao về chủng
loại sản phẩm cũng như đặc biệt quan tâm đến các thành phần chức năng trong sản
phẩm. Vì vậy, nhằm đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng ngày một cao cấp và đa dạng của
người dân Hà Nội, nhiều doanh nghiệp sản xuất sữa trong nước đã không ngừng
cải thiện quy trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm để tăng khả năng cạnh
tranh trên thị trường Hà Nội. Ngoài ra, với việc đơ thị hóa liên tục gia tăng, tiềm
năng thị phần Hà Nội vẫn còn rất lớn, các nhà sản xuất cần vượt qua những
thách thức về phân phối, quan niệm tiêu dùng... để tiếp cận và khai khác phân khúc

14


này.
3. Thị trường sữa hạt óc chó
Sự phát triển vượt bậc trên thị trường sữa hạt nhập khẩu du nhập vào Việt Nam với nhiều
thương hiệu lớn của các nước như sữa óc chó hạnh nhân đậu đen Vegemil, sữa đậu nành
GT (của Hàn Quốc); sữa hạt Ecomil và NaturaGreen (của Tây Ban Nha) và một số loại
sữa hạt được NK từ Úc, Đài Loan, Pháp, Nhật, Mỹ... đã khiến khơng ít các doanh nghiệp
sản xuất, nhập khẩu sữa, sản phẩm từ sữa và nguyên liệu sản xuất sữa nói chung và sữa
hạt óc chó nói riêng phải nhanh chóng đầu tư trang thiết bị sản xuất, nghiên cứu sản phẩm
mới từ hạt óc chó để đáp ứng thị trường nội địa và xuất khẩu.
Ngày 17/3/2018, Tập đoàn TH cho ra mắt sản phẩm sữa hạt óc chó, mac ca với thương

hiệu TH true NUT, được làm từ hạt óc chó và hạt mac ca kết hợp với sữa tươi, sử dụng vị
ngọt tự nhiên từ quả chà là – động thái này như một làn gió mới thổi vào thị trường sữa
Việt Nam nói chung và sữa hạt nói riêng, khẳng định con đường hồn tồn từ thiên nhiên,
vì sức khỏe cộng đồng mà Tập đoàn TH đã cam kết.
V. Ngun liệu
1. Ngun liệu chính (quả óc chó)
Quả óc chó có nguồn gốc ở khu vực Địa Trung Hải và Trung Á. Ĩc chó giàu chất béo
omega-3 và chứa lượng chất chống oxy hóa cao hơn hầu hết các loại thực phẩm khác.

Hình 1. 6: Quả óc chó
1.1. Đặc điểm của quả óc chó
Cây óc chó là một loại cây sống lâu năm, rụng lá vào mùa đông và có cây cao đến 20m.
Vỏ cây màu xám trắng và có những vết nứt song song nhau, lá kép, mọc so le và gân lá
song song.
Hoa thường mọc thành từng chùm hình đi sóc và hơi rủ xuống và có mùi lạ. Quả dạng
hạch, có kích thước khoảng 3 - 4cm và có ngăn bên trong quả.

15


Quả óc chó có hình dạng trịn, sau khi chín hồn tồn thì vỏ sẽ tự bung ra. Khi quả
chín vỏ sẽ trở nên giòn và cứng, chuyển dần sang màu nâu. Phần hạt được bao bọc bên
trong vỏ quả, phần hạt chứa nhiều chất chống oxy hóa nên hạn chế tình trạng hạt bị hư.
1.2. Các loại hạt óc chó
Tuy được phân bổ khắp nơi trên thế giới, nhưng tổng quan chỉ có 3 loại óc chó được tiêu
thụ nhiều nhất là:
Quả óc chó Anh (hoặc Ba Tư): Đây là loại phổ biến nhất trên thị trường với hàm
lượng dinh dưỡng khá cao, có phần vỏ mỏng, dễ đập vỡ và rất hợp với khẩu vị
người dùng.
 Quả óc chó đen: Loại này sẽ có phần vỏ dày hơn, khó nứt, khó vỡ hơn so với óc

chó Anh và nổi bật với hương vị cay nồng đặc trưng.
 Quả óc chó trắng: Đây là loại quả hiếm nhất trong 3 loại nêu ở đây. Chúng có
lượng tinh dầu lớn hơn và vị cũng ngọt hơn so với 2 loại kể trên.
1.3. Giá trị dinh dưỡng
Ăn quả óc chó có thể cải thiện sức khỏe não bộ và ngăn ngừa bệnh tim và ung thư. Quả
óc chó thường được ăn một mình như một món ăn nhẹ nhưng cũng có thể được thêm vào
món salad, mì ống, ngũ cốc ăn sáng, súp, và các món nướng. Nó cũng đã từng được sử
dụng để làm dầu óc chó - một loại dầu ẩm thực đắt tiền thường được sử dụng trong các
món salad trộn. Quả óc chó được tạo thành từ 65% chất béo và khoảng 15% protein. Nó
có lượng carbs thấp - hầu hết trong số đó bao gồm chất xơ. Trong 100 gram óc chó có
chứa hàm lượng các chất dinh dưỡng sau:


 Chất béo:
Quả óc chó chứa khoảng 65% chất béo theo trọng lượng. Giống như các loại hạt khác,
hầu hết lượng calo trong quả óc chó đến từ chất béo. Điều này làm cho chúng trở thành
một thực phẩm giàu năng lượng, nhiều calo.
16


Mặc dù quả óc chó rất giàu chất béo và calo, nhưng các nghiên cứu chỉ ra rằng chúng
không làm tăng nguy cơ béo phì khi thay thế các loại thực phẩm khác trong chế độ ăn
uống. Quả óc chó cũng chứa nhiều chất béo khơng bão hịa đa hơn các loại hạt khác. Loại
phổ biến nhất là axit béo omega-6 được gọi là axit linoleic. Chúng cũng chứa một tỷ lệ
tương đối cao của axit alpha-linolenic chất béo omega-3 lành mạnh (ALA), chiếm
khoảng 8% -14% tổng hàm lượng chất béo. ALA được đặc biệt có lợi cho sức khỏe của
tim. Nó cũng giúp giảm viêm và cải thiện thành phần của chất béo trong máu. Hơn nữa,
ALA là tiền chất của các axit béo omega-3 chuỗi dài EPA và DHA, có liên quan đến
nhiều lợi ích sức khỏe
 Hạt óc chó có giá trị dinh dưỡng cao với nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu

Quả óc chó có chất béo omega-3 cao hơn đáng kể so với bất kỳ loại hạt nào khác, cung
cấp 2,5 gram mỗi 1 ounce (28 gram). Chất béo omega-3 từ thực vật được gọi là axit
alpha-linolenic (ALA). Nó là một chất béo thiết yếu, có nghĩa là bạn phải có được nó từ
chế độ ăn uống của bạn.
Các nghiên cứu quan sát đã chỉ ra rằng cung cấp mỗi gram ALA hằng ngày giúp giảm
10% nguy cơ tử vong do bệnh tim.
 Vitamin và các khoáng chất
Quả óc chó cung cấp một số vitamin và khoáng chất, bao gồm:
Đồng: Khoáng chất này thúc đẩy sức khỏe của tim. Nó cũng giúp duy trì chức năng của
xương, thần kinh và hệ thống miễn dịch.
Axít folic: Cịn được gọi là folate hoặc vitamin B9, axit folic có nhiều chức năng sinh học
quan trọng. Thiếu axit folic khi mang thai có thể gây dị tật bẩm sinh.
Photpho: Khoảng 1% cơ thể được tạo thành từ phốt pho, một khoáng chất chủ yếu có
trong xương.
Vitamin B6: Vitamin này có thể tăng cường hệ thống miễn dịch và hỗ trợ sức khỏe thần
kinh. Thiếu vitamin B6 có thể gây thiếu máu.
Manga: Khống chất vi lượng này được tìm thấy với số lượng cao nhất trong các loại hạt,
ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau quả.
Vitamin E: So với các loại hạt khác, quả óc chó chứa hàm lượng cao của một dạng
vitamin E đặc biệt gọi là gamma-tocopherol.
Vitamin và các khoáng chất được tìm thấy trong óc chó có lợi với người dùng
 Các hợp chất khác
Quả óc chó chứa một hỗn hợp phức tạp của các hợp chất thực vật hoạt tính sinh học.

17


Trên thực tế, quả óc chó đứng thứ hai trong một nghiên cứu điều tra hàm lượng chất
chống oxy hóa của 1.113 loại thực phẩm thường được ăn ở Hoa Kỳ. Một số hợp chất thực
vật đáng chú ý trong quả óc chó bao gồm:

Axit ellagic: Chất chống oxy hóa này được tìm thấy với số lượng cao trong quả óc chó,
cùng với các hợp chất liên quan khác như ellagitannin. Axit ellagic có thể làm giảm nguy
cơ mắc bệnh tim và ung thư. Quả óc chó có hoạt tính chống oxy hóa cao hơn bất kỳ loại
hạt thơng thường nào khác. Hoạt động này đến từ vitamin E, melatonin và các hợp chất
thực vật gọi là polyphenol, đặc biệt cao trong da của quả óc chó.
Catechin: Catechin là một chất chống oxy hóa flavonoid có thể có nhiều lợi ích sức khỏe
khác nhau, bao gồm thúc đẩy sức khỏe của tim.
Melatonin: Neurohormone này giúp điều chỉnh đồng hồ cơ thể. Nó cũng là một chất
chống oxy hóa mạnh mẽ có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Axit phytic: Axit phytic, hay phytate, là một chất chống oxy hóa có lợi, mặc dù nó có thể
làm giảm sự hấp thu sắt và kẽm từ cùng một bữa ăn.
1.4. Lợi ích sức khỏe của quả óc chó
Quả óc chó được liên kết với một số lợi ích sức khỏe. Chúng có liên quan đến việc giảm
nguy cơ mắc bệnh tim và ung thư, cũng như cải thiện chức năng não.
Lợi ích sức khỏe của quả óc chó đã được khoa học chứng minh
*Sức khỏe tim mạch
Bệnh tim - hay bệnh tim mạch - là một thuật ngữ rộng được sử dụng cho các tình trạng
mãn tính liên quan đến tim và mạch máu.
Trong nhiều trường hợp, nguy cơ mắc bệnh tim có thể được giảm bớt bằng các thói quen
lối sống lành mạnh, chẳng hạn như ăn các loại hạt như hạt óc chó. Trên thực tế, nhiều
nghiên cứu cho thấy rằng ăn quả óc chó có thể chống lại các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim
bằng cách: giảm cholesterol LDL (có hại), giảm viêm, cải thiện chức năng mạch máu, do
đó giảm nguy cơ tích tụ mảng bám trong động mạch.
Những tác động này có khả năng gây ra bởi thành phần chất béo có lợi của quả óc chó,
cũng như hàm lượng chất chống oxy hóa phong phú của chúng.
*Ngăn ngừa ung thư
Ung thư là một nhóm bệnh đặc trưng bởi sự phát triển của tế bào bất thường.
Nguy cơ phát triển một số loại ung thư có thể được giảm bớt bằng cách ăn thực phẩm
lành mạnh, tập thể dục và tránh các thói quen lối sống khơng lành mạnh. Vì quả óc chó là
một nguồn thực phẩm chứa các hợp chất thực vật có lợi, chúng có thể là một phần hiệu

quả của chế độ ăn ngăn ngừa ung thư. Quả óc chó chứa một số thành phần hoạt tính sinh
học có thể có đặc tính chống ung thư, bao gồm: Phytosterol; gamma-tocopherol; axit béo
omega-3 ; axit ellagic và các hợp chất liên quan;polyphenol khác nhau chống oxy hóa.
18


*Sức khỏe não bộ
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng ăn các loại hạt có thể cải thiện chức năng não. Họ cũng chỉ
ra rằng quả óc chó có thể giúp giảm trầm cảm và suy giảm chức năng não liên quan đến
tuổi tác. Một nghiên cứu ở người lớn tuổi liên kết tiêu thụ quả óc chó thường xuyên với
cải thiện trí nhớ đáng kể. Tuy nhiên, những nghiên cứu này là quan sát và không thể
chứng minh rằng quả óc chó là nguyên nhân của sự cải thiện chức năng não.
Một nghiên cứu kéo dài 8 tuần ở 64 người trẻ, khỏe mạnh, phát hiện ra rằng ăn quả óc
chó giúp cải thiện sự hiểu biết. Tuy nhiên, những cải tiến đáng kể về lý luận, trí nhớ và
tâm trạng khơng bằng lời nói đã khơng được phát .
Quả óc chó cũng đã được chứng minh là cải thiện chức năng não ở động vật. Khi những
con chuột mắc bệnh Alzheimer được cho ăn quả óc chó mỗi ngày trong 10 tháng, trí nhớ
và kỹ năng học tập của chúng đã được cải thiện đáng kể .
Ăn quả óc chó giúp cải thiện sự hiểu biết của não bộ
Tương tự như vậy, các nghiên cứu trên chuột già phát hiện ra rằng ăn quả óc chó trong
tám tuần đã đảo ngược các suy giảm liên quan đến tuổi tác trong chức năng não. Những
tác động này có thể là do hàm lượng chất chống oxy hóa cao của quả óc chó, mặc dù các
axit béo omega-3 của chúng cũng có thể đóng vai trị.
2. Ngun liệu phụ
2.1. Muối tinh
Muối là một trong 5 vị cơ bản. Việc bổ sung một ít muối vào sữa giúp cho sữa có
sự cân bằng về vị (điều vị) sữa cũng trở nên đậm đà. Muối tinh có độ tinh khiết cao
và có cấu trúc tinh thể nhỏ nhất trong các loại muối, dễ hoà tan.
2.2. Nước
Nước sử dụng làm vệ sinh nguyên liệu, máy móc thiết bị và sử dụng trong quy

trình chế biến, là thành phần chủ yếu của sản phẩm.
2.3. Đường thốt nốt
Đường thốt nốt có vị ngọt thanh dễ chịu khơng bị gắt thường được dùng thay cho đường
cát trắng thông thường. Đường thốt nốt dùng trong chế biến sữa
không chỉ giúp tăng hương vị sữa mà còn rất tốt cho sức khỏe.

19


Phần 2: Quy trình sản xuất và thiết bị

II. Quy trình sản xuất
1. Quy trình sản xuất

Hạt óc chó

Nước

Làm sạch

Tạp chất, bụi bẩn

Nghiền ướt
Lọc ly tâm
Syrup, phụ
gia

Nấu và phối
trộn
UHT

Đồng hóa

Bao bì
Tetra Pak

Chiết rót
Hồn thiện
Bảo ơn
Sữa óc chó

20





×