Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Diễn biến tình hình lạm phát ở việt nam từ năm 2019 đến 2021 và chính sách tiền tệ mà việt nam đã tiến hành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (348.82 KB, 21 trang )

lOMoARcPSD|22244702

TRƯỜNG ĐH KINH TẾ & LOGISTICS VÀ QLCCU
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN

BÀI TIỂU LUẬN
HỌC PHẦN: TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
TÊN CHỦ ĐỀ: DIỄN BIẾN TÌNH HÌNH LẠM PHÁT Ở VIỆT
NAM TỪ NĂM 2019 ĐẾN 2021. VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ MÀ
VIỆT NAM ĐÃ TIẾN HÀNH.
Nhóm: 5
Lớp: K55A Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng
Thành viên: Văn Thị Mai Anh – MSV: 21K4280015
Hồ Thị Nhật Hà – MSV: 21K4280002
Võ Thị Diễm My – MSV: 21K4280112
Nguyễn Thị Thu Bé – MSV: 21K4280021

1


lOMoARcPSD|22244702

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Lạm phát vốn dĩ là vấn đề nhạy cảm của một quốc gia, là một trong số các
chỉ tiêu để đánh giá trình độ kinh tế phát triển của một quốc gia, song lạm
phát cũng chính là cơng cụ gây trở ngại trong cơng cuộc xây dựng và đổi
mới đất nước. Chính sách tiền tệ và chính sách tài chính của nhà nước chính
là ngun nhân sâu xa dẫn đến tình trạng lạm phát và làm ảnh hưởng đến
toàn bộ nền kinh tế quốc dân, đến đời sống xã hội. Cùng với các nước khác
trên thế giới, Việt Nam cũng đang tìm kiếm giải pháp phù hợp với nền kinh


tế đất nước để kìm hãm sự lạm phát giúp phát triển tồn diện nước nhà.
2. Giới thiệu đề tài cần phân tích:
Trong sự phát triển đa dạng và phong phú của nền kinh tế hiện nay, nguyên
nhân và ảnh hưởng của lạm phát cũng ngày càng phức tạp, việc tìm hiểu,
nghiên cứu về lạm phát, đánh giá, phân tích và đưa ra những giải pháp để
chống và giảm tỉ lệ lạm phát có vai trị to lớn góp phần vào sự phát triển của
nền kinh tế nói riêng và đất nước nói chung.
Vì vậy, trong phạm vi mơn học, em xin lựa chọn đề tài: “Diễn biến tình hình
lạm phát ở việt nam từ năm 2019 đến 2021. Và chính sách tiền tệ mà việt
nam đã tiến hành” để tìm hiểu và nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu đề
tài, chắc chắn cịn nhiều thiết sót, nên em kính mong nhận được sự góp ý
chân thành của cơ giáo để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

2


lOMoARcPSD|22244702

PHẦN MỞ ĐẦU..............................................................................................................................2
1.

Tính cấp thiết của đề tài:........................................................................................................2

2.

Giới thiệu đề tài cần phân tích:..............................................................................................2

PHẦN I: TÌNH HÌNH LẠM PHÁT CỦA VIỆT NAM TỪ NĂM 2019 – 2021...........................4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA LẠM PHÁT............................................................4

1.1.Khái niệm và thước đo........................................................................................................4
1.2.Phân loại lạm phát...............................................................................................................4
1.3. Ảnh hưởng của lạm phát đến nền kinh tế............................................................................4
CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM
TỪ NĂM 2019 - 2021..................................................................................................................4
2.1.Thực trạng lạm phát ở Việt Nam từ năm 2019 – 2021.........................................................4
2.2. Nguyên nhân gây ra lạm phát ở Việt Nam 2019 – 2021.....................................................4
PHẦN 2: MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIỀM CHẾ LẠM PHÁT..........................................................4

PHẦN I: TÌNH HÌNH LẠM PHÁT CỦA VIỆT NAM TỪ NĂM 2019 – 2021
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA LẠM PHÁT

3


lOMoARcPSD|22244702

1.1.Khái niệm và thước đo
1.1.1.Khái niệm: “Lạm phát là sự tăng mức giá chung của hàng hóa và dịch vụ theo
thời gian và sự mất giá trị của một loại tiền tệ. Khi so sánh với các nước khác thì
lạm phát là sự giảm giá trị tiền tệ của một quốc gia này so với các loại tiền tệ của quốc
gia khác”. Mức giá chung hay chỉ số giá cả để đánh giá lạm phát là các chỉ số sau:
chỉ số giảm phát, chỉ số giá tiêu dùng (CPI), chỉ số giá hàng tư liệu sản xuất (PPI).
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là chỉ tiêu phản ánh mức chi phí nói chung màmột
người tiêu dùng điển hình bỏ ra để mua hàng hóa và dịch vụ. Đây cũngđược xem là
chỉ tiêu phổ biến nhất, được hầu hết các quốc gia sử dụng để tính tỉlệ lạm phát vì nó
gắn liền với đời sống hàng ngày của người dân

Trong đó:
+ CPIt: chỉ số giá tiêu dùng ở năm t

+ và là mức giá của sản phẩm i trong năm t và năm 0
+ là sản lượng sản phẩm i trong năm 0
+ Năm 0 là năm gốc
Chỉ số giá sản xuất hay chỉ số giá bán buôn (PPI) thường được các doanh
nghiệp hay các hãng kinh doanh quan tâm. Chỉ tiêu này cho biết chi phí mà doanh
nghiệp phải bỏ ra để mua một giỏ hàng hóa và dịch vụ
Chỉ số giảm phát hay chỉ số điều chỉnh GDP (Id) thường được dùng để điều
chỉnh GDP danh nghĩa về GDP thực tế và chỉ số này cũng giúp các quốc gia có thể
đánh giá khái qt được tình trạng giá cả của nước mình. Chỉ số này tính theo giá
thị trường hay giá hiện hành được sử dụng trong tính GDP nhằm phản ánh những
biến động trong giá cả của tất cả các loại hàng hóa và dịch vụ tồn tại trong nền kinh
tế quốc gia.
Id=*100=

4


lOMoARcPSD|22244702

Trong đó:
+ GDPdn: GDO danh nghĩa năm t
+ GDPt: GDP thực năm t
+: Khối lượng sản phẩm i được sản xuất ở năm t
+ : Đơn giá sản phẩm i ở năm t
+ : Đơn giá sản phẩm i ở năm gốc
Các chỉ số giá khác được sử dụng rộng rãi cho việc tính tốn lạm phát giác cả
bao gồm:
Chỉ số giá sản xuất (PPI) đo lường sự thay đổi trung bình trong giá nhà sản
xuất trong nước nhận được cho đầu ra của họ. Điều này khác với chỉ số CPI trong
đó trợ cấp giá, lợi nhuận và thuế có thể làm cho số tiền nhận của nhà sản xuất khác

với những gì người tiêu dùng trả. Ngồi ra cịn thường có một sự chậm trễ giữa sự
gia tăng chỉ số PPI và bất kỳ sự gia tăng cuối cùng nào trong chỉ số CPI. Chỉ số giá
sản xuất đo áp lực được đưa vào sản xuất do chi phí ngun liệu của họ. Điều này
có thể được "truyền" cho người tiêu dùng, hoặc nó có thể được hấp thụ bởi lợi
nhuận, hoặc được bù đắp bởi năng suất ngày càng tăng. Ở Ấn Độ và Hoa Kỳ, một
phiên bản cũ của PPI được gọi là Chỉ số giá bán bn.
Chỉ số giá hàng hóa, đo lường giá của một lựa chọn các mặt hàng. Hiệnnay
chỉ số giá hàng hóa được gia quyển bằng tầm quan trọng tương đối của cácthành
phần đối với chi phí "tất cả trong" một nhân cơng.
Chỉ số giá cơ bản: vì giá thực phẩm và dầu có thể thay đổi nhanh chóng do
sự thay đổi trong điều kiện cung và cầu trong thị trường thực phẩm và dầu, nó có
thể khó phát hiện các xu hướng dài hạn trong mức giá khi những giá nàyđược bao
gồm. Vì vậy hầu hết cơ quan thống kê cũng báo cáo một đo lường 'lạm phát cơ bản',
trong đó loại bỏ các thành phần dễ bay hơi nhất (như thực phẩm vàdầu) khỏi một

5


lOMoARcPSD|22244702

chỉ số giá rộng như chỉ số CPI. Vì lạm phát cơ bản là ít bị ảnh hưởng bởi nguồn
cung ngắn hạn và điều kiện nhu cầu tại các thị trường cụ thể, các ngân hàng trung
ương dựa vào nó để đo lường tốt hơn các tác động lạm phát của chính sách tiền tệ
hiện tại.
1.1.2. Thước đo tình trạng lạm phát chủ yếu trong một thời kỳ là tỷ lệ lạm phát.
Chính là tỷ lệ phần trăm về chênh lệch của một trong các chỉ số nêu trên ở hai thời
điểm khác nhau.
1.2.Phân loại lạm phát
1.2.1. Dựa theo mức độ nghiêm trọng của tỷ lệ lạm phát tính theo từng năm,
các nhà kinh tế học chia lạm phát thành 3 loại, bao gồm: Lạm phát vừa phải,

lạm phát phi mã và siêu lạm phát.
- Lạm phát vừa phải (lạm phát cơ bản): “Lạm phát vừa phải hay còn gọi là lạm phát
một con số. Mức độ tỷ lệ lạm phát dưới 10%”. Thực tế mức độ lạm phát vừa đưa ra
khơng có tác động đến nền kinh tế. Những k ế hoạch dự đốn tương đối ổn định
khơng bị xáo trộn. Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam đang trong mức lạm phát vừa phải.
- Lạm phát phi mã: “Lạm phát phi mã hay còn gọi là lạm phát hai (hoặc ba) con số.
Mức độ lạm phát nàycó tỷ lệ lạm phát 10%,20% vàlên đến 200%”. Khi mức độ lạm
phát như vậy kéo dài nó có tác động mạnh đến nền kinh tế, có thể gây ra những biến
đổi kinh tế nghiêm trọng.
- Siêu lạm phát: “Đây là tình trạng lạm phát đột biến tăng lên vớ i tốc độ cao. Mức
độ lạm phát này cótỷ lệ lạm phát trên 200%”. Hiện tượng này khơng phổ biến
nhưng nó đã xuất hiện trong lịch sử. Ví dụ như ở Đức, Trung Quốc, Brazil,... Nếu
trong lạm phát phi mã, nền kinh tế xem như đang đidần vào cõi chết.
1.2.2. Căn cứ vào định tính
a. Lạm phát cân bằng và lạm phát không cân bằng
- Lạm phát cân bằng được hiểu là tỷ lệ lạm phát tăng lên tương ứng với mức tăng
lên của thu nhập. Bởi vậy, lạm phát dù có xảy ra cũng khơng có ảnh hưởng q lớn
tới đời sống của người lao động.

6


lOMoARcPSD|22244702

- Lạm phát không cân bằng được hiểu là tỷ lệ lạm phát tăng lên nhưng không tương
ứng với mức tăng lên của thu nhập. Điều đó sẽ khiến cho thu nhập thực tế của người
lao động bị giảm sút; hay nói cách khác, sức mua của thu nhập bằng tiền sẽ giảm và
điều đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của người lao động. Thông thường, loại
lạm phát này thực tế sẽ xảy ra thường xuyên hơn sovới lạm phát cân bằng.
b. Lạm phát dự đoán trước và lạm phát bất thường

- Lạm phát dự đoán trước là loại lạm phát xảy ra trong một khoảng thờigian tương
đối dài, có xu hướng ổn định và đều đặn qua các năm. Vì vậy, tỷ lệ lạm phát có thể
được tính tốn trước một cách khá chính xác cho năm tiếp theo. Với loại lạm phát
này, người dân có thể dễ dàng thích nghi và chấp nhận nó như là một thực tế của
cuộc sống nên các tác động tiêu cực của lạm phát đối với nền kinh tế là không quá
đáng kể.
- Lạm phát bất thường là loại lạm phát xảy ra mang tính chất đột biến mà chưa từng
có tiền lệ trước đó. Chính bởi tính bất thường này mà các chủ thể trong nền kinh tế
chưa thể thích nghi hay thay đổi thói quen sẵn có của mình khi lạm phát xảy ra quá
đột ngột; và điều đó sẽ khiến đời sống của họ bị thay đổi, tiền lương cũng chưa thể
điều chỉnh ngay lập tức để phù hợp với tỷ lệ lạm phát mới. Do đó, người dân có xu
hướng mất niềm tin vào các chính sách nhằm ổn định lạm phát của Chính phủ và
điều đó đến lượt nó sẽ gây ra những tác động tiêu cực đối với nền kinh tế của quốc
gia.
c. Lạm phát thông thường và lạm phát lõi Lạm phát thông thường là lạm phát không
loại bỏ đi các biến động mang tính tạm thời hay các cú sốc giá. Chính vì vậy, lạm
phát thơng thường có thể khơng cho thấy được chính xác tình trạng sức khỏe của
nền kinh tế quốc gia. Tuy vậy, nó lại có ý nghĩa đối với người dân bởi nó phản ánh
những biến động trong giá cả sinh hoạt thực tế mà họ phải chi trả hàng ngày trong
cuộc sống của mình. Lạm phát lõi hay còn gọi là lạm phát cơ bản là lạm phát đã loại
bỏ đi những biến động mang tính chất tạm thời trong chỉ số giá tiêu dùng CPI. Hay
nói cách khác, lạm phát lõi phản ánh những tác động mang tính dài hạn và ổn định
của cầu tới sự biến động trong mức giá cả. Lạm phát lõi loại bỏ những biến động
7


lOMoARcPSD|22244702

hay cú sốc về giá tạm thời của một số mặt hàng trong nền kinh tế như giá thực phẩm
hoặc giá năng lượng. Bởi nếu chỉ có một cú sốc diễn ra thì mức giá chỉ có thể đột

ngột tăng lên trong một thời gian ngắn rồi sẽ lại trở về như cũ, màđiều đó thì khơng
dẫn tới hiện tượng lạm phát. Lạm phát lõi được xem là chỉ tiêu quan trọng được
NHTW các nước xem xét khi đề ra các chính sách tiền tệ cho quốc gia mình. Hiện
nay, loại lạm phát này đang được nhiều quốc gia trên thếgiới sử dụng như Mỹ,
Canada, Nhật Bản…
1.2.3. Căn cứ theo mức độ của tỷ lệ lạm phát
- Lạm phát thấp là mức lạm phát tương ứng với tốc độ tăng giá từ 0.3% đếndưới
10%/năm.
- Lạm phát cao là mức lạm phát tương ứng với mức độ tăng giá từ hai tới ba chữ số
một năm và loại lạm phát này cịn có thể được gọi là lạm phát phi mã, nhưng vẫn
thấp hơn siêu lạm phát. Thực tế, Việt Nam và đa số các nước thực hiện đổi mới cơ
chế quản lý, từ kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị
trường đều đã từng phải trải qua thời kì lạm phát phi mã trong những năm đầu thực
thi công cuộc cải cách.
1.3. Ảnh hưởng của lạm phát đến nền kinh tế
1.3.1. Tác động tiêu cực
Lạm phát của quốc gia trên thế giớ i khi xảy ra cao và triền miên có ảnh hưởng xấu
đến mọi mặt của đời sống kinh tế, chính trị và xã hội của một quốc gia.
- Lãi suất:
Tác động đầu tiên đến lạm phát chính là lãi suất. Ta có công thức:“Lãi suất thực=lãi
suất danh nghĩa - tỷ lệ lạm phát”. Do đó khi t lệ lạm phát tăng cao nhưng muốn
giữ lãi suất thực ổn định và dương thì lãi suất danh nghĩa phải tăng và khi lãi suất
danh nghĩa tăng thì hậu quả của nền kinh tế là bị suy thoái và thất nghiệp gia tăng.
- Thu nhập thực tế:
Giữa thu nhập thực tế và thu nhập danh nghĩa của người dân có quan hệ với nhau
qua tỷ lệ lạm phát. Khi lạm phát tăng lên mà thu nhập danh nghĩa khơng tăng thì thu
8


lOMoARcPSD|22244702


nhập thực tế của người lao động giảm xuống. Do đó ta có cơng thức: “Thu nhập
thực tế = Thu nhập danh nghĩa - Tỷ lệ lạm phát”. Và khi thu nhập thực tế của người
dân bị giảm xuống sẽ dẫn đến suy thoái kinh tế, đời sống lao động khó khăn và do
đó làm giảm lịng tin của dân chúng đối với Chính phủ.
- Nợ quốc gia:
Lạm phát gia tăng thì Chính phủ được lợi vì thuế đánh vào ngườ i dân càng nhiều.
Tuy nhiên mặt trái của nó chính là khi lạm phát tăng lên thì nợ quốc gia sẽ trở nên
nghiêm trọng vì nếu cùng một số tiền đó mà chi trong q trình chưa lạm phát thì
chỉ trả với “a” phí, nhưng khi tiến đền tình trạng lạm phát thì phải trả với “a+n” phí.
Thế nên là tình trạng nợ quốc gia ngày càng gia tăng lên.
- Phân bố thu nhập:
Khi lạm phát tăng khiến người thừa tiền và giàu có dùng tiền của mình vơ vét hết
hàng hóa ở ngồi thị trường sẽ dẫn đến nạn đầu cơ xuất hiện và tình trạng này làm
mất cân đối nghiêm trọng trong quan hệ cung - cầu hàng hóa. Giá cả hàng hóa mà
theo đó sẽ cao hơn và những người dân nghèo ngày càng nghèo hơn bởi
họ sẽ khơng có đủ tiền mua những hàng hóa cần thiết cho bản thân mình.
1.3.2. Tác động tích cực:
Lạm phát không phải bao giờ cũng gây nên những tác hại cho nền kinh tế. Khi tốc
độ lạm phát vừa phải đó là từ 2-5% ở các nướ c phát triển và dưới 10% ở các nước
đang phát triển sẽ mang lại một số lợi ích cho nền kinh tế như sau:
- Kích thích tiêu dùng, đầu tư giảm bớt thất nghiệ p trong xã hội.
- Kích thích doanh nghiệp tăng đầu tư, tăng sản lượng hàng hóa và sản xuất được
mở rộng.
- Tăng đầu tư dẫn đến tăng thu nhập và tăng tổng cầu giúp sản xuất phát triển.
1.3.3. Tác động đến kinh tế và việc làm:
Trong điều kiện nền kinh tế chưa đạt đến mức toàn diện, lạm phát vừa phải thúc đẩy
sự phát triển kinh tế vì làm tăng khối tiền lưu thông, cung cấp thêm vốn cho đơn

9



lOMoARcPSD|22244702

vị sản xuất kinh doanh, kích thích tiêu dùng Chính phủ và nhân dân. Lạm phát và
thất nghiệp tỷ lệ nghịch với nhau: lạm phát tăng thì thất nghiệp giảm và ngược lại.
CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA LẠM PHÁT Ở VIỆT
NAM TỪ NĂM 2019 - 2021
2.1.Thực trạng lạm phát ở Việt Nam từ năm 2019 – 2021
2.1.1. Thực trạng lạm phát năm 2019
CPI bình quân năm 2019 tăng 2,79% so với năm 2018 và tăng 5,23% so với
tháng 12 năm 2018. Lạm phát cơ bản bình quân năm 2019 tăng 2,01% so với bình
quân năm 2018.
Mặt bằng giá thị trường trong năm 2019 biến động theo hướng tăng caotrong
tháng diễn ra Tết Nguyên đán, giảm nhẹ trong tháng 3, tăng dần trở lại trong hai
tháng tiếp theo, sau đó giảm trở lại vào tháng 6 và tiếp tục tăng vào các tháng cuối
năm. Cùng với diễn biến tăng/giảm giá cả thị trường, CPI các tháng cũng tăng/ giảm
theo xu hướng của thị trường. CPI tăng cao nhất vào tháng 2 tăng 0,8%, tháng 11
tăng 0,96%, tháng 12 tăng 1,4%.
Năm 2019, tiếp tục với mục tiêu đã đề ra trong Nghị quyết số 01/NQ-CP
ngày 1/1/2019 của Chính phủ, hàng quý hoặc đột xuất, Ban Chỉ đạo điều hành giá
do Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ làm Trưởng ban đều họp đánh giá kết quả công
tác điều hành giá, kiểm soát lạm phát và đưa ra các kịch bản lạm phát các tháng còn
lại để chủ động điều hành giá các mặt hàng do Nhà nước quản lývào các thời điểm
phù hợp nhằm hạn chế lạm phát kỳ vọng. Cụ thể: Các Bộ, ngành đã chủ động phối
hợp chặt chẽ với các cơ quan đầu mối là Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống
kê), Bộ Tài chính, Ngân hàng nhà nước Việt Namtrong cơng tác tính tốn dự báo,
xây dựng kịch bản chi tiết, cụ thể cho từng thờiđiểm, từng giai đoạn đối với từng
mặt hàng thiết yếu nhằm đảm bảo kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra. Bộ Kế
hoạch và Đầu tư tính tốn, cân đối chính sách kinh tế vĩ mơ, gắn điều hành tăng

trưởng với kiểm soát lạm phát để kịp thờiđề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính
phủ các giải pháp thực hiện hiệu quả. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ,
ngành, địa phương trong việc triểnkhai đồng bộ các biện pháp điều hành giá theo
các kịch bản đã được phê duyệt; Đẩy mạnh công tác kiểm tra thực hiện pháp luật về
giá, kiểm soát chặt chẽ việc kê khai giá.
10

Downloaded by vú hi ()


lOMoARcPSD|22244702

Hình 1. Biểu đồ lạm phát năm 2019
( />2.1.2. Thực trạng lạm phát năm 2020
Chỉ số giá tiêu dùng năm 2020 tăng 3,23% so với năm 2019 và tăng 0,19%
so với tháng 12 năm 2019. Lạm phát cơ bản bình quân năm 2020 tăng 2,31% so với
bình quân năm 2019, mục tiêu kiểm sốt lạm phát, giữ CPI bình qn năm 2019
dưới 4% của Quốc hội đề ra đã đạt được trong bối cảnh một năm với nhiều biến
động khó lường.
Mặt bằng giá cả thị trường trong năm 2020 chịu ảnh hưởng chủ yếu từ
cácyếu tố cung cầu thay đổi liên tục và phức tạp trước diễn biến của dịch bệnh
Covid-19. Mặt bằng giá có xu hướng giảm hoặc ổn định ở mức thấp trong các thời
điểm cung cầu chịu tác động tiêu cực của dịch bệnh và hồi phục khi dịch bệnh được
kiểm soát. CPI tăng cao nhất vào tháng 1, tăng 1,23% và giảm mạnh nhất vào tháng
4, giảm 1,54%.

11

Downloaded by vú hi ()



lOMoARcPSD|22244702

Năm 2020, tiếp tục với mục tiêu đã đề ra trong Nghị quyết số 01/NQCPngày 1/1/2020 của Chính phủ, hàng quý hoặc đột xuất, Ban Chỉ đạo điều hành
giá do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm Trưởng ban đều họp đánh giá kết quả
cơng tác điều hành giá, kiểm sốt lạm phát và đưa ra các kịch bản lạm phát các
tháng còn lại để chủ động điều hành giá các mặt hàng do Nhà nước quản lý vào các
thời điểm phù hợp nhằm hạn chế lạm phát kỳ vọng. Cụ thể: Các Bộ, ngành đã chủ
động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan đầu mối là Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng
cục Thống kê), Bộ Tài chính, Ngân hàng nhà nước Việt Nam trong cơng tác tính
tốn dự báo, xây dựng kịch bản chi tiết, cụ thể cho từng thời điểm, từng giai đoạn
đối với từng mặt hàng thiết yếu nhằm đảm bảo kiểm soát lạmphát theo mục tiêu đề
ra. Bộ Kế hoạch và Đầu tư tính tốn, cân đối chính sách kinh tế vĩ mơ, gắn điều
hành tăng trưởng với vấn đề kiểm soát lạm phát để kịp thời đề xuất với Chính phủ,
Thủ tướng Chính phủ các giải pháp thực hiện hiệuquả. Bộ Tài chính chủ trì, phối
hợp với các Bộ, ngành, địa phương trong việc triển khai đồng bộ các biện pháp điều
hành giá theo các kịch bản đã được phê duyệt; Đẩy mạnh công tác kiểm tra thực
hiện pháp luật về giá, kiểm soát chặt chẽ việc kê khai giá.

Hình 2. Biểu đồ lạm phát năm 2020
( />12

Downloaded by vú hi ()


lOMoARcPSD|22244702

2.1.3. Thực trạng lạm phát 6 tháng đầu năm 2021
Mặt bằng giá cả thị trường trong 6 tháng đầu năm 2021 có diễn biến
tănggiảm đan xen, chịu ảnh hưởng chủ yếu từ các yếu tố cung cầu thay đổi trước

diễn biến ngày càng phức tạp của dịch bệnh Covid – 19. CPI tháng 6/2021 tăng do
tác động từ giá các loại nguyên liệu đầu vào như xăng dầu, vật liệu xây dựng do
chịu áp lực lớn từ thị trường thế giới. Tuy nhiên ở chiều ngược lại, nhu cầu đối với
các hoạt động văn hóa, giải trí, du lịch bị ảnh hưởng lớn bởi diễn biến phức tạp của
dịch Covid-19 khiến chỉ số giá nhóm này giảm mạnh, từ đó góp phần giữ cho CPI
tháng 6/2021 chỉ tăng nhẹ.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng6/2021
tăng 0,19% so với tháng trước, tăng 1,62% so với tháng 12/2020 và tăng 2,41% so
với tháng 6/2020. Bình quân 6 tháng đầu năm 2021, CPI tăng 1,47% so với cùng kỳ
năm trước, mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016 (Tốc độ tăng CPI bình quân 6 tháng
đầu năm so với cùng kỳ năm trước các năm 2016-2021 lần lượt là: tăng 1,72%; tăng
4,15%; tăng 3,29%; tăng 2,64%; tăng 4,19%; tăng 1,47%). Xét theo cơ cấu nhóm
hàng: So với tháng trước, trong 11 nhóm hàng hóavà dịch vụ tiêu dùng chính trong
tháng 6/2021 có 8 nhóm tăng giá gồm: Giao thông tăng 1,07%; Nhà ở và vật liệu
xây dựng tăng 0,63%; Đồ uống và thuốc lá tăng 0,11%; Thiết bị và đồ dùng gia đình
tăng 0,10%; Hàng hóa và dịch vụ kháctăng 0,06%; Giáo dục tăng 0,03%; Thuốc và
dịch vụ y tế tăng 0,02%. 02 nhóm giảm giá gồm: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm
0,13% và Văn hóa, giải trí và du lịch giảm 0,08%. 01 nhóm ổn định: Nhóm may
mặc, mũ nón, giày dép. Chỉ số giá vàng tháng 6/2021 tăng 1,12% và chỉ số giá đô la
Mỹ giảm 0,3% so với tháng 5/2021.
Lạm phát cơ bản (CPI sau khi loại trừ lương thực, thực phẩm tươi sống; năng
lượng và mặt hàng do Nhà nước quản lý bao gồm dịch vụ y tế và dịch vụ giáo dục)
tháng 6 năm 2021 tăng 0,07% so với tháng trước và tăng 1,14% so vớicùng kỳ năm
2020.
Bình quân 6 tháng đầu năm 2021 lạm phát cơ bản tăng 0,87% so với cùng kỳ
năm 2020, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 1,47%), điều này phản ánh
biến động giá tiêu dùng chủ yếu do giá lương thực, giá xăng, dầu và giá gas tăng.
13

Downloaded by vú hi ()



lOMoARcPSD|22244702

Mức lạm phát cơ bản tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2021 so với cùng kỳ năm trước
đều là mức thấp nhất kể từ năm 2011.

Hình 3. Biểu đồ lạm phát năm 2021
( />2.2. Nguyên nhân gây ra lạm phát ở Việt Nam 2019 – 2021
2.2.1. Nguyên nhân gây ra lạm phát năm 2019
Đánh giá về diễn biến giá cả thị trường năm 2019, Tổng cục Thống kê cho biết, có
hai yếu tố ảnh hưởng tới mục tiêu kiểm sốt CPI cả năm.
Thứ nhất là điều hành của Chính phủ, liên quan đến việc điều chỉnh giá điện, giá
dịch vụ y tế và thực hiện lộ trình tăng học phí.
Thứ hai là yếu tố thị trường. Liên quan đến vấn đề này, Tổng cục Thống kê cho biết,
nhu cầu tiêu dùng dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi tăng cao vào hai tháng đầu năm và
các tháng cuối năm 2019, làm tăng giá một số mặt hàng tiêu dùng thuộc nhóm thực
phẩm, dịch vụ ăn uống, đồ uống, dịch vụ giao thơng cơng cộng, dịch vụ du lịch…
Bình qn năm 2019 so với năm trước, giá thực phẩm tăng 5,08%, giá các mặt hàng
đồ uống, thuốc lá tăng khoảng 1,99%; quần áo may sẵn các loại tăng 1,70%; giá
dịch vụ giao thơng cơng cộng tăng 3,02%; giá du lịch trọn gói tăng 3,04%, trong đó
14

Downloaded by vú hi ()


lOMoARcPSD|22244702

mặt hàng thịt lợn bình quân năm 2019 tăng 11,79%... Đây là một trong những
nguyên nhân chính làm CPI các tháng cuối năm tăng cao.

Bên cạnh đó, giá các mặt hàng thiết yếu trên thế giới có xu hướng tăng, như: giá
nhiên liệu, chất đốt, sắt thép… nên năm 2019 ước tính chỉ số giá nhập khẩu hàng
hóa so cùng kỳ tăng 0,59%, chỉ số giá xuất khẩu hàng hóa tăng 3,01%; chỉ số giá
sản xuất công nghiệp tăng 1,25%; chỉ số giá sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản
tăng 1,31%.
2.2.2. Nguyên nhân gây ra lạm phát năm 2020
Lạm phát năm 2020 chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch bệnh. Đà tăng cao chỉ số giá
tiêu dùng (CPI) hằng tháng bắt đầu từ tháng 10/2019 (nguy cơ lạm phát cao quay
trở lại) chỉ kéo dài đến tháng 01/2020, mà chủ yếu do nhu cầu tăng cao dịp Tết đã bị
chặn đứng từ tháng 02/2020 cùng thời điểm làn sóng thứ nhất dịch bệnh Covid-19
bùng phát ở Việt Nam. Thị trường tiêu dùng gần như đóng băng khiến cho CPI hằng
tháng sụt giảm liên tiếp 4 tháng (từ tháng 02 đến tháng 5/2020), thậm chí sụt giảm
kỷ lục tới 1,54% vào tháng 4/2020. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ
tiêu dùng tháng 4/2020 giảm 20,5% so với tháng trước và giảm 26% so với cùng kỳ
năm 2019. CPI tháng 6/2020 đột ngột tăng cao 0,66% do giai đoạn cách ly xã hội
chấm dứt và thị trường bắt đầu có dấu hiệu phục hồi. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và
doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 6/2020 đã tăng 6,2% so với tháng trước và tăng
5,3% so với cùng kỳ năm trước.
Nếu chỉ nhìn vào con số CPI bình quân năm 2020 tăng 3,23% so với bình quân năm
2019 để cho rằng lạm phát năm 2020 cao hơn so với con số tương ứng 2,79% của
năm 2019 là sai lầm, vì mặt bằng giá cao năm 2020 được thiết lập trên nền giá tăng
vọt đã tạo ra trong giai đoạn từ tháng 10/2019 đến tháng 01/2020 nhưng hầu như
đứng yên suốt 11 tháng còn lại của năm 2020 do yếu tố tăng mạnh giá thực phẩm
nói chung, giá thịt lợn nói riêng khơng cịn, trong khi giá hàng loạt hàng hóa và dịch
vụ khác khơng những khơng tăng mà cịn giảm, thậm chí giảm mạnh dưới tác động
của Covid-19. Nói cách khác, lạm phát cao biểu hiện bởi CPI bình quân kỳ năm
2020 là hệ quả của CPI tăng vọt 3 tháng cuối năm 2019 và tháng đầu tiên năm 2020,
còn thực tế 2020 là năm thiểu phát chứ không phải lạm phát.
15


Downloaded by vú hi ()


lOMoARcPSD|22244702

2.2.3. Nguyên nhân gây ra lạm phát năm 2021
Lạm phát năm 2021 của Việt Nam ở mức thấp nhất trong vòng 6 năm qua do một số
nguyên nhân chủ yếu sau:
Thứ nhất, tổng cầu của nền kinh tế suy giảm, người dân chỉ tiêu dùng các mặt hàng
thiết yếu cho cuộc sống hàng ngày. Làn sóng đại dịch lần thứ tư bùng phát trong
năm đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới tiêu dùng của người dân. Tổng mức bán lẻ hàng
hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của nước ta năm 2019 - năm trước khi xảy ra
đại dịch - có tốc tăng 2 con số (11,8%), nhưng đến năm 2020 mức tăng chỉ còn
2,6% và bắt đầu giảm so với cùng kỳ năm trước từ tháng 5/2021 và xuống mức
giảm sâu nhất - 31,3% vào tháng 8. Những tháng cuối năm, tổng mức bán lẻ có dấu
hiệu phục hồi, nhưng vẫn không đạt được mức tăng trưởng dương. Tổng cầu thấp
khiến giá các hàng hóa thực phẩm giảm so với năm trước, trong khi nguồn cung dồi
dào. Bên cạnh đó, nhu cầu du lịch, văn hóa, vui chơi, giải trí giảm mạnh, người dân
chỉ tập trung vào tiêu dùng các hàng hóa thật sự thiết yếu phục vụ đời sống thường
nhật, đã khiến cho chỉ số giá tiêu dùng neo ở mức thấp.
Thứ hai, chính sách tài khóa hỗ trợ đặc thù, kịp thời và hiệu quả. Tương tự như các
nước trên thế giới, Việt Nam sử dụng chính sách tài khóa để hỗ trợ người dân và
doanh nghiệp vượt qua khó khăn, nhưng phương thức hỗ trợ của Việt Nam mang
tính đặc thù riêng. Trong thời gian qua, Mỹ bỏ ra tổng cộng 4.500 tỷ USD để khắc
phục hậu quả của đại dịch, EU cũng bơm 2.190 tỷ USD nhằm giải quyết những hậu
quả về kinh tế, xã hội do Covid-19 gây ra. Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật
Bản tung ra gói hỗ trợ tài khóa với quy mơ lớn chưa từng có trong tiền lệ. Bên cạnh
đó, chính sách nới lỏng tín dụng ở các nền kinh tế lớn đã bơm ra thị trường hàng
chục ngàn tỷ USD.
Nới lỏng chính sách tiền tệ, tài khóa giúp nhiều nền kinh tế phục hồi đà tăng trưởng,

nhưng đi kèm với đó là lạm phát tăng cao. Với Việt Nam, sử dụng chính sách tài
khóa có nét đặc thù ở chỗ, thay vì phát tiền trực tiếp cho tồn dân, Chính phủ chỉ hỗ
trợ cho một số đối tượng khó khăn, chịu tác động trực tiếp của đại dịch với mức hỗ
trợ vừa phải. Thêm nữa, Chính phủ giảm giá điện, nước, cước viễn thơng, khơng
tăng học phí, viện phí theo lộ trình, thậm chí cịn miễn, giảm học phí năm học 202116

Downloaded by vú hi ()


lOMoARcPSD|22244702

2022 cho một số đối tượng, nên nhu cầu xã hội đã thấp do thực hiện giãn cách, lại
được giảm giá những hàng hóa, dịch vụ thiết yếu, khiến lạm phát tăng thấp.
Cụ thể, tính từ năm 2020 đến nay, Chính phủ đã 5 lần giảm tiền điện cho người dân
và doanh nghiệp chịu ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch. Ước tính số tiền hỗ trợ 2 đợt
trong năm 2020 khoảng 12,3 nghìn tỷ đồng và 3 đợt trong năm 2021 khoảng trên
4,3 nghìn tỷ đồng. Giá nước sinh hoạt cũng giảm, lần giảm thứ nhất thực hiện trong
năm 2020 và lần thứ hai thực hiện từ tháng 8 năm 2021. Gói hỗ trợ dịch vụ viễn
thơng được triển khai từ ngày 05 tháng 08 năm 2021, kéo dài trong 3 tháng, cũng
lên tới gần 10 nghìn tỷ đồng. Các chính sách hỗ trợ của Việt Nam mang tính đặc
thù, với mức chi thấp, nhưng hiệu quả và kiểm soát được lạm phát, trong khi vẫn
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Thứ ba, giá xăng dầu trong năm 2021 diễn biến phức tạp, nhiều thời điểm tăng đột
biến do ảnh hưởng của yếu tố kinh tế và chính trị thế giới, nhưng với việc sử dụng
linh hoạt, phù hợp Quỹ bình ổn giá xăng dầu đã giúp Việt Nam kiểm soát được tác
động của giá xăng dầu tới CPI. Giá xăng dầu tăng không chỉ tác động làm tăng giá
thành sản phẩm hàng hóa và dịch vụ, mà cịn trực tiếp làm tăng CPI, ảnh hưởng đến
thu nhập và chi tiêu của người dân. Khi giá xăng dầu tăng 10%, sẽ làm cho chỉ số
CPI tăng 0,36 điểm phần trăm. Bên cạnh đó, chi tiêu cho xăng dầu chiếm 1,5%
trong tổng tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình. Khi giá xăng dầu tăng cao, hộ gia

đình sẽ cơ cấu lại và cắt giảm một phần chi tiêu, điều này làm giảm tổng cầu của
nền kinh tế. Năm 2021, giá xăng dầu bình quân tăng khoảng 30% so với năm trước.
Tuy nhiên, mức tăng này vẫn thấp hơn so với mức tăng giá xăng dầu của thế giới,
bởi song hành với việc điều hành theo giá thế giới, Chính phủ đã kết hợp sử dụng
hiệu quả cơng cụ Quỹ bình ổn giá xăng dầu để hỗ trợ sản xuất, kinh doanh của
doanh nghiệp và giảm một phần chi tiêu của người dân.
Thứ tư, do chuẩn bị trước nguồn vật tư, doanh nghiệp cắt giảm chi phí và lợi
nhuận, khơng tăng giá bán sản phẩm trong bối cảnh giá nguyên, nhiên vật liệu thế
giới tăng cao. Sản xuất của nền kinh tế nước ta phụ thuộc nhiều vào nguyên vật liệu
nhập khẩu. So với cùng kỳ năm trước, năm 2021, giá nguyên vật liệu nhập khẩu
tăng cao, cụ thể: giá lúa mì tăng 12,47%; ngơ tăng 33,95%; thức ăn chăn ni và
17

Downloaded by vú hi ()


lOMoARcPSD|22244702

nguyên liệu tăng 20,6%; đậu tương tăng 41,42%; hóa chất hữu cơ tăng 31,09%; chất
dẻo nguyên liệu tăng 21,38%; gỗ và các mặt hàng bằng gỗ tăng 13,04%; xơ sợi dệt
các loại tăng 17,86%; phế liệu sắt thép tăng 56,94%; sắt và thép không hợp kim
tăng 42,61%; thép không gỉ, thép hợp kim khác tăng 36,34%. Mặc dù giá nguyên
vật liệu thế giới tăng cao, nhưng chưa tác động nhiều tới chỉ số giá tiêu dùng trong
nước, do các doanh nghiệp lớn của Việt Nam thường ký hợp đồng dài hạn, hàng hóa
đã nhập khẩu từ trước chuẩn bị cho hoạt động sản xuất. Thêm vào đó, chi phí đầu
vào tăng, sản xuất gặp nhiều khó khăn nhưng các doanh nghiệp chấp nhận giảm lợi
nhuận, chưa tăng giá bán để duy trì sức cạnh tranh của sản phẩm trong nước, khơng
gây ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ hàng hóa, nhất là trong bối cảnh tổng cầu yếu
như hiện nay. Ngồi ra, việc các doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn giá,
khơng tăng giá bán trong suốt mùa dịch cũng giúp kiềm chế lạm phát năm 2021.

Thứ năm, chính sách tiền tệ linh hoạt, đồng bộ, hiệu quả góp phần kiểm sốt thành
cơng lạm phát. Trong năm 2021, chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước có sự
phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa, điều hành chủ động, linh hoạt trong tháo
gỡ khó khăn cho cộng đồng doanh nghiệp, kiểm soát lạm phát mục tiêu, ổn định
kinh tế vĩ mơ, góp phần phục hồi tăng trưởng kinh tế trong vịng xốy của đại dịch.
Lãi suất được điều hành phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, lạm phát và thị trường
tiền tệ. Tỷ giá hối đối được điều hành theo hướng cơng bố tỷ giá trung tâm, biến
động linh hoạt hàng ngày phù hợp với diễn biến thị trường trong và ngoài nước,
đảm bảo ổn định vĩ mơ, đáp ứng mục tiêu của chính sách tiền tệ. Ngân hàng Nhà
nước đã giảm tần suất can thiệp, tạo điều kiện để tỷ giá diễn biến linh hoạt hơn, phù
hợp với điều kiện thị trường trong, khi vẫn hấp thu nguồn cung ngoại tệ dồi dào,
đảm bảo thị trường ngoại tệ vận hành thông suốt, hỗ trợ thanh khoản đồng nội tệ
trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp. Nhờ đó, tỷ giá liên ngân
hàng diễn biến linh hoạt, thanh khoản thị trường thông suốt, các nhu cầu ngoại tệ
hợp pháp được đáp ứng đầy đủ, kịp thời. Đến tháng 12/2021, tỷ giá giao dịch bình
quân thị trường liên ngân hàng giảm 0,03% so với cuối năm 2020, góp phần giảm
sức ép tăng giá của nguyên vật liệu và hàng tiêu dùng nhập khẩu đối với thị trường
trong nước.

18

Downloaded by vú hi ()


lOMoARcPSD|22244702

Kết quả của việc thực thi chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời và hiệu quả
trong kiểm soát lạm phát được phản ánh qua chỉ tiêu lạm phát cơ bản bình quân
năm 2021 tăng 0,81% so với năm 2020, thấp hơn mức tăng CPI năm 2021 và là
mức tăng thấp nhất kể từ năm 2011. Điều này cũng phản ánh lạm phát của năm

2021 chủ yếu gây ra bởi giá lương thực, giá nguyên, nhiên vật liệu, dịch vụ vận tải,
logistics.
PHẦN 2: MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIỀM CHẾ LẠM PHÁT
Trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị tại một số khu vực cũng như tình
hình cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn nhất là trong lĩnh vực thương mại dự
báo vẫn diễn biến phức tạp và có các tác động tới kinh tế trong nước và nhiệm vụ
kiểm sốt lạm phát của Chính phủ. Rủi ro lạm phát trên thế giới vẫn tăng cao sẽ có
tác động gián tiếp tới nước ta khi giá nhiều loại nguyên, nhiên, vật liệu tiếp tục ở
mức cao như xăng dầu, gas, thép khiến giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam tăng,
gia tăng tỉ lệ “nhập khẩu lạm phát”. Đây là những yếu tố sẽ tác động chung đến lạm
phát trong nước.
Áp lực từ việc thực hiện lộ trình giá thị trường một số dịch vụ công trong
giai đoạn tới, trong đó phải tính đến việc triển khai Nghị định số 60/2021/NĐ-CP về
cơ chế tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp công lập và đặt mục tiêu cơ bản hồn thành
lộ trình tính giá dịch vụ trong năm 2021. Để thực hiện kiểm soát lạm phát theo chỉ
tiêu Quốc hội giao ta cần:
- Công tác quản lý, điều hành giá, kiểm soát lạm phát cần tiếp tục thựchiện
một cách thận trọng, linh hoạt và chủ động. Trên cơ sở đánh giá tình hìnhdịch bệnh
trong nước và diễn biến giá cả các mặt hàng trên thế giới và trong nước, Bộ Tài
chính đề xuất triển khai một số biện pháp như: Theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá
cả thị trường các mặt hàng quan trọng, thiết yếu để có biện pháp điều hành phù hợp.
Chủ động tháo gỡ khó khăn và có phương án điều tiết nguồn hàng để tăng lượng
cung ứng cho các địa phương có dịch bệnh cần cách ly hoặc giãn cách xã hội, bảo
đảm cung cấp đủ hàng hóa thiết yếu cho người dân. Tăng cường cơng tác kiểm tra,
kiểm sốt thị trường giá cả, quản lý kê khai giá, niêm yết giá theo quy định pháp
luật.
19

Downloaded by vú hi ()



lOMoARcPSD|22244702

- Tiếp tục đánh giá, cập nhật kịch bản điều hành giá cho nửa cuối năm để báo
cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng-Trưởng ban Chỉ đạo điều
hành giá, nhất là việc tính tốn, điều chỉnh giá các mặt hàng do nhà nướcquản lý,
các dịch vụ công đang triển khai lộ trình thị trường đảm bảo mục tiêu kiểm sốt lạm
phát và phù hợp với tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp như hiện nay.
- Bên cạnh đó, tiếp tục đẩy mạnh cơng tác thơng tin, tuyên truyền, đảm bảo
kịp thời, minh bạch thông tin về giá và cơng tác điều hành giá của Chính Phủ, Ban
chỉ đạo điều hành giá, nhất là diễn biến giá cả các vật tư quan trọng, các mặt hàng
thiết yếu liên quan đến sản xuất và đời sống người dân để ổn định tâm lý người tiêu
dùng, kiểm soát lạm phát kỳ vọng.
KẾT LUẬN
Một nền kinh tế khỏe mạnh là nền kinh tế có mức lạm phát vừa phải, tốc độ tăng
lạm phát nhỏ hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế. Vì vậy, để kiềm chế lạm phát, ổn định
kinh tế vĩ mô, đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế, an sinh xã hội, thực hiện tốt mục
tiêu công nghiệp hóa – hiện đại hóa của nước ta trong thờigian tới, Đảng và Nhà
nước cần hồn thiện các chính sách, thể chế, kỹ năng ứng phó với lạm phát do tác
động từ bên ngoài, xây dựng một nền kinh tế khỏe mạnh từ bên trong. Lạm phát
cũng không phải hồn tồn xấu mà nó cũng có những ưuđiểm nhất định. Có nghĩa
là khi nền kinh tế phát triển có hiệu quả, tiến bộ khoa học kỹ thuật được áp dụng
tích cực, cơ cấu kinh tế được đổi mới nhanh chóng và đúng hướng thì lạm phát cũng
có thể được xem là một cơng cụ góp phần vào việc tăng trưởng kinh tế, chống suy
thối. Vì vậy chúng ta cần phải kiểm sốt và duy trì lạm phát ở mức có thể chấp
nhận được hay lạm phát cân bằng và có dự tính tạo điều kiện trở thành động lực
thúc đẩy quá trình phát triển của đất nước

20


Downloaded by vú hi ()



×