Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Quan hệ lợi ích kinh tế và vai trò của nhà nước trong việc đảm bảo hài hòa các quan hệ lợi ích kinh tế ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201.7 KB, 12 trang )

lOMoARcPSD|21911340

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

-----□□□----KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI

THIẾT LẬP ĐỀ CƯƠNG
ĐỀ CƯƠNG TRÌNH BÀY MƠN
Kinh Tế Chính Trị Mác - Lênin
Đề tài số 4:

QUAN HỆ LỢI ÍCH KINH TẾ VÀ VAI TRÒ CỦA
NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC ĐẢM BẢO HÀI HÒA
CÁC QUAN HỆ LỢI ÍCH KINH TẾ Ở VIỆT NAM
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: NGUYỄN THANH VÂN
NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN: NHÓM 04
NĂM THỰC HIỆN: 2023


lOMoARcPSD|21911340

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 04
STT

Họ và tên

MSSV

Nhiệm Vụ


1
2

Nguyễn Minh Châu
Lê Nguyễn Phát Đạt

31221024651
31221021094

3

Nguyễn Thị Hồng Điệp

31221023967

4

Trần Thị Hoàng Dung

31221020706

5

Bùi Anh Dương

31221021498

6

Nguyễn Thị Diệu Hiền


31221023710

7

Lê Quốc Huy

31221023309

8

Nguyễn Lê Huy

31221026478

9
10
11

Hứa Ngọc Khánh
Hoàng Nguyên Khoa
Trần Tuấn Kiệt

31221026504
31221021115
31221023093

12

Nguyễn Hoàng Mai


31221021752

13
14

Trần Ngọc Thủy Ngân
Lê Viết An Phong

31221020188
31221020134

15

Lâm Gia Thuận

31221021434

16

Nguyễn Minh Trí

31221021229

17

Nguyễn Thị Ngọc Xuân

31221024458


Làm powerpoint
Người thuyết
trình
Làm bài tập
nhóm
Soạn nội dung
thuyết trình
Người thuyết
trình
Làm bài tập
nhóm
Làm bài tập
nhóm
Soạn nội dung
thuyết trình
Làm powerpoint
Làm powerpoint
Người thuyết
trình
Người thuyết
trình
Làm powerpoint
Làm bài tập
nhóm
Soạn nội dung
thuyết trình
Làm bài tập
nhóm
Soạn nội dung
thuyết trình


Mức độ
hoàn
thành
100%
100%
100%
100%
100%
100%
100%
100%
100%
100%
100%
100%
100%
100%
100%
100%
100%

Ký Tên


lOMoARcPSD|21911340

NHÂN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

ĐIỂM SỐ



lOMoARcPSD|21911340

LỜI MỞ ĐẦU
Lợi ích là một trong những động lực hoạt động của con người và sự phát triển
xã hội. Lợi ích thu được khi con người được thỏa mãn nhu cầu về vật chất và
tinh thần của mình. Lợi ích là một trong những vấn đề có ý nghĩa quyết định
một cách cơ bản bản chất của các mối quan hệ trong xã hội. Khi tiến hành các
hoạt động kinh tế, con người thu được lợi ích vật chất gọi là lợi ích kinh tế.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay các loại chủ thể kinh tế cùng tồn tại và
phát triển đó có thể là cá nhân là tổ chức là quốc gia hay là tổ chức kinh tế quốc
tế. Tuy nhiên các chủ thể kinh tế này khơng tồn tại độc lập với nhau mà chúng
có mối quan hệ về lợi ích kinh tế.
Ở nước ta, trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa, chúng ta ngày càng nhận thức rõ hơn vai trò là động lực của lợi ích
đối với sự tiến bộ xã hội của lợi ích kinh tế. Kinh tế thị trường vốn có tính hai
mặt một mặt nó tạo ra sự cạnh tranh động lực thúc đẩy kinh tế phát triển, mặt
khác nó cũng tìm ẩn nhiều mặt trái nảy sinh nhiều mâu thuẫn xung đột xã hội.
Nguyên nhân của những mâu thuận xung đột xã hội chủ yếu bắt nguồn từ quan
hệ lợi ích kinh tế giữa các chủ thể như là người lao động với người sử dụng lao
động những mâu thuẫn giữa những người sử dụng lao động với nhau, mâu thuẫn
lợi ích giữa những người lao động với nhau. Nếu mâu thuẫn này diễn ra thái quá
căng thẳng có thể dẫn đến những bất ổn về mặt chính trị xã hội như là biểu tình,
bãi cơng, đấu tranh giai cấp. Và để đảm bảo hài hịa các quan hệ lợi ích kinh tế
thì vai trị quản lý của nhà nước là vơ cùng cần thiết, nó giúp các doanh nghiệp
hoặc tư nhân có được những lợi ích và cơng bằng chính đáng từ đó giúp cho
kinh tế thị trường Việt Nam trở nên minh bạch và cơng bằng, góp phần thúc đẩy
kinh tế xã hội, thậm chí là nhận được sự tin cậy và đầu tư của các nước láng
giềng, càng giúp cho Việt Nam càng phát triển và rút ngắn khoảng cách trình

độ với thế giới, trở thành đất nước đáng sống và đáng được đầu tư. Chính vì
những yếu tố vơ cùng quan trọng đó để đất nước phát triển, nhóm chúng em
chọn đề tài “Quan hệ lợi ích kinh tế và vai trò của nhà nước trong việc đảm bảo
hài hịa các quan hệ lợi ích kinh tế ở Việt Nam”.


lOMoARcPSD|21911340

I. Quan hệ lợi ích kinh tế
1. Khái niệm quan hệ lợi ích kinh tế:
- Quan hệ lợi ích kinh tế là sự thiết lập những tương tác giữa người với người,
giữa con người với tổ chức kinh tế, giữa các tổ chức kinh tế, giữa các bộ phận
nền kinh tế, giữa quốc gia với phần còn lại của thế giới nhằm mục tiêu xác lập
các lợi ích kinh tế trong mối liên hệ với trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất và kiến trúc thượng tầng.
Ví dụ: Ta lấy ví dụ về quan hệ lợi ích kinh tế giữa chủ thể kinh tế là doanh
nghiệp và chủ thể kinh tế nhà nước, ta thấy rằng: lợi ích kinh tế của doanh
nghiệp gắn liền với lợi ích kinh tế của Nhà nước. Lợi ích kinh tế của doanh
nghiệp là hạt nhân cấu thành lên lợi ích kinh thơng qua pháp luật, thơng qua hệ
thống thuế, hay các chính sách phát triển kinh tế của chính phủ…. Lợi ích kinh
tế của doanh nghiệp được đảm bảo sẽ có tác động tích cực tới lợi ích kinh tế của
Nhà nước cụ thể đó là ngân sách quốc gia. Cịn lợi ích kinh tế nhà nước được
đảm bảo cũng sẽ tạo ra môi trường phát triển ổn định cho doanh nghiệp làm ăn.
- Quan hệ lợi ích kinh tế giữa các chủ thể có thể được biểu hiện theo chiều dọc
và theo chiều ngang.
+ Quan hệ lợi ích kinh tế theo chiều dọc tức là giữa một tổ chức với các cá nhân
trong tổ chức đó.
Ví dụ: Lợi ích kinh tế của doanh nghiệp có mối quan hệ với lợi ích kinh tế của
cá nhân người lao động trong doanh nghiệp đó. Khi lợi ích kinh tế của người lao
động được đảm bảo, thì là động lực tốt thúc đẩy lợi ích kinh tế của doanh

nghiệp.
+ Mối quan hệ lợi ích kinh tế có thể theo chiều ngang tức là giữa các chủ thể với
nhau, các cộng đồng người với nhau, giữa các tổ chức, giữa quốc gia với phần
còn lại của thế giới.
Ví dụ: quan hệ lợi ích kinh tế giữa các doanh nghiệp với doanh nghiệp, có thể là
vừa hợp tác vừa cạnh tranh với nhau; hay như, quan hệ lợi ích kinh tế giữa các


lOMoARcPSD|21911340

địa phương với nhau ; lợi ích kinh tế giữa các quốc gia với nhau như Việt Nam
với Trung quốc, với Mỹ hay với Nga….
2. Sự thống nhất và mâu thuẫn trong các quan hệ lợi ích kinh tế:
- Sự thống nhất: một chủ thể có thể trở thành một bộ phận của chủ thế khác =>
lợi ích của các chủ thể có ảnh hưởng đến nhau.
Ví dụ: cơng nhân sẽ có những lợi ích riêng của mình được quy định trong hợp
đồng, nhiều công nhân tạo nên cấu thành tập thể và tham gia vào lợi ích của
doanh nghiệp. Cơng nhân lao động tốt đảm bảo lợi ích cho doanh nghiệp, doanh
nghiệp hoạt động hiệu quả thì nâng cao lợi ích cho cơng nhân => lợi ích của
cơng nhân và doanh nghiệp thống nhất với nhau.
- Sự mâu thuẫn: Các quan hệ lợi ích kinh tế mâu thuẫn với nhau vì các chủ thể
có thể hành động theo những phương thức khác nhau để thực hiện các lợi ích
của mình, sự khác nhau đó mà đối lập thì sẽ phát triển thành mâu thuẫn.
Ví dụ: Để tăng lợi ích kinh tế của doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp có thể vi
phạm pháp luật
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ lợi ích kinh tế:
- Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất: là thương thức thỏa mãn các nhu
cầu sản xuất của con người, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất càng cao
thì việc đáp ứng lợi ích của chủ thể càng tốt.
Ví dụ: Năm 2021, mức thu nhập bình quân trên đầu người của Việt Nam là

3.743$ trong khi đó thu nhập bình qn/người của Singapore là 66.263$, còn ở
Mỹ là 69.375 $. Sự chênh lệch này nó cũng là thước đo phản ánh sự phát triển
của lực lượng sản xuất của mỗi quốc gia.
- Địa vị của các chủ thể trong hệ thống quan hệ sản xuất xã hội: Quan hệ sỡ hữu
về tư liệu sản xuất quyết định quan hệ lợi ích kinh tế
Ví dụ: Trong một doanh nghiệp có nhiều chủ thể cùng tham gia, có thể là giám
đốc quản lý, có thể là người công nhân làm thuê…. Do sự khác nhau về quan hệ


lOMoARcPSD|21911340

sở hữu Tư liệu sản xuất, nên địa vị của các chủ thể kinh tếtrong doanh nghiệp là
khác nhau. Kéo theo mức thu nhập (chính là lợi ích kinh tế) của các chủ thể là
khác nhau.
- Chính sách phân phối thu nhập của nhà nước: thay đổi mức thu nhập và tương
quan thu nhập => thay đổi lợi ích kinh tế.
Ví dụ: Về chính sách tiền lương tối thiểu vùng của Nhà nước chẳng hạn: Từ
01/07/2022, Nhà nước quy định các mức lương tối thiểu tháng theo 4 vùng đối
với người lao động:
Vùng 1 : 4.680.000 đồng/tháng
Vùng 2 : 4.160.000 đồng/tháng
Vùng 3 : 3.640.000 đồng/tháng
Vùng 4: 3.250.000 đồng/tháng
=> Khi Nhà nước quy định mức lương tối thiểu theo 4 vùng khác nhau, có nghĩa
rằng chính sách phân phối thu nhập của nhà nước cũng làm thay đổi mức thu
nhập và tương quan thu nhập của các chủ thể kinh tế.
- Hội nhập kinh tế quốc tế: sản chất của kinh tế thị trường là mở cửa hội nhập.
Khi mở cửa hội nhập, các quốc gia có thể gia tăng lợi ích kinh tế từ thương mại
quốc tế, đầu tư quốc tế.
Tuy nhiên, lợi ích kinh tế của các doanh nghiệp, hộ gia đình sản xuất hàng hóa

tiêu thụ trên thị trường nội địa có thể bị ảnh hưởng bởi cạnh tranh của hàng hóa
nước ngồi ,phải đối mặt với các nguy cơ cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi
trường,... => Lợi ích kinh tế xã hội cũng có thể bị ảnh hưởng tiêu cực.
Ví dụ: Trong tình hình hội nhập kinh tế như hiện nay, Việt Nam đã và đang
tham gia hoạt động tại nhiều tổ chức quôc tế như ASEAN, WTO, APEC, … để
phát triển sự thống nhất của quan hệ kinh tế Việt Nam và thế giới; thúc đẩy xu
thế hịa bình, ổn định, hợp tác trong khu vực, giúp ngăn ngừa nguy cơ chiến
tranh; làm cho sức mạnh kinh tế của đất nước từng bước được nâng lên.


lOMoARcPSD|21911340

4. Một số quan hệ lợi ích kinh tế cơ bản trong nền kinh tế thị trường:
- Quan hệ lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao động: Lợi ích kinh
tế của người lao động tập trung vào thu nhập (chủ yếu là tiền lương và tiền
thưởng) mà họ nhận được từ việc bán sức lao động của mình cho người sử dụng
lao động. Lợi ích kinh tế của người lao động và người sử dụng lao động có quan
hệ chặt chẽ, thống nhất và mâu thuẫn với nhau.
+ Sự thống nhất được thể hiện: nếu người sử dụng lao động sản xuất, kinh
doanh có hiệu quả, thu được lợi nhuận thì người lao động tiếp tục có việc làm
và tiền lương
+ Sự mâu thuẫn được thể hiện: Trong những điều kiện nhất định, lợi nhuận của
người sử dụng lao động và tiền lương của người lao động vận động ngược chiều
nhau.
=> Do đó để bảo vệ lợi ích kinh tế của mình, người lao động và người sử dụng
lao động đã thành lập các tổ chức của riêng họ. Cơng đồn là tổ chức quan trọng
nhất để bảo vệ quyền lợi của người lao động. Người sử dụng lao động có tổ
chức cơng đồn, hiệp hội nghề nghiệp... Trong xã hội hiện đại, sự đấu tranh
giữa các bên phải tôn trọng các quy định của pháp luật.
- Quan hệ lợi ích giữa những người sử dụng lao động: Người sử dụng lao động

có lợi ích kinh tế chặt chẽ với nhau. Trong cơ chế thị trường, người sử dụng lao
động vừa là đối tác, vừa là đối thủ của nhau nên giữa họ đã tạo ra sự thống nhất
và mâu thuẫn về lợi ích kinh tế.
+ Sự thống nhất về lợi ích kinh tế làm cho những người sử dụng lao động liên
kết, hỗ trợ lẫn nhau.
+ Sự mâu thuẫn về lợi ích kinh tế giữa những người sử dụng lao động làm cho
họ cạnh tranh với nhau quyết liệt.
=> Người sử dụng lao động cạnh tranh khơng chỉ trong cùng một ngành mà cịn
giữa các ngành, di chuyển vốn (vốn) từ ngành này sang ngành khác.
=> Cịn sự thống nhất về lợi ích kinh tế làm cho các ông chủ liên kết chặt chẽ
với nhau, hỗ trợ lẫn nhau. Mối quan hệ chặt chẽ về lợi ích kinh tế giữa các ơng


lOMoARcPSD|21911340

chủ khiến họ trở thành một nhóm doanh nhân. Trong cơ chế thị trường, đội ngũ
này góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội, cần được tôn vinh và
tạo điều kiện phát triển.
- Quan hệ lợi ích giữa những người lao động: Trong nền kinh tế thị trường, nếu
có nhiều người bán sức lao động thì những người lao động phải cạnh tranh với
nhau. Kết quả là lương của công nhân bị giảm và một bộ phận nhân viên bị sa
thải. Nếu người lao động có thể tự thỏa thuận với nhau, họ có thể thỏa mãn u
cầu của mình (ở một mức độ nào đó) đối với những người sử dụng lao động. Sự
đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau giữa những người lao động trong việc giải quyết các
quan hệ là rất cần thiết nhưng phải trên cơ sở các quy định của pháp luật.
- Quan hệ giữa lợi ích các nhân, lợi ích nhóm và lợi ích xã hội:
+ Nếu việc thực hiện lợi ích cá nhân theo đúng quy định của pháp luật sẽ góp
phần phát triển nề kinh tế, thực hiện tốt lợi ích kinh tế của xã hội. Ngược lại,
nếu giữa người lao động và người sử dụng lao động có mâu thuẫn không thể
giải quyết được; nơi người lao động và người sử dụng lao động cấu kết với nhau

để làm hàng giả, hàng nhái, trốn thuế... thì lợi ích kinh tế của công ty sẽ bị tổn
hại. Cho thấy nền kinh tế chậm phát triển, chất lượng cuộc sống của nhân dân
chậm được cải thiện.
+ Các cá nhân, tổ chức hoạt động trong cùng ngành, cùng lĩnh vực hợp tác với
nhau trong hành động nhằm đạt được lợi ích riêng (lợi ích cá nhân và lợi ích tổ
chức) của họ nên hình thành “lợi ích nhóm”.
5. Phương thức thực hiện lợi ích kinh tế trong các quan hệ lợi ích chủ yếu:
- Theo nguyên tắc thị trường: Các lợi ích kinh tế và nhóm lợi ích tuy đa dạng
nhưng để thực hiện được các lợi ích của mình, trong khuôn khổ của kinh tế thị
trường cần phải dựa trên các nguyên tắc thị trường. Đây là phương thức chung
của mọi nền kinh tế thị trường, trong đó có nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Ví dụ: Phân phối thu nhập theo lao động, theo hiệu quả sản xuất kinh doanh,
theo sở hữu vốn và các nguồn lực,..


lOMoARcPSD|21911340

- Theo chính sách của nhà nước và vai trị của các tổ chức xã hội: Khi hiện thực
lợi ích kinh tế, nếu chỉ dựa trên nguyên tắc thị trường thì tất yếu sẽ dẫn đến
những hạn chế về mặt xã hội. Vì vậy, để khắc phục những hạn chế của phương
thức thực hiện theo nguyên tắc thị trường, phương thức thực hiện lợi ích dựa
trên chính sách của nhà nước và vai trò của các tổ chức xã hội, cần phải bảo
đảm kiến tạo hịa bình và thúc đẩy tiến bộ xã hội để hạn chế tình trạng bất bình
đẳng thu nhập, gia tăng khoảng cách giàu nghèo, cạnh tranh khơng lành mạnh,...
Ví dụ: Các chính sách điều tiết thu nhập của chính phủ như là thuế thu nhập,
tiền lương tối thiểu, bảo hiểm xã hội, trợ cấp.
II. Vai trị của Nhà nước trong quan hệ lợi ích kinh tế:
1. Bảo vệ lợi ích hợp pháp, tạo mơi trường thuận lợi cho hoạt động tìm
kiếm lợi ích của các chủ thể kinh tế:

- Giữ vững ổn định chính trị để thu hút vốn đầu tư nước ngoài
=> Điều này rất quan trọng, vì ổn định chính trị mới tạo sức hút cho các nhà
đầu tư quốc tế yên tâm làm ăn.
- Nhà nước xây dựng môi trường pháp luật thơng thống, bảo vệ được lợi ích
của đất nước, tn thủ các chuẩn mực và thơng lệ quốc tế
Ví dụ: Tại Việt Nam, Luật qui định các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi
khơng bị quốc hữu hố; điều này tạo niềm tin cho chủ thể đầu tư, khác với 1 số
nước qui định rằng trong những trường hợp đặc biệt sẽ quốc hữu hố và có
khoản đền bù xứng đáng
- Xây dựng kết cấu hạ tầng
Ví dụ: Có kế hoạch xây dựng đô thị mới, cơ sở hạ tầng – kiến trúc thượng tầng
- Tạo lập môi trường văn hóa phù hợp với yêu cầu phát triển của kinh tế thị
trường
Ví dụ: Tại Việt Nam, Luật quy định các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi
khơng bị quốc hữu hoá; điều này tạo niềm tin cho chủ thể đầu tư, khác với 1 số
nước qui định rằng trong những trường hợp đặc biệt sẽ quốc hữu hoá và có
khoản đền bù xứng đáng


lOMoARcPSD|21911340

2. Điều hịa lợi ích giữa cá nhân – doanh nghiệp – xã hội:
Trong kinh tế thị trường, do mâu thuẫn về lợi ích kinh tế và tác động của các
quy luật thị trường, như quy luật cạnh tranh chẳng hạn ; nên sự phân hóa về thu
nhập giữa các tầng lớp dân cư. Sẽ có bộ phận dân cư có thu nhập cao, ngược lại
sẽ có bộ phận dân cư thu nhập thấp. Sự phân hóa xã hội thái quá có thể dẫn đến
căng thẳng, xung đột xã hội. Vì vậy, nhà nước cần có các chính sách phân phối
thu nhập nhằm đảm bảo hài hịa các lợi ích kinh tế:
- Nhà nước có chính sách phân phối thu nhập
+ Thuế thu nhập cá nhân

Ví dụ: Thu thuế các đối tượng có thu nhập cao. Khoản thuế sẽ được nộp vào
ngân sách nhà nước ; từ đó một phần được phân phối lại cho các đối tượng có
thu nhập thấp thông qua các quỹ phúc lợi xã hội, quỹ trợ cấp, bảo hiểm. Đây là
chính sách hu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các bộ phận dân cư.)
+ Tiền lương tối thiểu
Ví dụ: Ở VN mức lương được phân chia thành 4 khu vực khác nhau. Ý nghĩa
của tiền lương tối thiểu, nhằm : tạo ra lưới an toàn bảo vệ người lao động.
Phòng ngừa sự xung đột giữa giới chủ và giới thợ làm ảnh hưởng đến sự phát
triển kinh tế
- Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, phát triển khoa học – công nghệ cao
3. Kiểm sốt, ngăn ngừa các quan hệ lợi ích có ảnh hưởng tiêu cực đối với
sự phát triển xã hội:
- Nhà nước cần thực hiện hiệu quả các chính sách xã hội: xóa đói, giảm
nghèo, ưu đãi xã hội, từ thiện…
- Nhà nước cần có các chính sách khuyến khích làm giàu hợp pháp.
Để lợi ích kinh tế thực sự là động lực của các hoạt động kinh tế, các chủ thể
kinh tế phải có nhận thức và hành động đúng trong lĩnh vực phân phối thu nhập,
cần phải hiểu được các nguyên tắc phân phối của kinh tế thị trường. Vì thế, việc
tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức, hiểu biết về phân phối thu nhập
cho các chủ thể kinh tế - xã hội là rất cần thiết.


lOMoARcPSD|21911340

- Tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức, hiểu biết về phân phối thu
nhập cho các chủ thể kinh tế - xã hội.
- Xây dựng bộ máy nhà nước liêm chính, có cơ chế kiểm sốt thu nhập nhằm
chống các hình thức thu nhập bất hợp pháp ( như buôn lậu, hàng giả, hàng nhái)
4. Giải quyết những mâu thuẫn trong quan hệ lợi ích kinh tế:
- Các cơ quan chức năng của nhà nước cần phát hiện kịp thời mâu thuẫn trong

quan hệ lợi ích kinh tế và chuẩn bị chu đáo các giải pháp đối phó
Ví dụ: mâu thuẫn lợi ích kinh tế chủ và thợ có thể dẫn đến biểu tình, đạp phá
nhà máy.
- Nhà nước đóng vai trị trọng tài, giải quyết mâu thuẫn, xung đột.



×