Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Thủ tục thành lập công ty

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.26 KB, 6 trang )

Thủ tục thành lập công ty
Thành lập công ty – mong muốn của biết bao cá nhân trong quá trình khởi nghiệp kinh
doanh. Ngoài những vấn đề chuyên môn như: ý tưởng, kế hoạch, nhân sự, vốn… thì một
vấn đề khá quan trọng khác đó chính là: Thủ tục thành lập công ty. Thấu hiểu được khó
khan đó, Niềm Tin Việt chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn thủ tục thành lập công ty tại
TPHCM. Chúng tôi cam kết dịch vụ uy tín, thuận tiện, nhánh chóng và trọn gói.
A. Hồ sơ đăng ký thành lập công ty bao gồm:
1. Giấy đề nghị thành lập công ty.
2. Điều lệ công ty.
3. Danh sách thành viên/ cổ đông sáng lập.
4. Bản sao hợp lệ các giấy tờ: CMND/hộ chiếu của các thành viên/ cổ đông sáng lập
(công chứng không quá 3 tháng).
5. Chứng chỉ hành nghề (đối với kinh doanh ngành nghề cần có chứng chỉ hành nghề).
B. Lợi ích khi đăng ký dịch vụ thành lập công ty trọn gói tại NIỀM TIN VIỆT. Quý
khách sẽ được:
- Tư vấn về cơ cấu tổ chức công ty.
- Tư vấn về người đại diện pháp luật.
- Tư vấn cách đặt tên cho công ty, tra cứu tên công ty.
- Tư vấn về việc đặt địa chỉ trụ sở chính cho công ty/chi nhánh/văn phòng đại diện/địa
điểm kinh doanh.
- Tư vấn vốn đầu tư ban đầu, vốn pháp định, vốn điều lệ, tỷ lệ góp vốn giữa các thành
viên/ cổ đông.
- Tư vấn lựa chọn ngành nghề kinh doanh, các giấy phép, thủ tục liên quan của một số
ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
- Tư vấn chi tiết cho doanh nghiệp các vấn đề về thuế, các nghĩa vụ về tài chính sau khi
đăng ký kinh doanh và trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Tư vấn, kiểm tra tính pháp lý của những thông tin mà khách hàng yêu cầu.
1. Soạn và thay mặt khách hàng nộp hồ sơ thành lập công ty tại Sở KH-ĐT TPHCM
2. Theo dõi hồ sơ, trả lời của Sở KH-ĐT
3. Bốc số hẹn khách hàng lên nhận giấy phép kinh doanh
4. Liên hệ cơ quan công an khắc con dấu cho doanh nghiệp


5. Bốc số và hẹn khách hàng có mặt để nhận con dấu
C. Khách hàng cung cấp cho chúng tôi các thông tin sau:
1. CMND/hộ chiếu của Đại diện pháp luật, thành viên/ cổ động công chứng không quá 3
tháng.
2. Thông tin về tên doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở, vốn điều lệ, ngành nghề chính, đại diện
pháp luật.
3. Chứng chỉ bản sao công chứng nếu ngành nghề có điều kiện.
Để biết thêm chi tiết vui lòng tham khảo tại đây: Thủ tục thành lập công ty
Nguồn: />lap-cong-ty.html#ixzz2MYNtykbq
Diễn Đàn Kiến Thức - Học Tập Suốt Đời
Tôi muốn mở một tiệm kinh doanh dịch vụ Internet ở quận 3, TP.HCM, tôi phải
chuẩn bị hồ sơ gì? thủ tục ra sao? Nộp hồ sơ ở đâu? Thời gian cấp phép là bao lâu?
Có những quy định nào đặc biệt trong ngành kinh doanh này không? Các khoản thuế
phải đóng là gì?
Đáp:
Căn cứ vào Nghị định 55 ngày 23-8-2001 của Chính phủ về quản lý cung cấp và sử dụng
dịch vụ Internet, thì các vấn đề bạn hỏi cụ thể như sau:
A. Hồ sơ:
+ Đơn đăng ký kinh doanh theo mẫu.
+ Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng hợp pháp đối với thụ sở kinh doanh.
+ Sao CMND, hộ khẩu, có bản chính để đối chiếu.
+ Có hợp đồng đại lý với đơn vị cung cấp dịch vụ truy cập.
B. Hồ sơ nộp tại phòng đăng ký kinh doanh/Phòng tiếp nhận hồ sơ, Quận 3.
C. Quy định điều đặc biệt trong ngành: Bắt buộc phải lập hợp đồng đại lý với đơn vị có
chức năng cung cấp dịch vụ truy cập Internet. Và phải tuân thủ theo quy định tại NĐ 55
ngày 23-8-2001 của Chính phủ. Cũng như các văn bản quản lý chuyên ngành của Bộ Bưu
Chính Viễn Thông.
D. Về các khoản thuế:
+ Thuế môn bài (đóng trong một năm)
+ Thuế GTGT và thuế thu nhập doanh nghiệp. Nhưng vì do cơ sở kinh doanh Internet

thường không có hóa đơn, chứng từ mua bán hàng hóa nên cơ quan thuế áp dụng theo
phương pháp khoán thu.
Tuy nhiên hiện nay Quyết định số 02 ngày 06-01-2005 của UBND TP.HCM, V/v phê
duyệt quy hoạch một số ngành nghề trong lĩnh vực văn hóa xã hội “nhạy cảm” trên địa
bàn Q3 năm 2005, đã quy định tạm ngừng cấp mới giấy ĐKKD ngành nghề dịch vụ này.
Luật sư Trịnh Văn Hiệp (Văn phòng luật sư Nam Thành)
Nguồn: n-mo-mot-
tiem-kinh-doanh-dich-vu-internet-thu-tuc-ra-sao.html#ixzz2MYOM9arm
Diễn Đàn Kiến Thức - Học Tập Suốt Đời
Ngày 20/08/2011 ông Nguyễn Minh- Trưởng phòng kế hoạch công ty TNHH xây lắp và
sản xuất vật liệu xây dựng Thiên Tâm (bên A) đã gặp ông Lê Bình- Giám đốc công ty
TNHH thương mại An Bình (bên B) để ký hợp đồng số 05, theo đó bên A sẽ bán cho bên
B 200 tấn xi măng PCB30 Bỉm Sơn. Tại điều 10 của bản hợp đồng có ghi rõ:
" Hai bên cam kết thực hiện nghiêm chỉnh các điều khoản đã thoả thuận trong hợp đồng.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng nếu có gì khó khăn, vướng mắc hai bên sẽ cùng nhau
bàn bạc giải quyết. Bên nào vi phạm phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Trung tâm
trọng tài X là nơi giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng này."
Trên thực tế bên A đã thực hiện việc giao hàng theo đúng thoả thuận trong hợp đồng
nhưng bên B đã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán theo thoả thuận trong hợp đồng.
Sau nhiều lần yêu cầu bên B phải thanh toán tiền hàng mà không nhận được phản hồi của
bên B nên bên A đã nộp đơn khởi kiện bên B đến Trung tâm trọng tài X.
Ngày 25/12/2011 Trung tâm trọng tài X đã thụ lý đơn kiện của bên A và sau đó gửi bản
sao đơn kiện cho bên B. Ngay sau đó bên B đã có ý kiến phản đối thẩm quyền giải quyết
của Trung tâm trọng tài X vì họ đã chứng minh vào thời điểm ký kết hợp đồng số 05
(ngày 20/08/2011) ông Nguyễn Minh không được giám đốc bên A uỷ quyền nên ông
Minh không phải là đại diện hợp pháp để ký hợp đồng số 05. Do vậy hợp đồng số 05 bị
vô hiệu và đương nhiên thoả thuận trọng tài tại điều 10 của bản hợp đồng này cũng bị vô
hiệu
Trung tâm trọng tài X có thẩm quyền giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng số 05
không? Vì sao?

Mong mọi người giải đáp giùm
Nguồn: />huong-luat-kinh-te.html#ixzz2MYOZtXKe
Diễn Đàn Kiến Thức - Học Tập Suốt Đời
Nếu là bài kiểm tra, bạn trả lời như sau:
Căn cứ theo Điều 19 của luật Trọng tài Thương mại 2010, thoả thuận trọng tài hoàn toàn
độc lập với hợp đồng, vì vậy hợp đồng vô hiệu không làm mất hiệu lực của thoả thuận
trọng tài. Tuy nhiên, theo Khoản 2 Điều 18 Luật trọng tài thương mại quy định thoả
thuận trọng tài vô hiệu trong trường hợp người xác lập thoả thuận trọng tài không có
thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Như vậy sẽ có 2 trường hợp:
Trường hợp 1: Nếu ông Minh không có thẩm quyền ký kết hợp đồng nhưng có thẩm
quyền xác lập thoả thuận trọng tài thì dù hợp đồng vô hiệu, thoả thuận trọng tài vẵn
không vô hiệu.
Trường hợp 2: Nếu ông Minh không có thẩm quyền ký kết hợp đồng, cũng không có
thẩm quyền xác lập thoả thuận trọng tài thì hợp đồng cùng thoả thuận trọng tài đều vô
hiệu. .
Nguồn: />huong-luat-kinh-te.html#ixzz2MYOeRjEr
Diễn Đàn Kiến Thức - Học Tập Suốt Đời
hủ tục Sáp nhập Doanh Nghiệp
1. Một hoặc một số công ty cùng loại (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập
vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ
tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm
dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.
2. Thủ tục sáp nhập công ty được quy định như sau:
a) Các công ty liên quan chuẩn bị hợp đồng sáp nhập và dự thảo Điều lệ công ty nhận sáp
nhập. Hợp đồng sáp nhập phải có các nội dung chủ yếu về tên, địa chỉ trụ sở chính của
công ty nhận sáp nhập; tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty bị sáp nhập; thủ tục và điều
kiện sáp nhập; phương án sử dụng lao động; thủ tục, thời hạn và điều kiện chuyển đổi tài
sản, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị sáp nhập thành phần vốn
góp, cổ phần, trái phiếu của công ty nhận sáp nhập; thời hạn thực hiện sáp nhập;
b) Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của các công ty liên quan thông

qua hợp đồng sáp nhập, Điều lệ công ty nhận sáp nhập và tiến hành đăng ký kinh doanh
công ty nhận sáp nhập theo quy định của Luật này. Trong trường hợp này, hồ sơ đăng ký
kinh doanh phải kèm theo hợp đồng sáp nhập. Hợp đồng sáp nhập phải được gửi đến tất
cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ
ngày thông qua;
c) Sau khi đăng ký kinh doanh, công ty bị sáp nhập chấm dứt tồn tại; công ty nhận sáp
nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa
thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị sáp nhập.
3. Trường hợp sáp nhập mà theo đó công ty nhận sáp nhập có thị phần từ 30% đến 50%
trên thị trường liên quan thì đại điện hợp pháp của công ty thông báo cho cơ quan quản lý
cạnh tranh trước khi tiến hành sáp nhập, trừ trường hợp pháp luật về cạnh tranh có quy
định khác.
Cấm các trường hợp sáp nhập các công ty mà theo đó công ty nhận sáp nhập có thị phần
trên 50% trên thị trường có liên quan, trừ trường hợp pháp luật về cạnh tranh có quy định
khác.
Nguồn: />nhap-doanh-nghiep.html#ixzz2MYQ9NKeM
Diễn Đàn Kiến Thức - Học Tập Suốt Đời
Bài tập Luật doanh nghiệp: Bên A có phải bồi thường
thiệt hại cho bên B không?
Bên B ký hợp đồng mua của bên A 10000 cây nem do bên A sản xuất. Theo hợp đồng
bên A phải giao số nem nói trên cho bên B tại TPHCM trong thời hạn 1 tuần kể từ ngày
ký kết hợp đồng. Do thiếu nguyên liệu bên A báo cho bên B biết là không thể giao hàng
đúng tiến độ và xin cho thêm thời gian. Bên B đồng ý cho bên A giao chậm ko quá 1
ngày. Đến ngày thứ 8, bên B cho xe chở nem lên Tp để giao nhưng đến cầu Bến Lức thì
xe không qua được do cầu hỏng. Chiếc xe chở nem của A bị kẹt giữa dòng xe cộ, bên A
gọi điện báo cho bên B biết chiếc xe nói trên ko thể di chuyển được và cũng ko có bất kì
phương tiện nào qua sông. Sau hơn 5 ngày sự cố cầu hỏng mới được khắc phục. Lô hàng
nem bị hỏng hơn 1 nửa. Bên A cho xe quay về và lập tức cho 1 xe khác chở 10000 cây
nem khác lên giao nhưng bên B từ chối ko nhận hàng, với lí do bên A đã vi phạm thời
hạn giao hàng và đòi bên A bồi thường thiệt hại. theo bạn:

a). Bên B từ chối nhận hàng có đúng không? Bên A có bồi thường thiệt hại cho bên B
không? tại sao?
b). Nếu bên A mang số nem hỏng lên giao, bên B từ chối nhận hàng được không? Thiệt
hại nem hỏng do ai chịu.
Nguồn: />doanh-nghiep-ben-a-co-phai-boi-thuong-thiet-hai-cho-ben-b-
khong.html#ixzz2MYQUnqM1
Diễn Đàn Kiến Thức - Học Tập Suốt Đời
Theo mình thì:
a. Bên B từ chối nhận hàng là không đúng. Bên B không có trách nhiệm bồi thường thiệt
hại cho bên B nhưng bên A có trách nhiệm làm hết những gì có thể để khắc phục hậu quả
này.
Lý do: Đây là trường hợp bất khả kháng được quy định trong hầu hết các bộ luật về kinh
tế. Bên cung cấp hàng hóa không chịu trách nhiệm bồi thường hàng hóa nếu có sự cố
ngoài ý muốn, ngoài tầm kiểm soát của họ như thiên tai, bão lụt, chiến tranh
b. Bên B có quyền từ chối số nem hỏng nhưng bên B có nghĩa vụ cho bên A một khoảng
thời gian hợp lý để bên A giao nem đúng tiêu chuẩn trong hợp đồng. .
Nguồn: />doanh-nghiep-ben-a-co-phai-boi-thuong-thiet-hai-cho-ben-b-
khong.html#ixzz2MYQZsnkD
Diễn Đàn Kiến Thức - Học Tập Suốt Đời

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×