Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Tiểu luận phân tích cơ sở lý luận và nội dung cơ bản của nguyên tắc toàn diện của phép biện chứng duy vật vận dụng nguyên tắc này vào trong hoạt động nhận thức và thực tiễn của bản thân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (366.06 KB, 10 trang )

lOMoARcPSD|20701584

ĐẠI HỌC UEH
TRƯỜNG KINH DOANH
KHOA QUẢN TRỊ

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
BỘ MÔN NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ
NGHĨA MÁC-LÊNIN
PHẠM THỊNH PHÁT

TP Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 4 năm 2022


lOMoARcPSD|20701584

ĐẠI HỌC UEH
TRƯỜNG KINH DOANH
KHOA QUẢN TRỊ

TIỂU LUẬN
Môn học: Triết học Mác-Lênin

Giảng viên: Nguyễn Thị Thu Hà
Mã lớp học phần: PHI510023
Sinh viên: Phạm Thịnh Phát
Khóa 47 - Lớp ADC03
MSSV: 31211021082

TP Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 4 năm 2022



lOMoARcPSD|20701584

MỤC LỤC

1. KIẾN THỨC CƠ BẢN.....................................................................................1
1.1. Phép biện chứng duy vật.............................................................................1
1.2. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến.............................................................1
1.3. Các tính chất của nguyên lý về các mối liên hệ phổ biến...........................2
1.4. Cơ sở của nguyên tắc toàn diện trong phép biện chứng duy vật.................3
1.5. Các nội dung cơ bản của nguyên tắc toàn diện...........................................3
2. KIẾN THỨC VẬN DỤNG...............................................................................4
2.1. Vận dụng nguyên tắc toàn diện trong hoạt động nhận thức........................4
2.2. Vận dụng nguyên tắc toàn diện trong hoạt động thực tiễn..........................5
3. KẾT LUẬN.......................................................................................................6
TRÍCH DẪN THAM KHẢO...............................................................................7


lOMoARcPSD|20701584

Tên tiểu luận : Phân tích cơ sở lý luận và nội dung cơ bản của nguyên tắc
toàn diện của phép biện chứng duy vật. Vận dụng nguyên tắc này vào trong hoạt
động nhận thức và thực tiễn của bản thân.

1. KIẾẾN THỨC CƠ BẢN
1.1. Phép biện chứng duy vật
Phép biện chứng duy vật khơng có một khái niệm hay một định nghĩa thống nhất.
Trong tác phẩm chống Dühring, Friedrich Engels đã định nghĩa phép biện chứng là
"môn khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động và phát triển của tự nhiên,
của xã hội loài người và của tư duy" [1]. Còn theo Vladimir Il'ich Lenin, "phép biện

chứng, có thể được định nghĩa vắn tắt, là học thuyết về sự thống nhất của các mặt đối
lập" [2]. Ta có thể định nghĩa phép biện chứng duy vật dựa trên đặc điểm và vai trò của
phép. Về đặc điểm, phép biện chứng duy vật hình thành dựa trên sự thống nhất hữu cơ
giữa thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng. Về vai trò, phép biện
chứng duy vật đem lại phương pháp giải thích q trình phát triển diễn ra trong thế
giới, giải thích những mối quan hệ chung, những bước quá độ từ lĩnh vực này sang
lĩnh vực khác. Nội dung cơ bản của phép biện chứng duy vật có 2 nguyên lý, 6 phạm
trù cơ bản và 3 quy luật. Trong đó, nguyên lý về các mối liên hệ phổ biến là cơ sở hình
thành cho ngun tắc tồn diện trong phép biện chứng duy vật.
1.2. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
Mối liên hệ là một phạm trù triết học dùng để chỉ các mối quan hệ ràng buộc
tương hỗ, quy định và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các yếu tố, bộ phận, trong một đối
tượng hoặc giữa các đối tượng với nhau. Liên hệ là mối quan hệ giữa 2 đối tượng nếu
sự thay đổi của một trong số chúng nhất định làm đối tượng kia thay đổi [3]. Ví dụ như
mối liên hệ giữa cơng cụ lao động và người lao động, khi những sự thay đổi trong
công cụ lao động gây ra những thay đổi trong đối tượng lao động, và khi đối tượng lao
động thay đổi cũng tác động lên sự thay đổi của công cụ lao động. Ngược lại, ta có
khái niệm cơ lập, hay tách rời dùng để chỉ trạng thái của các đối tượng khi sự thay đổi
của đối tượng này không thay đổi hay ảnh hưởng gì đến đối tượng khác. Liên hệ và cô
1


lOMoARcPSD|20701584

lập là hai trạng thái thống nhất với nhau, khi có một số sự vật, sự việc liên hệ với nhau
ở khía cạnh này nhưng lại cơ lập ở khía cạnh khác, điển hình là cơ thể sống và mơi
trường. Cơ thể sống độc lập và tách biệt với môi trường nhưng cũng đồng thời gắn bó
với mơi trường. Có những thay đổi của môi trường tác động trực tiếp đến hoạt động
sống của cơ thể mới có thể ảnh hưởng đến nó, như khi trời nóng thì cơ thể người tiết ra
mồ hơi; cịn thay đổi nào khơng gắn với hoạt động thì khơng làm thay đổi nó.

Cần phải phân biệt giữa mối liên hệ phổ biến với khái niệm đơn giản mối liên hệ.
Khi nói đến mối liên hệ, ta chỉ mới nói đến mối quan hệ ràng buộc, tương hỗ, quy định
lẫn nhau giữa các sự vật, sự việc ở thế giới vật chất - hữu hình, trong khi ở thế giới
tinh thần cịn có đối tượng vơ hình như các hình thức tư duy, các phạm trù khoa học,...
là các đối tượng có liên hệ với nhau và cũng có mối liên hệ chặt chẽ với các đối tượng
ở thế giới vật chất. Mối liên hệ khi đã bao gồm các mối liên hệ của các đối tượng hữu
hình và các đối tượng vơ hình, được gọi là mối liên hệ phổ biến.
Trái với quan điểm biện chứng siêu hình khi phủ định mối quan hệ giữa các đối
tượng vì quan điểm siêu hình phổ biến ở Tây Âu thế kỷ XVII-XVIII, giai đoạn mà
trình độ khoa học tự nhiên còn hạn chế khi việc nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc nghiên
cứu riêng lẻ từng đối tượng, do đó quan điểm siêu hình khơng có khả năng phát hiện ra
những quy luật, bản chất và tính phổ biến của sự vận động, phát triển của các sự vật,
hiện tượng trong thế giới [4]. Còn ở quan điểm biện chứng duy vật, các sự vật, hiện
tượng của thế giới tồn tại trong mối liên hệ qua lại lẫn nhau, thâm nhập, chuyển hố
qua lại chứ khơng tồn tại tách biệt như quan điểm biện chứng siêu hình.
1.3. Các tính chất của ngun lý về các mối liên hệ phổ biến
Mối liên hệ có tính khách quan, theo quan điểm của phép biện chứng duy vật, các
mối liên hệ tác động, quy định lẫn nhau hoặc trong chính bản thân của sự vật, sự việc
là cái tồn tại vốn có của thế giới, độc lập khơng phụ thuộc vào ý chí của con người.
Con người chỉ có thể nhận thức và vận dụng các mối liên hệ này vào thực tiễn.
Mối liên hệ có tính phổ biến được thể hiện ở chỗ có vơ vàn các mối liên hệ dù ở
bất kỳ nơi đâu, trong tự nhiên, xã hội hay trong tư duy và chúng giữ vai trị, vị trí khác
nhau trong sự vận động, chuyển hố của các sự vật hiện tượng. Các mối liên hệ qua
2


lOMoARcPSD|20701584

lại, quy định, chuyển hố khơng những diễn ra ở mọi sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã
hội, tư duy mà cịn diễn ra ở các khía cạnh khác nhau và quá trình của mỗi một sự vật,

hiện tượng.
Mối liên hệ có tính đa dạng, phong phú, có mối liên hệ về mặt không gian, thời
gian của sự vật hiện tượng trong thế giới vật chất lẫn thế giới tinh thần. Ngồi ra cịn
tồn tại các mối liên hệ chung tác động lên toàn bộ hay các lĩnh vực rộng lớn, các mối
liên hệ riêng ảnh hưởng đến từng lĩnh vực riêng lẻ, từng sự vật, hiện tượng cụ thể. Có
mối liên hệ tác động trực tiếp giữa các sự vật hiện tượng nhưng cũng có mối liên hệ
gián tiếp. Ngồi ra cịn có rất nhiều các mối liên hệ khác về hình thức - bản chất, tất
nhiên - ngẫu nhiên, ... do đó có thể nói rằng có đa dạng các mối liên hệ trong thế giới
và chúng có vai trò khác nhau trong việc quy định sự vận động, phát triển của các sự
vật, hiện tượng, và thông qua quá trình vận động và phát triển của sự vật hiện tượng
cũng hình thành nên chính sự phong phú và đa dạng của các mối liên hệ.
1.4. Cơ sở lí luận của ngun tắc tồn diện trong phép biện chứng duy vật
Các sự vật, hiện tượng trên thế giới vật chất hay tinh thần tồn tại vô vàn các mối
liên hệ chằng chịt và phức tạp. Nguyên lý về các mối liên hệ phổ biến khái quát toàn
cảnh thế giới trong các mối liên hệ đó. Vì thế giới khơng ngừng vận động và phát
triển, có vơ hạn các mối liên hệ liên tục được hình thành và tồn tại. Mỗi sự vật hiện
tượng tồn tại trong nhiều mối liên hệ tác động qua lại ; do đó khi nghiên cứu một đối
tượng cụ thể, cần phải tuân thủ nguyên tắc toàn diện của phép biện chứng duy vật : từ
việc nghiên cứu các nội dung và tính chất và nguyên lý cơ bản về mối liên hệ phổ biến,
ta cần phải rút ra quan điểm toàn diện trong nhận thức về sự vật, hiện tượng cũng như
trong thực tiễn.
1.5. Các nội dung cơ bản của nguyên tắc toàn diện
Thứ nhất, khi nghiên cứu, xem xét một đối tượng cụ thể, cần đặt đối tượng đó
trong trong chỉnh thể thống nhất của tất cả các khía cạnh của nó: sự thống nhất của tất
cả các mặt, các bộ phận, các yếu tố, các thuộc tính, các mối liên hệ của chỉnh thể đó.
Thứ hai, chủ thể khi nghiên cứu đối tượng cụ thể phải rút ra được mối liên hệ tất
yếu của đối tượng đó và xem xét các mối liên hệ này trong nhu cầu thực tiễn của con
3



lOMoARcPSD|20701584

người. Ở từng thời kỳ lịch sử, số lượng các mối liên hệ mà con người có thể phản ảnh
là một con số hữu hạn, do đó tri thức đạt được về các mối liên hệ phổ biến là không
đầy đủ và trọn vẹn. Vì vậy, ta khơng được phép tuyệt đối hố những tri thức đã có về
sự vật, hiện tượng và cho đó là bất biến.
Thứ ba, khi xem xét một đối tượng nghiên cứu, cần xem xét đối tượng này trong
tất cả các mối liên hệ của đối tượng này với đối tượng khác và với môi trường xung
quanh của đối tượng được nghiên cứu. Ta cũng cần phải nghiên cứu các mối liên hệ
gián tiếp - trực tiếp, kể cả các mối liên hệ không gian - thời gian, tức cần nghiên cứu
các mối liên hệ của đối tượng trong quá khứ, hiện tại và dự đoán các mối liên hệ này
trong tương lai.
Thứ tư, quan điểm toàn diện đối lập với quan điểm phiến diện. Quan điểm phiến
diện chỉ xem xét một chiều, chỉ quan sát thấy một mặt này của vấn đề mà không thấy
mặt khác. Ngoài ra quan điểm toàn diện khác với chủ nghĩa chiết trung, khi chủ nghĩa
chiết trung cũng chú ý đến nhiều khía cạnh của sự vật, hiện tượng nhưng lại lắp ghép
vô nguyên tắc các mối liên hệ trái ngược nhau vào một mối liên hệ phổ biến, hay như
thuật nguỵ biện, xem xét dàn trải các mối liên hệ khác nhau của đối tượng nghiên cứu,
nhưng lại đánh tráo các mối liên hệ cơ bản thành các mối liên hệ không cơ bản và
ngược lại.

2. KIẾẾN THỨC VẬN DỤNG

2.1. Vận dụng nguyên tắc toàn diện trong hoạt động nhận thức
Khi xem xét một sự vật, sự việc, ta cần phải hình thành thói quen quan sát vấn đề
trên tất cả khía cạnh một cách kỹ lưỡng và có hệ thống để có thể đánh giá đúng tình
hình : cần phải nghiên cứu, tổng kết tất cả các mặt của sự vật, hiện tượng trong suốt
quá trình phát triển từ quá khứ đến hiện tại và suy đoán cả tương lai của sự vật, hiện
tượng đó. Từ đó, cần phải phân tích thêm các mối liên hệ của sự vật hiện tượng đó với
các sự vật hiện tượng khác. Đứng trên quan điểm toàn diện, ta cần chống lại các quan

điểm chiết trung, phiến diện, hay rơi vào thuật nguỵ biện khi nhận xét, giải thích một
vấn đề cụ thể nào đó.

4


lOMoARcPSD|20701584

Ví dụ, khi học tập, nghiên cứu một vấn đề cụ thể, thì trong q trình nghiên cứu
đó cần phải xem xét sự vật, hiện tượng ở một mức độ tổng thể của các khía cạnh và ở
mọi thời kỳ phát triển của nó. Ngồi ra ta cũng cần phải xem xét, nghiên cứu thêm các
sự vật, hiện tượng có liên hệ với đối tượng được nghiên cứu để có cái nhìn thống nhất
về vấn đề được nghiên cứu. Từ các mối liên hệ thứ yếu được đúc kết, ta có thể đi đến
kết luận đúng nhất về vấn đề, tránh việc kết luận vội vàng dẫn đến rơi vào cái nhìn sai
lệch hay khơng chính xác về vấn đề.
2.2. Vận dụng nguyên tắc toàn diện trong hoạt động thực tiễn
Trong các hoạt động thực tiễn của đời sống hằng ngày của bản thân, để có thể đạt
được kết quả tốt nhất cho hoạt động mà mình thực hiện, ta cần phải kết hợp thực hiện
đồng loạt các biện pháp, khách quan lẫn chủ quan trên mọi mặt của hoạt động đó. Liên
hệ hoạt động thực tiễn ấy với các hoạt động khác để có được kết quả tồn diện nhất. Ta
cần tránh tâm lý đổ lỗi cho các yếu tố khác khi sự việc không được như ý muốn, vì để
đạt được kết quả, dù tốt hay xấu đối với bản thân, là sự tổng hợp một cách toàn diện
các khía cạnh của cả một q trình thực hiện vấn đề đó.
Cụ thể, trong vấn đề học tập và làm việc của bản thân, một cá nhân nếu muốn đạt
được kết quả tốt cần phải kết hợp nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, cũng như áp
dụng một cách xuyên suốt và toàn diện các biện pháp cải thiện trên mọi khía cạnh của
vấn đề học tập đó để có được kết quả tốt nhất. Ta cũng có thể thử nghiệm nhiều
phương pháp học tập khác nhau để tìm ra cái phù hợp nhất cho mình. Ngồi ra, một
kết quả học tập tốt không những cần đến nỗ lực trí tuệ của bản thân mà cịn cần bồi
đắp thêm các kiến thức từ cuộc sống. Kiến thức muốn hồn thiện thì cần phải được bồi

đắp từ cả kiến thức lý thuyết và thực tiễn. Một cá nhân toàn diện khơng chỉ phải học
tập tốt mà cịn phải lao động tốt và đảm bảo một sức khoẻ tốt.

5


lOMoARcPSD|20701584

3. KẾẾT LUẬN

Tất cả sự vật và sự việc trong thế giới vật chất bị chi phối bởi nhiều qui tắc khác
nhau. Một trong những nguyên tắc cơ bản định hình cách thức hoạt động của thế giới
vật chất và tinh thần xung quanh ta, nguyên tắc toàn diện là một nguyên tắc đặt nền
móng cho cơ sở lý luận của mơn triết học nói riêng và các mơn khoa học khác (tự
nhiên và xã hội) nói chung, xuyên suốt trong tiến trình lịch sử của lồi người.
Dựa vào nội dung, kiến thức được đúc kết trong quá trình tìm hiểu và nghiên
cứu về ngun tắc tồn diện, ta có thể thấy được vai trò quan trọng của nguyên tắc này
trong việc hình thành một cách đúng đắn hành động và nhận thức của con người. Với
việc được biết đến và tìm hiểu nguyên tắc này, việc vận dụng nguyên tắc toàn diện
trong cuộc sống tinh thần và vật chất mỗi ngày là một điều cần thiết giúp ta có thể xử
lý được các vấn đề khó khăn gặp phải.

6


lOMoARcPSD|20701584

TRÍCH DẪẪN THAM KHẢO

[1] :C.Mác và Ph.Ăngghen (1994), Tồn tập, t.20, Sđd, tr.201.

[2] :V.I. Lênin (1981), Bút ký triết học, Toàn tập, t.29, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, tr.240.
[3] :Hội đồng biên soạn giáo trình mơn Triết học Mác-Lênin (2019), Giáo trình Triết
học Mác-Lênin, Hà Nội, tr.100.
[4] :Hội đồng biên soạn giáo trình mơn Triết học Mác-Lênin (2019), Giáo trình Triết
học Mác-Lênin, Hà Nội, tr.102.

7



×