Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Những nội dung cơ bản của pháp luật điều chỉnh việc phát hành giấy tờ có giá của các tổ chức tín dụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (209.16 KB, 23 trang )

Bài tập lớn học kỳ - Môn: Luật Ngân hàng

Mục lục

LỜI NÓI ĐẦU
Cũng như nhiều tổ chức kinh doanh khác, nguồn vốn đóng một vai trò quan
trọng trong hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng, trong đó, nguồn vốn
huy động có ý nghĩa quyết định, là cơ sở để các tổ chức tín dụng tiến hành các hoạt
động cho vay, đầu tư, dự trữ…mang lại lợi nhuận cho mình. Để có được nguồn vốn
này, các tổ chức tín dụng cần phải tiến hành các hoạt động huy động vốn. Bên cạnh
hình thức huy động vốn là nhận tiền gửi thì các tổ chức tín dụng còn được pháp
luật cho phép tiến hành hoạt động phát hành giấy tờ có giá để huy động vốn.
Trong nền kinh tế thị trường, phát hành giấy tờ có giá là giải pháp huy động
vốn khá dễ dàng và thuận lợi của các tổ chức kinh tế nói chung và tổ chức tín dụng
nói riêng từ công chúng. Tuy nhiên, về phương diện học thuật, do việc phát hành
giấy tờ có giá là loại hình giao dịch mới xuất hiện ở nước ta trong thời gian gần
đây, nên các nghiên cứu từ góc độ pháp lý về vấn đề này còn quá ít ỏi. Điều này,
gây khó khăn rất lớn cho việc nhận thức đúng bản chất pháp lý của giao dịch phát
hành giấy tờ có giá nói chung, cũng như giao dịch phát hành giấy tờ có giá của tổ
chức tín dụng nói riêng.
Chính vì vậy, bài viết sau đây xin đi sâu về: “Tìm hiểu pháp luật huy động
vốn thông qua hoạt động phát hành giấy tờ có giá của các tổ chức tín dụng và
những đánh giá, nhận xét của tác giả về vấn đề nêu trên” để hiểu rõ hơn về vấn
đề này.

NỘI DUNG

Nguyễn Thị Hồng – MSSV: 341212

Page 1



Bài tập lớn học kỳ - Môn: Luật Ngân hàng
I.

Khái quát chung về pháp luật huy động vốn thông qua hoạt động
phát hành giấy tờ có giá của các tổ chức tín dụng.

Hoạt động huy động vốn.
Vốn kinh doanh của các tổ chức tín dụng chủ yếu từ nguồn vốn huy động.
Vì vậy, nghiệp vụ huy động vốn là nghiệp vụ kinh doanh quan trọng trong các
nghiệp vụ kinh doanh của các tổ chức tín dụng. Pháp luật quy định, tổ chức tín
dụng được huy động vốn thông qua các hình thức: Nhận tiền gửi, phát hành giấy tờ
có giá, vay vốn giữa các tổ chức tín dụng hoặc được vay vốn của Ngân hàng nhà
nước.
1.

Lược sử về việc huy động vốn thông qua hoạt động phát hành giấy tờ có
giá của các tổ chức tín dụng.
Trong lịch sử phát triển ngân hàng, việc phát hành các giấy tờ có giá để huy
động vốn được xem là loại hình giao dịch ra đời muộn hơn so với giao dịch nhận
tiền gửi của tổ chức tín dụng. Loại giấy tờ có giá đầu tiên do tổ chức tín dụng phát
hành ra công chúng để huy động vốn và được công chúng chấp nhận như một loại
“tiền”, đó là các chứng thư tiền gửi. Loại tiền này luôn có bảo đảm bằng số lượng
tiền vàng hoặc tiền đúc do khách hàng đem gửi vào ngân hàng, nên nó luôn có khả
năng hoán đổi thành tiền vàng mỗi khi chủ sở hữu của các chứng thư đó thấy cần
sử dụng tiền vàng để chi tiêu. Có thể nói, những kỹ thuật sơ khai của nghiệp vụ
phát hành tiền ngân hàng cũng bắt đầu manh nha từ thời điểm đó, khi các tổ chức
tín dụng phát hành các chứng thư tiền gửi để thu hút lượng tiền nhàn rỗi từ công
chúng. Về sau, do nhu cầu huy động vốn ngày càng gia tăng, cùng với sự chấp
nhận rộng rãi của công chúng đối với các loại giấy tờ có giá này, các tổ chức tín

dụng đã bắt đầu phát hành thêm một số loại giấy tờ có giá khác với hình thức và
nội dung hấp dẫn hơn, chẳng hạn như tín phiếu ngân hàng (phiếu nợ ngắn hạn) và
trái phiếu ngân hàng (phiếu nợ dài hạn). Nói chung, tất cả những giấy tờ có giá
này, cho dù có thể có những tên gọi khác nhau (ví dụ như CDs - chứng thư tiền gửi
của các ngân hàng Hoa Kỳ hay các tín phiếu, trái phiếu ngân hàng ở Việt Nam…)
2.

Nguyễn Thị Hồng – MSSV: 341212

Page 2


Bài tập lớn học kỳ - Môn: Luật Ngân hàng
nhưng đều có bản chất giống nhau, đó là: các phiếu nợ hay chứng khoán ghi nợ,
trong đó phản ánh việc một ngân hàng mắc nợ người sở hữu tờ phiếu một số tiền
nhất định và phải trả cho chủ sở hữu tờ phiếu số tiền đó khi đến thời hạn ghi trên
phiếu nợ.
II.

Những nội dung cơ bản của pháp luật điều chỉnh việc phát hành giấy
tờ có giá của các tổ chức tín dụng.

Khái niệm và đặc điểm của giấy tờ có giá do TCTD phát hành.
Khái niệm giấy tờ có giá là một khái niệm có nội hàm rộng lớn. Xét trên
phương diện kinh tế thì giấy tờ có giá là một lọai hàng hóa và có thể mua bán trên
thị trường. Trên phạm vi rộng lớn của thị trường hàng hóa, có thể liệt kê ở đây một
số lọai giấy tờ có giá: Trái phiếu, tín phiếu, công trái do Chính phủ phát hành; kỳ
phiếu, trái phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn, chứng chỉ tiền gửi dài hạn
và các lọai giấy tờ có giá khác do các tổ chức tín dụng phát hành. Ngoài ra, trong
thanh toán quốc tế thì giấy tờ có giá thể hiện dưới các hình thức như hối phiếu, kỳ

phiếu, các lọai thẻ ngân hàng… Tuy nhiên, dù tồn tại dưới hình thức nào thì về bản
chất giấy tờ có giá được hiểu là chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ, trong đó xác nhận
quyền tài sản của một chủ thể trong mối quan hệ pháp lý với các chủ thể khác.
Hiện nay, có các văn bản pháp luật chủ yếu điều chỉnh họat động phát hành giấy tờ
có giá là Luật chứng khoán năm 2006, Quyết định số 07/2008/QĐ-NHNN ngày 24
tháng 3 năm 2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành về quy chế phát
hành giấy tờ có giá trong nước của tổ chức tín dụng và Thông tư 16/2009/TTNHNN sửa đổi Quy chế phát hành giấy tờ có giá trong nước của tổ chức tín dụng
kèm theo Quyết định 07/2008/QĐ-NHNN do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban
hành. Quyết định 07/2008 và Thông tư 16/2009 sẽ được áp dụng để điều chỉnh khi
chủ thể phát hành giấy tờ có giá trong nước là các tổ chức tín dụng và các chủ thể
khác có họat động phát hành giấy tờ có giá thì sẽ tuân theo các qui định của Luật
Chứng Khoán năm 2006. Vậy tương ứng với từng chủ thể phát hành giấy tờ có giá
sẽ có các văn bản pháp luật khác nhau để điều chỉnh. Điều này dẫn đến hệ quả là sẽ
có các khái niệm có nội hàm khác nhau về giấy tờ có giá.
1.

Nguyễn Thị Hồng – MSSV: 341212

Page 3


Bài tập lớn học kỳ - Môn: Luật Ngân hàng
Khoản 1 Điều 4 Quyết định số 07/2008/QĐ-NHNN ngày 24 tháng 3 năm
2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành về qui chế phát hành giấy tờ
có giá trong nước của tổ chức tín dụng qui định: “Giấy tờ có giá là chứng nhận
của tổ chức tín dụng phát hành để huy động vốn trong đó xác nhận nghĩa vụ trả nợ
một khoản tiền trong một thời gian nhất định, điều kiện trả lãi và các điều khoản
cam kết khác giữa tổ chức tín dụng và người mua”. Theo đó, giấy tờ có giá có ba
thuộc tính: xác nhận quyền tài sản của một chủ thể xác định; trị giá được bằng tiền;
có thể chuyển giao quyền sở hữu cho chủ thể khác trong giao lưu dân sự.

Bản chất pháp lý của hoạt động phát hành giấy tờ có giá của TCTD.
Phát hành giấy tờ có giá của các tổ chức tín dụng là hoạt động phát hành các loại
giấy tờ có giá theo quy định, trong đó tổ chức tín dụng cam kết trả gốc và lãi cho
người mua trong thời gian nhất định nhằm huy động vốn.
2.



Bản chất pháp lý:
Bên mua:
Tổ chức, cá nhân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài;

Tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật
Việt Nam, bao gồm các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam và
không hoạt động tại Việt Nam;
Đối với người mua giấy tờ có giá là tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức tín
dụng chỉ được phát hành giấy tờ có giá có ghi danh.


Bên phát hành:

Các tổ chức tín dụng được thành lập, hoạt động theo luật các tổ chức tín
dụng 2010 và đáp ứng các điều kiện quy định tại quy chế, bao gồm: các tổ chức tín
dụng Nhà nước, các tổ chức tín dụng cổ phần, Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương,
các tổ chức tín dụng liên doanh, các tổ chức tín dụn 100% vốn nước ngoài và các
chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam;

Nguyễn Thị Hồng – MSSV: 341212

Page 4



Bài tập lớn học kỳ - Môn: Luật Ngân hàng
Riêng công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính, loại giấy tờ có giá và
thời hạn giấy tờ có giá được phép huy động thực hiện theo quy định hiện hành về
tổ chức và hoạt động của công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính.


Phát hành giấy tờ có giá của các tổ chức tín dụng thực chất là hành vi vay
tiền khách hàng của các tổ chức tín dụng.

Sở dĩ có thể khẳng định như vậy, bởi vì, trong quan hệ giao dịch này, các tổ
chức tín dụng không hề có quyền sở hữu đối với các giấy tờ có giá mà nso dự định
pahst hành, nên không thể đống vai trò là người bán. Mặt khác, trước khi các giấy
tờ có giá được các tổ chức tín dụng chuyển giao cho khách gàng sở hữu như một
chứng thư xác nhận quyền chủ nợ và các tổ chức tín dụng cũng chưa nhận được
nguồn vốn tiền tệ do khách hàng chuyển giao thì các chứng thư này thực chất chưa
hề có giá trị thực tế, nghĩa là không thể hoán đổi chúng thành tiền hay các tài sản
khác có giá trị tương đương với số tiền ghi trên mệnh giá chứng thư. Điều đó cho
thấy, chỉ khi nào khách hàng chấp nhận trao đổi chứng thư đó với tổ chức tín dụng
bằng số tiền tương đương mệnh giá của chứng thư thì khi đó, chứng thư này mới
thực sự có giá trị và mới phản ánh đúng tên gọi của nó là “giấy tờ có giá”.


Đối tượng: là các khoản tiền do khách hàng đồng ý chuyển quyền sở hữu
cho các tổ chức tín dụng.

Mặc dù tên gọi của giao dịch là “phát hành các giấy tờ có giá” nhưng đối
tượng của giao dịch này không phải là các giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng phát
hành, mà chính là các khoản tiền vốn do khách hàng đồng ý chuyển quyền sở hữu

cho tổ chức tín dụng với điều kiện tổ chức tín dụng phải hoàn trả cho khách hàng
sau một thời hạn nhất định, kèm theo khoản lãi do các bên thoả thuận. Về lý
thuyết, tuy không phải là đối tượng của giao dịch nhưng các chứng thư này được
coi là hình thức pháp lý của giao dịch, đồng thời là chứng cứ chứng minh quyền và
nghĩa vụ pháp lý của các bên trong quan hệ giao dịch. Mặt khác, xét về phương
diện kinh tế, các chứng thư này cũng được coi là một loại “tiền ngân hàng” nhưng
không phải là tiền do Ngân hàng Trung ương phát hành, mà là tiền được tạo ra bởi
tổ chức tín dụng trong quá trình huy động vốn, thông qua chức năng “tạo tiền” của
Nguyễn Thị Hồng – MSSV: 341212

Page 5


Bài tập lớn học kỳ - Môn: Luật Ngân hàng
tổ chức tín dụng. Trên thực tế, các chứng thư nhận nợ do tổ chức tín dụng phát
hành ra công chúng có thể là chứng khoán nợ ngắn hạn - có thời hạn thanh toán
dưới 1 năm, ví dụ chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn; kỳ phiếu ngân hàng hay tín phiếu
của tổ chức tín dụng, hoặc là chứng khoán nợ dài hạn (có thời hạn thanh toán từ 1
năm trở lên, ví dụ chứng thư tiền gửi dài hạn hoặc trái phiếu ngân hàng…). Sự
phân biệt giữa hai loại chứng thư nhận nợ này chủ yếu nhằm xác định cơ chế phát
hành và lưu thông chúng như thế nào sau khi đã được phát hành trên thị trường bởi
tổ chức tín dụng (phát hành và bán lại cho ai, ở đâu và bằng cách nào?).


Về tư cách pháp lý: trong quan hệ phát hành giấy tờ có giá, các tổ chức tín
dụng có tư cách là người vay hay người mắc nợ, khách hàng “mua” có tư
cách là người cho vay, chủ nợ của các tổ chức tín dụng.

Mặc dù có tư cách là người cho vay nhưng do giao dịch này được tổ chức tín
dụng và khách hàng xác lập, thực hiện thông qua một hợp đồng cho vay có thời

hạn xác định nên về nguyên tắc, khách hàng cho vay không thể rút vốn về trước kỳ
hạn như trong trường hợp họ gửi tiền có kỳ hạn tại tổ chức tín dụng (bằng cách
chịu lãi suất phạt với tổ chức tín dụng nhận tiền gửi). Nếu muốn thu hồi vốn về
trước kỳ hạn, cách duy nhất là người sở hữu giấy tờ có giá (bên cho vay) ký hợp
đồng chuyển nhượng chứng thư đó cho người khác (chẳng hạn, có thể “bán” cho
ngân hàng thương mại theo phương thức chiết khấu hoặc bán cho các tổ chức, cá
nhân khác theo phương thức thông thường trên thị trường tiền tệ hoặc thị trường
chứng khoán).


Về mục đích:

Mục đích của các tổ chức tín dụng: muốn chiếm hữu, sự dụng, định đoạt số
tiền mặt từ việc bán giấy tờ có giá trong thời hạn của loại giấy tờ có giá đó phải
hoản trả số tiền mình đã nhận của khách hàng từ việc bán giấy tờ có giá khi đến
hạn và tiền lãi.
Mục đích của khách hàng: kiếm lời theo thời gian, thời gian này càng dài thì
lãi càng cao.
Nguyễn Thị Hồng – MSSV: 341212

Page 6


Bài tập lớn học kỳ - Môn: Luật Ngân hàng
Phân loại giấy tờ có giá TCTD được phát hành.
Các lọai giấy tờ có giá tồn tại theo các hình thức pháp lý do pháp luật qui
định. Mỗi loại giấy tờ có giá đều có đặc trưng riêng về chủ thể phát hành, điều kiện
phát hành, cách thức phát hành và lưu thông. Vì vậy nên có nhiều cách khác nhau
để phân lọai giấy tờ có giá. Theo Quyết định số 07/2008/QĐ-NHNN ngày 24 tháng
3 năm 2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành về qui chế phát hành

giấy tờ có giá trong nước của tổ chức tín dụng thì có thể phân lọai giấy tờ có giá
theo 3 cách sau:
3.

Căn cứ vào thời hạn của giấy tờ có giá, các giấy tờ có giá được chia thành
các loại sau:
Giấy tờ có giá ngắn hạn: là giấy tờ có giá có thời hạn dưới một 1 năm bao gồm kỳ
phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn, tín phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác.
Giấy tờ có giá dài hạn: là giấy tờ có giá có thời hạn từ một năm trở lên, bao gồm
trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi dài hạn và các giấy tờ có giá dài hạn khác.
• Căn cứ vào chủ thể phát hành giấy tờ có giá, các giấy tờ có giá được chia
thành các lọai sau:
Giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng cổ phần phát hành, bao gồm các lọai sau: Trái
phiếu chuyển đổi và trái phiếu kèm chứng từ.
Giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng nhà nước, tổ chức tín dụng hợp tác, tổ chức tín
dụng có vốn đầu tư nước ngòai phát hành, bao gồm các lọai sau: Kỳ phiếu, trái
phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn, chứng chỉ tiền gửi dài hạn và các lọai
giấy tờ có giá khác.
• Căn cứ vào phạm vi xác định chủ sở hữu giấy tờ có giá, các giấy tờ có giá
được phân thành các lọai sau:
Giấy tờ có giá ghi danh: là giấy tờ có giá phát hành theo hình thức chứng chỉ hoặc
ghi sổ có ghi tên người sở hữu.
Giấy tờ có giá vô danh: là giấy tờ có giá phát hành theo hình thức chứng chỉ không
ghi tên người sở hữu. Giấy tờ có giá vô danh thuộc quyền sở hữu của người nắm
giữ giấy tờ có giá.


-

-


-

4.


Điều kiện để TCTD được phát hành giấy tờ có giá.
Điều kiện chung:

Nguyễn Thị Hồng – MSSV: 341212

Page 7


Bài tập lớn học kỳ - Môn: Luật Ngân hàng
-







-

-

Phải là các tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo luật các tổ chức tín
dụng gồm: tổ chức tín dụng Nhà nước; tổ chức tín dụng cổ phần; tổ chức tín dụng
liên doanh; quỹ tín dụng nhân dân trung ương; các Tổ chức tín dụng nước ngoài

hoạt động tại Việt Nam; các tổ chức tín dụng phi ngân hàng được phát hành giấy tờ
có giá đối với khách hàng là tổ chức.
Tuân thủ các quy định về hạn chế để đảm bảo an toàn trong hoạt động theo quy
định của Luật các tổ chức tín dụng 2010 và Hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.
Có tình hình tài chính lành mạnh theo đáng giá của Thanh tra ngân hàng.
Với trường hợp phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn: Tổ chức tín dụng được phát
hành giấy tờ có giá ngắn hạn khi tuân thủ đầy đủ các hạn chế để đảm bảo an toàn
trong hoạt động theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng, Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà
nước.
Với trường hợp phát hành giấy tờ có giá dài hạn : Tổ chức tín dụng muốn được
phát hành giấy tờ có gái dài han thì ngoài những điều kiện chung ở trên thì còn
phải chấp hành một số các quy định sau đây:
Có thời gian hoạt động tối thiểu là một năm kể từ ngày tổ chức tín dụng chính thức
đi vào hoạt động;
Kết quả hoạt động, kinh doanh của năm liền trước phát hành và tính đến thời điểm
gần nhất là phải có lãi;
Được sự chấp thuận của Thống đốc Ngân hàng nhà nước về việc phát hành giấy tờ
có giá dài hạn của năm tài chính của tổ chức tín dụng.
Trong trường hợp tổ chức tín dụng muốn phát hành giấy tờ có giá dưới hình thức
trái phiếu chuyển đối hoặc trái phiếu kèm chứng quyền thì phải chấp hành các quy
định tại Điều 28 Quyết định 07/2008/QĐ-NHNN, như sau:
- Phải là tổ chức tín dụng cổ phần;
Tuân thủ các hạn chế để đảm bảo an toàn trong hoạt động teho quy định của Luật
Các tổ chức tín dụng, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín
dụng và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước;
Có thời gian hoạt động tối thiểu là một năm kể từ ngày tổ chức tín dụng chính thức
đi vào hoạt động;

Nguyễn Thị Hồng – MSSV: 341212


Page 8


Bài tập lớn học kỳ - Môn: Luật Ngân hàng
-

-

-

-

Phương án tăng vốn điều lệ từ nguồn phát hành trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu
kèm chứng quyền của năm tài chính được Đại hội đồng cổ đông thông qua và được
sự chấp thuận của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xếp loại A trong năm liền kề năm phát hành.
Trường hợp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chưa có xếp loại thì phải được Ngân
hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đề xuất dự kiến
xếp loại A.
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu bình quân của 3 năm liên tiếp trước
đó phải cao hơn mức lãi suất dự kiến trả cho trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm
chứng quyền. Đối với tổ chức tín dụng có thời gian hoạt động từ 2 đến dưới 3 năm,
tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu bình quân của 2 năm liên tiếp trước
đó phải cao hơn mức lãi suất dự kiến trả cho trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm
chứng quyền. Đối với tổ chức tín dụng có thời gian hoạt động dưới 2 năm, tỷ suất
lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu của năm trước đó phải cao hơn mức lãi suất
dự kiến trả cho trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền.
Được sự chấp thuận của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc phát hành trái
phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền của năm tài chính của tổ chức tín

dụng.
Ngoài ra, trong trường hợp tổ chức tín dụng phát hành giấy tờ có giá theo
phương thức chào bán chứng khoán ra công chúng thì việc phát hành, niêm yết và
giao dịch giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng tại thị trường chứng khoán tập trung
được thực hiện theo các quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường
chứng khoán.
Trình tự, thủ tục phát hành giấy tờ có giá của TCTD.
Theo điều 19 Quyết định 07/2008/QĐ-NHNN tổ chức tín dụng phát hành
giấy tờ có giá ngắn hạn chủ động tổ chức các đợt phát hành giấy tờ có giá ngắn
hạn trong năm. Trước thời điểm phát hành từng đợt ít nhất là 3 ngày làm việc, tổ
chức tín dụng phải gửi Thông báo phát hành của đợt phát hành dự kiến về Ngân
hàng Nhà nước (Vụ Chính sách tiền tệ). Thông báo phát hành bao gồm các nội
dung sau: Tên tổ chức tín dụng phát hành; Tên gọi giấy tờ có giá; Tổng mệnh giá
5.

Nguyễn Thị Hồng – MSSV: 341212

Page 9


Bài tập lớn học kỳ - Môn: Luật Ngân hàng
của đợt phát hành; Phương thức phát hành; Hình thức phát hành; Địa điểm phát
hành; Thời hạn giấy tờ có giá; Thời hạn phát hành; Lãi suất, Phương thức trả lãi,
Thời điểm, địa điểm trả lãi; Địa điểm thanh toán tiền gốc giấy tờ có giá; Các nội
dung thông báo khác của tổ chức tín dụng phát hành.


Riêng đối với các tổ chức tín dụng phát hành giấy tờ có giá dài hạn phải
tuân thủ các trình tự và thủ tục sau:


Theo điều 23 Quyết định 07/2008/QĐ-NHNN các tổ chức tín dụng muốn
phát hành giấy tờ có giá dài hạn phải lập hồ sơ đề nghị phát hành giấy tờ có giá dài
hạn gồm:
Đề nghị phát hành giấy tờ có giá dài hạn của năm tài chính.
Phương án phát hành giấy tờ có giá dài hạn của năm tài chính, trong đó nêu rõ mục
đích phát hành, phương án sử dụng vốn thu được từ phát hành giấy tờ có giá dài
hạn; Tổng mệnh giá phát hành, mệnh giá, tên gọi của giấy tờ có giá, đồng tiền phát
hành, địa điểm phát hành, phương thức phát hành, hình thức phát hành, thời hạn,
lãi suất, phương thức trả lãi, địa điểm trả gốc và lãi, người mua giấy tờ có giá, số
lượng và thời gian dự kiến của từng đợt phát hành; Các điều kiện và điều khoản về
quyền và nghĩa vụ của tổ chức tín dụng và người mua. Phương án phát hành giấy
tờ có giá dài hạn phải được Hội đồng quản trị thông qua.
Phương án phát hành trái phiếu để bổ sung vốn tự có của tổ chức tín dụng thuộc sở
hữu nhà nước phải được Bộ Tài chính chấp thuận.
Các báo cáo tài chính của hai năm liên tục gần nhất được kiểm toán và tính đến
thời điểm có đơn đề nghị phát hành. Các tổ chức tín dụng có thời gian hoạt động
dưới 2 năm gửi các báo cáo tài chính từ khi bắt đầu hoạt động đến thời điểm có
đơn đề nghị phát hành. Nội dung của các báo cáo tài chính thực hiện theo quy định
hiện hành của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về chế độ báo cáo đối với các tổ
chức tín dụng. Trường hợp nộp hồ sơ phát hành trong Quý I hàng năm, tổ chức tín
dụng có thể nộp báo cáo tài chính của năm trước đó chưa được kiểm toán và phải
nộp các báo cáo tài chính được kiểm toán ngay sau khi hoàn tất kiểm toán.
Cam kết bảo lãnh phát hành (nếu có).
Kế hoạch kinh doanh, kế hoạch nguồn vốn và sử dụng vốn của năm tài chính.
Điều lệ và Giấy phép hoạt động (đối với tổ chức tín dụng phát hành lần đầu)
-

-

-


-

Nguyễn Thị Hồng – MSSV: 341212 Page 10


Bài tập lớn học kỳ - Môn: Luật Ngân hàng
-

Các thay đổi về bộ máy tổ chức và các thay đổi khác (nếu có).
Sau đó thống đốc Ngân hàng Nhà nước ra quyết định về việc phát hành giấy
tờ có giá dài hạn của năm tài chính của tổ chức tín dụng. Thời hạn xem xét và ra
quyết định về việc phát hành giấy tờ có giá dài hạn của năm tài chính của tổ chức
tín dụng không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị
phát hành của tổ chức tín dụng. (Điều 24 Quy chế ban hành kèm theo của Quyết
định 07/2008/QĐ-NHNN ).
Theo Điều 25 Quy chế ban hành kèm theo của Quyết định 07/2008/QĐNHNN, sau khi có quyết định chấp thuận cho phát hành của người có thẩm quyền,
tổ chức tín dụng sẽ chủ động tổ chức các đợt phát hành giấy tờ có giá dài hạn trong
phạm vi kế hoạch phát hành của năm tài chính đã được xét duyệt. Trường hợp tổ
chức tín dụng đã được chấp thuận kế hoạch phát hành giấy tờ có giá dài hạn của
năm tài chính nhưng không tổ chức phát hành phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước
(Vụ Chính sách tiền tệ). Trước thời điểm phát hành ít nhất 3 ngày làm việc, tổ chức
tín dụng phải gửi Thông báo phát hành giấy tờ có giá dài hạn của đợt phát hành dự
kiến về Ngân hàng Nhà nước (Vụ Chính sách tiền tệ). Thông báo phát hành giấy tờ
có giá dài hạn bao gồm các nội dung sau: Tên tổ chức tín dụng phát hành; Tên gọi
giấy tờ có giá (trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi dài hạn …); Tổng mệnh giá của đợt
phát hành; Phương thức phát hành; Hình thức phát hành; Địa điểm phát hành; Thời
hạn giấy tờ có giá; Thời hạn phát hành; Lãi suất, Phương thước trả lãi, Thời điểm,
địa điểm trả lãi; Địa điểm thanh toán tiền gốc giấy tờ có giá; Các nội dung thông
báo khác của tổ chức tín dụng phát hành.

Tổ chức tín dụng chỉ được phát hành vượt quá kế hoạch đã được xét duyệt
khi được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản. Hồ sơ đề nghị
xem xét bổ sung kế hoạch phát hành giấy tờ có giá dài hạn của năm tài chính bao
gồm: Đơn đề nghị phát hành giấy tờ có giá dài hạn bổ sung, kế hoạch phát hành
giấy tờ có giá dài hạn điều chỉnh, kế hoạch kinh doanh của năm tài chính điều
chỉnh.

Nguyễn Thị Hồng – MSSV: 341212 Page 11


Bài tập lớn học kỳ - Môn: Luật Ngân hàng
Trong trường hợp phát hành trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng
quyền mà theo quy định tại Điều 26 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số
07/2008/QĐ-NHNN là do đối tượng là các tổ chức tín dụng cổ phần được phép
phát hành.
Đối tượng muốn được phát hành phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện được
quy định tại Điều 28 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 07/2008/QĐ-NHNN.
Đối tượng phát hành phải:
-

-

-

-

Tổ chức tín dụng chủ động tổ chức các đợt phát hành trái phiếu chuyển đổi, trái
phiếu kèm chứng quyền trong phạm vi kế hoạch phát hành của năm tài chính đã
được xét duyệt.
Trường hợp tổ chức tín dụng đã được chấp thuận phát hành trái phiếu chuyển đổi,

trái phiếu kèm chứng quyền nhưng không tổ chức phát hành phải báo cáo Ngân
hàng Nhà nước (Vụ Chính sách tiền tệ).
Trước thời điểm phát hành ít nhất 3 ngày làm việc, tổ chức tín dụng phải gửi
Thông báo phát hành trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền của đợt
phát hành dự kiến về Ngân hàng Nhà nước (Vụ Chính sách tiền tệ).
Thông báo phát hành trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền bao gồm
các nội dung sau: Tên tổ chức tín dụng phát hành; Tên gọi trái phiếu; Tổng mệnh
giá của đợt phát hành; Phương thức phát hành; Hình thức phát hành; Địa điểm phát
hành; Thời hạn trái phiếu; Thời hạn phát hành; Lãi suất, Phương thức trả lãi, Thời
điểm, địa điểm trả lãi; Địa điểm thanh toán tiền gốc trái phiếu.
Đối với phát hành trái phiếu chuyển đổi phải nêu rõ: Điều kiện, thời hạn
chuyển đổi trái phiếu, Tỷ lệ chuyển đổi trái phiếu, phương pháp tính giá chuyển
đổi; Biên độ biến động giá cổ phiếu vào thời điểm phát hành và chuyển đổi trái
phiếu (nếu có).
Đối với phát hành trái phiếu kèm chứng quyền phải nêu rõ: Điều kiện được
mua cổ phiều phổ thông của người sở hữu chứng quyền, số lượng cổ phiếu được
mua của từng đơn vị chứng quyền, các quyền lợi và trách nhiệm khác của người
nắm giữ chứng quyền.
Nguyễn Thị Hồng – MSSV: 341212 Page 12


Bài tập lớn học kỳ - Môn: Luật Ngân hàng
Các nội dung thông báo khác của tổ chức tín dụng phát hành (Điều 32 Quy
chế ban hành kèm theo Quyết định số 07/2008/QĐ-NHNH).
Mệnh giá của giấy tờ có giá do TCTD phát hành.
Mệnh giá của giấy tờ có giá ngắn hạn được in sẵn hoặc theo thỏa thuận của
tổ chức tín dụng phát hành đối với người mua.
6.

Mệnh giá của giấy tờ có giá dài hạn bằng đồng Việt Nam phát hành theo

hình thức chứng chỉ tối thiểu là một trăm ngàn đồng. Các mệnh giá lớn hơn mệnh
giá tối thiểu phải là bội số của mệnh giá tối thiểu. Mệnh giá của giấy tờ có giá dài
hạn bằng ngoại tệ phát hành theo hình thức chứng chỉ tối thiểu là một trăm đô la
Mỹ hoặc ngoại tệ khác tương đương. Các mệnh giá lớn hơn mệnh giá tối thiểu phải
là bội số của mệnh giá tối thiểu. Mệnh giá của giấy tờ có giá dài hạn là trái phiếu
phát hành theo hình thức chứng chỉ được in sẵn trên giấy tờ có giá. Mệnh giá của
giấy tờ có giá dài hạn là chứng chỉ tiền gửi dài hạn phát hành theo hình thức chứng
chỉ được in sẵn hoặc theo thỏa thuận của tổ chức tín dụng phát hành với người
mua. Mệnh giá của giấy tờ có giá dài hạn phát hành theo hình thức ghi sổ do tổ
chức tín dụng phát hành thỏa thuận với người mua.
Tổ chức tín dụng huy động vốn bằng phát hành giấy tờ có giá phải có trách
nhiệm công bố công khai về việc phát hành giấy tờ có gái theo quy định, phải
thanh toán tiền gốc và lãi đúng hạn và đầy đủ cho người sở hữu giấy tờ có gái và
phải thực hiện chế độ báo cáo kết quả phát hành cho Ngân hàng nhà nước theo quy
định.
Phương thức phát hành.
Theo quy định tại Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 07/2008/QĐNHNN, phát hành giấy tờ có giá theo các phương thức sau:
7.



Trực tiếp phát hành giấy tờ có giá (Điều 35):

Tổ chức tín dụng trực tiếp tổ chức thực hiện việc phát hành giấy tờ có giá
cho phù hợp với đặc điểm, điều kiện tổ chức tín dụng.

Nguyễn Thị Hồng – MSSV: 341212 Page 13


Bài tập lớn học kỳ - Môn: Luật Ngân hàng


o

Bảo lãnh phát hành:
Chủ thể thực hiện: Điều 36 quy định: Các tổ chức bảo lãnh phát hành giấy tờ có
giá, gồm: các tổ chức tín dụng, công ty chứng khoán được phép hoạt động bảo lãnh
phát hành chứng khoán và các định chế tài chính khác theo quy định tại giấy phép
hoạt động. Nếu các ngân hàng thương mại thực hiện bảo lãnh phát hành trái phiếu
ra công chúng thì phải được Ủy ban chứng khoán Nhà nước chấp thuận teho điều
kiện do Bộ tài chính quy định.
- Phương thức bảo lãnh giấy tờ có giá:
Việc bảo lãnh phát hành giấy tờ có giá có thể do một hoặc một số tổ chức đồng

o

thời thực hiện.
Trường hợp nhiều tổ chức cùng thực hiện bảo lãnh phát hành giấy tờ có giá, thực

o

hiện theo phương thức đồng bảo lãnh phát hành giấy tờ có giá.
Tổ chức bảo lãnh phát hành thực hiện theo đúng cam kết bảo lãnh phát hành với tổ

o

chức tín dụng.
Phí bảo lãnh phát hành do tổ chức tín dụng phát hành thỏa thuận với tổ chức bảo




-

o

lãnh phát hành giấy tờ có giá.
• Đại ký phát hành giấy tờ có giá:
Chủ thể thực hiện: Tổ chức đại lý phát hành giấy tờ có giá gồm: các tổ chức tín
dụng, công ty chứng khoán được phép hoạt động và các định chế tài khác teho quy
định tại giấy phép hoạt động.
- Phương thức đại lý phát hành giấy tờ có giá (Điều 38):
Tổ chức tín dụng phát hành giấy tờ có giá có thể ủy quyền cho một hoặc một số tổ

o

chức cùng làm nhiệm vụ đại lý phát hành giấy tờ có giá.
Tổ chức đại lý phát hành thực hiện bán giấy tờ có giá cho người mua giấy tờ có giá

o

theo đúng cam kết với tổ chức tín dụng phát hành. Trường hợp không bán hết, tổ
chức đại lý phát hành được trả lại cho tổ chức tín dụng phát hành số giấy tờ có giá
còn lại..
Phí đại lý phát hành giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng phát hành thỏa thuận với tổ

-

-

chức đại lý phát hành giấy tờ có giá.
• Đấu thầu giấy tờ có giá (Điều 39):

Tổ chức tín dụng phát hành giấy tờ có giá được lựa chọn các phương thức đấu thầu
sau:
o Đấu thầu trực tiếp tại tổ chức tín dụng phát hành giấy tờ có giá.
o Đấu thầu thông qua các tổ chức tài chính trung gian
Nguyễn Thị Hồng – MSSV: 341212 Page 14


Bài tập lớn học kỳ - Môn: Luật Ngân hàng
o
-

-

-

Đấu thầu thông qua Trung tâm giao dịch chứng khoán, Sở Giao dịch chứng khoán.
Tổ chức tín dụng tự quyết định hình thức đấu thầu giấy tờ có giá và xây dựng quy
trình đấu thầu cụ thể cho phù hợp với đặc điểm, điều kiện kinh doanh của đơn vị
mình và các văn bản pháp luật có liên quan.
Việc tổ chức đấu thầu phải đảm bảo nguyên tắc bí mật về thông tin của các tổ
chức, cá nhân tham gia dự thầu và bảo đảm sự bình đẳng giữa các tổ chức, cá nhân
tham gia đấu thầu.
Phí đấu thầu giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng phát hành thỏa thuận với tổ chức
được ủy quyền tổ chức đấu thầu giấy tờ có giá

III.

Nhận xét, đánh giá quy định của pháp luật về vấn đề huy động vốn
thông qua hoạt động phát hành giấy tờ có giá của các tổ chức tín
dụng.


Những điểm tích cực của pháp luật về vấn đề huy động vốn thông qua
hoạt động phát hành giấy tờ có giá của các tổ chức tín dụng.
Thứ nhất, các văn bản pháp luật điều chỉnh về vấn đề huy động vốn thông
qua hoạt động phát hành giấy tờ có giá của các tổ chức tín dụng được ban hành
kịp thời, đúng đắn.
1.

Phát hành giấy tờ có giá là loại hình giao dịch huy động vốn khá thông dụng
của các tổ chức tín dụng và thường được quy định một cách rõ ràng, cụ thể trong
pháp luật của nhiều nước trên thế giới.
Ở Việt Nam, giao dịch phát hành giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng (cụ thể
hơn là trái phiếu ngân hàng) được quy định lần đầu tiên tại Pháp lệnh ngân hàng,
Hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính. Sau đó, văn bản này được cụ thể hoá
bằng các Quyết định số 212/QĐ-NH1 ngày 22/9/1994; Quyết định số 214/QĐNH1 ngày 23/9/1994; Quyết định số 243/QĐ-NH1 ngày 30/3/1994 và Quyết định
số 247/QĐ-NH1 ngày 05/10/1994 về việc cho phép các tổ chức tín dụng, ngân
hàng đầu tư phát triển được phát hành trái phiếu ngân hàng cho các tổ chức, cá
nhân Việt Nam để huy động vốn trung hạn và dài hạn trên thị trường vốn. Gần đây,
Nguyễn Thị Hồng – MSSV: 341212 Page 15


Bài tập lớn học kỳ - Môn: Luật Ngân hàng
giao dịch phát hành trái phiếu ngân hàng và các giấy tờ có giá khác lại tiếp tục
được quy định trong Luật Các tổ chức tín dụng ban hành ngày 12/12/1997 (đạo
luật này đã được sửa đổi, bổ sung một số điều vào năm 2004) và được cụ thể hoá
bằng các văn bản dưới luật như Nghị định số 49/2000/NĐ-CP ngày 12/9/2000 của
Chính phủ về tổ chức và hoạt động của ngân hàng thương mại (khoản 2 Điều 3);
Nghị định số 13/1999/NĐ-CP ngày 17/3/1999 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động
của tổ chức tín dụng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước
ngoài tại Việt Nam (khoản 2 Điều 30); Quyết định số 1287/2002/QĐ-NHNN ngày

22/11/2002 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành Quy chế phát
hành giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng để huy động vốn trong nước. Sau đó, văn
bản này đã bị thay thế bởi Quyết định số 02/2005/QĐ-NHNN ngày 04/01/2005 của
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành Quy chế phát hành giấy tờ có
giá của tổ chức tín dụng để huy động vốn trong nước.
Tiếp đó, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quyết định số
07/2008/QĐ-NHNN ngày 24/3/2008 ban hành Quy chế phát hành giấy tờ có giá
trong nước của tổ chức tín dụng để thay thế cho Quyết định số 02. Đến ngày
11/8/2009, Thống đốc Ngân hàng nhà nước lại ban hành thông tư số 16/2009/TTNHNN để sửa đối một số điều trong quyết định trên. Không những vậy, ngày
16/6/2010, Quốc hội đã ban hành Luật các tổ chức tín dụng 2010 cũng có sửa đổi
một số vấn đề phát hành giấy tờ có giá của các tổ chức tín dụng. tuy nhiên, văn bản
dưới luật điều chỉnh vấn đề này thì vẫn chưa kịp thời ban hành, vì vậy, các tổ chức
tín dụng thực hiện hoạt động phát hành giấy tờ có giá vẫn chủ yếu dựa trên quyết
định 07/2008/QĐ-NHNN đã được sửa đổi theo thông tư số 16/2009.
Thứ hai, các quy định trong văn bản mới ban hành đã có những sửa đổi rất
đúng hướng, kịp thời điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực này.
Các văn bản mới đã đề cập ở trên đã từng bước thiết lập được sự đồng bộ
giữa các quy định về phát hành giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng với các quy
định của Luật chứng khoán 2006 về phát hành chứng khoán ra công chúng. Đặc
biệt, văn bản này đã quy định thêm một số vấn đề mới mà các văn bản bị thay thế
Nguyễn Thị Hồng – MSSV: 341212 Page 16


Bài tập lớn học kỳ - Môn: Luật Ngân hàng
chưa rõ, chẳng hạn như: quyền phát hành trái phiế,u chuyển đổi và chứng quyền
của tổ chức tín dụng cổ phần; việc áp dụng cơ chế phát hành thông qua phương
thức đấu thầu, thông qua tổ chức làm đại lý hoặc tổ chức trung gian bảo lãnh phát
hành chứng khoán…
Có thể thấy, các quy định về phát hành giấy tờ có giá của Quyết định
07/2008/QĐ- NHNN có khá nhiều điểm bứt phá, một trong những điểm nhấn quan

trọng là việc mở rộng quyền tự chủ trong hoạt động phát hành giấy tờ có giá của
các tổ chức tín dụng. Nếu như trước đây, bất cứ hoạt động phát hành giấy tờ có gái
nào của các tổ chức tín dụng cũng phải được phép của Ngân hàng nhà nước thì với
Quyết định 07/2008/QĐ-NHNN yêu cầu đó đã được hạn chế một cách hợp lý hơn.
Cụ thể, đối với hoạt động phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn, các tổ chức tín dụng
chỉ cần thông báo với Ngân hàng nhà nước mà không cần phải xin giấy phép (Điều
19 quy định về: Tổ chức phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn). Và chỉ cần phải thực
hiện thủ tục cấp phép đối với việc phát hành giấy tờ có gái dài hạn.
Một ví dụ khác thể hiện cho sự mở rộng khả năng lựa chọn, quyền tự chỉ của
tổ chức tín dụng trong loại hình nghiệp vụ huy động vốn này chính là việc mở rộng
phương thức phát hành giấy tờ có giá, phù hợp hơn với nhu cầu của thị trường. Cụ
thể, theo Quyết định số 02/2005?QĐ-NHNN, chỉ có hai phương thức phát hành
giấy tờ có giá, đó là: 1) Trực tiếp phát hành giấy tờ có giá; 2)phát hành qua tổ chức
tín dụng làm đại lý hoặc ủy thác phát hành giấy tờ có giá. Còn trong Quyết định
07/2008/QĐ-NHNN thì các phương thức phát hành giấy tờ có giá phong phú hơn,
quy định cụ thể tại Điều 34 về phương thức phát hành giấy tờ có giá: “Các tổ chức
tín dụng có thể thực hiện phát hành giấy tờ có giá theo các phương thức:1. Trực
tiếp phát hành giấy tờ có giá; 2. Bảo lãnh phát hành; 3. Đại lý phát hành; 4. Đấu
thầu giấy tờ có giá.”

2.

Những hạn chế quy định của pháp luật về vẫn đề huy động vốn thông qua
hoạt động phát hành giấy tờ có giá của các tổ chức tín dụng.
Thứ nhất, về bản chất pháp lý của quan hệ phát hành giấy tờ có giá.

Nguyễn Thị Hồng – MSSV: 341212 Page 17


Bài tập lớn học kỳ - Môn: Luật Ngân hàng

Trên nguyên tắc, việc phát hành các giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng
chính là những thoả thuận vay nợ giữa tổ chức tín dụng với khách hàng. Sở dĩ có
thể khẳng định như vậy là bởi vì, thực chất các giấy tờ có giá được phát hành theo
Quy chế này đều là những phiếu nợ do các tổ chức tín dụng phát hành để cam kết
hoàn trả một số tiền nhất định ghi trên giấy tờ có giá đó cho người sở hữu vào một
ngày nhất định trong tương lai. Điều này có nghĩa rằng: khi phát hành giấy tờ có
giá cho người đầu tư là các tổ chức, cá nhân, tổ chức tín dụng không phải là
“người bán” giấy tờ có giá mà chỉ là người tiếp nhận vốn đầu tư (người vay), còn
khách hàng là tổ chức, cá nhân cũng không phải là “người mua” giấy tờ có giá theo
đúng nghĩa của từ này mà chỉ là người đầu tư gián tiếp vào tổ chức tín dụng bằng
cách cho vay đối với chủ thể này để được nhận một khoản lãi cho vay theo thoả
thuận. Tuy nhiên, các quy định hiện hành lại thể hiện quan điểm coi giao dịch phát
hành giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng như là một giao dịch “mua bán” giấy tờ có
giá, chứ không khẳng định và thừa nhận bản chất là giao dịch cho vay của quan hệ
phát hành giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng.
Thứ hai, mặc dù Quyết định số 07/2008/QĐ-NHNN đã đặt nền móng cho
việc nhất thể hoá các quy chế về phát hành các loại giấy tờ có giá của tổ chức tín
dụng, nhưng nét nổi bật dễ nhận thấy trong văn bản pháp quy này là nhà làm luật
vẫn chủ trương tách bạch giữa hoạt động phát hành giấy tờ có giá của tổ chức tín
dụng với hoạt động phát hành giấy tờ có giá của các tổ chức khác không phải là tổ
chức tín dụng.
Điều này thể hiện ở chỗ, hiện tại, việc phát hành các giấy tờ có giá của các
chủ thể không phải là tổ chức tín dụng đang được thực hiện theo quy định của Luật
chứng khoán năm 2006, còn việc phát hành giấy tờ có giá trong nước của tổ chức
tín dụng để huy động vốn (trong đó chủ yếu là các trái phiếu ngân hàng) thì vẫn
được thực hiện theo quy định riêng tại Quy chế ban hành kèm theo Quyết định này.
Theo thiển nghĩ của người viết, quy định như vậy là chưa hợp lý, bởi lẽ trái phiếu
ngân hàng thực chất cũng là một loại chứng khoán dài hạn nên về nguyên tắc cần
phải được phát hành và lưu thông trên thị trường chứng khoán, giống như cổ phiếu
và trái phiếu công ty hay trái phiếu chính phủ. Đặc biệt, việc phát hành Hối phiếu

Nguyễn Thị Hồng – MSSV: 341212 Page 18


Bài tập lớn học kỳ - Môn: Luật Ngân hàng
nhận nợ của các tổ chức tín dụng cho khách hàng (người cho vay), với ý nghĩa là
một loại giấy tờ có giá ngắn hạn để huy động vốn, đồng thời tạo thêm “hàng hoá”
cho thị trường tiền tệ, cũng chưa được đề cập đến trong Quy chế này, dù chỉ là một
quy định mang tính dẫn chiếu đến Luật các công cụ chuyển nhượng.
Ngày này, để đáp ứng nhu cầu huy động vốn ngày càng đa dạng, các tổ chức
tín dụng đã phát hành nhiều loại giấy tờ có giá trên thị trường với thời hạn, mệnh
giá, lãi suất và khả năng chuyển nhượng khác nhau. Chẳng hạn, ở Hoa Kỳ các tổ
chức tín dụng có thể phát hành chứng thư tiền gửi ngắn hạn (CDs) với giá trị bề
mặt tối thiểu là 100.000 USD, trong khi ở Anh, các tổ chức tín dụng lại có thể phát
hành các trái phiếu ngân hàng có thời hạn hoặc không thời hạn có lãi suất thả nổi.
Còn ở Việt Nam, trong thời gian gần đây, các tổ chức tín dụng đã bắt đầu phát hành
một số loại chứng khoán nợ ra công chúng như kỳ phiếu ngân hàng có mục đích,
trái phiếu tổ chức tín dụng, hay các chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn và dài hạn. Mặc dù
có tên gọi khác nhau, nhưng hầu như tất cả các chứng khoán kể trên được phát
hành bởi các tổ chức tín dụng trên thế giới đều có chung bản chất, đó là các chứng
khoán nợ trong đó phản ánh việc tổ chức tín dụng mắc nợ người sở hữu chứng
khoán một số tiền nhất định với nghĩa vụ hoàn trả cả gốc và lãi, vào một ngày nhất
định trong tương lai.

KẾT LUẬN
Thông qua những nghiên cứu trên cho ta một cái nhìn toàn diện về nội dung
các loại hình huy động vốn của thông qua hoạt động phát hành giấy tờ có giá và
bản chất thực, phương thức vận hành của chúng. Hiểu rõ về bản chất của hoạt động
này sẽ cho ta một cách nhìn khách quan, chính xác và khoa học đối với việc đánh
giá những quy định của pháp luật việt nam về hoạt động này. Thiết nghĩ, những
phân tích trên có thể là sự gợi ý cần thiết cho các nhà làm luật trong quá trình hoàn

thiện cơ chế điều chỉnh pháp luật đối với giao dịch phát hành giấy tờ có giá của tổ
chức tín dụng ở nước ta trong bối cảnh hiện nay.
Nguyễn Thị Hồng – MSSV: 341212 Page 19


Bài tập lớn học kỳ - Môn: Luật Ngân hàng
Thực hiện bài viết này với mong muốn nắm bắt được những nội dung cơ bản
trong các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh việc phát hành giấy tờ có giá của
các tổ chức tín dụng, cùng với những đánh giá, nhận xét xung quanh Quyết định số
07/2008/QĐ-NHNN với mong muốn góp phần hoàn thiện cơ chế điều chỉnh pháp
luật đối với giao dịch phát hành giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng ở nước ta trong
bối cảnh hiện nay.
Là sinh viên năm ba, khả năng thực tiễn chưa có và kinh nghiệm còn non trẻ,
vậy nên, bài viết của em chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót, mong được thầy (cô
giáo) giúp đỡ để bài viết được hoàn thiện hơn.
Em xin trân thành cảm ơn!

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.

Giáo trình:
Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Ngân hàng Việt Nam, NXB.
CAND, Hà Nội, 2010.


1.
2.

Văn bản quy phạm pháp luật:

Luật ngân hàng nhà nước Việt Nam năm 2010.
Quyết định của Thống đốc Ngân hàng nhà nước số 07/2008/QĐ-NHNN về
việc ban hành Quy chế phát hành giấy tờ có giá trong nước của tổ chức tín
dụng.

Nguyễn Thị Hồng – MSSV: 341212 Page 20


Bài tập lớn học kỳ - Môn: Luật Ngân hàng
3.

Thông tư của Ngân hàng nhà nước số 16/2009/TT-NHNN về việc sửa đổi,
bổ sung một số điều của Quy chế phát hành giấy giờ có giá trong nước của
tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định của Thống đốc Ngân hàng
nhà nước số 07/2008/QĐ-NHNN ngày 24/03/2008 về việc ban hành Quy
chế phát hành giấy tờ có giá trong nước của tổ chức tín dụng.


1.

Tạp chí:
TS. Nguyễn Văn Tuyến, Bàn về giao dịch phát hành giấy tờ có giá của tổ
chức tín dụng, Tạp chí Ngân hàng số 9/2008.


1.

Wibsite:
/>
Nguyễn Thị Hồng – MSSV: 341212 Page 21




×