Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tuyển dụng công chức ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (380.99 KB, 28 trang )

BỘ NỘI VỤ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI

CHỦ ĐỀ 10:
GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TUYỂN DỤNG
CÔNG CHỨC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
Học phần: Luật hành chính

---Hà Nội 2021--1


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...................................................................................................................4
1. Lý do chọn đề tài..............................................................................................4
2. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................5
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu.................................................5
4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................5
5. Kết cấu bài tiểu luận........................................................................................5
NỘI DUNG...............................................................................................................6
CHƯƠNG I:..............................................................................................................6
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG CHỨC VÀ TUYỂN DỤNG CƠNG CHỨC...........6
1.1 Khái niệm cơng chức và tuyển dụng công chức..............................................6
1.2 Điều kiện đăng ký dự tuyển công chức............................................................6
1.3 Phương thức tuyển dụng công chức.................................................................7
1.4 Nguyên tắc tuyển dụng công chức...................................................................8
1.5 Cơ quan thực hiệm tuyển dụng công chức.......................................................9
1.6 Các đối tượng ưu tiên trong tuyển dụng công chức.........................................9
1.7 Vai trị của đội ngũ cơng chức đối với nền hành chính Việt Nam.................10
CHƯƠNG 2.............................................................................................................12


THỰC TRẠNG TUYỂN DỤNG CƠNG CHỨC CỦA BỘ NỘI VỤ....................12
2.1 Giới thiệu về Bộ Nội vụ.................................................................................12
2.2 Đối tượng dự tuyển vào đội ngũ cơng chức...................................................15
2.3 Hình thức tuyển dụng.....................................................................................16
2.4 Điều kiện tham gia tuyển dụng công chức.....................................................17
2.5 Đối tượng được ưu tiên khi tuyển dụng công chức........................................18
2.6 Thi tuyển công chức tại Bộ Nội vụ................................................................18
2


2.7 Đặc điểm đội ngũ công chức tại Bộ Nội vụ...................................................20
2.8 Đánh giá công tác tuyển dụng công chức tại Bộ Nội vụ.............................21
2.8.1 Ưu điểm....................................................................................................21
2.8.2 Hạn chế và nguyên nhân tồn tại...............................................................21
CHƯƠNG 3.............................................................................................................23
GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TUYỂN DỤNG....................23
CƠNG CHỨC HIỆN NAY.....................................................................................23
3.1 Giải pháp đối với cơng tác tuyển dụng công chức của Bộ Nội vụ.................23
3.2 Giải pháp đối với công tác tuyển dụng công chức tại Việt Nam...................23
KẾT LUẬN.............................................................................................................24
DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................25

3


1. Lý do chọn đề tài

MỞ ĐẦU

Trong hoạt động của nền hành chính, vấn đề xây dựng đội ngũ cơng chức luôn

là vấn đề quan tâm hàng đầu của không chỉ riêng Việt Nam mà của cả Thế giới nói
chung. Đội ngũ công chức trực tiếp thực hiện quyền lực Nhà nước trong quản lý
xã hội, đảm bảo thực thi pháp luật và là nhân tố quyết định hiệu lực hay hiệu quả
của nền hành chính. Trước yêu cầu phát triển của nền kinh tế hàng hóa nhiều
thành phần theo cơ chế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa trong xu hướng
hội nhập quốc tế của nước ta hiện nay thì vấn đề cấp bách đặt ra là phải xây dựng
và phát triển đội ngũ công chức chất lượng, vững mạnh đủ để đáp ứng với nhu cầu
thực hiện cơng việc hành chính nhà nước. Một đội ngũ cơng chức chất lượng bao
gồm những người có trình độ chun mơn, có năng lực quản lý và có phẩm chất
đạo đức tốt, hết mình vì cơng việc, đặt yếu tố nghiêm túc lên hàng đầu vì trách
nhiệm của mình trước cơng vụ là u cầu cấp thiết trước tình hình đổi mới đất
nước để xây dựng một nền hành chính trong sạch, vững mạnh. Và trong quá trình
xây dựng đấy, thì cơng tác tuyển dụng là bước đầu tiên để tuyển chọn được đội
ngũ cơng chức có chất lượng cao, là nguồn nhân lực đầu vào nhưng trong những
năm qua do chưa được quan tâm đúng mức nên chúng ta chưa phát hiện, tuyển
chọn được những cán bộ, công chức thực sự có đức, có tài. Để khắc phục những
tồn tại hiện nay và đáp ứng được yêu cầu của cơng cuộc đổi mới, vấn đề cấp bách
là phải có chiến lược về con người, trong đó việc tuyển dụng thực sự đã trở thành
động lực cho sự phát triển của xã hội. Trong đó, Bộ Nội vụ là một trong những
mảnh ghép quan trọng trong nền hành chính nhà nước, là một trong số những nơi
làm việc mà nhiều người mong muốn. Suốt những năm vừa qua, Bộ không ngừng
cải tiến trong công tác tuyển dụng công chức với mong muốn đáp ứng được yêu
cầu của từng vị trí việc làm đề ra và cao hơn nữa là có một đội ngũ vừa có tâm vừa
có tài để sẵn sàng chiến đấu hết mình cho hoạt động điều khiển, quản lý hành
chính nước nhà. Đứng trước điều kiện cải cách hành chính, hướng tới xây dựng
một nền hành chính dân chủ, trong sạch và từng bước hiện đại hóa thì vấn đề
tuyển dụng và xây dựng đội ngũ cơng chức càng có ý nghĩa quyết định hơn bao
giờ hết.
Chính vì ý nghĩa to lớn đó nên em đã chọn chủ đề “giải pháp nhằm nâng cao
4



chất lượng tuyển dụng công chức ở Bộ Nội vụ hiện nay” để thực hiện nghiên cứu

5


trong bài tiểu luận của mình. Do hiểu biết có hạn nên bài tiểu luận khơng tránh
khỏi những thiếu sót, những sai lầm. Vì vậy em mong nhận được những ý kiến
đóng góp của các thầy cơ để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn.

2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu: Trên cơ sở lý luận và thực trạng về công tác tuyển dụng
công chức tại Bộ Nội vụ, tiến hành đánh giá và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng
cao chất lượng tuyển dụng công chức tại Bộ Nội vụ để phục vụ cho quá trình quản
lý, thực hiện các chủ chương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu: thông qua công tác tuyển dụng công chức tại
Bộ Nội vụ để rút ra những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng công
tác này.
 Phạm vi nghiên cứu:
- Nội dung nghiên cứu: Biện pháp nâng cao chất lượng tuyển dụng
công chức.
- Không gian: tại Bộ Nội vụ
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp hệ thống
- Phương pháp thu thập số liệu
- Phương pháp phân tích và tổng hợp

5. Kết cấu bài tiểu luận
Ngoài phần mở đầu, kết cấu, danh mục tài liệu tham khảo, bài tiểu luận gồm 3
chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về công chức và tuyển dụng công chức.
Chương 2: Thực trạng tuyển dụng công chức của Bộ Nội vụ.
Chương 3: giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tuyển dụng công chức
hiện nay.

6


NỘI DUNG
CHƯƠNG I:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG CHỨC VÀ TUYỂN DỤNG CƠNG CHỨC
1.1 Khái niệm cơng chức và tuyển dụng công chức
Theo Luật số 22/2008/QH12 về luật cán bộ, công chức, quy định:
Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ,
chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã
hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà
không phải là sĩ quan, quân nhân chun nghiệp, cơng nhân quốc phịng; trong cơ quan,
đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và
trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt
Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công
lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ
máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp cơng lập thì lương được bảo đảm từ quỹ
lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.1
Theo Luật số 52/2019/QH14 về sửa đổi, bổ sung một số điều của luật cán bộ, công chức
và luật viên chức, quy định:
Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ,
chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam,

Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan,
đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp,
cơng nhân quốc phịng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là
sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên
chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.2
Tuyển dụng công chức là việc tuyển người vào làm việc trong biên chế của cơ
quan nhà nước thông qua thi hoặc xét tuyển.3

1.2 Điều kiện đăng ký dự tuyển công chức
Tại điều 36. Điều kiện đăng ký dự tuyển cơng chức4
1. Người có đủ các điều kiện sau đây không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần
xã hội, tín ngưỡng, tơn giáo được đăng ký dự tuyển công chức:
7


a) Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam;
b) Đủ 18 tuổi trở lên;
c) Có đơn dự tuyển; có lý lịch rõ ràng;
d) Có văn bằng, chứng chỉ phù hợp;
đ) Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;
e) Đủ sức khoẻ để thực hiện nhiệm vụ;
g) Các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí dự tuyển.
2. Những người sau đây không được đăng ký dự tuyển công chức:
a) Không cư trú tại Việt Nam;
b) Mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
c) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hoặc đã chấp hành xong
bản án, quyết định về hình sự của Tịa án mà chưa được xóa án tích; đang bị áp
dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục.

1.3 Phương thức tuyển dụng công chức

Tại điều 37. Phương thức tuyển dụng công chức5
1. Việc tuyển dụng công chức được thực hiện thông qua thi tuyển hoặc xét tuyển,
trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
Hình thức, nội dung thi tuyển, xét tuyển công chức phải phù hợp với yêu cầu vị trí
việc làm trong từng ngành, nghề, bảo đảm lựa chọn được người có phẩm chất,
trình độ và năng lực.
2. Việc tuyển dụng công chức thông qua xét tuyển được thực hiện theo quyết định
của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng cơng chức đối với từng nhóm đối tượng
sau đây:
a) Cam kết tình nguyện làm việc từ 05 năm trở lên ở vùng có điều kiện kinh tế - xã
hội đặc biệt khó khăn;
b) Người học theo chế độ cử tuyển theo quy định của Luật giáo dục, sau khi tốt
nghiệp về công tác tại địa phương nơi cử đi học;
8


c) Sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, nhà khoa học trẻ tài năng.
3. Ngồi hình thức tuyển dụng thơng qua thi tuyển và xét tuyển, người đứng đầu
cơ quan quản lý công chức quyết định tiếp nhận người đáp ứng các tiêu chuẩn,
điều kiện của vị trí việc làm vào làm công chức đối với trường hợp sau đây:
a) Viên chức công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập;
b) Cán bộ, công chức cấp xã;
c) Người hưởng lương trong lực lượng vũ trang nhân dân, người làm việc trong tổ
chức cơ yếu nhưng không phải là công chức;
d) Tiếp nhận để bổ nhiệm làm công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đối với
người đang là Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch
công ty, Thành viên Hội đồng thành viên, Thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm
soát viên, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán
trưởng và người đang giữ chức vụ, chức danh quản lý khác theo quy định của
Chính phủ trong doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên

50% vốn điều lệ; người được tiếp nhận phải được quy hoạch vào chức vụ bổ
nhiệm hoặc chức vụ tương đương;
đ) Người đã từng là cán bộ, cơng chức sau đó được cấp có thẩm quyền điều động,
luân chuyển giữ các vị trí cơng tác khơng phải là cán bộ, cơng chức tại các cơ
quan, tổ chức khác.
4. Các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này được xem xét tiếp nhận vào làm
công chức nếu không trong thời hạn xử lý kỷ luật, không trong thời gian thực hiện
các quy định liên quan đến kỷ luật quy định tại Điều 82 của Luật này; các trường
hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 3 Điều này cịn phải có đủ 05 năm
cơng tác trở lên phù hợp với lĩnh vực tiếp nhận.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

1.4 Nguyên tắc tuyển dụng công chức
Tại điều 38. Nguyên tắc tuyển dụng công chức6
1. Bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật.
2. Bảo đảm tính cạnh tranh.
9


3. Tuyển chọn đúng người đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và vị trí việc làm.
4. Ưu tiên tuyển chọn người có tài năng, người có cơng với nước, người dân tộc
thiểu số.

1.5 Cơ quan thực hiệm tuyển dụng công chức
Tại điều 39. Tuyển dụng cơng chức7
1. Cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng cơng chức bao gồm:
a) Tịa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước
thực hiện tuyển dụng và phân cấp tuyển dụng công chức trong cơ quan, tổ chức,
đơn vị thuộc quyền quản lý;
b) Văn phòng Quốc hội, Văn phịng Chủ tịch nước thực hiện tuyển dụng cơng

chức trong cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý;
c) Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ
tướng Chính phủ thành lập mà khơng phải là đơn vị sự nghiệp công lập tuyển
dụng và phân cấp tuyển dụng công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc
quyền quản lý;
d) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tuyển dụng và phân cấp tuyển dụng công chức trong
cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý;
đ) Cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam, của tổ chức chính trị - xã hội tuyển dụng và phân cấp tuyển dụng
công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý.
2. Thực hiện kiểm định chất lượng đầu vào công chức, trừ trường hợp quy định tại
khoản 2 và khoản 3 Điều 37 của Luật này. Việc kiểm định chất lượng đầu vào
công chức được thực hiện theo lộ trình, bảo đảm cơng khai, minh bạch, thiết thực,
hiệu quả.
3. Chính phủ quy định chi tiết khoản 2 Điều này.

1.6 Các đối tượng ưu tiên trong tuyển dụng công chức
Tại điều 5. Ưu tiên trong tuyển dụng công chức8
1. Đối tượng và điểm ưu tiên trong thi tuyển hoặc xét tuyển công chức:
10


a) Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động, thương binh, người hưởng
chính sách như thương binh, thương binh loại B: được cộng 7,5 điểm vào kết quả
điểm thi tại vòng 2;
b) Người dân tộc thiểu số, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an, quân nhân chuyên
nghiệp, người làm công tác cơ yếu chuyển ngành, con liệt sĩ, con thương binh, con
bệnh binh, con của người hưởng chính sách như thương binh, con của thương binh
loại B, con của người hoạt động cách mạng trước tổng khởi nghĩa (từ ngày 19
tháng 8 năm 1945 trở về trước), con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm

chất độc hóa học, con Anh hùng Lực lượng vũ trang, con Anh hùng Lao động:
được cộng 5 điểm vào kết quả điểm thi tại vịng 2;
c) Người hồn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ phục vụ có thời hạn trong lực
lượng công an nhân dân, đội viên thanh niên xung phong, đội viên trí thức trẻ tình
nguyện tham gia phát triển nông thôn, miền núi từ đủ 24 tháng trở lên đã hoàn
thành nhiệm vụ: được cộng 2,5 điểm vào kết quả điểm thi tại vòng 2.
2. Trường hợp người dự thi tuyển hoặc dự xét tuyển công chức thuộc nhiều diện
ưu tiên quy định tại khoản 1 Điều này thì chỉ được cộng điểm ưu tiên cao nhất vào
kết quả điểm thi tại vòng 2 quy định tại khoản 2 Điều 8 và khoản 2 Điều 12 Nghị
định này.”

1.7 Vai trị của đội ngũ cơng chức đối với nền hành chính Việt Nam
Có khá nhiều cách hiểu về nền hành chính nhà nước, nhưng phổ biến hiện nay là
với định nghĩa: nền hành chính nhà nước là hệ thống các yếu tố hợp thành về tổ chức
(Bộ máy, con người, nguồn lực công) và cơ chế hoạt động để thực thi quyền hành pháp
của nhà nước theo qui định pháp luật.9 Để xây dựng lên một nền hành chính nhà nước cần
phải có đủ 4 yếu tố sau: đầu tiên, là hệ thống thể chế hành chính bao gồm Hiến pháp,
Luật, Pháp lệnh và các văn bản qui phạm về tổ chức, hoạt động của hành chính nhà nước
và tài phán hành chính ; Thứ hai, cơ cấu tổ chức và cơ chế vận hành của bộ máy hành
chính nhà nước các cấp, các ngành phù hợp với yêu cầu thực hiện quyền hành pháp; Thứ
ba, đội ngũ cán bộ, cơng chức hành chính được đảm bảo về số lượng và chất lượng để
thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của nền hành chính; Thứ tư, nguồn lực tài chính và cơ
sở vật chất kỹ thuật bảo đảm yêu cầu thực thi công vụ của các cơ quan và cơng chức hành
chính.
11


Nhìn chung qua cấu trúc của nền hành chính nhà nước, chúng ta đã thấy được vai
trò của đội ngũ công chức. Đây được xem là yếu tố giữ vai trị cực kỳ quan trọng đối với
cơng cuộc xây dựng và duy trì trật tự và bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của tổ chức,

công dân theo đúng pháp luật. Đội ngũ cơng chức cịn được gọi là yếu tố tiên quyết cho
việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước.

12


CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC CỦA BỘ NỘI VỤ
2.1 Giới thiệu về Bộ Nội vụ
Bộ Nội vụ là cơ quan thuộc Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các
ngành, lĩnh vực: Tổ chức hành chính, sự nghiệp nhà nước; chính quyền địa phương, địa
giới hành chính; cán bộ, cơng chức, viên chức nhà nước; đào tạo, bồi dưỡng về chuyên
ngành hành chính và quản lý nhà nước; hội, tổ chức phi chính phủ; thi đua, khen thưởng;
tôn giáo; văn thư, lưu trữ nhà nước; thanh niên và quản lý nhà nước đối với các dịch vụ
công thuộc lĩnh vực quản lý của bộ theo quy định của pháp luật.10
GIAI ĐOẠN LỊCH SỬ
 Bộ Nội vụ cũ (1945-1998): là một trong 13 bộ đầu tiên trong chính phủ đầu
tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa. Ở thời điểm này, lực lược cơng an
(bộ công an) cũng nằm trong bộ này11
 Ban Tổ chức của Chính phủ (1973-1990), Ban Tổ chức-Cán bộ của Chính phủ
(1990-1992), Ban Tổ chức – Cán bộ Chính phủ (1992-2002).12
 Bộ Nội vụ (2002 đến nay): ngày 5 tháng 8 năm 2002, Quốc hội ra Nghị quyết
số 02/2002/QH11 về việc quy định danh sách các bộ và cơ quan ngang bộ của
Chính phủ. Theo đó, Bộ Nội vụ được thành lập trên cơ sở đổi tên từ Ban Tổ
chức- Cán bộ Chính phủ và tồn tại song song với Bộ Công an.13
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN
Căn cứ theo Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 1/9/2016 của Chính phủ quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ, và Nghị định số
34/2017/NĐ-CP ngày 3/7/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ, Bộ có những nhiệm vụ, quyền hạn chính sau đây14:



Trình Chính phủ dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh,
dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dự thảo nghị định của
Chính phủ, dự thảo nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy
ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam theo chương trình, kế hoạch xây
dựng pháp luật hàng năm của bộ đã được phê duyệt và các dự án, đề án,
chương
13


trình, nghị quyết theo sự phân cơng của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; trình

14


Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển
dài hạn, trung hạn, hàng năm và các dự án, cơng trình quan trọng quốc gia
thuộc ngành, lĩnh vực do Bộ Nội vụ quản lý.


Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về:
1. Tổ chức hành chính, sự nghiệp nhà nước.
2. Chính quyền địa phương.
3. Địa giới hành chính và phân loại đơn vị hành chính.
4. Biên chế, tinh giản biên chế.
5. Cán bộ, công chức, viên chức nhà nước.
6. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức, viên chức.
7. Chính sách tiền lương.
8. Tổ chức hội và các tổ chức phi chính phủ.

9. Thi đua, khen thưởng.
10. Tôn giáo.
11. Công tác văn thư, lưu trữ nhà nước.
12. Cải cách hành chính nhà nước.
13. Thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở và công tác dân vận.
14. Hợp tác quốc tế.
15. Công tác thanh niên.



Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật thuộc phạm vi quản lý
nhà nước của Bộ Nội vụ. Tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến
nghị, phản ánh, thực hiện cơng tác phịng, chống tham nhũng, cơng tác
phịng, chống tội phạm theo quy định của pháp luật.



Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành giải quyết kiến nghị của các cơ quan nhà
nước, tổ chức chính trị - xã hội theo phân cơng của Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ.



Hướng dẫn, kiểm tra việc cho phép các cơ quan, tổ chức được sử dụng con
dấu và việc quản lý, sử dụng con dấu theo quy định của pháp luật.



Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
giao và theo quy định của pháp luật.

15


CƠ CẤU TỔ CHỨC
Tại điều 3. Cơ cấu tổ chức15
1. Vụ Tổ chức - Biên chế.
2. Vụ Chính quyền địa phương.
3. Vụ Công chức - Viên chức.
4. Vụ Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
5. Vụ Tiền lương.
6. Vụ Tổ chức phi chính phủ.
7. Vụ Cải cách hành chính.
8. Vụ Hợp tác quốc tế.
9. Vụ Pháp chế.
10. Vụ Kế hoạch - Tài chính.
11. Vụ Tổng hợp.
12. Vụ Công tác thanh niên.
13. Vụ Tổ chức cán bộ.
14. Thanh tra Bộ.
15. Văn phòng Bộ.
16. Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước.
17. Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương.
18. Ban Tơn giáo Chính phủ.
16


19. Học viện Hành chính Quốc gia.
20. Viện Khoa học tổ chức nhà nước.
21. Tạp chí Tổ chức nhà nước.
22. Trung tâm Thông tin.


2.2 Đối tượng dự tuyển vào đội ngũ công chức
Bộ Nội vụ là một trong những cơ quan hành chính nhà nước, giữ vai trị cực kỳ quan
trọng trong công tác quản lý, xây dựng và duy trì bộ máy nhà nước. Vậy nên, nguồn nhân
lực – đội ngũ công chức được coi là then chốt, quyết định các cơng tác quản lý. Chính vì
thế, Bộ Nội vụ đã đề ra những tiêu chí dựa theo quy định của pháp luật để làm tiền đề
thực hiện công tác tuyển dụng công chức trong nội bộ như sau:

1) Sinh viên tốt nghiệp đại học loại xuất sắc tại cơ sở giáo dục đại học ở trong hoặc
ngoài nước được công nhận tương đương về văn bằng, chứng chỉ theo quy định
của pháp luật có kết quả học tập và rèn luyện xuất sắc các năm học của bậc đại
học, trong độ tuổi quy định tại Điều 1 Luật thanh niên (từ đủ 16 đến 30 tuổi) tính
đến thời điểm nộp hồ sơ dự tuyển và đáp ứng một trong các tiêu chuẩn sau đây:

a) Đạt giải ba cá nhân trở lên tại một trong các kỳ thi lựa chọn học sinh giỏi
cấp tỉnh, đạt giải khuyến khích trở lên trong các kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp
quốc gia hoặc bằng khen trở lên trong các kỳ thi lựa chọn học sinh giỏi quốc tế
thuộc một trong các khoa học tự nhiên (tốn, vật lý, hóa học, sinh học, tin học)
và khoa học xã hội (ngữ văn, lịch sử, địa lý, ngoại ngữ) trong thời gian học ở
cấp trung học phổ thông;

b) Đạt giải ba cá nhân trở lên tại cuộc thi khoa học - kỹ thuật cấp quốc gia
hoặc quốc tế trong thời gian học ở cấp trung học phổ thông hoặc bậc đại học;

c) Đạt giải ba cá nhân trở lên tại cuộc thu Ôlympic thuộc một trong các mơn
tốn, vật lý, hóa học, cơ học, tin học hoặc các chuyên ngành khác trong thời
gian học ở bậc đại học được Bộ Giáo dục và Đào tạo cơng nhận.

2) Người có trình độ thạc sĩ trong độ tuổi quy định tại Điều 1 Luật thanh niên tính
đến thời điểm nộp hồ sơ dự tuyển và đáp ứng đủ các tiêu chuẩn sau đây:


17


a) Đạt tiêu chuẩn quy định tại điểm a hoặc điểm b hoặc điểm c khoản (1) nêu
trên;
b) Tốt nghiệp đại học loại khá trở lên và có chuyên ngành đào tạo sau đại học
cùng ngành đào tạo ở bậc đại học.
3) Người có trình độ tiến sĩ trong độ tuổi theo quy định tại Điều 23 Nghị định số
40/2014/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định việc sử dụng,
trọng dụng cá nhân hoạt động khoa học và cơng nghệ tính đến thời điểm nộp hồ
sơ dự tuyển và đáp ứng đủ các tiêu chuẩn quy định tại điểm a và điểm b khoản (2)
nêu trên.

2.3 Hình thức tuyển dụng
Cũng giống như hình thức tuyển dụng của các cơ quan hành chính nhà nước, Bộ Nội
vụ thực hiện tuyển dụng thơng qua 02 vịng xét tuyển16. Đây là hình thức phổ biến nhất
nhưng đóng vai trị quan trọng nhất để chọn lựa, thiết lập đội ngũ công chức của nước ta.
Thi tuyển thực chất là công tác lựa chọn những người mới, những con người có chun
mơn, trình độ nhất định đăng kí thi vào đội ngũ cơng chức nước nhà. Hình thức này ngày
càng được áp dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực, không chỉ ở cơ quan nhà nước mà cịn
xuất hiện ở cơng ty, xí nghiệp, tổ chức trong cả nước. Có 2 vòng như sau:
 Vòng 1: Kiểm tra điều kiện dự tuyển theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển
của người dự tuyển, nếu đáp ứng đủ thì người dự tuyển được tham dự vòng 2.
 Vòng 2: Phỏng vấn để kiểm tra về kiến thức, kỹ năng thực thi công vụ của người
dự tuyển theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển.
 Thời gian phỏng vấn 30 phút (thí sinh sẽ có khơng q 14 phút chuẩn bị trước khi
phỏng vấn). Điểm phỏng vấn được tính theo thang điểm 100 và không thực hiện
phúc khảo đối với kết quả phỏng vấn.


18


Hình 2.1: Hội đồng tuyển dụng cơng chức năm 2020 của Bộ Nội vụ phỏng vấn thí
sinh tham gia dự tuyển theo Nghị định số 140/2017/NĐ-CP- Nguồn: moha.gov.vn

2.4 Điều kiện tham gia tuyển dụng công chức
Nhằm đảm bảo chất lượng đầu vào cho đội ngũ cơng chức hành chính và để đáp
ứng những yêu cầu trong quá trình thi hành cơng việc, ngồi những tiêu chí mà Bộ Nội
vụ đã đề ra thì người tham dự tuyển dụng cơng chức còn phải đáp ứng những điều kiện
phẩm chất, đạo đức sau:
-

Là cơng dân Việt Nam, có địa chỉ thường trú tại Việt Nam;

-

Từ đủ 18 tuổi đến dưới 40 tuổi (nếu là sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, viên
chức trong các đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp Nhà nước thì tuổi dự tuyển có
thể cao hơn nhưng khơng q 45 tuổi);

-

Có đơn dự tuyển, có lý lịch rõ ràng, có các văn bằng chứng chỉ đào tạo phù hợp
với yêu cầu của ngạch dự tuyển;

-

Có đủ sức khỏe đảm nhận nhiệm vụ, công vụ;


-

Không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành án phạt tù cải
tạo không giam giữ, quản chế, đang bị áp dụng các biện pháp giáo dục tại xã
phường, thị trận hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục.

19


2.5 Đối tượng được ưu tiên khi tuyển dụng công chức
Trong một số trường hợp nhất định, nằm trong một trong số đối tượng sau đây thì
sẽ được đặt cách, ưu tiên trong q trình thi hoặc xét tuyển cơng chức tại Bộ Nội vụ nói
riêng và cơng chức nhà nước nói chung:
a) Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động, thương binh, người hưởng
chính sách như thương binh, thương binh loại B: được cộng 7,5 điểm vào kết quả
điểm thi tại vòng 2;
b) Người dân tộc thiểu số, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an, quân nhân chuyên
nghiệp, người làm công tác cơ yếu chuyển ngành, con liệt sĩ, con thương binh, con
bệnh binh, con của người hưởng chính sách như thương binh, con của thương binh
loại B, con của người hoạt động cách mạng trước tổng khởi nghĩa (từ ngày 19
tháng 8 năm 1945 trở về trước), con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm
chất độc hóa học, con Anh hùng Lực lượng vũ trang, con Anh hùng Lao động:
được cộng 5 điểm vào kết quả điểm thi tại vịng 2;
c) Người hồn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ phục vụ có thời hạn trong lực
lượng công an nhân dân, đội viên thanh niên xung phong, đội viên trí thức trẻ tình
nguyện tham gia phát triển nông thôn, miền núi từ đủ 24 tháng trở lên đã hoàn
thành nhiệm vụ: được cộng 2,5 điểm vào kết quả điểm thi tại vòng 2.

2.6 Thi tuyển công chức tại Bộ Nội vụ
Thi tuyển là hình thức để kiểm tra, khảo sát năng lực, chuyên mơn và trình độ học

vấn của thí sinh dự tuyển sau khi đã qua 2 vòng xét tuyển.
Theo quy định mới, việc thi tuyển công chức được tiến hành theo 2 vòng:
Vòng 1 thi kiểm tra kiến thức, năng lực chung với hình thức thi trắc nghiệm trên
máy vi tính.
Trường hợp cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng cơng chức chưa có điều kiện tổ chức
thi trên máy vi tính thì thi trắc nghiệm trên giấy. Trường hợp tổ chức thi trên máy vi tính
thì nội dung thi trắc nghiệm khơng có phần thi tin học.
 Nội dung thi gồm 3 phần, thời gian thi như sau:

20



×