Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

Tiểu luân cao học quản lý nhà nước quản lý nhà nước đối với lĩnh vực xuất nhập khấu tại tỉnh ắt ta pư, cộng hòa dân chủ nhân dân lào hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.4 KB, 37 trang )

1

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................. 1
NỘI DUNG.............................................................................. 5
Chương 1.............................................................................5
CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI..............5
LĨNH VỰC XUẤT NHẬP KHẨU............................................5
1.1. Khái quát chung về quản lý nhà nước đối với
lĩnh vực xuất nhập khẩu................................................5
1.2. Nội dung quản lý nhà nước đối với lĩnh vực xuất
nhập khẩu........................................................................7
Chương 2...........................................................................13
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC................................13
ĐỐI VỚI LĨNH VỰC XUẤT NHẬP KHẨU TẠI TỈNH ẮT TA
PƯ.......................................................................................13
2.1. Đặc điểm cơ bản của tỉnh Ắt Ta Pư....................13
2.2. Thực trạng quản lý nhà nước đối với lĩnh vực
xuất nhập khẩu tại tỉnh Ắt Ta Pư...............................19
2.3. Đánh gái công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh
vực xuất nhậu khẩu tại tỉnh Ắt Ta Pư........................25
Chương 3...........................................................................28
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG............................................................................... 28
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI LĨNH VỰC XUẤT NHẬP
KHẨU TẠI...........................................................................28
TỈNH ẮT TA PƯ..................................................................28
3.1. Phương hướng chiến lược phát triển thương mại
......................................................................................... 28
3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý
nhà nước đối với lĩnh vực xuất nhập khẩu................31


KẾT LUẬN.............................................................................35


2

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................36


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết
Xuất nhập khẩu là một ngành kinh tế mũi nhọn của nền kinh tế quốc
dân, đảm nhận chức năng lưu thơng hàng hóa dịch vụ giữa trong và ngoài
nước, là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế. Hoạt động này cũng cần phải
được quản lý theo một cơ chế nhất định, mang tính đặc thù. Đó là cơ chế quản
lý xuất nhập khẩu.
Thời gian qua, Nhà nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào nói chung và
tỉnh Ắt Ta Pư nói riêng, đã tăng cường quản lý nhà nước đối với lĩnh vực xuất
nhậm khẩu, giúp cho tỉnh phát triển kinh tế nhanh và ổn định. Song trong bối
cảnh hội nhập quốc tế mạnh mẽ hiện nay, quản lý nhà nước đối với lĩnh vực
xuất nhập khẩu còn biểu hiện nhiều vấn đề bất cập:
Thư nhất, hệ thống pháp luật về xuất nhập khẩu chưa được xây dựng
đồng bộ và tương thích với luất pháp quốc tế.
Thứ hai, Nhà nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào nói chung và tỉnh
Ắt Ta Pư nói riêng giờ chưa sử dụng đồng bộ, linh hoạt các công cụ, biện
pháp kinh tế để điều tiết hoạt động xuất nhập khẩu như: công cụ lãi suất, tỷ
giá hối đối, giá cả, tín dụng, thuế VAT, thuế quan và các biện pháp phi
thuế... nên hiệu lực và hiệu quả quản lý chưa cao.
Thứ ba, công tác hoạch định chiến lược, chính sách cịn chưa đánh giá

đúng khả năng trong nước, tính áp đặt chủ quan cịn khá lớn.
Thứ tư, năng lực về đội ngũ cán bộ còn hạn chế, cịn thiếu về số lượng
và yếu về chất lượng. Nhìn chung, chưa đáp ứng với yếu cầu của hội nhập
kinh tế quốc tế.
Vì vậy, việc hồn thiện cơng tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực xuất
nhập khẩu hàng hóa trong thời gian tới là một yêu cầu cấp thiết. Xuất phát từ
lý do đó, em chọn đề tài “Quản lý nhà nước đối với lĩnh vực xuất nhập khấu
tại tỉnh Ắt Ta Pư, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào hiện nay” để làm tiểu luận
kết thúc học phần quản lý nhà nước trong các lĩnh vực trọng yếu.


2

2. Tình hình nghiên cứu
Vấn đề quản lý nhà nước nói chung và quản lý nhà nưới đối với lĩnh vự
xuất nhập khẩu nói riêng tại đã được các nhà khoa học quan tâm và nghiên
cứu dưới nhiều góc độ khác nhau cụ thể là:
Giáo trình Quản lý nhà nước trong các lĩnh vực trọng yếu của Khoa
Xây dựng Đảng - Học viện Báo chí và Tuyên truyền năm 2015. Giáo trình đề
cập đến quản lý nhà nước đối với các lĩnh vực trong yếu trong đó có lĩnh vực
kinh tế.
Giáo trình Nguyên lý quản lý kinh tế của Khoa Kinh tế - Học viện Báo
chí và Tuyên truyền năm 2003. Giáo trình đã đề cập đến quản lý nhà nước đối
với lĩnh vực kinh tế nói chung và quản lý nhà nước đối với lĩnh vực xuất nhập
khẩu nói riêng.
Giáo trình Hệ thống chính trị với quản lý xã hội của Khoa Chính trị học
- Học viện báo chí và Tuyên truyền được Nxb Chính trị - Hành chính xuất
bản năm 2010. Cuốn sách nghiên cứu những vấn đề cơ bản của hệ thống
chính trị với quản lý xã hội trong đó có vấn đề nguồn nhân lực và nhận lực
chất lượng cao.

Luận văn Quản lý nhà nước về hoạt động xuất nhập khẩu tại tỉnh
Sêkong, CHDCND Lào của DEUA ONMANY chuyên nghành quản lý kinh tế
trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng năm 2018. Luận văn đã làm rõ
một số vấn đề lý luận về quản lý nhà nưới đối với lĩnh vực xuất nhập khẩu và
phân tích thực trạng cũng như đánh giá, đưa ra giải pháp đối với công tác
quản lý nhà nước về hoạt động xuất nhập khẩu tại tỉnh SêKong nước Cộng
hịa dân chủ nhân dân Lào.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận về quản
lý nhà nước đối với lĩnh vực xuất nhập khẩu đề phân tích thực trạng công tác
quản lý nhà nước đối với lĩnh vực xuất nhập khẩu tại tỉnh Ắt Ta Pư nước


3

Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và rút ra những giải pháp nâng cao chất
lượng.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận chung quản lý nhà nước đối với lĩnh
vực xuất nhập khẩu.
- Phân tích thực trạng quản lý nhà nước đối với lĩnh vự xuất nhập khẩu
tại tỉnh Ắt Ta Pư.
- Đề xuất giải pháp quản lý để hoàn thiện và nâng cao hiệu quả việc
quản lý nhà nước đối với lĩnh vực xuất nhập khẩu tại tỉnh Ắt Ta Pư thời gian
tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: quản lý nhà nước đối với lĩnh vực xuất nhập
khẩu
Phạm vi nghiên cứu: tại tỉnh Ắt Ta Pư nước Cộng hòa dân chủ nhân
dân Lào hiện nay

5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận: sử dựng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác Lênin cụ thể là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, tư
tưởng Kaysone Phomvihane và của đảng Nhân dân cách mạng Lào.
Phương pháp riềng: sử dựng tổng hợp các phương pháp phân tích tài
liệu, so sáng, phân tích - tổng hợp, logic - lích sử…
6. Đóng góp mới về khoa học của đề tài
Đóng góp mới của đề tài qua việc đề xuất những giải pháp thiết thực để
nâng cao và đổi mới công quản lý nhà nước đối với lĩnh vực xuất nhập khẩu
tại tỉnh Ắt Ta Pư, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Đề tài góp phần hệ thống và làm rõ hơn một số vấn đề lý luận liên quan
đến quản lý nhà nước đối với lĩnh vực xuất nhập khẩu.


4

Kết quả của đề tài có thể có giá trị tham khảo đối với các nhà nghiên
cứu, giảng dạy, học tập về quản lý nhà nước đối với lĩnh vực kinh tế nói
chung và xuất nhập khẩu nói riêng.
Đề tài có ý nghĩa thiết thực đối với các nhà lãnh đạo, quản lý, giảng
viên, học sinh, sinh viên của các trường, trước hết là Học viện Báo chí và
Tuyên truyền. Kết quá điều tra thực tiễn và việc đề xuất những giải pháp có
thề góp phần thực hiện đổi mới công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực
xuất nhập khẩu tại tỉnh Ắt Ta Pư nói riêng và nước Cộng hịa dân chủ nhân
dân Lào nói chung.
8. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo,
luận văn được kết cấu thành 3 chương, 6 tiết.



5

NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
LĨNH VỰC XUẤT NHẬP KHẨU
1.1. Khái quát chung về quản lý nhà nước đối với lĩnh vực xuất
nhập khẩu
1.1.1. Một số khái niệm
Khái niệm xuất nhập khẩu
Có nhiều khái niệm khác nhau về ngoại thương hay xuất nhập khẩu.
Song xét về đặc trưng thì xuất nhập khẩu được định nghĩa là việc mua, bán
hàng hóa và dịch vụ qua biên giới quốc gia. Tức là vai trị của nó như chiếc
cầu nối giữa cung, cầu hàng hóa và dịch vụ của thị trường trong và ngoài
nước về số lượng, chất lượng và thời gian sản xuất, nhất là xuất nhập khẩu
trong điều kiện hội nhập khu vực và quốc tế.
Các nhà kinh tế học còn dùng định nghĩa xuất nhập khẩu như là một
công nghệ khác để sản xuất hàng hóa và dịch vụ. Như vậy, xuất nhập khẩu
được hiểu như là mổ quá trình sản xuất gián tiếp.
Trong hoạt động xuất nhập khẩu: Xuất khẩu là việc bán hàng hóa và
dịch vụ cho người ngồi và nhập khẩu là phụ vụ yêu cầ phát triển kinh tế
trong nước, không ngừng nông cao mức sống của nhân dân. Xuất khẩu là để
nhập khẩu; nhập khẩu là nguồn lợi chính từ ngoại thương hay xuất nhập khẩu.
Khái niệm quản lí
Quản lý là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý lên đối tượng
quản lý nhằm chỉ huy, điều hành, hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi
của cá nhân hướng đến mục đích hoạt động chung và phù hợp với quy luật
khách quan.
Khái niệm quản lí nhà nước



6

Quản lí nhà nước là sự tác động tổ chức mang tính quyền lực - pháp lí
của các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền, hoặc các tổ chức khi được
Nhà nước trao quyền tới ý thức, hành vi, xử sự của cá nhân, tổ chức, cơ quan,
tới các quá trình xã hội hướng chúng vận động, phát triển nhằm đạt được mục
tiêu nhất định của quản lý nhà nước và xã hội. Mục tiêu của quản lý nhà nước
phải phù hợp với mục tiêu phát triển của xã hội. Đây chính là ý nghĩa, giá trị
của quản lý nhà nước.
Khái niệm quản lý nhà nước về hoạt động xuất nhập khẩu
Thực chất quản lý hoạt động thương mại quốc tế là việc sử dụng các
công cụ cần thiết nhằm đảm bảo cân bằng cán cân thương mại của quốc gia.
Theo đó, quản lý thương mại quốc tế là nổ lực của các nước nhằm duy trì mục
tiêu thương mại trong quá trình hợp tác quốc tế.
Quản lý xuất nhập khẩu là phương thức mà qua đó, Nhà nước tác động
có định hướng theo những điều kiện nhất định dối với các đối tượng tham gia
hoạt động xuất nhập khẩu nhằm đảm bảo cho ựu tự vận động của hoạt động
xuất nhập khẩu hướng đến các mục tiêu kinh tế - xã hội đã định của Nhà
nước.
1.1.2. Đặc điếm của quản lý nhà nước về hoạt động xuất nhập khẩu
Quản lý nhà nước về hoạt động xuất nhập khẩu là nền kinh tế quốc dân
sự tác động có tổ chức và bằng pháp quyền của Nhà nước lên nền kinh tế
quốc dân nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực kinh tế trong và ngoài
nước, các cơ hội có thể có, để đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế đất
nước đã đặt ra, trong điều kiện hội nhập và mở rộng giao lưu quốc tế. Quản lý
nhà nước về kinh tế là nội dung cốt lõi của quản lý các hoạt động xã hội liên
quan đến kinh tế nói chung và nó phải gắn chặt với các hoạt động quản lý
khác của xã hội. Quản lý nhà nước về kinh tế được thể hiện thông qua các
chức năng kinh tế và quản lý kinh tế của nhà nước.

1.1.3. Ý nghĩa của quản lý nhà nước về hoạt động xuất nhập khẩu


7

Ý nghĩa của quản lý nhà nước về hoạt động xuất nhập khẩu bắt nguồn
từ sự cần thiết phải phối hợp các hoạt động lao động chung trên cơ sở xã hội
hoá sản xuất và xuất nhập khẩu. lực lượng sản xuất và trình độ phát triển sản
xuất hàng hố càng cao thì càng cần thiết phải thực hiện vai trò này một cách
chặt chẽ và nghiêm ngặt. Tùy theo trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
hàng hóa trong từng giai đoạn nhất định mà giữa các phân ngành của nền kinh
tế có những mối quan hệ tỷ lệ phù hợp đảm bảo khai thác hợp lý các nguồn
lực và phát triển. Sự phát triển không ngừng của lực lượng sản xuất, sự tác
động thương xuyên hay biến động của các yếu tố tự nhiên, kinh tế, chính trị,
xã hội trong nước cũng như quốc tế luôn là những nguyên nhân phá vỡ những
mối quan hệ tỷ lệ nói trên, trước tình hình đó, nhà nước là người nhận thức
đúng các quy luật vận động phát triển, nắn vững và dự báo được các yếu tố tự
nhiên, kinh tế, chính trị xã hội trong nước và quốc tế để vạch ra cac chiến
lược và kế hoạch phát triển thể chế hóa các chủ trương đường lối phát triển
nơng nghiệp thành các quy chế, luật lệ để hướng dẫn và sử dụng các kích
thích kinh tế nhằm định hướng phát triển nền kinh tế nói chung và hoạt động
xuất nhập khẩu nói riêng phát triển đúng hướng và có hiểu quả.
1.2. Nội dung quản lý nhà nước đối với lĩnh vực xuất nhập khẩu
1.2.1. Hoạch định chiến lược xuất nhập khẩu
Chiến lược xuất nhập khẩu là một bản luận cứ có cơ sở khoa học định
mục tiêu và đường hướng phát triển xuất nhập khẩu của đất nước trong
khoảng thời gian 10 năm hoặc dài hơn, là cắn cứ để hoạch định các chính
sách xuất nhập khẩu. Chiến lược xuất nhập khẩu xác định tầm nhìn của một
quá trình phát triển mong muốn, thể hiện sự nhất quán về con đường và các
giải pháp cơ bản để thực hiện mục tiêu xuất nhập khẩu.

Mơ hình chiến lược xuất nhập khẩu do nhiều yếu tố ảnh hưởng; trong
đó chủ yếu là:
Một là, chế độ chính trị - xã hội và con đường phát triển được lựa chọn
có ảnh hưởng quyết định đến nội dung của chiến lược.


8

Hai là, hồn cảnh lịch sử và trình độ phát triển ở từng giai đoạn của đất
nước, gắn với các yêu cầu thực hiện các nhiệm vụ đặt ra trong giai đoạn đó.
Tùy thuộc vào bối cảnh, mục tiêu chính cần đạt tới của chiến lược.
Mục tiêu chung của chiến lược xuất nhập khẩu bao gồm:
Một là, phát triển sản xuất để tăng nhanh xuất khẩu, đồng thời đáp ứng
nhu cầu trong nước; khai thác tốt thế so sánh của nến kinh tế, nâng cao hiệu
quả, năng lực cạnh tranh xuất nhập khẩu và chuyển dịch cơ cầu kinh tế theo
hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại, giải quyết việc làm và tiến tới cân bằng cán
cân thương mại.
Hai là, xây dựng, củng cố các đối tác hợp tác chiến lược để phát triển
thị trường bền vững; kết hợp hài hòa lợi ích trước mắt và lới ích lâu dài của
quốc gia, lợi ích kinh tế và lợi ích chính trị - đối ngoại, chủ động và độc lập tự
chủ trong hội nhập kinh tế quốc tế.
Ba là, đa dạng hóa thị trường xuất nhập khẩu. Tích cực và chủ động
tham gia vào mạng lưới sản xuất và chuỗi giá trị tồn cầu; chú trọng xây dựng
và phát triển hàng hóa có giá trị tăng cao, có thương hiệu trên thị trường trong
và ngoài nước.
1.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về hoạt động xuất nhập
khẩu
Tổ chức bổ máy quản lý nhà nước về hoạt động xuất nhập khẩu cần
phải có lực chọn một cơ quan nhận nhiệm vụ chính thức chủ trì thực thi và
một số cơ quan khác tham gia. Do mỗi chiến lược có liện quan tới nhiều

ngành nhiều cấp. Khi thực hiện như vậy mới xác định trách nhiệm cụ thể của
mỗi cơ quan.
Cơ quan chủ trì thực hiện phải có các điều kiện:
Một là, đảm bảo về mặt chính trị và phát luật.
Hai là, có đủ nguồn lực.
Bà là, bảo đảm và thơng tin gián tiếp.
Bốn là, được quarn lý và phân bổ ngân sách.


9

Năm là, có vấn đề về kỹ thuật...
Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về hoạt động xuất nhập khẩu là cần
phải chủ trọng công tác lựa chọn đào tạo bồi dưỡng cán bộ thực thi chiến
lược, đây có thể coi là khâu quyết định trong việc thực thi thành công chiến
lược. Cán bộ là những người trực tiếp tham gia hoạt động triển khai chiến
lược vào cuộc sống, thực thi các giải pháp chiến lược. Họ là người nắm chắc
nội dụng chiến lược hiểu biết thực tế để triển khai và điều chỉnh. Từ thực tế
thực thi chiến lược họ sẽ khuyến nghị điều chính chiến lược.
Nhân tố con người này có vai trị quyết định trong việc tổ chức các
chiến lược xuất nhập khẩu. Cho dù chiến lược có tốt đến mấy đi chằng nữa
nhưng tổ chức thực hiện khơng tốt thì chiến lược sẽ khơng đi vào cuộc sống,
người dân vẵn khơng có cơ hội để tham gia vào các loại hình bảo hiểm và các
chiến lược trợ giúp. Do vậy, việc thiết lập hệ thống tổ chức quản lý với đội
ngũ cán bộ quản lý chuyên nghiệp để thực hiện các chiến lược của hệ thống
xuất nhập khẩu cần đáp ứng được yêu cầu theo hướng phải bao phủ được tất
cả các đối tượng có nhu cấu thực sự, cho dù đó là chiến lược bảo hiểm hay
chính sách trợ giúp. Về ngun tắc, có thể thiếp lập được tổ chức độc lập cho
từng hợp phần nhưng cũng có thể sử dụng bộ máy chính quyền hiện có để
thực hiện, tùy điều kiện cụ thể của các quốc gia. Thể chế chiến lược mang

tính phổ cập thì chi phí qủan lý ít và bộ máy tổ chức quản lý gọn nhẹ và
ngược lại, thể chế phức tạp thì chi phí quản lý tốn kém hơn.
Ngồi ra cải cách thủ tục hành chính khiến cho thủ tục đơn giản để
khâu ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể hóa chiến lược.
1.2.3. Tổ chức hoạt động xuất nhập khẩu
Tổ chức hoạt động xuất nhập khẩu là quá trình tổ chức, sắp xếp, bố trí
các hoạt động để thực hiện chiến lược xuất nhập khẩu với các công cụ đã có
và việc triển khai chiến lược có vai trị quyết định sự thành cơng của chiến
lược. Đây là nhiệm vụ và bộ máy tổ chức thực hiện chiến lược phải hoàn


10

thành. Một bộ máy tốt phải tổ chức triển khai để đựa chiến lược vào cuộc
sống.
Muốn triển khai sâu rộng chiến lược trước thế cần khai thác tốt kênh
truyền tài để triển khai chiến lược. Vì những thơng tin về chiến lược như mục
tiêu chiến lược, đối tượng phạm vi chiến lược, những tiêu chuẩn điều kiện
quy định của chiến lược cũng như thời gian bắt đầu có hiệu lực và kết thúc...
cần phải truyền tài tới các đối tượng chiến lược hay diện bao phủ của chiến
lược. Do đó kênh truyền tài sẽ truyền đẫn thông tin tới nơi cần thiết. Có nhiều
kênh khác nhau cần phải sử dụng tùy theo điều kiện cũng như nguồn lực.
Các kênh này bao gồm:
Một là, chú trọng khai thác kênh các phương tiên thông tin đại chúng
để tuyên truyền giúp cho mọi người hiểu biết chiến lược.
Hai là, hệ thống Web trên Internet hay thư điện tử cũng cần chú ý khai
thác.
Bà là, kênh tuyên truyền trực tiếp thông qua phổ biển chiến lược.
Bốn là, thơng qua các đồn thể để tun truyền chiến lược.
Chiến lược nói chung thường được triển khai thông qua các dự án, và

các dự án thường được triển khai để giải quyết khâu yếu nhất của chiến lược.
Chằng hạn chiến lược đào tạo nghề cho lao động nông thôn thông qua dự án
đào tạo và chuyển giao kỹ thuật nuôi trồng, thủy sản ... chiến lược và hiệu quả
các dự án sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thành cơng của chiến lược do đó muốn
triển khai rộng và sâu chiến lược thì phải trú trọng và nâng cao hiệu quả các
dự án thực hiện chiến lược.
Việc triển khai chiến lược lien quan đến cơ quan ban ngành do đó cần
phải hồn thiện việc phối hợp giữa các cơ quan và các ngành trong triển khai
chiến lược cũng có ý nghĩa quan trọng.
1.2.4. Chính sách thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu
Chính sách xuất nhập khẩu là hệ thống các quan điểm, chuẩn mực, thế
chế và phương thức mầ nhà nược sử dụng, tác động và chủ thế xuất nhập


11

khẩu và thị trường để điều chỉnh hoạt động xuất nhập khẩu nhằm đặt các mục
tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ nhất định.
Chính sách là một bộ phận cấu thành của chiến lược kinh tế đối ngoại
của quốc gia. Tùy theo yêu cầu đặt điểm phát triển đát nước trong từng thời
kỳ, mỗi quốc gia hình thành chính sach xuất nhập khẩu theo mục tiêu riêng.
Tuy nhiên, nghiên cứu tiến trình phát triển kinh tế thế giới, có thể thất các
nước đã và đang thực hiện một số mơ hình chiến lược xuất nhập khẩu chung
nhất, đó là sản xuất thay thế nhập khẩu, xuất khẩu sản phẩm thơ và cơ chế,
cơng nghiệp hóa hướng vào xuất khẩu hoặc chiến lược phát triển xuất nhập
khẩu hỗn hợp. Vì vậy, cần phải xây dựng và hồn thiện hệ thống chính sách
xuất nhập khẩu phù hợp với đường lối phát triển kinh tế - xã hội; điều kiện
trong nước và quốc tế, năng lực sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp
xuất nhập khẩu; dự báo tính hình thị trường và các yếu tố liên quan. Hệ thống
chính sách này sẽ tác động lên tồn bộ các nguồn lực, các mối quan hệ, giao

dịch của các chủ thể tham gia hoạt động xuất nhập khẩu để làm cho các hoạt
động này đi đúng hướng và hiệu quả, Đây chính là yêu cầu cơ bản của quản
lý nhà về hoạt động xuất nhập khẩu và phải được thể hiện đầy đủ trong toàn
bộ hoạt động ngoại thương cũng như trong từng nội dung đàm phán hợp tác
thương mại với các quốc gia và vũng lãnh thổ.
Chính sách phát triển xuất khẩu:
Một là, chính sach chuyển dịch cơ cầu xuất khẩu.
Hai là, các biên pháp để tạo nguồn hàng và cải biến cơ cấu xuất khẩu.
Ba là, các biên pháp, chính sách tài chính nhằm khuyến khích sản xuất
và thúc đẩy xuất khẩu.
Chính sách nhập khấu:
Một là, sử dụng vốn nhập khẩu tiết kiệm, hợp lý đem lại hiệu quả kinh
tế cao.
Hai là, hập khẩu thiết bị kỹ thuật tiên tiến hiện đại, phù hợp với điều
kiện của quốc gia.


12

Bà là, bảo vệ và thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển, tăng nhanh
xuất khẩu
1.2.5. Công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động xuất nhập khẩu
Công tác thanh tra, kiểm tram hoạt động xuất nhập khẩu là nhằm đảm
bảo tuân thủ các quy định xuất nhập khẩu. Nhà nước thực hiện quyền kiểm
tra, giám sát đới với tất cả các hoạt động xuất nhập khẩu trong phạm vi cả
nước và thống nhất toàn ngành, đảm bảo hiệu quả chung của nền kinh tế đối
ngoại. Trên cơ sở nội dung quản lý nhà nước về xuất nhập khẩu đã quy định,
các cơ quan chủ thể quản lý xuất nhập khẩu Trung ương đến đí phương tùy
theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình tiến hành những biện pháp
cần thiết theo quy định của pháp luật để điều chỉnh các hoạt động xuất nhập

khẩu đi đúng hướng. Các cơ quan quản lý nhà nước về xuất nhập khẩu hoạch
định chiến và kế hoạch xuất nhập khẩu ở tầm vĩ mô, định hướng phát triển và
mục tiêu xuất nhập khẩu cho từng thời kỳ và điều tiết tổng thể các mối quan
hệ về xuất nhập khẩu. Trong đó, Bộ Cơng Thương là cơ quan trực tiếp được
Nhà nước giao thực hiện chức năng quản lý thống nhất đối với các hoạt động
xuất nhập khẩu trên phạm vi cả nước.


13

Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI LĨNH VỰC XUẤT NHẬP KHẨU TẠI TỈNH ẮT TA PƯ
2.1. Đặc điểm cơ bản của tỉnh Ắt Ta Pư
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Ắt Ta Pư là một tỉnh phía Đơng Nam Lào giáp với hai nước là Việt
Nam và Cămpuchia, có tổng diện tích 10.320 km2, chiếm 4,32% tổng diện
tích của CHDCND Lào. Phía Bắc giáp với tỉnh Xê Koong, phía Tây giáp với
tỉnh Chăm Pa Sắc, phía Đơng giáp với tỉnh Kon Tum của Việt Nam cịn ở
phía Nam giáp với tỉnh Ra Ta Na Ki Li và Xiêng Tenh của Cămpuchia.
Ắt Ta Pư nằm ở vị trí giao thơng thuận lợi với các tỉnh trong nước và
quốc tế thông qua hệ thống giao thông đường bộ ra biên giới và đường thuỷ
ra sông Xê Koong... đây là một trong những nhân tố thuận lợi để phát triển
kinh tế - xã hội của tỉnh trong tương lai. Độ cao trung bình so với mực nước
biển khoảng 860-1200m, nơi thấp nhất là 78m; nơi cao nhất là 1.500m ở
huyện Xan Xay. Theo tính chất địa lý tự nhiên của tỉnh có thể chia làm ba
vùng khác như sau:
Vùng miền núi: là dãy núi Phu Luổng (dãy Trường Sơn) có tổng diện
tích 690.000 ha, độ cao 800 - 1.500 m với độ dốc trung bình là 150C.
Vùng trung du: Có tổng diện tích khoảng hơn 120.000 ha, có độ cao

trung bình 300 -1000 m.
Vùng đồng bằng: Có tổng diện tích khoảng 222.000 ha, có độ cao từ
78-300 m nằm giữa vùng dãy núi Phu Luổng và trung du, là một trong 7 đồng
bằng của Lào và có 7 dịng sơng chạy qua là: Xê Koong, Xê Ka Mản, Xê
Piên, Xê Khăm Pho, Xê Năm Nọi, Xê Sụ và Nặm Kơng.
Tổng diện tích đất đai tự nhiên của tỉnh là 1.320.000 ha (đất đang sử dụng
là 250.000 ha, chiếm 24,22% đất tự nhiên của tỉnh) trong đó diện tích ruộng
nước 21.600 ha, ruộng thuỷ lợi 672 ha và diện tích vườn, nương, bãi 1.350 ha.


14

Đất chưa sử dụng còn rất lớn. Trong 250.000 ha đất chưa sử dụng có 227.000 ha
đất đồng bằng dọc theo sông Xê Koong, Xê Ka Mản... Là một tỉnh miền núi có
đồng bằng ít, đất phù hợp với các loại cây trồng nông nghiệp và cây công nghiệp
như: điều, chè, cà phê, cao su, thầu dầu, quế, bạch đàn, ngơ, các loại hoa màu.
2.1.2. Đặc điểm văn hóa - xã hội
Về văn hố
Về lịch sử và chính trị, trong lịch sử cách mạng Lào, nhiều chiến cơng
và thành tích cách mạng của nhân dân lao động các bộ tộc Lào dưới sự lãnh
đạo của Đảng của giai cấp công nhân Lào đã diễn ra ở tỉnh Ắt Ta Pư. Trước
cách mạng, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân các bộ tộc gặp rất
nhiều khó khăn, chủ yếu là do phương thức sản xuất lạc hậu, sự bóc lột của
giai cấp thống trị và chiến tranh liên miên. Sau cách mạng 1975 đến nay đời
sống vật chất, tinh thần của nhân dân Ắt Ta Pư đã được cải thiện rất nhiều.
Ngày nay, cùng với cả nước, nhân dân các bộ tộc tỉnh Ắt Ta Pư đang tự xây
dựng cho mình một cuộc sống ấm no, độc lập, hồ bình và trung lập dưới sự
lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.
Người dân Ắt Ta Pư dù sống ở thấp, ở lưng chừng núi hay trên rẻo cao,
đều có một tâm hồn giản dị mộc mạc, cuộc sống tự nhiên trong sáng như đất trời

của họ. Cuộc sống của con người bao đời nay gắn bó với thiên nhiên, với lễ hội,
với phong tục và tập quán sản xuất tự cấp, tự túc, không bon chen, xô bồ. Tâm lý
thích lễ hội và chùa chiền là một trong những đặc điểm văn hoá của nhân dân
tỉnh Ắt Ta Pư. Từ khi lọt lòng đến khi qua đời, cuộc sống của người dân Ắt Ta
Pư có truyền thống đều gắn với chùa. Bên cạnh nền văn hoá mang bản sắc
chung của nhân dân là Phật giáo và lễ hội, chùa chiền thì mỗi dân tộc, bộ tộc ở
tỉnh Ắt Ta Pư cũng có những nét văn hố riêng như tục gọi hồn của dân tộc Lào
Lùm, dân tộc Brau, dân tộc Ôi, dân tộc Ta Liêng, dân tộc Chênh, dân tộc La
Vên... Sự đa dạng các sắc thái văn hoá đã làm cho đời sống tinh thần của nhân
dân tỉnh Ắt Ta Pư càng trở nên phong phú mang đậm bản sắc dân tộc.
Về giáo dục


15

Giáo dục - đào tạo được củng cố và phát triển khá toàn diện ở các cấp
học, hệ thống trường học phổ thông, dạy nghề, trường dân tộc nội trú. Trong
năm 2014, tồn tỉnh có 240 trường học, tăng 1,70% do với năm 2013, với
1.083 phòng học, 1.289 giáo viên, 32.600 học sinh - sinh viên. Hiện nay, Ắt
Ta Pư có 19 trường mầm non, 190 trường tiểu học, 19 trường trung học cơ sở,
9 trường trung học phổ thông, 1 trường dân tộc nội trú, 1 trường trung cấp
dạy nghề cấp cơ sở, 1 trường cao đẳng kinh tế dân lập.
Đến nay, Ắt Ta Pư đã có 65 nhà văn hoá(một dạng trụ sở của người dân
các bản làng người bộ tộc ít người của Lào có kiểu dáng và tính chất sinh hoạt
cộng đồng giống như nhà rơng của dân tộc Êđê, Tây Nguyên, Việt Nam), có
32 bản làng văn hố, có 20.618 gia đình văn hố.
Cơng tác y tế và bảo vệ chăm sóc sức khoẻ nhân dân được coi trọng.
Tồn tỉnh Ắt Ta Pư có 6 bệnh viện, trong đó 1 bệnh viện cấp tỉnh 200 giường
bệnh, 1 bệnh viện thuộc Cục tham mưu Quân đội tỉnh, 4 bệnh viện huyện 80
giường bệnh, 35 trạm y tế cấp cơ sở cấp bản với 100 giường bệnh, 3 phịng

khám bệnh ngồi giờ của dân lập, 30 tiệm bán thuốc, 152 quỹ cấp thuốc của
các bản làng. Toàn tỉnh có 288 nhân viên, nữ 212 nhân viên, y tế có thể phục
vụ tại các trạm y tế cấp cơ sở. Cơng tác bảo vệ chăm sóc sức khoẻ, vận động
bảo vệ phục hồi sức khoẻ đã đi xuống cấp cơ sở bản làng. Đến nay, 77% hộ
dân toàn tỉnh đã được sử dụng nước sạch.
Về dân cư, thành phần dân tộc.
Theo số liệu thống kê (năm 2018) dân cư của tỉnh là 153.656 người. Tồn
tỉnh gồm có 5 huyện, có 26 khu vực cơ sở (gọi là cục bản phát triển); có 147 bản
làng, trong đó có 5 bản làng lớn (tổng số bản làng đã giảm xuống so với năm
2014, bởi các bản làng nhỏ đã sáp nhập thành một bản làng lớn), 22.973 hộ gia
đình, trong đó nữ 76.307 người, mật độ dân số 14người/km2, phân bố không
đồng đều giữa vùng cao và vùng thấp, giữa thành thị và nơng thơn. Trong tỉnh
có 11 dân tộc anh em: Lào Lùm, Brâu, Ôi, Chênh, A Lặc, Ta Liêng, Xụ, Yẹ,
Ta Ội, Nha Hấn và Sa Đăng. Trong đó dân tộc Lào Lùm chiếm 85% trên dân


16

cư toàn tỉnh.
Tổng số lao động trong tỉnh năm 2018 là 47.142 người, chiếm 30,68%
so với dân cư của tỉnh. Những năm gần đây, tuy số người lao động trong các
ngành đã bắt đầu có sự thay đổi lớn, nhưng về mặt chất lượng, trình độ học
vấn, kỹ thuật, tay nghề còn nhiều hạn chế.
2.1.3. Đặc điểm kinh tế
Tăng trường kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế của tỉnh trong thời gian vừa qua cũng chưa thay đổi
nhiều. Nền kinh tế chủ yếu dựa vào nơng - lâm nghiệp cịn các lĩnh vực khác
chỉ mới là bước đầu. Về vốn đầu tư trong thời gian qua chủ yếu là dựa vào
vốn ngân sách Nhà nước, ngồi ra cịn có các nguồn vốn khác nhưng rất ít.
Sau 5 năm phấn đấu thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng và thực hiện kế

hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm lần thứ VII (2016-2020), đã thu được
những kết quả ban đầu:
Bảng 1: Nhịp độ tăng trường GDP trong 5 năm (2016-2020)
Năm

2016

2017

2018

2019

2020

Mức tăng trưởng hàng năm (%)

13,5

13,6

13,8

13,9

14,2

GDP bình quân đầu người (USD)

1.200


1.307

1.770 1.770

1.770

Chỉ tiêu

(Nguồn: sở kế hoặch và đầu tư tỉnh Ắt Ta Pư)
Bảng 2: Nhịp độ cơ cấu kinh tế trong 5 năm (2016-2020)
Năm 2016 2017 2018 2019 2020 Bình qn
Nghành, lĩnh vực

5 năm

Nơng - lâm nghiệp

45,5

43,7

41,9

39,8

38

41,78


Cơng nghiệp

20,1

20,7

21,4

22,2

23,5

21,58

Dịch vụ

34,4

35,5

36,7

38

38,5

36,62

(Nguồn: sở kế hoặch và đầu tư tỉnh Ắt Ta Pư)



17

Qua đó có thấy được các ngành cơng nghiệp mũi nhọn phát triển đúng
hướng và tạo ra chỗ đứng trong thị trường. Giá trị tổng sản lượng nông
nghiệp giảm tương đối.
Các ngành công nghiệp và dịch vụ đã tăng lên hàng năm. Đối với lĩnh
vực công nghiệp năm 2016 là 20,1% và đến năm 2020 đạt được 23,5% trong
ngành công nghiệp cũng có sự tăng dần nhưng quá chậm. Lĩnh vực dịch vụ
trong năm 2016 chỉ đạt 34,4% mà đến năm 2020 đã đạt tới 38,5%. Ở đây cho
ta thấy được lĩnh vực dịch vụ của tỉnh Ắt Ta Pư đã từng bước thay đổi phát
triển đi lên theo đúng hướng tương đối nhanh. Riêng lĩnh vực nông - lâm
nghiệp đã giảm dần từ 45,5% năm 2016, mà chỉ còn 38% năm 2020. Điều này
cho biết nhịp độ giảm dần trong lĩnh vực này đã làm cho cơ cấu kinh tế bị
thay đổi theo hướng cơ chế thị trường.
Kết quả tổng hợp nhất là nhờ có chủ trương phát triển kinh tế -xã hội,
đầu tư xây dựng cơ bản đúng đắn mà vị thế của tỉnh đã nâng lên, đời sống vật
chất tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt.
Tình hình chính trị ổn định, tạo đà tiếp tục cho tỉnh Ắt Ta Pư phát triển
đi lên theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ mới. GDP bình quân
đầu người trong năm 2016 chỉ đạt được 542 USD/người/năm. Đến năm 2015
GDP đạt tới 1.304USD/người/năm. Điều này đã làm thay đổi cuộc sống của
nhân dân trong tỉnh.
Tình hình kim ngạch xuất nhập khẩu của tỉnh Ắt Ta Pư
Bẳng 3: Kim ngạch xuất nhập khẩu giai đoạn 2016-2020
Đơn vị tính: triệu USD
Năm

Tổng số


Chia ra

Cân đối

Xuất khẩu

Nhập khẩu

2016

4,8

2,0

2,8

0,8

2017

6,1

2,6

3,4

0,8

2018


29,5

16,1

13,4

2,7

2019

40,6

13,0

27,6

14,6


18

2020

39,8

21,1

18,7

2,4


Tổng

121,0

54,9

66,0

11,0

(Nguồn: sở kế hoặch và đầu tư tỉnh Ắt Ta Pư)
Qua bảng 3 có thể thấy tổng số kim ngạch xuất nhập khẩu của tỉnh Ắt
Ta Pư trong thời gian qua đã có xu hướng tăng dầu từ 2 triệu USD năm 2016
lên tới 21 triệu USD vào năm 2020. Trong đó kim ngạch xuất khẩu cao hơn
nhập khẩu qua các năm. Các hàng hóa xuất khẩu chủ yếu của tỉnh Ắt Ta Pư là
gỗ và các loại sản phẩm gỗ, lâm sản và các sản phẩm nông nghiệp.
2.1.4. Đặc điếm nguồn nhân lực phục vụ và thanh tra, kiếm tra
Nguồn nhân lực phục vụ
Về bản chất công tác quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu sẽ do hai bộ
ngành phối hợp quản lý là bộ công thương và bộ tài chính với hai cơ quan
trực tiếp quả lý là Tổng cục Quản lý xuất nhập khẩu thuộc bộ Công Thương
và Tổng cục Hải quan thuộc bộ Tài Chính.
Hiện nay là một công tác nghiệp vụ với sự gắn kết, đan xen của hai bộ
hoạt động: thu thập, xử lý thông tin và áp dụng kỹ thuật quản lý hàng hóa
xuất nhập khẩu. Tại tỉnh Ắt Ta Pư là do cục quản lý xuất nhập khẩu Ắt Ta Pư
và cục Hải quan Ắt Ta Pư.
Cục quản lý xuất nhập khẩu tỉnh bao gồm 1 giám đốc, 1 phó giám đốc
và 6 phịng với 38 cán bộ đã đạt trình độ 100% đại học và trên đại học.
Thanh kiểm tra

Cho thấy từ năm 2011 - 2020 tỉnh Ắt Ta Pư đã kiểm tra và phát hiện
bình quân 12.898.278 bộ hồ sơ chưa đạt. Năm 2011số hồ sơ khai chưa đạt là
116.486 bộ đến năm 2020 tăng lên 430.417 bộ. Số hồ sơ chưa đạt này chủ yếu
là do doanh nghiệp chưa hiểu rõ thủ tục hải quan nên còn làm nhầm lẫn thủ
tục hoặc khai nhầm các thông tin theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, số
hồ sơ khai chưa đạt có xu hướng tăng nhưng tỷ lệ hồ sơ khai chưa đạt lại
giảm, nếu năm 2011 tỷ lệ hồ sơ khai sai là 4,17% thì đến năm 2020 chỉ cịn
1,92%. Có được điều này là do trong q trình làm thủ tục các cơ quan quản



×