Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

Đề án nghiên cứu phân tích lợi thế cạnh tranh của gốm sứ Việt Nam tại Mỹ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (556.37 KB, 36 trang )

ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU PHÂN TÍCH LỢI THẾ
CẠNH TRANH CỦA GỐM SỨ VIỆT NAM
TẠI HOA KỲ
1
MỤC LỤC
Lời mở đầu
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU GỐM SỨ CỦA
VIỆT NAM
I-Khái quát về gốm sứ VN………………………………………….5
a) Khái quát về gốm sứ VN………………………………………………5
b) Quy trình làm gốm mỹ nghệ………………………………… 8
II-Tình hình xuất khẩu gốm sứ VN
sang các nước trong thời gian qua……………………………… 10
CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH NHẬP KHẨU GỐM MỸ NGHỆ
CỦA MỸ
I- Phân tích tình hình nhập khẩu gốm mỹ nghệ của Mỹ………………13
II- Những thuận lợi và khó khăn khi xuất khẩu gốm mỹ nghệ sang thị trường
Mỹ ……………………………………………………………………… 15
CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA
GỐM MỸ NGHỆ VN TẠI HOA KỲ
I- Phân tích lợi thế cạnh tranh của gốm mỹ nghệ VN
1.Yếu tố thâm dụng……………………………………………………19
2. Những điều kiện về nhu cầu
2.1.Thị Trường nội địa…………………………………………… 23
2.2.Thị trường Mỹ ………………………………………………….23
3 Những ngành công nghiệp bổ trợ và liên quan………………………24
4.Chiến lược, cấu trúc của các xí nghiệp và sự cạnh tranh……………25
5. Cơ hội,vận may rủi…………………………………………………….28
6.Chính phủ …………………………………………………………… 29
II- Rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam………………………….32


KẾT LUẬN
2
Gốm mỹ nghệ Việt Nam là một mặt hàng đặc biệt phản ánh văn hóa truyền
thống lâu đời của dân tộc Việt Nam. Gốm mỹ nghệ Việt Nam đã được thị trường
nước ngoài ưa chuộng phản ánh qua kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng và thị
trường xuất khẩu cũng không ngừng được mở rộng, từ chỗ chỉ xuất khẩu theo
Nghị định thư vào các thị trường Xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ bao cấp, ngầy nay
gốm mỹ nghệ Việt nam đã xuất hiện tại hầu hết các thị trường lớn có yêu cầu cao,
như: Hoa Kỳ, châu Âu, Nhật Bản, các nước Trung Đông và Bắc Mỹ,… Nhờ sự
phát triển tích cực này đã thu hút đầu tư mở rộng sản xuất một cách mạnh mẽ tại
các vùng sản xuất lớn như tại Bát Tràng, Bình Dương, Đồng Nai, Vĩnh Long, và
đã tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Đẩy mạnh xuất khẩu gốm
mỹ nghệ còn có ý nghĩa quan trọng là quảng bá văn hóa truyền thống của người
Việt Nam trên trường quốc tế và là cầu nối giao lưu văn hóa với các dân tộc khác
trên thế giới, giúp Việt Nam nhanh chóng hội nhập với các nền kinh tế trong khu
vực và trên thế giới.
Tuy nhiên, ngành gốm Việt Nam hiện nay phải cạnh tranh với các sản
phẩm cùng loại được sản xuất bởi các đối thủ cạnh tranh lớn, như: Trung Quốc, là
nước có kỹ thuật sản xuất cao và thương hiệu đã được khẳng định; Thái Lan,
Malaysia, Indonesia, v.v… là những quốc gia cũng có ngành sản xuất gốm phát
triển,đã thâm nhập và thiết lập được mối quan hệ thương mại rộng tại các thị
trường lớn như châu Âu, Hoa Kỳ trước chúng ta khá lâu. Vì vậy, sự phát triển của
ngành gốm mỹ nghệ Việt Nam tuy phát triển mạnh nhưng vẫn chưa tương xứng
với tiềm năng của đất nước và sự phát triển hiện nay cũng như chưa tạo ra được
một dòng gốm mang đậm nét văn hóa Việt Nam để có thể khẳng định một thế
đứng vững chắc trên thị trường. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là do khả
năng cạnh tranh của gốm mỹ nghệ Việt Nam thấp hơn các đối thủ cạnh tranh trên
thị trường xuất khẩu. Điều tất yếu ta cần phải nắm đó là lợi thế cạnh tranh của
quốc gia với mặt hàng gốm mỹ nghệ để có thể phát triển ngành hàng này và mô
hình lý thuyết cạnh tranh sử dụng đó là mô hình kim cương của Michael Porter.

CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU GỐM SỨ CỦA
3
VIỆT NAM
I-Khái quát về gốm mỹ nghệ VN:
a) Khái quát về gốm mỹ nghệ VN:
Đồ gốm được làm chủ yếu từ đất và qua nung mới thành sản phẩm. Sự phát
triển không ngừng của kinh tế, xã hội, của kỹ thuật đã tạo điều kiện cho chất liệu
gốm ngày càng phát triển đa dạng. Với việc sử dụng thành phần nguyên liệu và lò
nung không giống nhau, đã cho ra nhiều loại gốm khác nhau. Cụm từ gốm đã
thành tên gọi chung của năm loại chất liệu: đất nung, sành nâu, sành xốp, sành
trắng và sứ, xuất hiện nối tiếp nhau và cùng tồn tại cho đến ngày nay.
Vẻ đẹp của gốm là sự kết hợp những yếu tố của nghệ thuật điêu khắc và nghệ
thuật hội họa. Người làm gốm có một “trường” họat động rộng lớn để biểu hiện tài
năng trong lĩnh vực nghệ thuật cũng như kỹ thuật, sang tạo nên những sản phẩm
phục vụ cho các nhu cầu của cuộc sống.
Nghề gốm ở Việt Nam đã qua năm giai đoạn phát triển, mỗi giai đaọn đánh
dấu bước tiến bộ về kỹ thuật và nghệ thuật. Sau đây là các giai đoạn phát triển của
nghề gốm Việt Nam:
1. Thời nguyên thủy:
Việt Nam là một trong những nơi gốm xuất hiện sớm. từ thời nguyên thủy
xa xưa, nghề đan lát đã phát triển ở nước ta do nguyên liệu tre nứa dồi dào, những
người làm gốm đầu tiên, khi chưa biết dùng bàn tay nặn xoay thì thường đan
khuôn bằng nan tre theo hình nồi, niêu, chum vại rồi trát một lớp đất sét dày mỏng
tùy theo ý muốn khi đất khô, người thợ đem cho nung cháy khuôn nan và chin đất.
Các sản phẩm chính của thời ký này là đồ đựng và đồ đun nấu, về cuối có them
các loại đồ dùng để ăn uống, trang sức, tuy nhiên thực dụng là yếu tố hang đầu của
đồ gốm thời đó.
2. Thời vua Hùng dựng nước: Gốm thời vua Hùng chính thức được chia
thành 4 giai đoạn lớn:
a. Gốm Phùng Nguyên:

Có độ nung không cao lắm, mặt ngòai nhẵn bong, màu đỏ tươi hay màu
đen, nhưng đáng chú ý là sự sang tạo ra nhiều loại hình đặc biệt và hoa văn phong
phú. Những hoa văn đơn giản như những vòng tròn đồng tâm, vòng tròn có tiếp
tuyến, còn có những hoa văn chữ S đơn hay kép được cách điệu ra nhiều kiểu
trong khung hình học, lập lại thành giải chung quanh nồi, chum, bình, chậu. Việc
biết dùng bàn tay nặn xoay là một bước tiến quan trọng của kỹ thuật làm gốm
trong thời kỳ này, cho phép người thợ làm nhanh và đep, đáp ứng nhu cầu ngày
càng nhiều của người đương thời.
b. Gốm Đồng Đậu:
Có độ nung cao hơn và rắn chắc hơn giống gốm Phùng Nguyên. Thường
gốm Đồng Đậu có kích thước to và màu sắc phong phú. Ngoài màu nâu sẫm và đỏ
thường thấy ở gốm Phùng Nguyên thì gốm Đồng Đậu có them màu xám, vàng
sẫm. Nhưng điểm độc đáo nhất để phân biệt gốm Đồng Đậu với gốm ở các giai
đoạn khác là hoa văn trang trí vẽ bằng dụng cụ như răng lược thành những đường
song song như khuôn nhạc, nhiều nhà khảo cổ gọi là “Văn khuôn nhạc”.
4
c. Gốm Gò Mun:
Chất gốm rắn chắc hơn các giai đoạn trước nhờ độ nung cao (đạt tới 900
độ) nhưng hoa văn được đơn giản hóa thành những hình học như tam giác, hình
chữ nhật,… Hoa văn chữ S cũng thành một họa tiết khác biệt với trước. Đặc trưng
gốm Gò Mun là các loại đồ dùng và đồ nấu miệng loe gập ra ngoài, trên miệng có
trang trí hoa văn. Điểm chú ý là nhiều hoa văn gốm này đượ diễn lại gần hết trong
đồ đồng Đông Sơn.
d. Gốm Đông Sơn:
Giai đoạn đầu mang nhiều nét kế thừa Gò Mun về hình dáng và kỹ thuật,
thêm các hoa văn vẽ chim cá. Giai đaọn sau gốm thường để trơn hoặc có vặn
thừng, văn chải ở thân đơn điệu, màu hồng nhạt hay trắng cốc; còn có các loại
gốm thô nặn tay hoặc đổ khuôn, hoa văn sơ sài, ta không còn thấy những hoa văn
tuyệt đẹp như thời trước nữa vì tổ tiên ta thời này đã để hết tâm trí mình vào việc
sáng tạo và tô điểm cho đồ đồng tuyệt xảo. nên đây là giai đoạn cực thịnh của nền

văn hóa đồ dồng danh tiếng, là niềm tự hào của dân tộc ta, đã để lại những hiện vật
tuyệt mỹ như trống đồng Ngọc Lũ.
3. Thời Lý Trần: (thế kỷ XI – XIV)
Men Lý Trần chủ yếu cẫn là loại men tro và men đất, men đá chưa được
sản xuất bao nhiêu, các loại men này phần lớn thuộc men có độ trong, trắng dày,
khi gặp lửa cao thì chảythành giọt, gọi là ngấn lệ, một số man rạn rất đẹp do
xương và men không có cùng độ co.
Gốm thời Lý Trần có thể chia thành 3 nhóm lớn: gốm gia dụng, gốm trang
trí và gốm kiến trúc. Về tạo dáng gốm gia dụng, ngoài việc thừa kế và nâng cao
dáng gốm đất nung và sành nâu cổ truyền, nhiều sản phẩm được tạo dáng trên cơ
sở những hình mẫu trong thiên nhiên như hoa quả hoặc dáng của những đồ đồng
xưa. Trang trí của gốm Lý Trần có một bước ngoặc mới, nếu hoa văn hình học
chiếm vị trí chủ yếu và duy nhất trên gốm đất nung thì sành nâu thì trên gốm Lý
Trần lại ở vị trí phụ, những họa tiết chính ở đây là hoa, lá, chim, voi , hổ, người.
Hoa văn trang trí với cách miêu tả giản dị, mộc mạc, rất gần gũi thiên nhiên và con
người Việt Nam. Đặc biệt hơn nữa là lò nung đã có bước tiến lớn về kỹ thuật,
người ta đã biết sử dụng là cóc, lò nằm, có thể cả lò rồng, để nâng cao nhiệt độ
nung của lò lên cao từ 1200-1280 độ C. Việc sử dụng các bao nung mà ngày nay
ta còn tìm thấy tại một cái giếng cổ tại Túc Mạc (Hà Nam Ninh) ở vùng Phủ Thiên
Trường của nhà Trần, cho thấy người thời ấy đã đạt được trình độ sản xuất gốm
cao cấp, nhất là gốm men ngọc.
4. Thời Hậu Lê, Tây Sơn:
Sự mở rộng thị trường trong nước và việc giao lưu buôn bán với các nước
ngoài trong thời kỳ này đã tác động lớn đến các họat động thủ công nghiệp, trong
đó có nghề gốm. Trước hết là sự hình thành các trung tâm sản xuất gốm có tính
chuyên môn hóa đã nổi tiếng như: Bát Tràng (Hà Nội) sản xuất các loại gốm sành
xốp và sành trắng; Thổ Hà (Hà Bắc) làm gốm sành nâu như chum vại; Phù Lũng
(Hà Bắc) làm gốm sành nâu có phủ men da lươn; Hương Canh (Vĩnh Phú) làm
chum, vò vại, chĩnh bằng sành nâu; Đình Trung, Hiển Lễ (Vĩnh Phú) làm chum vò
vại bằng đất nung; Vân Bình (Hà Sơn Bình) làm ấm đất, nồi đất; Làng Cậy (Hải

5
Hưng) làm gốm sành xốp và sành trắng hoa lam… Ở miền Trung, có nhiều cơ sở
làm gốm nổi tiếng: Lò Chum ở Hàm Rồng (Thanh Hoa; Mỹ Thiện (Quảng Ngãi)
làm nồi bằng đất nung; Lộc Thượng, Phú Vinh (Quảng Nam) làm bát đĩa, nồi
niêu; ở Bình Định có một số nơi làm bát đĩa và đồ gốm tráng men.
Đồ gốm sứ Bát Tràng có nhiều loại. Ở những thế kỷ trước, đồ gốm Bát
Tràng là đồ gốm cao cấp, quý hiếm nên phần nhiều là đồ thờ: chân đèn, lư hương,
bình hoa. Nhiều chùa cổ miền Bắc hiện còn giữ được những lư hương, chân đèn
sản xuất tại Bát Tràng với những dòng chữ cho biết năm ra đời của chúng, thường
vào thế kỷ thứ 16 dưới đời nhà Mạc. Bảo tang Tokugawa ở Nhật hiện còn giữ một
số đồ gốm Bát Tràng được mang về Nhật cuối thế kỷ 16, đầu thế kỷ 17. Những
chân đèn Bát Tràng được trưng bày tại Viện Bảo tang Lịch sử Việt Nam tại Hà
Nội cao khoảng 90cm, men trắng, nền trang trí những hình rồng, phượng, mây,
hoa lá màu xanh lam, hoặc kết hợp hình vẽ với hình đắp nổi là họa tiết chính
(rồng, phượng).
5. Thời Nguyễn và trường phái gốm sứ Huế:
Sang đến thời Nguyễn, đột nhiên người ta thấy xuất hiện những đồ sứ tốt
với hình trang trí bằng một thứ men lam, ta thường gọi là “men xanh Huế” chứ
không pjải “nửa sành, nửa sứ” như thưở trước. Đồ sứ này có hai loại chủ đề khác
nhau: Một loại có niên hiệu Minh Mạng hay Tự Đức, và một loại đề chung chung
là “nội phủ”. Trong những bát đĩa đề chữ “nội phủ” thường có hình rồng năm
móng, loại này đẹp có nước men xanh thẫm, trước kia chỉ đặc biệt dùng riêng
trong cung đình. Kỹ thuật làm và nghệ thuật trang trí “đồ sứ Huế” hoàn toàn
không giống đồ sành Bát Tràng hay Kim Mã, Ngọc Hà thời trước, chẳng những
chất sứ khá trong, mỏng mịn mà tinh thần và phong cách trang trí cũng khác hẳn.
6. Từ thế kỷ XX:
Có thể nói gốm Việt Nam chuyển mình mạnh mẽ từ sau năm 1954. Khi hòa
bình lập lại trên miền Bắc, Nhà nước ta đặc biệt coi trọng việc khôi phục các cơ sở
thủ công truyền thống như Bát Tràng, Thổ Hà, Hương Canh, Phù Lãng,… và tiến
hành xây dựng nhiều nhà máy và xí nghiệp sản xuất gốm có chất lượng và sản

lượng cao. Nổi bật nhất là nhà máy sứ Hải Dương (Hải Hưng), cơ sở sản xuất sứ
đầu tiên của cả nước áp dụng kỹ thuật hiện đại qua mọi khâu nguyên liệu, tạo
hình, trang trí, nung,… Sau khi nước nhà thống nhất, đồ gốm hai miền Nam, Bắc
đã tạo nên một sức mạnh tổng hợp mới. Có thể rút ra một số nhật xét tổng quát về
những đặc điểm phát triển của gốm trong giai đoạn này như sau:
- Sự hình thành loạt “ chất liệu” sứ với các kỹ thuật và trang trí hiện đại.
- Ở miền Bắc các xí nghiệp và hợp tác xã sản xuất gốm sành trắng được xây
dựng hầu khắp các tỉnh, phát huy thế mạnh của vùng mình về truyền thống và
nguyên liệu. Các tỉnh phía Nam phát triển các loại sành xốp lửa trung và đã tạo
được vùng gốm có phong cách riêng. Các cơ sở sành nâu, gốm nâu cũng được chú
ý ở các địa phương.
- Ngành gốm ngày càng phát triển bởi các học viên được đào tạo chính quy
đã trở thành những cán bộ, công nhân.
- Từ những năm 80 đến nay có thể khái quát chung ngành gốm sứ Việt
Nam đã và đang hình thành hai khu vực ở hai miền đất nước
6
* Miền Bắc: gốm sứ sản xuất tập trung tại Bát Tràng, Quảng Ninh, Hải
Dương, Hà Nội.
* Miền Nam: gốm sứ phát triển mạnh ở Đồng Nai, Sông Bé và Lâm Đồng.
b) Qui trình sản xuất gốm:
Quy trình hoàn thiện sản phẩm gốm sứ, một trong những quy trình phức tạp
và nếu hỏng một giai đoạn sẽ làm hỏng toàn bộ sản phẩm.
Quy trình
Để làm ra đồ gốm người thợ gốm phải qua các khâu chọn, xử lý và pha chế
đất, tạo dáng, tạo hoa văn, phủ men, và cuối cùng là nung sản phẩm. Kinh nghiệm
truyền đời của dân làng gốm Bát Tràng là "Nhất xương, nhì da, thứ ba dạc lò".
Quá trình tạo cốt gốm
Chọn đất
Điều quan trọng đầu tiên để hình thành nên các lò gốm là nguồn đất sét làm
gốm. Những trung tâm sản xuất gốm thời cổ thường là sản xuất trên cơ sở khai

thác nguồn đất tại chỗ. Làng gốm Bát Tràng cũng vậy, sở dĩ dân làng Bồ Bát chọn
khu vực làng Bát Tràng hiện nay làm đất định cư phát triển nghề gốm vì trước hết
họ đã phát hiện ra mỏ đất sét trắng ở đây.
Xử lý,pha chế đất
Trong đất nguyên liệu thường có lẫn tạp chất, ngoài ra tuỳ theo yêu cầu của
từng loại gốm khác nhau mà có thể có những cách pha chế đất khác nhau để tạo ra
sản phẩm phù hợp. Ở Bát Tràng, phương pháp xử lý đất truyền thống là xử lý
thông qua ngâm nước trong hệ thống bể chứa, gồm 4 bể ở độ cao khác nhau.
Bể thứ nhất ở vị trí cao hơn cả là "bể đánh" dùng để ngâm đất sét thô và
nước (thời gian ngâm khoảng 3-4 tháng). Đất sét dưới tác động của nước sẽ bị phá
vỡ kết cấu hạt nguyên thuỷ của nó và bắt đầu quá trình phân rã (dân gian gọi là
ngâm lâu để cho đất nát ra). Khi đất đã "chín" (cách gọi dân gian), đánh đất thật
đều, thật tơi để các hạt đất thực sự hoà tan trong nước tạo thành một hỗn hợp lỏng.
Sau đó tháo hỗn hợp lỏng này xuống bể thứ hai gọi là "bể lắng" hay "bể lọc". Tại
đây đất sét bắt đầu lắng xuống, một số tạp chất (nhất là các chất hữu cơ) nổi lên,
tiến hành loại bỏ chúng.
Sau đó, múc hồ loãng từ bể lắng sang bể thứ ba gọi là "bể phơi", người Bát
Tràng thường phơi đất ở đây khoảng 3 ngày, sau đó chuyển đất sang bể thứ tư là
"bể ủ". Tại bể ủ, ôxyt sắt (Fe2O3) và các tạp chất khác bị khử bằng phương pháp
lên men (tức là quá trình vi sinh vật hoá khử các chất có hại trong đất). Thời gian ủ
càng lâu càng tốt.
7
Tạo dáng

Phương pháp tạo dáng cổ truyền
của người làng Bát Tràng là làm
bằng tay trên bàn xoay. Trong khâu
tạo dáng, người thợ gốm Bát Tràng
sử dụng phổ biến lối "vuốt tay, be
chạch" trên bàn xoay, trước đây

công việc này thường vẫn do phụ
nữ đảm nhiệm. Thợ ngồi trên một
cái ghế cao hơn mặt bàn rồi dùng
chân quay bàn xoay và tay vuốt đất
tạo dáng sản phẩm. Đất trước khi
đưa vào bàn xoay được vò cho thật
nhuyễn, cuốn thành thoi rồi ném
("bắt nẩy") để thu ngắn lại. Sau đó
người ta đặt vào mà giữa bàn xoay, vỗ cho đất dính chặt rồi lai nén và kéo cho đất
nhuyễn dẻo mới "đánh cử" đất và "ra hương" chủ yếu bằng hai ngón tay bên phải.
Sau quá trình kéo đất bằng tay và bằng sành tới mức cần thiết người thợ sẽ dùng
sành dan để định hình sản phẩm. Sản phẩm "xén lợi" và "bắt lợi" xong thì được cắt
chân đưa ra đặt vào "bửng". Việc phụ nữ sử dụng bàn xoay vuốt tạo dáng ban đầu
của sản phẩm là công việc bình thường phổ biến ở mỗi lò gốm cổ Việt Nam
(không chỉ riêng Bát Tràng) nhưng lại rất xa lạ với một số người thợ gốm phương
Tây. Tuy thế, kỹ thuật này đã mất dần và hiện nay không còn mấy người thợ gốm
Bát Tràng còn có thể làm được công việc này nữa. "Be chạch" cũng là một hình
thức vuốt sản phẩm trên bàn xoay nhẹ đà và chủ yếu do thợ đàn ông đảm nhiệm.
Phơi sấy và sửa
hàng mộc
8
Tiến hành phơi sản phẩm mộc sao cho khô, không bị nứt nẻ, không làm
thay đổi hình dáng của sản phẩm. Biện pháp tối ưu mà xưa nay người Bát Tràng
vẫn thường sử dụng là hong khô hiện vật trên giá và để nơi thoáng mát. Ngày nay
phần nhiều các gia đình sử dụng biện pháp sấy hiện vật trong lò sấy, tăng nhiệt độ
từ từ để cho nước bốc hơi dần dần.
Sản phẩm mộc đã định hình cần đem "ủ vóc" và sửa lại cho hoàn chỉnh.
Người thợ gốm đặt sản phẩm vào mà trên bàn xoay nhẹ đà rồi vừa xoay bàn xoay
vừa đẩy nhẹ vào chân vóc cho cân, dùng dùi vỗ nhẹ vào chân "vóc" cho đất ở chân
"vóc" chặt lại và sản phẩm tròn trở lại (gọi là "lùa"). Người thợ gốm tiến hành các

động tác cắt, gọt chỗ thừa, bồi đắp chỗ khuyết, chắp các bộ phận của sản phẩm
(như vòi ấm, quai tách ), khoan lỗ trên các sản phẩm, tỉa lại đường nét hoa văn và
thuật nước cho mịn mặt sản phẩm. Những sản phẩm sửa lại mà không dùng bàn
xoay thì gọi là "làm hàng bộ", phải dùng bàn xoay thì gọi là "làm hàng bàn".
II-Tình hình xuất khẩu gốm sứ VN sang các nước trong thời gian qua
Thị trường xuất khẩu chủ yếu của gốm thủ công mỹ nghệ từ sau năm 1975
đến 1991 là Liên Xô và các nước Xã hội Chủ nghĩa, sản phẩm gốm được xuất
khẩu qua các Tổng Công ty độc quyền xuất khẩu vào thị trường này theo các Nghị
định thư giữa các Chính phủ. Sau sự kiện Liên Xô tan rã vào năm 1991 làm mất
luôn thị trường này, sản phẩm gốm được chính các nhà sản xuất hoặc các công ty
xuất khẩu địa phương tự tìm kiếm và xuất khẩu vào các thị trường các nước trong
khu vực, như: Singapore, Malaysia, Indonesia, Thailand, để từ đây sản phẩm
gốm lại được tái xuất khẩu sáng các nước khác như Pháp, Đức, Austraylia, Bằng
con đường này, sản phẩm gốm mỹ nghệ đã thâm nhập và được các thị trường lớn
ưa chuộng và chấp nhận. Những năm sau này, nhờ chính sách khuyến khích xuất
khẩu của Chính phủ, rất nhiều công ty sản xuất - xuất khẩu đã chủ động tích cực
khai phá thêm thị trường mới để xuất khẩu mặt hàng này, bên cạnh đó chính sách
mở cửa đã thúc đẩy, tạo điều kiện rất lớn cho nhiều nhà nhập khẩu, nhà môi giới
nước ngoài đến Việt Nam để trực tiếp tìm kiếm hoặc lập văn pìong đại diện tiến
hành giao dịch và xuất khẩu sang thị trường của hỏ.
Hiện nay, thị trường xuất khẩu của gốm mỹ nghệ Việt Nam đã trải rộng
hơn 120 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, torng đó thị trường các nước
châu Âu chiếm khoảng 80% kim ngạch xuất khẩu.
9
QUỐC
2000 2001 2002 2003 2004
10
Trị
Giá
% Trị

Giá
% Trị
Giá
% Trị
Giá
% Trị
Giá
%
France 11.32 9.62 10.71 8.8 10.4 9.6 10.45 9.52 12.16 10.98
Holand 17.5 14.88 15.85 13.02 13.96 12.89 14 12.05 14.57 13.15
Germany 39.97 33.98 42.32 34.77 35.13 32.44 34.22 31.17 31.21 28.17
Italy 2.94 2.5 2.89 2.37 3.12 2.88 4.55 4.14 4.02 3.63
England 23.95 20.36 23.7 19.47 21.76 20.09 22.25 20.27 22 19.58
Ireland 0.54 0.46 1.03 0.85 1.12 1.03 1.24 1.13 1.32 1.19
Denmark 6.06 5.15 6.44 5.29 5.54 5.12 5.4 4.92 5.48 4.95
Greece 0.21 0.18 0.12 0.1 0.28 0.26 0.2 0.18 0.48 0.43
Portugal 0.12 0.1 0.05 0.04 0.18 0.17 0.12 0.11 0.09 0.08
Spain 1.69 1.44 1.94 1.59 2.92 2.7 3.93 3.58 5.19 4.68
Belgium 6.65 5.65 9.56 7.85 6.03 5.57 6.07 5.53 7.23 6.53
Sweden 3.93 3.34 4.13 3.39 5.92 4.89 4.57 4.16 4.35 3.93
Finland 1.21 1.03 1.17 0.96 0.8 0.74 1.24 1.13 1.14 1.03
Australia 1.5 1.28 1.74 1.43 1.99 1.84 1.77 1.61 1.79 1.62I

Với kim ngạch nhập khẩu hơn 600 triệu EURO tương đương hơn 800 triệu
USD hằng năm, thị trường châu Âu vẫn còn là thị trường đầy tiềm năng cho các
mặt hàng gốm mỹ nghệ Việt Nam, trong đó thị trường Đức, Anh và Hà Lan là
11
những thị trường chủ lực có mức tiêu thụ cao nhất trong khối EU 15. Ngành gốm
mỹ nghệ Việt Nam cần đặc biệt chú trọng giữ vững vị thế của mình tại thị trường
này để làm bàn đạp phát triển rộng hơn ra các nước khác.

Đối với thị trường Hoa Kỳ, tuy gốm mỹ nghệ Việt Nam chậm chân hơn so
với các nước trong khu vực nhưng kim ngạch xuất khẩu tăng đều đặn qua hằng
năm là một dấu hiệu hết sức khả quan chứng tỏ sản phẩm gốm mỹ nghệ Việt Nam
đã được thị trường này chấp nhận và có thể cạnh tranh với các đối thủ khác trong
việc giành một thị phần xứng đáng với tiềm năng của mình. Qua viêc ký kết Hiệp
định Thương mại Việt - Mỹ, thuế suất nhập khẩu hàng gốm thủ công mỹ nghệ
Việt Nam giảm xuống còn 3% so với 40% như trước đây. Nhờ đó khả năng cạnh
tranh của gốm mỹ nghệ được cải thiện một cách rõ rệt phản ánh qua sự gia tăng
đột biến trong kim ngạch xuất khẩu năm 2003 so với năm 2002 (175,2%).
Kim ngạch 10 tháng năm 2004 vẫn có mức tăng trưởng tốt đạt 22,5 triệu
USD nhưng vẫn còn quá nhỏ so với 4,2 tỷ USD (số liệu 2001) nhu cầu nhập khẩu
gốm của thị trường rộng lớn này. Thị trường Hoa Kỳ vẫn sẽ là một thị trường vô
cùng to lớn cho hàng gốm Việt Nam vì hiện nayặt hàng thủ công này hầu như
không còn được sản xuất tại đây. Hàng năm Hoa Kỳ phải nhập khẩu từ các nước
Trung Quốc, Italy, Mexico, Nhật Bản, Các sản phẩm chậu gốm mỹ nghệ của
Việt Nam được đặt biệt ưa chuộng nhờ đáp ứng nhu cầu ưa thích trồng cây, hoa
cảnh của dân cư Hoa Kỳ.
2004 2005 2006 2007 2008
3,402 4,628 4,747 6,012 5,387
TÓM LẠI: Gốm mỹ nghệ Việt Nam tuy thâm nhập vào các thị trường xuất
khẩu nước ngoài có chậm hơn những nước khác trong khu vực nhưng kim ngạch
xuất khẩu vẫn tăng đều qua từng năm, chứng tỏ rằng sản phẩm gốm mỹ nghệ của
ta đã được thị trường chấp nhận và có khả năng cạnh tranh với các nước khác. Tuy
nhiên số liệu thống kê tại hai thị trường chủ lực là châu Âu và Hoa Kỳ cũng cho
thấy kim ngạch xuất khẩu của ta còn hết sức khiêm tốn so với nhu cầu của thị
trường, thị pần gốm mỹ nghệ Việt Nam cũng còn rất nhỏ bé so với các đối thủ
cạnh tranh khác tại các thị trường này, Một lần nữa lại chứng tỏ tính cấp thiết
phải cải thiện khả năng cạnh tranh của chúng ta để phát huy hơn nữa tiềm năng
của ngành gốm mỹ nghệ cũng như những lợi ích to lớn qua mở rộng thị trường
xuất khẩu của ngành đem lại.

CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH NHẬP KHẨU GỐM MỸ NGHỆ
CỦA MỸ
I- Phân tích tình hình nhập khẩu gốm mỹ nghệ của Mỹ
12
1.Khái quát về thị trường nhập khẩu gốm sứ của Mỹ:
Mỹ là một trong những thị trường lớn nhất cho mặt hàng gốm sứ mỹ nghệ
và gia dụng. Hơn 90% các hộ gia đình và phần lớn các nhà hàng, khách sạn, doanh
trại quân đội của Mỹ có nhu cầu cao về gốm sứ. Rất ít nhà bán lẻ ở Mỹ trực tiếp
nhập khấu gốm sứ. Ngay cả những chuỗi cửa hàng rất lớn cũng thông qua những
nhà nhập khẩu/nhà phân phối.
Tuy nhiên khác với châu Âu vốn cũng là một thị trường lớn cho mặt hàng
này, thị trường Mỹ cạnh tranh khốc liệt hơn với những nhà nhập khẩu và những
nhà phân phối chuyên nghiệp cùng những đơn đặt hàng khổng lồ.
2. Tình hình nhập khẩu gốm sứ của Mỹ:
Mỹ là quốc gia nhập khẩu gốm sứ lớn nhất trên thế giới, chiếm 13.6% nhập khẩu
thế giới. Xét theo từng nhóm sản phẩm gốm sứ, tình hình nhập khẩu của Mỹ như
sau:
 Gạch sứ không tráng men: Mỹ là 1 trong 3 quốc gia nhập khẩu lớn nhất
nhóm sản phẩm này bên cạnh Đức và Pháp. Mỹ nhập khẩu từ Ý, Mexico và
Tây Ban Nha là chính. Riêng Ý chiếm khoảng 80% thị phần này của Mỹ.
 Gạch sứ tráng men: Mỹ là 1 trong 3 quốc gia nhập khẩu lớn nhất nhóm sản
phẩm này bên cạnh Pháp và Đức. Mỹ nhập khẩu chủ yếu từ Ý, Tây Ban
Nha và Mexico. Trong đó Ý cung cấp trên 44% nhu cầu nhập khẩu cảu Mỹ,
Tây Ban Nha và Mexico khoảng 20% và 11%.
 Gốm gia dụng: Mỹ đứng đầu về nhập khẩu bên cạnh Đức và Nhật Bản.
Trung Quốc là nhà xuất khẩu mặt hàng này lớn nhất vào Mỹ, cung cấp
khoảng 56% nhập khẩu của Mỹ.
 Gốm trang trí: Mỹ nằm trong top 3 quốc gia nhập khẩu nhóm sản phẩm này
bên cạnh Đức và Hồng Kong. Mỹ nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc, Tây
Ban Nha và Ý. Trong đó Trung Quốc cung cấp 57% nhập khẩu của Mỹ.

Theo số liệu thống kê của Tộng cục hải quan Mỹ, trong 4 tháng đầu năm
2009, nhập khẩu gốm sứ ở Mỹ phục vụ cho nhu cầu hằng ngày trị giá 232
triệu USD (trong đó gốm sứ Việt Nam chiếm khoảng 13 triệu USD). So với
cùng kì năm 2008, con số này cho thấy xu hướng giảm nhập khẩu khá
mạnh trong ngành hàng này ở Mỹ. Nguyên nhân là do tác động của khủng
hoảng tài chính.
Chênh lệch nhập khẩu gốm sứ của Mỹ 4 tháng đầu năm 2009 so với cùng kì
năm 2008
1/2009 1/2009 - 2/2009 1/2009 – 3/2009 1/2009 – 4/2009
-24.73% -31.65% -30.03% -28.23%
Riêng về mặt hàng gốm sứ gia dụng, không chỉ gần đây mà trong nhiều năm qua
tình hình nhập khẩu ở Mỹ cũng khá ảm đạm và chuyển biến theo hướng tiêu cực.
Nhập khẩu gốm gia dụng của Mỹ
(đơn vị tính: ngàn USD)
13
Country 1997 1998 1999 2000 2001
World 317,302 335,363 324,492 341,394 295,473
China 57,909 63,176 73,129 74,920 69,650
United Kingdom 64,674 62,223 46,393 52,679 48,270
Japan 54,832 52,681 48.643 51,629 33,459
Thailand 18,587 23,348 20,721 25,354 23,057
Germany 16,661 18,685 22,909 24,737 24,859
Indonesia 20,106 21,684 22,838 20,556 14,906
France 18,120 18,718 17,686 20,195 19,052
Sri Lanka 12,000 14,081 17,494 16,185 14,107
Philippines 7,383 9,363 7,498 7,930 7,531
Portugal 7,208 7,095 7,470 7,279 5,677
Luxembourg - - 8,195 8,327 7,589
Italy 4602 4,381 3,354 3,583 3,959
Belgium 8,594 10,901 - - -

Poland 4,573 4,290 4,710 3,511 2,227
Bangladesh 3,144 3,861 2,464 3,228 3,639
Hungary 2,450 1,673 2,305 2,940 2,975
Hong Kong 1,763 2,125 2,522 2,071 2,521
Korea 617 2,496 3,438 2,262 1,620
Mexico 2,529 3,178 1,896 823 412
Denmark 1,865 1,541 1,402 1205 883
Taiwan 2,136 1,359 1,048 1,267 700
Czech Rep. 994 1,340 1,079 1,348 1,494
Ireland 910 969 1,095 1,377 1,384
Venezuela 499 642 1,432 1,358 967
Brazil 600 1,175 235 1,590 562
Russian Fed. 355 481 461 525 72
Austria 438 577 552 676 235
Malaysia 679 584 344 256 314
Switzerland 995 424 92 381 107
India 200 28 848 482 371
Tunisia 387 384 282 213 539
Norway 130 445 210 286 227
Netherlands 509 322 185 51 79
Greece 135 454 297 151 50
Sweden 173 102 32 237 181
Spain 193 69 78 276 96
Turkey 16 19 122 121 275
Finland 2 96 283 26 -
Colombia 27 153 214
14
II- Những thuận lợi và khó khăn khi xuất khẩu gốm mỹ nghệ sang thị
trường Mỹ
1.Khó khăn:

Trong bối cảnh hiện nay, khi mà tình hình kinh tế của nhiều quốc gia lâm
vào tình trạng khó khăn, lạm phát tăng cao nên người tiêu dùng đang thắt chặt chi
tiêu. Mỹ không phải là một ngoại lệ. Trong khi các mặt hàng gốm sứ mỹ nghệ và
trang trí không phải là những mặt hàng thiết yếu nên sức mua đã giảm mạnh. Dự
báo trong tương lai, do ảnh hưởng của tình hình kinh tế thế giới tiếp tục gặp khó
khăn nên xuất khẩu các mặt hàng gốm sứ mỹ nghệ và gia dụng vào Mỹ sẽ khó có
thể tăng cao.
Khác với Châu Âu, ở Mỹ mặt hàng gốm sứ không vấp phải hạn ngạch nhập
khẩu. Do đó, thị trường này hết sức cạnh tranh và rất khó để có thể đáp ứng yêu
cầu về mức giá hoặc về số lượng. Các đơn hàng nhập khẩu của Mỹ thường là rất
lớn và chi phí kinh doanh rất đắt nên có làm ăn lớn thì mới tồn tại được. Thêm vào
đó, sự cạnh tranh từ Trung Quốc là hết sức gay gắt khi họ đang là nguồn cung cấp
chính cho thị trường Mỹ.
2.Thuận lợi:
Người tiêu dùng Mỹ rất ưa chuộng các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, hay các
mặt hàng có thể làm quà tặng được nhập từ nước ngoài. Những nhà sản xuất gốm
sứ nội địa ở Mỹ đã giảm trong vòng 15 đến 20 năm qua. Hiện nay chỉ còn khoảng
dưới 10 nhà sản xuất nội địa. Do giá nhân công ở đây cao, nên hầu hết gia công ở
nước ngoài theo mẫu mã thiết kế và đầu tư của các doanh nghiệp Mỹ và nhập khẩu
trở lại. Trên tổng thị trường gốm sứ Mỹ thì có đến 70% là nhập khẩu từ nước
ngoài, chỉ 4% là của nhà sản xuất nội địa xuất khẩu vì vậy những nhà sản xuất
gốm sứ của Mỹ yếu thế ở cả thị trường nội địa và nước ngoài. Vì vậy gốm sứ nhập
khấu hầu như không phải cạnh tranh với thị trường gốm sứ nội địa.
Tình hình xuất-nhập gốm sứ của Mỹ
(đơn vị tính: triệu USD)
Tháng
9/2009
Tháng
8/2009
Chênh

lệch
tháng
Tính từ
đầu năm
2009
Tính từ
đầu năm
2008
Chênh
lệch năm
Xuất
khẩu
38 31 7 287 401 -114
Nhập
khẩu
145 137 8 1,190 1,650 -460

Thuế quan
Nhìn chung, Mỹ không có hạn ngạch nhất định về sản phẩm gốm sứ nhập
khẩu từ các nước đang phát triển. Mức thuế thông thường tính theo CIF là 8%.
Tuy nhiên, sản phẩm gốm sứ từ các quốc gia đang phát triển được hưởng chế độ
GSP (chế độ thuế quan ưu đãi phổ cập) thì mức thuế là 0%.
15
Cấu trúc giá
Một vài thập niên trước đây thị trường gốm sứ Mỹ chú trọng đến chất
lượng nhưng hiện nay thị trường này quan tâm đến giá cả nhiều hơn. Nguyên nhân
chính của sự thay đổi cấu trúc thị trường này là cho sự phát triển và gia tăng dân
nhập cư ở Mỹ. Và sự biến chuyển này trong việc đánh giá sản phẩm gốm sứ đã
đem lại cơ hội cho các quốc gia châu Á mở rộng thị phần của mình.


P.T. Sango Ceramic – Indonesia Co. là một trong những công ty lớn nhất trong
ngành gốm sứ đặt trụ sở tại Atlanta- bang Georgia trong những năm gần đây. Phân
tích khung giá của họ có thể giúp nhận định được phần nào giá cả các mặt hàng
gốm sứ trên thị trường Mỹ.
Tên sản
phẩm
Giá FOB Giá dỡ
hàng lên
bờ
Giá bán
buôn
Giá bán
lẻ
Đơn vị tính: USD
1.Ambassador
20 sản phẩm 37.50 44.00 50.00 120.00
05 sản phẩm 33.75 40.00 45.00 112.00
2. Malibo
20 sản phẩm 33.75 40.00 45.00 100.00
05 sản phẩm 30.00 36.00 40.00 88.00
3. Flovanna
20 sản phẩm 30.00 35.00 40.00 88.00
05 sản phẩm 26.25 31.00 35.00 80.00
Bảng giá trên cho thấy rằng giá bán buôn và giá bán lẻ chênh lệch nhau từ
300% đến 400%

CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA
GỐM MỸ NGHỆ VN TẠI HOA KỲ THÔNG QUA MÔ HÌNH
KIM CƯƠNG CỦA MICHAEL PORTER
16

Tại sao một quốc gia gặt hái được thành công quốc tế trong một ngành
công nghiệp nhất định? Câu trả lời nằm trong 4 thuộc tính lớn của một quốc
gia.Bốn thuộc tính của một quốc gia định hình môi trường cạnh tranh cho doanh
nghiệp trong nước, thúc đẩy hay kìm hãm việc tạo lập lợi thế cạnh tranh:
1) Các điều kiện về yếu tố sản xuất(yếu tố thâm dụng): vị thế của một quốc
gia về các yếu tố sản xuất đầu vào như lao động được đào tạo hay cơ sở hạ
tầng,cần thiết cho cạnh tranh trong một ngành công nghiệp nhất định.
2) Các điều kiện nhu cầu:đặc tính của cầu trong nước đối với sản phẩm hoặc
hàng hóa của ngành đó.
3) Các ngành công nghiệp phụ trợ và liên quan:sự tồn tại hay thiếu hụt
những ngành công nghiệp phụ trợ và liên quan có tính cạnh tranh quốc tế ở
chính quốc gia đó.
4) Chiến lược công ty,cấu trúc và cạnh tranh nội địa:những điều kiện trong
một quốc gia liên quan đến việc thành lập,tổ chức và quản lý doanh
nghiệp,cũng như đặc tính của cạnh tranh trong nước.
Đây là một hệ thống tự củng cố lẫn nhau.Ảnh hưởng của một nhân tố quyết
định phụ thuộc vào trạng thái của các nhân tố khác.Lợi thế trong tất cả các nhân tố
không phải là điều kiện tiên quyết cho lợi thế cạnh tranh trong một ngành công
nghiệp.Sự tương tác giữa những lợi thế trong nhiều nhân tố quyết định mang lại
những lợi ích tự củng cố khiến cho đối thủ nước ngoài vô cùng khó khăn để bắt
chước.
Những biến số đó được phản ánh qua mô hình kim cương của Michael
Porter như sau:
Ngoài ra còn 2 biến số rất quan trọng cần thiết để hoàn thành lý thuyết này
đó là các sự kiện khách quan và chính phủ
17
• Các sự kiện khách quan là những sự kiện nằm ngoài tầm kiểm soát
của doanh nghiệp và cả chính phủ tạo ra những gián đoạn có thể phá
bỏ hoặc định hình lại cấu trúc công nghiệp và đem đến cơ hội cho
các doanh nghiệp của một nước “hất cẳng” các doanh nghiệp nước

khác.Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển dịch lợi thế
cạnh tranh trong nhiều ngành công nghiệp.
• Chính phủ:ở mọi cấp độ có thể cải thiện hoặc làm giảm lợi thế quốc
gia,với những chính sách của mình,chính phủ có thể ảnh hưởng đến
toàn bộ hệ thống các nhân tố quyết định lợi thế quốc gia.
Ta có hệ thống đầy đủ như sau:
Phạm vi nghiên cứu của tiểu luận không đi sâu vào phân tích sơ sở lý
thuyết Mô hình kim cương của Michael Porter mà sẽ đi vào phân tích cụ thể lợi
thế cạnh tranh về ngành gốm sứ của Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ so với đối
thủ cạnh tranh chủ yếu của gốm sứ Việt Nam hiện nay là Trung Quốc
I- Phân tích lợi thế cạnh tranh của gốm mỹ nghệ VN
18
1.Yếu tố thâm dụng
1.1 Yếu tố cơ bản:
1.1.1 Nguồn nguyên liệu:
Theo truyền thống người ta chia nguyên liệu để sản xuất gốm sứ làm 3 loại
chính:
Nguyên liệu dẻo: các loại cao lanh và đất sét, chúng tạo điều kiện để tạo hình
phối liệu dẻo. Tính dẻo ở đây là do các khoáng sét mà ra.
Nguyên liệu không dẻo, loại được gọi là nguyên liệu gầy: làm giảm sự co ngót
khi sấy và nung, tạo điều kiện để chống nứt khi sấy và nung, nhưng đồng thời
cũng làm giảm khả năng tạo hình. So với nguyên liệu dẻo thì nguyên liệu gầy có
các hạt thô hơn, hạt thường không xốp, tương đối ổn định và không biến tính khi
nung, khi nung không co ngót. Nguyên liệu gầy điển hình như thạch anh,
corundon, đất sét nung (samốt)…
Nguyên liệu không dẻo, loại được gọi là chất trợ dung: theo quan điểm tạo
hình và sấy thì loại nguyên liệu này tương tự như loại 2, nhưng chức năng chính
của nó là tạo pha lỏng khi nung. Điều này sẽ tạo điều kiện và thúc đẩy nhanh quá
trình kết khối. Điển hình cho loại này là tràng thạch alkahi hay cac nguyên liệu
chứa các oxit kiềm thổ chẳng hạn.

Ngoài ra còn có các chất phụ gia khác.
Ở Việt Nam, nguồn nguyên liệu sẵn có ở trong nước dựa trên cơ sở nguồn
nguyên liệu thô dồi dào, phù hợp và đa dạng, nguyên liệu phụ nhập chiếm một tỷ
trọng rất nhỏ trong sản phẩm. Tại miền Bắc nước ta, chất đất phù sa màu mỡ của
sông Hồng là một tặng vật vô giá mà thiên nhiên ban cho vùng đất này. Đó cũng là
nguồn nguyên liệu tốt nhất để làm nên những sản phẩm gốm sứ tuyệt mỹ. Còn ở
miền Trung, chủ yếu là gốm sứ Chăm mà nguyên liệu chính là đất sét đỏ, đất sét
trắng (cao lin), củi (bổi) và men. Những nguồn nguyên liệu này thường khai thác
tại chỗ; đất sét chủ yếu là dọc các triền sông hay ven các đầm lớn. Phù sa sông
cũng góp phần làm nên màu sắc men gốm. Vào đến vùng đất Nam Bộ, có thể nói
đối xứng cân bằng với vùng đất phù sa sông Hồng ở Bắc bộ là vùng đất sét trắng
Lái Thiêu - Bình Dương, được hình thành từ những biến động lịch sử của vùng.
Dòng sông Đồng Nai trĩu nặng phù sa, đổ về hạ lưu bằng hai nhánh sông Nhà Bè
và thoát ra biển Đông, hàng năm mang lại một lượng lớn phù sa và lâu ngày hình
thành những mỏ đất sét quý.
Hiện nay, Việt Nam có nhiều mỏ khoáng sản chất lượng cao, có thể sản xuất
men và màu cho sản xuất gốm sứ. Cả nước hiện có 123 mỏ cao lanh trữ lượng 640
triệu tấn; 184 mỏ sét đỏ trữ lượng 1130 triệu tấn; 39 mỏ sét trắng trữ lượng 53
triệu tấn; 13 mỏ thạch anh và 20 mỏ cát thạch anh có tổng trữ lượng 2130 triệu
tấn; 25 mỏ dolomit trữ lượng 800 triệu tấn
Về phía Trung Quốc, 2 con sông Hoàng Hà và sông Dương Tử hằng năm cũng
bồi đắp một lượng phù sa lớn và trên bờ sông hình thành những mỏ đất sét quý.
1.1.2 Nguồn nhân lực
Chủ yếu là sử dụng lao động tại chỗ. Ở Việt Nam, các làng nghề gốm sứ thủ
công với nhiều loại hình sản xuất như hộ gia đình, tổ sản xuất, tổ hợp tác, các hợp
tác xã, doanh nghiệp tư nhân, đã thu hút hàng triệu lao động tham gia. Vùng đất
19
Thăng Long từ lâu trở thành nơi tập trung nhiều nghệ nhân tinh hoa của các
phường nghề thủ công nơi kinh kỳ xưa, trong đó có nghề gốm, miền Bắc tập trung
nhiều nghệ nhân có kinh nghiệm lâu năm và tay nghề cao. Còn ở miền Nam, đầu

tiên là khi những người Hoa rời bỏ triều đình nhà Thanh, Trung Quốc ra đi xuống
phương Nam lập nghiệp. Trong số này có nhiều nghệ nhân gốm với tay nghề cao
từ chốn cố hương. Thời gian đầu, họ định cư ở vùng Cây Gõ, Cây Mai thuộc Chợ
Lớn bây giờ, đã cho ra đời những làng nghề gốm sứ ở đây. Nhưng sau đó vì lý do
địa giới hành chánh của thời Pháp thuộc nên họ phải trôi dạt đến địa hạt Lái Thiêu
(Bình Dương) ngày nay. Tiếp tục mưu sinh với nghề làm gốm sứ, họ là những
người gầy dựng cho miền đất này làng nghề gốm sứ truyền thống mang tên gọi
vang danh khắp nơi: gốm sứ Lái Thiêu (Bình Dương). Cùng với gốm sứ Bình
Dương, người hàng xóm là gốm sứ Biên Hoà (Đồng Nai) cũng đã tạo được chỗ
đứng trong làng gốm sứ Việt Nam.
Trung Quốc là nước đông dân nhất thế giới nên lực lượng lao động dồi dào,
nghề gốm ở Trung Quốc cũng đã có từ lâu đời nên họ cũng có nhiều nghệ nhân
với trình độ tay nghề cao.
1.1.3 Địa điểm
Các cơ sở sản xuất hầu hết đều được bố trí gần nguồn nguyên liệu để thuận tiện
trong việc khai thác, vận chuyển. Ở Việt Nam, nghề gốm sứ phát triển rải rác khắp
đất nước. Cứ ven các dòng sông, chúng ta gặp nhiều mảnh sành, mảnh gốm còn
vương sót lại. Hoặc chúng ta gặp những dãy lò gốm đang ăn khói nghi ngút.
Những trung tâm sứ gốm ở nước ta, xuất hiện từ thời Lý – Trần mà đến nay vẫn
còn hưng thịnh nghề nghiệp, đó là Bát Tràng (Hà Nội), Thổ Hà, Phù Lãng (Bắc
Ninh), Hương Canh (Vĩnh Phúc), Quế Quyển (Hà Nam Ninh), Chum Thanh
(Thanh Hóa)… Mỗi vùng quê gốm lại giữ kỹ nghệ riêng biệt. Và mỗi nơi, lại có
mặt hàng gốm đặc trưng riêng của mình, tạo thêm cái đa dạng và phong phú của
công nghệ gốm Việt Nam. Theo thống kê, tổng số làng nghề gốm sứ ở nước ta là
31 làng, phân bố tương đối đều trên cả nước, ở miền Bắc có 17 làng nghề, miền
Trung có 9 làng nghề và miền Nam có 5 làng nghề. Ở miền Bắc, những làng nghề
nổi tiếng phải nói tới như Bát Tràng (Hà Nội) – Chu Đậu (Hải Dương) – Hương
Canh (Vĩnh Phúc) – Phù Lãng (Bắc Ninh). Còn ở miền Trung thì có gốm Thanh
Hà (Quảng Nam) – Gò Sành (Bình Định) – Bàu Trúc (Ninh Thuận) – Xóm Gọ
(Bình Thuận). Và vào trong miền Nam thì phải kể đến gốm Lái Thiêu (Bình

Dương) – Thanh Long (Đồng Nai) – Gốm Đỏ (Vĩnh Long). Một đặc điểm riêng
biệt và rõ nét nhất của nghề gốm là đều phát triển dọc sát các triền sông. Bởi lẽ nó
tiện đường chuyên chở, và đất sét dọc các triền sông là thứ nguyên liệu quý để sản
xuất gốm sứ. Hiện nay, một số doanh nghiệp đang có xu hướng chuyển dịch vào
các khu công nghiệp để có thể mở rộng sản xuất.
Ở Trung Quốc cũng tương tự, các làng nghề gốm sứ cũng chủ yếu tập trung ở
vùng châu thổ sông Hoàng Hà như tỉnh Cam Túc, Thanh Hải, Giang Tây, các tỉnh
khác cũng có nghề gốm lâu đời như Hà Bắc, Chiết Giang, Hồ Nam, Sơn Tây.
1.2 Yếu tố tăng cường:
1.2.1 Cơ sở hạ tầng
20
Đối với các cơ sở gốm sứ truyền thống thì sản xuất theo phương pháp thủ công
với các lò nung bằng củi, than đá… Còn đối với các các cơ sở sản xuất gốm sứ
xây dựng thì sử dụng những máy móc, dây chuyền sản xuất hiện đại hơn.
Hiện nay, nước ta có nhiều cơ sở sản suất gạch ceramic, granite, sứ vệ sinh với
công nghệ tiên tiến, công suất lớn. Theo Hiệp hội Gốm sứ xây dựng Việt Nam,
tính đến đầu năm nay, cả nước có 53 nhà máy sản xuất gạch ốp lát, với tổng công
suất 170 triệu m2/năm. Nhà máy khai thác và chế biến cao lanh do công ty Kvk
Bohemia As (cộng hòa Séc) tại Lộc Ninh, Quảng Bình đầu tư có công suất
100.000 tấn cao lanh thành phẩm/năm và nhà máy sản xuất feldspat Yên Bái công
suất 100 ngàn tấn/năm, do tổng công ty thủy tinh và gốm xây dựng liên doanh với
công ty khoáng sản Yên Bái xây dựng, cung cấp nguồn nguyên liệu cao cấp cho
sản xuất gạch ốp lát, sứ vệ sinh và kính xây dựng. Nhà máy sản xuất men frit đầu
tiên của Việt Nam tại khu công nghiệp Phú Bài, Thừa Thiên – Huế cũng đã đi vào
sản xuất từ 6/2000, công xuất giai đoạn đầu là 3000 tấn/năm, đáp ứng khoảng gần
15% nhu cầu men frit của các doanh nghiệp sản xuất gốm sứ. Viện khoa học công
nghệ vật liệu xây dựng của Việt Nam đã nghiên cứu thành công một số chủng loại
men bằng nguồn nguyên liệu trong nước để sản xuất gạch ốp lát thay cho nguyên
liệu nhập khẩu. Qua thử nghiệm cho thấy các chỉ tiêu kỹ thuật của loại men này
đạt tiêu chuẩn Châu Âu.

1.2.2 Công nghệ
Ở Việt Nam, theo đánh giá từ Viện Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng), cho đến
thời điểm này, hầu hết các cơ sở sản xuất gốm sứ xây dựng ở Việt Nam đều có
công nghệ hiện đại, thiết bị ở mức tiên tiến so với khu vực và thế giới. Với những
dây chuyền thiết bị và công nghệ sản xuất tiên tiến, sản phẩm sứ vệ sinh sản xuất
tại Việt Nam đã đạt các thông số của tiêu chuẩn Việt Nam, một số cơ sở đạt tiêu
chuẩn chất lượng BS của Anh, tiêu chuẩn chất lượng JIS của Nhật Bản…
Và lần đầu tiên, các nhà khoa học Viện Khoa học vật liệu (Viện Khoa học và
Công nghệ Việt Nam) đã nghiên cứu, chế tạo thành công quy trình công nghệ và
thiết bị tuyển lọc cao lanh phù hợp với đặc điểm của từng mỏ cao lanh trong nước.
Công nghệ này đã ứng dụng ở mỏ A Lưới (Thừa Thiên Huế), mỏ Ngọt (Phú Thọ)
mang lại hiệu quả cao; không có sản phẩm thải, tận thu tối đa nguyên liệu khoáng
sản. Sản phẩm cao lanh sản xuất trên dây chuyền công nghệ này có chất lượng
cao, ổn định, phù hợp tiêu chuẩn nguyên liệu trong nước và quốc tế, lại không phụ
thuộc vào nguồn nguyên liệu ngoại nhập với giá thành cao.
Bên cạnh đó, hiện cả nước có khoảng 500 dây chuyền sản xuất gạch ngói bằng
công nghệ tuynen. Đây là công nghệ được xem là tiên tiến nhất trong ngành sản
xuất gốm sứ hiện nay của Việt Nam, giúp tiết kiệm được nguyên liệu sản xuất,
giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Hơn một nửa sản phẩm gạch ngói tiêu thụ trên thị
trường cả nước đã được sản xuất từ dây chuyền lò nung tuynen.
Thiết bị này do nhóm các nhà khoa học của bộ môn công nghệ vật liệu silicat,
Trường ĐH bách khoa Hà Nội thiết kế chế tạo. So với lò nung gốm sứ theo công
nghệ cũ dùng than để đốt, lò nung gốm sứ sử dụng gas tạo sự trao đổi nhiệt trong
buồng nung đạt hiệu suất cao hơn; sử dụng bông gốm thay cho gạch làm lớp cách
nhiệt cho lò; lắp đặt thêm buồng sấy sử dụng nhiệt khói thải của lò (tái sử dụng
21
năng lượng); thiết kế chế độ nung đáp ứng các yêu cầu riêng của từng sản phẩm…
Với những cải tiến này, lò nung gốm sứ bằng gas giúp giảm tiêu hao nhiên liệu
khoảng 25%, giảm chi phí sản xuất khoảng 30%, giảm tỷ lệ phế phẩm của sản
phẩm (tăng sản phẩm đạt chất lượng từ 65% lên hơn 80%). Vận hành đơn giản, giá

thành chỉ bằng 50% so với lò nhập ngoại, lò nung gốm sứ bằng gas hiện đã chuyển
giao ứng dụng vào sản xuất tại nhiều công ty gốm sứ ở Hà Nội, Thái Bình, Hà
Tây…
Ở Trung Quốc, họ cũng đã biết cách “cơ khí hóa” một cách hợp lý nhiều khâu
trong quá trình sản xuất nhờ các loại máy công cụ “made in China”, rất đắc dụng
và giá cả phải chăng.
1.2.3 Chủng loại, mẫu mã, chất lượng
Gốm sứ Việt Nam với chủng loại và chất liệu phong phú cho phép người mua
hàng có nhiều lựa chọn từ hàng men, không men, đất đỏ Các sản phẩm cũng đa
dạng như chậu tròn, oval, vuông, chữ nhật, hình thú, đôn, hũ, bình Điều này giúp
khách hàng có một bộ sưu tập đầy đủ trong khi họ chỉ có thể mua hàng đất đỏ tại
Trung Quốc, hàng men dạng tròn tại Malaysia và hàng cao cấp tại Italia. Tuy
nhiên, mẫu mã còn đơn điệu, chậm cải tiến, thiếu mặt hàng mới, kiểu dáng sản
phẩm không theo kịp tập quán và thói quen tiêu dùng của thị trường xuất khẩu, sản
phẩm không dự đoán được những biến đổi khí hậu của từng địa phương. Sản phẩm
thiếu tính đồng bộ, tính hoàn thiện sản phẩm còn thấp, công dụng không rõ nét, độ
an toàn chưa được chú ý…đặc biệt là thiếu sản phẩm được thiết kế kiểu dáng sáng
tạo từ đơn vị trực tiếp sản xuất, làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng hóa.
Những mặt hàng được sản xuất mang đặc tính và tượng trưng của từng địa phương
còn hạn chế, chưa gây được ấn tượng mạnh cho người tiêu dùng và các nhà phân
phối.
Những mặt hàng gốm sứ của Trung Quốc về mẫu mã, chủng loại đều đa dạng,
phong phú, đáp ứng được nhu cầu của nhiều thành phần khách hàng.
2. Những điều kiện về nhu cầu
2.1.Thị Trường nội địa
Điểm thứ hai mà Porter nêu lên trong nhân tố thứ tư của mô hình kim
cương có thể tạo nên lợi thế cạnh tranh của một quốc gia đó chính là sự cạnh tranh
trong nước. Theo ông, cạnh tranh nội địa không chỉ tạo ra những áp lực cải tiến
mà còn là cải tiến theo cách thức nâng cao lợi thế cạnh tranh của các công ty trong
nước. Và ông cũng chỉ ra rằng, rất ít các công ty cạnh tranh thành công trên thị

trường quốc tế nếu như bản thân nó chưa từng hoặc rất ít phải cạnh tranh ở thị
trường nội địa.
Tình hình sản xuất của ngành gốm sứ xây dựng của VN khoảng 7 năm trở
lại đây phát triển mạnh. Theo nghiên cứu của Hiệp hội gốm sứ VN trong giai đoạn
từ năm 2000-2005, sự tăng trưởng của thị trường vật liệu xây dựng trong nước ở
mức đạt khoảng 10%/năm; đặc biệt 2 năm trở lại đây, nhu cầu tiêu thụ của thị
trường đã tăng lên mức 20%/năm. Trong năm 2007, gốm sứ xây dựng đã có những
bước phát triển vượt bậc cả về mặt sản xuất lẫn thị trường tiêu thụ. Mức tiêu thụ
sản phẩm trong năm nay của thị trường nội địa khoảng 180 triệu m2 gạch ốp lát
22
ceramic và gạch granite (tăng 35 triệu m2 so với năm 2006), hơn 9 triệu sản phẩm
sứ vệ sinh, tăng hơn 500 sản phẩm.
2.2.Thị trường Mỹ
Nước Mỹ là một thị trường rộng lớn và đầy tiềm năng với hơn 293 triệu dân,
đa dạng về chủng tộc, thu nhập bình quân 36.000 USD /người/ năm và hằng năm
nhập khẩu tới 1.300 tỷ USD hàng hóa các loại. Tuy nhiên để thành công ở thị
trường này cần hiểu thị hiếu người dân Mỹ. Có 3 yếu tố quan trọng trong thị hiếu
người tiêu dùng Mỹ là: thời trang, mẫu mã và chất lượng của sản phẩm. Tại Mỹ,
thời trang thường thay đổi rất nhanh. Vì vậy, các doanh nghiệp nên tận dụng việc
tham gia các hội chợ tại đây để tìm hiểu thị hiếu người tiêu dùng. Về mẫu mã sản
phẩm càng độc đáo sẽ càng dễ dàng trong việc chiếm lấy lòng tin của khách hàng
Mỹ. Chất lượng của sản phẩm cũng là thước đo của sự bền vững trong kinh doanh
trên thị trường Mỹ. Khách hàng rất quan tâm đến yếu tố này và đây là thế mạnh
của hàng gốm sứ Trung Quốc cũng như các mặt hàng mây tre cói của các nước
Nam Á. Vì vậy, yêu cầu đặt ra là các doanh nghiệp Việt Nam nên thiết lập các mối
quan hệ kinh doanh, chiến lược với các đối tác Mỹ có khả năng thiết kế và tiêu thụ
sản phẩm. Bởi khả năng này, chúng ta còn yếu.
Trong tháng 6 năm 2009, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng gốm sứ mỹ nghệ
và gia dụng của Việt Nam vào thị trường Mỹ đạt trên 1,1 triệu USD, tăng 16,3%
so với tháng trước. Như vậy, sau khi liên tục giảm sút từ đầu năm 2009, thì đến

nay, xuất khẩu các mặt hàng gốm sứ mỹ nghệ và gia dụng của Việt Nam vào thị
trường Mỹ đã tăng. Tuy nhiên, mức tăng còn rất thấp so với mức giảm sút trong
những tháng đầu năm. Do đó, tính chung trong 6 tháng đầu năm 2009, tổng kim
ngạch xuất khẩu các mặt hàng gốm sứ mỹ nghệ và gia dụng của Việt Nam vào thị
trường Mỹ chỉ đạt 13,1 triệu USD, giảm 21,9% so với cùng kỳ năm 2008. Trong
cơ cấu các mặt hàng gốm sứ mỹ nghệ và gia dụng của ViệtNam xuất khẩu vào thị
trường Mỹ trong tháng, thì đứng đầu là mặt hàng chậu gốm, với kim ngạch xuất
khẩu đạt 670 nghìn USD, tăng 25% so với tháng trước, tiếp đến là mặt hàng đồ gia
dụng bằng góm sứ đạt 188 nghìn USD, tăng 90%; mặt hàng bình gốm đạt 136
nghìn USD, giảm 11,7%; mặt hàng tượng và đồ trang trí bằng gốm sứ đạt 77 nghìn
USD, tăng gấp 7 lần so với tháng trước. mặc dù kim ngạch xuất khẩu sang thị
trường này tăng rất nhanh trong vài năm gần đây nhưng hàng TCMN của chúng ta
đang gặp phải một số khó khăn nhất định. Khó khăn đầu tiên là sự cạnh tranh từ
hàng gốm sứ của Trung Quốc, bởi quốc gia này cung cấp hàng gốm sứ chính cho
thị trường Mỹ. Mặt khác, hàng gốm sứ của Việt Nam có quy mô sản xuất còn nhỏ
lẻ, manh mún. Đơn hàng nhập của Mỹ thường lớn, trong khi đó các cơ sở sản xuất
của ta lại nhỏ nên nhiều khi không đáp ứng được yêu cầu của khách hàng về số
lượng và thời gian giao hàng nên không ký được hợp đồng. Bên cạnh đó, mẫu mã
hàng gốm sứ của Việt Nam còn chưa phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng Mỹ.
Theo các nhà xuất khẩu hàng gốm sứ có kinh nghiệm, các nhà sản xuất Việt Nam
nên nhấn mạnh vào tính văn hóa, dân tộc và các giá trị nghệ thuật khác để lồng
vào sản phẩm của mình. Đối với mặt hàng gốm sứ, cần chú ý đến mẫu mã, kiểu
dáng, chất liệu cũng như khâu đóng gói và vận tải để giảm chi phí.
3 Những ngành công nghiệp bổ trợ và liên quan
23
a. Nguồn cung cấp nguyên, nhiên vật liệu.
Ngành công nghiệp sản xuất gốm với đặc trưng chủ yếu là nguồn nguyên
liệu đất sét trong những năm qua, ngành công nghiệp khai khoáng và luyện kim đã
có những đóng góp đáng kể vào sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước. Sản
lượng khai thác tăng lên theo từng năm. Nguồn nguyên liệu chính tạo gốm hầu

như là nguồn nguyên liệu trong nước cùng với việc coi ngành khai khoáng là “một
chất xúc tác cho phát triển”, lĩnh vực này có những ảnh hưởng xã hội một cách đa
dạng như cung cấp dịch vụ y tế, công nghệ thông tin truyền thông, phát triển hạ
tầng và dịch vụ ngân hàng với các loại khoáng sản công nghiệp như đất sét, đá vôi,
đá máp, cao lanh, muối, mica, những khoáng sản này được sử dụng trong sản xuất
sơn, tân dược, xây dựng, nông nghiệp và thực phẩm….tạo lợi thế cho ngành làm
gốm nói riêng và các ngành khác nói chung.Hơn nữa với lợi thế là nguồn nguyên
liệu trong nước nên tránh được sự bất ổn trong nguồn nguyên liệu đầu vào.
Trong nhiều năm qua ngành công nghiệp hóa chất đã đạt nhiều thành tựu
đáng kể, góp phần to lớn vào sực phát triển khoa học, kỹ thuật và kinh tế nói
chung với sản phẩm hóa chất phong phú, đa dạng phục vụ cho sản xuất và tiêu
dùng, tạo động lực cho lĩnh vực, ngành nghề khác phát triển.
Tuy nhiên, hoạt động hóa chất cũng luôn tiềm ẩn những nguy cơ như tai
nạn nổ cháy nổ, bệnh nghề nghiệp, phá hủy môi trường, v.v. ảnh hưởng đến sức
khỏe con người nên cần lưu ý
Với nguồn nguyên liệu hóa chất màu vẽ cung cấp cho việc sản xuất gốm
sứ,ngành công nghiệp hóa chất đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo lợi thế về
chất lượng mẫu mã cho gốm sứ VN
Nguồn nguyên liệu đầu vào và cách xử lý chúng đóng vai trò rất quan trọng
trong chiến lược cạnh tranh về giá của gốm sứ VN.Vì sao mà gốm sứ VN lại có
giá thành cao hơn các đối thủ cạnh tranh khác đặc biệt là Trung Quốc với giá
thành rẻ hơn hẳn nên thu hút được một lượng khách hàng lớn? Chính là do chi phí
đầu vào cho nguyên liệu và xử lý nguyên liệu cao.
Trung Quốc vốn có truyền thống về kỹ thuật,các ngành công nghiệp hỗ trợ
cũng phát triển hơn ta nên tạo được cho Trung Quốc một vị thế vững chắc trong
lĩnh vực này.
b. Ngành chế tạo máy móc công nghệ:
Công nghệ chế tạo trước đây của nước ta chưa cao nhưng dạo gần đây đã có
những bước khởi sắc đáng kể như đã nói ở trên đó là phát minh ra lò nung gốm sử
dụng gas. So với lò nung gốm sứ theo công nghệ cũ dùng than để đốt, lò nung

gốm sứ sử dụng gas tạo sự trao đổi nhiệt trong buồng nung đạt hiệu suất cao hơn;
sử dụng bông gốm thay cho gạch làm lớp cách nhiệt cho lò; lắp đặt thêm buồng
sấy sử dụng nhiệt khói thải của lò (tái sử dụng năng lượng); thiết kế chế độ nung
đáp ứng các yêu cầu riêng của từng sản phẩm… Với những cải tiến này, lò nung
gốm sứ bằng gas giúp giảm tiêu hao nhiên liệu khoảng 25%, giảm chi phí sản xuất
khoảng 30%, giảm tỷ lệ phế phẩm của sản phẩm (tăng sản phẩm đạt chất lượng từ
65% lên hơn 80%). Vận hành đơn giản, giá thành chỉ bằng 50% so với lò nhập
ngoại, lò nung gốm sứ bằng gas hiện đã chuyển giao ứng dụng vào sản xuất tại
nhiều công ty gốm sứ ở Hà Nội, Thái Bình, Hà Tây…
24
c. Ngành vận tải.
Các ngành nghề xuất nhập khẩu luôn nhận được sự khuyến khích phát triển
của nhà nước, nên yêu cầu cho việc vận chuyển chuyên nghiệp ngày các
bức bách hơn. Trên cơ sở đó, các phương thức vận tải cũng phát triển mạnh
mẽ.
 Hơn mười năm trở lại đây, việc giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu
bằng đường hàng không trở nên phổ biến đối với các doanh nghiêp kinh doanh
xuất nhập khẩu vì những ưu điểm như thời gian vận chuyển nhanh, ít rủi ro hơn
vận tải bằng đường biển, đường sắt.
Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại như:
• Dễ bị tác động của thời tiết xấu;
• Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị ở sân bay còn chưa theo kịp nhu cầu vận
chuyển hàng hóa
• Việc kiểm tra an ninh, hải quan còn rất nhiêu khê
 Bên cạnh đó, phương thức vận tải hàng hải cũng đang ngày càng phát
triển mạnh mẽ với một số ưu điểm nổi bật như: Số lượng hàng vận chuyển không
hạn chế. Tuy nhiên cũng vẫn còn một số khó khăn cho việc trung chuyển hàng hóa
như: Đội tàu nhỏ, độ tuổi trung bình cao, năng lực quản lý kém
Thói quen xuất theo giá FOB và nhập theo giá CIF đã làm cho doanh
nghiệp Việt Nam mất quyền thuê tàu nên gây mất mát nhiều quyền lợi cho các

doanh nghiệp Xuất nhập khẩu của Việt Nam.
 Về vận tải đường bộ, và đường sắt, là phương thức vận tải cơ động nhất
và có lợi thế tuyệt đối trong trường hợp vận chuyển hàng xuất khẩu trong nước.
Tuy nhiên, các tuyến đường ô tô, nhà ga đường sắt vận tải vẫn chưa đạt yêu cầu kỹ
thuật, thủ tục thuê tàu thường khá phức tạp phải trải qua thời gian đàm phán giao
dịch và thông qua người môi giới gây khó khăn cho việc vận tải.
Ngoài ra, do khoảng cách quá xa giữa thị trường Mỹ và Việt Nam làm
cho chi phí vận tải và bảo hiểm chuyên chở lớn, đây cũng là nhân tố làm giảm sức
cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam trên thị trường Mỹ so với các nước khác
như Mêhico có lợi thế tuyệt đối trên lĩnh vực này
4.Chiến lược, cấu trúc của các xí nghiệp và sự cạnh tranh
Quan điểm quản trị của công ty:
Theo Michael E Porter, thì yếu tố thứ tư quyết định lợi thế cạnh tranh quốc
gia trong một ngành chính là hoàn cảnh mà các doanh nghiệp hình thành và phát
triển, cách thức quản lý, cơ cấu tổ chức hay hoạch định chiến lược của một công
ty có thể chịu ảnh hưởng bởi đặc điểm quốc gia của doanh nghiệp đó. Hay nói
cách khác thì đó là yếu tố liên quan đến môi trường hoạt động của doanh nghiệp,
cụ thể hơn đó là môi trường xã hội, kinh tế, văn hóa, chính trị. Chính điều đó đã
tạo nên những nhà quản trị với những ý thức quản trị khác nhau, tạo nên đặc thù
cho mỗi quốc gia và điều đó có thể tạo thuận lợi hay khó khăn cho bản thân các
doanh nghiệp khi hoạt động trong quốc gia đó. Ví dụ như ở Đức và Nhật, những
người đứng đầu quản lý trong nhiều doanh nghiệp là các cá nhân có kiến thức kỹ
thuật và áp dụng thứ bậc trong tổ chức và quản lý công ty, điều đó tạo nên ưu thế
25

×