TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ
BÀI TẬP NHĨM
MƠN: QUẢN TRỊ QUỐC TẾ
ĐỀ BÀI: PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HĨA TRUNG QUỐC TỚI CÁC
HOẠT ĐỘNG CỦA P&G GREATER CHINA
Lớp học phần: TMKD1132(222)_02-Quản trị quốc tế
Giảng viên hướng dẫn: Ths. Trần Trọng Đức
Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 11
Trần Linh Chi
11217421
Đỗ Thị Ngọc Trâm
11217483
Vũ Anh Thơ
11215527
Đỗ Hương Quỳnh
11217471
Phan Thu Thảo
11217479
HÀ NỘI - 04/202
h
Mục lục
I.
Giới thiệu chung và phân tích văn hóa Trung Quốc.........................................................................1
1.
Giới thiệu chung về Trung Quốc.............................................................................................1
2.
1.1.
Vị trí địa lý................................................................................................................................1
1.2.
Dân số.......................................................................................................................................2
1.3.
Kinh tế Trung Quốc.................................................................................................................2
1.4.
Chính trị Trung Quốc..............................................................................................................3
Văn hóa Trung Quốc................................................................................................................3
2.1.
Một số nét văn hóa chung........................................................................................................3
2.2.
So sánh văn hóa Trung Quốc và Mỹ qua mơ hình Hofstede................................................5
2.3.
Văn hóa tiêu dùng của người Trung Quốc.............................................................................7
2.4.
Văn hóa đàm phán của người Trung Quốc trong kinh doanh.............................................8
II. Phân tích về văn hóa doanh nghiệp P&G........................................................................................10
1.
Giới thiệu chung về P&G.......................................................................................................10
2.
Mục đích của P&G.................................................................................................................11
3.
Giá trị của P&G.....................................................................................................................11
4.
Nguyên tắc của P&G..............................................................................................................12
5.
Giá trị thực tiễn......................................................................................................................13
6.
Giá trị con người....................................................................................................................14
7.
Câu chuyện của P&G.............................................................................................................15
8.
Mơi trường làm việc...............................................................................................................15
III. Sự tác động của văn hóa Trung Quốc tới hoạt động kinh doanh của P&G..................................16
1.
Giới thiệu chung về P&G Greater China.............................................................................16
2.
Sự tác động của văn hóa tiêu dùng Trung Quốc tới hoạt động kinh doanh của P&G......17
IV. Bài học rút ra.....................................................................................................................................23
1.
So sánh quan điểm tiêu dùng của Mỹ và Trung Quốc.........................................................23
2.
Bài học rút ra..........................................................................................................................23
V.
Tài liệu tham khảo.............................................................................................................................24
1
h
I. Giới thiệu chung và phân tích văn hóa Trung Quốc
1. Giới thiệu chung về Trung Quốc
1.1. Vị trí địa lý
Trung Quốc nằm ở Đông Á, giáp gồm Mông Cổ, Nga, Triều Tiên, Thái Bình
Dương, Việt Nam, Lào, Myanmar, Bhutan, Nepal, Ấn Độ, Pakistan, Áp-ga-ni-xtan, Tátgi-ki-xtan, Cư-rơ-gư-xtan, Ca-dắc-xtan, có diện tích 9,57 triệu km2, lớn thứ 4 thế giới (sau
Liên Bang Nga, Ca-na-đa và Hoa Kỳ). Lãnh thổ Trung Quốc rộng lớn, trải dài theo chiều
Bắc-Nam và Đông-Tây, và tiếp giáp vùng biển rộng lớn phía Đơng, thuận lợi để giao lưu
mở rộng quan hệ với các nước trong khu vực và thế giới đặc biệt là các nước thuộc khu
vực châu Á- Thái Bình Dương, Bắc Mỹ.
Thủ đơ của Trung Quốc là thành phố Bắc Kinh. Đây là nơi đặt bộ máy hành chính
trung ương và cũng là trung tâm kinh tế – chính trị – văn hóa của cả nước. Bắc Kinh còn
được biết đến là thành phố phồn hoa, hiện đại xen lẫn với nhiều di tích lịch sử cổ kính
hàng ngàn năm tuổi.
1.2. Dân số
Dân số hiện tại của Trung Quốc là 1.450.958.225 người vào ngày 06/03/2023 theo
số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc, là quốc gia có dân số hiện đang đứng đầu bảng xếp
hạng khi chiếm đến 18,23%. Đồng thời, đây cũng là nước có mật độ dân số cao nhất,
khoảng 154 người / km2.
Về cơ cấu, Trung Quốc hiện đang có 62,51% trong tổng số dân sống ở thành thị và
37,49% sống ở vùng nông thôn. Dân cư Trung Quốc thường tập trung đông đúc ở các
thành phố lớn như: Bắc Kinh, Thượng Hải,... và thưa thớt ở các vùng núi phía Tây. Điều
này đã dẫn đến tình trạng phân chia khơng đồng đều, gây ra nhiều bất cập về diện tích nhà
ở.
1.3. Kinh tế Trung Quốc
Trung Quốc là nổi tiếng với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới (tính theo GDP danh
nghĩa) kể từ năm 2010 nhờ tận dụng tốt tỷ giá hối đoái biến động trên thị trường. Trong
lịch sử, Trung Quốc từng là một trong những cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới trong
gần hai thiên niên kỷ từ thế kỷ I đến thế kỷ XIX.
Trung quốc bắt đầu cải cách nền kinh tế vào năm 1978 và trở thành cường quốc có
tốc độ phát triển kinh tế nhanh nhất thế giới với tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 10%
trong vịng 30 năm. Bốn trong số mười trung tâm tài chính lớn nhất thế giới là của Trung
Quốc (gồm có Thượng Hải, Hồng Kơng, Bắc Kinh và Thâm Quyến), nhiều hơn bất kỳ
quốc gia nào khác. Trung Quốc có 3 trong số 10 sở giao dịch chứng khoán lớn nhất thế
giới (Sở Giao dịch Chứng khoán Thượng Hải, Sở giao dịch Hồng Kông và Sở Giao dịch
Chứng khốn Thâm Quyến) theo cả vốn hóa thị trường và khối lượng giao dịch.
Là quốc gia có nền kinh tế sản xuất và xuất khẩu hàng hóa lớn nhất thế giới, Trung
Quốc cũng là thị trường tiêu thụ hàng hóa có tốc độ phát triển nhanh nhất và quốc gia nhập
khẩu lớn thứ hai thế giới. Trung Quốc là nước nhập khẩu ròng các sản phẩm dịch vụ và là
2
h
quốc gia thương mại lớn nhất trên thế giới, đóng một vai trò quan trọng trong thương mại
quốc tế. Trung Quốc trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới vào năm
2001 và có các hiệp định thương mại tự do với một số quốc gia, bao gồm với ASEAN,
Australia, New Zealand, Pakistan, Hàn Quốc và Thụy Sỹ. Các đối tác thương mại lớn nhất
của Trung Quốc là Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Hồng Kông, Hàn Quốc, Ấn Độ, Đài Loan, Úc,
Việt Nam, Malaysia và Brazil.
1.4. Chính trị Trung Quốc
Chính trị Cộng hịa Nhân dân Trung Hoa diễn ra trong một khuôn khổ bán tổng
thống chế xã hội chủ nghĩa với một hệ thống đơn đảng, là Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Quyền lực nhà nước tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC) được thực hiện thông qua
Đảng Cộng sản, Quốc vụ viện và các đại diện cấp tỉnh và địa phương. Đảng Cộng sản
Trung Quốc sử dụng thông tin nội bộ để quản lý và theo dõi những bất đồng nội bộ giữa
nhân dân của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Vị trí Chủ tịch nước là nguyên thủ quốc gia trên danh nghĩa, phục vụ với tư cách
đứng đầu nghi lễ của Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc. Thủ tướng Quốc vụ viện Trung
Quốc là người đứng đầu chính phủ, chủ trì Quốc vụ viện bao gồm bốn Phó Tổng lý và
người đứng đầu các bộ, ngành. Do là hệ thống đơn đảng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản
Trung Quốc nắm giữ quyền lực và quyền hạn tối cao đối với nhà nước và chính phủ. Các
vị trí Chủ tịch nước, Tổng Bí thư, và Chủ tịch Quân ủy Trung ương đã được trao cho một
cá nhân duy nhất kể từ năm 1993, cho phép cá nhân này nắm quyền trên luật pháp và thực
tế trên cả nước. (66%)
Dân số lớn của Trung Quốc, sự khổng lồ về mặt địa lý và sự đa dạng xã hội đã hạn
chế nỗ lực cai trị của Bắc Kinh. Cải cách kinh tế trong những năm 1980 và sự giảm bớt
q trình ra quyết định từ chính quyền trung ương, kết hợp với sự quan tâm mạnh mẽ của
các quan chức Đảng Cộng sản đối với việc làm giàu cho chính họ, đã làm cho chính quyền
trung ương ngày càng khó khăn để khẳng định quyền lực của mình. Quyền lực chính trị đã
trở nên ít có tính cá nhân hơn và có tính thể chế hơn so với giai đoạn 40 năm đầu của
CHNDTH. Ví dụ, Đặng Tiểu Bình chưa bao giờ là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung
Quốc, Chủ tịch nước, hoặc Thủ tướng Trung Quốc, nhưng là lãnh đạo của Trung Quốc
trong một thập kỷ. Ngày nay, thẩm quyền của các nhà lãnh đạo Trung Quốc gắn liền với
địa bàn cơ sở của họ nhiều hơn. Vụ việc của các Nhà xuất bản Missing Booksellers ở
Hồng Kông đã báo động cho công chúng rằng cuộc đối đầu chính trị của các cán bộ chính
trị khác nhau ở cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc vẫn là chủ đề chính của chính trị
Trung Quốc.
2. Văn hóa Trung Quốc
2.1. Một số nét văn hóa chung
3
h
Trung Quốc là một quốc gia nổi tiếng về truyền thống văn hóa lâu đời. Văn hóa của
đất nước này cũng ảnh hưởng tới nhiều quốc gia như Việt Nam, Nhật Bản,...Một số nét
đặc sắc trong văn hóa Trung Quốc:
Tơn giáo
Vì là quốc gia đơng dân nhất thế giới, Trung Quốc có rất nhiều tơn giáo khác nhau.
Đạo giáo, Hồi giáo, Phật giáo, Tin lành và Công giáo đều đã phát triển thành những khu
dân cư định hình văn hóa trong lịch sử Trung Quốc. Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo được
coi là “tam trụ” của xã hội Trung Quốc cổ đại. Đa số tín đồ Phật giáo là người Hán. Có
năm tơn giáo là chính thức ở Trung Quốc: Phật giáo, Đạo giáo, Hồi giáo, Công giáo và Tin
lành. Đạo giáo có nguồn gốc từ Trung Quốc và có hơn 1.700 năm lịch sử. Nho giáo là một
lối sống của người Trung Quốc cổ đại, và nó tiếp tục ảnh hưởng đến văn hóa Trung Quốc
ngày nay. Khoảng một phần tư người dân Trung Quốc theo Đạo giáo, Nho giáo và các tôn
giáo truyền thống khác. Và một phần nhỏ người dân theo đạo Phật, đạo Hồi và đạo Thiên
Chúa.
Văn hóa ẩm thực
Đất nước Trung Hoa khơng chỉ được biết đến là đất nước có lịch sử văn hóa lâu đời
nhất nhì thế giới. Nền ẩm thực văn hóa Trung Hoa vơ cùng đặc sắc và phong phú bởi sự
kết hợp giữa sắc, vị, hương và cả cách thức trình bày món ăn.
Họ cực kỳ coi trọng sự trọn vẹn, vậy nên trong cả những món ăn đều được thể hiện
đầy đủ. Chẳng hạn như, các món ăn từ cá đều được làm nguyên con, gà chặt miếng rồi xếp
đầy đủ lên đĩa… đồng thời món ăn phải có màu sắc đậm và nhiều gia vị để thu hút được
thực khách. Khi ăn, các món ăn đều được đặt trong đĩa lớn và xếp vị trí giữa bàn để tất cả
thành viên trong gia đình dùng chung. Khi ở nhà hàng, các món ăn bày biện trên mặt bàn
tròn lớn xoay được ở giữa giúp mọi người có thể xoay thức ăn qua chỗ mình.
Trung Quốc có 4 nền ẩm thực chính đầy độc đáo và đa dạng đó là ẩm thực Quảng
Đơng, Sơn Đơng, Tứ Xuyên và Giang Tô.
Trang phục
Trang phục truyền thống của Trung Quốc cũng rất đa dạng như hán phục, sườn
xám, đường phục, trang phục Trung Sơn. Trang phục truyền thống của người phụ nữ
Trung Quốc là “Sườn Xám” được coi là mẫu mực trong thiết kế trang phục Trung Hoa. Nó
thể hiện sự giao thoa giữa văn hóa phương đơng và phương tây. Cịn nam giới thì được
đặc trưng bởi “trường bào, mãi bào” và qua từng thời kỳ thì trang phục cũng được biến
hóa khác nhau. Hiện nay, giới trẻ cũng rất thích sử dụng các loại trang phục này trong các
dịp lễ hội và người Trung cũng rất nỗ lực để bảo tồn và quảng bá nét bản sắc văn hóa này.
Lễ hội
4
h
Là cái nơi của nền văn hóa trải qua hàng nghìn năm, Trung Quốc đã chứng kiến sự
ra đời của rất nhiều loại hình lễ hội độc đáo và tuyệt vời. Theo khu vực Trung Quốc, các lễ
hội Trung Quốc được chia thành ba loại lễ hội nông nghiệp, tôn giáo và xã hội. Trung
Quốc có một số lễ hội truyền thống được tổ chức trên khắp đất nước và lễ hội quan trọng
nhất ở Trung Quốc là năm mới. Trung Quốc tổ chức năm mới trong vòng 15 ngày đến
ngày 15 của tháng Giêng.
Trung Quốc cũng có Lễ hội đèn lồng, Lễ hội Thanh Minh, Lễ Thất tịch, Lễ Trùng
Dương, Lễ hội Laba,...Lễ hội Trung Quốc là một phần rất quan trọng đối với người Trung
Quốc, làm nổi bật đầy đủ văn hóa và truyền thống con người Trung Quốc trong lễ hội.
(54%)
2.2. So sánh văn hóa Nhật Bản và Mỹ qua mơ hình Hofstede.
Văn hóa làm việc của Trung Quốc cũng được coi là khắc nghiệt và nhiều áp lực.
Việc làm việc trong môi trường này buộc doanh nghiệp và các nhân viên phải hiểu và
thích nghi với văn hóa của đất nước này. Tìm hiểu về văn hóa Trung Quốc và Mỹ theo mơ
hình 6 chiều văn hóa của Hofstede để thấy được những đặc điểm của quốc gia này và sự
khác biệt giữa hai quốc gia.
Mô hình Hofstede của Trung Quốc và Mỹ
a. Khoảng cách quyền lực (Power Distance)
Chỉ số về khoảng cách quyền lực ở Trung Quốc khá cao lên tới 80. Điều này chỉ ra
rằng vị trí của mỗi cá nhân trong xã hội là có sự phân lập và khơng cơng bằng. Mọi người
chấp nhận sự không công bằng này trong xã hội và trong công việc, việc phân cực rõ ràng
giữa cấp trên - cấp dưới là lẽ đương nhiên. Trong xã hội Trung Quốc, người ta chấp nhận
sự độc tài hoặc các thể chế mang tính mệnh lệnh bởi họ coi đó là bổn phận, nghĩa vụ họ
phải làm. Mỗi cá nhân trong công việc sẽ bị ảnh hưởng rất lớn bởi quyền lực của cấp trên,
họ sẽ có xu hướng tuân theo mọi thứ cấp trên chỉ đạo và không có mong muốn vượt q
những gì cấp bậc của họ quy định. Việc một người ở vị trí thấp chuyển lên vị trí cao hơn là
khó khăn.
Khác với Trung Quốc, ở Mỹ chỉ số này chỉ 40 điểm. Khoảng cách quyền lực ở đây
không cao, người Mỹ hướng tới sự thuận tiện, việc trao đổi giữa nhân viên và quản lý
không quá khắt khe, không câu nệ. Mọi người đề cao sự thoải mái, sự bình đẳng trong
cơng việc. Người quản lý cấp cao trong một doanh nghiệp Trung Quốc thường đưa ra
5
h
những định hướng cụ thể cho các báo cáo của mình, lần lượt những cơng việc sẽ được
chuyển giao xuống cho cấp dưới hoặc các đội nhóm nhỏ. Điều này rất khác với cách tiếp
cận của phương Tây, nơi người quản lý cấp cao thường xây dựng các mục tiêu tổng thể,
thường là bắt đầu từ các thành viên trong nhóm của mình và trao quyền cho họ thực hiện.
Một người nếu đã quen với phong cách quản lý của Trung Quốc sẽ khó thích nghi được
khi phải thay đổi để bắt đầu thảo luận hay trao đổi về một vấn đề nào đó với cấp trên của
họ.
b. Chủ nghĩa cá nhân (Individualism)
Chỉ số này ở Trung Quốc rất thấp so với chiều văn hóa thứ nhất, chỉ ở mức 20.
Trung Quốc có một nền văn hóa có tính tập thể cao, nơi mọi người hành động vì lợi ích
của nhóm chứ khơng nhất thiết là của bản thân họ, điều này cũng là đặc trưng trong lối suy
nghĩ và tư tưởng của các quốc gia Châu Á. Các cân nhắc trong tổ chức ảnh hưởng đến việc
tuyển dụng và thăng chức, ưu tiên hơn dành cho những người có quan hệ thân thiết chẳng
hạn như gia đình. Các cá nhân trong tổ chức phải đề cao hiệu quả, gắn lợi ích bản thân với
lợi ích của tập thể. Các quyết định chủ yếu được đưa ra dựa trên những gì tốt nhất cho
nhóm và cần có sự đồng thuận giữa các cá nhân.
Trong kinh doanh, vấn đề giao tiếp trong các cuộc đàm phán hoặc cuộc họp là rất
quan trọng, đối với khía cạnh này, người Trung Quốc cũng hướng tới lợi ích chung của cả
đơi bên. Trước khi bắt đầu cuộc họp, họ thường chào hỏi và trò chuyện để xây dựng mối
quan hệ, thậm chí ở một số nơi, người ta trò chuyện trước một vài lần để tạo sự gần gũi và
hiểu nhau hơn. Khi đã có mối quan hệ rồi, các cá nhân sẽ cảm thấy dễ dàng hơn trong việc
bàn bạc, thương lượng và hợp tác.
Ngược lại, ở Mỹ, chỉ số này rất cao ở mức 91. Họ thích sự tự do và phóng khống
trong làm việc. Các cá nhân thích sự độc lập, không ỷ lại phụ thuộc vào người khác. Trong
việc kinh doanh, nhân viên phải tự chủ và thể hiện sáng kiến. Ngồi ra, trong các vấn đề
cơng việc dựa trên trao đổi, chúng ta thấy rằng việc tuyển dụng, thăng chức và các quyết
định đều dựa trên thành tích hoặc bằng chứng về những gì một người đã làm hoặc có thể
làm.
c. Nam tính (Masculinity)
Chỉ tiêu này đạt mức 66, Trung Quốc là một xã hội có chỉ số nam tính cao, định
hướng tới thành tích và thành cơng, xem trọng các vấn đề quyền lực. Đàn ông nắm giữ vai
trị quan trọng trong các cơng việc ở trong gia đình và cơng việc. Có thể thấy vai trị của
đàn ông áp đảo trong cấu trúc quyền lực ở gia đình và xã hội.
Mỹ khá giống với Trung Quốc ở chỉ số này, đạt 62. Người Mỹ sẽ có xu hướng thể
hiện và nói thoải mái về “những thành cơng” và thành tích của họ trong cuộc sống. Những
thành tích là tiêu chuẩn để đánh giá xem họ đã thực hiện công việc tốt chưa. Những người
ở hai quốc gia luôn cố gắng đạt được những kết quả tốt và địa vị cao hơn so với người
khác.
d. Né tránh rủi ro (Uncertainty Avoidance)
Chỉ số này ở Trung Quốc là 30, thấp hơn so với trung bình các nước là 64. Người
Trung Quốc cảm thấy chấp nhận với sự mơ hồ, ngôn ngữ Trung Quốc chứa đầy những ý
nghĩa mơ hồ mà người phương Tây có thể khó theo dõi. Văn hóa Trung Quốc thể hiện sự
né tránh thay đổi ở mức cao. Mọi người có cảm giác bị đe dọa bởi những tình huống
6
h
không rõ ràng hoặc không biết trước kết quả, họ cố gắng tránh những tình huống như vậy
bằng cách thiết lập những quy định chặt chẽ, tìm kiếm sự ổn định và né tránh những hành
vi mang tính nổi trội. Điều này có thể dẫn đến việc căng thẳng, lo lắng quá độ khi họ gặp
phải những tình huống bất ngờ và không dự báo trước. Đây cũng là một trở ngại cho việc
xâm nhập các tư tưởng khác, mới lạ so với những tư tưởng cũ vốn thống trị.
Chỉ số này ở Mỹ là 46. Điều này không thể hiện rõ ràng lắm về sự né tránh ở đất
nước này. Tuy nhiên, họ có một mức độ chấp nhận hợp lý đối với những ý tưởng mới, sản
phẩm sáng tạo và sẵn sàng thử một cái gì đó mới hoặc khác biệt, cho dù nó liên quan đến
cơng nghệ, thực tiễn kinh doanh hay thực phẩm. Người Mỹ cũng thường khoan dung hơn
với ý tưởng hoặc quan điểm của bất kỳ ai và cho phép tự do ngôn luận. Nước Mỹ cũng
khơng địi hỏi q nhiều quy tắc và ít thể hiện cảm xúc hơn.
e. Định hướng dài hạn
Trung Quốc có chỉ số ở khía cạnh này rất cao lên tới 87, đây là một xã hội định
hướng rất dài hạn. Điều này liên quan đến nỗ lực của người Trung Quốc để thành công
trong cuộc sống: họ sẵn sàng kiên trì và làm việc trong một thời gian dài để đạt được
những gì họ muốn. Người Trung Quốc khơng quan tâm nhiều đến sự hài lịng ngay lập tức
và khi họ đầu tư vào mọi thứ, họ thường có xu hướng đầu tư lâu dài. Do đó, việc truyền tải
tính lâu dài và độ bền của sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn sẽ hấp dẫn hơn là niềm vui ngắn
hạn. Họ có xu hướng tiết kiệm, đầu tư lâu dài và kiên trì để hướng tới mục tiêu. Người
Trung cũng chú trọng đến việc xây dựng mối quan hệ lâu dài vì họ nghĩ những mối quan
hệ này sẽ giúp đỡ được họ trong tương lai. Có thể thấy họ rất quan tâm đến các kết quả
mang tính dài hạn.
Trái lại với Trung Quốc, ở Mỹ lại theo định hướng ngắn hạn khi chỉ số này chỉ 26.
Trong kinh doanh, các doanh nghiệp Mỹ thường đánh giá hiệu suất trên cơ sở ngắn hạn
thông qua hàng loạt những báo cáo lợi nhuận và thua lỗ tiến hành hàng quý. Điều này đã
thúc đẩy các cá nhân trong doanh nghiệp phấn đấu thực hiện hồn tất cơng việc nhanh
chóng và hiệu quả hơn trong thời gian ngắn. Họ để tâm đến những lợi ích tức thì và những
gì dễ dàng hồn thành nhất.
f. Sự bng thả (Indulgence)
Trung Quốc là một xã hội có văn hóa kiềm chế bởi đất nước này có số điểm thấp
chỉ ở mức 24 ở khía cạnh này. Các xã hội có điểm số thấp trong khía cạnh văn hóa này có
xu hướng hồi nghi và bi quan. Trái ngược với các xã hội có sự thả lỏng cho bản thân, các
xã hội kiềm chế khơng chú trọng nhiều vào thời gian giải trí và kiểm soát việc thỏa mãn
mong muốn của họ. Những người có định hướng này có nhận thức rằng hành động của họ
bị hạn chế bởi các chuẩn mực xã hội và cảm thấy rằng việc nuông chiều bản thân có phần
sai lầm.
Khác với Trung Quốc, chỉ số này là 68. Người Mỹ thích nng chiều bản thân, sẵn
sàng tham gia các cuộc vui khi có thể. Họ khơng thích gị bó bản thân q nhiều, họ làm
việc chăm chỉ và sẽ vui chơi hết mình.
2.3. Văn hóa tiêu dùng của người Trung Quốc.
Trung Quốc là một xã hội đa nguyên, và có một loạt sự khác biệt về văn hóa nhóm
trong văn hóa Trung Quốc, chẳng hạn như dân tộc, tôn giáo và khu vực. Tác động của các
7
h
yếu tố văn hóa này đến văn hóa xã hội làm cho văn hóa tiêu dùng của xã hội Trung Quốc
trở nên đa dạng. Có nhiều hệ thống giá trị trong xã hội Trung Quốc, văn hóa truyền thống
và văn hóa đương đại đều thể hiện cá tính và phong cách độc đáo của mình. Điều này cho
thấy rằng Trung Quốc là một xã hội phức tạp. Tuy nhiên, Trung Quốc có những giá trị cốt
lõi về văn hóa tiêu dùng:
Vừa phải: “Không thiên vị là trung nghĩa, điều gì khơng dễ dàng là trung bình.”
Trung bình là một quan niệm giá trị quan trọng của người Trung Quốc, đã ảnh
hưởng sâu sắc đến suy nghĩ và hành vi của dân tộc Trung Hoa trong hàng ngàn
năm. Nhấn mạnh sự "điều độ" trong mọi việc, phản đối những suy nghĩ và hành vi
vượt quá "thông thường", đồng thời nhấn mạnh tính liên tục và ổn định. Giá trị này
được phản ánh trong văn hóa tiêu dùng, trong đó nhấn mạnh việc phù hợp với xã
hội; phản đối tiêu dùng quá mức và chủ nghĩa khác thường, ngân sách cẩn thận và
tiết kiệm. Người Trung Quốc luôn ủng hộ quan niệm tiêu dùng tiết kiệm và giữ gìn
vệ sinh, phản đối xa hoa lãng phí. khái niệm tiêu dùng lâu bền. Hành vi mua hàng
của hầu hết người tiêu dùng là hợp lý và được lên kế hoạch tốt. Với sự phát triển
của nền kinh tế nước mình, người tiêu dùng trẻ với sức mua có dấu hiệu tiêu dùng
nâng cao trong những năm gần đây.
Nhấn mạnh vào quan hệ con người: Văn hóa Trung Quốc nhấn mạnh mối quan hệ
giữa các cá nhân dựa trên quan hệ huyết thống, điều này được thể hiện trong văn
hóa tiêu dùng mà người Trung Quốc rất coi trọng đó là nguyên tắc tiêu dùng lấy gia
đình làm trung tâm.
Về cơ bản họ rất thích chú ý đến thơng tin được truyền miệng. Các hình thức
review sản phẩm lan truyền trên mạng xã hội gần đây cũng được nhiều người yêu
thích, xem đó là nguồn đáng tin cậy cho lựa chọn mua hàng của họ. Do đó, các sản
phẩm đại chúng phổ biến hơn ở thị trường Trung Quốc, cùng với sự phát triển của
nền kinh tế, xu hướng tiêu dùng cá nhân hóa mới cũng xuất hiện ở thị trường giới
trẻ.
Tính dân tộc và thẩm mỹ tiêu dùng: Họ đề cao những giá trị truyền thống, thích sử
dụng hơn những sản phẩm có sử dụng những nguyên liệu đầu vào đến từ Trung
Quốc. Việc thể hiện các đặc điểm văn hóa truyền thống lên sản phẩm và các chiến
dịch truyền thông sẽ giúp các thương hiệu xây dựng mối quan hệ bền vững với
người tiêu dùng Trung Quốc.
Một đặc điểm nổi bật ở quốc gia này đó là Trung Quốc là quốc gia có lượng người
mua hàng trực tuyến nhiều nhất thế giới. Mức độ người tiêu dùng phụ thuộc vào internet
và smartphone để mua hàng ngày càng tăng với tốc độ kinh ngạc. Họ thích chọn hàng hóa
trên các nền tảng số thay vì phải tới trực tiếp cửa hàng. Số người truy cập Internet thông
qua các thiết bị di động (điện thoại, máy tính bảng,...) ở Trung Quốc đạt 817 triệu người
theo Báo cáo Internet Trung Quốc của SCMP. Mua hàng qua mạng không chỉ phổ biến ở
thành phố mà cịn có tác động mạnh mẽ tới người tiêu dùng ở nông thôn. Trung Quốc
đang dẫn đầu trong lĩnh vực thương mại di động và có thể mất vài tháng hoặc thậm chí
8
h
nhiều năm để các quốc gia khác có thể bắt kịp. Thói quen này đã trở nên ngày càng gắn bó
với người tiêu dùng nhờ những cơng cụ tích hợp vơ cùng tiện ích của các nhà bán lẻ kể từ
sau đại dịch covid. Ngồi ra, loại hình livestream bán hàng cũng thu hút được rất nhiều
khách hàng và tạo ra được lợi nhuận lớn cho các doanh nghiệp sử dụng mơ hình này.
2.4.Văn hóa đàm phán của người Trung Quốc trong kinh doanh.
Trong đàm phán, người Trung Quốc thường phân biệt rõ các giai đoạn đàm phán.
Trong giai đoạn đầu của đàm phán, họ đặc biệt chú ý đến bề ngoài thành viên đoàn đàm
phán, ứng xử của họ và kết hợp với các nguồn thông tin khác, xác định vị trí của từng
người và hướng trọng tâm vào các thành viên có vị trí cao, có vai trị quyết định kể cả
chính thức và khơng chính thức. Họ đặc biệt chú ý đến những thành viên có thiện cảm đối
với Trung Quốc. Qua những đối tác này, họ sẽ tìm cách gây ảnh hưởng đến quan điểm của
đối tác/đối phương. Họ đánh giá cao tinh thần hữu nghị trong đàm phán và ln tìm cách
dàn xếp quan hệ khơng chính thức với những đối tác, thể hiện sự mến khách, chân thành,
thân ái cá nhân.
Người Trung Quốc rất chú trọng thu thập thơng tin. Họ khơng thích những chuyện
bất ngờ. Chính vì vậy, nên thơng báo cho họ cái gì có thể thơng báo được, càng chi tiết
càng tốt. Điều đó được phía Trung Quốc đánh giá cao. Người Trung Quốc khơng thích nói
“khơng” một cách thẳng thừng. Họ thích cách nói gián tiếp. Một thủ thuật khác của người
Trung Quốc là ln tìm cách kéo dài các cuộc thương lượng, làm đối phương mất kiên
nhẫn. Trong đàm phán thương mại, họ hay hỏi đối tác thời gian rời Trung Quốc. Họ
thường đưa đề nghị và yêu cầu đối tác có những quyết định vào ngày thương lượng cuối
cùng.Với cách này ép đối tác nhượng bộ.
Ở Trung Quốc người ta thích đàm phán theo kiểu “trả giá”. Đa số họ xem thương
lượng là cuộc chơi được - thua (win - lose), khác với nhiều nước châu Á theo kiểu cùng
thắng (win - win). Họ thường bắt đầu đưa giá cao và muốn có được nhượng bộ để lấy thế
và tạo ấn tượng tốt với cấp trên và đồng nghiệp. Người Trung Quốc không bao giờ quyết
định mà không nghiên cứu, tính tốn thật kỹ càng, chu đáo mọi khía cạnh của vấn đề, kể
cả những hệ quả. Trong những vấn đề quan trọng, họ quyết định thông qua tập thể với
nhiều thỏa thuận, nhất trí ở các cấp. Việc phê duyệt của cấp trên là bắt buộc. Họ đánh giá
cao và coi trọng việc thi hành các thỏa thuận đã ký kết.
Trong đàm phán, người Trung Quốc hay sử dụng nhiều ngôn ngữ không lời. Hiểu
ngôn ngữ không lời này phần nào giúp ta nắm bắt được ý nghĩ của họ. Họ cho rằng nhìn
thẳng vào mặt người khác là một hành động thô lỗ, là sự đe dọa. Do vậy, họ thường tránh
nhìn thẳng vào người đối thoại. Nếu khơng hiểu điều này thì dễ bị cảm giác dường như đối
tác Trung Quốc không lắng nghe, không quan tâm, không tin người đối thoại. Thực ra họ
nghe rất chăm chú. Một điều nữa cần lưu ý khi tiếp xúc với người Trung Quốc. Đối với
người Trung Quốc, ôm hôn, vỗ vai, vỗ lưng là điều tối kỵ, nhất là khác giới. Người Trung
Quốc ác cảm với cử chỉ quá khích. Họ thường thầm lặng, ít bộc lộ qua lời nói của mình.
Vì vậy cần phải biết đọc cảm xúc của họ. Cảm xúc tích cực thể hiện qua việc mỉm cười,
9
h
gật đầu, giơ ngón cái. Cảm giác khơng hài lịng rít hơi qua kẽ răng (thể hiện thất vọng,
khơng cịn kiên nhẫn lắng nghe), xua tay nhanh trước mặt hay không hề mỉm cười hoặc
mỉm cười gượng gạo, thường xuyên nhìn đồng hồ, đột nhiên ngừng hay ít đặt câu hỏi, đáp
lại yêu cầu bằng im lặng lạnh lùng… Trong tình thế này cần giải lao, đừng tỏ ra bực bội
hay giận dữ và hãy gác vấn đề lại.
Tặng quà là hành vi có ý nghĩa quan trọng. Đối với người Trung Hoa, trị giá món
q khơng quan trọng bằng cách tặng quà. Hình thức tặng quà nên chú ý đến màu sắc và
hình thức gói q. Khơng nên gói bằng màu sẫm mà gói bằng màu sáng, trừ màu trắng là
màu tang. Cách tặng phải khiêm tốn, chân thành và nói rõ mục đích, tỏ thành ý mong duy
trì quan hệ tốt đẹp. Thường họ hay từ chối nhiều lần, cần nhắc đi nhắc lại. Tuyệt đối không
tặng đồng hồ, dao, kéo, mũ có màu xanh lá cây, khăn tay, hoa màu trắng cho người Trung
Quốc vì họ cho rằng những món quà đó mang lại xui xẻo. Riêng đối với người Quảng
Đơng, khơng tặng họ những món q liên quan đến số 4 vì đồng âm với chữ “tử”.
Tóm lại, phong cách ngoại giao Trung Quốc, cụ thể là phong cách đàm phán, được
hình thành trên nền tảng của các yếu tố địa lý, lịch sử, đặc điểm con người cũng như
các yếu tố văn hóa Trung Hoa được hun đúc và phát triển qua hàng nghìn năm lịch sử.
Đó là phong cách ngoại giao, phong cách đàm phán nước lớn, đàm phán trên thế
mạnh.
II. Phân tích về văn hóa doanh nghiệp P&G
1. Giới thiệu chung về P&G
The Procter & Gamble Company (P&G) là một tập đoàn hàng tiêu dùng đa quốc
gia của Mỹ, có trụ sở chính tại Cincinnati, Ohio, được thành lập vào năm 1837 bởi
William Procter và James Gamble. Tập đoàn chuyên về các sản phẩm chăm sóc cá nhân
và chăm sóc nhà cửa, là một trong những tập đoàn chi tiêu quảng cáo nhiều nhất thế giới.
Procter & Gamble đứng thứ 42 trong danh sách Fortune 500 năm 2018 trong các tập đoàn
lớn nhất Hoa Kỳ theo tổng doanh thu. P&G là một trong những ông lớn dẫn đầu ngành
hàng FMCG trên thế giới hiện nay, cạnh tranh trực tiếp với Unilever.
10
h
Chủ tịch điều hành toàn cầu và giám đốc điều hành tồn cầu của P&G
Từ khi thành lập, cơng ty đã phải gặp trở ngại lớn khi cạnh tranh với 14 thương
hiệu khác cùng ngành nghề về sản xuất kẹo và xà bông. Sau khi nền kinh tế phục hồi vào
năm 1850, P&G đã cho triển khai xây dựng một nhà máy mới để mở rộng sản xuất, và xây
dựng nhà máy thí nghiệm sản phẩm đầu tiên tại Mỹ lúc bấy giờ. Sau 40 năm đầu tư và
phát triển thì hãng đã sở hữu nguồn vốn lên tới hàng triệu USD cùng với đó là bản quyền
cho hơn 30 loại nhãn hiệu xà bông trên thị trường. (81%)
Năm 1946, sản phẩm Tide được ra mắt với chức năng và cơng dụng vượt trội, được
nhiều người tiêu dùng u thích và khiến nhãn hàng P&G trở nên nổi tiếng và dẫn đầu
ngành FMCG thời bấy giờ. Chính nguồn doanh thu khổng lồ từ Tide mà sau đó, hãng đã
có chi phí để phát triển một loạt những sản phẩm như tã giấy Pampers – loại tã dùng một
lần, Crest – kem đánh răng chứa Flo, Downy – nước xả vải.
Đến năm 1948 thì P&G mới mở rộng ra thị trường nước ngồi và có chi nhánh đầu
tiên ngồi Mỹ. Mexico là thị trường đầu tiên mà hãng đặt chân tới, và bởi đây là quốc gia
nằm sát biên giới với Mỹ và về phong tục thói quen sử dụng, quốc gia này cũng có những
điểm tương đồng. Sau khi mở rộng thành công và ổn định trong khu vực Bắc Mỹ thì hãng
đã tiến cơng sang Châu Âu đầy tiềm năng và tiếp đó là thị trường Nhật Bản – quốc gia
châu Á đầu tiên P&G chọn để mở rộng.
Với sự mở rộng cùng chiến lược thâm nhập thị trường đúng đắn thì hiện nay P&G
đã có mặt tại hơn 70 quốc gia, cùng phân phối tại hơn 180 thị trường. Doanh số bán hàng
của hãng đang đạt ở mức cao nhất thị trường FMCG cùng lợi nhuận lên đến 10,5 tỷ USD
với thị trường trọng điểm hiện nay tại Châu Á rộng lớn. Hiện nay, các nơi được coi là
trung tâm của sự sáng tạo P&G bao gồm thị trường Trung Quốc, Mỹ Latin và một số nơi
tại Châu Phi. (32%)
2. Mục đích của P&G
P&G cung cấp các sản phẩm và dịch vụ có thương hiệu với chất lượng và giá trị
vượt trội nhằm cải thiện cuộc sống của người tiêu dùng trên thế giới, hiện tại và cho các
11
h
thế hệ mai sau. Người tiêu dùng sẽ mang đến cho P&G bằng doanh số bán hàng dẫn đầu,
lợi nhuận và tạo ra giá trị, cho phép nhân viên, cổ đông của P&G và cộng đồng nơi P&G
sống và làm việc phát triển thịnh vượng.
3. Giá trị của P&G
Thương hiệu và con người P&G là nền tảng cho sự thành công của họ. Họ mang
đến những giá trị cho cuộc sống khi tập trung vào việc cải thiện cuộc sống của người tiêu
dùng trên thế giới.
Chính trực
P&G ln cố gắng làm điều đúng đắn, trung thực và thẳng thắn với nhau. P&G
hoạt động trong khuôn khổ và tinh thần của pháp luật. Họ ln duy trì các giá trị và
nguyên tắc của P&G trong mọi hành động và quyết định. P&G dựa trên dữ liệu và trung
thực về trí tuệ trong việc ủng hộ các đề xuất, bao gồm cả việc nhận ra rủi ro.
Khả năng lãnh đạo
Các nhà lãnh đạo P&G ln hồn thành tốt trách nhiệm trong lĩnh vực của mình,
với cam kết sâu sắc nhằm mang lại kết quả cho doanh nghiệp. Họ ln có tầm nhìn rõ ràng
về mục tiêu hướng tới và tập trung các nguồn lực của mình để đạt được các mục tiêu và
chiến lược lãnh đạo. P&G phát triển khả năng đưa ra các chiến lược của mình và loại bỏ
các rào cản của tổ chức.
Quyền sở hữu
P&G chấp nhận trách nhiệm cá nhân để đáp ứng nhu cầu kinh doanh, cải thiện hệ thống và
giúp những người khác nâng cao hiệu quả của họ.Tất cả nhân viên P&G luôn coi tài sản
của Công ty là tài sản của mình và hành xử vì sự thành cơng lâu dài của Công ty.
Đam mê chiến thắng
P&G quyết tâm trở thành người giỏi nhất trong việc làm những gì quan trọng nhất.
Họ có một sự khơng hài lịng lành mạnh với những gì đạt được mà ln mong muốn cải
thiện và giành chiến thắng trên thị trường.
Lòng tin
Các nhân viên P&G luôn tôn trọng các đồng nghiệp, khách hàng và người tiêu dùng
P&G của mình và đối xử với họ theo cách mà họ mong muốn được đối xử.
P&G tin tưởng vào khả năng, ý định của nhau và ln tin rằng mọi người làm việc tốt nhất
khi có nền tảng là niềm tin.
4. Nguyên tắc của P&G
- P&G thể hiện sự tôn trọng đối với tất cả các cá nhân
P&G tin rằng tất cả các cá nhân đều có thể và muốn đóng góp hết khả năng của
mình. Họ coi trọng sự khác biệt và truyền cảm hứng giúp mọi người đạt được những kỳ
vọng, tiêu chuẩn và mục tiêu thách thức. P&G trung thực với mọi người về hiệu suất của
họ.
- Lợi ích của Cơng ty và Cá nhân là không thể tách rời
12
h
P&G tin rằng làm những gì phù hợp với doanh nghiệp một cách chính trực sẽ dẫn
đến thành cơng chung cho cả Công ty và cá nhân. Nhiệm vụ của P&G cho sự thành công
chung gắn kết mọi người với nhau và khuyến khích quyền sở hữu cổ phần và hành vi sở
hữu.
- P&G tập trung vào chiến lược trong cơng việc của mình
P&G hoạt động dựa trên các mục tiêu và chiến lược được xác định rõ ràng và phù
hợp, Họ làm việc và chỉ cho phép công việc làm tăng giá trị cho doanh nghiệp. P&G đơn
giản hóa, tiêu chuẩn hóa và hợp lý hóa cơng việc hiện tại của mình bất cứ khi nào có thể.
- Đổi mới là nền tảng cho sự thành công của P&G
P&G coi trọng những đổi mới lớn dành cho người tiêu dùng. Họ thách thức quy
ước và đổi mới cách kinh doanh để giành chiến thắng tốt hơn trên thị trường.
- P&G đánh giá cao sự thành thạo
P&G tin rằng trách nhiệm của tất cả các cá nhân là liên tục phát triển bản thân và những
người khác. Họ khuyến khích và mong đợi khả năng làm chủ kỹ thuật vượt trội và khả
năng thực thi xuất sắc.
- P&G ln tìm cách trở thành người giỏi nhất
P&G luôn cố gắng trở thành người giỏi nhất trong mọi lĩnh vực có tầm quan trọng
chiến lược đối với Công ty. Họ đánh giá hiệu suất của mình một cách nghiêm ngặt so với
hiệu suất tốt nhất ở bên trong và bên ngoài và họ luôn học hỏi từ cả những thành công và
thất bại của chính Cơng ty.
- P&G tập trung vào bên ngoài
P&G phát triển sự hiểu biết vượt trội về người tiêu dùng và nhu cầu của những
người tiêu dùng ấy. Họ tạo ra và cung cấp các sản phẩm, bao bì và khái niệm giúp xây
dựng giá trị thương hiệu thành công. P&G luôn phát triển mối quan hệ chặt chẽ, cùng có
lợi với khách hàng và nhà cung cấp. Họ kết hợp tính bền vững vào các sản phẩm, bao bì
và hoạt động của mình.
- Sự phụ thuộc lẫn nhau là một cách sống
P&G làm việc cùng nhau với sự tự tin và tin tưởng giữa các đơn vị kinh doanh,
chức năng, danh mục và khu vực địa lý. Họ tự hào về kết quả từ việc áp dụng lại ý tưởng
của người khác và xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với tất cả các bên góp phần hồn thành
Mục đích Cơng ty của P&G, bao gồm khách hàng và nhà cung cấp, trường đại học và
chính phủ.
5. Giá trị thực tiễn:
“Touching lives, improving life”
Trong suốt 186 năm hình thành, phát triển và thâm nhập nhiều thị trường tại những
quốc gia khác nhau trên thế giới, Procter and Gamble vẫn bám sát triết lý kinh doanh mà
họ đã từng tuyên bố - “Vì một cuộc sống tốt đẹp hơn”. Với chủ trương “đóng góp nhỏ
nhưng ý nghĩa”, nhân viên của P&G đều hướng đến sự thỏa mãn của khách hàng trong
mọi công việc lớn nhỏ hàng ngày. “Chúng tôi không chữa được ung thư, nhưng chúng tôi
13
h
quan tâm tới gia đình và cuộc sống của khách hàng” là những điều mà nhân viên P&G
được huấn luyện. Dựa trên nguyên tắc “Bảo vệ an toàn cho nhân viên - Phục vụ người tiêu
dùng - Hỗ trợ các cộng đồng”, trong thời kỳ diễn ra đại dịch COVID-19, với hơn 50
thương hiệu đã quyên góp và hợp tác với hơn 200 tổ chức cứu trợ, P&G đã tiếp cận người
dân ở hơn 55 quốc gia, trợ giúp cho các viện dưỡng lão, mái ấm, nhóm cộng đồng, ngân
hàng thực phẩm và nhiều cơ sở khác. Ngồi ra, cịn có vơ số quỹ và các chương trình từ
thiện khác của P&G có thể kể đến như P&G Children’s Safe Drinking Water Program
(chương trình nước uống an tồn cho trẻ em P&G), Pamper UNICEF,…P&G luôn hướng
tới những giá trị tốt đẹp của tập thể, điều này cũng ……
"Bắt đầu bằng yêu thương, tiến về phía trước"
Procter & Gamble đã hỗ trợ Dự án Hy vọng từ năm 1996, đồng thời quyên góp và
xây dựng 200 Trường tiểu học P&G Hope tại 28 tỉnh, thành phố và khu tự trị ở Trung
Quốc, mang lại lợi ích cho hơn 350.000 trẻ em nông thôn trong 25 năm qua. P&G luôn
kiên định đặt nhu cầu của trẻ em lên hàng đầu, thay đổi từ cho đi một chiều sang tương tác
hai chiều, từ việc dạy mọi người câu cá thay vì cho trẻ câu cá, Trường tiểu học P&G Hope
đã trở thành một "trường thí nghiệm" sáng tạo cho Dự án Hy vọng. Trường tiểu học
Procter & Gamble Hope là một nền tảng phúc lợi công cộng mở, tập hợp lực lượng từ tất
cả các bên, kết nối chặt chẽ P&G, nhân viên, đối tác, người tiêu dùng và trẻ em có nhu cầu
ở Trung Quốc. Trong những thời điểm quan trọng, Trường tiểu học P&G Hope cũng đã
trở thành một nền tảng cứu trợ thiên tai khẩn cấp của P&G, đóng một vai trò quan trọng
trong việc cứu trợ các trận động đất lớn và đại dịch mới.
Vào tháng 7 năm 2021, lũ lụt nghiêm trọng đã xảy ra ở Trịnh Châu, Hà Nam và
những nơi khác. Procter & Gamble Trung Quốc rất chú ý đến tình hình thảm họa tại địa
phương, phản ứng nhanh chóng với các thương hiệu của mình và khẩn trương phân bổ hơn
100.000 sản phẩm khử nhiễm, làm sạch và chăm sóc vệ sinh, đồng thời vận chuyển chúng
đến Hà Nam thông qua tổ chức cứu trợ thảm họa chuyên nghiệp One Foundation for phân
phối theo yêu cầu để góp phần giải quyết nhu cầu cấp bách của một số vùng bị ảnh hưởng.
6. Giá trị con người
P&G khơng chỉ là một doanh nghiệp hoạt động vì lợi nhuận, mà cịn là một tổ chức
hoạt động vì mục tiêu nâng cao cuộc sống con người.
Công ty thu hút và tuyển dụng những người có năng lực và phẩm chất tốt, có khả
năng lãnh đạo, chỉ số IQ cao, năng động và nhiệt huyết trên khắp thế giới, xây
dựng tổ chức từ bên trong.
Procter & Gamble tự tin thơng qua sức hấp dẫn của chính mình để thu hút và giữ
chân nhân tài, đồng thời cung cấp chế độ đãi ngộ và cơ hội phát triển phù hợp để
nhân viên hài lịng trong q trình làm việc. Ở P&G, tỷ lệ lựa chọn thăng tiến trong
nội bộ chỉ khoảng 5%, nhưng hầu hết nhân viên vẫn sẵn sàng phục vụ cả đời cho
Procter & Gamble.
14
h
Lực lượng nhân sự khổng lồ và đa dạng về sắc tộc, văn hóa, tơn giáo, tín ngưỡng,
quốc gia, lên tới 106.000 nhân viên (năm 2022) các cấp trên toàn cầu. P&G là nơi
quy tụ những con người tài năng đến từ 154 nền văn hóa để cùng tạo thành một nền
văn hóa doanh nghiệp đa dạng.
Mỗi năm có khoảng 500.000 người ứng tuyển các vị trí tại P&G. Để chọn ra những
nhân viên xuất sắc và phù hợp nhất với môi trường làm việc của doanh nghiệp nhất,
P&G đã thực hiện những bài test như: Test IQ (2 vòng); Personality Test và những
bài kiểm tra về Tài chính, kinh nghiệm, tư duy, khả năng phán đoán…
Bên cạnh những yêu cầu về trình độ chun mơn, khuyến khích nhân viên nói tiếng
Anh với nhau là chìa khóa để Procter & Gamble kế thừa văn hóa doanh nghiệp từ
cơng ty mẹ tới các công ty kinh doanh quốc tế tại các quốc gia . Ví dụ: Ở Trung
Quốc, P&G yêu cầu tất cả các nhà quản lý phải trải qua một khóa đào tạo cực kỳ
nghiêm ngặt về tiếng Anh. Bởi nhân viên được u cầu nói tiếng Anh trong cơng ty
để duy trì giao tiếp trực tiếp và hiệu quả giữa các cơng ty con khác nhau trên tồn
thế giới và trụ sở chính của P&G. Điều này là cơ sở cho sự kế thừa chung, chia sẻ
văn hóa đích thực của Procter & Gamble.
7. Câu chuyện của P&G
Thành lập năm 1837, từ một doanh nghiệp khiêm tốn kinh doanh nến và xà phòng,
P&G ngày càng phát triển lớn mạnh, trở thành một trong những tập đoàn sản xuất hàng
tiêu dùng hàng đầu thế giới. P&G hưởng đến mục tiêu đem đến những sản phẩm và dịch
vụ chất lượng đỉnh cao giúp cải thiện đời sống cho người tiêu dùng hôm nay và mai sau.
Thương hiệu của P&G được tin tưởng trong hàng triệu phòng khách, nhà bếp,
phòng giặt và phòng tắm và đã được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trong suốt 181
năm, doanh nghiệp đã thách thức các tập quán, dẫn dắt đổi mới và giúp định hình văn hóa.
Nhưng cho dù tăng trưởng bao nhiêu, họ ln duy trì một nền tảng sâu sắc trong các mục
đích, giá trị và nguyên tắc. P&G đã theo đuổi các giá trị này hơn 66.000 ngày và sẽ không
dừng lại.
8. Môi trường làm việc
P&G được biết đến là Tập đồn sở hữu mơi trường làm việc trong mơ, là niềm mơ
ước của rất nhiều bạn trẻ. Họ đã cung cấp cho các nhân viên một môi trường làm việc
tuyệt vời thông qua việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng và công nghệ luôn được cập nhật. Trong
một môi trường cạnh tranh như Trung Quốc, cuộc đua vượt qua các đối thủ cạnh tranh đòi
hỏi nhiều năng lực và công sức nên sự đầu tư vào môi trường làm việc để thu hút nhân lực
của P&G là điều dễ hiểu.
Tính tương tác giữa những nhân viên tại P&G tương đối cao. Nhân viên của P&G
được đánh giá là những người có tính cách và năng lực độc đáo, có khả năng hợp tác và
phối hợp với nhau để đạt được mục tiêu chung. Tính cách độc đáo của nhân viên P&G
được thể hiện ở sự tự tin, nhiệt tình, chịu khó, sáng tạo và quyết tâm cao. Năng lực độc
15
h
đáo của nhân viên P&G được thể hiện qua khả năng giao tiếp tốt, khả năng thuyết trình
tốt, khả năng đàm phán tốt và khả năng quản lý tốt. Họ cũng được đào tạo để hợp tác với
nhau để đạt được mục tiêu chung.
Tại P&G, họ cũng cố gắng thúc đẩy một môi trường làm việc tự tin và tin cậy. Một
phần quan trọng trong quá trình làm việc là P&G có những cam kết với nhân viên của
mình qua Chính sách nhân viên và họ cũng duy trì được những mục đích, giá trị và ngun
tắc thơng qua việc tôn trọng những tiêu chuẩn Lao động Quốc tế. Nhân viên của P&G đối
với bản thân họ và những người khác phải hoạt động với sự tin tưởng và liêm chính, để
từng bước trở thành những nhà lãnh đạo và chủ sở hữu doanh nghiệp, và cạnh tranh lành
mạnh với niềm đam mê chiến thắng. P&G cam kết tạo ra một môi trường làm việc thúc
đẩy giao tiếp và luôn cố gắng hỗ trợ nhân viên. P&G tin tưởng và chú trọng đến tính tự
giác và hiệu quả cơng việc của nhân viên mình nên P&G là cơng ty tiên phong trong việc
thực hiện chương trình làm việc tại nhà và khuyến khích nhân viên sắp xếp cơng việc linh
động về thời gian, để nhân viên có thể cân bằng giữa thời gian ở cơng ty và gia đình.
Procter & Gamble tại Trung Quốc cũng ln khuyến khích nhân viên cân bằng giữa
công việc và cuộc sống. Nhân viên sẽ có 18 ngày nghỉ phép hàng năm, chế độ làm việc
linh hoạt, một ngày một tuần làm việc tại nhà sau một năm làm việc, v.v. một trạng thái
làm việc và sống khỏe mạnh.
Tiếp theo là cam kết tạo môi trường làm việc thoải mái, thuận tiện. Trong công ty
không chỉ có cửa hàng trái cây, phịng tập thể dục thể thao mà cịn có các nhân viên mát
xa, phịng mát xa chuyên nghiệp, môi trường làm việc thoải mái, nhiều lựa chọn có lợi cho
việc xoa dịu cảm xúc của nhân viên, kích thích tiềm năng, duy trì trạng thái làm việc lạc
quan, hiệu quả. . .Hơn nữa, các vấn đề như: sức khỏe tinh thần, quản lý tài chính, hơn nhân
và sinh con, mua nhà, kết bạn, v.v được tư vấn miễn phí Thực hiện quản lý theo kiểu gia
đình, quan tâm giúp đỡ nhân viên gặp khó khăn. Các hoạt động khác nhau, bầu khơng khí
cơng ty năng động. Doanh nghiệp cũng trợ cấp đi lại và các ưu đãi linh hoạt và cá nhân
hóa khác cho nhân viên của mình
III. Sự tác động của văn hóa Trung Quốc tới hoạt động kinh doanh của P&G
1. Giới thiệu chung về P&G Greater China
Là thị trường có doanh thu đứng thứ 2 của P&G, P&G Greater China bao gồm ba
khu vực: Trung Quốc lục địa, Hồng Kông SAR và Đài Loan, lần lượt được thành lập vào
năm 1988, 1987 và 1985. Trong đó, Procter & Gamble vào Trung Quốc Đại lục bằng cách
thành lập liên doanh - P&G (Guangzhou) Ltd. Hiện nay, P&G Greater China có trụ sở tại
Quảng Châu, Quảng Đơng, với các hoạt động trên tồn khu vực, bao gồm các văn phịng ở
Hồng Kơng, Đài Bắc, Thượng Hải, Bắc Kinh, Chengdu, một trung tâm R&D ở Bắc Kinh,
một Trung tâm đổi mới kỹ thuật số ở Quảng Châu, tám nhà máy sản xuất và 11 trung tâm
phân phối. Các địa điểm này kết hợp sử dụng hơn 8.000 người. P&G được công nhận là
“Trường Huangpu” của cộng đồng doanh nghiệp và được coi là một trong những công ty
16
h
tốt nhất trong phát triển tài năng. Trong những năm qua, P&G được công nhận là nhà
tuyển dụng hấp dẫn nhất trong ngành công nghiệp hàng tiêu dùng bởi Universum.
Jasmine Xu - Chủ tịch P&G Greater China - Chủ tịch gốc Hoa đầu tiên của P&G.
Với hơn 35 năm kinh doanh tại Trung Quốc, P&G đã trở thành một trong những
công ty sản phẩm tiêu dùng lớn nhất trong khu vực, phục vụ hơn một tỷ người tiêu dùng
với hơn 25 thương hiệu trong 10 danh mục. Chúng bao gồm Rejoice, Pantene, Head &
Shoulders, Vidal Sassoon, Olay, SK-II, Safeguard, Ariel, Tide, Febreze, Gillette, Venues,
Braun, Oral-B, Crest, Pampers, Whisper, Tampax và Vicks. Một số thương hiệu tồn cầu
khác cũng có sẵn cho người tiêu dùng Trung Quốc thông qua P&G International Flagship
Store trên TMall.
Thị trường mục tiêu của Procter & Gamble sau khi thâm nhập thị trường Trung
Quốc là giới trẻ. P&G đã nắm bắt được tâm lý tìm kiếm sự mới lạ, tị mị, mức tiêu dùng
từ trung bình đến cao cấp, theo đuổi các thương hiệu nổi tiếng, thích quảng cáo, tập trung
vào bản thân của giới trẻ Trung Quốc. Các sản phẩm của P&G thường được phát triển cho
cả nam và nữ để quảng cáo, hướng dẫn, kích thích tâm lý tiêu dùng của người tiêu dùng.
Đồng thời, Procter & Gamble vẫn đang tiếp tục mở rộng thị trường mục tiêu, với mục tiêu
mở rộng thị phần của mình tại thị trường tỷ dân này.
2. Sự tác động của văn hóa tiêu dùng Trung Quốc tới hoạt động kinh doanh của
P&G.
(1) Pampers lần đầu thâm nhập thị trường Trung Quốc cuối năm 1990.
Thay vì phát triển một sản phẩm độc đáo cho thị trường mới, P&G lại tạo ra một
phiên bản tã lót dùng một lần của Mỹ và châu Âu có chất lượng thấp hơn, giả định rằng
các bậc cha mẹ sẽ mua chúng nếu chúng đủ rẻ. Tuy nhiên, P&G đã khơng tính tới sự khác
biệt trong văn hóa ni dạy con của 2 quốc gia thuộc 2 châu lục khác nhau. Người
phương Tây ưa thích sự hiện đại và tiện lợi trong nuôi dạy con, trong khi người Trung
Quốc lại coi trọng việc chăm sóc con cái thật chu đáo. Ngoài ra, ở Trung Quốc, việc huấn
17
h
luyện ngồi bô thường bắt đầu sớm nhất là từ sáu tháng tuổi, và trẻ em mặc cái gọi là
kaidangku - quần hở đáy đầy màu sắc cho phép chúng ngồi xổm và đi vệ sinh ở những
khu vực thoáng. Điều này khiến người Trung Quốc không nhận thức được nhu cầu và sự
tiện lợi mà tã giấy đem lại.
Những khó khăn ban đầu mà Pampers gặp phải khơng chỉ xuất phát từ sự thiếu hiểu
biết trong khác biệt văn hóa, mà cịn bắt nguồn từ những định kiến của các doanh nghiệp
phương Tây khi thâm nhập thị trường châu Á. P&G cho rằng những người Trung Quốc
có mức sống trung bình khơng cao và thường chỉ ln mặc cả khi mua hàng, do họ ưa
thích các sản phẩm giá rẻ. Chính vì vậy, họ đã giảm chất lượng sản phẩm xuống mức
kém, khiến người mua những sản phẩm đầu tiên phản hồi rằng bề mặt tã quá thô ráp, dễ
làm bé khó chịu và để lại mùi.
Sau thất bại ban đầu của Pampers, P&G đã chuyển sang cách tiếp cận đòi hỏi họ
phải thực sự hiểu khách hàng Trung Quốc một cách sâu sắc và khách quan hơn, đồng thời
phát triển và tiếp thị sản phẩm để đáp ứng các nhu cầu cụ thể với mức giá hấp dẫn nhiều
người. P&G đã cử hàng nghìn nhân viên đến sống cùng và quan sát các khách hàng tiềm
năng trên khắp Trung Quốc để giúp phát triển các sản phẩm phù hợp với họ và tìm ra cách
giảm chi phí sản xuất. Họ đã bổ sung thêm độ mềm mại, làm cho tã mỏng và cảm giác bớt
"nhựa" hơn, đồng thời tăng khả năng thấm hút của tã. Để giảm chi phí, P&G đã phát triển
các nền tảng cơng nghệ hiệu quả hơn và chuyển các hoạt động sản xuất sang Trung Quốc
để loại bỏ chi phí vận chuyển. P&G cũng đầu tư rất nhiều vào các chiến dịch quảng cáo để
quảng bá những lợi ích đã được tuyên bố của việc sử dụng tã lót dùng một lần, liên kết
chúng với giấc ngủ dài hơn cho trẻ sơ sinh. Kết quả là thị trường tã dùng một lần tăng
trưởng mạnh ở Trung Quốc với việc P&G nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường.
(2) Áp lực trước xu hướng ưu tiên hàng nội địa và sự bảo vệ của chính phủ Trung
Quốc.
Xu hướng ưu tiên sử dụng hàng nội địa của người Trung Quốc đang ngày càng
tăng cao. Ngoài ra, sự bảo vệ chính trị của các ngành cơng nghiệp địa phương của chính
phủ Trung Quốc càng khiến cho vị thế của P&G lung lay trước các cơng ty nội địa. Vì sự
bảo vệ chính trị, phần lớn các cơng ty địa phương của Trung Quốc bán sản phẩm với giá
thấp. Nhiều người Trung Quốc sẽ chọn sản phẩm thay thế địa phương thay vì sản phẩm
của P&G bất chấp những danh mục đầu tư và thương hiệu tốt do công ty thiết lập.
Để dành được được vị trí dẫn đầu trong ngành hàng tiêu dùng tại thị trường đông
dân nhất thế giới như Trung Quốc, P&G đã vạch ra cho mình những chiến lược kinh
doanh vô cùng rõ ràng:
P&G theo đuổi chiến lược “đơi bên cùng có lợi” trong mọi lĩnh vực kinh doanh,
thiết lập sự tin tưởng và hợp tác lẫn nhau với các đối tác để tất cả đều đạt được
mục tiêu thành công và phát triển. P&G tận dụng mạng lưới cơng nghệ tồn cầu
của mình để chia sẻ chuyên môn, hệ thống và kỹ năng với các nhà cung cấp của
họ. Các nhà cung cấp sẽ có thêm cơ hội phát triển và hỗ trợ kỹ thuật. Còn P&G
18
h
sẽ giảm được chi phí vận hành một cách hiệu quả thông qua hợp tác chặt chẽ
với nhà cung cấp và có thể cung cấp cho người tiêu dùng những sản phẩm chất
lượng cao với mức giá phù hợp hơn để người tiêu dùng thực sự được hưởng lợi.
P&G cũng áp dụng chiến lược “win-win” trong việc hợp tác và phát triển với
các nhà phân phối sản phẩm. Họ hợp tác chặt chẽ với các nhà phân phối và bằng
cách giúp các nhà phân phối tận dụng lợi thế của đối thủ, hiệu suất bán hàng của
họ cũng không ngừng được cải thiện và đạt được sự phát triển nhanh chóng.
Bằng cách chia sẻ lợi thế kỹ thuật mạnh mẽ của P&G, các nhà phân phối giảm
chi phí bán hàng một cách hiệu quả và không ngừng nâng cao khả năng cạnh
tranh của P&G.
Ngoài ra, năng lực tài chính vững mạnh và hoạt động R&D mạnh mẽ trong việc
đa dạng hóa sản phẩm đã hỗ trợ đáng kể cho công ty đạt được lợi thế kinh tế
nhờ quy mô trong phân phối. Ở thời điểm hiện tại P&G là một trong những
cơng ty có mức chi tiêu cho các hoạt động nghiên cứu và phát triển nhiều nhất
thế giới trong ngành hàng tiêu dùng, với gần 2 tỷ USD mỗi năm. Với mức đầu
tư đó, họ đang sở hữu 26 trung tâm nghiên cứu sáng tạo và hơn 7.000 nhân sự
R&D nằm rải rác trên khắp thế giới. Trong đó, riêng tại Châu Á, nơi được xem
là kinh đơ tiêu dùng mới của thế giới, có 3 trung tâm tọa lạc tại Trung Quốc,
Nhật Bản, Singapore với hơn 1.000 nhân sự.
Xây dựng một tổ chức dựa trên tài năng địa phương và đầu tư vào CSR (trách
nhiệm xã hội của doanh nghiệp).
P&G là một trong những công ty đa quốc gia đầu tiên tích cực tuyển dụng
tại các trường đại học Trung Quốc và họ đã phát triển các chương trình đào tạo
mở rộng cho nhân viên Trung Quốc của mình. Cách tiếp cận tuyển dụng và phát
triển nhân sự của P&G cũng đi theo một mô hình tương tự ở các nền kinh tế
phát triển, nơi họ tích cực thúc đẩy từ bên trong như một cách thấm nhuần văn
hóa doanh nghiệp mạnh mẽ, cải thiện khả năng giữ chân nhân viên và xây dựng
lòng trung thành của nhân viên. Do đó, đến năm 2010, chỉ có khoảng 2% nhân
viên của P&G tại Trung Quốc khơng phải là người Trung Quốc.
P&G cũng nhận ra sự cần thiết phải tập trung vào CSR khi nhận thấy sự bảo
vệ đối với các ngành công nghiệp địa phương của chính phủ Trung Quốc. P&G
đã hợp tác chặt chẽ với chính quyền trung ương và địa phương trong các dự án
trong các lĩnh vực như giáo dục, y tế công cộng và phát triển nông thôn - vốn
được các nhà lãnh đạo Trung Quốc coi là ưu tiên hàng đầu.
Chiến lược nhân sự
Chiến lược nhân sự của P&G tập trung vào việc tuyển dụng và giữ chân nhân viên.
Trong những năm đầu tiên ở Trung Quốc, P&G đã đưa những người Mỹ có kinh nghiệm
vào để quản lý các hoạt động then chốt của công ty. Công ty cũng thuê người Trung Quốc
vào thời điểm đó nhưng đã cho họ một kế hoạch định sẵn để tuân theo. Họ đã đào tạo
19
h