Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

(Tiểu luận) các nhân tố ảnh hưởng đến hiện tượng hủy niêm yết bằng chứng từ các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (705.53 KB, 89 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA KẾ TỐN – KIỂM TỐN
--------o0o--------

KHÓA ḶN TỚT NGHIỆP
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆN TƯỢNG HỦY NIÊM
YẾT: BẰNG CHỨNG TỪ CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT
TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Giảng viên hướng dẫn

: Ths. Nguyễn Hoàng Thái

Họ và tên

: Đỗ Ngọc Phương

Lớp

: QH 2018 – KTKT CLC2

Mã sinh viên

: 18051089

Hà Nội, tháng 5 năm 2022
1

h



TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA KẾ TỐN – KIỂM TỐN
--------o0o--------

KHÓA ḶN TỚT NGHIỆP
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆN TƯỢNG HỦY NIÊM
YẾT: BẰNG CHỨNG TỪ CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT
TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Giảng viên hướng dẫn

: Ths. Nguyễn Hoàng Thái

Họ và tên

: Đỗ Ngọc Phương

Lớp

: QH 2018 – KTKT CLC2

Mã sinh viên

: 18051089

Hà Nội, tháng 5 năm 2022
2

h



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến hiện tượng hủy niêm
yết: Bằng chứng từ các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt
Nam” là cơng trình nghiên cứu của tơi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của
ThS. Nguyễn Hồng Thái.
Các trích dẫn, tài liệu tham khảo, các số liệu thống kê được sử dụng trong bài
nghiên cứu là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này!
Tác giả nghiên cứu
Đỗ Ngọc Phương

3

h


LỜI CẢM ƠN
Trong q trình thực hiện khóa ḷn tớt nghiệp, bên cạnh sự nỗ lực trong học tập và
tìm hiểu của bản thân, em đã nhận được nhiều sự giúp đỡ từ bạn bè và hướng dẫn nhiệt
tình của các thầy cơ trong khoa Kế tốn – Kiểm tốn, Trường Đại học Kinh tế - Đại học
Quốc gia Hà Nội.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Kế toán – Kiểm toán, Trường Đại
học Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội đã cung cấp rất nhiều kiến thức chun mơn hữu
ích trong śt quá trình học tập, cũng như có những chia sẻ rất bổ ích qua các buổi định
hướng nghiên cứu trước đây để em có thêm kinh nghiệm khi thực hiện khóa ḷn tớt
nghiệp của mình. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giảng viên hướng dẫn
ThS. Nguyễn Hồng Thái, người đã tận tình, chu đáo trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em
trong śt q trình thực hiện khóa luận từ những khâu nhỏ nhất.
Bên cạnh những nỗ lực và cố gắng không ngừng nghỉ, song đề tài khóa ḷn khơng

tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các q thầy
cơ để bài khóa ḷn được hồn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Tác giả nghiên cứu
Đỗ Ngọc Phương

4

h


NỘI DUNG
LỜI CAM ĐOAN...........................................................................................................................3
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................................4
1. CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU...........................................................................................................10
1.1. Lý do chọn đề tài................................................................................................................10
1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu..........................................................................................13
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................................13
1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu......................................................................................................14
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................................................14
1.4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................................15
1.5. Dự kiến đóng góp đề tài......................................................................................................15
1.6. Kết cấu của đề tài................................................................................................................16
2. CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC
TIỄN VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆN TƯỢNG HỦY NIÊM YẾT............17
2.1. Cơ sở lý thuyết....................................................................................................................17
2.1.1. Cơ sở lý thuyết về doanh nghiệp niêm yết..................................................................17
2.1.1.1. Khái niệm Công ty niêm yết.................................................................................17
2.1.1.2. Cơ cấu tổ chức của công ty niêm yết....................................................................19
2.1.1.3. Các quy định về niêm yết chứng khoán................................................................24

2.1.2. Cơ sở lý thuyết về hiện tượng hủy niêm yết................................................................30
2.1.2.1. Khái niệm hủy niêm yết........................................................................................30
2.1.2.2. Các hình thức hủy niêm yết..................................................................................31
2.1.3. Cơ sở lý thuyết về chỉ số tài chính liên quan...............................................................38
2.1.3.1. Chỉ số lợi nhuận (Profitability ratio).....................................................................40
2.1.3.2. Chỉ số thanh toán (Liquidity ratio).......................................................................43
2.1.3.3. Chỉ số đòn bẩy (Leverage ratio)...........................................................................46
2.1.3.4. Chỉ số hiệu suất (Efficiency ratio)........................................................................47
2.2. Các nghiên cứu liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến việc hủy niêm yết...................50
2.2.1. Các nghiên cứu nước ngoài.........................................................................................50

5

h


2.2.2. Các nghiên cứu trong nước..........................................................................................53
2.3. Khoảng trống nghiên cứu...................................................................................................55
3. CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG GIẢ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU......................57
3.1. Quy trình nghiên cứu..........................................................................................................57
3.2. Giả thuyết nghiên cứu.........................................................................................................59
3.2.1. Suy giảm lợi ích của việc niêm yết..............................................................................59
3.2.2. Hiệu quả hoạt động......................................................................................................59
3.2.3. Cơ cấu nguồn vốn........................................................................................................60
3.2.4. Tỷ suất sinh lời............................................................................................................61
3.2.5. Cấu trúc tài chính.........................................................................................................62
3.3. Mô hình nghiên cứu............................................................................................................64
3.3.1. Phương trình nghiên cứu.............................................................................................64
3.3.2. Mô hình nghiên cứu.....................................................................................................65
3.4. Lấy mẫu và dữ liệu nghiên cứu..........................................................................................65

3.4.1. Chọn mẫu.....................................................................................................................65
3.4.2. Dữ liệu nghiên cứu......................................................................................................68
4. CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................................................71
4.1. Thống kê mô tả...................................................................................................................71
4.2. Ma trận tương quan.............................................................................................................73
4.3. Kết quả hồi quy...................................................................................................................74
4.3.1. Quy trình lựa chọn mô hình phù hợp...........................................................................74
4.3.2. Khuyết tật mô hình......................................................................................................75
4.3.3. Thảo luận kết quả thực nghiệm....................................................................................77
5. CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................................79
5.1. Kết luận...............................................................................................................................79
5.2. Kiến nghị............................................................................................................................80
5.2.1. Đối với doanh nghiệp..................................................................................................80
5.2.2. Đối với nhà đầu tư.......................................................................................................81
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................................83

6

h


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

Nguyên nghĩa

HNX


Hanoi Stock Exchange

Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội

HOSE

Ho Chi Minh Stock Exchange

Sở giao dịch chứng khốn Hờ Chí Minh

UPCOM

Unlisted Public Company
Market

Sàn giao dịch UPCOM

TTCK

Thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán

CTCP

Công ty cổ phần

Công ty cổ phần

Đại hội đồng cổ đông


Đại hội đồng cổ đông

Hội đồng quản trị

Hội đồng quản trị

IPO

Initial Public Offering

Phát hành lần đầu ra công chúng

SSC

The State Securities
Commission Of Vietnam

Uỷ Ban Chứng Khoán Nhà Nước

SOX

Sarbanes-Oxley

Đạo luật Sarbanes-Oxley

SEC

Securities & Exchange
Ủy ban chứng khoán và sàn giao dịch Mỹ

Commission (US government)

ĐHĐCĐ
HĐQT

NYSE

New York Stock Exchange

Sàn giao dịch chứng khoán New York

7

h


FSL

Financial Security Law of
France

Luật An ninh Tài chính của Pháp

PSE

Prague Stock Exchange

Thị trường chứng khoán Prague

ASEAN


Association of Southeast
Asian Nations

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

SALEGR

Sale growth

Tốc độ tăng trưởng doanh thu

MARGIN

EBITDA Margin

Hệ số biên lợi nhuận

IT

Inventory turnover

Vòng quay hàng tồn kho

FAT

Fixed asset turnover

Vòng quay tài sản cố định


TAT

Total asset turnover

Vòng quay tổng tài sản

ES

Tỷ lệ tự tài trợ (vốn chủ sở hữu trên tổng

Net asset ratio

tài sản)

FAS

Fixed asset ratio

Tỷ lệ TSCĐ trên tổng tài sản

ROA

Return on asset

Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản

ROS

Return on sale


Tỷ suất sinh lời trên doanh thu thuần

Profit to cost ratio

Tỷ suất lợi nhuận gộp

PC

8

h


DR

Debt ratio

Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH
Bảng/ Hình

Tên

Bảng 1

Bảng tổng hợp dấu kỳ vọng của các biến độc lập

Bảng 2


Số lượng và tỷ lệ doanh nghiệp hủy niêm yết giai đoạn 2018 – 2021

Bảng 3

Số lượng và tỷ lệ doanh nghiệp kiểm soát giai đoạn 2018 – 2021

Bảng 4

Bảng tóm tắt các biến nghiên cứu

Bảng 5

Bảng thống kê mô tả

Bảng 6

Kết quả hồi quy

Bảng 7

Bảng kết quả kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến

Hình 1

Quy trình nghiên cứu

Hình 2

Ma trận tương quan


9

h


1. CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài 
Dù là một nền kinh tế còn khá non trẻ - thị trường chứng khốn Việt Nam được
hình thành và phát triển hơn 20 năm nhưng cũng đóng góp nhiều cho hoạt động kinh tế vĩ
mô của đất nước. Dưới tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, năm 2021 tiếp tục là một
năm đầy thách thức với đời sống kinh tế - xã hội trong nước. Tuy nhiên, thị trường chứng
khoán lại ghi dấu một năm “thăng hoa” với các mốc kỷ lục mới được xác lập trên chặng
đường phát triển 21 năm. Dấu ấn lớn nhất phải kể đến, đó là VN-Index lần đầu tiên vượt
mốc 1.500 điểm (ngày 26/11) [1], đánh dấu “đỉnh lịch sử” về chỉ số trên thị trường chứng
khốn Việt Nam. Bên cạnh đó, số tài khoản giao dịch mở mới cũng đạt kỷ lục, tính chung
11 tháng năm 2021, có hơn 1,3 triệu tài khoản mở mới tồn thị trường, lớn hơn số tài
khoản của bớn năm trước cộng lại [1]. Với sự “bùng nổ” về số tài khoản mở mới, thanh
khoản thị trường cũng tăng trưởng chưa từng có. Quy mơ giao dịch thị trường chứng
khốn Việt Nam hiện nay đã vượt Singapore, đứng thứ hai trong ASEAN, sau Thái Lan
[1]. Thị trường chứng khoán Việt Nam lọt vào trong TOP thị trường mang lại suất sinh
lời cao trên thế giới [1]. Bên cạnh đó, nó được đánh giá là một trong 10 thị trường chứng
khoán có sức chống chịu với dịch Covid-19 và phục hồi tốt nhất trên thế giới [1]. Từ đó
ta thấy, thị trường này luôn thu hút được sự quan tâm rất lớn của mọi thành phần kinh tế
trong xã hội, đặc biệt là những nhà đầu tư trực tiếp vào thị trường.
Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 kéo dài đã làm nhiều doanh nghiệp phải đối mặt với
nguy cơ phá sản. Tính chung năm 2021, cả nước có 116,8 nghìn doanh nghiệp đăng ký
thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 1.611,1 nghìn tỷ đồng, giảm 13,4% về số doanh
nghiệp và giảm 27,9% về vốn đăng ký so với năm trước [2]. Vốn đăng ký bình quân một
doanh nghiệp thành lập mới trong năm 2021 đạt 13,8 tỷ đồng, giảm 16,8% so với năm
trước [2]. Bên cạnh đó, cịn có 43,1 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động (giảm

2,2% so với năm 2020) [2]. Hơn nữa, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn
10

h


gần 55 nghìn doanh nghiệp, tăng 18% so với năm trước; 48,1 nghìn doanh nghiệp ngừng
hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 27,8%; 16,7 nghìn doanh nghiệp hồn tất thủ tục
giải thể, giảm 4,1% [2]. Bình quân một tháng có gần 10 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi
thị trường [2]. Chính vì vậy, những người quan tâm đến thị trường chứng khốn thế giới
nói chung và thị trường chứng khốn Việt Nam nói riêng đều có thể thấy rằng vấn đề về
khả năng hoạt động liên tục và hiện tượng hủy niêm yết đang có xu hướng gia tăng, do
đó, ảnh hưởng đáng kể đến lợi ích của các cổ đông và các nhà đầu tư tài chính.
Hủy niêm ́t là q trình cổ phiếu bị xóa khỏi nền tảng giao dịch mà cổ phiếu đó
đang hoạt động. Có hai loại hủy niêm yết. Thứ nhất, các doanh nghiệp buộc phải rời khỏi
thị trường chứng khoán lớn nếu không đáp ứng được các yêu cầu của thị trường chứng
khoán, đây được gọi là hủy niêm yết bắt buộc. Ngoài ra, loại hủy bỏ niên yết thứ hai là
hủy niêm yết tự nguyện. Trong trường hợp này, doanh nghiệp chỉ được hủy niêm yết khi
nhận được sự đồng ý của Đại hội đồng cổ đông. Theo Quyết định số 299 năm 2016 của
Bộ tài chính, nếu Đại hội đồng cổ đơng biểu quyết và đạt được ít nhất 51% số phiếu tán
thành của cổ đơng thì quyết định hủy niêm yết có thể được thơng qua (Bộ tài chính,
2016).
Việc rời sàn chứng khoán xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có vấn đề
khủng hoảng kinh tế tồn cầu khiến thị trường chứng khoán rơi vào suy thoái kéo dài,
chính sách thắt chặt chi tiêu của Chính phủ trong thời kỳ khủng hoảng, hay việc áp đặt
các chính sách tín dụng nghiêm ngặt, tất cả những yếu tố đó làm hạn chế dòng tiền vào
thị trường (Boot, Gopalan, & Thakor, 2008). Ngoài ra, theo một số chuyên gia tại Việt
Nam, yêu cầu công bố thông tin cũng đã tạo ra áp lực cho doanh nghiệp và điều này ảnh
hưởng trực tiếp đến quy trình tuân thủ của các doanh nghiệp niêm yết. Thêm vào đó, các
quyết định kinh tế của các nhà đầu tư đã bị ảnh hưởng đáng kể do sự chậm trễ và không

trung thực trong việc cơng bố thơng tin của ban giám đốc về tình trạng tài chính, cũng
như tuân thủ các yêu cầu bắt buộc của pháp luật; hoặc sự thiếu trách nhiệm của các kiểm
toán viên độc lập trong việc đưa ra các ý kiến kiểm tốn nhằm che đậy tình hình tài chính

11

h


của doanh nghiệp và rủi ro hủy niêm yết mà doanh nghiệp đang phải đối mặt (Sanger,
2000).
Dù một doanh nghiệp bị yêu cầu huỷ niêm yết bắt buộc hay tự nguyện huỷ niêm
yết đều có những ảnh hưởng to lớn đến những nhà đầu tư đang nắm giữ cổ phần tại các
doanh nghiệp này. Ảnh hưởng này được phản ánh chủ yếu ở sự giảm sút tính thanh khoản
và thay đổi giá trị của cổ phiếu. Khi một cổ phiếu đứng trước nguy cơ bị hủy niêm yết, cổ
phiếu đó hoặc sẽ bị mua lại bởi chính doanh nghiệp hoặc sẽ hồn tồn mất đi tính thanh
khoản. Chính điểm này sẽ trực tiếp ảnh hưởng lên giá của cổ phiếu. Mặt khác, mục đích
chủ yếu của đa số các nhà đầu tư khi mua cổ phần tại các doanh nghiệp là lợi ích về mặt
tài chính, mà lợi ích tài chính của các nhà đầu tư chủ yếu đến từ sự thay đổi giá cổ phiếu.
Như vậy, ảnh hưởng của tin tức hủy niêm yết lên giá của cổ phiếu là một vấn đề đáng
được quan tâm. Dưới góc độ của một nhà đầu tư, những phân tích đó sẽ được sử dụng để
dự đoán ảnh hưởng của yêu cầu hủy niêm yết lên giá cổ phiếu. Dưới góc độ của doanh
nghiệp, khi đưa ra các quyết định hủy niêm yết tự nguyện, doanh nghiệp cần những phân
tích chuyên sâu để đánh giá những điểm được và mất khi quyết định hủy niêm yết trên thị
trường.
Qua đó, trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu về các nhân tớ tác động đến quá
trình hủy niêm yết của doanh nghiệp: Eilnaz và Meziane (2013) chỉ ra rằng các công ty tự
nguyện hủy niêm yết khi họ không thể tăng vốn chủ sở hữu, cơ hội tăng trưởng và lợi
nhuận của họ thấp và họ sinh ra lợi nhuận âm. Ngược lại, mợt sớ cơng ty chuyển sang thị
trường chứng khốn lớn hơn và được quản lý chặt chẽ hơn để tăng xác suất lựa chọn huy

động vốn bên ngoài, tạo ra lợi nhuận dương và có tiềm năng tăng trưởng cao mặc dù điều
này dẫn đến chi phí quản lý cao hơn. Bên cạnh đó, M. Tutino và các cộng sự (2013) phát
hiện ra rằng các công ty có khả năng hủy niêm yết là những công ty có quy mô tương đối
nhỏ và hoạt động trong các lĩnh vực lâu đời với tốc độ tăng trưởng chậm được thể hiện
bằng tốc độ tăng việc làm. Hơn nữa, các công ty bị hủy niêm yết được đánh dấu bởi nhu
cầu vốn cao vì họ cho thấy địn bẩy cao hơn so với mẫu kiểm sốt. Andreas và các cợng

12

h


sự (2007) đã đưa ra tính hiệu quả của cơ chế quản trị của doanh nghiệp là yếu tố quyết
định chính đến khả năng tồn tại của doanh nghiệp trên sàn chứng khoán New York.
Cao Đinh Kiên (2014), đã tổng hợp tình hình hủy niêm yết trên thị trường chứng
khốn Việt Nam trong giai đoạn 2010-2014, đồng thời chỉ ra các tác động khác biệt của
tin tức hủy niêm yết (trong các giai đoạn khác nhau) đến giá cổ phiếu của các trường hợp
công ty hủy niêm yết bắt buộc và hủy niêm yết tự nguyện. Bài viết cũng đưa ra một số
bằng chứng về tính hiệu quả thị trường còn yếu ở Việt Nam do thiếu sự minh bạch về
thông tin.
Tuy nhiên, số lượng các doanh nghiệp hủy niêm yết tăng nhanh trong những năm
gần đây đã làm cho vấn đề này trở nên trầm trọng. Bên cạnh đó, trách nhiệm dự báo, cảnh
báo và cung cấp thông tin về việc hủy niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
cịn rất mơ hồ, chưa có cơ chế, quy định cụ thể được ban hành. Thêm vào đó, có rất ít
cơng trình nghiên cứu nhằm xác định các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng hủy
niêm yết của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam và các nghiên
cứu đó chưa đi đến kết luận chung nhất. Điều này tạo ra khoảng trống nghiên cứu cần
được tiến hành.
Để lấp đầy khoảng trống nghiên cứu, tác giả đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Các
nhân tố ảnh hưởng đến hiện tượng hủy niêm yết: Bằng chứng từ các doanh nghiệp

niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam ” nhằm xác định những tác động của
các nhân tố ảnh hưởng đến hiện tượng hủy niêm yết và đề ra một số khuyến nghị giúp các
nhà đầu tư có cái nhìn bao quát, toàn diện hơn trước khi đầu tư vào một doanh nghiệp.

13

h


1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu.
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chính của đề tài nghiên cứu là xác định nhân tố ảnh hưởng đến hiện
tượng hủy niêm yết của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt
Nam. Trên cơ sở đó, nghiên cứu nhằm thực hiện các mục tiêu cụ thể sau:
Thứ nhất, tổng quan lý luận, hệ thống các bài nghiên cứu liên quan về hiện tượng
hủy niêm yết.
Thứ hai, làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về hiện tượng hủy niêm yết của các
doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam.
Thứ ba, xác định nhân tố ảnh hưởng đến việc hủy niêm yết và đo lường mức độ
tác động của từng nhân tố đến hiện tượng hủy niêm yết của các doanh nghiệp niêm yết
trên sàn chứng khoán Việt Nam.
Thứ tư, đề xuất một số kiến nghị nhằm cải thiện tình trạng hủy bỏ niêm yết của
các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam.
1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi 1: Hủy niêm yết là gì? Tình hình hủy niêm yết tại Việt Nam như thế nào
trong giai đoạn 2018 – 2021?
Câu hỏi 2: Nhân tố nào có thể ảnh hưởng đến việc hủy niêm yết của các doanh
nghiệp niêm yết Việt nam? Mức độ tác động của các nhân tố đó đến hiện tượng hủy niêm
yết như thế nào?
Câu hỏi 3: Cần đưa ra những kiến nghị gì để hạn chế hiện tượng hủy niêm yết của

các doanh nghiệp Việt Nam?

14

h


1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 
Đối tượng: Nhân tố ảnh hưởng đến hiện tượng hủy niêm yết của các doanh nghiệp
niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu:
-

Phạm vi không gian: Các doanh nghiệp hủy niêm yết và các doanh nghiệp niêm
yết kiểm soát trên sàn chứng khoán HOSE, HNX và UPCOM

-

Phạm vi thời gian: giai đoạn 2018 đến 2021.

1.4. Phương pháp nghiên cứu. 
Phương pháp thu thập thông tin, dữ liệu thứ cấp:
Các tài liệu liên quan tới nhân tố tác động đến việc hủy niêm yết của các doanh
nghiệp niêm yết trên sàn chứng khốn Việt Nam sẽ được thu thập từ các ng̀n tài liệu
trong và ngoài nước, bao gồm các bài viết, công trình nghiên cứu, tham luận của các nhà
khoa học, nhà quản lý, nghiên cứu về kinh tế.
Thu thập dữ liệu thứ cấp của các doanh nghiệp hủy niêm yết và các doanh nghiệp
niêm yết kiểm soát trong 04 năm giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2021.
Phương pháp tổng hợp, xử lý thông tin: Các số liệu thứ cấp thu thập được sẽ được phân
tích thông qua phần mềm Excel và Stata gồm có:

Phương pháp phân tích thống kê, mô tả: Tổng hợp các thông tin về các doanh
nghiệp hủy niêm yết trong giai đoạn nghiên cứu, như số lượng doanh nghiệp hủy niêm
yết, ngành nghề, và các thông tin liên quan khác.
Phương pháp phân tích định lượng thông qua mô hình kinh tế lượng: Phân tích các
nhân tố tác động tới việc hủy niêm yết. Từ đó xây dựng mô hình để xác định mức độ tác

15

h


đợng của mỡi nhân tớ. Sau đó, sử dụng phần mềm STATA để xử lý và phân tích các nhân
tố ảnh hưởng đến rủi ro hủy niêm yết.
1.5. Dự kiến đóng góp đề tài 
Về mặt lý luận:
Bài nghiên cứu kế thừa những nghiên cứu trước đó, giúp hỗ trợ lấp một phần
khoảng trống nghiên cứu, bổ sung vào đề tài nghiên cứu về các nhân tố tác động đến hiện
tượng hủy niêm yết của công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam.
Về mặt thực tiễn:
Với doanh nghiệp: Bài nghiên cứu giúp doanh nghiệp có cái nhìn tồn diện hơn về
các nhân tố tác động đến hiện tượng hủy niêm yết của công ty, căn cứ để đưa ra các giải
pháp, quyết định chính xác nhằm hạn chế hiện tượng hủy niêm yết.
Với các bên liên quan: Những thông tin đặc điểm về hiện tượng hủy niêm yết là
những thông tin chưa được xử lý, phân tích của công ty. Từ kết quả nghiên cứu, cung cấp
cho các bên liên quan như các nhà đầu tư những căn cứ để tìm hiểu về các doanh nghiệp
họ có ý định đầu tư, từ đó đánh giá, dự báo khả năng hoạt động của công ty để ra quyết
định dễ dàng hơn.
1.6. Kết cấu của đề tài
Chương 1: Mở đầu
Chương 2: Tổng quan nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực tiễn

Chương 3: Xây dựng giả thuyết và mơ hình nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
16

h


2. CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ
SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN HIỆN TƯỢNG HỦY NIÊM YẾT
2.1. Cơ sở lý thuyết
2.1.1. Cơ sở lý thuyết về doanh nghiệp niêm yết
2.1.1.1. Khái niệm Công ty niêm yết
Căn cứ điểm b, Khoản 1 Điều 2 Quy chế Quản trị áp dụng cho các công ty niêm
yết, “Công ty niêm yết là công ty cổ phần được chấp thuận niêm yết cổ phiếu trên Sở
Giao dịch chứng khoán/ Trung tâm Giao dịch chứng khoán trên lãnh thổ Việt Nam.” 
Nói cách khác, công ty niêm yết là một cơng ty cơng cộng mà trong đó cổ phiếu
được phép mua bán trên các thị trường chứng khoán. Đây được xem là một hình thức
phát triển cao nhất của một công ty. Bởi sau khi đã trở thành công ty niêm yết, tức sẽ phải
chịu sự quản lý chặt chẽ từ các cơ quan nhà nước. Đồng thời với việc công ty phải công
bố minh bạch các thông tin và nguyên tắc phát hành các loại chứng khoán để huy động
vốn. Do đó, động lực để trở thành cơng ty niêm yết chính là khả năng huy động vốn trên
thị trường chứng khoán.
Căn cứ Khoản 24 Điều 4 Luật chứng khoán 2019 quy định: “Niêm yết chứng
khoán là việc đưa chứng khốn có đủ điều kiện niêm yết vào giao dịch trên hệ thống giao
dịch cho chứng khoán niêm yết.”
Như vậy từ các khái niệm trên, chúng ta có thể đưa ra một số ưu và nhược điểm
của công ty niêm yết như sau :
-


Về ưu điểm:
17

h


Thứ nhất, nâng cao tính thanh khoản: Cổ phiếu đã niêm yết thường dễ dàng mua
đi, bán lại hay nói cách khác là dễ dàng giao dịch trực tiếp trên thị trường. Cho nên nhà
đầu tư không phải lo lắng về việc khó bán cổ phiếu để thu hồi vốn như các loại tài sản
đầu tư khác (vàng, bất động sản,…). Chính bởi vậy mà tính thanh khoản của những cổ
phiếu này cũng được xem là cao hơn so với những cổ phiếu chưa được niêm yết.
Thứ hai, tiềm năng tăng trưởng tốt hơn: Mặc dù không phải cổ phiếu của doanh
nghiệp nào cũng làm được điều này sau một khoảng thời gian niêm yết trên thị trường
chứng khoán. Nhưng hầu như những cơng ty có nền tảng giá trị tốt (cả về mặt giá trị hữu
hình và giá trị vơ hình), xét về dài hạn, giá cổ phiếu đều sẽ tăng so với mức giá tại thời
điểm trước khi niêm yết.
Thứ ba, mức độ uy tín – an tồn được nâng cao: Để được niêm yết chứng khốn,
các cơng ty phải đảm bảo đạt những yêu cầu về mặt tài chính, hiệu quả sản xuất kinh
doanh, cơ cấu tổ chức,… Cho nên đầu tư vào cổ phiếu của những doanh nghiệp đã niêm
yết sẽ hạn chế rủi ro, gia tăng cơ hội lợi nhuận vì hoạt động kinh doanh của các công ty
này khá ổn định, trên đà tăng trưởng.
Thúc đẩy quá trình quản trị doanh nghiệp bền vững: Khi cơng ty có cổ phiếu
được niêm yết tại sàn chứng khốn thì tức là cơng ty đó sẽ phải tn thủ theo các chuẩn
mực quản trị công ty theo quy định của luật doanh nghiệp và luật chứng khoán. Các
chuẩn mực này được xây dựng với chuẩn mực quốc tế về vấn đề quản trị công ty.
-

Về nhược điểm:
Khả năng tiếp cận thị trường vốn đại chúng cũng đi kèm với việc tăng cường giám


sát theo quy định, các nghĩa vụ báo cáo tài chính và hành chính cũng như các quy định về
quản trị công ty mà các công ty niêm yết phải tuân thủ.

18

h


Niêm yết chứng khoán cũng dẫn đến việc chủ sở hữu và những người sáng lập của
cơng ty ít kiểm sốt hơn. Ngồi ra, có những chi phí đáng kể để tiến hành IPO (chưa kể
chi phí pháp lý, kế tốn và tiếp thị liên tục để duy trì một công ty niêm yết).
Các công ty niêm yết phải đáp ứng các tiêu chuẩn báo cáo bắt buộc do Cơ quan
Chính phủ quy định và phải liên tục nộp báo cáo cho SSC. SSC đặt ra các yêu cầu báo
cáo nghiêm ngặt đối với các công ty niêm yết. Các yêu cầu này bao gồm việc công khai
báo cáo kinh doanh và báo cáo tài chính hàng năm.
Các cơng ty cũng phải nộp báo cáo tài chính hàng quý và các báo cáo tình hình
hiện tại để báo cáo khi xảy ra một số sự kiện nhất định, chẳng hạn như bầu giám đốc mới
hoặc hoàn thành thương vụ mua lại. Ngồi ra, các cổ đơng đủ điều kiện có quyền nhận
các tài liệu và thông báo cụ thể về các hoạt động kinh doanh của công ty.
Cuối cùng, một khi công ty niêm yết, công ty phải chịu trách nhiệm trước các cổ
đơng của mình. Các cổ đơng bầu ra một hội đồng quản trị thay mặt họ giám sát hoạt động
của công ty. Hơn nữa, một số hoạt động nhất định – chẳng hạn như sáp nhập và mua lại;
một số thay đổi và sửa đổi cấu trúc công ty… phải được đưa ra để nhận được sự chấp
thuận của cổ đơng. Điều này có nghĩa là cổ đơng có thể kiểm sốt nhiều quyết định của
cơng ty một cách hiệu quả.
2.1.1.2. Cơ cấu tổ chức của công ty niêm yết
Là một công ty cổ phần/ công ty đại chúng, cơng ty niêm yết trước hết có đầy đủ
các đặc điểm về cơ cấu tổ chức nội bộ theo quy định. Căn cứ Luật Doanh nghiệp năm
2014 thiết kế hai mơ hình cơ cấu tổ chức của CTCP để các cổ đơng khi thành lập cơng ty

này có quyền lựa chọn: 
(i)

Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ), HĐQT, Ban kiểm soát, Giám đốc/Tổng giám
đốc; 

19

h


(ii)

ĐHĐCĐ, HĐQT (bao gồm các thành viên độc lập và Ban kiểm tốn nội bộ); Giám
đốc/Tổng giám đốc.
Như vậy, có thể nhận thấy, sự khác biệt căn bản giữa hai mơ hình tổ chức thể hiện

qua việc có hay khơng sự tham gia của Ban kiểm soát hay Ban kiểm tốn nội bộ và thành
viên độc lập.
Thứ nhất, mơ hình tổ chức của CTCP có sự tham gia của Ban kiểm sốt
Đối với ĐHĐCĐ, có thể nhận thấy, “một trong những đặc điểm của CTCP là quản
lý tập trung thông qua cơ cấu Hội đồng. Về nguyên tắc, cơ cấu tổ chức và phân phối
quyền lực trong cơ cấu tổ chức là cơng việc nội bộ của các nhà đầu tư”. Cịn theo quy
định tại Điều 135 Luật Doanh nghiệp năm 2014, ĐHĐCĐ gồm tất cả các cổ đơng có
quyền biểu quyết và đây chính là cơ quan có thẩm quyền quyết định cao nhất của CTCP.
Về nguyên tắc, “cổ đông không có quyền biểu quyết thì khơng được tham dự Đại hội đó
là cổ đơng ưu đãi cổ tức và cổ đơng ưu đãi hồn lại”. Mặc dù vậy, ĐHĐCĐ lại không
thường xuyên hoạt động như HĐQT mà chỉ họp thường niên mỗi năm một lần. Tuy
nhiên, trong một số trường hợp nếu xét thấy cần thiết thì ĐHĐCĐ có thể họp bất thường.
Về HĐQT, có ý kiến cho rằng, “HĐQT là cơ quan quyền lực mang tính hạt nhân

trong CTCP”. Điều này thể hiện tầm quan trọng và vai trò đặc biệt của HĐQT đối với
CTCP. Bởi lẽ, đây chính là cơ quan quản lý của CTCP và là cơ quan có tồn quyền nhân
danh cơng ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của CTCP nếu không thuộc
thẩm quyền của ĐHĐCĐ. Trên thực tế, HĐQT là cơ quan chịu trách nhiệm duy trì mọi
hoạt động của CTCP, nên quyền hạn của cơ quan này rất lớn. Theo quy định hiện nay,
HĐQT sẽ có từ 03 đến 11 thành viên và hoạt động trong nhiệm kỳ không quá 05 năm
nhưng thành viên có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Do chịu trách
nhiệm quản lý điều hành mọi công việc quan trọng của CTCP, nên vai trị, khả năng,
trình độ hay đạo đức của từng thành viên HĐQT rất được đề cao. Về nguyên tắc, các
thành viên phải đáp ứng khá nhiều tiêu chuẩn và điều kiện để có thể trở thành thành viên
20

h



×