Tải bản đầy đủ (.pdf) (267 trang)

Quản lí hoạt động tư vấn hướng nghiệp cho học sinh thpt ở các tỉnh miền đông nam bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.97 MB, 267 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN TRẦN VĨNH LINH

QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN
HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Ở CÁC TỈNH MIỀN ĐÔNG NAM BỘ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Thành phố Hồ Chí Minh- 2021



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN TRẦN VĨNH LINH

QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN
HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở CÁC
TỈNH MIỀN ĐÔNG NAM BỘ
Chuyên ngành : Quản lí giáo dục
Mã số

: 62 14 01 14

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC



Cán bộ hướng dẫn khoa học:
1. GS. TS ĐOÀN VĂN ĐIỀU
2. TS. VÕ VĂN NAM

Thành phố Hồ Chí Minh- 2021



LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng bản thân tôi. Các số
liệu trong luận án là trung thực.
Kết quả của luận án chưa từng được ai cơng bố trong bất kì cơng trình nào.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 04 tháng 04 năm 2021
Tác giả luận án

Nguyễn Trần Vĩnh Linh



MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục kí hiệu và chữ viết tắt
Danh mục hình
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN
HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH


TRUNG HỌC

PHỔ THÔNG ...................................................................................... 11
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ........................................................................ 11
1.1.1. Nghiên cứu ở nước ngoài........................................................................ 11
1.1.2. Nghiên cứu ở Việt Nam .......................................................................... 20
1.2. Các khái niệm công cụ của đề tài .................................................................. 30
1.2.1. Khái niệm tư vấn ..................................................................................... 30
1.2.2. Khái niệm hướng nghiệp ......................................................................... 31
1.2.3. Khái niệm tư vấn hướng nghiệp .............................................................. 33
1.2.4. Khái niệm tư vấn hướng nghiệp ở trường trung học phổ thông.............. 36
1.2.5. Khái niệm hoạt động tư vấn hướng nghiệp ở trường trung học
phổ thông ................................................................................................. 37
1.2.6. Khái niệm quản lí .................................................................................... 37
1.2.7. Khái niệm quản lí hoạt động tư vấn hướng nghiệp ở trường trung học
phổ thông ................................................................................................. 38
1.3. Hoạt động tư vấn hướng nghiệp cho học sinh ở trường trung học
phổ thơng ........................................................................................................ 39
1.3.1. Mục đích ................................................................................................. 39
1.3.2. Nhiệm vụ................................................................................................. 41
1.3.3. Nội dung ................................................................................................. 42
1.3.4. Phương pháp ........................................................................................... 45
1.3.5. Hình thức ................................................................................................ 47


1.3.6. Kiểm tra, đánh giá .................................................................................. 49
1.3.7. Điều kiện thực hiện ................................................................................. 50
1.4. Quản lí hoạt động tư vấn hướng nghiệp cho học sinh ở trường trung học
phổ thông ..................................................................................................... 52

1.4.1. Phân cấp quản lí hoạt động tư vấn hướng nghiệp ở trường trung học
phổ thông............................................................................................... 52
1.4.2. Tầm quan trọng của quản lí hoạt động tư vấn hướng nghiệp cho học
sinh ở trường trung học phổ thông ........................................................ 53
1.4.3. Nội dung quản lí hoạt động tư vấn hướng nghiệp cho học sinh ở
trường trung học phổ thông.................................................................... 54
1.4.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động tư vấn hướng nghiệp
cho học sinh ở trường trung học phổ thông ........................................... 62
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ......................................................................................... 67
Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN HƯỚNG
NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở
MIỀN ĐÔNG NAM BỘ ..................................................................... 69
2.1. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội và giáo dục ở miền Đông Nam bộ ....... 69
2.1.1. Về phát triển kinh tế - xã hội và giáo dục ở các tỉnh vùng Đông
Nam Bộ.................................................................................................. 69
2.1.2. Về giáo dục trung học phổ thông ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ ........ 72
2.2. Tổ chức điều tra thực trạng quản lí hoạt động tư vấn hướng nghiệp cho
học sinh trung học phổ thông ở miền Đông Nam Bộ .................................... 75
2.2.1. Mục tiêu điều tra ..................................................................................... 75
2.2.2. Nội dung điều tra .................................................................................... 75
2.2.3. Công cụ điều tra ...................................................................................... 76
2.2.4. Phương pháp điều tra .............................................................................. 77
2.2.5. Tiến hành điều tra ................................................................................... 77
2.2.6. Cách xử lí và đánh giá kết quả điều tra .................................................. 79
2.3. Kết quả điều tra .............................................................................................. 81


2.3.1. Thực trạng hoạt động tư vấn hướng nghiệp cho học sinh trung học
phổ thông miền Đông Nam Bộ .............................................................. 81
2.3.2. Thực trạng quản lí hoạt động tư vấn hướng nghiệp cho học sinh trung

học phổ thông miền Đông Nam Bộ ....................................................... 100
2.4. Đánh giá chung ............................................................................................ 115
2.4.1. Những kết quả đã đạt được ................................................................... 115
2.4.2. Hạn chế ................................................................................................. 117
2.4.3. Nguyên nhân ......................................................................................... 119
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ....................................................................................... 122
Chương 3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG TƯ
VẤN HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ
THÔNG Ở MIỀN ĐÔNG NAM BỘ ............................................... 125
3.1. Cơ sở xây dựng và nguyên tắc đề xuất biện pháp ....................................... 125
3.1.1. Cơ sở đề xuất biện pháp........................................................................ 125
3.1.2. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp ........................................................ 126
3.2. Một số biện pháp quản lí hoạt động tư vấn hướng nghiệp cho học sinh
trường trung học phổ thông ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ ....................... 128
3.2.1. Biện pháp 1. Tăng cường sự tổ chức và chỉ đạo của Hiệu trưởng về
việc thực hiện hoạt động tư vấn hướng nghiệp theo nhu cầu tư vấn
hướng nghiệp của học sinh trung học phổ thông ................................ 129
3.2.2. Biện pháp 2. Xây dựng và triển khai kế hoạch bồi dưỡng năng lực
tư vấn hướng nghiệp cho đội ngũ tư vấn hướng nghiệp trong trường
trung học phổ thông ............................................................................ 135
3.2.3. Biện pháp 3. Hoàn thiện chức năng chỉ đạo của hiệu trưởng về kiểm
tra, đánh giá hoạt động tư vấn hướng nghiệp trường trung học phổ
thông .................................................................................................... 142
3.2.4. Biện pháp 4. Bổ sung quy chế về quản lí hoạt động tư vấn hướng
nghiệp cho đội ngũ tham gia hoạt động tư vấn hướng nghiệp của
trường trung học phổ thông................................................................. 145
3.3. Mối liên hệ giữa các biện pháp .................................................................... 149


3.4. Khảo nghiệm các biện pháp quản lí hoạt động tư vấn hướng nghiệp cho

học sinh trường trung học phổ thơng ở miền Đơng Nam bộ ....................... 150
3.4.1. Mục đích khảo nghiệm ......................................................................... 150
3.4.2. Nội dung khảo nghiệm ......................................................................... 150
3.4.3. Phương pháp, công cụ khảo nghiệm..................................................... 150
3.4.4. Tổ chức khảo nghiệm ........................................................................... 151
3.4.5. Kết quả khảo nghiệm ............................................................................ 151
3.5. Thực nghiệm biện pháp 1. Tăng cường sự tổ chức và chỉ đạo của Hiệu
trưởng về việc thực hiện hoạt động tư vấn hướng nghiệp theo nhu cầu tư
vấn hướng nghiệp của học sinh trung học phổ thông ở miền Đông Nam
Bộ ................................................................................................................. 154
3.5.1. Mục đích thực nghiệm .......................................................................... 154
3.5.2. Nội dung thực nghiệm .......................................................................... 155
3.5.3. Phương pháp, công cụ thực nghiệm ..................................................... 155
3.5.4. Tiêu chuẩn và thang đánh giá thực nghiệm .......................................... 156
3.5.5. Cách thức tiến hành thực nghiệm ......................................................... 157
3.5.6. Kết quả thực nghiệm............................................................................. 161
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ....................................................................................... 171
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...................................................................... 173
DANH MỤC CƠNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ......................... 181
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 183
PHỤ LỤC


DANH MỤC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

STT

Giải nghĩa

Viết tắt


1.

CBĐTN

Cán bộ Đồn thanh niên

2.

CBQL

Cán bộ quản lí

3.

CĐ, ĐH

Cao đẳng và đại học

4.

ĐLC

Độ lệch chuẩn

5.

ĐTB

Điểm trung bình


6.

GD&ĐT

Giáo dục và Đào tạo

7.

GDHN

Giáo dục hướng nghiệp

8.

GV

Giáo viên

9.

GVBM

Giáo viên bộ môn

10.

GVCN

Giáo viên chủ nhiệm


11.

GVGDKT

Giáo viên giảng dạy kĩ thuật

12.

HS

Học sinh

13.

Nxb

Nhà xuất bản

14.

THCS

Trung học cơ sở

15.

TTCN

Trung cấp chuyên nghiệp


16.

TVHN

Tư vấn hướng nghiệp

17.

TH

Thứ hạng

18.

THPT

Trung học phổ thông

19.

(Tr.

Trang


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.

Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế vùng Đông Nam Bộ....................... 70


Bảng 2.2.

Quy mô của các trường THPT các tỉnh miền Đông Nam Bộ ............. 72

Bảng 2.3.

Số lượng và thành phần mẫu trưng cầu ý kiến của các trường
THPT miền Đông Nam Bộ ................................................................. 78

Bảng 2.4.

Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động TVHN ........ 82

Bảng 2.5.

Mức độ hiểu biết của HS về thị trường lao động và nghề nghiệp
dự định chọn ....................................................................................... 83

Bảng 2.6.

Mức độ ảnh hưởng của các đối tượng đến việc chọn nghề của HS .... 85

Bảng 2.7.

Mức độ và kết quả thực hiện mơ hình hoạt động TVHN cho HS ở
các trường THPT miền Đông Nam Bộ ............................................... 88

Bảng 2.8.


Mức độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ TVHN cho HS ở các
trường THPT miền Đông Nam Bộ ..................................................... 89

Bảng 2.9.

Mức độ và kết quả thực hiện nội dung TVHN cho HS ở các
trườngTHPT miền Đông Nam Bộ ...................................................... 90

Bảng 2.10.

Mức độ và kết quả thực hiện phương pháp TVHN cho HS ở các
trường THPT miền Đông Nam Bộ ..................................................... 91

Bảng 2.11.

Mức độ và kết quả thực hiện hình thức TVHN cho HS ở các
trường THPT miền Đông Nam Bộ ..................................................... 92

Bảng 2.12.

Kết quả đạt được của hoạt động TVHN cho HS trường THPT
miền Đông Nam Bộ ............................................................................ 94

Bảng 2.13.

Kết quả đạt được từ hoạt động TVHN của trường thông qua sự tự
tin của HS............................................................................................ 96

Bảng 2.14.


Kết quả đạt được của quản lí hoạt động TVHN tại trường THPT
miền Đông Nam Bộ .......................................................................... 100

Bảng 2.15.

Mức độ và kết quả thực hiện việc lập kế hoạch TVHN cho HS ở
các trường THPT miền Đông Nam Bộ ............................................. 103

Bảng 2.16.

Mức độ và kết quả thực hiện việc tổ chức hoạt động TVHN cho
HS ở các trường THPT miền Đông Nam Bộ .................................... 105


Bảng 2.17.

Mức độ và kết quả thực hiện chỉ đạo hoạt động TVHN cho HS ở
các trường THPT miền Đông Nam Bộ ............................................. 107

Bảng 2.18.

Mức độ và kết quả thực hiện việc kiểm tra đánh giá hoạt động
TVHN cho HS ở các trường THPT miền Đông Nam Bộ ................. 111

Bảng 2.19.

Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quản lí hoạt động TVHN
cho HS ở các trường THPT miền Đông Nam Bộ ............................. 113

Bảng 3.1.


Quy ước các mức thang đo dùng trong khảo nghiệm ....................... 151

Bảng 3.2.

Đánh giá sự cần thiết của các biện pháp đề xuất .............................. 152

Bảng 3.3.

Đánh giá tính khả thi của các biện pháp đề xuất .............................. 153

Bảng 3.4.

Tiêu chí đánh giá kết quả TVHN qua thực nghiệm .......................... 156

Bảng 3.5.

Mức độ quan tâm đến hoạt động TVHN của nhóm thực nghiệm
và nhóm đối chứng............................................................................ 162

Bảng 3.6.

Sự hiểu biết của HS về nghề định chọn ............................................ 163

Bảng 3.7.

So sánh căn cứ chọn nghề của HS .................................................... 164

Bảng 3.8.


Sự cần thiết của việc trang bị các phẩm chất, kĩ năng của nghề ....... 165


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Cấu trúc tổ chức nhân sự quản lí hoạt động TVHN ................................ 58
Hình 2.1. Mức độ hài lòng của HS về các hoạt động TVHN ở trường THPT
miền Đông Nam Bộ ................................................................................ 86


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Thế giới trong thế kỉ XXI đang tiến hành cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, thời
kì của kĩ thuật số, cơng nghệ sinh học và Robot thế hệ mới, do đó, cũng mang đến
những thách thức đối với nguồn nhân lực Việt Nam. Theo Tổ chức Lao động quốc
tế, nước ta là một trong những nước chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ cách mạng công
nghiệp 4.0. Những ngành sử dụng nhiều lao động phổ thông sẽ chịu tác động lớn,
nguy cơ thất nghiệp cao do sự phát triển của công nghệ tự động và trí tuệ nhân tạo.
Việt Nam sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức về chất lượng nguồn nhân lực như
trình độ chun mơn kĩ thuật của lao động cịn thấp cũng như năng suất lao động thấp
hơn nhiều nước trong khu vực ASEAN… Mặc dù chúng ta có dân số hơn 96 triệu
người, đứng thứ 14 thế giới, thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á và đang trong thời kì
dân số vàng. Nhưng trình độ chun mơn kĩ thuật vào q 4 năm 2017 (ước tính) cịn
thấp, người có trình độ đại học trở lên chỉ là 5.264.480; 1.567.030 người tốt nghiệp
cao đẳng chuyên nghiệp; 2.110.850 người trình độ trung cấp chuyên nghiệp (TCCN);
2.957.680 người kết thúc dạy nghề từ 3 tháng trở lên; người khơng có trình độ chuyên
môn kĩ thuật là 42.867.230. Nguồn nhân lực chưa qua đào tạo chiếm 78,3%, một tỉ lệ
khá cao; 5,4% qua dạy nghề từ 3 tháng trở lên; 3,9% qua TCCN; 2,9% qua cao đẳng
chuyên nghiệp; và 9,6% qua đại học trở lên (Trung tâm Thông tin - Tư liệu, Viện

Nghiên cứu quản lí kinh tế Trung ương, 2018). Giải quyết được những thách thức
trên không thể không qua con đường giáo dục. Vì giáo dục và đào tạo có vị trí và vai
trị đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển mỗi quốc gia và dân tộc, nó thúc đẩy sự
nghiệp cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa, là điều kiện phát huy nguồn lực của con
người.
Ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước nhận thức về tầm quan trọng của giáo dục từ
rất lâu, Luật Giáo dục của Quốc hội số 11/1998/QH 10 ngày 01 tháng 12 năm 1998
đã khẳng định “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu” và Nghị quyết 29-NQ/TW
ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI xác định quan điểm chỉ đạo “Giáo
dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn


2

dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương
trình, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội”. Nghị quyết này cũng xác định rõ mục tiêu
cụ thể về giáo dục phổ thơng “tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm
chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp
cho HS” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2014). Từ nhiều năm nay, quán triệt các chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về giáo dục nói chung và giáo dục hướng
nghiệp (GDHN) nói riêng với “mục đích chủ yếu của GDHN là phát hiện, bồi dưỡng
tiềm năng sáng tạo của cá nhân, giúp họ hiểu mình và hiểu yêu cầu của nghề, chuẩn
bị cho họ sự sẵn sàng tâm lí đi vào những nghề mà các thành phần kinh tế trong xã
hội đang cần nhân lực, trên cơ sở đó đảm bảo sự phù hợp nghề cho mỗi cá nhân”.
Đồng thời thực hiện “nhiệm vụ của GDHN cho HS phổ thông là: Giáo dục thái độ
lao động và ý thức đúng đắn với nghề nghiệp; cho HS làm quen với một số nghề phổ
biến trong xã hội và các nghề truyền thống của địa phương; tìm hiểu năng khiếu,
khuynh hướng nghề nghiệp của từng HS để khuyến khích, hướng dẫn và bồi dưỡng
khả năng nghề nghiệp thích hợp nhất; động viên HS đi vào những nghề, những nơi
đang cần.” (Bộ GD&ĐT, 2013, trang (tr.) 11-12). Vào tháng 5 năm 2018, Thủ tướng

Chính phủ đã ra quyết định phê duyệt đề án “GDHN và định hướng phân luồng HS
trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018 - 2025”, đây là một định hướng mới cho
GDHN nói chung và hoạt động tư vấn hướng nghiệp (TVHN) nói chung. Trong đó
đã xác định rõ về TVHN ở mục tiêu cụ thể đến năm 2020 là: “Khoảng 55% trường
trung học cơ sở (THCS), 60% trường trung học phổ thơng (THPT) có giáo viên (GV)
kiêm nhiệm làm nhiệm vụ TVHN đáp ứng yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ; đối
với các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 50% đối
với cả hai cấp học trên.” (Thủ tướng Chính phủ, 2018).
Công tác GDHN bước đầu đã thu được những kết quả đáng khích lệ. Nhưng
vẫn cịn tỉ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi năm 2016 là 2,30%, trong đó khu
vực thành thị là 3, 18%; khu vực nông thôn là 1,86%. Tỉ lệ thất nghiệp của thanh niên
(từ 15-24 tuổi) cùng năm là 7,34%, trong đó khu vực thành thị là 11,30%; khu vực
nông thôn là 5, 74%. Tỉ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi lao động năm
2016 là 1,64%, thấp hơn mức 1,89% của năm 2015 và 2,40% của năm 2014 (Dẫn
theo Tổng cục Thống kê về tình hình kinh tế xã hội năm 2016). Vào quý III năm


3

2017, số người thất nghiệp có trình độ đại học trở lên là 237 nghìn người, tăng 53, 9
nghìn người so với q II. Bên cạnh đó, với mục đích cuối cùng của GDHN là “tiến
hành TVHN cho HS nhằm giúp các em chọn được nghề, chọn được ngành và chọn
được trường” (Đặng Danh Ánh, 2007, tr.7). Một trong những nguyên nhân cơ bản
dẫn đến tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm trong thanh niên, thậm chí sinh viên
tốt nghiệp đại học là do hoạt động TVHN chưa mang lại hiệu quả.
Trong 05 tỉnh miền Đơng Nam Bộ có tổng cộng 164 trường THPT với khoảng
68596 HS lớp 12 (Theo bảng tổng hợp số liệu thí sinh đăng khí dự tuyển kì thi THPT
quốc gia 2017 của 5 tỉnh), cho thấy nhu cầu TVHN của HS rất cao. Hoạt động TVHN
đã và đang được tăng cường thông qua nhiều hình thức, với nội dung GDHN theo xu
hướng đổi mới. Nhưng phần lớn những hoạt động này chỉ theo phong trào, diễn ra ở

một thời gian nhất định, nhàm chán nên chưa thu hút được sự tham gia của HS. Hoạt
động TVHN chưa tạo được hứng thú và mang lại niềm tin trong việc chọn nghề, chọn
trường cho HS sau khi tốt nghiệp THPT. Một trong những nguyên nhân dẫn đến hoạt
động TVHN chưa mang lại hiệu quả là do hạn chế trong quản lí hoạt động này quản lí
hoạt động này còn nhiều bất cập, chưa mang lại hiệu quả thiết thực. Nghiên cứu quản
lí hoạt động TVHN cho HS THPT chưa làm rõ và đầy đủ cơ sở lí luận, chỉ hệ thống
cơ sở lí luận về quản lí hoạt động TVHN theo quan điểm quản lí về mục tiêu, nội
dung, phương pháp, hình thức và điều kiện thực hiện.
Từ những lí do trên, có thể thấy việc thực hiện luận án “Quản lí hoạt động
TVHN cho HS THPT ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ” theo tiếp cận chức năng
quản lí: Lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra có ý nghĩa thiết thực. Kết quả của
luận án là những biện pháp quản lí hoạt động TVHN nhằm góp phần nâng cao chất
lượng GDHN nói chung và chất lượng THVN nói riêng.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và đánh giá thực trạng, luận án đề xuất một số
biện pháp quản lí hoạt động TVHN trong các trường THPT nhằm quản lí hoạt động
và nâng cao chất lượng TVHN cho HS THPT ở miền Đông Nam Bộ.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Căn cứ vào mục đích nghiên cứu trên, luận án đề ra những nhiệm vụ cụ thể
sau đây:


4

- Xác định cơ sở lí luận về quản lí hoạt động TVHN trong các trường THPT;
- Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lí hoạt động TVHN trong các trường
THPT ở miền Đông Nam Bộ;
- Đề xuất một số biện pháp quản lí hoạt động TVHN trong các trường THPT
ở miền Đông Nam Bộ.
4. Câu hỏi nghiên cứu

Luận án tập trung vào giải quyết các câu hỏi nghiên cứu sau:
- Nghiên cứu hoạt động TVHN và quản lí hoạt động TVHN được dựa trên nền
tảng lí thuyết nào?
- Thực trạng hoạt động TVHN và quản lí hoạt động TVHN trong các trường
THPT ở miền Đông Nam Bộ hiện nay như thế nào?
- Những yếu tố cơ bản/chính nào ảnh hưởng đến quản lí hoạt động TVHN trong
các trường THPT ở miền Đơng Nam Bộ?
- Vì sao kết quả quản lí hoạt động TVHN trong các trường THPT ở miền Đơng
Nam Bộ cịn yếu?
- Những biện pháp quản lí hoạt động TVHN nào cần thực hiện để nâng cao
chất lượng hoạt động TVHN trong các trường THPT ở miền Đông Nam Bộ?
5. Giả thuyết khoa học
Hoạt động TVHN trong các trường THPT ở miền Đông Nam Bộ đã đạt được
một số kết quả khả quan, tuy nhiên vẫn tồn tại những hạn chế như chưa xác định được
nhu cầu TVHN của HS, năng lực TVHN của đội ngũ tư vấn cịn yếu. Có nhiều ngun
nhân dẫn đến tình trạng trên, trong đó, nguyên nhân cơ bản là do thực hiện quản lí
hoạt động TVHN cịn yếu. Nếu áp dụng các biện pháp quản lí theo chức năng quản
lí và phù hợp với những điểm đặc thù của hoạt động TVHN thì sẽ góp phần nâng cao
hiệu quả quản lí hoạt động TVHN cho HS THPT tại các tỉnh miền Đông Nam Bộ.


5

6. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Cơng tác quản lí hoạt động TVHN cho HS THPT.
- Đối tượng nghiên cứu: Quản lí hoạt động TVHN trong các trường THPT ở
các tỉnh miền Đông Nam Bộ.
7. Giới hạn nghiên cứu
- Về địa bàn nghiên cứu: Luận án này chỉ tập trung nghiên cứu 20 trường ở
03 tỉnh, trong đó:

+ Bà Rịa - Vũng Tàu gồm 06 trường là: THPT Châu Thành, THPT Nguyễn
Trãi, THPT Nguyễn Văn Cừ, THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, THPT Ngô Quyền, THPT
Phú Mỹ;
+ Bình Dương gồm 04 trường: THPT Võ Minh Đức, THPT Bình An, THPT
Bình Phú, THPT Phan Bội Châu;
+

Đồng Nai gồm 10 trường: THPT Thanh Bình, THPT Ngọc Lâm, THPT Chu

Văn An, THPT Xuân Lộc, THPT Đắc Lua, THPT Nguyễn Đình Chiểu, THPT Nhơn
Trạch, THPT Phước Thiền, THPT Tơn Đức Thắng và THPT Vĩnh Cửu.
- Về đối tượng nghiên cứu: Có nhiều cấp cùng tham gia quản lí hoạt động
TVHN cho HS THPT, đề tài tập trung nghiên cứu quản lí của Hiệu trưởng trong mối
tương tác phân cấp quản lí đối với TVHN ở các trường THPT.
- Về đối tượng khảo sát: Khảo sát 2863 người ở 20 trường THPT cơng lập,
trong đó:35 Cán bộ quản lí (CBQL), 462 GV và 2366 HS.
- Về thời gian điều tra, thực nghiệm
+ Thời gian điều tra thực trạng: Từ tháng 09 năm 2016 đến tháng 4 năm 2017.
+ Thời gian thực nghiệm: Từ tháng 09 năm 2017 đến tháng 2 năm 2018.
8. Các cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
8.1. Cách tiếp cận
- Tiếp cận theo chức năng quản lí: Về căn bản có bốn chức năng chính mà
các nhà quản lí phải thực hiện. Đó là các cơng việc lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, và
kiểm tra; và chúng có thể được dùng như là một cách phân loại cơ bản về kiến thức
quản lí. Bản chất của quản lí là phối hợp các nỗ lực của con người thơng qua bốn
chức năng nói trên để đạt các mục tiêu đề ra. Nói một cách khác, các chức năng quản


6


lí là bộ khung để tổ chức các kiến thức quản lí trong nó. Với tinh thần đó, luận án sẽ
nghiên cứu việc quản lí hoạt động TVHN bằng cách tiếp cận bốn chức năng
chủ yếu này.
- Tiếp cận theo lí thuyết hoạt động: Việc nghiên cứu quản lí TVHN cho HS
THPT được thực hiện theo nguyên tắc thông qua hoạt động và bằng hoạt động. Trong
quá trình nghiên cứu, cần tập trung vào các hoạt động TVHN của GV ở THPT, hoạt
động tự nhận thức và đánh giá bản thân của HS, quá trình lựa chọn nghề của HS, các
hoạt động quản lí hoạt động TVHN của hiệu trưởng liên quan đến giáo viên chủ
nhiệm (GVCN), giáo viên bộ mơn (GVBM) và cán bộ Đồn thanh niên (CBĐTN) ở
THPT.
- Tiếp cận theo hệ thống - cấu trúc: Bản thân hoạt động GDHN là một hệ
thống cấu trúc trọn vẹn được thực hiện thông qua nhiều con đường khác nhau, trong
đó TVHN là một khâu trong GDHN chứ khơng phải là một hoạt động độc lập. Do
đó, khi nghiên cứu quản lí hoạt động TVHN cần phải đặt trong mối quan hệ thống
nhất giữa GDHN, TVHN và quản lí hoạt động TVHN phù hợp với hoàn cảnh và điều
kiện thực tế trong các trường THPT ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
- Tiếp cận theo lịch sử- logic: Hoạt động TVHN của nước ta đã có từ lâu. Nó
chịu sự tác động và ảnh hưởng bởi những yếu tố nhất định trong quá trình lịch sử xã
hội Việt Nam, đơi khi rất được chú trọng nhưng cũng có lúc bị thờ ơ. Vì thế, khi
nghiên cứu cần chú ý về các giai đoạn phát triển kinh tế, xã hội và giáo dục. Để đề
xuất các biện pháp có tính khả thi và thực sự cần thiết.
8.2. Phương pháp nghiên cứu
 Phương pháp nghiên cứu lí luận
Phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp phân tích- tổng hợp và phương
pháp hệ thống hóa từ các tài liệu, văn bản, luận án tiến sĩ về GDHN và quản lí giáo
dục, TVHN và quản lí hoạt động TVHN cho HS THPT trong và ngồi nước để xác
định cơ sở lí luận về quản lí hoạt động TVHN trong các trường THPT.
 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
-


Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Tiến hành điều tra bằng bảng hỏi cho CBQL và GV khi xác định thực trạng.
Tiến hành điều tra bằng bảng hỏi cho HS khi xác định thực trạng hoạt động


7

TVHN tại trường THPT.
 Mục đích: Điều tra bằng bảng hỏi nhằm xác định thực trạng hoạt động
TVHN và quản lí hoạt động TVHN cho HS lớp 12 ở trường THPT thuộc 03 tỉnh Bà
Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương và Đồng Nai.
 Đối tượng: 2863 người ở 20 trường THPT công lập, bao gồm: Khảo sát 2863
người ở 20 trường THPT cơng lập, trong đó: 35 CBQL, 462 GV và 2366 HS.
 Nội dung: Đối với CBQL và GV (gồm GVCN, GVBM, CBĐTN), trưng cầu
ý kiến về thực trạng hoạt động TVHN và quản lí hoạt động TVHN. Đối với HS, trưng
cầu ý kiến về thực trạng hoạt động TVHN.
-

Phương pháp phỏng vấn
 Mục đích: Nhằm làm rõ hơn những thơng tin thu được về hoạt động TVHN

ở THPT và các vấn đề khác từ thực tiễn được minh họa bằng lời phát biểu, lời nói của
CBQL, GV và HS THPT.
 Đối tượng phỏng vấn: 10 CBQL, 15 GV và với 44 HS (04 HS/nhóm thuộc
THPT), những đối tượng này được chọn từ trong 2863 người.
 Nội dung phỏng vấn: Trò chuyện với CBQL và GVCN nhằm thu thập thêm
thông tin về thực trạng hoạt động TVHN cũng như thực trạng, ngun nhân và biện
pháp quản lí hoạt động TVHN. Tìm hiểu, nói chuyện với HS về thực trạng hoạt động
TVHN trong nhà trường hiện nay.
-


Phương pháp thực nghiệm
Tiến hành thực nghiệm nhằm đánh giá tính hiệu quả của hai biện pháp quản lí

hoạt động TVHN tại một trường THPT. Các nhóm đối chứng và thực nghiệm được
chọn có sự tương đương nhau.
-

Phương pháp chuyên gia
Phương pháp chuyên gia được sử dụng để khảo nghiệm tính cần thiết và khả

thi của các biện pháp đã đề xuất trong đề tài.
-

Đối tượng khảo nghiệm: 30 CBQL và GV cốt cán của 20 trường THPT miền

Đông Nam Bộ.
-

Nội dung khảo nghiệm: Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện

pháp quản lí hoạt động TVHN trong các trường THPT miền Đơng Nam Bộ.
Bên cạnh đó, phương pháp này cịn được dùng khi trao đổi với 2 phó hiệu


8

trưởng và 4 tổ trưởng tổ chuyên môn về lợi ích từ xác định nhu cầu TVHN của HS.
-


Phương pháp hỗ trợ
Phương pháp thống kê toán học, phần mềm SPSS for Win, phiên bản 20 để xử

lí các số liệu thu được trong điều tra bằng bảng hỏi và thực nghiệm.
9. Những luận điểm bảo vệ
- Quản lí hoạt động TVHN ở trường phổ thơng là một q trình và được thực
hiện theo 4 chức năng của quản lí giáo dục: chức năng kế hoạch, chức năng tổ chức,
chức năng chỉ đạo và chức năng kiểm tra, đánh giá. Bên cạnh đó, hoạt động này có
sự tác động của chủ thể quản lí đến đối tượng bị quản lí thơng qua các cơng cụ quản
lí trong phạm vi nhà trường.
- Hoạt động TVHN ở trường phổ thông trong các tỉnh miền Đông Nam Bộ đã
đạt được những kết quả nhất định nhưng hiệu quả và chất lượng còn hạn chế. Hiệu
quả và chất lượng hoạt động TVHN được nâng cao khi:
+ Hiệu trưởng thực hiện đầy đủ và hoàn thành 4 chức năng quản lí hoạt động
TVHN ở trường THPT;
+ GVCN, GVBM, CBĐTN có năng lực về TVHN;
+ Có sự chỉ đạo sâu sát từ chủ thể quản lí (Hiệu trưởng) đến đối tượng bị quản lí
(GVCN, GVBM, CBĐTN) và đối tượng được TVHN (HS).
10. Đóng góp mới của luận án
10.1. Về lí luận
- Tổng hợp và hệ thống hóa lí luận về hoạt động TVHN và quản lí hoạt động
TVHN. Trong đó, làm rõ các khái niệm như tư vấn, hướng nghiệp, TVHN, TVHN ở
trường THPT, hoạt động TVHN ở trường THPT, quản lí, quản lí hoạt động TVHN ở
trường phổ thông. Đồng thời mô tả chi tiết mục đích và nhiệm vụ, nội dung, phương
pháp, hình thức, kiểm tra và đánh giá, điều kiện thực hiện hoạt động TVHN. Trình
bày rõ ràng về tầm quan trọng, bốn chức năng quản lí (lập kế hoạch, tổ chức thực
hiện, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra, đánh giá) và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí
hoạt động TVHN cho HS ở trường THPT.
- Vận dụng lí luận về bốn chức năng quản lí giáo dục cơ bản trong quản lí hoạt
động TVHN cho HS trong trường THPT.



9

10.2. Về thực tiễn
- Khảo sát và đánh giá thực trạng TVHN, quản lí hoạt động TVHN trong 20
trường THPT ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ.
- Xác định được hạn chế và bất cập về TVHN và quản lí hoạt động TVHN trong
20 trường THPT ở các tỉnh miền Đơng Nam Bộ. Từ đó, phân tích và tìm ra những
nguyên nhân cơ bản dẫn đến các hạn chế và bất cập này.
- Đề xuất 04 biện pháp quản lí hoạt động TVHN nhằm giải quyết những hạn chế
và bất cập trong quản lí hoạt động TVHN cho HS THPT ở các tỉnh miền Đơng Nam
Bộ.
11. Cấu trúc luận án
Ngồi phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo và các phụ lục,
nội dung chính của luận án được trình bày trong ba chương:
Chương 1. Cơ sở lí luận về quản lí hoạt động tư vấn hướng nghiệp trong trường
trung học phổ thông.
Chương 2. Thực trạng quản lí hoạt động tư vấn hướng nghiệp cho học sinh
trung học phổ thông ở miền Đông Nam Bộ.
Chương 3. Đề xuất một số biện pháp quản lí hoạt động tư vấn hướng nghiệp
trong trường trung học phổ thông ở miền Đông Nam Bộ.


10


11

Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG

TƯ VẤN HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Nghiên cứu ở nước ngoài
1.1.1.1. Hoạt động tư vấn hướng nghiệp ở trường trung học phổ thông
Giữa thế kỉ XIX, nhu cầu hướng nghiệp, đặc biệt là tư vấn, tuyển chọn nghề
nghiệp xuất hiện từ chính sự địi hỏi của cuộc sống, khi nền sản xuất tư bản chủ nghĩa
ngày càng phát triển. Các nhà Tâm lí học làm việc trong các doanh nghiệp khi nghiên
cứu sự thích ứng của người cơng nhân đối với công việc đã đi đến kết luận rằng, để
con người có thể làm tốt một cơng việc cụ thể, không chỉ phụ thuộc vào việc tổ chức
dạy nghề như thế nào mà cịn phụ thuộc vào người đó có những năng lực phù hợp với
nghề hay không. Từ phát hiện này, các nhà tâm lí học đề xuất đối với các nhà tuyển
dụng rằng trước khi nhận một ai đó vào một vị trí lao động cần phải tìm hiểu người
ấy có những năng lực phù hợp hay khơng, sau đó mới tiến hành đào tạo.
Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, TVHN thực sự trở thành một lĩnh vực khoa học
độc lập với những cơng trình nghiên cứu lí thuyết điển hình của các nhà tâm lí học tư
vấn Davis (1907), Parsons (1909), Keller và Viteles (1937), Kettell (1880), Gallton
(1883)…
Năm 1907, Davis đã xây dựng cơ sở đào tạo đầu tiên về công tác hướng dẫn
nghề tại Michigan. Tuy nhiên, TVHN, chọn nghề thật sự lớn mạnh kể từ khi Frank
Parsons, người mà sau này được coi là “cha đẻ của hướng nghiệp”, thành lập “Văn
phòng TVHN” ở Boston năm 1908, (Boston’s Vocational Bureau) và xuất bản sách
“Chọn nghề” (Choosing a Vocation) vào năm 1909. Parsons cho rằng công tác hướng
nghiệp phải được thể hiện trong 3 quá trình sau: 1) Sự thấu hiểu một cách rõ ràng về
bản thân, về khả năng, sở thích, hồi bão, nguồn lực cũng như những hạn chế của bạn
đối với nghề; động lực thúc đẩy bạn chọn nghề; 2) Kiến thức về những yêu cầu, điều
kiện của thành công, những thuận lợi và khó khăn; sự đền bù; những cơ hội và những
triển vọng phát triển trong các giới hạn khác nhau của công việc; 3) Hiểu biết về mối



×