Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

Các văn bản quy định các công cụ kinh tế trong quản lý chất thải rắn liên hệ với một doanh nghệp ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (258.14 KB, 33 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
BÀI THẢO LUẬN
Học Phần Kinh Tế Môi Trường
Đề tài:
Các công cụ kinh tế, kinh nghiệm của một số
nước trên thế giới về quản lý chất thải rắn. Liên
hệ với Việt Nam qua một doanh nghiệp hoặc
một địa phương trong việc áp dụng các công cụ
kinh tế trên.
Nhóm 8
Lớp học phần: 1406
Giáo viên hướng dẫn:Nguyễn Nguyệt Nga
Hà Nội, tháng 5 năm 2014
[Type the document title]
LỜI MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT
Việt Nam qua hơn 20 năm đổi mới đã đạt được những thành công lớn nhưng bên
cạnh đó cũng còn rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết, trong đó có vấn đề về
môi trường sống. Các ngành kinh tế càng phát triển thì vấn đề về giải quyết ô
nhiễm môi trường càng trở nên cấp bách. Môi trường không chỉ quan trọng với
một ngành, một nghề, không chỉ đối với một quốc gia mà còn là vấn đề của toàn
nhân loại. Hiện tượng Trái Đất ngày càng nóng lên, băng ở hai đầu cực tan dần,
lỗ thủng tầng Ozon ngày càng to ra đang là mối lo ngại đối với sự tồn tại của
loài người. Nguyên lý phát triển trong thời đại hiện nay là phải gắn phát triển
với bảo vệ môi trường, nó là nền tảng của sự tồn tại.
Bảo vệ môi trường ngày nay đã trở thành một trong những chính sách quan
trọng của Đảng và Nhà nước ta. Bằng những biện pháp và chính sách khác nhau,
Nhà nước ta đang can thiệp mạnh mẽ vào các hoạt động của cá nhân, tổ chức
trong xã hội để bảo vệ các yếu tố của môi trường, ngăn chặn việc gây ô nhiễm,
suy thái và sự cố môi trường. Trong những biện pháp ấy thì pháp luật đóng vai


trò đặc biệt quan trọng. Sự xuất hiện của các công cụ kinh tế trong quản lý môi
trường ngày một nhiều. Nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản
lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì các loại quan hệ kinh tế là
rất đa dạng. Điều đó đòi hỏi không thể chỉ áp dụng một loại công cụ kinh tế mà
còn là sự kết hợp chặt chẽ đồng bộ giữa nhiều công cụ khác nhau.
2
[Type the document title]
2. CHẤT THẢI RẮN – “MỐI LO” CỦA VIỆT NAM
Trong 20 năm qua, Việt Nam đã đạt được những bước tiến đáng kể về phát triển
kinh tế - xã hội.
Từ năm 2005 đến nay, GDP liên tục tăng, bình quân đạt trên 7%/năm.
Năm 2005, tốc độ này đạt 8,43%, là mức tăng trưởng cao nhất trong vòng 9 năm
qua.
Đến cuối năm 2005, dân số Việt Nam là 83.119.900 người.
Từ năm 2000 - 2005, dân số Việt Nam tăng 5,48 triệu người, trong đó tỉ lệ dân
số thành thị tăng từ 24,18% năm 2000 - 26,97% năm 2005, tương ứng tỉ lệ dân
số nông thôn giảm từ 75,82% xuống 73,93%.
Dự báo đến năm 2010, dân số thành thị lên tới 30,4 triệu người, chiếm 33% dân
số và đến năm 2020 là 46 triệu người, chiếm 45% dân số cả nước.
Những năm qua, tốc độ đô thị hóa diễn ra rất nhanh đã trở thành nhân tố tích cực
đối với phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi
ích về kinh tế - xã hội, đô thị hóa quá nhanh đã tạo ra sức ép về nhiều mặt, dẫn
đến suy giảm chất lượng môi trường và phát triển không bền vững, đặc biệt là
chất thải rắn. Lượng chất thải rắn phát sinh tại các đô thị và khu công nghiệp
ngày càng nhiều với thành phần phức tạp cần có những công cụ kinh tế hữu hiệu
để giải quyết vấn đề này.
Trong lĩnh vực quản lý môi trường (QLMT) nói chung và quản lý chất thải rắn
(QLCTR) nói riêng, một hệ thống các công cụ được sử dụng nhằm đem đến hiệu
quả về bảo vệ môi trường cao nhất; bao gồm các công cụ quản lý mang tính kỹ
thuật và các công cụ quản lý hành chính…

Nguồn phát sinh
Tồn trữ, phân loại tại nguồn
3
[Type the document title]
Thu gom
Bãi chôn lấp
Trung chuyển và vận chuyển
Tái sử dụng, tái chế và xử lý
Trên đây là một mô hình về hệ thống quản lý kỹ thuật chất thải rắn đô thị
đang được áp dụng. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả của công tác QLCTR,
ngoài biện pháp quản lý kỹ thuật như trên, những nhà quản lý, những nhà hoạch
định chính sách còn đề xuất sử dụng nhiều biện pháp quản lý khác. Một trong
những cách đang được áp dụng phổ biến hiện nay là sử dụng các công cụ kinh
tế.
3. KẾT CẤU CỦA BÀI THẢO LUẬN
Ngoài phần mở đầu và kết luận bài thảo luận có kết cấu gồm 3 chương tương
úng với 3 vấn đề chính của đề tài thảo luận như sau:
Chương 1: Các văn bản pháp luật quy định các công cụ kinh tế trong quản lý
chất thải rắn
4
[Type the document title]
Chương 2: Kinh nghiệm Thế Giới về việc sử dụng các công cụ kinh tế trong
quản lý chất thải rắn
Chương 3: Công ty cổ phần Nicotex Thanh Thái vi phạm công cụ kinh tế trong
quản lý chất thải rắn: Thuốc trừ sâu

CHƯƠNG 1
CÁC VĂN BẢN QUY ĐỊNH CÁC CÔNG CỤ KINH
TẾ TRONG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN
1.1. TÌM HIỂU CHUNG VỀ CHẤT THẢI RẮN

1.1.1. Khái niệm
5
[Type the document title]
- Chất thải là toàn bộ vật chất mà con người loại bỏ trong quá trình hoạt động
kinh tế - xã hội,bao gồm hoạt đông sản xuất, hoạt động sống và duy trì sự tồn tại
của cộng đồng.
- Chất thải là sản phẩm được phát sinh trong quá trình sinh hoạt của con người,
sản xuất công nghiệp, xây dựng, nông nghiệp, thương mại, du lịch, giao thong,
sinh hoạt tại các gia đình, trường học, các khu dân cư, nhà hàng, khách sạn,
- Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn được sản sinh trong quá trình sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ, sinh hoạt và một số hoạt động khác.
1.1.2. Phân loại chất thải rắn (CTR)
1.1.2.1. Theo nguồn gốc phát sinh
- Chất thải rắn sinh hoạt: phát sinh hằng ngày từ các khu đô thị, làng mạc,
khu dân cư, các trung tâm dịch vụ, công viên
- Chất thải rắn công nghiệp: phát sinh trong quá trình sản xuất công
nghiệp và thủ công nghiệp (gồm nhiều thành phần phức tạp và đa dạng, trong đó
chủ yếu là dạng rắn, lỏng và khí)
- Chất thải rắn nông nghiệp: sinh ra từ các hoạt động nông nghiệp như
trồng trọt, chăn noun, chế biến nông sản trước và sau thu hoạch.
- Chất thải rắn y tế: là các phế phẩm sinh ra từ các cơ sở y tế, bệnh viện
như kim tiêm, bông băng, ống chích
- Chất thải rắn xây dựng: là các phế thải như đất đá, gạch ngói, bê tông
vỡ, vôi vữa, các loại đồ gỗ, kim loại do hoạt động xây dựng tạo ra
1.1.2.2. Theo vị trí phát sinh
- Chất thải rắn đô thị: bao gồm chất thải rắn công nghiệp , sinh hoạt, xây
dựng, y tế
6
[Type the document title]
- Chất thải rắn nông thôn: bao gồm chất thải rắn nông nghiệp, sinh hoạt,

xây dựng, y tế
1.1.2.3. Theo tính chất nguy hại
- Chất thải rắn nguy hại: là chất thải dễ gây phản ứng, dễ cháy nổ, ăn
mòn, nhiễm khuẩn độc hại, chứa chất phóng xạ, các kim loại nặng. Chất thải này
tiềm ẩn nhiều khả năng gây rủi ro, nhiễm độc, gây hại sức khỏe cho con người
và sự phát triển của thực vật và động vật.
- Chất thải rắn không gây nguy hại: là các chất thải không chứa các chất
và hợp chất có tính chất gây nguy hại thường là các chất được thải ra trong sinh
hoạt gia đình, đô thị…
1.1.2.4. Theo đặc tính tự nhiên
- Chất thải rắn vô cơ: gồm các loại phế thải thủy tinh, sành sứ, kim loại,
cao su, nhựa, vải, đồ điện, đồ chơi, vật liệu xây dựng nói chung,…
- Chất thải rắn hữu cơ: gồm cây cỏ, lá rụng, rau quả hư hỏng, đồ ăn thừa,
rác nhà bếp, giấy, xác súc vật, phân gia súc, gia cầm.
- Chất thải rắn độc hại: là phế thải gây độc hại cho con người và môi
trường như: pin, bình ắc quy, hóa chất, chai lọ đựng thuốc trừ sâu,…
1.2. CÁC CÔNG CỤ KINH TẾ TRONG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN
1.2.1. Khái niệm
Công cụ quản lý nhà nước về kinh tế là tổng thể những phương tiện hữu
hình và vô hình mà nhà nước sử dụng để tác động lên mọi chủ thể kinh tế trong
xã hội nhằm thực hiện mục tiêu quản lý kinh tế quốc dân.
7
[Type the document title]
1.2.2. Các loại công cụ kinh tế trong quản lý môi trường.
 Chính sách thuế: Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh một
số loại sản phẩm gây tác động xấu lâu dài đến môi trường và sức khỏe
con người thì phải nộp thuế môi trường.
 Phí môi trường: Tổ chức, cá nhân xả rác thải ra môi trường hoặc có hoạt
động làm phát sinh nguồn tác động xấu đối với môi trường phải nộp phí
bảo vệ môi trường để sử dụng cho hoạt động đầu tư bảo vệ môi trường.

 Hệ thống đặt cọc – hoàn trả: Là công cụ buộc người tiêu dùng phải trả
them 1 khoản tiền “đặt cọc”, và sẽ được “hoàn trả” tiền dặt cọc khi
chuyển giao phần còn lại của sản phẩm sau tiêu dùng về đúng nơi quy
định để tái chế hoặc xử lý.
Mục đích: tăng cường thu gom chất thải sau tiêu dùng (đặc biệt là chất
thải độc hại) để tái chế, tái sử dụng hoặc xử lý một cách triệt để, an toàn
với con người và môi trường. Đặc biệt thích hợp với hoạt động quản lý
chất thải rắn (pin, ắc quy, vỏ lon, chai, bóng đèn, vỏ tàu xe, dầu mỡ thải)
 Ký quỹ môi trường: Quỹ bảo vệ môi trường là tổ chức tài chính được
thành lập ở trung ương, ngành, lĩnh vực, địa phương để hỗ trợ hoạt động
bảo vệ môi trường. Nhà nước khuyến khích doanh nghiệp, tổ chức, cá
nhân khác thành lập quỹ bảo vệ môi trường.
 Nhãn sinh thái: Là một danh hiệu được cấp cho các sản phẩm không gây
ra ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất ra sản phẩm hoặc quá trình
sử dụng sản phẩm đó. Là công cụ kinh tế khuyến khích người sản xuất
đầu tư bảo vệ môi trường nhằm được công nhận và dán nhãn sinh thái
….
1.3. VĂN BẢN PHÁP LUẬT QUY ĐỊNH CÁC CÔNG CỤ KINH TẾ
TRONG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN
1.3.1. Các văn bản pháp luật quy định các công cụ kinh tế
8
[Type the document title]
Nghị định 174/2007/NĐ- CP của chính phủ:
 Theo chương 1 Nghị định 174/2007/NĐ- CP của chính phủ quy định
chung về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn.
Điều 1.
Nghị định này quy định về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn; mức
thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với chất thải
rắn.
Điều 2.

1. Đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn quy định tại Nghị
định này là chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại được thải ra từ
quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc các hoạt động khác (trừ chất thải
rắn thông thường phát thải trong sinh hoạt của cá nhân, hộ gia đình).
2. Chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại quy định tại khoản 1
Điều này được xác định và phân loại theo quy định tại Nghị định số
59/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về quản lý chất thải
rắn.
 Theo chương 2 của Nghị định 174/2007/NĐ- CP quy định mức thu, chế
độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với chất thải
rắn:
Điều 5.
Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn được quy định như sau:
1. Đối với chất thải rắn thông thường phát thải từ hoạt động của cơ quan, cơ sở
kinh doanh, dịch vụ, cơ sở sản xuất công nghiệp, làng nghề: không quá 40.000
đồng/tấn.
2. Đối với chất thải rắn nguy hại: không quá 6.000.000 đồng/tấn.
Điều 6.
9
[Type the document title]
Căn cứ quy định về mức thu phí tại Điều 5 Nghị định này và điều kiện
thực tế về xử lý, tiêu huỷ chất thải rắn ở địa phương, Hội đồng nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương quyết định cụ thể mức thu phí bảo vệ môi
trường áp dụng đối với từng loại chất thải rắn, ở từng địa bàn và từng loại đối
tượng nộp phí tại địa phương.
Điều 7.
Phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn là khoản thu ngân sách nhà
nước, được quản lý, sử dụng như sau:
1. Để lại một phần số phí thu được cho cơ quan, đơn vị trực tiếp thu phí để trang
trải chi phí cho việc thu phí theo quy định tại Điều 11, Điều 12 Nghị định số

57/2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2002 và khoản 5 Điều 1 Nghị định số
24/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 3 năm 2006 sửa đổi, bổ sung một số điều của
Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí.
2. Phần còn lại là khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100% (một trăm phần
trăm) để chi dùng cho các nội dung sau đây:
a) Chi phí cho việc xử lý chất thải rắn đảm bảo tiêu chuẩn môi trường,
như: đốt, khử khuẩn, trung hoá, trơ hoá, chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh, đảm
bảo có sự kiểm soát chặt chẽ ô nhiễm môi trường phát sinh trong quá trình xử lý
chất thải;
b) Chi hỗ trợ cho việc phân loại chất thải rắn, bao gồm cả hoạt động tuyên
truyền, phổ biến nâng cao nhận thức của nhân dân trong việc phân loại chất thải
rắn ngay tại nguồn;
c) Chi hỗ trợ đầu tư xây dựng các bãi chôn lấp, công trình xử lý chất thải
rắn, sử dụng công nghệ tái chế, tái sử dụng, xử lý và tiêu huỷ chất thải rắn.
Căn cứ quy định của pháp luật ngân sách nhà nước, pháp luật phí và lệ phí
và quy định tại Điều này, Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
10
[Type the document title]
ương quyết định việc quản lý, sử dụng tiền phí bảo vệ môi trường đối với chất
thải rắn cho phù hợp.
Quyết định số 24/2013/QĐ-UBND quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản
lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn trên địa bàn tỉnh
Trà Vinh.
 Theo khoản 1, khoản 2, khoản 3 điều 1 quy định như sau:
Khoản 1. Đối tượng nộp phí
Các tổ chức, cá nhân có thải chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại
phát sinh từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc các hoạt động khác.
Khoản 2. Đối tượng không phải nộp phí
a) Hộ gia đình, cá nhân thải chất thải rắn thông thường phát thải trong

sinh hoạt hàng ngày.
b) Tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng nộp phí nhưng tự xử lý hoặc ký hợp
đồng dịch vụ xử lý chất thải rắn đảm bảo tiêu chuẩn môi trường theo quy định
tại khoản 4 mục I Thông tư số 39/2008/TT-BTC ngày 19 tháng 5 năm 2008 của
Bộ trưởng Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 174/2007/NĐ-CP
ngày 29 tháng 11 năm 2007 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với
chất thải rắn.
Khoản3. Mức thu phí
a) Chất thải rắn thông thường: 30.000 đồng/tấn (áp dụng thống nhất toàn
tỉnh).
b) Chất thải rắn nguy hại: 5.000.000 đồng/tấn (áp dụng thống nhất toàn
tỉnh). Danh mục chất thải rắn nguy hại được quy định tại Thông tư số
12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi
trường quy định về quản lý chất thải nguy hại. Trường hợp cần thiết, tùy tính
chất, đặc điểm của từng loại chất thải rắn, từng địa bàn và từng loại đối tượng
nộp phí, đơn vị thu phí được quy đổi mức thu phí tính theo đơn vị mét khối (m
3
)
11
[Type the document title]
nhưng phải đảm bảo mức thu cụ thể của từng loại chất thải rắn không vượt quá
mức thu nêu tại điểm a và điểm b khoản này. Giá trị quy đổi được áp dụng theo
quy định hiện hành.
Nghị định số 67/2011/NĐ-CP của chính phủ
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định về đối tượng chịu thuế, căn cứ tính thuế, khai thuế, tính
thuế, nộp thuế và hoàn thuế bảo vệ môi trường.
Khoản 3 điều 2
Áp dụng đối với túi ni lông thuộc diện chịu thuế (túi nhựa) quy định tại khoản 4
Điều 3 của Luật Thuế bảo vệ môi trường là loại túi, bao bì nhựa mỏng làm từ

màng nhựa đơn HDPE (high density polyethylene resin), LDPE (Low density
polyethylen) hoặc LLDPE (Linear low density polyethylen resin), trừ bao bì
đóng gói sẵn hàng hóa và túi ni lông đáp ứng tiêu chí thân thiện với môi trường
theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Luật BVMT 2005 Điều 113. Phí bảo vệ môi trường
1. Tổ chức, cá nhân xả thải ra môi trường hoặc có hoạt động làm phát sinh
nguồn tác động xấu đối với môi trường phải nộp phí bảo vệ môi trường.
2. Mức phí bảo vệ môi trường được quy định trên cơ sở sau đây:
a) Khối lượng chất thải ra môi trường, quy mô ảnh hưởng tác động xấu
đối với môi trường;
b) Mức độ độc hại của chất thải, mức độ gây hại đối với môi trường;
c) Sức chịu tải của môi trường tiếp nhận chất thải.
3. Mức phí bảo vệ môi trường được điều chỉnh theo lộ trình phù hợp với điều
kiện kinh tế - xã hội và yêu cầu bảo vệ môi trường của từng giai đoạn phát triển
của đất nước.
4. Toàn bộ nguồn thu từ phí bảo vệ môi trường được sử dụng đầu tư trực tiếp
cho việc bảo vệ môi trường.
5. Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng,
trình Chính phủ quy định các loại phí bảo vệ môi trường.
Quyết định 16/2013/QĐ-UBND quy định quản lí chất thải rắn trên địa bàn
Thành phố Hà Nội
12
[Type the document title]
Quyết định 61/2013/QĐ-UBND về việc thu phí vệ sinh đối với chất thải rắn
sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Nghị định 59/2007/NĐ- CP ngày 09/4/2007 :
Quản lý chất thải rắn “Tổ chức, cá nhân xả thải hoặc có hoạt động làm phát sinh
chất thải rắn phải nộp phí cho việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn”
Quyết định số 88/2008/QĐ- UBND của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí
Minh

Quy định về thu phí vệ sinh và phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn thông
thường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
1.3.2. Hiệu quả và hạn chế của các công cụ kinh tế trong việc quản lý chất
thải rắn
1.3.2.1. Thành công khi áp dụng các công cụ kinh tế.
Trong nhiều năm qua, thực tế cho thấy rằng việc áp dụng các công cụ kinh tế
nhằm kiểm soát ô nhiễm môi trường ở nước ta đã phát huy hiệu quả. Phần lớn
những công cụ này đã kích thích những người gây ô nhiễm có khả năng hoàn
thành các mục tiêu môi trường bằng những phương tiện có hiệu quả, chi phí
hiệu quả nhất. Với những mức độ khác nhau, chúng sử dụng những nguyên tắc
“người gây ô nhiễm phải trả tiền” và “người hưởng lợi phải trả tiền”.
Nhờ việc áp dụng thu thuế bảo vệ môi trường và thu phí bảo vệ môi trường mà
người dân có ý thức trong việc phân loại rác thải, việc vứt rác bừa bãi đã được
hạn chế. Mọi người đã có ý thức sử dụng những túi vải thân thiện với môi
trường thay cho túi nilon.
1.3.2.2. Hạn chế khi áp dụng các công cụ kinh tế.
Nhìn chung công cụ kinh tế chưa phát huy hiệu quả
Việc rà soát, hoàn thiện hệ thống các văn bản, quy định liên quan đến công cụ
kinh tế trong quản lý môi trường như thuế, phí bước đầu đã được quan tâm, chú
trọng. Tuy nhiên, việc áp dụng các công cụ này trên thực tế còn chưa hiệu quả
do sự thiếu hợp lý trong các quy định pháp luật.
13
[Type the document title]
*Quy định về thuế thiếu rõ ràng
- Thuế Bảo vệ môi trường (BVMT) được sử dụng phổ biến ở nhiều quốc gia trên
thế giới, góp phần tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Điều 112 Luật BVMT
2005 xác định, các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình kinh doanh một số loại sản
phẩm gây tác động xấu lâu dài đến môi trường và sức khỏe con người phải nộp
thuế môi trường. Song, việc áp dụng công cụ kinh tế này thời gian qua đã bộc lộ
nhiều vướng mắc.

- Đơn cử như quy định các loại túi nilon thuộc danh mục, hàng hóa phải đóng
thuế. Trên thực tế, “vẫn có những loại túi nilon không thuộc diện chịu thuế
nhưng do việc chậm triển khai ban hành các văn bản hướng dẫn đã gây ra tổn
thất cho doanh nghiệp” - Ts Lê Thu Hoa, Trưởng khoa Môi trường và Đô thị -
ĐH Kinh tế quốc dân nhấn mạnh.
*Khó triển khai thu phí
- Phí cũng là công cụ kinh tế góp phần thực hiện có hiệu quả sự nghiệp môi
trường, được quy định cụ thể tại Điều 113 Luật BVMT 2005. Theo đó, tổ chức,
cá nhân xả thải ra môi trường hoặc có hoạt động làm phát sinh nguồn tác động
xấu đối với môi trường phải nộp phí BVMT. Cho tới nay, nước ta có phí đối với
chất thải rắn nhưng khi triển khai trên thực tiễn lại không hề dễ dàng.
- Phí BVMT đối với chất thải rắn đã được đề cập tới trong Nghị định số
174/2007/NĐ-CP với mục tiêu bảo đảm tiêu chuẩn môi trường, hỗ trợ cho việc
phân loại, đầu tư xây dựng các bãi chôn lấp công trình hay sử dụng công nghệ
tái chế, tái sử dụng, xử lý và tiêu hủy chất thải rắn. Tuy nhiên, số lượng các tỉnh,
thành phố ban hành văn bản triển khai thực hiện Nghị định này còn thấp. Ngoài
ra, phí vệ sinh môi trường được áp dụng từ năm 2003 theo quy định tại Thông tư
71/2003/TT-BTC nhưng khoản thu từ các khoản phí này cũng không đủ bù đắp
14
[Type the document title]
chi phí thu gom, xử lý chất thải rắn. Thực tế cho thấy, đối với chất thải rắn, mức
thu phí mới chỉ khoảng 70-80%, thậm chí không ít địa phương chưa triển khai
thu phí chất thải rắn.
- Mặt khác, Luật BVMT không có sự phân biệt rõ ràng giữa thuế và phí thậm chí
quy định về phí còn phức tạp hơn thuế, từ cách tính, cách xác định, căn cứ vào
những tác động xấu đến môi trường, mức độ độc hại của chất thải. Trong khi
thuế là nguồn thu được đưa vào ngân sách, có thể chi cho những mục tiêu khác
thì phí là khoản tiền phải trả khi có tác động xấu tới môi trường.
- Hơn nữa, cách tính phí theo quy định hiện hành cũng chưa hợp lý, mới chỉ tính
theo phí biến đổi mà chưa đề cập tới phí cố định. “Lẽ ra, có xả thải thì phải nộp

mức phí cố định rồi xả thải bao nhiêu thì nộp bấy nhiêu. Chi phí cố định này là
chi phí cơ bản để duy trì quản lý hành chính” - một chuyên gia nói.
Rõ ràng, với mức phí thấp như hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất sẽ chấp nhận
đóng phí hơn là đầu tư các hệ thống xử lý chất thải. Như vậy, phí cũng tạo ra
khoản thu nhất định nhưng môi trường thì vẫn chưa được cải thiện đáng kể.
CHƯƠNG 2
KINH NGHIỆM THẾ GIỚI VỀ VIỆC SỬ DỤNG
CÁC CÔNG CỤ KINH TẾ TRONG QUẢN LÝ
CHẤT THẢI RẮN
2.1. SINGAPORE
 Sơ lược về đất nước Singapore
- Diện tích: 697,25km
2
- Dân số: 5,1 triệu người (2010)
- Thủ đô: Singapore
- Đơn vị tiền tệ: Đôla Singapore
2.1.1. Trong việc thuế ( bảo vệ môi trường)
2.1.1.1. Nhằm bảo đảm cho việc kiểm soát và bảo vệ môi trường ở
Singapore, một loạt các văn bản liên quan đến pháp luật về môi trường
15
[Type the document title]
được ban hành
- Đạo luật về môi trường và sức khoẻ cộng đồng: Đạo luật này bao hàm các vấn
đề về tiếng ồn, vệ sinh công cộng, chất thải rắn, chất thải độc hại và việc kiểm
soát kinh doanh thực phẩm, chôn cất, hoả táng cũng như quản lý các bể bơi. Để
thi hành Đạo luật này có 14 văn bản hướng dẫn thi hành.
- Đạo luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường: Đạo luật này điều chỉnh các vấn đề
liên quan đến việc kiểm soát ô nhiễm môi trường và các hoạt động có mục đích
liên quan đến việc kiểm soát ô nhiễm môi trường.
- Đạo luật về hệ thống cống tiêu thoát nước: Đạo luật này được ban hành nhằm

điều chỉnh việc xây dựng, duy trì và cải tạo nâng cấp các hệ thống cống rãnh và
hệ thống tiêu thoát nước dưới mặt đất điều chỉnh việc xử lý nước thải thương
mại cũng như các vấn đề liên quan đến các hoạt động nêu trên.
- Đạo luật về xuất nhập khẩu, quá cảnh chất thải nguy hiểm: Đạo luật này điều
chỉnh việc xuất nhập khẩu và quá cảnh chất thải nguy hiểm và các chất khí thải
khác.
2.1.1.2. Các biện pháp cưỡng chế
Để đảm bảo cho các đạo luật có hiệu lực thi hành trên thực tế, thì các biện pháp
cưỡng chế là không thể thiếu, do đó pháp luật về môi trường của Singapore cũng
đã đặt ra các biện pháp cưỡng chế khác nhau cho các mức vi phạm pháp luật về
môi trường như sau:
- Biện pháp xử lý hình sự
Pháp luật môi trường Singapore lấy chế tài hình sự là công cụ cơ bản để thực
thi, biện pháp này được áp dụng đối với người bị kết án phạt tiền, phạt tù, bắt
bồi thường và đối với những vi phạm nhỏ thì phạt cải tạo lao động bắt buộc (chỉ
áp dụng với những bị cáo đủ 16 tuổi trở lên và đủ tiêu chuẩn y tế). Cụ thể là:
+ Hình phạt tiền:
Đây là hình phạt phổ biến nhất trong các đạo luật về môi trường của Singapore,
phạt tiền được xem là công cụ hữu hiệu trong việc tăng cường hiệu lực pháp luật
về bảo vệ môi trường của Singapore. Chánh án của Singapore trong vụ
16
[Type the document title]
Chadrakumar - một vụ về đổ rác nơi công cộng vi phạm đạo luật về môi trường
sức khoẻ cộng đồng đã tuyên bố: “ Việc áp dụng rộng rãi hình phạt tiền sẽ làm
tăng hiệu quả trong việc trừng trị kẻ vi phạm và phòng ngừa các hành vi tương
tự, phạt tiền có độ chính xác cao, tỉ mỉ cao, để thay đổi và vì thế càng trở nên có
hiệu quả”.
Theo các đạo luật ở Singapore thì có nhiều mức độ vi phạt tiền khác nhau, tuỳ
thuộc vào các đạo luật khác nhau và mức độ nguy hiểm của hành vi gây ra. Ví
dụ trường hợp đổ rác nơi công cộng, nếu bị Toà án kết tội thì người vi phạm sẽ

bị phạt đến 10.000$ với vi phạm lần đầu và nếu tái phạm sẽ bị phạt tới 20.000$.
Ngoài ra, các đạo luật về môi trường của Singapore cũng quy định phạt tiền một
cách rất linh hoạt đối với các vi phạm ít nghiêm trọng, đó là việc cho phép người
vi phạm trả một khoản tiền thích hợp cho Bộ Môi trường Singapore và vụ việc
sẽ tự kết thúc mà không phải đưa ra tòa.
+ Hình phạt tù
Đây là chế tài nghiêm khắc nhất nhằm trừng trị những người vi phạm ngoan cố,
khi mà các hành vi phạm tội có thể mang lại cho người phạm tội những khoản
lợi nhuận lớn nếu họ không bị phát hiện và hình phạt tiền vẫn không ngăn chặn
được các hành vi mà người đó gây ra. Ví dụ: theo Đạo luật về môi trường sức
khoẻ cộng đồng và Đạo luật kiểm soát ô nhiễm thì những người vi phạm lần đầu
bị buộc tội về hành vi đưa chất thải hoặc các chất độc hại vào nguồn nước ngầm
có thể bị phạt tù đến 12 tháng. Đối với những người tái phạm thì có thể bị phạt
tù với chế độ khắc nghiệt từ 1 đến 12 tháng.
+ Tạm giữ và tịch thu
Một số luật về môi trường quy định về việc tạm giữ và tịch thu các công cụ,
phương tiện được sử dụng vào việc phạm tội. Ngoài ra, nếu trường hợp thực
phẩm không phù hợp cho con người có thể bị tịch thu và tiêu huỷ theo Đạo luật
về môi trường và sức khoẻ cộng đồng và Đạo luật về mua bán thực phẩm.
+ Lao động cải tạo bắt buộc
17
[Type the document title]
Lao động cải tạo bắt buộc là biện pháp mà qua thực tiễn thực thi pháp luật về
môi trường ở Singapore cho thấy đây là một biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn
các vi phạm nhỏ, những người vi phạm đã bị áp dụng hình phạt lao động cải tạo
bắt buộc ít khi lặp lại hành vi đã vi phạm, đặc biệt rất ít người tái phạm. Cụ thể
tại Mục 21A quy định: “Người nào từ 16 tuổi trở lên bị kết án vì vi phạm một
trong các quy định tại mục 18 hoặc 20, và nếu trước khi anh ta bị kết tội, toà án
thấy rằng để cải tạo người vi phạm và để bảo vệ môi trường cũng như sức khoẻ
cộng đồng liên quan đến môi trường, người vi phạm cần phải thực hiện công

việc liên quan đến vệ sinh làm sạch các vị trí nhất định mà không được trả thù
lao thì thay cho các quyết định hoặc hình phạt khác và trừ khi có những lý do
đặc biệt. Toà án sẽ ra quyết định bắt buộc lao động cải tạo đối với người vi phạm
buộc họ phải thực hiện công việc nói trên dưới sự giám sát của các nhân viên
giám sát, phù hợp với các quy định của mục này và mục 21B”.
Bên cạnh các quy định cụ thể nêu trên, pháp luật về môi trường của Singapore
cũng xác định trách nhiệm tuyệt đối với việc phạm tội mà có thể là nguyên nhân
gây hại đối với môi trường hoặc sức khoẻ của cộng đồng nói chung, trong một
số trường hợp toà án có thể phán quyết về hành vi phạm tội đã được thực hiện
không cần công tố phải chứng minh bị cáo đã cố ý thực hiện hành vi đó.
- Biện pháp hành chính
Tuy pháp luật Singapore xem chế tài hình sự là quan trọng nhất trong việc bảo
vệ môi trường nhưng không vì thế mà xem nhẹ các chế tài hành chính và dân sự
bởi nếu chỉ riêng chế tài hình sự thì không thể bảo vệ môi trường một cách có
hiệu quả. Không giống như các chế tài hình sự và dân sự thường là các biện
pháp tức thời, các chế tài hành chính thường có hiệu lực trong việc bảo đảm các
biện pháp liên tục, đặc biệt là các hoạt động gây ô nhiễm. Một số chế tài hành
chính đã được chấp nhận là các kế hoạch sử dụng đất, giấy phép và việc ban
hành cá mệnh lệnh thông báo. Cụ thể là:
+ Kế hoạch sử dụng đất
18
[Type the document title]
Việc lập kế hoạch sử dụng đất trong kiểm soát môi trường cơ bản có tính chất
phòng ngừa. Các khu vực dành cho công nghiệp nặng, công nghiệp vừa và công
nghiệp làm sạch được phân ranh giới rõ ràng. Có sự phối hợp chặt chẽ giữa Bộ
Môi trường và các cơ quan liên quan như Uỷ ban tái phát triển đô thị và Cục
kiểm soát xây dựng.
+ Giấy phép, giấy chứng nhận
Việc cấp giấy phép và giấy chứng nhận thuộc thẩm quyền của Bộ Môi trường
nhằm đảm bảo kiểm soát và quản lý chặt chẽ các hoạt động có khả năng tác

động có hại tới môi trường. Cụ thể là trước khi một hoạt động được phép tiến
hành, Bộ Môi trường phải đảm bảo là hoạt động đó sẽ không gây ra tác hại gì
cho môi trường. Ví dụ về Đạo luật kiểm soát ô nhiễm về môi trường, các hoạt
động công nghiệp có khả năng gây ô nhiễm không khí đều phải được phép của
Bộ Môi trường trước khi công việc được triển khai.
+ Thông báo và lệnh
Thông báo và lệnh được áp dụng trong trường hợp người chủ sở hữu hoặc quản
lý một tài sản không tuân thủ các quy định tiêu chuẩn hoặc điều kiện về môi
trường được quy định trong các đạo luật liên quan. Thông báo và lệnh này sẽ
yêu cầu chủ sở hữu hoặc quản lý tài sản phải tuân thủ các yêu cầu đặt ra trong
đó. Nếu không thực hiện các yêu cầu đó, chủ sở hữu hoặc quản lý phải chịu
trách nhiệm trước toà án và phải chịu hình phạt.
 Trên đây là một số quy định về tổng quan pháp luật môi trường
Singapore. Từ một số vấn đề nêu trên cho ta thấy sở dĩ môi trường
Singapore trở nên sạch, đẹp và để có được một Singapore là “thành phố
của cây xanh” phải có rất nhiều yếu tố, nhưng chính pháp luật về môi
trường được quy định một cách toàn diện là công cụ hữu hiệu nhất để đảm
bảo sự sạch, đẹp cho môi trường Singapore.
2.1.2. S ingapore tổ chức chính quyền quản lý theo mô hình chính quyền 1
cấp.
19
[Type the document title]
Quản lý chất thải là một bộ phận trong hệ thống quản lý môi trường của quốc
gia.
Hệ thống quản lý xuyên suốt, chỉ chịu sự quản lý của Chính phủ.
- Bộ phận quản lý chất thải có chức năng lập kế hoạch, phát triển và quản lý chất
thải phát sinh.
Cấp giấy phép cho lực lượng thu gom chất thải, ban hành những quy định trong
việc thu gom chất thải hộ gia đình và chất thải thương mại trong 9 khu và xử lý
những hành vi vứt rác không đúng quy định.

- Xúc tiến thực hiện 3R (tái chế, tái sử dụng và làm giảm sự phát sinh chất thải)
để bảo tồn tài nguyên.
Tại Singapore, nhiều năm qua đã hình thành một cơ chế thu gom rác rất hiệu
quả.
Việc thu gom rác được tổ chức đấu thầu công khai cho các nhà thầu.
Công ty trúng thầu sẽ thực hiện công việc thu gom rác trên một địa bàn cụ thể
trong thời hạn 7 năm.
- Singapore có 9 khu vực thu gom rác.
Rác thải sinh hoạt được đưa về một khu vực bãi chứa lớn.
Công ty thu gom rác sẽ cung cấp dịch vụ “từ cửa đến cửa”, rác thải tái chế được
thu gom và xử lý theo chương trình Tái chế Quốc gia.
- Trong số các nhà thầu thu gom rác hiện nay tại Singapore, có bốn nhà thầu
thuộc khu vực công, còn lại thuộc khu vực tư nhân.
Các nhà thầu tư nhân đã có những đóng góp quan trọng trong việc thu gom rác
thải, khoảng 50% lượng rác thải phát sinh do tư nhân thu gom, chủ yếu là rác
của các cơ sở thương mại, công nghiệp và xây dựng.
Chất thải của khu vực này đều thuộc loại vô cơ nên không cần thu gom hàng
ngày.
- Nhà nước quản lý các hoạt động này theo luật pháp.
Cụ thể, từ năm 1989, chính phủ ban hành các qui định y tế công cộng và môi
trường để kiểm soát các nhà thầu tư nhân thông qua việc xét cấp giấy phép.
20
[Type the document title]
+ Theo qui định, các nhà thầu tư nhân phải sử dụng xe máy và trang thiết bị
không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân dân, phải tuân thủ các qui định về
phân loại rác để đốt hoặc đem chôn để hạn chế lượng rác tại bãi chôn lấp.
+ Qui định các xí nghiệp công nghiệp và thương mại chỉ được thuê mướn các
dịch vụ từ các nhà thầu được cấp phép.
+ Phí cho dịch vụ thu gom rác được cập nhật trên mạng Internet công khai để
người dân có thể theo dõi.

+ Bộ môi trường qui định các khoản phí về thu gom rác và đổ rác với mức 6-15$
Singapore mỗi tháng tùy theo phương thức phục vụ (15$ đối với các dịch vụ thu
gom trực tiếp, 6$ đối với các hộ được thu gom gián tiếp qua thùng chứa rác
công cộng ở các chung cư).
+ Đối với các nguồn thải không phải là hộ gia đình, phí thu gom được tính tùy
vào khối lượng rác phát sinh có các mức 30-70-175-235$ Singapore mỗi tháng.
+ Các phí đổ rác được thu hàng tháng do ngân hàng PUB đại diện cho Bộ môi
trường thực hiện.
+ Thực hiện cơ chế thu nhận ý kiến đóng góp của người dân thông qua đường
dây điện thoại nóng cho từng đơn vị thu gom rác để đảm bảo phát hiện và xử lý
kịp thời tình trạng phát sinh rác và góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ.
2.2. THỤY ĐIỂN
2.2.1. Sơ lược về Thụy Điển
- Diện tích: 449,964 km
2

- Dân số: 8,9 triệu người
- Thủ đô: Stockholm
- Ngôn ngữ chính: tiếng Thụy Điển
- Đơn vị tiền tệ: Sek ( 1 sek = 0,15$USD )
2.2.2. Kinh nghiệm áp dụng công cụ quản lý chất thải rắn
21
[Type the document title]
2.2.2.1. Thuế cho việc thu gom rác thải và phí môi trường (MAC) cho việc
tái chế CTR
 Có 2 hệ thống khác nhau: hộ gia đình và ngành công nghiệp
• Thu gom từ các hộ gia đình là hình thức sử dụng 1 hệ thống được gọi là “
thu gom mang đi”
• Các công ty trong các ngành công nghiệp thường lựa chọn một trung tâm
tái chế tại thành phố của công ty đó để lưu chứa và tái chế chất thải

- Những thành phố tự trị chịu trách nhiệm thu gom và xử lý chất thải sinh hoạt
và các loại chất thải tương tự. Trừ chất thải sinh hoạt mà các nhà sản xuất chịu
trách. Đối với chất thải khác, trách nhiệm tuỳ thuộc vào chủ cơ sở sản xuất, kinh
doanh, nơi chất thải phát sinh.
- Đối với các loại chất thải khác nhau được các tổ chức khác nhau chuyên về
chất thải đó thu gom và tái chế. Trong khi đó, chất thải từ quá trình sản xuất của
một nhà máy thuộc trách nhiệm xử lý của nhà máy đó, điều này chứng tỏ nhà
máy sản xuất phải kèm theo công nghệ tái chế và xử lý chất thải.
- Bên cạnh đó, để đáp ứng với các điều luật đưa ra từ luật pháp Thụy Điển, cộng
đồng các nhà sản xuất đã hình thành các công ty vật liệu, các công ty này chịu
trách nhiệm pháp lý đại diện cho các doanh nghiệp tái chế và xử lý chất thải do
chính các doanh nghiệp phát sinh và hoạt động theo hình. Các công ty vật liệu
thuê các nhà thầu phụ khác nhau tại Trung ương và địa phương nhằm đảm bảo
hệ thống thu gom hoạt động trên 1 diện rộng theo hình thức phi lợi nhuận.
VD: Plastkretsen, MetallKretse, Svensk Kartongåtervinning, Returwell, Svensk
GlasÅtervinning …
- Ngoài những biện pháp chủ yếu trên, Thuỵ Điển còn đề ra mức phí cho xử lí
rác thải. như sau:
22
[Type the document title]
Thuỵ Điển còn đề ra chi phí xử lí chất thải rắn áp dụng cho các hộ gia
đình.Chính quyền địa phương được phép thu phí tùy thuộc vào khối lượng chất
thải rắn phát sinh, tần suất thu gom chất thải.
Bảng sau trình bày phí xử lý bằng các phương pháp khác nhau đối với chất
thải rắn
Phương pháp xử lý Phí xử lý/tấn (Euro)
Chôn lấp 70 – 120
Đốt 30 – 60
Phương pháp sinh học 40 – 100
Nguồn: Cơ quan quản lý chất thải rắn Thụy Điển, 2005

Năm 2003, mỗi hộ gia đình trả 130 euro/năm
Năm 2005, mỗi hộ gia đình trả 160 euro/năm
Tần suất 1 lần/ 2 tuần
- Trách nhiệm về chất thải bao bì và giấy thuộc về các nhà sản xuất, họ phải trả
phí môi trường để xử lý các loại chất thải mà họ phát sinh, số tiền họ phải trả dĩ
nhiên sẽ được thêm vào giá sản phẩm để vẫn đảm bảo lợi nhuận của doanh
nghiệp.
-Những thay đổi lớn trong luật, pháp lệnh, quy định của Thụy Điển về ngành
công nghiệp chất thải
+ Năm 1999, các luật môi trường có kết hợp các chỉ thị, quyết định
+ Năm 2000, dự thảo thuế sek 250/ tấn chất thải đến bãi chôn lấp
+ Năm 2001, 2002 thuế chất thải đến bãi chon lấp tăng đến 288/ tấn
+ Năm 2003, thuế chất thải đến bãi chôn lấp tăng lên 370/ tấn
2.2.2.2. Áp dụng chính sách “ không chất thải”
- “ Không chất thải” là một triết lý mà khuyến khích việc thiết kế lại của vòng
đời tài nguyên để tất cả các sản phẩm đều được tái sử dụng
23
[Type the document title]
- Hướng đến sự phát triển bề vững chất thải, chính sách “không chất thải” không
những giảm thiểu tối đa CTR trong sinh hoạt và sản xuất của con người mà còn
tiết kiệm nguồn tài nguyên sử dụng, giảm thiểu các tác động tới môi trường đem
lại một môi trường sống xanh sạch đẹp.
2.2.2.3. Sử dụng hệ thống phân cấp trong quản lý chất thải rắn
Hệ thống phân cấp trong quản lý CTR theo thứ tự ưu tiên như sau:
- Giảm thiểu chất thải
- Chất thải có thể tái sử dụng
- Chất thải có thể tái chế
- Chất thải phục hồi
- Xử lý chất thải
2.3. NHẬT BẢN VÀ BUNGARI

2.3.1. Nhật Bản
Tại Nhật Bản . người dân không phải trả tiền đổ rác chỉ có các cửa hàng kinh
doanh là phải trả tiền . Riêng đối với các loại rác có kích cỡ lớn đối với mọi
người dân đều phải trả tiền tính theo trọng lượng của rác thải. Còn các cơ sở sản
xuất, các nhà máy, khu công nghiệp… tùy thuộc vào mức độ gây ô nhiễm mà
phải trả tiền phí khác nhau cho công tác vệ sinh môi trường
2.3.2. Bungari
Luật bảo vệ môi trường và Luật quản lý chất thải cùng với quy định có liên quan
là cơ sở pháp lý cơ bản trong lĩnh vực quản lý chất thải ở Bungari
- Năm2003,Chươngtrình quản lý chất thải quốc gia Bungari 2003 – 2007 đã
được triển khai thực hiện. Những thành phố tự trị chịu trách nhiệm triển khai các
Chương trình quản lý chất thải rắn đô thị theo mục tiêu xác định bởi Luật quản
lý chất thải. - Những yêu cầu cụ thể về quản lý chất thải cấp địa phương được
24
[Type the document title]
đưa vào trong các quy định, đề ra thủ tục pháp lý và những thuật ngữ về quản lý
chất thải đô thị, chất thải xây dựng và các chất thải khác.
- Các quy định cũng xác định lệ phí đối cho địa phương trong việc cung cấp các
dịch vụ tương ứng.
-Áp dụng biện pháp “người gây ô nhiễm phải trả tiền”, hội đồng các thành phố ở
Bungari đã đề ra “phí chất thải đô thị” theo quy định trong Luật thuế và phí của
địa phương. Hàng năm Hội đồng thành phố quy định phí cho từng khu dân
cư.Theo Luật quản lý chất thải Bungari, các nhà sản xuất và nhà nhập khẩu sản
phẩm phải có trách nhiệm thu gom, thu hồi và xử lý chất thải từ các sản phẩm
sau khi sử dụng.
CHƯƠNG 3
CÔNG TY CỔ PHẦN NICOTEX THANH THÁI VI
PHẠM CÔNG CỤ KINH TẾ TRONG XỬ LÝ
CHẤT THẢI RẮN: THUỐC TRỪ SÂU
3.1. GIỚI THIỆU VỀ TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN NICOTEX

- Công ty Cổ phần Nicotex tiền thân là xí nghiệp thuốc trừ sâu Nicotex được
thành lập ngày 13/10/1990. Công ty Nicotex ra đời là sản phẩm của phong trào
thi đua lập thành tích kỷ niệm cách mạng tháng 8 và quốc khánh 2/9 và phong
trào thi đua lập thành tích kỷ niệm 100 năm ngày thành lập tỉnh Thái Bình.
- Ra đời trên quê lúa Thái Bình hơn ai hết người Nicotex hiểu rõ nỗi vất vả một
nắng hai sương của những người nông dân vì vậy ngay từ khi thành lập khẩu
hiệu mà người Nicotex đặt ra là “Hiệu quả của nhà nông, niềm mong muốn của
Nicotex” và khẩu hiệu đó là kim chỉ nam cho mọi hành động của cán bộ nhân
viên trong toàn công ty.
- Gần 23 năm hình thành và phát triển công ty Nicotex đã có được những
kết quả mà không phải công ty nào cũng có được: đó là vị thế trên thị trường
25

×