Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Đề án nghiên cứu quy luật cạnh tranh trên thị trường quốc tế và các giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.09 KB, 24 trang )

MỤC LỤC
Mở đầu 3
Chương 1: Cạnh tranh là quy luật của kinh tế thò trường 3
1.1 Thò trường và cạnh tranh 3
1.1.1 Khái niệm về thò trường 3
1.1.2 Khía niệm về cạnh tranh 4
1.1.3 Các loại hình cạnh tranh 4
1.2 Quy luật cạnh tranh 5
1.2.1 Bản chất của cạnh tranh 5
1.2.1.1 Cạnh tranh hoàn hảo hay thuần túy 5
1.2.1.2 Cạnh tranh không hoàn hảo(mang tính chất độc quyền ) 5
1.2.1.3 Mối quan hệ giữa độc quyền và cạnh tranh 6
1.2.2 Tính tất yếu của cạnh tranh 6
1.3 Vai trò của cạnh tranh 6
1.3.1 Ưu thế của thò trường cạnh tranh 6
1.3.2 Sự thất bại của thò trường của thò trường cạnh tranh và vai trò của
chính phủ 7
1.3.2.1 Sự thất bại của thò trường cạnh tranh 7
1.3.2.2 Vai trò của chính phủ 8
1.3.3 Chính sách cạnh tranh 9
Chương 2: Biểu hiện của cạnh tranh trong nền kinh tế Việt Nam
10
2.1 Quá trình chuyển sang cơ chế thò trường và thực trạng nền kinh tế thò
trường ở Việt Nam về chất lượng giá cả 10
2.1.1 Quá trình chuyển sang cơ chế thò trường 10
2.1.2 Thực trạng nền kinh tế thò trường ở Việt Nam về chất lượng giá cả
11
2.1.2.1 Thực trạng về giá cả 11
2.1.2.2 Thực trạng về chất lượng 12
2.2 Năng lực cạnh tranh trên thò trường trong nước và khu vực 14
Chương 3:Các giải pháp để nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế 16


1
3.1 Đổi mới công nghệ,nâng cao chất lượng hạ giá thành sản phẩm 16
3.2 Vai trò của nhà nước trong việc bảo vệ và khuyến khích cạnh tranh kinh
tế 16
3.3 Đẩy nhanh sự chuyển dòch cơ cấu kinh tế theo hướng kinh tế thò trường 17
3.4 Cải thiện trình độ văn hóa,đạo đức xã hội của nhân dân và các chủ thể
kinh doanh 18
3.5 Chủ động hội nhập và phân công lao động quốc tế 18
3.6 Đẩy mạnh xúc tiến thương mại,xúc tiến đầu tư 19
3.7 Xây dựng đồng bộ thể chế kinh tế thò trường đònh hướng xã hội chủ nghóa
19
3.8 Coi trọng nguồn lực trong nước đồng thời tranh thủ tận dụng mọi nguồn lực
bên ngoài phát triển kinh tế hướng về xuất khẩu 20
Kết luận 20


2
Lời mở đầu
Hiện nay, toàn cầu hoá kinh tế là một xu hướng nổi trổi và do đó đã trở thành
môi trường của các cuộc cạnh tranh gay gắt giữa các nước trên phạm vi toàn thế
giới. Tuy thế,giữa các nước và các bộ phận xã hội ở mỗi nước vẫn đang tồn tại
sự khác biệt đáng kể về nhận thức cũng như trong hành động trước toàn cầu
hoá.Những nước và các nhóm xã hội yếu thế thường bò thua thiệt do tác động từ
những mặt trái của toàn cầu hoá và luôn phản đối nó hoặc trong tâm thế thích
ứng bò động. Trong khi đó, những nước và những người có sức mạnh chi phối
toàn cầu hoá lại coi nó là cơ hội mang lại sự tiến bộ cho mình và ra sức tận dụng
những mặt tích cực của nó. Cho dù vậy, toàn cầu hoá vẫn đã và sẽ diễn ra,chi
phối dưới hình thức này hay hình thức khác,với các mức độ khác nhau đối với tất
cả các lónh vực kinh tế và xã hội của hầu hết các nước. Do dó cần có cạnh
tranh,cạnh tranh để khẳng đònh sự vượt trội,để đứng vững trong toàn cầu hoá.

Cạnh tranh có vai trò rất quan trọng và là một trong những động lực mạnh mẽ
nhất thúc đẩy sản xuất phát triển. Nó buộc người sản xuất phải năng động,nhạy
bén, tích cực năng cao tay nghề, cải tiến kó thuật,áp dụng khoa học kó thuật,hoàn
thiện tổ chức quản lí để nâng cao năng suất lao động,hiệu quả kinh tế.Ở đâu
thiếu cạnh tranh hoặc có biểu hiện độc quyền thì thường trì trệ kém phát triển.
Tuy nhiên, nó sẽ diễn ra như thế nào và trên những vấn đề gì là chủ yếu, là điều
mỗi quốc gia cần phải để tìm cách đi hợp lý, phù hợp với xu thế chung của thời
đại.
3
Chương 1: Cạnh tranh là quy luật của kinh tế thò trường
1.1 Thò trường và cạnh tranh

1.1.1 Khái niệm về thò trường
Thò trường là nơi trao đổi hàng hóa được sản xuất ra và hình thành
trong quá trình sản xuất và trao đổi hàng hóa cùng với mọi quan hệ kinh
tế giữa người với người liên kết với nhau thông qua trao đồi hàng hóa. Vì
vậy thò trường theo nghóa rộng là chỉ các hiện tượng kinh tế được phản
ánh thông qua trao đổi và lưu thông hàng hóa, cùng quan hệ kinh tế và
mối liên hệ kinh tế giữa người với người, do đó mà liên kết lại. Nghóa hẹp
của thò trường là chỉ khu vực và không gian trao đổi hàng hóa. Thò trường
có chức năng phân phối các quá trình, ra quyết đònh riêng rẻvà giải pháp
bốn vấn đề cực kỳ quan trọng là sản xuất cái gì? như thế nào? cho ai? và
đổi mới cái gì? thò trường cũng là cơ chế giúp đặt được cái mục tiêu của
xã hội như tự do, công bằng, lành mạnh, tiến bộ.
1.1.2 Khái niệm v ề cạnh tranh
Cạnh tranh là một trong những đặc trưng cơ bản của kinh tế thò
trường là năng lực phát triển của kinh tế thò trường. Trong kinh tế thò
trường cạnh tranh là sự sống còn của mỗi doanh nghiệp. Cạnh tranh có
thể được hiểu là sự ganh đua giữa các nhà doanh nghiệp trong việc dành
một nhân tố sản xuất hoặc khách hàng nhằm nâng cao vò thế của minh

trên thò trường. Ví dụ như lợi nhuận, doanh số hoặc thò phần. Cạnh tranh
trong một môi trường như vậy đồng nghóa với ganh đua. Ganh đua vế giá
cả, số lượng, dòch vụ hoặc các nhân tố này kết hợp với nhân tố khác để
tác động đến khách hàng. Trong nền kinh tế thò trường cạnh tranh các tín
hiệu giá cả, lợi nhuận tạo ra sự kích thích để các doanh nghiệp chuyển
các nguồn lực từ nơi tạo ra giá cả thấp hơn sang nơi tạo ra giá cả cao hơn.
Việc phân cấp quá trình ra quyết đònh cho các doanh nhgiệp sẽ thúc đẩy
phân bố hiệu quả các nguồn lực khan hiếm của xã hội tăng phúc lợi cho
người tiêu dùng, tăng hiệu quả các hoạt động thông qua đổi mới thay đổi
kỹ thuật và tiến bộ của toàn bộ nền kinh tế.
1.1.3 Các loại hình cạnh tranh
Cạnh tranh phân thành nhiều loại với các tiêu thức khác nhau .
4
 Dưới góc độ các chủ thể kinh tế tham gia thò trường
• Cạnh tranh giữa những người sản xuất với nhau
• Cạnh tranh giữa người mua người bán
• Cạnh tranh giữa người sản suất với người tiêu dùng
• Cạnh tranh giữa các người mua với nhau
 Xét về quy mô cạnh tranh
• Cạnh tranh của sản phẩm
• Cạnh tranh của doanh nghiệp
• Cạnh tranh của quốc qia
 Xét về tính chất của phương thức cạnh tranh
• Cạnh tranh hợp pháp hay cạnh tranh lành mạnh
• Cạnh tranh bất hợp pháp hay cạnh tranh không lành mạnh
 Xét về hình thái của cạnh tranh
• Cạnh tranh hoàn hảo
• Cạnh tranh không hoàn hảo
 Xét về mục tiêu kinh tế của các chủ thế trong cạnh tranh
• Cạnh tranh trong nội bộ ngành

• Cạnh tranh giữa các ngành
1.2 Quy luật cạnh tranh
1.2.1 Bản chất của cạnh tranh
Cạnh tranh là quan hệ kinh tế mà ở đó các chủ thể kinh tế ganh
đua nhau tìm mọi biện pháp, cả nghệ thuật lẫn thủ đoạn đẻ đạt mục tiêu
kinh tế của mình, thông thường là chiếm lónh thò trường giành lấy khách
hàng cũng như các điều kiện sản xuất, thò trường có lợi nhất. Mục tiêu
cuối cùng của các chủ thể kinh tế trong quá trình cạnh tranh là tối đa hóa
lợi ích. Đối với người sản xuất kinh doanh là lợi nhuận, đối với người tiêu
dùng là lợi ích tiêu dùng và sự tiện lợi.
Khi nói đến cạnh tranh ta không thể không đề cập tới cạnh tranh
hoàn hảo và cạnh tranh không hoàn hảo (hay mang tính độc quyền) hai
hình thức cạnh tranh ln tồn tại trong nền kinh tế thị trường.

1.2.1.1 Cạnh tranh hoàn hảo hay thuần túy
Cạnh tranh hồn hảo là cạnh tranh xuất hiện ở những ngành có
nhiều hãng nhỏ cạnh tranh nhau trong việc cung ứng một loại sản phẩm
duy nhất. Những đặc điểm của cạnh tranh hoàn hảo là có số lượng lớn các
5
hãng (cả mua và bán) tất cả đều có quy mô nhỏ vì thế không thể có một
hãng nào có thể có ảnh hưởng riêng đối với giá cả trên thò trường. Tất cả
các hãng đầu nhằm tới mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Các hãng có thể gia
nhập hoặc thoái lui khỏi ngành một cách dể dàng ,không tốn kém. Hàng
hóa được mua bán là không thay đổi trong toàn bộ đòa danh của thò trường
bởi vì người mua người bán đều biết tường tận về các điều kiện của thò
trường.
1 .2.1.2 Cạnh tranh không hoàn hảo (mang tính chất độc quyền )
Cạnh tranh khơng hồn hỏa là cạnh tranh giữa nhiều đơn vò cung
trên thò trường với những sản phẩm khác biệt nhau (khác biệt về giá, đòa
dư, chất liệu thời gian cung ứng và con người dòch vụ cung ứng ) Sự khác

biệt này tạo điều kiện cho một doanh nghiệp hay một tập đoàn kinh tế
khống chế thò trường sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa dòch vụ. Độc
quyền hay khống chế thị trường là mơ ước của hầu hết các doanh nghiệp .Tất
cả các doanh nghiệp đều ước muốn tồn tại và phát triển mà khơng đương đầu
với cạnh tranh.
1.2.1.3 Mối quan hệ giữa độc quyền và cạnh tranh
Độc quyền sinh ra từ cạnh tranh tự do .Nhưng sự xuất hiện của độc
quyền không thủ tiêu được cạnh tranh trái lại nó còn làm cho cạnh tranh
trở nên đa dạng ,gay gắt và có sự phá hoại lớn hơn.
1.2.2 Tính tất yếu của cạnh tranh
Cạnh tranh là yếu tố cơ bản của cơ chế thò trường. Nó là biểu hiện
tự nhiên, tất yếu của kinh tế thò trường, ở đâu có sản xuất hàng hóa thì ở
đó có cạnh tranh
Trong quá trình cạnh tranh các chủ thể kinh tế phải thường xuyên
phấn đấu vươn lên, mọi sự cải tiến công nghệ, phương pháp sản xuất hàng
hóa v v… của một bên sẻ là sẽ là đối tượng của bên thứ hai. Mọi sự thụt
lùi, thậm chí đứng yên chính là tự sát, là phá sản đối với doanh nghiệp.
Cạnh tranh đương nhiên sẽ dẫn đến làm lợi cho người này, nhóm người
này và làm hại cho người khác cho nhóm người khác, song nhìn toàn cục
thì toàn xã hội sẽ được lợi. Nói cách khác, cạnh tranh vừa có sức hủy diệt
vừa làm nên sự sáng tạo với một ý nghóa nào đó như quy luật tiến hóa tự
nhiên là thải loại những thành viên yếu kém trên thò trường, duy trì và
phát triển những thành viên tốt nhất và qua đó hỗ trợ đắc lực cho qua
6
trình phát triển toàn xã hội. Với ý nghóa như vậy, cạnh tranh là động lực
phát riển kinh tế là yếu tố cơ bản và tất yếu của nền kinh tế thò trường.

1.3 Vai trò của thò trường cạnh tranh
1.3.1 Ưu thế của thò trường cạnh tranh
Cạnh tranh có thể đưa đến lợi ích cho người này và thiệt hại cho

người khác, song xét trên góc độ toàn xã hội cạnh tranh luôn có tác động
tích cực.
Trên bình diện nền kinh tế, cạnh tranh có vai tro thúc đẩy phát
triển kinh tế góp phần phân bố nguồn lực hiệu qủa nhất thông qua việc
kích thích các doanh nghiệp sử dụng các nguồn lực tối ưu nhất, cũng như
hạn chế được các méo mó của thò trường góp phần phân bổ lại thu nhập
một cách hiệu qua hơn và đồng thời tạo điều kiện nâng cao phúc lợi xã
hội.
Trên bình diện doanh nghiệp, bằng sự hấp dẫn của lợi nhuận từ
việc đi đầu về về chất lượng, mẫu mã cũng như áp lực phá sản nếu đứng
lại. Cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải luôn luôn cải thiện nâng cao
công nghệ, phương pháp sản xuất, quản lý, nhằm nâng cao năng suất chất
lượng, qua đó nâng cao tính cạnh tranh của các sản phẩm do doanh nghiệp
làm ra. Ngoài ra, cạnh tranh một mặt gây áp lực buộc đội ngũ lao động
phải luôn nâng cao chuyên môn, kỹ năng lao độngvà quản lý, mặt khác
đào thải các chủ thể kinh tế không thích ứng không theo kòp các yêu cầu
ngày càng cao của nền kinh tế thò trường.
Trên bình diện người tiêu dùng, cạnh tranh tạo ra áp lực liên tục do
nhu cầu xã hội ngày càng gia tăng có hàng hóa rẽ đẹp hơn, đa dạng hơn
về mẫu mã về chủng loại. Cạnh tranh sẽ tạo ra sự lựa chọn rộng rãi hơn,
đảm bảo cả về người sản xuất lẫn người tiêu dùng không thể áp đặt giá cả
tùy tiện. Với khía cạnh đó, cạnh tranh là yếu tố điều tiết thò trường, quan
hệ cung cầu, góp phần hạn chế sự méo mó của giá cả và làm lành mạnh
hóa các quan hệ xã hội.
Trên bình diện quốc tế, chính cạnh tranh đã thúc ép các doanh
nghiệp mở rộng, tìm kiếm thò trường với mục tiêu tiêu thụ, đầu tư, huy
động nguồn vốn, lao động, công nghệ, kỹ năng lao động, quản lý trên thò
trường quốc tế. Trong quá trình cạnh tranh quốc tế, các doanh nghiệp thấy
được lợi thế so sánh cũng như các điểm yếu kém của mình để hoàn thiện,
7

xây dựng các chiến lược kinh doanh hợp lý hơn, đảm bảo cho họ tiếp tục
cạnh tranh thắng lợi trên thò trường quốc tế.
1.3.2 Sự thất bại của thò trường cạnh tranh và vai trò của chính phủ.
1.3.2.1 Sự thất bại của thò trường cạnh tranh
Trước hết là những hậu quả của độc quyền trong kinh doanh
• Độc quyền trong kinh doanh dù hình thành và tồn tại bằng cách
nào cũng gây ra những hậu quả tiêu cực đối với nền kinh tế quốc
dân.
• Độc quyền trong kinh doanh là nhân tố kìm hãm động lực phát
triển của nền kinh tế. Bởi lẻ với thế độc quyền, người sản xuất
không cần quan tâm đến kỹ thuật, công nghệ sản xuất và phương
thức quản lý mà vẫn thu được lợi nhuận đặc biệt cao .
• Độc quyền trong kinh doanh sẻ dẫn đến hình thành giá cả độc
quyền, giá cả lũng đoạn cao, làm ảnh hường đến lợi ích của người
tiêu dùng. Độc quyền trong kinh doanh là yếu tố hạn chế tự do kinh
doanh và văn minh thương mại.
Tiếp đến là cạnh tranh có thể dẫn đến tình trạng ‘cá lớn nuốc cá
bé’ làm gia tăng các thủ đoạn cạnh tranh không lành mạnh. Để chạy theo
siêu lợi nhuận các doanh nghiệp đã dùng các biện pháp cạnh tranh không
hợp pháp, không phù hợi với đạo lý truyền thống của dân tộc, làm tổn hại
đến các doanh nghiệp khác làm xấu đi các quan hệ xã hội. Cạnh tranh không
lành mạnh là các hành vi :
• Làm ảnh hưởng đến lợi ích của người cạnh tranh khác hoặc người tiêu
dùng.
• Dèm pha uy tín, danh tiếng của đối thủ cạnh tranh, xuyên tạc hoặc trình
bày méo mó sự thật.
• Gán cho hàng hóa của mính những đặc tính không có hoặc gán cho hàng
hóa của đối thủ cạnh tranh những khuyết tật không đúng sự thật .
• Sử dụng hình thức đóng gói, nhãn hiệu có thể làm cho khách hàng nhầm
lẫn với hàng hóa có nguồn gốc khác hoặc do người khác sản xuất hoặc

công nghệ sản xuất khác.
• Sử dụng tên hãng, nhãn hiệu thương mại, kiểu dáng, biểu tượng có thể
đánh lừa người tiêu dùng .
• Đánh lừa bằng quãng cáo về giá, giảm giá hoặc ưu đãi thương mại khi
chào hàng .
8
• Dùng sức ép kinh tế hoặc biện pháp phi pháp khác để ép mua hoặc ép
bán.
Cạnh tranh chạy theo lợi nhuận và lợi ích riêng làm các nguồn tài
nguyên bò khai thác cạn kiệt, môi trường sinh thái bò ô nhiễm, nền kinh tế
trong trạng thái bất ổn vì khủng hoảng lạm phát ,thất nghiệp làm tăng sự
phân hóa giàu nghèo, bất công xã hội .
1.3.2.2 Vai trò của chính phủ
Vấn đề đặt ra là không phải thủ tiêu cạnh tranh mà phải để cạnh
tranh diễn ra trong điều kiện bình đẳng và minh bạch của các đối thủ cạnh
tranh phát huy những mặt tích cực và hạn chế đến mức tối thiểu những tác
động tiêu cực của cạnh tranh. Vì những hậu quả độc quyền trong kinh
doanh, nhiều quốc gia trên thế giới đã coi chống độc quyền là nhiệm vụ
quan trọng của nhà nước.
• Nhà nước kiểm soát và ngăn chặn quá trính tích tụ tập trung để
hình thành những tập đoàn kinh tế đủ sức khống chế thò trường bằng
luật chống độc quyền.
• Nhà nước ngày càng giảm bớt sự can thiệp bằng những mệnh lệnh
hành chính để tạo thế độc quyền cho một số doanh nghiệp đặc biệt.
• Các quy đònh pháp lý thể chế do nhà nước ban hành phải rõ ràng
và sát với thực tiễn.
• Bên cạnh đó nhà nước phải hình thành được bộ máy điều hành đủ
năng lực chuyên môn, tận tụy, công tâm khi thi hành công vụ. Mọi văn
bản pháp quy đều không thể đưa vào trong cuộc sống nếu bộ máy điều
hành non kém về chuyên môn, quan liêu, lãng phí .


1.3.3 Chính sách cạnh tranh
Chính sách cạnh tranh theo nghóa rộng bao gồm tất cả những biện
pháp của nhà nước để cạnh tranh được tồn tại như một công cụ điều tiết
của kinh tế thò trường .Như vậy chính sách cạnh tranh bao gồm những
biện pháp chống cạnh tranh không lành mạnh và những biện pháp chống
hạn chế cạnh tranh. Nội dung của chính sách sẽ được phân loại theo yêu
cấu trúc thò trường, hành vi ứng xử và kết quả đặt được trên thò trường.
9
Chức năng của chính sách cạnh tranh trong nền kinh tế thò trường bao
gồm những nội dung cơ bản sau:
• Tạo nền tảng cơ bản cho quá trình cạnh tranh, duy trì và thúc đẩy
quá trình cạnh tranh tự do hay bao vệ hoặc thúc đẩy cạnh tranh hiệu
quả. Để thực hiện được các mục tiêu này, chính sách cạnh tranh đảm
bảo tự do cạnh tranh thương mại, tự do lựa chọn và tự do tiếp cận thò
trường cho các doanh nghiệp
• Điều tiết quá trình cạnh tranh,hướng quá trình này phục vụ cho
những mục tiêu đã được đònh sẵn, ví dụ như đạt hiệu quả kinh tế cao,
bảo vệ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, duy trì hệ thống doanh nghiệp
vừa và nhỏ, duy trì hệ thống doanh nghiệp tự chủ, duy trì sự công
bằng, trung thực trong kinh doanh, bảo vệ người tiêu dùng.
• Chính sách cạnh tranh có thể giúp bình ổn giá trong nước và
ngược lại, nếu tồn tại xu hướng độc quyền sẽ ít có khả năng thành
công trong việc bình ổn giá cả.
• Hạn chế các tác động tiêu cực nảy sinh do sự điều hành quá mức
của nhà nước đối với thò trường như kéo dài thời gian ra quyết đònh của
doanh nghiệp và chi phí giao dòch cao.
10
Chương 2: Biểu hiện của cạnh tranh trong nền kinh tế Việt Nam.
2.1 Quá trình chuyển sang cơ chế thò trường và thực trạng nền kinh tế thò

trường ở Việt Nam về chất lượng và giá cả

2.1.1 Quá trình chuyển sang cơ chế thò trường
Trong cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung, mọi hoạt động xản
xuất và thương mại đều được chỉ đạo từ trung ương. Thò trường không
được tồn tại theo đúng nghóa của nó, cơ chế giá theo quan hệ cung cầu
không vận hành, quan hệ giữa các đơn vò kinh tế gần như không mâu
thuẫn về lợi ích. Do vậy có thể nói rằng, cơ chế cạnh tranh không hề có
chỗ đứng trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung trước kia.
Công cuộc đổi mới kinh tế ở Việt Nam đã được chính thức bắt đầu
từ đại hội đại biểu toàn quốc lần VI của Đảng (1986). Cơ chế kinh tế có
nhiều biến đổi mang tính cơ bản, nền kinh tế chính thức chuyển sang nền
kinh tế thò trường. Chính phủ Việt Nam đã xây dựng những khung khổ ban
đầu tạo tiền đề cho sự vận hành của cơ chế cạnh tranh.Một số quy đònh
pháp lý cho cạnh tranh đã được đưa ra rãi rác ở các luật nhưng có thể nói
rằng chính sách cạnh tranh chưa thực sự được hình thành ở Việt Nam.
Việt Nam đang trong quá trình đổi sang nền kinh tế thò trường, thể
chế kinh tế mới được hình thành nhưng còn chưa đầy đủ, nhận thức về
bản chất và những quy luật trong cơ chế thò trường còn có những điểm
chưa thống nhất. Sự hiểu biết torng xã hội còn nhiều mặt chưa theo kòp
với những cải cách trong nền kinh tế. Hiện nay, ở một số cơ quan cũng
như cá nhân còn không ít những ngộ nhận về cạnh tranh và độc quyền
11
Từ nhiều năm nay ,nhất là từ khi quá trình hội nhập kinh tế được
diễn ra, khài niệm cạnh tranh đã được nhìn nhận theo hướn tích cực. Cả
nhà nước lẫn các doanh nghiệp đều đã nhận rõ vai trò quan trọng của
cạnh tranh trong nền kinh tế, đặc biệt là trong quá trình hội nhập. Những
chức năng tích cực của cạnh tranh như thúc đẩy đổi mới, phân bố nguồn
lực, chọn lọc, phân bố lại … đã được thừa nhận
Các doanh nghiệp nói riêng và toàn nền kinh tế nói chung cũng dần

chập nhận cạnh tranh là nguyên tắc cơ bản của nền kinh tế thò trường .Sự
chuyển biến này đã tác động một cách tích cực đến chất lượng hoạt dộng
kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như nội dung của nhiều chính sách
nhà nước hỗ trọ bước đầu cho việc hình thành một môi trường cạnh tranh
lành mạnh ở Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp đã tập trung đầu tư chiều
sâu, đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm để nâng cao khả năng cạnh
tranh. Đặc biệt là luật doanh nghiệp mới được ban hành đã mở rộng cửa
gia nhập thò trường cho các nhà đầu tư.
2.1.2 Thực trạng nền kinh tế thò trường ở Việt Nam về chất lượng
giá cả
2.1.2.1 Thực trạng về giá cả
Tổ chức xúc tiến của chính phủ Nhật (JETRO),vừa công bố báo
cáo điều tra về chi phí đầu tư tại các thành phố lớn ở châu Á. Báo cáo
được thực hiện vào tháng 11/2004 tại 21 thành phố thuộc 15 quốc gia và
cùng lãnh thổ cho thấy: cước vận tải, giá thuê văn phòng ở Việt Nam vẫn
khá cao và được xem là những yếu tố kém cạnh tranh so với các thành
phố khác trong khu vực châu Á.
Giá vận chuyển container từ Viêt Nam đến Yokohama khá cao và
đây là chi phí ít có khả năng cạnh tranh nhất của Việt Nam so với các
nước trong khu vực. Năm 2004 mức cước trung bình tại các nước chỉ tăng
nhẹ khoảng 8% thì mức cước ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh lần
lượt tăng 25% và 28%.
Bên cạnh đó giá thuê văn phòng cũng đang có xu hướng tăng.Năm
2004 giá thuê văn phòng trong khu vực có xu hướng giảm hoặc giữ
nguyên thì mức giá ở Hà Nội tăng 13%. Thuê văn phòng ở Hà Nội vẫn
đắt hơn nhiều so với các nơi khác trừ Singapore. JETRO dự báo đầu tư
nước ngoài đang dần tăng lên ở miền Bắc và đặc biệt ở Hà Nội có thể
12
làm cho vấn đề thiếu văn phòng cho thuê trở nên trầm trọng,khiến giá
thuê văn phòng có khả năng còn tăng lên nữa.

Tuy nhiên bản báo cáo cũng thừa nhận rằng: cước viễn thông trong
nước,giá điện và thuế thu nhập doanh nghiệp là những chi phí đầu tư có
khả năng cạnh tranh nhất của Việt Nam.
Lao động Việt Nam thuộc nhóm có thu nhập 100-200 USD.Với
mức chi phí này lao động Việt Nam vẫn có khả năng cạnh tranh trong khu
vực, được các nhà đầu tư Nhật Bản quan tâm nhất khi quyết đònh đầu tư.
Về cước viễn thông, năm 2004,tuy không có thay đổi nhiều về mức cước
nhưng Việt Nam vẫn có thể là nơi có mức cước thấp nhất trong khu vực.
Từ ngày 1/6/2005, tổng công ty bưu chính viễn thông Việt Nam thực hiện
giảm và điều chỉnh cước một số dòch vụ viễn thông chủ yếu nhằm vào đối
tượng doanh nghiệp, đặc biệt là cước thuê kênh riêng trong nước, quốc tế
được giảm từ 10-40% sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp giảm chi phí sản
xuất kinh doanh.
Giá điện của Việt Nam vẫn thấp hơn mức trung bình khu vực,nhưng
cao hơn Indonesia và Thái Lan và đây được xem là mức giá có khả năng
cạnh tranh. Việc quyết đònh bỏ chế độ 2 giá để các doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài có thể hưởng giá điện ngang doanh nghiệp Việt Nam
được nhiều nhà đầu tư đánh giá là một tiến bộ trong tạo môi trường kinh
doanh bình đẳng.
Ngoài ra báo cáo cũng cho biết,thuế thu nhập doanh nghiệp 28%
của Việt Nam là một trong những mức thấp nhất trong khu vực, chỉ cao
hơn Singapore và ngang Malaysia.Tuy nhiên,thuế thu nhập cá nhân 40%
vẫn là mức cao nhất, o với Thái Lan và Nhật chỉ 37% và trung bình khu
vực là 32,55%.
Liên tiếp trong nhiều tháng qua,giá các mặt hàng liên tục tăng cao,
đặc biệt là giá lương thưc thực phẩm tăng trung bình từ 10-20%,cho đến
tháng 10, khi giá xăng giảm thì cơn sốt giá có suy giảm đôi chút. Theo số
liệu của Cục thống kê thành phố Hồ Chí Minh cho thấy,mặc dù chỉ số giá
tiêu dùng (CPI) trong tháng 11 giảm tới 0,69% so với tháng 1, nhưng mức
giá chỉ tập trung vào các nhóm mặt hàng như vật liệu xây dựng,nhà

ở,giao thông,bưu chính-viễn thông…Các nhóm hàng tiêu dùng khác như
thực phẩm không giảm. Tính chung trong tháng 11 vừa qua, Cpi của thành
phố Hồ Chí Minh tăng 18,58%, nếu so với cùng kì năm 2007, CPI vẫn
tăng tới 23,16%. Con số này tương đối trùng khớp với số liệu của một số
siêu thò,doanh thu trong năm nay tăng 20-30%.Nếu loại trừ yếu tố biến
động giá thì doanh thu trong năm nay không tăng. Điều này cho thấy,giá
13
cả tăng cao đã khiến cho sức mua trên thò trường giảm mạnh.Càng gần tết
Nguyên Đán, giá các mặt hàng dùng cho ngày Tết như rượu bia,bánh kẹo
và thực phẩm liên tục tăng giá từng ngày, phần lớn tăng khoảng 20-30%
và cá biệt có những mặt hàng tăng tới 70-80% khiến người tiêu dùng
chóng mặt. Trong khi đó, giá các loại hàng hoá nhập khẩu đang có xu
hướng giảm và rẻ hơn hàng hoá trong nước do thuế nhập khẩu giảm. Như
vậy trong thời gian tới,hàng hoá sản xuất trong nước sẽ khó cạnh tranh với
hàng nhập khẩu nếu vẫn tiếp tục tăng giá.
2.1.2.2 Thực trạng về chất lượng
Nhìn từ thời điểm Việt Nam bước chân vào Tổ chức thương mãi thế
giới WTO đền nay,hàng hoá sản xuất trên thò trường trong nước trở nên
phong phú, đa dạng và dược người tiêu dùng ưa chuộng, đón nhận, được
xuất khẩu sang nhiều thò trường lớn,trong đó có các thò trường khó tính
như Mỹ, Nhật. Tuy nhiên, bên cạnh những nhà sản xuất chân chính vẫn
có không ít tổ chức, cá nhân vì quá ham lợi nhuận cao nên lừa gạt khách
hàng khi sản xuất, kinh doanh hàng giả,hàng kém chất lượng, gian lận
trong đo lường chất lượng,đóng gói hàng hoá…
Trong chiến dòch tổng kiểm tra chất lượng hàng hoá do Bộ Khoa học
và Công nghệø phát động, có 700 trong tổng số 3600 đơn vò bò phát hiện
sai phạm về nhãn mác, chất lượng sản phẩm và hàng hoá không rõ nguồn
gốc xuất xứ. Không chỉ có các đơn vò vi phạm về chất lượng hàng hoá ở
lónh vực kinh doanh xăn dầu,sắt thép mà ngay cả các sản phẩm trong lónh
vực nông nghiệp lương thực, thực phẩm đã qua chế biến,đóng gói sẵn hay

các loại đồ uống và một số hàng hoá tiêu dùng cũng phát hiện rất nhiều
những vi phạm liên quan đến chất lượng và nhãn hàng hoá.
Theo thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ, vi phạm chủ yếu trong
lónh vực xăng dầu là không đủ tiêu chuẩn,chất lượng căng thấp hơn mức
công bố do bò pha trộn, xăng có hàm lượng axeton. Còn đối với lónh vực
kinh doanh sắt thép, xây dựng,lần đầu tiên thanh tra Bộ tiến hành kiểm
tra và cũng phát hiện nhiều vi phạm như chất lượng thấp hơn giới hạn cho
phép,sai phạm về nhãn mác, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Thông tin từ
Hiệp hội thép,nhu cầu tiêu thụ thép xây dựng trong năm vừa qua ở Việt
Nam vào khoảng 4 triệu tấn,trong đó gần 1 triệu tấn được sản xuất từ các
làng nghề, cơ sở nhỏ lẻ với trang thiết bò lạc hậu để đưa vào các công
trình xây dựng.
14
Một thực tế cho thấy,ngoài xăng dầu, vật liệu xây dựng, thì các mặt
hàng trong lónh vực thực phẩm, dệt may, hoá mỹ phẩm,dược phẩm vi
phạm cũng khá phổ biến. Hình thức vò phạm cũng vì thế mà đa đạng và
khó kiểm soát hơn. Chỉ tính trong ngành hoá mỹ phẩm, việc làm giả,làm
nhái nhãn hiệu hoặc sử dụng những chất cấm vào sản xuất mỹ phẩm
trong thời gian vừa qua cũng đủ nói lên mức độ nghiêm trọng và đáng báo
động như thế nào. Bên cạnh đó,một ngành hàng cũng đang được quan tâm
tới vấn đề chất lượng và an toàn vệ sinh là thực phẩm. Những vi phạm ở
ngành hàng này đã khiến những nhà quản lí phải đau đầu bởi sự vi phạm
đang ở mức “báo động đỏ”. Trong đợt tổng kiểm tra của cơ quan chức
năng, hàng loạt những vi phạm được phát hiện.Trong 35 mẫu nước mắm
của 20 cơ sở sản xuất cho kết quả thử nghiệm thì có 6 mẫu có kết quả
hàm lượng đạm quá thấp so với mức chất lượng ghi trên nhãn hàng hoá. 6
loại rượu màu sản xuất trong nước được kiểm đònh cho kết quả 1 mẫu
rượu có độ cồn thấp hơn với mức chất lượng ghi trên nhãn( côn bố 35%
Vol-kết quả kiểm tra được 22% Vol).Bên cạnh đó các loại thực phẩm tười
sống có chứa các hoá chất độc hại còn khá phổ biến. Ở một ngành hàng

khác đó là dệt may cũng đang phải đối diện với một thực tế là bò đánh
cắp thương hiệu một cách trắng trợn. Một chiếc áo sơ mi thương hiệu
May10 chính hiệu được bày bán ở Trung tâm thương mại Vincom có giá
là 210.000 đồng thì cách đó không xa, trên vỉa hè phố Lê Duẩn,một
chiếc áo sơ mi cũng mang thương hiệu May10 được bán với giá chỉ 50.000
đồng. Còn ở ngành hàng dược phẩm, việc mượn danh các thương hiệu nổi
tiếng, có sức tiêu thụ mạnh trân thò trường cũng xảy ra như chuyện thường
ngày. Còn nhớ cách đây không lâu,sản phẩm Hoạt huyết dưỡng não và
Viên sáng mắt của Traphaco đã bò một số doanh nghiệp dược phẩm khác
sản xuất và đưa ra thò trường “đứa em song sinh” mà chưa được Traphaco
cho phép. Điều đáng nói ở đây là quyền sở hữu trí tuệ đã không được tôn
trọng và sự thiệt hại về kinh tế cùng uy tín của doanh nghiệp làm ăn chân
chính bò ảnh hưởng. Quan trọng hơn, người tiêu dùng sẽ phải đứng trước
nguy cơ sử dụng hàng kém chất lượng mà sự an toàn của nó không được
đảm bảo.
2.2 Năng lực cạnh tranh trên thò trường trong nước và khu vực .
Chiều 14/10 vừa qua,trong khi thủ tướng Phan Văn Khải đang gặp doanh
nhân ngày doanh nhân Việt Nam (13/10), diễn đàn kinh tế thế
giới(WEF,trụ sở ở Genevè)- 1 tổ chức phi chính phủ có uy tín-phối hợp
15
với đại học Harvard-chuyên nghiên cứu và xếp hạng năng lực cạnh tranh
của các quốc gia toàn cầu-đã công bố bảng xếp hạng cho năm 2004: Các
nước Bắc u vẫn chiếm vò trí cao với Phần Lan đứng thứ 1(trong 3 năm
liền), Mỹ 2, Th Điển 3 và lãnh thổ Đài Loan được xếp 4. Trong khi đó
chỉ số năng lực cạnh tranh tăng trưởng(Grownth Competitiveness Index-
GCI) của Việt Nam, tức năng lực cạnh tranh của nền kinh tế quốc dân ở
tầm vó mô-bò xếp 77/104 nền kinh tế (so với 60/102 nền kinh tế trong năm
2003); năng lực cạnh tranh kinh doanh(Business Competitiveness Index-
BCI), tức năng lực cạnh tranh ở tầm kinh doanh doanh nghiệp, xếp 79/103
nước ( so với 50/95 nền kinh tế trong năm 2003)

Ngày 28-9, diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) đã công bố báo cáo năng lực
cạnh tranh toàn cầu năm 2005-2006.
Năm 2005 cả 3 nhóm chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh của Việt Nam
đều giảm so với năm 2004. Chỉ số năng lực cạnh tranh tăng trưởng giảm
từ 77 xuống 81, chỉ số năng lực cạnh tranh doanh nghiệp từ 79 xuống 80
và chỉ số năng lực cạnh tranh tổng hợp từ 61 xuống 74.
Điều đáng nói là khoảng cách giữa nước ta với hầu hết các nước trong khu
vực( trừ Indonesia) đều đã giãn ra thêm 2 đến 11 bậc về năng lực cạnh
tranh tăng trưởng, 1 đến 6 bậc về năng lực cạnh tranh doanh nghiệp và 14
16
đến 15 bậc về năng lực cạnh tranh tổng thể. So với các nước Asian, Việt
Nam được xếp hạng chỉ cao hơn Campuchia (xem bảng).
Theo thống kê, ở Việt Nam, 90% các doanh nghiệp Việt Nam có quy mộ
nhỏ và vừa. Thêm vào đó,số doanh nghiệp hoạt động kinh doanh cùng
một loại mặt hàng trên cùng một thò trường đã dẫn đến tình trạng năng lực
cạnh tranh của các doanh nghiệp giảm sút. Tình trạng các doanh nghiệp
trong nước cạnh tranh với nhau,làm giảm giá một cách không cần thiết,
đặc biệt là với các mặt hàng xuất khẩu đã làm cho năng lực cạnh tranh
của các doanh nghiệp bò giảm đi đáng tiếc.
Trên cả thò trường trong nước và quốc tế, sức cạnh tranh và năng lực quản
lí doanh nghiệp còn yếu,nhìn chung thiếu sự chuẩn bò để ứng phó hiệu
quả với quá trình hội nhập đang diễn ra ngày càng sâu rộng. Danh mục
các sản phẩm chưa có năng lực cạnh tranh hoặc có năng lực cạnh tranh có
điều kiện còn rộng, nhiều doanh nghiệp nhà nước tồn tại được là nhờ có
sự bảo hơä, trợ cấp của nhà nước, nhất là dựa vào điều kiện còn độc
quyền. Tỉ lệ doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ còn lớn kết hợp với
nhiều dự án đầu tư không hiệu quả làm tăng tỉ lệ nợ xấu,khó đòi,ảnh
hưởng tiêu cực đến hoạt động của hệ thống ngân hàng.
17
Chương 3 : Các giải pháp để nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Việc cải thiện môi trường cạnh tranh là một yêu cầu cấp bách trong gian
đoạn tới góp phần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nâng cao năng lực
cạnh tranh thực sự của mình, thực hiện quá trình công nghiệp hóa hiện đại
hóa đất nước. Nền kinh tế Việt Nam hiện nay đang đứng trước những khó
khăn,thách thức lớn, đồng thời cũng có những cơ hội thuận lợi tạo đà cho
những bước tiến mới, vì thế quá trình nghiên cứu, xây dựng những giải
pháp cải thiện môi trường cạnh tranh cần phải:
3.1 Đổi mới công nghệ ,nâng cao chất lượng ,hạ giá thành sản phẩm.
• Tận dụng công nghệ sẵn có được chuyển giao trên cơ sở cải tiến, thích
nghi với điều kiện thực tế nước ta. p dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến
vào sản xuất.
• Đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư cho khoa hoc công nghệ. Nhà nước đầu tư
chủ yếu vào nghiên cứu cơ bản ,doanh nghiệp đầu tư chủ yếu vào nghiên
cứu ứng dụng và triển khai công nghệ.
• Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nhằm tạo điều kiện thu hồi vốn đầu tư vào
khoa học công nghệ.
18
• Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng phù hợp với quốc tế ,thực hiện
các quy trình quản lý chất lượng toàn diện. Nâng tỷ lệ tiêu chuẩn quốc gia
phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế.
• Hỗ trợ đầu tư tăng cường năng lực đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật và vệ
sinh đối với các sản phẩm phải đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật và vệ
sinh của thò trường xuất khẩu.
• Sử dụng kinh nghiệm chuyên gia quốc tế về quản lý tại doanh nghiệp.
3.2 Vai trò của nhà nước trong việc bảo vệ và khuyến khích cạnh tranh kinh tế.
Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp được cấu thành từ nhiều yếu tố
khác nhau như kinh tế, chính trò, văn hóa, xã hôi, công nghệ …Mỗi biến đổi của
từng yếu tố đều ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nó có
thể tạo ra cơ hội kinh doanh mới hoặc những thách thức buộc doanh nghiệp phải
thích ứng. Đối với doanh nghiệp thương mại, nhà nước cần đặc biệt quan tâm

đến môi trường kinh tế và môi trường pháp luật .Đây là hai lónh vực thường có
nhiều biến động và có thể gây ra những tác động trực tiếp, tức thì đến hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, nhà nước cần tiếp tục xây dựng,hoàn
thiện và ban hành hệ thống pháp luật đồng bộ, đảm bảo tính ổn đònh lâu dài, phù
hợp với nền kinh tế thò trường, mở cửa và hội nhập. Hội nhập kinh tế quốc tế
cũng có nghóa là chấp nhận một “sân chơi chung“ với các quốc gia khác trên thế
giới trong tất cảcác mối quan hệ kinh tế. Do vậy, nhà nước đẩy mạnh công tác
xây dựng và hoàn thiện môi trường pháp lý phù hợp với thông lệ quốc tế.
Để bảo đảm cho cạnh tranh bình đẳng và chống độc quyền, các yếu tố
pháp lý thể chế phải đáp ứng những yêu cầu sau:
• Bảo đảm sự đồng bộ trong toàn bộ hệ thống thuộc mọi lónh vực của
hoạt động kinh doanh.
• Các quy đònh pháp lý-thể chế do nhà nước ban hành phải rõ ràng và
sát với thực tiễn.
• Hiệu lực pháp luật của các quy đònh pháp lý – thể chế phải đảm bảo
sự thống nhất trong việc điều chỉnh hành vi kinh doanh. Điều đó có nghóa
là cần hạn chế đến mức thấp nhất những ngoại lệ đối với một chủ thể hay
một hành vi kinh doanh nào đó nhằm tạo ra sự bình đẳng trên thực tế giữa
các chủ thể kinh doanh.
• Rà soát lại hệ thống luật để điều chỉnh các quy đònh không còn phù
hợp hoặc chưa rõ ràng .Nhanh chóng ra đời một luật doanh nghiệp áp
dụng chung cho các loai hình doanh nghiệp.
19
• Một nội dung nữa trong việc hoàn thiện môi trường các thể chế,chính
sách vốn, tỷ giá, tín dụng, chính sách mặt bằng kinh doanh, chính sách
thuế, chính sách công nghệ và hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, thanh kiểm
tra, đầu tư xây dựng cơ bản … để tạo điều kiện cho doanh nghiệp thương
mại nâng cao năng lực cạnh tranh.
3.3 Đẩy nhanh sự chuyển dòch cơ cấu kinh tế theo hướng kinh tế thò trường.
Đẩy mạnh chuyển dòch cơ cấu kinh tế, thông qua điều chỉnh cơ cấu đầu tư

nhằm phát huy lợi thế so sánh, lợi thế cạnh tranh, thực hiện chủ động hội nhập
kinh tế quốc tế. Khắc phục căn bản tình trạng bố trí đầu tư dàn trải phân tán,dứt
khoát không đầu tư vào những công trình kém hiệu quả đồng thời đa dạng hoá
các hình thức đầu tư như BOT, BT, phát hành trái phiếu công trình…Kinh tế nhà
nước vẫn giữ vai trò chủ đạo, là lực lượng vật chất quan trọng để nhà nước đònh
hướng và điều tiết nền kinh tế,tạo môi trường và điều kiện thúc đẩy các thành
phần kinh tế cùng phát triển. Kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày
càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Kinh tế tư nhân có
vai trò quan trọng, là một trong những động lực của nền kinh tế. Doanh nghiệp
cổ phần ngày càng phát triển,trở thành hình thức tổ chức kinh tế phổ biến, thúc
đẩy xã hội hoá sản xuất kinh doanh và sở hữu. Xoá bỏ mọi sự phân biệt đối xử
theo hình thức sở hữu; thực hiện chiến lược quốc gia về phát triển doanh nghiệp;
tiếp tục đổi mới phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước; tiếp tục
đổi mới và phát triển các loại hình kinh tế tập thể;phát triển mạnh các hộ kinh
doanh cá thể và các loại hình doanh nghiệp của tư nhân; thu hút mạnh nguồng
lực của các nhà đầu tư nước ngoài.
3.4 Cải thiện trình độ văn hóa ,đạo đức xã hội của nhân dân và các chủ thể
kinh doanh
Nếu như sự hình thành các văn bản pháp luật ,công tác chỉ đạo ,điều hành
của bộ máy công quyền là những điều kiện cần thì trình độ văn hóa và đạo đức
của các chủ thể kinh doanh là điều kiện đủ để đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh
và chống độc quyền trong kinh doanh . Vì vậy cần phải:
• Đổi mới giáo dục, đào tạo trong kinh tế, nhằm xây dụng một đội
ngũ doanh nhân và công nhân kỹ thuật có chuyên môn sâu và có kỹ năng
làm việc tập thể.
• Đổi mới cơ chế sử dụng và chính sách trong dụng nhân tài kinh
tế ,tôn trọng tài năng, sự trung thực và lẽ phải trong đánh giá, sử dụng cán
20
bộ,thực hiện các thanh giá trò, các chuẩn mực xã hội và kinh tế theo đúng
quy luật và các giá trò đạo đức phổ quát nhất của người Việt Nam.

3.5 Chủ động hội nhập và phân công lao động quốc tế
Hội nhập cần tính đến năng suất lao động nội đòa,tăng trưởng lao động hơn
là tạo việc làm. Cần cho phép một thò trường lao động tự do hơn để thúc đẩy
việc phát triển thò trường lao động hiệu quả, giải quyết được các vấn đề lao động
thiếu kó năng,trình độ văn hoá và kó thuật thấp trong quá trình chuyển đổi kinh
tế. Những biện pháp dạy nghề, cho vay vốn tạo việc làm nhằm đưa lao động
nông thôn ra thành thò, chuyển dich từ khu vực phi kết cấu ra khu vực ăn lương
sẽ tiếp tục là giải pháp tốt. Nhưng cần lưu ý là tạo điều kiện cho việc di chuyển
lao động tự nhiên giữa các khu vực và vùng. Cơ sở hạ tầng và hệ thống an sinh
phúc lợi sẽ giúp gằn kết lao động ngoài vùng vào trong vùng để không bò phân
biệt, loại trừ khỏi khu vực.
Nhà nước cần đóng vai trò đưa ra chính sách cho thò trường lao động, đảm
bảo các điều kiện tăng cầu lao động, bảo vệ quyền lợi người lao động bằng pháp
luật chính sách lao động nhưng không nên can thiệp vào doanh nghiệp. Ở cấp độ
vi mô, doanh nghiệp cần tham gia giúp tạo ra thò trường lao động ổn đònh hơn,với
lao động có năng suất cao hơn góp phần tăng trưởng kinh tế tốc độ cao. Việc này
đòi hỏi doanh nghiệp phải có chiến lược tạo ra sự hợp tac và tham gia tốt hơn
của người lao động.Lãnh đạo doanh nghiệp cần tạo được quan hệ lao động tốt và
điều kiện lao động với người lao động. Có như vậy mới đưa lao động thành một
nhân tố của quá trình sản xuất kinh doanh và tăng năng suất chất lượng lao
động.
3.6 Đẩy mạnh xúc tiến thương mại,xúc tiến đầu tư

Thúc đẩy hoạt động của các tham tán thương mại ở nước ngoài: các tham
tán thương mại phải là người cung cấp cho các doanh nghiệp các thông tin về cớ
chế chính sách,luật lệ của nước sở tại; làm trung gian trong đàm phán ,theo dõi
đôn đốc việc thực hiện các cam kết thương mại song phương, bảo vệ quyền lợi
hợp pháp cho doanh nghiệp và đất nước; tư vấn trong giao dòch xuất nhập khẩu,
trong khiếu kiện,trong tranh chấp;thông tin kòp thời các cơ hội, giúp đỡ các
ngành thuộc đoàn, đòa phương, các tổ chức các doanh nghiệp Việt Nam khi đến

công tác ở nước ngoài; tổ chức trưng bày,giới thiệu triển lãm hàng hoá Việt
Nam. Tiếp tục mở rộng thò trường theo hướng đa dạng hoá đa phương hoá nhất
là những thò trường có tiềm năng như thò trường Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật, Nga
21
và các nước SNG,Irad,châu Phi,Lào và Campuchia.Vừa thuỷ chung với bạn hàng
truyền thống, vừa tích cực tìm kiếm những đối tác mới, không nên lệ thuộc vào
một thò trường nào để tránh tình trạng bò động khi thò trường đó gặp bất lợi. Để
xúc tiến thương mại tốt, các doanh nghiệp nên nghiên cứu và phát triển, cải tiến
sản phẩm, tiêu chuẩn hoá, quản lí chất lượng và bao bì. Các doanh nghiệp phải
có chiến lược và kế hoạch tìm hiểu thò trường,nắm vững yêu cầu,sở thích,tập
quán tiêu dùng của thò trường,dự đoán sự thay đổi trong quan hệ cung-cầu sản
trong trong nước và trên thò trường thế giới. Có kế hoạch cụ thể về việc sản xuất
sản phẩm,tìm công cụ xúc tiến bán hàng, chú ý vấn đề giá cả,kênh phân phối và
thời điểm bán hàng,xây dựng quảng bá và bảo vệ thương hiệu.
3.7 Xây dựng đồng bộ thể chế kinh tế thò trường đònh hướng xã hội chủ nghóa
Thực hiện kinh tế thò trường đònh hướng xã hội chủ nghóa phải tôn trọng,
vận dụng đầy đu, đúng đắn các quy luật khác quan của kinh tế thò trường,đồng
thời phải phù hợp với điều kiện cụ thể phát triển của Việt Nam. Phải bảo đảm
tính đồng bộ giữa các bộ phận cấu thành của thể chế kinh tế; giữa các yếu tố thò
trường và các loại thò trường để hình thành và vận hành thông suốt nền kinh tế
thò trường đònh hướng xã hội chủ nghóa; giữa thể chế kinh tế với thể chế chính
trò,xã hội;giữa nhà nước,thò trường và xã hội. Gắn kết hài hoà giữa tăng trưởng
kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội,phát triển văn hoá và bảo vệ môi
trường.

3.8 Coi trọng nguồn lực trong nước đồng thời tranh thủ tận dụng mọi nguồn
lực bên ngoài phát triển kinh tế hướng về xuất khẩu
Tăng cường huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực tại chỗ gồm vốn, đất
đai, nhân lực, khoa học công nghệ; nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh
nghiệp; nâng cao năng lực quản lí điều hành của các cơ quan trên cơ sở đổi mới

cơ cấu tổ chức theo hướng tinh gọn,nhẹ và hiệu lực; đồng thời phối hợp sử dụng
hiệu quả các nguồn lực từ bên ngoài. Tăng cường đầu tư mở rộng quy mô sản
xuất,chú trọng đổi mới công nghê thiết bò, đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu các
mặt hàng truyền thống,các mặt hàng mới, các mặt hàng sản xuất do bò hạn chế
về cơ cấu (diện tích năng suất, thời tiết…) không có điều kiện tăng nhiều về khối
lượng nhưng có khả năng tăng trưởng cao và có kim ngạch xuất khẩu lớn,những
mặt hàng có đóng góp quan trọng cho việc thực hiện kế hoạch xuất khẩu cũng
như giải quyết công ăn việc làm,góp phần ổn đònh xã hội như các sản phẩm chế
22
biến từ nông lâm, thuỷsản;công nghiệp chế biến: dệt may, giày dép, đồ gỗ, linh
kiện điện tử, sản phẩm nhựa, dây cáp điện…
Kết luận
Từ các phân tích trên, chúng ta có thể thấy được cạnh tranh chính là động
lực thúc đẩy sự phát triển. Không có cạnh tranh thì không có đổi mới,không có
phát triển, tất nhiên phải là cạnh tranh lành mạnh. Trong cạnh tranh, người
thắng sẽ tồn tại và phát triển, người thua sẽ bò loại bỏ. Nói cách khác, cạnh tranh
chính là cuộc đua để giành được những điều kiện thuận lợi như gần nguồn
nguyên liệu rẻ,nguồn nhân công re, gần thò trường tiêu thụ, giao thông vận tải
tốt, khoa học kó thuật phát triển…nhằm giảm mức hao phí lao động cá biệt thấp
hơn mức hao phí lao động xã hội cần thiết để thu được nhiều lãi. Do đó nâng cao
năng lưc cạnh tranh của doanh nghiệp là một tất yếu khách quan trong quá trình
23
hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Nếu không làm được điều này, doanh
nghiệp không chỉ thất bại trên sân khách mà còn gánh chòu những hậu quả tương
tự trên chính sân nhà.
Nước ta đã gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO, vừa mở ra các cơ
hôi lớn,vừa phải đồi đầu với những thách thức không nhỏ. Cơ hội không tự nó
biến thành lượng vật chất trên thò trường mà tuỳ thuộc vào khả năng tận dụng cơ
hội của mỗi doanh nghiệp. Thách thức tuy là sức ép trực tiếp nhưng tác động của
nó đến đâu còn tuỳ thuộc vào nỗ lực vươn lên của mỗi doanh nghiệp. Cơ hội và

thách thức không phải nhất thành bất biến mà luôn vận động,chuyển hoá và
thách thức đối với ngành này có thể là cơ hội cho ngành khác phát triển.Tận
dụng cơ hội sẽ tạo ra thế và lực mới để vượt qua và đẩy lùi thách thức,tạo ra cơ
hội mới lớn hơn. Ngược lại không tận dụng được cơ hội, thách thức sẽ lấn át, cơ
hội sẽ mất đi, thách thức sẽ chuyển thành những khó khăn dài hạn rất khó khắc
phục. Việt Nam là một quốc gia tiềm năng giàu tài nguyên với nền chính trò ổn
đònh, các cơ chế chính sách đang ngày càng hoàn thiện, đó chính là nền tảng
vững chắc, tạo đà phát triển cho các doanh nghiệp, chấp cánh cho thương hiệu
Việt Nam bay xa hơn trên tầm thế giới./.
24

×