Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

Tiểu luân cao học quản lý nhà nước thực trạng – giải pháp cải cách thủ tục hành chính về lĩnh vực tài nguyên môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.91 KB, 34 trang )

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU.........................................................................................................................4
1. Lý do chọn đề tài...................................................................................................4
2. Mục đích nghiên cứu.............................................................................................5
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.........................................................................5
4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................6
5. Ý nghĩa của thực tiễn............................................................................................6
6. Kết cấu của tiểu luận.............................................................................................6
NỘI DUNG.....................................................................................................................8
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
TRONG LĨNH VỰC TÀI NGUN MƠI TRƯỜNG...................................................8
1.1. Khái qt về thủ tục hành chính........................................................................8
1.1.1. Khái niệm....................................................................................................8
1.1.2. Đặc điểm của thủ tục hành chính................................................................9
1.1.3. Vai trị của thủ tục hành chính..................................................................11
1.1.4. Phân loại thủ tục hành chính.....................................................................13
1.2. Cải cách thủ tục hành chính về lĩnh vực Tài nguyên môi trường....................14
1.2.1. Quan niệm về cải cách thủ tục hành chính................................................14
1.2.2. Các yếu tố tác động đến cải cách thủ tục hành chính về lĩnh vực Tài
nguyên môi trường.................................................................................................15
1.3. Cơ sở pháp lý và nội dung triển khai thực hiện cải cách thủ tục hành chính về
lĩnh vực Tài nguyên môi trường................................................................................16
1.3.1. Cơ sở pháp lý............................................................................................17
13.2.

Nội dung triển khai thực hiện cải cách thủ tục hành chính.......................17

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH
VỰC TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG TẠI UBND PHƯỜNG TRƯỜNG CHINH
THÀNH PHỐ KON TUM............................................................................................19


2.1. Khái quát chung về phường Trường Chinh TP.Kon Tum..................................19
2.2. Cơ cấu tổ chức của UBND phường Trường Chinh TP.Kon Tum......................19
2.3. Thực trạng cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực tài ngun mơi trường tại
UBND phường Trường Chinh...................................................................................20


2.3.1. Những căn cứ pháp lý để thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh
vực tài ngun mơi trường tại UBND phường Trường Chinh..............................20
2.3.2. Quá trình cải cách thủ tục hành chính của UBND phường Trường Chinh
về lĩnh vực Tài nguyên môi trường trong giời quan qua.......................................21
2.4. Đánh giá việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực tài nguyên
môi trường tại UBND phường Trường Chinh...........................................................22
2.4.1. Thuận lợi......................................................................................................22
2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân..............................................................................24
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
TRONG LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG TẠI UBND PHƯỜNG
TRƯỜNG CHINH........................................................................................................26
3.1. Phương hướng nhiệm vụ........................................................................................26
3.1.1. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp Đảng ủy................................................26
3.1.2. Hồn thiện thể chế hành chính........................................................................26
3.1.3. Nâng cao chất lượng cán bộ cơng chức...........................................................26
3.1.4. Xã hội hóa hoạt động cải cách thủ tục hành chính..........................................27
3.1.5. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến kiến thức về cải cách hành chính..............27
3.2. Các giải pháp chủ yếu.........................................................................................27
3.2.1. Nâng cao chất lượng cán bộ, công chức......................................................27
3.2.2. Đầu tư cơ sở vật chất gắn liền với ứng dụng công nghệ thông tin..............29
3.2.3. Xây dựng văn hóa cơng sở...........................................................................30
3.2.4. Đẩy mạnh tun truyền, phổ biến kiến thức về cải cách hành chính cho cán
bơ, công chức và tổ chức, công dân.......................................................................32
3.2.5. Tăng cường sự phối hợp hợp, phân cấp quản lý và ủy quyền.....................32

KẾT LUẬN...................................................................................................................34
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................35


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cải cách hành chính là yêu cầu khách quan, là nội dung hết sức quan trọng
trong sự nghiệp đổi mới toàn diện của nước ta, cải cách hành chính được đặt
thành nhiệm vụ có tầm chiến lược, nhiệm vụ trọng tâm trong xây dựng và hoàn
thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Cải cách hành chính góp phần rất quan trọng cải thiện môi trường đầu tư
kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia – đây là yếu tố sống cịn của
đất nước trơng bối cảnh cạnh tranh gay gắt và hội nhập quốc tế sâu rộng nước ta
hiện nay và xu hướng quốc tế trong tương lai.
Mục tiêu nhằm hướng tới xây dựng một nền công vụ chuyên nghiệp, trách
nhiệm, năng động minh bạch, hiệu quả. Nội dung quan trọng của cải cách hành
chính là cải cách thủ tục hành chính, được coi là “ khâu đột phá”, nhằm đơn giản
hóa thủ tục hành chính tối đa, trành rườm rà gây lãng phí về kinh tế, thời gian và
tìm ra cách thức tổ chức, quy trình thực hiện các thủ tục hành chính một cách ưu
nhất.
Nhận thấy rõ mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của cơng tác cải cách
thủ tục hành chính, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 38/CP ngày 4 tháng 5
năm 1994 về cải cách một bước thủ tục hành chính mà mục tiêu quan trọng là
hướng đến việc giải quyết tốt hơn các công việc của công dân, tổ chức đặc biệt
là cộng đồng doanh nghiệp. Yêu cầu của Nghị quyết là” nhằm tạo bước chuyển
căn bản trong quan hệ và thủ tục giải quyết công việc giữa các cơ quan nhà nước
với nhau, giữa cơ quan nhà nước với tổ chức xã hội và giữ cơ quan nhà nước với
công dân”.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, tháng 11 năm 2011, Chính
phủ đã ban hành Nghị quyết 30C/NQ-CP, ban hành chương trình tổng thể cải

cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020, với hệ thống các giải pháp và
mục tiêu cụ thể. Đây là một chương trình có tính chiến lực, định hướng và chỉ


đạo tồn diện cho cơng tác cải cách hành chính nhà nước trong thời gian 10 năm
và được chia ra làm 2 giai đoạn.
Kon Tum là một trong những tỉnh đang dần cải cách hành thủ tục hành
chính trong những năm qua, cải cách hành chính đặc biệt là cải cách thủ tục
hành chính, được coi là trọng điểm, là giải pháp quan trọng để nâng cao chất
lượng dịch vụ phục vụ nhu cầu giải quyết các thủ tục hành chính của người dân.
Phường Trường Chinh là một phường thuộc TP.Kon Tum, tỉnh Kon Tum.
UBND phường Trường Chinh đã xác định cơng tác cải cách hành chính, cải
cách thủ tục hành chính nói chung và cải cách thủ tục hành chính về lĩnh vực
Tài ngun mơi trường nói riêng là khâu đột phá, nhiệm vụ trọng tâm trong
công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành. Vì vậy em chọn đề tài “Thực trạng – giải
pháp cải cách thủ tục hành chính về lĩnh vực tài ngun mơi trường tại UBND
phường Trường Chinh TP.Kon Tum hiện nay” làm tiểu luận kết thúc mơn, để
giải quyết những khó khăn vướng mắc đang đặt ra từ yêu cầu thực tiễn.
2. Mục đích nghiên cứu
Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về cải cách thủ tục hành chính về
lĩnh vực tài nguyên môi trường.
Cung cấp những căn cứ khoa học phân tích, đánh giá được thực trạng và
cải cách thủ tục hành chính cho việc xác định nguyên nhân của từng mặt hạn chế
chủ yếu cịn tồn tại
Tìm hiểu thực trạng triển khai hoạt động cải cách thủ tục hành chính trong
lĩnh vực tài nguyên môi trường ở UBND phường Trường Chinh TP. Kon Tum.
Đề xuất được một số giải pháp mục tiêu cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả
của công tác cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực tài nguyên môi trường,
phục vụ cho công tác quản lý và điều hành hoạt động phù hợp với tình hình thực
tiễn tại phường Trường Chinh.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.

Đối tượng nghiên cứu


Các quy phạm pháp luật về cái cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực tài
ngun mơi trường, tập trung nghiên cứu Nghị định của chính phủ, quy định về
kiểm sốt thủ tục hành chính, các quyết định của Thủ tướng chính phủ về giải
quyết cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực tài ngun mơi trường. Đối
tượng nghiên cứu của đề tài là các quan hệ phát sinh từ thực tiễn thực hiện pháp
luật về giải quyết cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực tài nguyên môi
trường của cơ quan nhà nước tại TP. Kon Tum
Những thủ tục hành chính về tài ngun và mơi trường giải quyết tại TP.
Kon Tum và cơ chế phối hợp giũa các cơ quan. Tổng hợp tình hình thực tiễn để
cung cấp những căn cứ chính xác cho việc đánh giá hiệu quả hoạt động của nó.
3.2.

Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu tại UBND phường Trường
Chinh TP.Kon Tum
Phạm vi về thời gian: Tiểu luận nghiên các báo cáo, tài liệu lên quan đến
cải cách thủ tục hành chính lĩnh tài ngun mơi trường tại UBND Phường
Trường Chinh TP. Kon Tum từ năm 2020-2021
4. Phương pháp nghiên cứu
Tiểu luận sử dụng phương pháp chủ yếu là tổng hợp, phân tích và tổng kết
thực tiễn
5. Ý nghĩa của thực tiễn
Góp phần nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức, viên chức về cải

cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực tài ngun mơi trường.
Khái qt những thành tựu, hạn chế và rút ra những kinh nghiệm trong
lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực tài ngun
mơi trường, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả hơn cơng
tác cải cách thủ tục hành chính ở UBND Phường Trường Chinh TP. Kon Tum.
6. Kết cấu của tiểu luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và mục lục thì
nội dung của bài tiểu luận bao gồm 3 chương chính:


Chương 1: Cơ sở lý luận chung về cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh
vực Tài ngun mơi trường.
Chương 2: Thực trạng cải cách thủ tục hành chính về lĩnh vực Tài nguyên
môi trường tại UBND Phường Trường Chinh TP.Kon Tum
Chương 3: Giải pháp để đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh
vực tài ngun mơi trường tại UBND Phường Trường Chinh TP.Kon Tum trong
thời gian tới.


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH
CHÍNH TRONG LĨNH VỰC TÀI NGUN MƠI TRƯỜNG
1.1.

Khái quát về thủ tục hành chính

1.1.1. Khái niệm
Thủ tục hành chính là cách thức và trình tự thực hiện thẩm quyền quản lí
hành chính nhà nước của các chủ thể quản lí hành chính nhà nước và cách thức

tham gia vào các cơng việc quản lí hành chính nhà nước của các cơ quan, tổ
chức, cá nhân nhằm thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình trong quản lí
hành chính nhà nước theo quy định của pháp luật.
Căn cứ vào khoản 1 Điều 3 Nghị định 63/2010/NĐ-CP có quy định :" Thủ
tục hành chính là trình tự, cách thức thực hiện, hồ sơ và yêu cầu, điều kiện do cơ
quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định để giải quyết một công việc cụ
thể liên quan đến cá nhân, tổ chức."
Trong thủ tục hành chính có chủ thể thực hiện thủ tục hành chính và chủ
thể tham gia thủ tục hành chính. Chủ thể thực hiện thủ tục hành chính là chủ thể
có thẩm quyền nhân danh Nhà nước tiến hành các thủ tục hành chính bao gồm
các cơ quan nhà nước, tổ chức và những người có thẩm quyền. Chủ thể tham gia
thủ tục hành chính có thể là cơ quan, tổ chức hoặc công dân.
Mỗi hoạt động quản lí theo cách nói thơng thường (ví dụ, hoạt động ban
hành văn bản quy phạm pháp luật, hoạt động cấp giấy phép, hoạt động xử phạt
vi phạm hành chính...) thực chất là chuỗi những hoạt động diễn ra theo trình tự
nhất định mà mỗi hoạt động cụ thể trong đó có thể được thực hiện bởi những
chủ thể khác nhau, ở những thời điểm khác nhau, với nội dung và nhằm những
mục đích khác nhau. Kết quả của hoạt động quản lí phụ thuộc vào nhiều yếu tố
trong đó phụ thuộc một phần đáng kể vào số lượng, thứ tự các hoạt động cụ thể,


mục đích, nội dung, cách thức tiến hành các hoạt động cụ thể trong một chuỗi
hoạt động thống nhất, tức là phụ thuộc vào thủ tục tiến hành các hoạt động quản
lí. Thủ tục đóng vai trị quan trọng trong việc điều hành bộ máy nhà nước cũng
như bảo đảm quyền và lợi ích của thủ tục hành chính là tổng thể các quy phạm
pháp luật xác định các quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia vào các quan hệ
xã hội do luật hành chính xác lập nhầm thực hiện các quy phạm vật chất cùa luật
hành chính. Thực ra thù tục hành chính do quy phạm pháp luật hành chính quy
định nên thủ tục hành chính chính là nội dung của nhóm quy phạm pháp luật
hành chính (thường gọi là quy phạm thủ tục) chứ thủ tục không phải là quy

phạm pháp luật.
1.1.2. Đặc điểm của thủ tục hành chính
Thứ nhất, được thực hiện bởi các chủ thể quản lí hành chính nhà nước
Các hoạt động quản lí diễn ra trong lĩnh vực nào được thực hiện theo thủ
tục pháp luật quy định trong lĩnh vực đó. Quản lí hành chính nhà nước được
thực hiện bởi các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, cá nhân được nhà nước
trao quyền, trong đó quan trọng nhất phải kể đến các cơ quan hành chính, các
cán bộ, cơng chức trong hệ thống cơ quan này.
Ngồi cơ quan hành chính, các cơ quan nhà nước khác cũng tiến hành các
thủ tục hành chính. Như khi các cơ quan đó xây dựng, củng cố chế độ cơng tác
nội bộ; các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục hành chính khi tiến hành
các hoạt động quản lí hành chính được Nhà nước trao quyền trong những trường
hợp cụ thể do pháp luật quy định. Các chủ thể nói trên, trong q trình thực hiện
chức năng, nhiêm vụ, quyền hạn của mình, khi tiến hành.
Thứ hai, có tính mềm dẻo, linh hoạt
Hoạt động quản lí hành chính nhà nước vốn phong phú, đa dạng. Nội dung
và cách thức tiến hành từng hoạt động cụ thể chịu sự tác động của rất nhiều yếu
tố khác nhau. Ví như thẩm quyền, năng lực của chủ thể quản lí… Mỗi yếu tố đó


lại chịu sự tác động đan xen phức tạp của các yếu tố kinh tế, chính tri, văn hốxã hội. Thủ tục hành chính với tính chất là cách thức tổ chức thực hiện các hoạt
động quản lí đương nhiên phải linh hoạt mới có thể tạo nên quy trình hợp lí cho
từng hoạt động quản lí cụ thể; do vậy, khơng thể có một thủ tục hành chính duy
nhất cho tồn bộ hoạt động quản lí hành chính nhà nước mà có rất nhiều thủ tục
hành chính. Thậm chí để giải quyết một loại công việc nhất định cũng có thể cần
các thủ tục hành chính khác nhau.
Thứ ba, chỉ cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền mới có quyền thực
hiện và thực hiện trong phạm vi thẩm quyền do pháp luật quy định
Xét dưởi góc độ quyền lực, thực hiện thủ tục hành chính là hoạt động sử
dụng quyền lực nhà nước. Quyền lực nhà nước trong mọi trường hợp chỉ được

sử dụng bởi những chù thể do pháp luật quy định và nằm trong cơ cấu quyền lực
nhà nước nói chung. Mỗi chủ thể chỉ sử dụng quyền lực trong giới hạn nhất
định. Tương ứng với giới hạn thẩm quyền pháp luật trao cho, mỗi chủ thể có
những phương tiện và điều kiện nhất định đảm bảo cho việc thực hiên thẩm
quyền (điều kiện vật chất, nhân sự, bộ máy…); do đó, các thủ tục được thực
hiện khơng đúng thẩm quyền thì khơng những việc thực hiện thủ tục đó khơng
hợp pháp mà hiệu quả quản lí cũng bị ảnh hưởng.
Thứ tư, thủ tục hành chính phải được thực hiện đúng pháp luật
Về mặt lí thuyết, tất cả các thủ tục hành chính được pháp luật quy định
đều là cần thiết và là quy trình hợp lí nhất để thực hiện các hoạt động quản lí
trên thực tế. Hơn nữa, mỗi thủ tục hành chính được thực hiện nhiều lần ở những
thời điểm khác nhau, bởi các chủ thể khác nhau, sự tuân thủ nghiêm ngặt các thủ
tục hành chính tạo nên tính khoa học, đồng bộ, thống nhất trong quản lí hành
chính nhă nước ngay cả khi các thủ tục hành chính đã trở nên khơng cịn phù
hợp do nhận thức về quản lí hay thực tiễn quản lí thay đổi thì các chủ thể thực
hiện thủ tục cũng không được tuỳ tiện thay đổi hoặc bỏ qua. Một thủ tục hành


chính cụ thể chỉ mất giá tri pháp lí khi bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền bãi
bỏ.
1.1.3. Vai trị của thủ tục hành chính
Thứ nhất, Quy định thủ tục hành là một bảo đảm pháp lý cho việc thực
hiện các quy định nội dung.
Trong mối tương quan giữa quy định nội dung và quy định thủ tục của
VBQPPL, thì quy định TTHC là một bảo đảm pháp lý cho việc thực hiện các
quy định nội dung. Quy định TTHC là một bộ phận quan trọng của quy phạm
pháp luật hành chính, là phương tiện để đưa các quy phạm nội dung của Luật
hành chính và một số ngành luật khác vào cuộc sống.
Quy phạm nội dung quy định các nguyên tắc quản lý, thẩm quyền của cơ
quan quản lý hành chính nhà nước, quyền lợi và nghĩa vụ của cá nhân, tổ

chức… và quy phạm TTHC chỉ ra cách thức cụ thể để thực hiện các nội dung
đó.
Thứ hai, Quy định TTHC trực tiếp liên quan đến việc thực hiện thẩm
quyền của các chủ thể quản lí hành chính nhà nước và việc thực hiện quyền,
nghĩa

vụ

của



nhân,

tổ

chức.

Mỗi một quy định TTHC đều có sự hiện hữu của hai nhóm chủ thể: cơ quan có
thẩm quyền giải quyết và cá nhân, tổ chức tham gia. Cơ quan có thẩm quyền
giải quyết được quyền nhân danh nhà nước buộc đối tượng tham gia phải tuân
thủ quy định pháp luật, quy định TTHC … (tính chất mệnh lệnh phục tùng, bất
bình đẳng trong quan hệ). Vì tính chất này mà khi triển khai thực hiện TTHC rất
dễ dẫn đến tình trạng nhũng nhiễu, ban phát, “xin – cho”… nhất là khi các quy
định TTHC khơng đảm bảo rõ ràng, cịn mập mờ, khó hiểu hoặc thiếu hợp lý,
khơng

phù

hợp


với

thực

tiễn

cuộc

sống…

Có thể khẳng định quy định TTHC là một hiện hữu thực tế để minh chứng về


giá trị hiệu lực của quy định pháp luật với đời sống dân sinh, phản ánh sống
động về ý thức tuân thủ pháp luật và niềm tin của người dân đối với các cấp
chính quyền.
Thứ ba, Quy định TTHC chuẩn mực là cơ sở để đảm bảo chấp hành
nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong quản lý
hành

chính

nhà

nước.

Thơng qua quy định TTHC chuẩn mực, cơ quan nhà nước, cán bộ, cơng chức có
thẩm quyền và các tổ chức, cá nhân ở khu vực ngoài nhà nước có thể kiểm tra,
giám sát việc giải quyết TTHC của cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước; đồng

thời thúc đẩy q trình giải quyết cơng việc nhanh chóng, chính xác theo đúng
pháp luật, góp phần chống tham nhũng, sách nhiễu nhân dân.
Thứ tư, Quy định TTHC là biểu hiện trình độ văn minh trong tổ chức, điều
hành hoạt động quản lý của các cơ quan hành chính nhà nước. Do đó, TTHC
chính là chất keo kết dính mọi yếu tố và sự vận hành của nền hành chính.
Chất lượng và hiệu quả của TTHC liên quan đến chất lượng và hiệu quả giải
quyết công việc của cơ quan hành chính nhà nước và cán bộ, cơng chức nhà
nước, biểu hiện cụ thể qua các tiêu chí: giải quyết đúng quy định, giải quyết
trong thời gian ngắn nhất (nhanh chóng, kịp thời) và mang lại sự hài lịng cho cá
nhân, tổ chức có yêu cầu giải quyết TTHC.
Thứ năm, Quy định TTHC có ảnh hưởng, tác động lớn đến các hoạt động
hợp tác kinh tế quốc tế và thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
Giao lưu, hợp tác quốc tế và đầu tư nước ngồi có ảnh hưởng lớn đến phát triển
kinh tế - xã hội. Trong xu thế liên kết, hội nhập, phân công lao động quốc tế, đầu
tư nước ngồi nói chung và đầu tư trực tiếp nước ngồi nói riêng đang trở thành
xu hướng của thời đại, được nhiều quốc gia sử dụng như một chính sách lâu dài,
ổn định. Đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, thì hợp tác
kinh tế quốc tế, thu hút đầu tư nước ngoài là con đường tốt nhất để rút ngắn sự


tụt hậu so với các nước khác và có điều kiện để phát huy những lợi thế so sánh
của mình trong phân công lao động và hợp tác quốc tế. Trước nhu cầu đó, vai
trị trọng tâm, có tính chất quyết định nằm ở chính hệ thống luật pháp nói chung
và quy định TTHC nói riêng. Bởi vì hệ thống luậtpháp và quy định TTHC thân
thiện, phù hợp chính là yếu tố quan trọng để thu hút, khuyến khích các nhà đầu
tư nước ngồi, dịng vốn nước ngồi đầu tư vào Việt Nam.
1.1.4. Phân loại thủ tục hành chính
*Thủ tục hành chính nội bộ
Thủ tục hành chính nội bộ là thủ tục thực hiện các công việc nội bộ trong
cơ quan nhà nước, trong hệ thống cơ quan nhà nước và trong bộ máy nhà nước

nói chung. Chúng bao gồm các thủ tục quan hệ lãnh đạo, kiểm tra của các cơ
quan nhà nước cấp trên với cơ quan nhà nước cấp dưới; quan hệ hợp tác, phối
hợp giữa các cơ quan cùng cấp, ngang cấp, ngang quyền; quan hệ cơng tác giữa
chính quyền cấp tỉnh với các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan chuyên môn của
UBND cấp trên.
Thủ tục hành chính nội bộ thường là thủ tục ban hành những quyết định
chủ đạo, thủ tục ban hành quyết định quy phạm, thủ tục ban hành các quyết đinh
cá biệt nội bộ, thủ tục khen thưởng kỷ luật, thủ tục lập các tổ chức và thi tuyển,
bổ nhiệm cán bộ nhà nước...
*Thủ tục hành chính liên hệ
Là thủ tục tiến hành giải quyết các công việc liên quan đến quyền và lợi
ích hợp pháp của cơng dân; phịng ngừa, ngăn chặn, xử phạt các hành vi vi phạm
hành chính; trung thu, trưng mua các động sản và bất động sản của tổ chức và
cơng dân khi nhà nước có yêu cầu giải quyết nhiệm vụ nhất định vì lợi ích cộng
đồng. Thủ tục này nói lên mối quan hệ pháp lý giữa quyền hạn và nhiệm vụ của


cơ quan nhà nước và của công dân. Khi thực hiện các thủ tục này, cơ quan hành
chính nhà nước và các cơng chức nhà nước có thẩm quyền thực hiện quyền lực
nhà nước bằng các hoạt động áp dụng quy phạm pháp luật để giải quyết các
cơng việc, tình huống cụ thể, làm xuất hiện các quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp
lý của công dân và tổ chức cơng dân.
Thủ tục hành chính liên hệ về lĩnh vực Tài nguyên môi trường rất đa dạng,
thường được thể hiện cụ thể qua ba dạng sau: Thủ tục cấp giấy chứng nhận, thủ
tục ngăn cấm hay cưỡng chế thi hành và thủ tục trưng thu, trưng dựng
*Thủ tục hành chính văn thư
Thủ tục văn thư là trình tự tiến hành các hoạt động lưu trữ, xử lý, cung cấp
công văn giấy tờ và đưa ra các quyết định dưới các hình thức văn bản.Thủ tục
văn thư mang nhiều tính chất kỹ thuật nghiệp vụ hành chính, địi hỏi q trình
thực hiện phải tỉ mỉ, đúng thể thức, trình tự các bước tiến hành.Tóm lại, việc

phân nhóm các thủ tục hành chính căn cứ vào tính chất hoạt động của các cơ
quan hành chính nhà nước trong q trình giải quyết cơng việc của nhà nước và
của công dân như trên chỉ có tính chất tương đối.
1.2.

Cải cách thủ tục hành chính về lĩnh vực Tài nguyên môi trường

1.2.1. Quan niệm về cải cách thủ tục hành chính
Cải cách hành chính là một sự thay đổi có kế hoạch, theo một mục tiêu
nhất định, được xác định bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cải cách hành
chính khơng làm thay đổi bản chất của hệ thống hành chính, mà chỉ làm cho hệ
thống này trở nên hiệu quả hơn, phục vụ nhân dân được tốt hơn; các thể chế
quản lý nhà nước đồng bộ, khả thi, đi vào cuộc sống hơn; cơ chế hoạt động,
chức năng, nhiệm vụ của bộ máy, chất lượng đội ngũ cán bộ, cơng chức hành
chính hiệu quả, hiệu lực hơn, đáp ứng yêu cầu quản lý kinh tế – xã hội của một
quốc gia.


Cải cách thủ tục hành chính là cải cách các quy định pháp luật về trình
tự, thủ tục thực hiện thẩm quyền của các cơ quan hành chính nhà nước, người có
thẩm quyền; cải cách các quy định về các loại thủ tục hành chính; cải cách việc
thực hiện các thủ tục hành chính.
Ý nghĩa của cải cách thủ tục hành chính, nhằm bảo đảm tính pháp lý,
hiệu quả, minh bạch, công bằng trong khi giải quyết công việc hành chính; loại
bỏ những rườm rà, chồng chéo dễ bị lợi dụng để tham nhũng, gây khó khăn cho
người dân và doanh nghiệp.
Cải cách thủ tục hành chính về lĩnh vực Tài nguyên môi trường là một
trong những nội dung quan trọng trong tổng thể cải cách thủ tục hành chính tại
UBND phường Trường Chinh, TP.Kon Tum nhằm nâng cao chất lượng phục vụ
giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực Tài nguyên môi trường

được tốt hơn, nhanh gọn, tiết kiệm thời gian giải quyết
1.2.2. Các yếu tố tác động đến cải cách thủ tục hành chính về lĩnh vực Tài
nguyên môi trường
1.2.2.1. Yếu tố khách quan
Vấn đề quyết định: Thủ tục cải cách hành chính là phục vụ nhân dân, là
hoạt động điều tra liên tục thường xun. Sự khơng hài lịng, thỏa mãn của xã
hội đối với hành chính ln tồn tại. Nhưng hành chính không thể đáp ứng tất cả
những yêu cầu đa dạng phức tạp của người dân.
Yếu tố thẩm quyền ban hành TTHC:vdo tính chất của hoạt động quản lý
hành chính nhà nước phức tạp, liên quan tới nhiều cấp, nhiều ngành, do đó trong
q trình quản lý hành chính nhà nước có những vấn đề thuộc thẩm quyền giải
quyết của nhiều chủ thể. Nếu sự phân định thẩm quyền không rõ sẽ dẫn tới việc
ban hành quyết định chồng chéo mâu thuẫn.


Yếu tố nguồn lực: Các TTHC chỉ có thể được giải quyết khi cơ quan nhà
nước có đủ nguồn lực. Nếu khơng có đủ nguồn lực để giải quyết thì ban hành
quyết định chỉ là hình thức, lãng phí.
Yếu tố thông tin: Thông tin ảnh hưởng rất lớn đến xây dựng và ban hành
TTHC, nó cũng có tác động lướn đến việc chấp hành thực hiện của người dân.
Yếu tố chính trị: Việc lực chọn phương án quyết định để giải quyết vấn đề
chịu ảnh hưởng nhất định bởi cac quyết định chính trị của Đảng càm quyền, của
cơng luận và nhóm lợi ích khác nhau trong xã hội.
1.2.2.2. Những yếu tố chủ quan
Năng lực của người ra quyết định ban hành TTHC và thực hiện các bước
TTHC, tác phong của người ra quyết định: mỗi nhà quản lý có những kiến thức,
kinh nghiệm, tác phong quản lý riêng. Những phẩm chất đó quy định cách tiếp
cận, lỗi tư duy, việc xác định các tiêu chí, trong số cho từng tiêu chí và phương
pháp ra quyết định
Động cơ của người ra quyết định ban hành TTHC và thực hiện các bước

TTHC: các quyết định ln mang tính chủ quan do quyết định hành chính được
làm bởi các cơ quan hành chính- nhân danh cơng quyền nhưng lại do con người
thực hiện. Con người không phải do nhà nước sinh ra từ xã hội chuyển vào Nhà
nước. Do đó, khi ban hành TTHC và thực hiện các bước TTHC họ sẽ cố gắng
đem lại lợi ích cho bản thân mình hoặc nhóm lợi ích mà mình đại diện. Chính vì
thế, nhiều khi TTHC khơng thỏa mãn được lợi ích chung.
1.3.

Cơ sở pháp lý và nội dung triển khai thực hiện cải cách thủ tục hành
chính về lĩnh vực Tài ngun mơi trường

1.3.1. Cơ sở pháp lý


Nghị quyết 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ; Chương trình số
07/CT-TTg ngày 22/05/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh
Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020.
Quyết định số 19/2014/QĐ-TTg ngày 05/03/2014 của Thủ tướng Chính phủ về
việc áp dụng hệ thống chất lượng ISO 9001;2008 vào hoạt động của các cơ
quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước; Chương trình số 08.CTr/TU
ngày 18/10/2011 của Thành ủy Hà Nội về đẩy mạnh cải cách hành chính nâng
cao trách nhiệm về chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức viên chức
giai đoạn 2011-2015. Kế hoạch số 578/KH-UBND 31/5/2012 của UBND
phường Trường Chinh về CCHC giai đoạn 2011-2015 và Kế hoạch của UBND
thành phố Kon Tum về công tác cải cách hành chính hằng năm.
13.2. Nội dung triển khai thực hiện cải cách thủ tục hành chính
Một là, tiến hành rà sốt lại tồn bộ các quy định hiện hành về TTHC
thuộc UBND phường giải quyết như đất đai, hộ tịch, hộ khẩu, kiến nghị cơ quan
nhà nước có thẩm quyền nhằm bổ sung, sửa đổi hoặc bãi bỏ những quy định thủ
tục hành chính khơng phù hợp với thực tế đã và đang gây trở ngại cho hoạt động

của các cơ quan, đơn vị và gây phiền hà cho nhân dân.
Hai là, các TTHC phải được xây dựng trên sơ cở pháp luật, nhằm thực
hiện luật TTHC cũng chính là sự hướng dẫn một cách trình tự cụ thể việc thực
hiện những điều quy định của pháp luật. Cải cách TTHC không chỉ là nhằm vào
cách thức thực hiện thủ tục sao cho thuận tiện đối với người dân, để họ thực hiện
được đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của mình trước Nhà nước. Điều đó địi hỏi
cán bộ chính quyền phường cần tăng cười hơn cơng tác dân vận, tuyên truyền,
đưa việc thực hiện những thủ tục đến gần dân hơn nữa.
Ba là, UBND phường có thẩm quyền ban hành quy định TTHC cần có sự
tham vấn từ phía các cán bộ, cơng chức thực thi cơng vụ, các cán bộ, công chức
làm việc ở bộ phận thủ tục hành chính. Nhà nước ban hành TTHC khơng chỉ để


quản lý mà còn để thực hiện mục tiêu cao hơn là nâng cap chất lượng phục vụ,
dịch vụ xã hội. Vì vậy, sự tham vấn đó là hết sức cần thiết để phát huy tính chủ
động, ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức trong hoạt động công vụ như để
thực hiện Quy chế dân chủ, phát huy vai trò giám sát, đánh giá của người dân
đối với công tác quản lý Nhà nước.
Bốn là, TTHC phải linh hoạt, nhằm đáp ứng kịp thời và tốt như cầu của
toàn xã hội. TTHC tuy là những quy định hướng dẫn mang tính chất pháp lý, bắt
buộc để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của cả phía Nhà nước và cơng dân,
nhưng trong đời sống thường có những tình huống nằm ngồi ý chí của Nhà
nước cũng như ý muốn của người dân. Chẳng hạn, việc xảy ra các tình huống
động đất, cháy nổ, lũ lụt… dẫn đến các giáy tờ, hô sơ gốc vị thất lạc, tiêu hủy;
người dân trải qua các tình huồng này muốn thực hiện các quyền, nghĩa vụ và
các nhu cầu khác của mình thì khơng thể đáp ứng các quy định thủ tục hành
chính.
Năm là, cơng bố cơng khai hệ thống các văn bản quy định TTHC. Nguyên
tắc công khai, minh bạch các TTHC cũng được nhấn mạnh trong Nghị quyết
38/CP.

Sau khi các TTHC được rà soát lại UBND phường trong phạm vi quản lý
của mình, phải cơng bố cơng khai hệ thống các văn bản quy định thủ tục mới
bằng nhiều hình thức để mọi cơ quan, đơn vị, mọi người dân trong địa bàn
phường được biết và thực hiện.

CHƯƠNG 2


THỰC TRẠNG CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG
LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG TẠI UBND PHƯỜNG
TRƯỜNG CHINH THÀNH PHỐ KON TUM
2.1. Khái quát chung về phường Trường Chinh TP.Kon Tum
Kon Tum là tỉnh miền núi vùng cao Nam Trung Bộ, phía Tây giáp nước
Cộng hồ Dân chủ Nhân dân Lào và Vương quốc Campuchia, với chiều dài biên
giới khoảng 260 km, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam; phía Đơng giáp tỉnh Quảng
Ngãi; phía Nam giáp tỉnh Gia Lai; có đường 14 nối với các tỉnh Tây Nguyên và
Quảng Nam, đường 40 đi Atôpư (Lào). Nằm ở ngã ba Đông Dương, Kon Tum
có điều kiện hình thành các cửa khẩu, mở rộng hợp tác quốc tế về phía Tây.
Ngồi ra, Kon Tum có vị trí chiến lược hết sức quan trọng về quốc phịng, bảo
vệ mơi trường sinh thái. Kon Tum là đầu mối giao lưu kinh tế của cả vùng
duyên hải miền Trung và cả nước.
Ngày 8 tháng 1 năm 2004, Chính phủ ban hành Nghị định 13/2004/NĐCP[1]. Theo đó, thành lập phường Trường Chinh thuộc thị xã Kon Tum trên cơ
sở 196,68 ha diện tích tự nhiên và 2.563 người của xã Đắk Blà, 244,20 ha diện
tích tự nhiên và 3.690 người của phường Thắng Lợi.Sau khi thành lập, phường
Trường Chinh có 440,88 ha diện tích tự nhiên và 6.253 người.
2.2. Cơ cấu tổ chức của UBND phường Trường Chinh TP.Kon Tum
Cơ cấu tổ chức UBND phường Trường Chinh gồm chủ tịch và phó chủ
tịch, đảng ủy và phó bí thư đảng ủy. Có nhiệm vụ như sau: Tổ chức và bảo đảm
việc thi hành Hiến pháp và pháp luật trên địa bàn; Quyết định những vấn đề của
huyện trong phạm vi được phân quyền, phân cấp theo quy định của Luật này và

quy định khác của pháp luật có liên quan; Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ
quan hành chính nhà nước cấp trên ủy quyền; Kiểm tra, giám sát tổ chức và hoạt
động của chính quyền địa phương cấp xã.; Chịu trách nhiệm trước chính quyền


địa phương cấp tỉnh về kết quả thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của chính
quyền địa phương ở huyện.Quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm
phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, huy động các nguồn lực xã hội để xây
dựng và phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn
huyện.
Kể từ đầu năm 2015, UBND TP. Kon Tum đã cơ cấu bố trí tại các phường
trong thành phố đăng ký quyền sử dụng đất, cụ thể tại phường Trường Chinh bố
trí văn phịng đăng ký sử dụng đất để thực hiện giải quyết toàn bộ các thủ tục
hành chính liên quan đến lĩnh vực đất đai, các công việc khác liên quan các tổ
chức/ cá nhân khi chưa có giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất thuộc thẩm
quyền của phường.
2.3. Thực trạng cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực tài ngun mơi
trường tại UBND phường Trường Chinh.
2.3.1. Những căn cứ pháp lý để thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong
lĩnh vực tài nguyên môi trường tại UBND phường Trường Chinh
Nghị quyết 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ; Chương trình số
07/CT-TTg ngày 22/05/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh
Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020.
Quyết định số 19/2014/QĐ-TTg ngày 05/03/2014 của Thủ tướng Chính phủ về
việc áp dụng hệ thống chất lượng ISO 9001;2008 vào hoạt động của các cơ
quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước; Chương trình số 08.CTr/TU
ngày 18/10/2011 của Thành ủy Hà Nội về đẩy mạnh cải cách hành chính nâng
cao trách nhiệm về chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức viên chức
giai đoạn 2011-2015. Kế hoạch số 578/KH-UBND 31/5/2012 của UBND
phường Trường Chinh về CCHC giai đoạn 2011-2015 và Kế hoạch của UBND

thành phố Kon Tum về cơng tác cải cách hành chính hằng năm.


Trên cơ sở những căn cứ pháp lý nêu trên, UBND phường Trường Chinh
đã triển khai xây dựng và thực hiện Đề án cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh
vực tài nguyên môi trường gắn liền với công tác cải cách hành chính của địa
phương. Đồng thời, xây dựng quy chế hoạt động và làm việc của Bộ phận tiếp
nhận và trả kết quả hồ sơ hành chính cũng như sự phối kết hợp giữa các phịng
ban chun mơn trong việc giải quyết hồ sơ hành chính cho cơng dân, tổ chức,
đảm bảo đúng, đủ, kịp thời, công khai, minh bạch trong việc giải quyết hồ sơ
hành chính của công dân, bước đầu đã mang lại những thay đổi tích cực trong
việc giải quyết thủ tục hành chính cho công dân, được nhân dân tin tưởng và ủng
hộ.
2.3.2. Quá trình cải cách thủ tục hành chính của UBND phường Trường
Chinh về lĩnh vực Tài nguyên môi trường trong giời quan qua
Cải cách TTHC nằm trong nhiệm vụ cải cách thể chế hành chính, đến nay
cơ bản đã hồn thành việc cải cách TTHC theo hướng công khai, đơn giản thuận
tiện, khơng cịn phiền hà, sách nhiễu theo chỉ đạo chung của Trung ương Đảng
và Chính phủ, Phường Trường Chinh đã tiến hành cải cách bộ máy hành chính,
xây dựng đội ngũ cán bộ công chức. Thực hiện Nghị quyết 30c/NQ-CP ngày
08/11/2011 của Chính phủ; Chường trình số 07/CT-TTg ngày 22/05/2013 của
Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh Chương trình tổng thể CCHC Nhà nước
giai đoạn 2011-2020; Chương trình số 08-CTr/TU ngày 18/10/2011 của Thành
ủy Hà Nội về đẩy mạnh CCHC nâng cao trách nhiệm và chất lượng phục vụ của
đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2011-2015.
Hàng năm, UBND phường ban hành các kế hoạch về thanh tra, kiểm tra
đối với cán bộ, công chức thực thi nhiệm vụ, chú ý đến công tác CCHC, thực
hiện cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực tài ngun mơi trường.
Sau khi có văn bản chỉ đạo của UBND thành phố, phường đã triển khai và
chỉ đạo các thơn các tổ tiến hành rà sốt tồn bộ thủ tục hành chính đang thực




×