Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Tiểu luận giữa kỳ môn lịch sử văn minh thế giới đề tài sự truyền bá của hồi giáo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (258.87 KB, 23 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------

TIỂU LUẬN GIỮA KỲ

Khoa: Đông phương học
ĐỀ TÀI: SỰ TRUYỀN BÁ CỦA HỒI GIÁO

Môn: Lịch sử văn minh thế giới
Sinh viên thực hiện: Liễu Thị Minh Thu
Mã sinh viên: 22030281
Giảng viên: GS.TS. Nguyễn Văn Ánh

Hà Nội, ngày 13 tháng 1 năm 2023.


MỤC LỤC
KHÁI QUÁT VỀ HỒI GIÁO.........................................................................................3
SỰ TRUYỀN BÁ CỦA HỒI GIÁO...............................................................................7
CHƯƠNG I: NGUYÊN NHÂN CỦA SỰ TRUYỀN BÁ HỒI GIÁO...........................7
1.1. Bối cảnh địa lý, lịch sử.............................................................................................7
1.2. Nhà tiên tri Mohhamad.............................................................................................8
1.3. Do đức tin duy nhất vào Đấng Tối Cao và những sách lược đúng đắn..................10
CHƯƠNG II: ĐẶC ĐIỂM CỦA SỰ TRUYỀN BÁ HỒI GIÁO.................................11
2.1. Quá trình truyền bá đạo Islam ở bán đảo Ả rập.....................................................12
2.2. Quá trình bành trướng của đạo Hồi ra thế giới.......................................................12
2.2.1. Truyền bá bằng cưỡng chế (chiến tranh)............................................................12
2.2.2. Truyền bá bằng hịa bình, thơng qua mại thương, giáo lý..................................14
2.3. Đặc truyền bá và phát triển của Hồi giáo ở Việt Nam..........................................16
CHƯƠNG III: HỆ QUẢ CỦA SỰ TRUYỀN BÁ ĐẠO HỒI......................................18


3.1. Hệ quả tích cực.......................................................................................................18
3.2. Hậu quả tiêu cực.....................................................................................................20
KẾT LUẬN...................................................................................................................21
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................23


KHÁI QUÁT VỀ HỒI GIÁO
Hồi giáo hay còn được gọi là Y Tư Lan-đạo Hồi hay theo như tiếng Arập gọi là
đạo Ixlam, là một tôn giáo khởi nguồn từ Abraham, nhất thần tuyệt đối chỉ thờ duy
nhất vị thần là chúa Allah, ngồi vị thần Allah các tín đồ Hồi giáo khơng tin cịn vị
thần nào khác. Bên cạnh chúa Allah có một số thiên thần giúp việc làm thư ký ghi
chép những hành vi thiện ác của con người, cịn Muhammad là người truyền bá tơn
giáo, là trung gian giữa chúa Allah và tín đồ nên được coi là sứ giả. Hồi giáo là tôn
giáo lớn thứ hai thế giới1, với hơn 1 tỷ người tương đương 15% dân số thế giới và họ
được gọi là người Hồi giáo2. Theo tín đồ Hồi giáo họ tin rằng tất cả mọi thứ trên trời
dưới đất đều thuộc về chúa Allah, chúa tạo ra mọi thứ và cả con người, nắm giữ con
người và chế ngự được thiên nhiên. Giống như các tôn giáo nhất thần khác, Hồi giáo
cũng dạy về một ngày phán xử cuối cùng với người tốt sẽ được lên thiên đường và
người xấu sẽ bị trừng phạt tại địa ngục.
Ngồi một số điều giống các tơn giáo khác thì đạo Hồi cịn “một điều quan trọng
khơng giống những tơn giáo khác đó là tuyệt đối khơng thờ ảnh tượng vì họ quan niệm
rằng Allah tỏa khắp mọi nơi, khơng có một hình tượng nào có thể thể hiện được Ala”. 3
Hồi giáo có nguồn gốc ra đời vào khoảng thế kỉ 7 tại bán đảo Ả Rập, do thiên sứ
Muhammad nhận mặc khải của thượng đế truyền lại cho con người qua thiên thần
Jibrael. Thời đại hồng kim của Hồi giáo đề cập đến thời kì truyền thống có niên đại từ
thế kỉ thứ 8 đến thế kỉ thứ 13.Trước khi đạo Hồi ra đời, cư dân Arập theo tín ngưỡng
đa thần, thờ những hịn đá trên sa mạc, cây cối trong ốc đảo hoặc động vật thực vật,
các hiện tượng tự nhiên. Vào đầu thế kỉ VII, con đường buôn bán Đông – Tây chuyển
sang vịnh Ba Tư thuộc quyền kiểm soát của đế quốc Ba Tư. Việc mất quyền kiểm soát
này ảnh hưởng lớn đến kinh tế của các vương quốc bán đảo Ả Rập. Bọn quý tộc, nhà

giàu mất đi một nguồn lợi lớn từ việc thu thuế của các đoàn thương nhân, bắt đầu
chuyển sang bóc lột thậm tệ dân nghèo. Cùng lúc đó, bán đảo Ả Rập đứng trước nguy
cơ bị xâm lấn của đế quốc Bidantium từ phía Tây và đế quốc Ba Tư từ phía Đơng.

1 a b

e Global Religious Landscape”. ngày 18 tháng 12 năm 2012.

2

According to Oxford Dictionaries Lưu trữ 2016-07-29 tại Wayback Machine, "Muslim is the preferred term for 'follower of
Islam,' although Moslem is also widely used."
3

Gs. Vũ Dương Ninh, Lịch Sử Văn Minh Thế Giới (2010),tr49


Tình hình này địi hỏi phải có một chính quyền tập trung vững mạnh , có khả năng
thống nhất các bộ lạc , duy trì nền thống trị và con đường buôn bán Đông – Tây, đẩy
lùi nguy cơ xâm lấn và bành trướng xâm lược các quốc gia. Song tín ngưỡng đa thần
của các bộ lạc khơng những khơng đáp ứng được mà còn gây trở ngại cho khuynh
hướng trên.
Trong hồn cảnh ấy, vũ khí tư tưởng thích hợp nhất để tập hợp, đoàn kết các bộ lạc
là một tôn giáo mới – tôn giáo độc thần. Hồi giáo đã ra đời. Sự ra đời của Hồi giáo gắn
liền với tên tuổi của giáo chủ Mohamet(570-632) sinh ra trong một gia đình thuộc bộ
lạc có thế lực ở Méc ca. Tục truyền rằng khi Mohamet được 40 tuổi, trong một lần ơng
một mình đi vào hang nhỏ ở núi Xira để tu luyện và trầm tư suy tưởng. Trong một đêm
ơng thấy một linh giác, do đó mới thành lập Hồi giáo, theo ghi chép thì sự việc sảy ra
vào một đêm ông mơ thấy thánh Gabriel hiện ra bảo ơng đọc những dịng chữ thêu
trên tấm phủ bằng gấm đắp trên chân. Khi tỉnh dậy ông ông nhớ như in những dịng

chữ đó, ơng kể lại với bà Khadija- vợ ơng. Sử chép lại rằng bà tin đó là lời khải thị của
trời và khuyến khích ơng tun bố sứ mạng của ơng. Sau đó, cịn nhiều linh giác như
vậy nữa, ban đầu ơng bí mật truyền giáo trong số những người bạn thân thiết và họ trở
thành tín đồ đầu tiên, về sau sự truyền đạo trở nên công khai, đối tượng mở rộng đến
quần chúng ở Mecca nhưng bị giới quý tộc đả kích và bức hại. Môhamet đã trốn được
đến Yathrib (sau đổi thành Madinah – Thành phố tiên tri). Ở đây ông phát động và tổ
chức quần chúng đấu tranh và cuộc cách mạng của ơng giành được thắng lợi. Sau đó
ơng tổ chức vũ trang cho các tín đồ (Muslim) và dùng khẩu hiệu “Chiến đấu vì Allah”
và đè bẹp được giới quý tộc ở Mecca.Cùng với việc mở rộng phạm vi truyền đạo
Mohamet còn liên minh với các bộ tộc và dùng sức mạnh buộc các thế lực còn lại phải
quy thuận theo Hồi giáo.
Có thể nói cuộc cách mạng do Mohammed lãnh đạo là một cuộc cách mạng tôn
giáo và cải cách xã hội kết hợp với nhau. Sự ra đời của Hồi giáo đã mở ra một thời kỳ
lịch sử mới thống nhất trên bán đảo Ảrập. Khi được hỏi về sự khải thị xảy ra cách nào
Mohammad đã trả lời rằng tồn bộ kinh Koran đều đã có sẵn trên trời và thánh
Grabriel cho ông biết từng đoạn một, ông vốn là một người không biết chữ nhưng ông


lại nhớ hết được là vì thiên sứ lập lại cho ơng từng chữ, ngồi ơng ra những người ở
cạnh ông khi sảy ra khải thị đều không nghe, không thấy vị thiên sứ. Chính đều đó
càng làm tăng sứ mạng và quyền năng của khi gánh vác trọng trách làm sứ giả của
Thần.
Giáo lý của Hồi giáo là Kinh Qur’an cũng giống như Thánh Kinh của đạo Do Thái
và Kito giáo, Kinh Qur’an chứa rất nhiều bài xếp chung với nhau, giáo hội chính thống
bảo mỗi vần, mỗi tiếng trong đó đều do thiên khải. Đạo Hồi chỉ có duy nhất một quyển
thiên kinh Qur’an và do mỗi một người sáng tác đó là lời phán của Allah Đấng Tồn
Năng, vì thế hiển nhiên nó là cuốn sách có ảnh hưởng lớn nhất mà của một người viết.
Người Hồi giáo tin tưởng các vị sứ giả đến trước sứ giả Muhammad, kể từ Adam đến
Jesus xuyên qua Noah, Abraham, Moise, v.v. Họ cũng tin tưởng Cựu ước và Tân
ước là kinh sách của Allah nhưng họ không thi hành theo vì sự "lệch lạc" do người Do

Thái giáo và Thiên Chúa giáo tạo ra và thiên kinh Qur'an được Allah mặc khải xuống
để điều chỉnh lại những gì đã sai trái ở hai kinh sách đó. Đối với họ ngồi Allah ra
khơng cịn một vị Thần nào khác bởi như Kinh Qur’an đã phán: “Allah là Đấng Tạo
Thiên Lập Địa! Làm thế nào Ngài có con khi Ngài khơng hề có người bạn đời? Chính
Ngài là Đấng đã sáng tạo và thơng hiểu tất cả mọi vật.” (trích 6:101)
Kinh Qur’an tổng cộng có 30 quyển, 114 chương hơn 6200 tiết (là những đoạn
thơ). Giáo luật của Hồi giáo rất đơn giản nhưng cũng rất khắc nghiệt, người tín Hồi
giáo có 5 bổn phận chánh phải theo được gọi là Ngũ Trụ đó là:1-Xác tín ( là xác nhận
sự tin tưởng tuyệt đối của mình vào Đức Chúa Trời), 2-Cầu nguyện ( mỗi ngày các tín
đồ phải làm lễ cầu nguyện 5 lần cụ thể: lần 1 trước khi mặt trời mọc, gọi là Cobh; lần 2
vào buổi trưa(Zohr); lần 3 vào buổi chiều(Acr): lần 4 vào lúc mặt trời lặn(Maghrib);
lần 5 vào lúc ban đêm( Iha) và trước khi cầu nguyện, tín đồ phải thanh tịnh. Nếu đã sờ
mó vào những vật không thanh tịnh, dơ dáy(Xác chết, rượu, thịt heo, nam nữ giao hợp,
đàn bà sanh nở, ..). thì tín đồ phải đi rửa mặt, rửa tay suốt lên đến khủy tay và đưa
cánh tay ướt lên khỏi đầu khi rửa chân. Trong trường hợp ở Sa mạc thì dùng cát thay
nước để rửa. Tín đồ có thể cầu nguyện ở bất cứ đâu trừ những nơi ô uế như: Bãi tha
ma, lò sát sinh. Vật dụng để cầu nguyện chỉ gồm một tấm thảm hay mảnh vải có vẽ
hình tượng trưng Đền Thờ, được trải trước mặt. 3- Nhịn ăn ban ngày vào tháng


Ramadan (Hằng năm, vào tháng 9 Hồi lịch, gọi là tháng Ramadan, tất cả tín đồ Hồi
giáo đều bị cấm không được ăn, hút thuốc, chung đụng với vợ, vào lúc ban ngày, kể từ
lúc mặt trời mọc cho đến lúc mặt trời lặn. Cịn ban đêm thì tín đồ được tự do như bình
thường.Đặc biệt những người đau yếu, già cả, đàn bà chửa, vú em, những người làm
công việc nặng nhọc, chiến sĩ đang dự Thánh chiến thì được miễn điều luật nầy.Kết
thúc tháng ăn chay, tín đồ tổ chức ăn Tết, gọi là Tết nhỏ. Tục lệ nầy có từ năm thứ 2
của Kỷ nguyên Hồi giáo). 4- Bố thí ( Bố thí được coi như một thứ thuế của Hồi giáo
đánh vào lợi tức của mỗi tín đồ, nhưng nó được thu dưới hình thức bố thí và vì nó
được Chúa đem ban cho những người già cả và nghèo đói.) 5- Hành hương Mecca một
lần trong đời ( đây là nơi thánh địa của Hồi Giáo, Mỗi tín đồ Hồi giáo, khơng phân biệt

Nam hay Nữ, phải có ít nhất một lần trong đời, đi hành hương Thánh địa Mecca, trừ
trường hợp bịnh hoạn, nghèo khó, hay đường sá nguy hiểm. Các nơ lệ, các phụ nữ
khơng chồng đưa đi thì được miễn.Đây là bổn phận bắt buộc của tín đồ Hồi giáo đối
với Đấng Allah vì đó là lệnh của Ngài). Đó là 5 bổn phận chánh của tín đồ Hồi giáo.
Hồi giáo cịn cấm các tín đồ ăn thịt lợn vì cho rằng lợn là con vật ơ uế, ngồi ra
cũng khơng được ăn thú dữ. Thêm một luật quan trọng của Hồi giáo là thánh chiến để
mở rộng tầm ảnh hưởng. Luật lệ của Hồi giáo khơng có sự bình đẳng giới, phụ nữ Hồi
giáo luôn chịu thiệt hơn nam giới. Luật lệ của Hồi giáo rất nhiều và rất chi tiết, rất
khắc khe, vượt ra khỏi phạm vi tôn giáo, trở thành tiêu chuẩn pháp lý trong đời sống
xã hội, chi phối mọi hoạt động của tín đồ. Ở những nước Hồi giáo, pháp luật Hồi giáo
cũng chính là pháp luật của quốc gia.
Đến nay, Hồi giáo đã chia ra làm nhiều nhánh với những giáo lý và quan điểm
chính trị khác biệt như dòng Sunni, Shia, Sufism,... Hồi giáo cho đến nay vẫn là một
tơn giáo lớn và có sức ảnh hưởng rộng trên khắp thế giới, bởi vậy để có thể hiểu rõ
hơn về ảnh hưởng của Hồi giáo đến các Quốc gia ta cần đi tìm hiểu về quá trình truyền
bá của Hồi giáo.


SỰ TRUYỀN BÁ CỦA HỒI GIÁO
CHƯƠNG I: NGUYÊN NHÂN CỦA SỰ TRUYỀN BÁ HỒI GIÁO
Trong lịch sử thời kỳ trung đại, chưa từng có một Đế chế nào bành trướng một
cách mạnh mẽ và nhanh chóng như Hồi giáo. Dù chỉ tồn tại trong khoảng 3 thế kỷ, đế
chế Hồi giáo đã để lại một di sản lịch sử lớn, ảnh hưởng sâu rộng đến thế giới ngày
nay.Di sản lớn nhất của đế chế này chính là đạo Hồi. Dù đế chế này đã diệt vong, Hồi
giáo vẫn tiếp rục lan truyền mạnh mẽ, vượt xa khỏi vùng đất Ả Rập để trở thành
nguồn lực tinh thần của nhiều đế chế lẫy lừng khác trong lịch sử như các đế chế
Ottoman, Mogul, Timur… và đã trở thành một trong 3 tôn giáo lớn nhất, ảnh hưởng
nhất của thế giới ngày nay. Một trong số những nguyên nhân dẫn đến sự truyền bá
mạnh mẽ đó là do:
1.1. Bối cảnh địa lý, lịch sử

Bán đảo Ả rập thời kì đó là bán đảo lớn nhất thế giới, nó sở hữu trong mình một
mạng lưới địa lý, khí hậu, thổ nhưỡng phức tạp. Về phương diện địa chất, bán đảo đó
là sự tiếp tục của sa mạc Sahara, là một phần của đai cát đi ngang qua Ba Tư, tới tận sa
mạc Gobi, trong tiếng Ả rập có nghĩa là sự khơ khan. 4 Do sự bất ổn về thời tiết, khí
hậu, thiên tai đã kiến tạo nên những mâu thuẫn về tâm lý, nhân cách sống của con
người nơi đây. Ngoài ra, do những mâu thuẫn sâu xa về quá trình cải biến chế độ xã
hội từ xã hội công thị tộc đi lên đi lên xã hội có tính giai cấp. Từ những mâu thuẫn đó
đã đặt tiền đề cho sự hình thành tơn giáo Islam trên bán đảo này. Trên bán đảo Ả rập
lúc đó theo chủ nghĩa đa thần,có rất nhiều hình ảnh, đồ vật mà mỗi thứ tượng trưng
cho mỗi vị thần linh. Vì vậy, những mâu thuẫn mối quan hệ giữa thần linh của bộ lạc
này với bộ lạc kia để thể hiện sức mạnh tối cao của thần linh mà mình tơn thờ.
Có thể thấy, bán đảo Ả-rập thời kì đó rơi vào tình trạng khơng ổn định, bất cân
bằng và cần thiết về nhu cầu thống nhất. Nhu cầu từ tinh thần bởi người dân kém hiểu
biết, đau khổ bởi chiến tranh, công cụ lao động hạn chế trước thiên nhiên to lớn. Từ
đó, cần thiết cho một tôn giáo xuất hiện nhưng phải khắc phục được sự phức tạp trước
lễ

4

Will Durant, (2018): Lịch sử văn minh Ả Rập, Nxb Hồng Đức (bản dịch), trg.17.


nghi, sự tin tưởng về thế giới bên kia của tín ngưỡng đa thần. Khơng những vậy, tình
trạng bất ổn định, xung đột cả trong và ngoài bán đảo Ả-rập nảy sinh nhu cầu thống
nhất về hịa bình bán đảo. Vì vậy, nhu cầu tơn giáo mới ra đời phải đáp ứng được mục
tiêu kép, vừa phải đảm bảo đời sống tinh thần vừa xây dựng cuộc sống hịa bình thực
tại ở bán đảo Ảrập. Đạo Islam giáo lúc bấy giờ vừa khéo đáp ứng được những yêu cầu
cấp thiết đó, bởi vậy từ những nguyên nhân trên đã tạo tiền đề để đạo Hồi hình thành
và truyền bá chủ nghĩa độc Thần, thống nhất những mâu thuẫn tâm linh đa Thần trước
đây và giải quyết những mâu thuẫn cơ bản lúc bấy giờ.

1.2. Nhà tiên tri Mohhamad
Muhammad xuất thân từ một bộ lạc ở Mecca. Theo truyền thuyết, năm
Muhammad 40 tuổi, một sứ giả của thượng đế hiện ra và nói rằng ơng đã được chọn
để cứu giúp nhân loại. Từ đó, Muhammad bắt đầu truyền đạo Hồi tại Mecca. Thế
nhưng ông vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của giới quý tộc Mecca và những người
theo tín ngưỡng truyền thống.Không chịu được lời gièm pha năm 615, Muhammad
cùng khoảng 101 tín đồ Hồi giáo đã rời khỏi Mecca. Đến thành phố Medina, ngày nay
thuộc Ả Rập Saudi, ông được các tín đồ đón tiếp nồng nhiệt, trở thành lãnh tụ của
phần đông người dân thành phố này. Năm 622, Muhammad tuyên bố thành lập nên
nhà nước Hồi giáo đầu tiên trong lịch sử.Muhammad không bao giờ tự coi mình là
người lập đạo, khơng bao giờ tự xưng mình là giáo chủ hoặc là Đấng Cứu Thế. Ơng
khơng cơng nhận mình có một sứ mạng nào đối với cả thế giới cũng khơng có một
nhiệm vụ chính trị nào. Ông chỉ nhấn mạnh một điều rằng: Ông là tiên tri cuối cùng
của Thiên Chúa. Nói cách khác, sau Muhammad sẽ khơng có một tiên tri nào cả. Sau
khi Muhammad chết, Đế chế Hồi giáo xây dựng thể chế Caliphate với Khalip giữ vai
trị hồng đế chung của tất cả các nước mà Hồi giáo là quốc đạo.Công việc trọng tâm
trong sự thuyết phục đó tưởng đơn giản mà thật khó khăn. Sau hai năm viết sách
Koran và thuyết phục mọi người, Muhammad chỉ chinh phục được mấy người trong
gia đình. Lúc ban đầu mới đến Medina, Muhammad và đồn người Hồi Giáo chỉ là
những kẻ tỵ nạn rách nát chạy trốn sự ngược đãi của những người đa thần giáo ở
Mecca. Nhưng dần dần, trong vòng


5 năm kế tiếp, cả 6 bộ lạc Ả Rập ở Medina đều theo đạo Hồi và tất cả thành phố
Medina được đặt dưới quyền lãnh đạo duy nhất của Muhammad.
Khơng ai có thể phủ nhận được tài thuyết phục của Muhammad. Ơng đã dùng tơn
giáo để thống nhất các bộ lạc Ả Rập trước đây luôn luôn thù nghịch nhau. Trên quê
hương Mecca, trên danh nghĩa sứ giả cuối cùng mà thượng đế phái đến cho lồi người,
ơng đã nêu cao những lý tưởng đẹp đẽ nhất, đánh sập những suy đồi đạo đức, đánh sập
hố ngăn giàu nghèo, hướng đến những quyền về cơm ăn áo mặc, mưu cầu hạnh phúc

và đặc biệt: quyền tự do cho phụ nữ. Khơng chỉ thành cơng với vai trị là người truyền
giáo, Muhammad cũng là một thủ lĩnh quân sự kiệt xuất. Theo sử gia Richard A.
Gabriel, Muhammad chưa từng trải qua một khóa huấn luyện qn sự nào. Nhưng ơng
chắc chắn là một vị tướng tài ba.
Theo sử gia, Muhammad có thể là người chỉ huy đầu tiên áp dụng học thuyết chiến
tranh du kích.Muhammad đã dẫn đồn qn những người ủng hộ trải qua 8 cuộc chiến
tranh lớn và 38 hoạt động quân sự do ông trực tiếp chỉ huy. Cuối cùng ơng đã đưa
đồn người ủng hộ đến với thành cơng và lý tưởng của đạo Hồi.Trong vịng 2 năm
ngắn ngủi trước khi qua đời, Muhammad đã đem đến cải cách cho thế giới Ả Rập, đưa
đội quân ô hợp trở thành đạo quân hùng mạnh, sẵn sàng phục vụ các mục đích to lớn
hơn. Ơng xây dựng quân đội tinh nhuệ và đặc biệt coi trọng tố chất của binh sĩ. Những
người lính phục vụ quân đội đều được trả công hậu hĩnh, đối xử tốt hơn cả binh sĩ của
đế chế Ba Tư hay Byzantine vào thời điểm đó.Muhammad và các Caliphate - Khalip
cũng củng cố đức tin của người lính, sử dụng những tư tưởng của Hồi giáo để xây
dựng quân đội với những tinh thần của đạo Hồi, nói rằng họ đang làm cơng việc của
Chúa giao cho; Niềm tin đặc biệt này đã là một yếu tố tâm lý quan trọng khiến cho
những người lính Hồi Giáo trở thành những chiến sĩ rất dũng cảm trong các cuộc
thánh chiến. Đó chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự truyền bá của Hồi
giáo


1.3. Do đức tin duy nhất vào Đấng Tối Cao và những sách lược đúng đắn
Cũng như bất cứ một tôn giáo nào, giáo lý Hồi giáo cũng bao gồm những quan
niệm về thế giới và con người. Cơ sở giáo lý Hồi giáo là niềm tin vào Thượng đế
Allah và Thiên sứ Muhammad, tin vào thiên thần và sự bất tử của linh hồn, tin vào
ngày phục sinh và phán xét cuối cùng. Đặc biệt là tin vào sự vĩnh cửu của kinh Koran
và luật Sariat.Kinh Koran - Hệ tư tưởng Hồi giáo về hình sự, dân sự và các mặt chính
trị xã hội tiến bộ, đối xử bình đẳng với mọi người và hướng tới thế giới tốt đẹp, Kinh
Koran vừa là Thánh kinh vừa là bộ Bách khoa tồn thư về đất nước Ả Rập. Tín đồ Hồi
giáo cho rằng ngồi Allah thì khơng cịn bất cứ vị thần nào khác, để khẳng định đức

tin vào những điều tốt đẹp mà chúa Allah ban tặng, những tín đồ Hồi giáo tại Ả rập đã
có những sách lược đúng đắn và khẳng định được đức tin của minh thông qua những
thành tựu về Khoa học xã hội và Khoa học tự nhiên, từ đó truyền đạo qua những thành
tựu đó.Người Ả rập rất coi trọng các nhà khoa học, nhà giáo, đặc biệt Ả rập đã mời rất
nhiều nhà bác học, giáo sư phương Tây sang dạy tại các trường đại học. Vì vậy nền
giáo dục Hồi giáo có những thành tựu vơ cùng rực rỡ: hệ thống giáo dục từ tiểu học
lên đến đại học, học toàn diện, có nhiều mơ hình dạy học, trên đế quốc Ả rập có nhiều
trường Đại học lớn.
Bên cạnh hệ thống trường học, trong toàn đế chế đã xây dựng rất nhiều thư viện.
Đến đầu thế kỉ VIII, người Ả Rập học được cách làm giấy của Trung Quốc. Từ đó
sách xuất hiện ngày càng nhiều. Cuối thế kỉ IX, ở Bagdad có đến trên 100 hiệu
sách.Thành phố Bagdad khi bị qn Mơng Cổ đánh chiếm có đến 36 thư viện cơng
cộng. Các thư viện này thường mở cửa đón mọi người đến đọc sách, thậm chí có thư
viện cịn cung cấp giấy cho sinh viên đến đó đọc sách. Nhờ vậy mà việc học tập trong
tồn đế chế khơng ngừng phát triển. Hơn nữa trong khi ở Tây Âu, văn hóa đang suy
thối thì các trung tâm đại học của Ả Rập, nhất là Córdoba đã thu hút nhiều lưu học
sinh các nước Tây Âu đến học tập. Hồi giáo đã để lại nhiều thành tựu rực rỡ trên nhiều
lĩnh vực bởi vậy họ càng tin hơn vào sức mạnh của chúa, chính vì thế họ muốn truyền
bá những điều đúng đắn, thành cơng đó cho tất cả mọi người, dù có là q tộc hay nơ


lệ, dù cho bất cứ tôn giáo nào chỉ cần họ muốn nghe, các tín đồ Hồi giáo sẽ truyền đạt
lại.Họ cho rằng tất cả những điều sai trái đều do không tin vào Allah, và Kinh Qur’an
ra đời để sửa chữa sai lầm đó.
Từ đó, cũng dẫn đến sau này hình thành một số phần tử Hồi giáo cực đoan có những
suy nghĩ q kích và tiêu cực. Niềm tin vĩnh cửu chính là nguyên nhân dẫn đến Thánh
Chiến để mở rộng phạm vi truyền bá của Hồi giáo, những cuộc chinh phạt của
Muhammad đã dẫn đoàn quân những người ủng hộ trải qua 8 cuộc chiến tranh lớn và
38 hoạt động quân sự do ông trực tiếp chỉ huy. Cuối cùng ơng đã đưa đồn người ủng
hộ đến với thành công và lý tưởng của đạo Hồi. Qua đó, ta thấy được nguyên nhân dẫn

đến sự truyền bá của Hồi giáo là do bối cảnh lịch sử, địa lý, niềm tin tơn giáo, sứ mạng
của Mohammad và tính hiếu chiến của tín đồ.

CHƯƠNG II: ĐẶC ĐIỂM CỦA SỰ TRUYỀN BÁ HỒI GIÁO
Sự truyền bá của hồi giáo mang 2 đặc điểm là cưỡng bức ( chiến tranh ) và tự
nguyện ( thông qua hoạt động thương mại, hôn nhân,...) thế nhưng đặc điểm chiến
tranh mang tính nổi bật. Cùng với quá trình chinh phục của người Ả Rập, Islam giáo
được truyền bá khắp Tây Á, Trung Á, Bắc Phi và Tây Ban Nha. Ngày nay, Islam giáo
được truyền bá rộng rãi trên thế giới, trở thành quốc giáo của nhiều nước như
Inđônêxia, Malaixia, Pakixtan, Iran, Irắc…Trong 3 tôn giáo lớn trên thế giới (đạo Cơ
Đốc, đạo Phật, đạo Islam) thì Islam giáo là tơn giáo trẻ nhất và có sức sống mạnh mẽ.
Cả thế giới hiện có trên 90 nước có tín đồ Islam giáo, trong hơn 150 quốc gia và địa
khu trên tồn thế giới có khoảng 42 quốc gia lấy Islam giáo làm quốc giáo hoặc đặt
dưới quyền cai quản của chính quyền Islam giáo. Phần đông các quốc gia Bắc Phi, Tây
Nam, Nam và Đông Nam châu Á, hầu hết các dân tộc Ả Rập, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Bắc
Ấn theo đạo Islam. Ở Trung Quốc có hơn 50 dân tộc thì có 10 dân tộc theo đạo Islam
(gọi là đạo “Thiên phương”, đạo “Thanh Chân”, đạo “Hồi Hồi”). Những thập kỷ gần
đây, đạo Islam còn truyền sang nhiều nước Tây Âu và Bắc Mỹ.5

5

Nhiều tác giả, Almanach - Những nền văn minh thế giới, tr 1048


2.1. Quá trình truyền bá đạo Islam ở bán đảo Ả rập
Từ năm 610, Môhamét bắt đầu truyền bá đạo Islam. Khi truyền đạo, Mơhamét cịn
lên án giới chủ nơ và giới cho vay lãi ở Mécca, giúp đỡ về vật chất cho người nghèo,
trẻ mồ cơi, gố phụ…Ơng tun bố: việc cho chuộc hay trả tự do cho nô lệ là việc
thiện. Thị dân nghèo và nô lệ ở Mécca tin và theo Môhamét. GIới quý tộc và thương
nhân Mécca thấy Môhamét gây được ảnh hưởng trong dân chúng đã cản trở ơng

truyền đạo. Thậm chí, họ cịn buộc Môhamét và các đệ tử của ông phải rời Mécca.
Năm 622, Mơhamét cùng các đệ tử đến thành Yatơríp để tiếp tục truyền đạo. (Yatơríp
sau này trở thành thánh địa thứ hai, được đổi thành Medina al-Nabii, nghĩa là thành
phố của Nhà tiên tri, thường gọi tắt là Mêđina. Năm 622 trở thành năm đầu của lịch
Islam giáo)
Tình hình ở Yatơríp lúc đó rất thuận lợi cho việc phát triển ảnh hưởng chính trị của
Mơhamét. Yatơríp là một vùng nơng nghiệp phát triển và là trung tâm thủ công
nghiệp, nhưng ở đó lại đang diễn ra cuộc đấu tranh quyết liệt giữa hai bộ lạc để giành
địa vị thống trị. Người của cả hai bên đã nhờ Môhamét, nhà tiên tri của Thánh Allah,
giải quyết tranh chấp. Nhờ tài trí của mình, ơng nhanh chóng chiếm được cảm tình của
dân chúng và trở thành người đứng đầu thành phố.
Sau khi củng cố địa vị ở Mêđina, Môhamét lập đội quân vũ trang để đấu tranh với
người Mécca. Các binh sĩ của ông tấn công các thương đội của người Mécca và cướp
hàng hoá. Người Mécca liên kết với các bộ lạc khác bao vây Mêđina nhưng không đạt
kết quả. Thanh thế của Môhamét ngày càng lớn. Nhiều bộ lạc thừa nhận ơng là thủ
lĩnh và tình nguyện theo ơng. Người Mécca nhận rõ thế yếu của họ.Năm 630,
Môhamét lại đưa quân đến Mécca. Người Mécca đã ký một hoà ước, chịu thừa nhận
quyền lực của Môhamét và chấp nhận Islam giáo. Mécca được thừa nhận là thánh địa,
đền Caaba trở thành thánh tích chính của Islam giáo. Mơhamét trở thành người cai trị
tối cao trên tồn bán đảo.
2.2. Q trình bành trướng của đạo Hồi ra thế giới
2.2.1. Truyền bá bằng cưỡng chế (chiến tranh)


Trong lịch sử thế giới, chưa từng có một tơn giáo nào bành trướng một cách mạnh
mẽ và nhanh chóng cho bằng đạo Hồi. Từ một nhóm người du mục sống trong một ốc
đảo heo hút giữa sa mạc Syro-Arabia đã mau chóng biến thành những con người đầy
quyền lực tung hồnh từ Cận Đơng đến Âu Châu và từ Bắc Phi đến tận các nước Châu
Á: Chỉ trong vòng 10 năm kể từ ngày giáo chủ Muhammad qua đời (632-642) quân
Hồi Giáo Ả Rập đã chiếm trọn bán đảo Arabia (rộng gấp 8 lần Việt Nam), chiếm Iraq,

Syria, Palestine, Ai Cập và phía Tây nước Iran.
Trong 2 năm (648-649), quân Hồi chiếm Carthage, Tunisia.
Một điều làm cho cả thế giới kinh ngạc là lần đầu tiên người Ả Rập chiếm một
nước Âu Châu, đó là Hy Lạp.Thừa thắng xơng lên, người Hồi Giáo Ả Rập mở cuộc
chiến tranh đánh Tây Ban Nha. Sau 5 năm, người Hồi chiến thắng đã chiếm trọn nước
Âu Châu rộng lớn và nổi tiếng sùng đạo Công Giáo nhất thời bấy giờ.
Năm 712, quân Hồi Giáo chiếm trọn Iran (Ba Tư) và dùng nước này làm bàn đạp
tiến quân đánh chiếm các nước Trung Á ở phía nam nước Nga, chiếm vùng Bắc Ấn
rộng lớn (nay là Pakistan và Afganistan) và xâm nhập phía Tây Trung Quốc – Quân
Hồi bị quân nhà Đường chận lại tại sông Talas nên phải rút về Trung Á.Những cuộc
chiến tranh mở rộng nước Chúa của Hồi Giáo (Kingdom of Allah) từ ngày lập đạo tới
nay có thể được chia ra làm hai thời kỳ:
Thời kỳ I – từ thế kỷ 7 đến thế kỷ 13: Đạo Hồi bành trướng và phát triển tạo thành
một số quốc gia theo đạo Hồi, đứng đầu cộng đồng Hồi Giáo là một vị vua được gọi là
Caliph, có nghĩa là “người kế vị giáo chủ Muhammad về phương diện thế quyền “.
Xin ghi thêm ở đây là đạo Hồi tin giáo chủ Muhammad là thiên sứ cuối cùng của
Allah cho nên không một ai có quyền tự xưng là kẻ thừa kế của Ngài về phương diện
thần quyền.
Thời kỳ II – từ thế kỷ 13 đến thế kỷ 20: Do những biến cố đặc biệt của thế giới đã
đưa đến sự hình thành ba đế quốc Hồi Giáo. Trước hết là sự xâm lăng của quân Mông
Cổ chiếm các nước Trung Đông và sau đó chiếm các nước Bắc Ấn và nhiều nước Á
Châu khác tạo thành một đế quốc Mông Cổ rộng lớn. Từ cuối thế kỷ 13, nhiều hoàng


đế Mông Cổ theo đạo Hồi đã tạo nên đế quốc Hồi Giáo Mughul (do chữ Mongol mà
ra). Trong thế kỷ 15, tại Âu Châu, người Thổ Nhĩ Kỳ Hồi Giáo chế ra thuốc súng và
lập ra binh chủng pháo binh đầu tiên trên thế giới. Dựa vào sức mạnh quân sự, người
Thổ Hồi Giáo xua quân đánh chiếm nhiều nước trên cả 3 lục địa Âu, Á, Phi và lập nên
đế quốc Ottoman. Cuối cùng, dân tộc Azerbaizan ở tây nam biển Caspian bỗng nhiên
trở nên hùng mạnh vào đầu thế kỷ 16, cất quân đánh chiếm nhiều nước Âu Châu và

Trung Đông tạo thành đế quốc Safavids theo giáo phái Shiite. Nguyên nhân dẫn đến sự
bành trướng nhanh chóng như vậy của đạo Hồi là do từ thế kỷ 4 đến thế kỷ 7, tồn
vùng Trung Đơng và Bắc Phi bị hai đế quốc Byzantine và Sassanian thay phiên nhau
thống trị. Đế quốc Byzantine là hậu thân của đế quốc La Mã, được Đại Đế Constantine
thành lập năm 330, đặt thủ phủ tại hải cảng Byzantine của Hy Lạp. Từ đời Constantine
(thế kỷ 4) đến đời hoàng đế cuối cùng của đế quốc Byzantine vào giữa thế kỷ 15, tất cả
đều là những hồng đế theo Ki Tơ Giáo Đơng Phương (Eastern Christian Church) sau
này trở thành Chính Thống Giáo. Đế Quốc Sassanian là đế quốc Ba Tư, tồn tại 427
năm (từ năm 224 đến 651). Các hoàng đế của đế quốc Sassanian đều theo đạo Hỏa
Giáo (Zoroastrianism). Cả hai đế quốc nói trên đánh nhau liên miên suốt 4 thế kỷ, đến
đầu thế kỷ 7 thì cả hai đế quốc này đều bị kiệt quệ tạo nên một khoảng trống quyền lực
(a power vacuum) tại Trung Đông và Bắc Phi. Do đó, những đồn kỵ binh của Hồi
Giáo Ả Rập đã tiến vào lãnh thổ của cả hai đế quốc này như tiến vào chỗ không người.
2.2.2. Truyền bá bằng hịa bình, thơng qua mại thương, giáo lý
Qua nhiều ngàn năm sống trên các cánh đồng cỏ ở sa mạc Syro-Arabia, kiếp sống
lang thang của những người Ả Rập càng ngày càng trở nên khó khăn vì đất đai ngày
càng trở nên khô cằn. Từ thế kỷ 6, bộ lạc Quraysh (tổ tiên của Muhammad) có sáng
kiến bỏ nghề du mục để chuyển hẳn sang nghề thương mại. Họ tổ chức các cuộc đi
buôn đường xa với những đoàn lữ hành (caravans) gồm hàng trăm người và rất nhiều
ngựa, lạc đà để chở hàng hóa lương thực, lều vải, vũ khí… Dần dần, thị trường ngày
càng được mở rộng, nhu cầu thương mại gia tăng, những đoàn lữ hành có thể gia tăng
lên tới nhiều ngàn người.


Do nhu cầu tự vệ, mọi người trong đoàn lữ hành đều phải học cưỡi ngựa, cưỡi lạc
đà, luyện tập sử dụng các thứ vũ khí như gươm giáo cung tên, kể cả võ thuật và chiến
thuật quân sự. Ngoài ra, họ học nói nhiều ngoại ngữ, học cả địa lý và phong tục tập
quán của các nước lân cận để gia tăng khả năng giao dịch thương mại. Trải qua nhiều
thập niên, những thương gia (traders) Ả Rập trở thành những người đa tài, đa năng và
đa hiệu. Họ chẳng những là những thương gia rành nghề mà còn là những quân nhân

thiện chiến, kỹ luật và còn là những người lãnh đạo quần chúng.Vào đầu thế kỷ 7,
Mecca là thủ phủ của những người Quraysh đã trở nên một trung tâm thương mại lớn
nhất tại Trung Đông. Những người Quraysh khơng cịn có dáng dấp q mùa nghèo
khổ của thế kỷ trước nữa trái lại họ đã trở thành những người văn minh giàu có. Điều
đó làm cho nhiều bộ lạc Ả Rập khác phải thèm muốn và cố gắng noi theo. Một trong
những bộ lạc nổi tiếng hung dữ là bộ lạc Bedouins bắt chước bộ lạc Quraysh đã bỏ
nghề du mục và tham gia vào các đoàn caravans của Mecca.
Vào giữa thế kỷ 7, gặp cơ hội đạo Hồi phát triển, các bộ lạc Ả Rập, nhất là
Quraysh và Bedouin, đã nô nức nhập cuộc dùng tôn giáo làm phương tiện bành trướng
lãnh thổ để thay đổi môi trường sống tại bán đảo Ả Rập quá cằn cỗi. Ngoài ra, giáo lý
đạo Hồi là sản phẩm của người Ả Rập nên được người Ả Rập đón nhận một cách dễ
dàng và tự nhiên. Từ thời xa xưa, người Ả Rập đã chấp nhận niềm tin của Abraham,
nghĩa là tin có Thiên Chúa (tiếng Ả Rập gọi là Allah) tin có Thiên đàng, Hỏa ngục, tin
có các thiên thần v.v… Cho nên người Ả Rập không coi Hồi Giáo như một đạo ngoại
lai mà là đạo cổ truyền của dân tộc. Văn thơ trong kinh Koran đối với người Ả Rập là
những áng thơ văn tuyệt tác. Mỗi khi họ đọc kinh Koran là một dịp họ ngâm thơ, họ
cảm thấy những vần thơ đó rất hấp dẫn vì rất hợp với khiếu thẩm mỹ văn chương của
họ.
Ý niệm thánh chiến (Jihad) và ý niệm tử đạo (martyrdom) hoàn toàn phù hợp với
tâm lý vốn hung bạo của người Ả Rập vì họ rất quen thuộc với cuộc sống đầy bất trắc
tại sa mạc. Kinh Koran mô tả thiên đàng rất hấp dẫn đối với các chiến binh trẻ tuổi:
Sau khi chết trận, được coi như tử đạo, sẽ được Chúa cho lên thiên đàng để hưởng đủ
lạc thú cho đến muôn đời. Lạc thú độc đáo nhất mà chỉ đạo Hồi mới có, đó là những
người chết trận hoặc tử đạo đều được những cô gái trinh tuyệt đẹp đón tiếp và phục vụ
lạc thú tình dục cho đến mn đời vì mọi người ở thiên đàng đều trẻ mãi không già!


Niềm tin đặc biệt này đã là một yếu tố tâm lý quan trọng khiến cho những người lính
Hồi Giáo trở thành những chiến sĩ rất dũng cảm trong các cuộc thánh chiến. Chỉ vì
cuồng tín, những đồn qn Hồi Giáo đã lập nên những chiến công oanh liệt như

những kỳ tích vượt xa sự dự tưởng của mọi người. Đặc điểm truyền bá của đạo Hồi ra
thế giới mang cả tính chất chiến tranh và hịa bình nhưng chiến tranh mang đặc điểm
chủ yếu, nó giúp sự truyền bá đạo Hồi được nhanh chóng và rộng rãi hơn chính vì thế
mà đạo Hồi trở thành một trong những tơn giáo có sự ảnh hưởng rộng rãi và lớn nhất
Thế Giới, đạo Hồi truyền bá có chiến lược khơn khéo, hệ thống kinh thánh giáo lý chặt
chẽ, khả năng truyền giáo của các giáo chủ đặc biệt là Mohhammad đã dẫn đến thành
công của sự tuyền bá của Hồi giáo ra các Quốc gia khác.
2.3. Đặc truyền bá và phát triển của Hồi giáo ở Việt Nam
Hồi giáo truyền vào khu vực Đông Nam Á khá sớm, khoảng thế kỷ IX, X. Nếu so
với các khu vực Hồi giáo khác trên thế giới thì việc truyền bá Hồi giáo vào Đơng Nam
Á chủ yếu bằng con đường “hồ bình” qua những thương nhân A-rập, Ấn Độ, Ba Tư.
Chính sự du nhập và phát triển bằng con đường “hồ bình” nên Hồi giáo ở khu vực
này thường hịa nhập với tín ngưỡng, phong tục tập quán địa phương và tiếp biến từ
các nguồn văn hóa, tín ngưỡng khác. Hồi giáo khu vực Đông Nam Á chủ yếu thuộc
phái Safa’y, hệ phái Sunni. Theo Tống sử Trung Quốc, vào thế kỷ X đã thấy người
Chăm khi giết trâu để cúng họ đều cầu nguyện câu kinh đề cao Thượng đế của người
Hồi giáo. Điều này cho thấy, từ thế kỷ X, Hồi giáo đã xuất hiện ở vương quốc Chămpa thông qua các thương nhân từ Trung Đông truyền vào, gây ảnh hưởng nhất định
trong đời sống cư dân ở đây. Nhưng Hồi giáo khơng phát triển vì vào thời kỳ đó, đạo
Bà-la-mơn, đạo Phật và tín ngưỡng truyền thống vẫn đang chủ đạo trong đời sống tâm
linh của người Chăm, lòng sùng tín thần thánh Bà-la-mơn giáo, tập tục, lễ nghi cùng
chế độ mẫu hệ đã bén rễ ăn sâu, trở thành truyền thống trong xã hội Chăm-pa, khơng
dễ gì thay đổi.6

6

(2022) “Khái quát về Hồi giáo ở Việt Nam” Văn Hóa Tâm Linh,Khái

Hồi giáo (vanhoatamlinh.com)

quát về Hồi giáo ở Việt Nam -



Sau năm 1470, một bộ phận cư dân Chăm pa lưu tán đã tiếp xúc với người Ma-lai-xia, In-đô-nê-xi-a, Cam-pu-chia,… và họ bắt đầu tìm hiểu Hồi giáo ở các nước đó, nhiều
người Chăm bỏ tơn giáo truyền thống là đạo Bà-la-môn để theo Hồi giáo.
Những người Chăm khi tiếp thu được tôn giáo mới, họ quay về quê hương để truyền
lại cho đồng bào mình, từ đó Hồi giáo có chỗ đứng đáng kể trong cộng đồng cư dân
Chăm và chính thời điểm này sự giao hồ giữa Hồi giáo với đạo Bà-la-mơn và tín
ngưỡng bản địa đã hình thành Hồi giáo Bàni.
Vào năm 1840, dưới triều Nguyễn, quan bảo hộ Chân Lạp là Trương Minh Giảng bị
quân của An Dương – Cam-pu-chia đánh bại phải rút về vùng thượng nguồn sông Tiền
(Châu Đốc – An Giang ngày nay) mang theo quân lính và người Chàm, người Mã-lai
theo Hồi giáo, lúc đó nhà Nguyễn dựa vào lực lượng này lập các đội qn để giữ biên
giới. Từ đó hình thành vùng thứ hai theo Hồi giáo chính thống của người Chăm
(Islam). Những năm cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX, vùng Sài Gòn – Gia Định
mở rộng giao lưu buôn bán với một số quốc gia phương Tây và trở thành trung tâm
buôn bán của Nam bộ, các thương nhân đã thu nhận người Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a,
Ấn Độ theo Hồi giáo. Tuy nhiên, cho đến cuối thế kỷ XIX khi Nam bộ bị Pháp chiếm
đóng, q trình giao thương với bên ngồi ngày càng phát triển, là mơi trường và điều
kiện để cho người Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a nhập cư vào vùng \đất này đơng hơn. Họ
là cộng đồng có cùng ngữ hệ Malayo-Polynesien với cộng đồng cư dân Chăm ở nước
ta.Ngoài ra, trong khoảng thời gian từ năm 1880 – 1890, ở vùng Gia Định thành cũng
xuất hiện một bộ phận người Ấn Độ, Pa-kít-xtan theo Hồi giáo là những thương nhân
làm nghề buôn bán tơ lụa, đồ gia vị cho những tiệm bn, qn ăn. Đó là nguồn gốc
hình thành cộng đồng cư dân ngoại lai theo Hồi giáo ở TP. Hồ Chí Minh cho tới ngày
nay. Cộng đồng Chăm Hồi giáo TP. Hồ Chí Minh được hình thành từ các nhóm Chăm
Hồi giáo từ tỉnh An Giang, Tây Ninh và vì là trung tâm kinh tế, văn hóa lớn của cả
nước nên cộng đồng Hồi giáo TP. Hồ Chí Minh hiện nay cịn có những tín đồ Hồi giáo
đến từ các địa phương khác.
Như vậy, ta thấy được đặc điểm truyền bá của Hồi giáo vào Việt Nam chủ yếu
mang tính chất tự nguyện, hịa bình thơng qua các hoạt động thương mại, con đường

truyền giáo cũng chủ yếu do truyền vào bằng đường biển, một số làng chài, ngư dân


ven biển là cơ sở hình thành Hồi giáo đầu tiên ở nước ta. Nguyên nhân là do những tín
đồ Hồi giáo ở phương Đông chủ yếu làm nghề buôn bán, họ vào nước ta để trao đổi
hàng hóa theo đường thủy, khi đến ven biển họ mang theo tôn giáo của họ truyền vào
nước ta thông qua các hoạt động văn hóa, xã hội, thương mại. Bên cạnh đó, cịn do
thân phận của dân chài, họ có một cuộc sống khơng ổn định thường xun đi đánh bắt
ngồi khơi xa và tiếp xúc nhiều với các tín đồ Hồi giáo, do thân phận dân chài mà theo
hệ tư tưởng Nho Giáo ở nước ta lúc bấy giờ, dân hàng chài mang thân phận hạ đẳng,
thấp kém, còn Hồi giáo thì thừa nhận thân phận của họ, dù họ có là ai thì chỉ theo
Chúa tất cả đều binh đẳng. Chính điều đó đã khiến cho họ đáp ứng được nguyện vọng
muốn khẳng định bản thân, họ cảm thấy mình được tơn trọng và đối xử bình đẳng,
chính vì thế họ đã tự nguyện tiếp thu và trở thành những tín đồ Hồi, góp phần xây
dựng vào hệ thống Hồi giáo tại Việt Nam ngày nay.

CHƯƠNG III: HỆ QUẢ CỦA SỰ TRUYỀN BÁ ĐẠO HỒI
Là một tôn giáo lớn và sức ảnh hưởng rộng, những thành tựu mà Hồi giáo đạt đượt
trên rất nhiều lĩnh vực như Văn hóa, Nghệ thuật, Giáo dục, Y Học,Khoa học,... bởi
vậy hệ quả của sự truyền bá của Hồi giáo sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống xã hội
của con người. Hệ quả của truyền bá của hồi giáo mang cả tích và hậu quả tiêu cực
ảnh hưởng đến rất nhiều về đời sống kinh tế cũng như tinh thần của con người.
3.1. Hệ quả tích cực
Hồi giáo khơng chỉ bằng qn đội tinh nhuệ và hùng mạnh với đức tin tuyệt đối
vào nhà tiên tri Muhammad, sự mặc khải của Thiên chúa thông qua nhà tiên tri cuối
cùng của nhân loại mà còn là sự hiểu biết, nghiêm túc học hỏi, khám phá và sáng tạo
không ngừng đã tạo dựng nên một nền văn minh tiến bộ mà thế giới hiện đại đang kế
thừa và phát triển.Theo truyền thuyết, Muhammad rất khuyến khích việc mở rộng kiến
thức. Ơng nói: "Kẻ nào từ biệt gia đình để đi tìm hiểu thêm và mở mang tri thức là kẻ
đó đang đi trên con đường của Chúa… Mực của các nhà bác học cũng linh thiêng như

máu của các chiến binh".
Người Ả rập rất coi trọng các nhà khoa học, nhà giáo, đặc biệt Ả rập đã mời rất


nhiều nhà bác học, giáo sư phương Tây sang dạy tại các trường đại học. Vì vậy nền
giáo dục Hồi giáo có những thành tựu vơ cùng rực rỡ: hệ thống giáo dục từ tiểu học
lên đến đại học, học tồn diện, có nhiều mơ hình dạy học, trên đế quốc Ả rập có nhiều
trường Đại học lớn.
Bên cạnh hệ thống trường học, trong toàn đế chế đã xây dựng rất nhiều thư viện.
Đến đầu thế kỉ VIII, người Ả Rập học được cách làm giấy của Trung Quốc. Từ đó
sách xuất hiện ngày càng nhiều. Cuối thế kỉ IX, ở Bagdad có đến trên 100 hiệu sách.
Thành phố Bagdad khi bị qn Mơng Cổ đánh chiếm có đến 36 thư viện công
cộng. Các thư viện này thường mở cửa đón mọi người đến đọc sách, thậm chí có thư
viện cịn cung cấp giấy cho sinh viên đến đó đọc sách. Nhờ vậy mà việc học tập trong
toàn đế chế không ngừng phát triển. Hơn nữa trong khi ở Tây Âu, văn hóa đang suy
thối thì các trung tâm đại học của Ả Rập, nhất là Córdoba đã thu hút nhiều lưu học
sinh các nước Tây Âu đến học tập.Đế chế Hồi giáo với hệ thống các trường đại học
Hồi giáo và sự nghiệp giáo dục phát triển đã tạo nên nền văn minh huy hoàng nhất với
những phát kiến khoa học, tốn học, thiên văn, triết học… góp phần chuyển hóa thời
kỳ phục hưng của văn minh phương Tây.
Do có sự kế thừa tinh hoa văn học Đơng Tây, lại có điều kiện kinh tế hơn nữa chịu
ảnh hưởng sâu sắc của tôn giáo nên văn học Ả rập rất đặc sắc. Kinh Koran là một tác
phẩm văn học đồ sộ kết tinh tài hoa trí tuệ người Ả rập. Bên cạnh đó, một tác phẩm
khác cũng được cả thế giới biết tới, đó chính là "Nghìn lẻ một đêm" đã và đang đồng
hành cùng tuổi thơ của rất nhiều trẻ nhỏ trên khắp thế giới.
Là một nước thành lập rất muộn, lúc đầu Ả Rập tương đối lạc hậu về các lĩnh vực
khoa học tự nhiên. Nhưng nhờ học tập được các thành tựu của các nền văn minh xung
quanh như Ấn Độ, Hy Lạp nên khoa học của Hồi giáo đã phát triển nhanh chóng. Các
học giả Ả Rập đã có nhiều cống hiến mới, nhất là về các mặt toán học, thiên văn học,
địa lý học, y học và hóa học.

Về tốn học, người Ả Rập đã tiếp tục phát triển các môn đại số học, lượng giác học,
hình học và hồn thiện hệ thống chữ số; Thiên văn học cũng bởi những nhà khoa học
Ả Rập đặt nền tảng; Về vật lý, họ kế thừa sâu sắc các thành tựu Hy-La và Ấn Độ,


nhưng tập hợp thành cơng trình chun về quang học, đặc biệt thuyết về khúc xạ ánh
sáng qua gương cầu lồi lõm. Chính nhờ những thành tựu này mà các nhà vật lý
phương Tây đã chế ra được kính hiển vi và kính viễn vọng.
Về thiên văn, do đời sống du mục nên người Ả rập có điều kiện quan sát bầu trời,
hơn nữa do yêu cầu của việc hành lễ đạo Hồi, nên có rất nhiều thành tựu (hồ sơ về
5015 ngơi sao, 47 chịm sao, giả thuyết trái đất trịn với chu vi 35 vạn km, mặt trời
khơng phải là trung tâm của vũ trụ, trên trái đất có 7 miền khí hậu).
Y học của thế giới hồi giáo phát triển rực rỡ là quốc gia có sự nghiệp y tế tiến tiến
nhất thời trung đại, các thầy thuốc biết cách chữa rất nhiều loại bệnh, nhiều tác phẩm y
học được biên soạn và dịch ra tiếng Latinh và được dùng trong các trường Y khoa ở
Tây Âu trong nhiều thế kỷ; biết giải phẫu từ thời xưa, một bức tranh giải phẫu mắt chữ
Ả Rập vẫn còn được chụp lại.
Với những thành tựu nổi bật như vậy, sự truyền bá của Hồi giáo ra Thế giới mang
đến hệ quả tích cực ngồi truyền bá giáo lý thì đi theo đó là cả những thành tựu nổi bật
mà Hồi giáo tạo ra. Vào thập niên 1950, một nhà khoa học tên là George Sarton, ông
là một trong những nhà khoa học phương Tây nổi tiếng thế giới đã đánh giá trung thực
nhất: "Nếu khơng có các nhà khoa học Hồi Giáo, cũng như khơng có những thành tựu
của họ thì chắc chắn các nhà khoa học sau này đã phải bắt đầu từ con số 0 và nền văn
minh của chúng ta có hơm nay, chắc chắn sẽ bị trì hỗn vài thế kỉ”. Sự truyền bá đó đã
giúp cho thế giới tiếp thu được khoa học một cách nhanh chóng và sâu sắc hơn. Ngồi
ra hệ thống kinh Qur’an- hệ tư tưởng Hồi giáo về hình sự, dân sự và các mặt chính trị
xã hội tiến bộ, đối xử bình đẳng với mọi người và hướng tới thế giới tốt đẹp, Kinh
Koran vừa là Thánh kinh vừa là bộ Bách khoa toàn thư về đất nước Ả Rập. Khi truyền
bá về Hồi giáo đồng thời sẽ giúp con người hiểu hơn về những giá trị tốt đẹp về đất
nước cũng như giáo lý, con người tại Ảrập để học tập và áp dụng những điều tiến bộ.

3.2. Hậu quả tiêu cực
Bên cạnh những thành tựu tích cực của sự truyền bá Hồi giáo thì sự truyền bá của
Hồi giáo cũng mang hậu quả tiêu cực. Nổi bật cho sự tiêu cực của sự truyền bá đó là
những cuộc khủng bố, thánh chiến của tổ chức Nhà nước Hồi giáo. Đấy là một trong



×