QUÁ TRÌNH TRUYỀN BÁ
PHẬT GIÁO VÀO NHẬT BẢN
******&******
3.3 Thời kỳ Heian (784 – 1192)
Nếu như trong thời kỳ Nara, Phật Giáo được hưởng ứng mạnh mẽ bởi
nhà nước thì đến thời kỳ Heian Phật giáo không còn như trước. Họ
Phudioara đã tìm mọi cách để tước đoạt quyền lực thực tế của thiên
Hoàng, tìm cách thanh toán những quan niệm về “ nguồn gốc thần
thánh” của Hoàng Gia và củng cố địa vị thống trị của mình. Tình trạng
cát cứ phong kiến diễn ra, Phật giáo mất dần uy thế và không phát huy
được vai trò của mình với nhà nước như thời gian trước.
Tuy nhiên, chính vì lẽ đó Phật giáo không còn bị giới hạn trong khuôn
khổ của giai cấp thống trị nữa mà ngày càng phát triển lên theo hướng
bình dân. Dân chúng được tiếp xúc với Phật giáo. Giáo lý đạo phật được
truyền bá ở các lớp học, cho tất cả mọi người, kể cả phụ nữ.
Bước vào thời đại Heian ,đạo Phật dần dần thay đổi: từ một tổ chức kinh
viện được tầng lớp trên ủng hộ vì mục đích riêng, Phật giáo đã trở thành
một tôn giáo thực sự hấp dẫn công chúng với tính đa dạng của nó, đặc
biệt là sự chung sống của nó với đạo Shinto.
Trong thời kì này, mặc dù còn chịu ảnh hưởng của Trung Hoa, các công
trình kiến trúc Phật giáo Nhật Bản vẫn thể hiện được phong cách riêng
của mình. Đó là sự hoà nhập giữa tôn giáo, nghệ thuật với cảnh sắc thiên
nhiên (toà Byodoin).
3.4 Thời kỳ Mạc phủ (1192 – 1867)
3.4.1 Phật giáo thời Kamakura (1185 – 1333)
Đây là thời kỳ khủng hoảng, cả nước bị đe doạ nghiêm trọng bởi sự tàn
phá khốc liệt do phân hoá nội bộ và bạo lực dưới những tổ chức quân sự
được thành lập của dòng họ Minamôtô. Điều đó làm cho việc nghien
cứu Phật Pháp thời kỳ này bị khựng lại.
Tuy nhiên, những năm tiếp theo Phật giáo lại bắt đầu được khôi phục và
phát triển . Nếu như trong thời đại Hayan (794 – 1185) , hai tông phái
khác được đưa vào Nhật Bản là Thiên thai Tông và Chân Ngôn Tông,
hai tông phái này có một hệ thống giáo lý sâu nhiệm và độc đáo lập tức
chinh phục và được sự ủng hộ nhiệt tình của quần chúng, nhất là tầng
lớp quý tộc thì dưới triều đại Kiếm thương (Kamakura), hai phái khác là
Nhật Liên Tông và Tịnh Độ Tông cũng lần lượt xuất hiện và truyền bá
rộng rãi trên toàn nước Nhật.
Trong giai đoạn Kamakura (1192 – 1333), tư tưởng Phật giáo được lưu
truyền rộng rãi. Việc lấy kinh A Di Đà làm kinh chủ yếu với sự tín
ngưỡng đơn giản nhất, giới luật khoan dung (cho phép tăng nhân được
lấy vợ, ăn thịt…) đã làm cho đạo Phật thật sự ăn sâu, bén rễ và thu hút
mạnh mẽ các tầng lớp quần chúng lớp dưới trong xã hội Nhật Bản.
Năm 1191, Thiền tông du nhập Nhật Bản, một tông phái Phật giáo đã
chứng tỏ được sức sống mãnh liệt đến ngày nay. Thiền Nhật Bản cũng
có hai hệ phái chính là Tào Động tông và Lâm Tế tông.
3.4.2 Phật giáo thời Mạc Phủ Muromachi (1336 – 1590)
Sau khi Mạc Phủ Kamakura sụp đổ, Asicaga Tacaudi cùng hàng ngũ quý
tộc đã tôn Gô Đaigô lên làm thiên hoàng.
Năm 1334, Gô Đaigô tiến hành cuộc trung hưng hoàng gia, bãi bỏ chế
độ thượng hoàng trước đó, chuyển vào trong tay hoang gia những chức
vụ quan trọng nhất. Điều đó làm nhiều tầng lớp xã hội bất mãn, nhất là
tầng lớp võ sĩ và nông dân.
Nhân cơ hội ấy, Tacaudi đã mang quân đánh bại Thiên Hoàng Đaigô,
lập Mixuaki làm Thiên Hoàng và lập Mạc Phủ mới vào năm 1338. Chế
độ Mạc Phủ này lấy tên là Murômachi.
Suốt hai thế kỷ dưới thời Mạc Phủ Murômachi, Nhật Bản lâm vào một
cuộc tranh chấp tương tàn. Cuộc nội chiến ác liệt diễn ra bắt đầu từ năm
1467 và kéo dài đến năm 1573. Trong thời gian đó chiến tranh nổ ra
khắp nơi, liên miên và khốc liệt tới mức cả tầng lớp tăng lữ (tăng binh)
cũng tập hợp thành những đội quân để tham gia chiến tranh. Nhiều chùa
chiền trở thành các pháo đài quân sự, lực lương tăng binh nhiều lúc còn
áp đảo cả lực lượng Thiên Hoàng và Tướng quân ở kinh đô, các giáo
phái đối đầu với nhau kịch liệt, nhiều chùa chiền bị thiêu cháy hoặc phá
huỷ.
Đầy là thời kỳ chứng kiến sự suy sụp của Phật giáo tại Nhật Bản. Những
xu hướng văn hoá - tư tưởng thời kỳ này được hình thành dưới ảnh
hưởng của các yếu tố xung đột và mâu thuẫn lẫn nhau.
3.4.3 Thời kỳ Mạc phủ Tokugawa (1603 – 1867)
Thời kỳ Mạc phủ Tokugawa đánh dấu bằng sự kiện Tôyôtômi Hiđêyôsi
lên năm chính quyền. Nhật Bản được thống nhất. Điều đó tạo điều kiện
cho các yếu tố văn hoá phát triển mạnh mẽ, trong đó có Phật giáo.
Sự phát triển của văn hoá thời Tokugawa không tách rời sự phát triển
của giáo dục. Tuy vẫn lấy Nho học làm nội dung giảng dạy chính nhưng
điểm mới của thời kỳ này là ở chỗ giáo dục không còn là đặc quyền của
giai cấp phong kiễn nữa mà đã lan xuống cả tầng lớp thứ dân.Các lớp tư
học được mở ra khắp nơi, phần lớn các thầy đồ đều là nhà sư. Điều đó
thể hiện sự hoà hợp mạnh mẽ của Phật giáo với Nho giáo, thần đạo của
người Nhật . Từ hệ thống giáo dục đó, Phật giáo có điều kiện đi sâu vào
đời sống xã hội của tất cả người dân chứ không còn hạn hẹp như trước.
Bước sang thời kì Mạc Phủ (1608 – 1867) , khi chế độ phong kiến Nhật
Bản đã đạt được đỉnh cao thì ảnh hưởng của đạo Phật bắt đầu bị thu hẹp.
Phái Thiền tông rất phát triển và thành công dưới sự bảo trợ chính thức
của chính quyền và mở rộng ảnh hưởng của nó trong tất cả các hình thức
nghệ thuật, văn hoá… thì các giáo phái khác lại lâm vào sự hiềm khích
lẫn nhau và bị các thế lực cầm quyền phong toả hoạt động.
Trong khi đó, việc tiếp xúc với văn hoá phương tây bị cấm bởi chính
sách đóng cửa của nhà Tokugawa, Thiên Chúa giáo không có nhiều điều
kiện phát triển ở Nhật thời kỳ này. Tuy nhiên những mầm mống của việc
tiếp thu văn hoá phương tây đã bắt đầu xuất hiên.
3.4.4 Phật giáo từ sau cải cách Minh trị đến nay
Tháng 2/1867 Thiên Hoàng Hiếu Minh qua đời, oàng tử Mutsuhito 16
tuổi lên thay, một thời kỳ mới bắt đầu - thời kỳ Minh Trị. Nhật hoàng
khôi phục uy quyền năm 1868, chấm dứt 265 năm phong kiến dưới triều
Mạc phủ Tokugawa.
Sau cuộc duy tân Minh Trị 1868, vai trò của đạo Phật bị suy giảm
nghiêm trọng. Ngay sau khi lên ngôi (năm 1868) hoàng đế Minh Trị đã
ban bố : “Lệnh tách Thần Phật”. Các chùa viện và tăng lữ tôn giáo bị
truy bức, phá hoại với một quy mô rất lớn. Có thể nói, thời kì đầu Minh
Trị là khoảng thời gian đen tối nhất của đạo Phật kể từ năm 1580.
Minh Trị cố gắng đưa Nhật hoàng trở lại vị trí nổi trội, đưa Thần Đạo trở
thành quốc giáo như 1.000 năm trước. Vì Thần đạo và Phật Giáo đã hòa
trộn thành một niềm tin tổng hợp trong những giai đoạn trước đó, một
Quốc gia Thần đạo mới được xây dựng để phục vụ mục đích này. Cơ
quan thờ phụng Thần đạo được thành lập, quan trọng hơn cả Hội đồng
Quốc gia. Tư tưởng quốc thể của trường Mito được nắm lấy, và nguồn
gốc thần thánh của Hoàng gia Nhật Bản được nhấn mạnh. Chính quyền
ủng hộ các giáo viên Shinto, một bước chuyển nhỏ nhưng quan trọng.
Mặc dù Cơ quan thờ phụng Thần đạo bị hạ cấp năm 1872, đến năm 1877
Nội vụ tỉnh kiểm soát tất cả các đến thờ Thần đạo, các giáo phái Thần
đạo nhận được sự công nhận của chính quyền Minh trị. Thần đạo được
giải thoát khỏi sự bó buộc của Phật giáo và những giá trị của nó được
phục hồi.
Sau Thế chiến thứ hai, Phật giáo phục hưng, hình thành các phái như
Sáng giá học hội, Lập chính giải chính, Nhật Bản Sơn Diệu Pháp tự Các
tông phái này đều lấy kinh Diệu pháp liên hoa làm căn bản.
Phật giáo Nhật Bản trong thời đại ngày nay : Theo thống kê gần đây cho
thấy khoảng 70% dân số Nhật là tín đồ Phật giáo, Phật giáo Nhật bản
được chia thành 13 tông phái chính, có hơn 20 trường Đại học, trung học
và viện nghiên cứu Phật giáo.
4.Vai trò của Phật giáo đối với văn hoá – xã hội người Nhật
Sau khi du nhập và được truyền bá rộng rãi ở Nhật Bản, đạo Phật đã
được giới cầm quyền sử dụng như là một động cơ, một công cụ thúc đẩy
nền văn hoá và củng cố quyền lực của mình. Có thể nói, Phật giáo không
chỉ đóng vai trò như một phương tiện quan trọng trong việc “vận
chuyển” văn hoá Trung Hoa sang Nhật Bản ở trong các thời kì đầu mà
còn là một trong những nhân tố thiết yếu góp phần định hình nền văn
hoá dân tộc Nhật Bản. Phật giáo đã có những ảnh hưởng rất quan trọng
đối với văn hoá, xã hội Nhật, cụ thể là trên nhiều lĩnh vực: văn học, nghệ
thuật, giáo dục, sự nghiệp xã hội …
4.1 Văn học
Sự phát triển mạnh mẽ của đạo Phật trong thời đại Nara và Heian đã có
tác động không nhỏ đến nền văn học Nhật Bản. Nhiều tác phẩm về chủ
đề Phật giáo ra đời. Trong đó, “Nhật Bản linh dị ký” (Nihonryoiki)-một
tác phẩm viết bằng chữ Hán, theo tương truyền là do nhà sư Keikai,
chùa Yakushi (Tỉnh Nara) sáng tác, ra đời khoảng đầu thế kỷ IX là một
thí dụ điển hình.
Bước sang thời Trung đại, nền văn chương Nhật Bản đã luôn bị chi phối
bởi tôn giáo và chiến tranh. Đó là thời của chiến sĩ và tu sĩ. Nội chiến
diễn ra trên khắp quần đảo Nhật Bản suốt mấy thế kỷ dài, một phong
cách mới đã bừng lên trong các tác phẩm nghệ thuật và văn chương với
sự xuất hiện và ảnh hưởng của Thiền tông.
Dogen – một Thiền sư nổi tiếng, đã để lại cho nhiều tác phẩm văn học
quý báu. Nổi tiếng nhất phải kể đến là tác phẩm “Chánh pháp nhãn
tàng”.
Mặt khác chúng ta còn phải kể đến các tác phẩm:
• “Ngu quản sao” (Gukan Sho) của hoà thượng Jien (1155-1225).
• “Sa thạch tập” (Shasekishu) của Thiền sư Vô Trú (Muju: 1226-1312)
Bên cạnh đó chúng ta cũng không thể không kể đến nền văn học Ngũ
Sơn-một nền văn học mang phong cách Thiền tăng của Ngũ Sơn Thập
Sát và là giai đoạn văn học ưu tú nhất trong văn học chữ Hán của Nhật
Bản.
4.2 Nghệ thuật
4.2.1 Kiến trúc