Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Các hoạt động dẫn đến “chi phí chất lượng kém” trong hoạt động của doanh nghiệp cách thức nhận diện và loại bỏ các chi phí chất lượng kém trong tổ chức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (208.53 KB, 13 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC UEH
TRƯỜNG KINH DOANH UEH
KHOA: QUẢN TRỊ
- - - -- - -

TIỂU LUẬN CÁ NHÂN
Môn: Quản trị chất lượng
Đề tài: Các hoạt động dẫn đến “chi phí chất lượng kém” trong hoạt động của
doanh nghiệp. Cách thức nhận diện và loại bỏ các chi phí chất lượng kém trong
tổ chức
Giảng viên: Nguyễn Hồng Kiệt
Sinh viên: Trần Huy Trọng
Lớp: AD004
MSSV: 31201021481


MỤC LỤC

TỔNG QUAN................................................................................................................3
1. Giới thiệu:............................................................................................................3
2. Mục tiêu của đề tài:.............................................................................................3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:....................................................................4
4. Phương pháp thực hiện:.....................................................................................4
5. Cấu trúc đề tài:....................................................................................................4
PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN.........................................................................................4
I. Khái niệm về chi phí chất lượng:.......................................................................4
II. Chi phí chất lượng kém trong doanh nghiệp:..................................................5
III. Mối quan hệ giữa chi phí và chất lượng:.......................................................6
PHẦN II: CÁC HOẠT ĐỘNG DẪN ĐẾN CHI PHÍ CHẤT LƯỢNG KÉM
TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP......................................................7


I. Các hoạt động dẫn đến chi phí sai hỏng bên trong tổ chức:...........................7
II. Các hoạt động dẫn đến chi phí sai hỏng bên ngoài tổ chức:...........................7
PHẦN III: CÁCH THỨC NHẬN DIỆN VÀ LOẠI BỎ CHI PHÍ CHẤT LƯỢNG
KÉM TRONG TỔ CHỨC............................................................................................8
I. Cách thức nhận diện và loại bỏ chi phí chất lượng kém trong tổ chức:........8
II. Ví dụ thực tiễn:....................................................................................................9
PHẦN IV: VẬN DỤNG VÀO THỰC TẾ CÔNG VIỆC BẢN THÂN...................10
I. Nhận diện các loại chi phí chất lượng kém trong cuộc sống và học tập:.....10
II. Nguyên nhân tồn tại:.........................................................................................11
III. Giải pháp cắt giảm và loại bỏ.......................................................................12
TỔNG KẾT..................................................................................................................12
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................13


TỔNG QUAN
1. Giới thiệu:
Q trình tồn cầu hóa và sự đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng đã dẫn đến sự cạnh tranh
cực kỳ khốc liệt giữa những doanh nghiệp trên thế giới hiện nay. Một “thế giới phẳng” nơi mà
sự tương tác giữa các con người, các công ty và tập đoàn vượt ra khỏi biên giới quốc gia đã
đẩy các doanh nghiệp vào tình thế vừa có nhiều thuận lợi nhưng cũng khơng ít thách thức.
Theo như Peter Drucker, nhiệm vụ của doanh nghiệp trước hết là phải tồn tại, và nguyên tắc
kinh tế cơ bản là tránh tổn thất chứ khơng phải tối đa hóa lợi nhuận (P&Q Solutions, 2007).
Tiết kiệm chi phí có thể nói là mối quan tâm hàng đầu của tất cả các nhà quản lý, để giúp cho
doanh nghiệp có thể duy trì được hoạt động cũng như là giảm thiếu giá thành hàng hóa. Một
số doanh nghiệp vẫn chọn cho mình những phương thức cắt giảm chi phí truyền thống như sa
thải nhân viên, cắt giảm các danh mục sản phẩm, tìm các nguồn hàng giá rẻ thay thế hay thậm
chí là hạ thấp tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm/dịch vụ… Thế nhưng, có một khu vực chi
phí rất lớn và có tiềm năng cắt giảm nhưng nhiều doanh nghiệp chưa biết đến hoặc chưa có sự
quan tâm thích đáng. Đó chính là chi phí chất lượng kém. Nếu loại bỏ bớt được những chi phí
chất lượng kém này, doanh nghiệp không những đáp ứng được yêu cầu về mặt lợi nhuận mà

còn giúp cải thiện hiệu quả sản xuất kinh doanh, đáp ứng mục tiêu phát triển dài hạn và nâng
cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong nền kinh tế hiện nay.
Nhiều nghiên cứu cho thấy chi phí chất lượng trong quá trình sản xuất là rất lớn. Theo Juran
(1988), các chi phí liên quan đến chất lượng có thể chiếm từ 5-25% doanh thu của các cơng ty
sản xuất và 95% chi phí này dùng cho việc thẩm định và hư hỏng. Các chi phí này khơng
đóng góp nhiều vào giá trị của sản phẩm và dịch vụ và phần lớn các chi phí này là có thể tránh
được. Tuy nhiên, có tới hơn 60% các cơng ty khơng biết được chi phí chất lượng của họ là
bao nhiêu. Từ những thực tế nêu trên, tác giả thực hiện đề tài “Các hoạt động dẫn đến “chi phí
chất lượng kém” trong hoạt động của doanh nghiệp. Cách thức nhận diện và loại bỏ các chi
phí chất lượng kém trong tổ chức” với mong muốn tự mình có kiến thức sâu hơn về vấn đề
này cũng như giúp các bạn đọc hay doanh nghiệp biết được cách thức nhận diện cũng như loại
bỏ các loại chi phí chất lượng kém trong tổ chức hay cuộc sống của bản thân.
2. Mục tiêu của đề tài:
Mục tiêu chính của đề tài cụ thể như sau:


-

Tìm hiểu khái niệm chi phí chất lượng, chi phí chất lượng kém và các hoạt động dẫn
đến chi phí chất lượng kém trong hoạt động của doanh nghiệp

-

Cách thức nhận diện và loại bỏ các loại chi phí chất lượng kém tồn tại trong doanh
nghiệp và liên hệ thực tế

-

Liên hệ với thực tế công việc của bản thân để giảm thiểu chi phí chất lượng kém trong
cuộc sống và học tập.


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: Lý thuyết về chi phí chất lượng, các hoạt động của doanh nghiệp liên
quan đến chi phí chất lượng kém và công việc của bản thân.
Phạm vi nghiên cứu: các vấn đề liên quan đến chi phí chất lượng kém, nhận diện chi phí chất
lượng kém, tìm hiểu nguyên nhân phát sinh và xây dựng các giải pháp trong doanh nghiệp, từ
đó ứng dụng vào thực tế cuộc sống của tác giả.
4. Phương pháp thực hiện:
Bài nghiên cứu chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính dựa trên lý thuyết về chi
phí chất lượng trong giáo trình Quản trị chất lượng và các tài liệu tham khảo liên quan. Bên
cạnh đó, tác giả cũng thu thập thông tin thứ cấp từ những nguồn đáng tin cậy, phân tích, so
sánh để làm sáng tỏ mục tiêu nghiên cứu đã đề ra.
5. Cấu trúc đề tài:
Bài nghiên cứu được chia làm 4 phần chính, cụ thể như sau:

-

Mở đầu: Giới thiệu chủ đề tiếp cận, mục tiêu của đề tài, đối tượng phạm vi phân tích,
phương pháp thực hiện đề tài và tóm tắt cấu trúc các nội dung chính của đề tài

-

Phần 1: Trình bày các nội dung cơ bản về cơ sở lý thuyết liên quan đến chi phí chất
lượng và việc áp dụng các lý thuyết này vào việc phân tích đề tài.

-

Phần 2: Phân tích các hoạt động dẫn đến chi phí chất lượng kém trong hoạt động của
doanh nghiệp.


-

Phần 3: Trình bày cách thức nhận diện và loại bỏ chi phí chất lượng kém trong tổ chức
và ví dụ minh họa từ thực tế để làm sáng tỏ.

-

Phần 4: Xây dựng kế hoạch vận dụng tương ứng trong công việc của bản thân tác giả.

-

Tổng kết: Tóm tắt lại nội dung của bài tiểu luận, các kết quả đạt được và những hạn
chế còn tồn tại.

I.

PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
Khái niệm về chi phí chất lượng:

1. Khái niệm về chất lượng:


Chất lượng là một khái niệm đã xuất hiện từ lâu và được sử dụng phổ biến trong mọi lĩnh vực
đời sống của con người. Có rất nhiều những định nghĩa khác nhau đến từ những góc độ khác
nhau về chất lượng. Có thể kể đến một số định nghĩa tiêu biểu như sau:
Theo Deming, một chuyên gia về hàng đầu về chất lượng của Mỹ, chất lượng là mức độ dự
đốn trước về tính đồng đều và có thể tin cậy được, tại mức chi phí chấp nhận được và được
thị trường chấp nhận. (Nguyễn Minh Đình và cộng sự, 1996).
Theo Juran (1999), chất lượng là sự phù hợp với mục đích hoặc sự sử dụng.
Theo ISO 9000:2015 định nghĩa thì chất lượng là mức độ của một tập hợp các đặc tính vốn có

của một đối tượng (vật chất, phi vật chất hoặc được hình dung) thỏa mãn các yêu cầu.
Từ những định nghĩa trên, có thể thấy rằng chất lượng là đặc tính gắn với một đối tượng và
hướng tới việc thỏa mãn hoặc vượt trên sự mong đợi của khách hàng về đối tượng đó.
2. Khái niệm và phân loại chi phí chất lượng:
Chi phí chất lượng (cost of quality – COQ) có thể được hiểu là những chi phí phát sinh để
đảm bảo sản phẩm đạt được chất lượng như mong muốn cũng như những chi phí thiệt hại do
sản phẩm khơng đạt được chất lượng như mong muốn. Các chi phí chất lượng khơng giúp
nâng cao chất lượng sản phẩm và cũng không đem lại giá trị gia tăng nào cho khách hàng.
Tuy nhiên trong q trình hoạt động của doanh nghiệp. chi phí chất lượng là khơng thể tránh
khỏi và nếu kiểm sốt tốt sẽ đem lại những lợi ích to lớn cho doanh nghiệp.
Chi phí chất lượng được chia làm hai nhóm chính là chi phí phù hợp và chi phí khơng phù
hợp. Chi phí phù hợp bao gồm chi phí ngăn ngừa và chi phí thẩm định, đó là những chi phí
cần thiết phải đầu tư để đạt được chất lượng như mong muốn. Chi phí chất lượng kém (chi phí
khơng phù hợp) bao gồm chi phí sai hỏng bên trong và chi phí sai hỏng bên ngồi, phát sinh
do các sản phẩm hoặc dịch vụ không đạt yêu cầu về mặt chất lượng. Một số ví dụ về chi phí
chất lượng kém có thể kể đến như: lãng phí, phế phẩm, kiểm tra, làm lại, khách hàng trả lại,
thu hồi, nhiều thủ tục, giấy tờ…
II.

Chi phí chất lượng kém trong doanh nghiệp:

Chi phí chất lượng kém bao gồm các chi phí phát sinh liên quan đến việc khắc phục các sản
phẩm được sản xuất ra hay dịch vụ cung ứng nhưng không phù hợp với yêu cầu của khách
hàng. Chi phí chất lượng kém được chia làm hai loại là chi phí sai hỏng bên trong và chi phí
sai hỏng bên ngồi.

-

Chi phí sai hỏng bên trong: là chi phí phát sinh do có sự sai hỏng ở một giai đoạn nào
đó trong q trình sản xuất. Chi phí sai hỏng bên trong là tồn bộ các chi phí của các

sản phẩm và dịch vụ được phát hiện là bị lỗi trước khi sản phẩm đến tay người mua.
Ví dụ về một số chi phí sai hỏng bên trong:


+ Chi phí do phế phẩm: chi phí do sản phẩm kém chất lượng phải loại bỏ (công lao động,
nguyên vật liệu, các chi phí gián tiếp khác…).
+ Chi phí cho tái chế: chi phí để sửa chữa các sản phẩm sai hỏng cho phù hợp với các đặc
tính chất lượng được quy định.
+ Chi phí sai hỏng q trình: chi phí để xác định nguyên nhân sản xuất sản phẩm kém chất
lượng của q trình sản xuất.
+ Chi phí do “thời gian chết” của q trình: chi phí do dừng quá trình sản xuất để khắc
phục sai hỏng.
+ Chi phí do giảm giá: chi phí phải giảm giá sản phẩm do chất lượng kém.

-

Chi phí sai hỏng bên ngồi: là chi phí liên quan đến các sản phẩm kém chất lượng
được phát hiện sau khi hàng đã được giao cho khách hàng. Ví dụ về một số chi phí sai
hỏng bên ngồi:

+ Chi phí về phàn nàn của khách hàng: chi phí để điều tra và đáp ứng sự thỏa mãn khi
khách hàng phàn nàn về sản phẩm kém chất lượng.
+ Chi phí thu hồi sản phẩm kém chất lượng: chi phí cho vận chuyển, bốc dỡ để thay thế sản
phẩm kém chất lượng phải thu hồi.
+ Chi phí bảo hành sản phẩm: chi phí phải tuân thủ thực hiện việc bảo hành sản phẩm.
+ Chi phí trách nhiệm pháp lý đối với sản phẩm: chi phí bồi thường trách nhiệm pháp lý
khi sản phẩm có độ tin cậy kém hoặc gây tổn hại cho người tiêu dùng.
+ Chi phí do mất khách hàng: chi phí thiệt hại vì khách hàng không thỏa mãn với sản phẩm
kém chất lượng và quay lưng lại với sản phẩm đó.
III.


Mối quan hệ giữa chi phí và chất lượng:

Ngày nay, các doanh nghiệp phải cạnh tranh rất gay gắt cả về chất lượng lẫn chi phí. Do vậy,
nếu một doanh nghiệp sản xuất được sản phẩm với chất lượng tốt mà có giá cả phải chăng,
doanh nghiệp sẽ có sức cạnh tranh rất lớn trên thị trường. Nhiều người cho rằng để đạt được
mục tiêu chất lượng thì phải bỏ ra chi phí rất nhiều. Quan điểm này là chưa hồn tồn chính
xác. Có sự khác biệt rất lớn giữa chi phí khơng phù hợp và phù hợp. Chi phí khơng phù hợp
hay chi phí chất lượng kém có thể chiếm tới 20 đến 35% doanh thu trong khi chi phí cần thiết
để làm đúng chỉ là 3 đến 4% doanh thu. Từ đó có thể thấy, điều quan trọng nhất đối với việc
giảm chi phí chất lượng là phải làm đúng ngay từ lần đầu tiên, điều đó sẽ giúp doanh nghiệp
tiết kiệm được chi phí cho việc kiểm tra hay khắc phục sai sót, giúp tiết kiệm chi phí hiệu quả.
Nếu doanh nghiệp làm tốt được điều này thì về dài hạn, chi phí chất lượng là rất nhỏ.


PHẦN II: CÁC HOẠT ĐỘNG DẪN ĐẾN CHI PHÍ CHẤT LƯỢNG KÉM TRONG
HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP
I.
Các hoạt động dẫn đến chi phí sai hỏng bên trong tổ chức:
1. Lãng phí:
Yếu tố lãng phí có thể định nghĩa là bất kỳ hoạt động sản xuất sử dụng tài nguyên nhưng
không đem lại giá trị gia tăng nào cho khách hàng. Trong quá trình sản xuất, bất kỳ doanh
nghiệp nào cũng có những lãng phí nảy sinh dù ít hay nhiều. Những lãng phí có thể đến từ
những hoạt động như sắp xếp nguyên vật liệu không phù hợp dẫn đến tốn thời gian vận
chuyển, những chuyển động không cần thiết của máy móc, thiết bị hay con người như nâng,
vươn người, uốn cong và đến từ sự chờ đợi người ở công đoạn trước thực hiện xong công
việc… Những lãng phí này nếu được loại bỏ sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm rất nhiều chi phí
chất lượng kém.
2. Phế phẩm:
Phế phẩm là những thành phẩm hay bán thành phẩm bị hư hỏng trong quá trình sản xuất, hoặc

kém chất lượng, không phù hợp với người tiêu dùng. Các hoạt động có thể dẫn đến phế phẩm
có thể kể đến như máy móc thiết bị khơng đạt chất lượng dẫn đến sản phẩm bị lỗi, quy trình
sản xuất khơng tốt hay chất lượng nguyên liệu đầu vào kém… Ngoài ra, yếu tố con người
cũng đóng góp vào việc tạo ra phế phẩm. Sự lơ là, thiếu cẩn thận, mất tập trung hay thiếu hiểu
biết của người lao động cũng góp phần đáng kể vào việc tạo ra phế phẩm, làm gia tăng chi phí
chất lượng kém của doanh nghiệp.
3. Một số chi phí chất lượng kém khác:
Bên cạnh các chi phí do lãng phí và phế phẩm gây ra, cịn có các chi phí chất lượng kém khác
ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Có thể kể đến như chi phí tồn kho do mua và dự trữ nhiều hơn
so với cần thiết làm tốn chi phí bảo quản và diện tích lưu kho. Hay những chi phí đến từ các
hoạt động kiểm tra, sửa chữa lại sai sót sản phẩm, quy trình…
II.

Các hoạt động dẫn đến chi phí sai hỏng bên ngồi tổ chức:

1. Ghi nhận phản hồi và xử lý các khiếu nại khách hàng:
Sản phẩm tung ra thị trường ít nhiều cũng sẽ có sai sót, sự khơng phù hợp với mong muốn, kỳ
vọng của người tiêu dùng. Khi người tiêu dùng phàn nàn, khiếu nại, doanh nghiệp phải tốn
thời gian và tiền bạc để xử lý và giải quyết các khiếu nại này. Việc phải xử lý những phản hồi,
khiếu nại của khách hàng cũng là một hoạt động gây ra chi phí chất lượng kém trong doanh
nghiệp, tuy nhiên cần phải tập trung giải quyết tốt và ưu tiên xử lý vì sẽ giúp doanh nghiệp cải
thiện được sản phẩm cũng như giữ chân được khách hàng.
2. Bảo hành sản phẩm:


Các doanh nghiệp khi bán sản phẩm của mình sẽ đi kèm với các dịch vụ như bảo hành, đổi trả
sản phẩm… Khi sản phẩm không đúng với cam kết của nhà sản xuất, người tiêu dùng sẽ yêu
cầu được bảo hành hoặc trả lại hàng hóa. Hoạt động bảo hành sẽ khiến doanh nghiệp tốn thêm
chi phí cho vận chuyển về lại nơi sửa chữa, bốc dỡ để thay thế sản phẩm kém chất lượng, hình
ảnh thương hiệu giảm sút trong mắt khách hàng, mất đi uy tín… Do vậy, doanh nghiệp cần

chú trọng phát hiện sớm sai sót, kiểm tra ngay từ bên trong chứ không để lỗi được phát hiện
tận khi đã đến tay người tiêu dùng.
3. Trách nhiệm pháp lý:
Khi sản phẩm của doanh nghiệp có chất lượng kém hoặc gây ra thiệt hại cho khách hàng thì
doanh nghiệp phải có trách nhiệm bồi thường cho khách hàng. Các hoạt động liên quan đến
việc kiện tụng hay giải quyết tranh chấp với các đối thủ cạnh tranh hay chính khách hàng
cũng gây ra chi phí chất lượng kém trong doanh nghiệp.
PHẦN III: CÁCH THỨC NHẬN DIỆN VÀ LOẠI BỎ CHI PHÍ CHẤT LƯỢNG KÉM
TRONG TỔ CHỨC
I.
Cách thức nhận diện và loại bỏ chi phí chất lượng kém trong tổ chức:
Như chúng ta có thể thấy, vấn đề chi phí chất lượng nếu được giải quyết tốt sẽ đem lại rất
nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Việc nhận diện và có phương án giúp cắt giảm chi phí này là
yếu tố quan trọng quyết định thành cơng của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể áp dụng
nhiều cách khác nhau để nhận diện và loại bỏ các chi phí chất lượng kém trong tổ chức của
mình. Một số trình tự cơ bản để có thể nhận dạng và giải quyết tốt các vấn đề chất lượng
trong tổ chức có thể bao gồm trong 4 bước như sau:

-

Bước 1: Xác định vấn đề:

Doanh nghiệp cần trước hết nhận diện được vấn đề mà mình đang gặp phải. Ở bước này,
doanh nghiệp cần thu thập các vấn đề về chi phí chất lượng kém mà doanh nghiệp đang gặp
phải. Từ đó, doanh nghiệp sẽ kết hợp với các phương pháp khác như sử dụng lưu đồ
(Flowchart), 5 Whys hay biểu đồ nhân quả để tìm ra nguyên nhân gốc rễ của mỗi vấn đề. Qua
đó, có thể kết hợp với nguyên tắc 80-20 của phương pháp phân tích Pareto để xác định được
vấn đề nào là chủ yếu và do nguyên nhân nào gây ra, để từ đó có thể tập trung vào việc đưa ra
các giải pháp phù hợp cho vấn đề đó.


-

Bước 2: Đưa ra các giải pháp:

Sau khi đã phân tích được những vấn đề cũng như những nguyên nhân gây ra, đây là bước để
doanh nghiệp đưa ra các giải pháp để giải quyết vấn đề. Ở bước này, doanh nghiệp có thể áp
dụng nhiều phương pháp khác nhau để giúp việc đưa ra giải pháp đúng đắn và sáng tạo hơn.


Có thể kể đến như phương pháp Brainstorming. Đây là phương pháp giúp tìm ra giải pháp
hoặc ý tưởng mới bằng việc khuyến khích mọi người đều tham gia vào việc đưa ý kiến, thoải
mái đưa ra cách giải quyết dù có điên rồ đến đâu mà khơng lo bị chỉ trích. Hay cơng cụ 6
chiếc mũ tư duy giúp nhìn nhận vấn đề từ nhiều hướng khác nhau để đưa ra được quyết định
tốt hơn.

-

Bước 3: Đánh giá và lựa chọn giải pháp:

Sau khi đã đề ra được các giải pháp, doanh nghiệp cần tìm ra những giải pháp tối ưu để tiến
hành thực hiện. Mỗi giải pháp nên được đánh giá một cách kỹ lưỡng để nắm hết những ưu và
nhược điểm của nó, những kịch bản có thể xảy ra trong thực tế khi áp dụng… Giải pháp phải
đảm bảo không gây ra hiệu ứng bất lợi khác (Cobra Effect - giải quyết vấn đề này nhưng lại
khiến vấn đề mới phát sinh) và ln có kế hoạch để quay lại mọi thứ như trước khi thực hiện
giải pháp nếu giải pháp không thành công.

-

Bước 4: Triển khai và theo dõi giải pháp:


Ở bước này, doanh nghiệp cần thực hiện triển khai giải pháp đúng thời điểm cũng như trình tự
đã đề ra. Trong quá trình triển khai, cần có sự giao tiếp với các bên liên quan có thể bị ảnh
hưởng đề điều hịa lợi ích một cách hợp lý nhất. Doanh nghiệp cần có sự tiếp nhận các ý kiến
đánh giá, phản hồi về và triển khai hệ thống kiểm tra, giám sát liên tục. Nếu giải pháp đề ra
phù hợp và giải quyết tốt vấn đề chất lượng kém, doanh nghiệp sẽ tiêu chuẩn hóa các giải
pháp này và ban hành như một quy trình chính thức trong cơng ty.
II.

Ví dụ thực tiễn:

Tập đồn Samsung được thành lập năm 1938 tại Hàn Quốc và là một tập đoàn hàng đầu về
các lĩnh vực sản xuất smartphone, cơng nghệ điện tử hay tài chính, dịch vụ… Năm 1993, sản
phẩm Samsung SH-700 có tỷ lệ lỗi quá cao, đến 11,8%, khiến công ty phải thu hồi và tiêu hủy
tồn bộ hơn 150.000 sản phẩm. Đây chính là bước ngoặt cho việc thay đổi phương châm của
Samsung, chuyển đổi trọng tâm từ số lượng sang chất lượng, nhất là đáp ứng được các tiêu
chuẩn toàn cầu.
Six Sigma của chuỗi cung ứng Samsung được xây dựng dựa trên 2 nền tảng chính. Đầu tiên,
phương pháp cốt lõi được phát triển dựa trên việc nghiên cứu các cách tiếp cận Six Sigma từ
những cơng ty lớn khác trên tồn cầu như General Electri, DuPont, Honeywell sau đó điều
chỉnh và học hỏi. Sau đó, Samsung đã thiết kết các phương thức cải tiến quy trình dựa trên
những kinh nghiệm thực tế của chuỗi cung ứng Samsung nhằm hướng dẫn thực hiện trong các
giai đoạn khác nhau. Theo đó, Samsung đã cho ra đời nguyên lý Six Sigma của doanh nghiệp
với phương thức tiếp cận DMAIC:
Define – Xác định: Xác định dự án tổng thể, bao gồm các vấn đề cần giải quyết, (các) mục
tiêu dự án và phạm vi, kết quả dự kiến, và tiến độ dự án.


Measure – Đo lường: Hiểu được thực trạng năng lực của tổ chức, đo lường năng suất lao
động, thời gian (Lead time, Cycle time, Takt time, Waste time), thiết lập chi tiết quy trình sản
xuất, tìm ra những điểm nút cổ chai (bottleneck) xảy ra trong quá trình sản xuất…

Analyze – Phân tích: Phân tích các thơng số thu thập được trong bước đo lường để giả thuyết
về nguyên nhân của sai hỏng và tiến hành kiểm chứng, xác định những điểm tạo ra giá trị gia
tăng (Value added) và những điểm không tạo ra giá trị gia tăng (Non – Value added), xác định
nguyên nhân gốc rễ của các vấn đề, những điểm nút cổ chai trong quá trình sản xuất. Một số
phương pháp và công cụ thống kê được sử dụng trong bước này như là: 5 Whys, FMEA (Phân
tích kiểu sai hỏng và tác động), các phương pháp kiểm chứng giả thuyết, đồ thị tác nhân chính
(Main Effects Plot).
Improve – Cải thiện: tập trung phát triển các giải pháp nhằm loại trừ căn nguyên của sai hỏng,
kiểm chứng và chuẩn hoá các giải pháp.
Control – Kiểm soát: thiết lập các thông số đo lường chuẩn để duy trì kết quả và khắc phục
các vấn đề khi cần, bao gồm cả các vấn đề của hệ thống đo lường. Bước này bao gồm một số
hoạt động như: hoàn thiện hệ thống đo lường, kiểm chứng năng lực dài hạn của quy trình,
triển khai việc kiểm sốt quy trình.
Trong khi ở General Electric, chỉ có các nhà quản lý và chuyên gia mới tham gia vào hệ thống
thì ở Samsung, Six Sigma được triển khai đến toàn bộ cấp bậc nhân viên. Sau 3 năm, số lượng
các Master Black Belts, Black Belts và Green Belts đã đạt gần 15.000 người, tức gần 1/3 số
nhân viên của họ. Năm 2004, công ty đặt ra mục tiêu huấn luyện đào tạo về Six Sigma cho
toàn bộ lực lượng lao động của họ, với khoảng 49.000 người trong 89 văn phòng nằm tại 47
quốc gia khác nhau. Mơ hình này cịn được mở rộng sang cả Marketing, Sales và ngay cả
những bộ phận phục vụ gián tiếp như kế toán, nhân sự, bộ phận nghiên cứu và phát triển sản
phẩm mới (R&D), và cuối cùng là đến toàn bộ chuỗi cung cấp.
Cho đến năm 2015, Samsung vươn lên vị trí thứ 8 trong số 25 công ty hàng đầu thế giới về
hiệu quả của chuỗi cung ứng, một phần quan trọng trong năng lực sản xuất của cơng ty. Có
thể thấy, Six Sigma đã giúp Samsung xác định được nguyên nhân thất bại của những sản
phẩm trước đó và phục hồi rất nhanh. Samsung đã ứng dụng quy trình này cho các dòng điện
thoại flagship như Galaxy S6, S7, S7 Edge cũng như sản phẩm ở dòng mid-end như Samsung
J7 Prime và đều đạt được những thành công rất lớn.

I.


PHẦN IV: VẬN DỤNG VÀO THỰC TẾ CÔNG VIỆC BẢN THÂN
Nhận diện các loại chi phí chất lượng kém trong cuộc sống và học tập:


Cũng như doanh nghiệp, bản thân con người cũng có những chi phí chất lượng kém ảnh
hưởng tới cuộc sống và q trình học tập. Trên góc độ “chất lượng cuộc sống”, tác giả sẽ tập
trung vào các chất lượng về cuộc sống gia đình, sức khỏe của bản thân và mối quan hệ với
mọi người xung quanh. Trên góc độ “chất lượng học tập”, tác giả sẽ tập trung vào mức độ
kiến thức, kỹ năng đạt được sau mỗi môn học, khả năng tự học, tự nghiên cứu và điểm số đạt
được.
Các loại chi phí chất lượng kém trong cuộc sống:

-

Sự gắn kết với bố mẹ và chị gái giảm đi, khơng cịn nói chuyện chia sẻ nhiều như trước.

-

Sức khỏe giảm sút, khơng cịn chơi thể thao cũng như chạy bộ được lâu như khi cịn
học phổ thơng.

-

Mối quan hệ với bạn bè khơng cịn đủ thân thiết, dẫn đến việc khó tìm được sự giúp
đỡ khi cần như học hành, xả căng thẳng.

Các loại chi phí chất lượng kém trong học tập:

-


Kiến thức, kỹ năng tiếp thu khi nghe giảng, đọc sách khơng đầy đủ, do đó phải mất
thời gian để tra cứu lại kiến thức mới có thể sử dụng mỗi khi cần dùng đến.

-

Khả năng tự học giảm sút, tiếp thu kiến thức mới tốn nhiều thời gian.

-

Điểm số đạt được chưa cao, dẫn đến việc tốn chi phí, thời gian để học cải thiện trong
dịp hè.

II.

Nguyên nhân tồn tại:

Đối với chất lượng cuộc sống:

-

Thói quen lướt Facebook và Youtube nhiều để đọc tin tức trên mạng khiến thời gian
giao tiếp với bố mẹ và gia đình ít đi.

-

Thường xun thức khuya để chơi game, khơng ngủ đủ giấc và thói quen chạy
deadline khi đã gần sát với hạn nộp.

-


Không ăn uống đúng bữa, hay ăn ngồi với các món ăn nhiều dầu mỡ, khơng tốt cho
sức khỏe như đồ chiên, bánh tráng nướng, nước ngọt…

-

Do khơng cịn bạn bè tập thể dục chung nên lười vận động, không tự thân tập thể dục
thể thao để nâng cao sức khỏe.

-

Bận bịu với công việc, học tập và khơng cịn kết nối, trị chuyện nhiều với bạn bè như
phổ thông nên quan hệ với bạn bè khơng khắng khít.

Đối với chất lượng học tập:

-

Do điện thoại và các mạng xã hội như Youtube, Facebook, Tiktok… là những nguyên
nhân chính gây nên sự xao nhãng và mất tập trung, không chú ý vào bài giảng và công
việc mà mình đang làm.


-

Học chưa có phương pháp hiệu quả và mục tiêu học tập chưa được đề ra rõ ràng.

-

Do dành nhiều thời gian đi làm thêm khiến thời gian học, ôn bài ít đi, dẫn đến kết quả
kiểm tra khơng tốt.


III.

Giải pháp cắt giảm và loại bỏ:

Đối với chất lượng cuộc sống:

-

Hạn chế thời gian sử dụng điện thoại để lướt mạng mà nên tập trung vào các việc khác
làm chung với gia đình như cùng xem tivi, phụ mẹ nấu ăn, kể chuyện về ngày đi học
trong bữa ăn...

-

Đặt ra thời gian đi ngủ và tuân theo để tạo thành thói quen, lên lịch làm bài và nộp bài
sớm hơn so với hạn chót được đặt ra.

-

Hạn chế ăn ngồi để vừa tiết kiệm tiền vừa bảo vệ sức khỏe, hạn chế ăn sai bữa, ăn
muộn. Bổ sung vào khẩu phần ăn các loại thức ăn giàu dinh dưỡng như rau xanh, trái
cây, trứng, thịt cá…

-

Tăng cường sự kết nối với bạn bè nhiều hơn, rủ bạn bè tập thể dục chung vào buổi
chiều, cuối tuần để vừa nâng cao sức khỏe vừa gắn kết hơn.

Đối với chất lượng học tập:


-

Chuyển điện thoại về chế độ máy bay, không bật những mạng xã hội khi làm việc trên
laptop để tránh tối đa những tác nhân gây mất tập trung trong quá trình học tập, làm
việc.

-

Đặt ra mục tiêu học tập rõ ràng theo nguyên tắc SMART và áp dụng phương pháp
Pomodoro trong học tập.

-

Sắp xếp lại thời gian làm thêm và xin nghỉ khi cần thời gian để ôn tập kiểm tra. Ưu
tiên dành thời gian cho việc học hơn là làm vào lúc này.

TỔNG KẾT
Các doanh nghiệp đang phải đối mặt với sự cạnh tranh và áp lực lớn trên thị trường, và việc
kiểm sốt tốt chi phí chất lượng kém sẽ là một tác nhân góp phần lớn vào sự sống còn của
doanh nghiệp. Qua bài tiểu luận, người đọc có thể thấy được những lý thuyết cơ bản nhất về
chi phí chất lượng và chi phí chất lượng kém. Hơn nữa, bài tiểu luận cũng đã cung cấp được
một số cách thức để nhận diện chi phí chất lượng kém cũng như các hoạt động dẫn đến chi phí
chất lượng kém. Thơng qua ví dụ thực tế, các cách nhận diện cũng như một số giải pháp được
đưa ra một cách cụ thể để giúp người đọc hình dung tốt hơn. Để giảm thiểu cũng như tiến tới
loại bỏ chi phí chất lượng kém, doanh nghiệp phải tập trung hơn vào chi phí về phịng ngừa
cũng như áp dụng các phương pháp phù hợp để kiểm soát tốt chi phí chất lượng. Cuối
cùng, với



những nhận thức về những chi phí chất lượng kém trong cuộc sống và học tập của tác giả, hi
vọng người đọc có thể áp dụng vào bản thân và tìm ra những giải pháp giúp nâng cao chất
lượng cuộc sống và học tập của mình.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Juran, J. M., (1988), Quality Control Handbook, 4th edition. McGraw-Hill.
Juran, J. M., (1999), Juran’s quality handbook, Mc Graw – Hill.
Ngô Thị Ánh, Ths. Diệp Quốc Thảo, Ths. Nguyễn Văn Hoá, Ths. Nguyễn Hoàng Kiệt,
Ths. Nguyễn Tấn Trung & Ths. Đinh Phượng Vương, (2015), Tài liệu học tập QUẢN
TRỊ CHẤT LƯỢNG, Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.
Nguyễn Minh Đình, Nguyễn Trung Tín, Phạm Phương Hoa, (1996), Quản lý có hiệu
quả theo phương pháp Deming, Nhà xuất bản Thống kê.
P&Q Solutions, (2007), Quản lý và cắt giảm chi phí chất lượng. P&Q Solutions Co., Ltd.
VILAS, (2019), Six Sigma và cách Samsung ứng dụng siêu mơ hình này, truy cập 10/6/2022,
từ />


×