Tải bản đầy đủ (.pptx) (21 trang)

Tiểu Luận Đề Tài Tình Hình Chung Về Tài Nguyên Thiên Nhiên Việt Nam.pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (575.44 KB, 21 trang )

Tình hình chung về tài nguyên thiên nhiên Việt Nam
Tài nguyên thiên nhiên (sau đây gọi là tài nguyên) có trong các thành
phần môi trường, tồn tại dưới dạng tự nhiên, khơng phụ thuộc vào ý chí
của con người. Tài nguyên là thành phần không thể thiếu, được khai thác,
sử dụng phục vụ cuộc sống và sự phát triển của xã hội lồi người. Vì vậy,
với mỗi quốc gia, dân tộc, tài nguyên là nguồn tài sản, nguồn lực, nguồn
vốn tự nhiên đặc biệt quan trọng để xây dựng và phát triển đất nước
.












Công tác quản lý tài nguyên phải nhằm bảo đảm các yêu cầu sau:
1- Hiểu biết ngày càng đầy đủ hơn, toàn diện hơn về tiềm năng, trữ
lượng, giá trị của các nguồn tài nguyên
2- Phát huy, cân đối nguồn lực tài nguyên cho phát triển kinh tế - xã
hội
3- Bảo đảm khai thác, sử dụng tài nguyên hợp lý, hiệu quả và bền
vững
4- Bảo vệ, phục hồi, phát triển các nguồn tài nguyên tái tạo.
Nội dung, phương thức, biện pháp quản lý tài nguyên phụ thuộc
nhiều vào điều kiện tự nhiên, loại hình tài ngun, mơ hình tăng
trưởng, đặc điểm, trình độ phát triển kinh tế - xã hội. Trong thế giới


hiện nay, tài nguyên trở thành nguồn lực khan hiếm, là đối tượng bị
tranh chấp quyết liệt ở nhiều nơi trên thế giới, nhất là các nguồn tài
nguyên khơng tái tạo. Bối cảnh đó đặt ra u cầu, thách thức ngày
càng lớn đối với công tác quản lý tài nguyên ở nước ta






Việt Nam có diện tích tự nhiên khoảng 331.698km2, bờ biển dài
hơn 3.260km, được xếp ở quy mơ trung bình, đứng thứ 59 trong
tổng số 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Tuy nhiên, do
dân số đông (hơn 90 triệu người, xếp thứ 13 trên thế giới) nên bình
qn diện tích tự nhiên trên đầu người rất thấp (khoảng 0,38 ha), chỉ
bằng 1/5 mức bình quân của thế giới (1,96 ha). Việt Nam có sự đa
dạng về địa chất, địa hình, tài ngun khống sản tương đối phong
phú về chủng loại, một số loại có trữ lượng, tiềm năng tài nguyên
lớn có thể phát triển thành các ngành cơng nghiệp, như dầu khí, bơxít, ti-tan, than, đất hiếm...; tiềm năng năng lượng tái tạo lớn, đặc
biệt năng lượng gió, mặt trời, địa nhiệt, sinh khối.
Mặc dù tổng lượng nước mặt (khoảng 830 tỷ m3/năm), nước dưới
đất (khoảng 63 tỷ m3/năm) khá lớn, nhưng do địa hình hẹp, nhiều
vùng dốc ra biển, hơn 60% lượng nước mặt có nguồn gốc từ nước
ngồi, nên tình trạng thiếu nước cục bộ theo vùng và theo mùa vẫn
xảy ra, có lúc, có nơi gay gắt.




Trải dài trên nhiều vĩ tuyến, từ nhiệt đới ẩm đến á nhiệt đới, với

nhiều vùng núi cao, Việt Nam có nhiều hệ sinh thái rừng với sự đa
dạng và phong phú về các loài động vật, thực vật. Với diện tích
vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán trên
1 triệu km2, Việt Nam thực sự là một quốc gia biển với nhiều loại
hình tài nguyên đa dạng và phong phú, nhất là nguồn lợi thủy sản,
tiềm năng vị thế phát triển giao thông, cảng biển, du lịch...




Ý thức được tầm quan trọng của các nguồn tài nguyên đối với sự
phát triển và sự thịnh vượng của đất nước, từ nhiều năm qua, Đảng
và Nhà nước ta đã quan tâm đến công tác quản lý tài nguyên. Cương
lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội,
văn kiện các kỳ Đại hội Đảng đều đã đề cập đến vấn đề quản lý tài
nguyên, nhất là đất đai, khoáng sản




Trung ương cũng đã ban hành một số nghị quyết chuyên về các
nhóm tài nguyên, trong đó Nghị quyết số 24-NQ/TW, ngày 03-62013, của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về Chủ động ứng
phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ
môi trường đã định hướng tồn diện cơng tác quản lý tài nguyên đến
năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050. Hệ thống tổ chức bộ máy nhà
nước về quản lý tài nguyên được hình thành đồng bộ từ Trung ương
đến địa phương





Nhà nước cũng đã bố trí vốn từ ngân sách, ban hành nhiều cơ chế
huy động nguồn vốn trong xã hội đầu tư cho công tác quản lý tài
nguyên, nhất là công tác điều tra cơ bản, kiểm kê, thống kê, đánh
giá các nguồn tài nguyên. Chủ trương, chính sách, pháp luật về quản
lý tài nguyên liên tục được đổi mới, hồn thiện, đáp ứng u cầu
của q trình phát triển, sự nghiệp cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa
đất nước. Cơ chế, công cụ, biện pháp quản lý tài ngun cũng có
những bước chuyển đổi tích cực, nhất là cơ chế tiếp cận các nguồn
tài nguyên. Các quan hệ cung cầu, cơ chế định giá, đấu giá, đấu thầu
bước đầu đã hình thành, tạo bước chuyển biến trong cơng tác quản
lý tài nguyên phù hợp hơn với thể chế kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa.




Đất đai, khoáng sản, nguồn nước, rừng, nguồn lợi thủy sản đã được
điều tra, đánh giá, quy hoạch, cân đối phục vụ các mục đích, yêu
cầu phát triển kinh tế - xã hội theo từng kỳ, từng giai đoạn phát
triển. Nguồn thu từ tài nguyên đóng góp quan trọng cho ngân sách
hằng năm của Nhà nước. Hoạt động sản xuất, kinh doanh liên quan
đến khai thác, sử dụng tài nguyên đã tạo nên việc làm, thu nhập cho
số đông người dân trên cả nước. Việc khai thác, sử dụng tài nguyên
có sự chuyển biến theo hướng hợp lý, hiệu quả và bền vững hơn.
Vấn đề bảo vệ, phục hồi, tái tạo các nguồn tài nguyên được chú ý;
đầu tư phát triển các nguồn nguyên, nhiên liệu thay thế đã được
quan tâm.



Thực trạng khai thác tài nguyên khoáng sản ở VN




Những năm qua, khai thác khống sản (KTKS) đã tạo cơng ăn việc làm cho
hàng chục vạn lao động, đóng góp quan trọng cho nguồn thu cho NSNN
hằng năm. Tuy nhiên, hoạt động này cũng làm phát sinh ONMT, tai nạn lao
động, thất thu NSNN... địi hỏi phải có nghiên cứu, đánh giá tồn diện để có
giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý khai thác và thu NSNN.
Với diện tích tự nhiên hơn 331.698 km2, bờ biển dài hơn 3.260 km, Việt
Nam có sự đa dạng về địa chất, địa hình, tài ngun khống sản tương đối
phong phú về chủng loại, một số loại có trữ lượng lớn như dầu, khí, than,
sắt, đồng, bơ-xít, chì, kẽm, thiếc, a-pa-tít, đất hiếm, các khoáng sản làm vật
liệu xây dựng... Nhiều loại khoáng sản đã được khai thác phục vụ cho nhu
cầu trong nước và một số cho xuất khẩu. Đồng thời, Việt Nam cịn có nhiều
hệ sinh thái rừng, với sự đa dạng và phong phú về các loài động vật, thực
vật, với khoảng hơn 42 nghìn lồi sinh vật đã được xác định…




Các chuyên gia trong lĩnh vực này cho rằng: Mặc dù Việt Nam có
nhiều loại khống sản nhưng trữ lượng hầu hết không nhiều. Tổng
lượng nước mặt (khoảng 830 tỷ m3/năm), nước dưới đất (khoảng 63
tỷ m3/năm) là khá lớn, do địa hình hẹp, nhiều vùng dốc ra biển, đặc
biệt hơn 60% lượng nước mặt có nguồn gốc từ nước ngồi, cho nên
tình trạng thiếu nước cục bộ theo vùng, theo mùa vẫn thường xuyên
xảy ra, có lúc, có nơi hết sức gay gắt tại nhiều địa phương. Số liệu
thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN và MT) cho thấy:

Cả nước có hơn 1.000 mỏ lớn, nhỏ đang khai thác, nhưng do các mỏ
khoáng sản nhỏ nằm phân tán không được quản lý thống nhất, đồng
bộ dẫn đến tình trạng thất thốt nguồn tài ngun, gây ơ nhiễm môi
trường thêm trầm trọng, nhất là việc khai thác bằng cơng nghệ lạc
hậu đã gây ra tình trạng mất rừng, xói lở đất, bồi lắng và ơ nhiễm
sơng suối, ven biển.






Kết quả điều tra, nghiên cứu về tổn thất trong khai thác, chế biến
khoáng sản do Bộ TN và MT thực hiện cho thấy: Độ thu hồi quặng
vàng trong chế biến (tổng thu hồi) chỉ đạt từ 30 đến 40%; mức độ
tổn thất trong khai thác a-pa-tít từ 26 đến 43%; khai thác quặng kim
loại từ 15% đến 30%; vật liệu xây dựng từ 15% đến 20%.
Thực tế cũng cho thấy, công tác này hiện chưa được thực hiện một
cách bài bản, cịn nhiều lúng túng, bất cập, chưa tính hết lợi ích tổng
thể, hài hịa trước mắt và lâu dài, dẫn đến mâu thuẫn, thậm chí xung
đột giữa các ngành, lĩnh vực, nhóm xã hội, giữa hiện tại và tương
lai; có lúc, có nơi đang cản trở sự phát triển, gây ra những hệ lụy về
sinh thái, môi trường. Nguồn khống sản cịn bị khai thác manh
mún, nhỏ lẻ, trái phép; xuất khẩu khống sản dưới dạng ngun liệu
thơ; cơng nghệ khai thác, chế biến cịn lạc hậu, chậm được đổi
mới... dẫn đến tổn thất, lãng phí nguồn tài nguyên không tái tạo
quan trọng này







Tính riêng, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nhiên liệu, khoáng sản
tháng 9 ước đạt 1,07 tỷ USD, tăng 16% so với tháng 8 và tăng
47,5% so với cùng kỳ năm 2011. Trừ than đá, các mặt hàng khác
trong nhóm đều tiếp tục gặp thuận lợi về giá xuất khẩu.Lượng xuất
khẩu của các mặt hàng cũng tăng so với tháng trước khiến cho kim
ngạch xuất khẩu tháng 9 tăng 16% so với tháng 8.
Tính chung 9 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu của cả nhóm
tăng 4,8% so với cùng kỳ, trong đó dầu thơ tăng 14,7%, quặng và
khống sản khác tăng 2,5%, hai mặt hàng còn lại là than đá giảm
27% và xăng dầu giảm 5%.


Khai thác khoáng sản ở Việt Nam


Chính sách pháp luật cụ thể của nhà nước về thực trạng khai
thác khoáng sản






1. Luật Khoáng sản đầu tiên được Quốc hội thông qua năm 1996.
Luật này đã xác lập hệ thống quản lý dựa hoàn toàn trên nguyên tắc
của nền kinh tế bao cấp.
2. Năm 2005, Quốc hội đã thông qua Luật Sửa đổi, bổ sung một số

Điều của Luật Khống sản, trong đó các điểm sửa đổi quan trọng
nhất là hoàn thiện cơ chế cấp phép khai thác khoáng sản trên
nguyên tắc rõ ràng hơn về phân cấp và đẩy mạnh cơng tác xây dựng
quy hoạch khống sản.
3. Luật Khoáng sản sửa đổi đã được Quốc hội thơng qua vào tháng
11 năm 2010 (có hiệu lực từ 01/07/2011), trong đó bước tiến bộ chủ
yếu là đã đưa ra cơ chế đấu giá quyền khai thác khoáng sản.














4. Bộ Chính trị đã thơng qua Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày
25/04/2011 của về định hướng chiến lược khoáng sản và cơng
nghiệp khai khống đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
5. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2427/QĐ-TTg
ngày
22/12/2011 phê duyệt chiến lược khoáng sản đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2030.
Một số điểm cịn hạn chế trong quản lý khai thác khoáng sản bao
gồm:

-> Luật Khống sản 2010 đã có quy định là cơ quan quản lý khống
sản ở Trung ương có thẩm quyền quyết định các khu vực không đưa
ra đấu giá khai thác khống sản.
Điều này có nghĩa là có một số khu vực khai thác khoáng sản
được thực hiện theo cơ chế chỉ định chủ đầu tư được quyền khai
thác mà không phải thực hiện đấu giá.











Quyền xác định khu vực nào không phải thực hiện đấu giá khai thác
khống sản có thể là một bước đi trước có tính tốn cho bước đi sau
là cấp phép khai thác khoáng sản cho một nhà đầu tư đã được chỉ
định.
->Luật Khoáng sản 2010 vẫn chưa đưa ra các quy định vềđịnh giá
khoáng sản, định giá mỏ, như vậy chưa có cơng cụ tài chính phù
hợpđể quản lý giá trị khống sản nói
chung và quản lýđấu giá khống sản nói riêng.
-> Quản lý trữ lượng, khối lượng khai thác được vẫn luôn dựa trên
kê khai của doanh nghiệp được cấp phép, Nhà nước chưa có biện
pháp quản lý tốt khâu xác định trữ lượng, khối lượng khai thác
được.
Nói chung, đến náy hệ thống pháp luật về quản lý khai thác

khống sản vẫn cịn nhiều khoảng trống. Trên thực tế, khai thác
khống sản đang là điểm nóng thu hút rất nhiều doanh nghiệp tham
gia xin cấp phép khai thác.






Ví dụ: Sáng 9/3, bể chứa bùn thải quặng của xí nghiệp thiếc Suối
Bắc thuộc Cơng ty cổ phần kim loại màu Nghệ Tĩnh nằm ở lưng
chừng núi Lan Toong (cách mặt nước biển hàng trăm mét), xã Châu
Thành, huyện Quỳ Hợp bất ngờ vỡ phần thân đập rộng chừng 12 m.
Hàng trăm khối bùn thải quặng tràn ra sông Nậm Huống.
Hàng tạ cá ở ao nuôi của một số hộ dân các xã Châu Quang, Châu
Cường, Châu Thành (Quỳ Hợp) nằm ở hạ lưu sông Nậm Huống bị
chết. Thời điểm xảy ra sự cố, trong đập chứa hàng nghìn khối bùn
thải trong đó đã đưa ra các giải pháp quan trọng để chấn chỉnh việc
khai thác khoáng sản.


Hiện trường vụ vỡ bể chứa bùn thải thiếc tại xí nghiệp
thiếc Suối Bắc, Qùy Hợp, Nghệ An


Chính sách pháp luật về địa chất và khống sản


Chính sách pháp luật về địa chất và khoáng sản được các cơ quan có
thẩm quyền ở Trung ương và địa phương ban hành kịp thời và khá

đồng bộ; thể chế hố được các chính sách của Đảng và Nhà nước
nhằm thúc đẩy sự phát triển ngành công nghiệp khai thác, chế biến
khoáng sản gắn liền với việc sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên có
hạn và bảo vệ sự bền vững môi trường sinh thái và tăng cường công
tác quản lý nhà nước về khoáng sản.




Luật Khoáng sản 2010 đã quy định rõ quyền lợi của nhân dân địa
phương nơi có khống sản được khai thác, điều tiết khoản thu từ
hoạt động khai thác khoáng sản để hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội
theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước; kết hợp khai
thác với xây dựng hạ tầng kỹ thuật, bảo vệ, phục hồi môi trường
theo dự án đầu tư khai thác khoáng sản; bổ sung cơ chế để thực hiện
xã hội hoá trong hoạt động điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên
khoáng sản; việc cấp phép khai thác khoáng sản phải thực hiện trên
cơ sở đấu giá quyền khai thác nhằm đảm bảo tính cơng khai, minh
bạch, cơ bản chấm dứt tình trạng trạng xin - cho trong hoạt động
khống sản,... Đặc biệt, thơng qua triển khai thi hành Luật Khoáng
sản 2010, những năm qua Nhà nước đã thu về ngân sách hơn 3.000
tỷ đồng tiền cấp quyền khai thác khoáng sản.



×