Tải bản đầy đủ (.doc) (103 trang)

SÁCH GIÁO VIÊN CÙNG học TIN học QUYÊN 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.21 MB, 103 trang )

bộ giáo dục và đào tạo
Nguyễn xuân huy (Chủ biên)
Bùi việt hà – lê quang phan – hoàng trọng thái – bùi văn thanh

Cùng học
quyển
Sách giáo viên

Nhà xuất bản giáo dục

2


Bản quyền thuộc Nhà xuất bản Giáo dục – Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2


692-2006/CXB/104-1530/GD

Mã số: 1G425M7

Phần 1. Những vấn đề chung
I. Giới thiệu chương trình

1. Mục tiêu
Mục tiêu dạy học mơn Tin học ở bậc Tiểu học là nhằm giúp học sinh:
• Có hiểu biết ban đầu về tin học và ứng dụng của tin học trong học tập và
đời sống;
• Có khả năng sử dụng máy tính trong việc học những mơn học khác, trong
hoạt động vui chơi giải trí nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và thích
ứng với đời sống xã hội hiện đại;


• Bước đầu làm quen với cách giải quyết vấn đề có sử dụng cơng cụ tin học.

2. Chương trình
Sách giáo khoa Cùng học tin học - Quyển 2, nằm trong bộ sách Cùng học
tin học gồm ba quyển, được biên soạn dựa trên chuẩn chương trình ban hành kèm
theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 05 năm 2006 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
II. Giới thiệu sách Cùng học Tin học

1. Giới thiệu bộ sách
Bộ sách Cùng học tin học gồm ba quyển: Quyển 1, Quyển 2 và Quyển 3.
Cùng học tin học - Quyển 1 đã xuất bản với các nội dung cơ bản sau:
1. Làm quen với máy tính
2. Chơi cùng máy tính
3. Em tập gõ bàn phím
4. Em tập vẽ
5. Em tập soạn thảo
6. Học cùng máy tính

3


Quyển 3 sẽ được biên soạn để tiếp tục các nội dung khai thác phần mềm học
tập, sử dụng phần mềm đồ hoạ, soạn thảo văn bản, học nhạc và khai thác phần
mềm vi thế giới LOGO.

2. Giới thiệu Cùng học tin học – Quyển 2
a) Mục tiêu
Các mục tiêu cụ thể của Quyển 2 gồm:



Tiếp tục phát triển các kĩ năng về gõ bàn phím, sử dụng chuột, soạn
thảo văn bản, đồ hoạ và khai thác phần mềm.



Hình thành một số kĩ năng ban đầu liên quan đến quy trình giải
quyết vấn đề bằng máy tính thơng qua mơi trường Logo, Encore và
một số phần mềm học tập.



Định hướng cho học sinh khả năng khai thác các phần mềm để phục
vụ cho học tập các môn học khác.

b) Nội dung sách

Œ Khám phá máy tính (6 tiết)
Bài 1. Những gì em đã biết
Bài 2. Khám phá máy tính
Bài 3. Chương trình máy tính được lưu ở đâu?

 Em tập vẽ (12 tiết)
Bài 1. Những gì em đã biết
Bài 2. Vẽ hình chữ nhật, hình vng
Bài 3. Sao chép hình
Bài 4. Vẽ hình e-líp, hình trịn
Bài 5. Vẽ tự do bằng cọ vẽ, bút chì
Bài 6. Thực hành tổng hợp


Ž Em tập gõ 10 ngón (8 tiết)
Bài 1. Vì sao phải tập gõ 10 ngón?
Bài 2. Gõ từ đơn giản
Bài 3. Sử dụng phím Shift
4


Bài 4. Ôn luyện gõ

 Chơi và học cùng máy tính (12 tiết)
Bài 1. Học tốn với phần mềm Cùng học toán 4
Bài 2. Khám phá rừng nhiệt đới
Bài 3. Tập thể thao với trò chơi Golf

 Em tập soạn thảo (14 tiết)
Bài 1. Những gì em đã biết
Bài 2. Căn lề
Bài 3. Cỡ chữ và phông chữ
Bài 4. Thay đổi cỡ chữ và phông chữ
Bài 5. Sao chép văn bản
Bài 6. Trình bày chữ đậm, nghiêng
Bài 7. Thực hành tổng hợp

‘ Thế giới LOGO của em (6 tiết)
Bài 1. Logo là gì?
Bài 2. Thêm một số lệnh của Logo
Bài 3. Sử dụng câu lệnh lặp
Bài 4. Ôn tập

’ Em học nhạc (6 tiết)

Bài 1. Làm quen với phần mềm Encore
Bài 2. Em học nhạc với Encore
Bài 3. Em học nhạc với Encore (tiếp)
Bài 4. Sinh hoạt tập thể với Encore

5


c) Những điểm cần lưu ý


Các phần mềm và tệp mẫu hỗ trợ cho việc giảng dạy Cùng học tin học –
Quyển 2 được cung cấp sẵn tại trang web sau đây:
/>
Trang web này do Nhà xuất bản Giáo dục hỗ trợ.
Giáo viên có thể tải các học liệu cần thiết cho bài giảng của mình theo các
bước sau:

 Khởi động Internet Explorer để truy cập Internet.
 Truy cập trang web có địa chỉ:
/>
 Chọn học liệu cần thiết tại mục Download và tải về.
Ngoài ra, trên trang web này, giáo viên có thể nêu ý kiến phản hồi hoặc
liên lạc với các tác giả để tiếp tục nhận được các trợ giúp cần thiết.
6


Những giáo viên khơng có điều kiện truy cập Internet hoặc gặp khó khăn
trong việc tải các học liệu thì có thể tìm mua đĩa CD tại Cơng ti Cơng nghệ Tin
học Nhà Trường.

Trang web: />Địa chỉ:
Phòng 1407 - Nhà 17T2 - Khu Trung Hồ Nhân Chính
Quận Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại: (04) 2511017 - Fax: (04) 2511081
Liên hệ
Ông Bùi Việt Hà, Giám đốc
E-mail:


Giáo viên có thể đọc lại những gợi ý trong sách giáo viên Cùng học tin học
-Quyển 1 để xác định một số nội dung, phương pháp luận chung, mang tính
xuyên suốt liên quan đến việc truyền thụ kiến thức của cả bộ sách Cùng học
tin học.
Dưới đây là một số gợi ý bổ sung.


Hiện tượng trình độ khơng đều

Đây là hiện tượng phổ biến trong các mơn học mang tính thực hành như
Tin học, giáo dục thể chất. Một số em đã tự tìm hiểu, truy cập Internet hoặc học
qua các bạn, qua phụ huynh nên có những hiểu biết vượt trội so với các bạn cùng
lớp, thậm chí, khả năng thực hành cịn có thể cao hơn giáo viên.
Khơng nên hạn chế khả năng hiểu biết của các em.
Có thể cho phép một số học sinh học vượt nếu các em đã nắm được nội
dung học (của môn Tin học) qua sự kiểm tra của giáo viên. Giáo viên có thể đề
nghị các em đó tham gia vào nhóm cán sự mơn Tin học. Nhóm cán sự có các
nhiệm vụ và quyền lợi chủ yếu sau đây:
- Giúp đỡ các bạn hoàn thành chương trình học;
- Được nhận thêm những dự án nâng cao;
- Được tham gia một số hoạt động ngoài giờ tại phịng máy như cài đặt

phần mềm, diệt virus, tìm thơng tin và các phần mềm hữu ích trên
Internet.

7


Lưu ý: Giáo viên bộ môn cần thông báo và trao đổi với giáo viên chủ nhiệm và
phụ huynh về các hoạt động ngoại khố.


Hiện tượng "cháy" giáo án

"Cháy" giáo án được hiểu là hiện tượng giáo viên khơng hồn thành tiết dạy
theo đề cương (và giáo án) đã soạn. Có nhiều nguyên nhân, dưới đây là một số
nguyên nhân thường gặp và gợi ý khắc phục trong các tiết dạy Tin học:
- Sự cố kĩ thuật: điển hình là mất điện. Cần chuẩn bị phương án dự
phịng khi khơng có điện.
- Sự cố kĩ thuật: nhiều máy tính bị hỏng. Cần chuẩn bị phương án ghép
các học sinh dùng chung máy. Nên chọn phương án ghép các em khá
với các em học chậm.
- Cần làm thử, dù chỉ là những thao tác đơn giản, để tin chắc rằng các
cấu hình có sẵn là đủ để hồn thành bài dạy.


Các em đề xuất các phương án giải khác, có thể hay hơn phương
pháp đã biết. Ví dụ, với những bài dạy về đồ hoạ, nhiều học sinh có
thể dùng phương pháp đối xứng, lật hình (khi vẽ) hoặc phương pháp
bù (khi tơ màu),… Giáo viên nên ủng hộ sự tìm tòi của các em và phổ
biến cho cả lớp để cùng đánh giá, bình luận. Tiết học khi đó sẽ trở nên
sinh động, cần tránh việc ngăn chặn hoặc cấm đoán các em phát huy

những kiến thức đã biết hoặc tìm tịi phát hiện cái mới.



Nhiều phần mềm tương thích

Trên mạng và ngồi thị trường hiện nay có nhiều phần mềm thực hiện cùng
một chức năng. Một số em học sinh biết sử dụng các phần mềm này, do đó
trình bày các phương pháp giải có thể hay hơn các phương pháp đã biết.
Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, giáo viên cần hướng dẫn học sinh tập trung rèn
luyện kĩ năng theo nội dung bài dạy trong sách giáo khoa (SGK) một cách chính
xác và đầy đủ.


Bản quyền

Ln ln nhắc nhở các em và bản thân gương mẫu thực hiện việc sử dụng
bản quyền. Ngay cả khi được phép sử dụng miễn phí một sản phẩm nào đó cũng

8


cần ghi chú rõ tên tác giả và tổ chức làm ra sản phẩm đó theo nguyên tắc "Ăn quả
nhớ kẻ trồng cây".

9


Phần 2. Những vấn đề cụ thể




Khám phá máy tính

I. Giới thiệu chương
Thời lượng: 6 tiết.

1. Mục tiêu của chương
a) Về kiến thức
• Ơn tập những kiến thức cơ bản đã học trong Quyển 1 như các dạng thông
tin cơ bản xung quanh ta, hình dạng và các bộ phận của máy tính
(để bàn), vai trị của máy tính trong đời sống.
• Biết lịch sử sơ lược về máy tính, chương trình máy tính và có khái niệm
ban đầu về mơ hình xử lí thơng tin của máy tính.
• Biết một số thiết bị lưu trữ thông tin thông dụng, nhận diện và hiểu các
thao tác cơ bản với ổ đĩa cứng, đĩa và ổ đĩa mềm, đĩa CD và thiết bị nhớ
flash (thường được gọi là USB vì được sử dụng nhờ cổng giao tiếp
USB).
b) Về kĩ năng
• Biết nhận diện các phần mềm quen thuộc qua các biểu tượng, biết
khởi động/thốt một chương trình.
• Biết thao tác đúng và thận trọng với các loại đĩa, ổ đĩa khi sử dụng.
• Biết cách bảo quản đĩa.

2. Nội dung chủ yếu của chương
Chương một dạy trong khoảng 6 tiết kết hợp giữa lí thuyết và thực hành.
Ngồi phần ơn tập nội dung của Quyển 1, nội dung chủ yếu bao gồm các kiến
thức và kĩ năng làm việc với các thiết bị cơ bản dành cho học sinh: thao tác với
các loại thiết bị lưu trữ phổ biến (đĩa và ổ đĩa).


10


3. Những điểm cần lưu ý


Tiếp tục những yêu cầu khi học Quyển 1 đối với học sinh khi làm việc với
máy tính như tư thế ngồi trước máy tính đúng, hợp vệ sinh, gõ phím theo
đúng ngón,... Có thái độ mạnh dạn, thân thiện khi giao tiếp với máy tính.



Giáo viên cũng cần lưu ý đến trang thiết bị của phịng máy và cách lắp đặt
máy tính như: bàn ghế đúng chuẩn với lứa tuổi, không gian lắp đặt máy, ánh
sáng chung của phòng máy và ánh sáng riêng cho người dùng.



Tạo điều kiện để từng học sinh được tập thao tác với các đĩa và ổ đĩa dưới
sự hướng dẫn của thầy cơ giáo hoặc trợ giảng.



Dành thời gian, đồng thời khuyến khích học sinh mạnh dạn tự khám phá
máy tính một cách khoa học và thận trọng.



Giáo viên cần phân biệt hai thuật ngữ "máy tính" và "máy tính điện tử". Có
thể sưu tầm trên Internet các hình ảnh về máy tính như máy tính quay tay

của Pascal, máy tính cơ khí tự động của Babbage, máy tính điện tử
đầu tiên,...



Theo kinh nghiệm của nhiều giáo viên, bài trình bày nên soạn dưới dạng
PowerPoint với nhiều hình ảnh. Để tra cứu các thuật ngữ và hình minh hoạ
nên dựa vào các từ điển điện tử có sẵn trên Internet. Bạn có thể sử dụng
những máy tìm kiếm thơng dụng như Google với các từ khố đơn giản như
computer, pascal, eniac.

II. hướng dẫn chi tiết
Bài 1. những gì em Đã BIếT
Thời lượng: 2 tiết.
1. Mục đích, u cầu
Ơn tập những kiến thức cơ bản đã học trong Quyển 1, gồm:


Các dạng thơng tin cơ bản và phân loại.



Nhận diện các bộ phận của máy tính và biết được chức năng cơ bản của
mỗi bộ phận.



Ơn lại các thao tác cơ bản với máy tính đã được làm quen.




Vai trị của máy tính trong đời sống.
11


2. Những điểm cần lưu ý và gợi ý dạy học
a)

Xem lại sách giáo khoa và sách giáo viên Cùng học Tin học – Quyển 1 để
nắm lại các kiến thức và kĩ năng đã học cũng như mức độ yêu cầu đối với
học sinh.

b)

Bài học có hai tiết. Nên sử dụng một tiết cho nội dung ôn tập và làm các bài
tập trong sách giáo khoa (B1, B2, B3). Tiết còn lại dành cho các hoạt động
tập thể (T1, T2).

c)

Thầy cơ giáo cần cụ thể hố, chi tiết các hoạt động và giao nhiệm vụ cho
các cá nhân và nhóm chuẩn bị trước, đặc biệt là với hoạt động T1. Các công
việc chuẩn bị bao gồm:
 Chọn chủ đề: ví dụ Ngày khai trường 5/9 hoặc ngày Quốc tế Thiếu nhi
1/6 (các ngày gần gũi với thời điểm tiến hành bài học).
 Chia học sinh của lớp thành ba nhóm:
- Nhóm một có nhiệm vụ thu thập thơng tin dưới dạng văn bản;
- Nhóm hai thu thập thơng tin dưới dạng âm thanh;
- Nhóm ba thu thập thơng tin dưới dạng hình ảnh.
 Trong buổi sinh hoạt, mỗi nhóm cử đại diện trình bày nội dung thơng

tin thu lượm được.
 Tồn lớp bình chọn nhóm thu thập được thơng tin đúng dạng, thông tin
gây ấn tượng nhất. Thầy cô giáo tuyên dương nhóm đạt kết quả tốt.

d)

Cuối tiết học thứ hai, giáo viên nhắc nhở, động viên để học sinh sẵn sàng
chuẩn bị tiếp thu và thực hành các kiến thức, kĩ năng mới trong Quyển 2.
Giáo viên có thể sưu tầm các câu chuyện về chủ đề "Các thần đồng tin học
nhỏ tuổi" để khuyến khích các em học tập.
Bài 2. Khám phá máy tính
Thời lượng: 2 tiết.

1. Mục đích, u cầu


12

Học sinh có ý niệm ban đầu về sự phát triển của máy tính, biết được sự
phong phú về hình dạng và chức năng của máy tính hiện nay.




Bước đầu biết máy tính có khả năng thực hiện tự động các chương trình,
biết mơ hình hoạt động của máy tính: nhận thơng tin, xử lí thơng tin và
xuất thông tin.

2. Những điểm cần lưu ý và gợi ý dạy học
a)


Lịch sử đầy đủ về phát triển máy tính khá phức tạp đối với học sinh tiểu học
vì để hiểu rõ q trình phát triển của máy tính cần những khái niệm và kiến
thức nhất định về chức năng của máy tính và những tiến bộ về cơng nghệ.
Sách giáo khoa chỉ nêu những tiến bộ mà trẻ em dễ cảm nhận bằng trực
giác.
Thật khó mà liệt kê hết các loại máy tính ngày nay và chức năng của chúng.
Ngồi máy tính để bàn (máy tính cá nhân), hình 4 trong SGK chỉ minh hoạ
ba loại điển hình nhất là máy trợ giúp cá nhân, máy tính bỏ túi và máy tính
xách tay. Vì khơng phải giáo viên nào cũng có điều kiện tiếp xúc với các
loại máy này, dưới đây là một vài thông tin ngắn gọn về từng loại để tiện
tham khảo.
Máy trợ giúp cá nhân là một thiết bị cầm tay được dùng để lưu giữ thông tin
cá nhân và thực hiện một số công việc đơn giản. Các cơng việc đó có thể là
tính tốn đơn giản, xem thời gian, đặt lịch cá nhân, xem danh bạ, chơi các
trò chơi điện tử đơn giản, truy cập Internet, gửi và nhận thư điện tử,... Với
sự phát triển của cơng nghệ, hiện nay hầu hết các tính năng của máy trợ giúp
cá nhân đã được tích hợp vào điện thoại di động. Càng ngày máy trợ giúp cá
nhân càng được bổ sung thêm nhiều tính năng mới, hỗ trợ nhiều hơn cho
người sử dụng.

Máy trợ giúp cá nhân

Máy tính bỏ túi

Máy tính bỏ túi là một loại máy nhỏ, có thể bỏ được vào túi áo hay túi quần.
Chúng giống máy tính để bàn ở chỗ cũng có bàn phím và màn hình, nhưng
đơn giản và thực hiện được ít cơng việc hơn.

13



Máy tính xách tay to hơn máy tính bỏ túi, có đầy đủ các bộ phận cơ bản và
hoạt động như máy tính để bàn. Máy tính xách tay có màn hình gắn liền với
thân máy tính, có thể mở ra hoặc gập lại để bỏ vừa vào túi xách và có thể dễ
dàng di chuyển.

Máy tính xách tay
Ngồi các loại máy tính nói trên, cịn có các máy tính mạnh và phức tạp
hơn nhiều. Đó là các máy tính lớn và các siêu máy tính. Các máy tính này
thường được sử dụng để thực hiện các cơng việc tính toán phức tạp, chủ
yếu trong các lĩnh vực chuyên ngành và trong các viện nghiên cứu.
Trong điều kiện cho phép, giáo viên có thể giới thiệu thêm các tranh ảnh,
các câu chuyện xung quanh chủ đề này.
b)

14

Có thể tìm thêm các so sánh tương tự để bài học thêm trực quan, sinh động.
Ví dụ: hiện nay đã có những máy tính bỏ túi hay máy tính đeo tay chỉ bằng
chiếc bánh quy hoặc nhỏ hơn. Nhưng ở những thế hệ đầu, với chức năng
tương tự, máy tính có thể phải to bằng chiếc bàn giáo viên và nặng tới vài
tạ.


c)

Giáo viên cho học sinh tự làm tính để so sánh hai thế hệ máy tính (27 tấn so
với 15 kg và 167 m2 so với 0,5 m2, số liệu trong sách giáo khoa).


d)

Trong bài có viết "Tuy hình dạng và kích thước khác nhau nhưng các máy
tính có một điểm chung: chúng có khả năng thực hiện tự động các chương
trình do con người viết ra". Trong Quyển 1, học sinh đã được làm quen với
các khái niệm chương trình và phần mềm, ở mức độ nhận diện các biểu
tượng và khởi động chương trình để học và chơi cùng máy tính. Trong bài
này, học sinh được biết chương trình dưới khía cạnh khác, đó là những đối
tượng cần thiết cho sự hoạt động của máy tính và tồn tại cùng với máy tính.
Việc định nghĩa chương trình một cách chính xác và dẫn giải chi tiết về lệnh
đối với học sinh tiểu học là chưa cần thiết. Nhưng giáo viên cần nhớ để giải
thích cho học sinh trong trường hợp cần thiết rằng chương trình là tập hợp
các lệnh được viết theo một thứ tự nhất định, mỗi lệnh chỉ dẫn cho máy tính
thực hiện một cơng việc cụ thể. Mỗi công việc được phân rã thành dãy các
công việc đơn giản, các công việc đơn giản được phân rã tiếp thành dãy các
công việc đơn giản hơn và cứ tiếp tục như vậy cho đến khi máy tính có thể
thực hiện được. Như vậy, để máy tính thực hiện được công việc theo đúng
mong muốn của con người, các lệnh trong chương trình cần phải được viết
theo trật tự đúng.

e)

Chúng ta biết rằng bộ phận quan trọng nhất của máy tính là bộ xử lí. Ngày
nay khơng chỉ máy tính có bộ xử lí mà nhiều thiết bị khác cũng được gắn bộ
xử lí bên trong, chẳng hạn TV, máy giặt, tủ lạnh,... Tuy nhiên điều làm nên
sự khác biệt giữa các thiết bị này và máy tính là bộ xử lí của chúng chỉ có
thể thực hiện được một số lệnh nhất định và các lệnh này được "gắn cứng"
vào thiết bị (thể hiện qua các vi mạch được thiết kế sẵn). Điều làm nên sức
mạnh, sự thơng minh của máy tính là chúng có khả năng thực hiện được các
chương trình khác nhau. Chính vì thế máy tính mới trở thành một cơng cụ

đa năng. Giáo viên nên nhấn mạnh điểm máy tính sẽ thực hiện theo chương
trình và chương trình do con người viết ra để học sinh nhận rõ máy tính chỉ
đơn thuần là cơng cụ, sự thơng minh của máy tính là do con người, tránh xu
hướng cho rằng máy tính có thể làm tất cả mọi việc và không thể sai.

f)

Phần còn lại của bài nhằm giới thiệu cho học sinh về mơ hình hoạt động của
máy tính. Đây chỉ là mơ hình hoạt động thơng tin ở mức khái qt nhất, qua
đây học sinh sẽ nhận biết được vai trò của các bộ phận nhận thơng tin, xử lí

15


thơng tin và xuất thơng tin của máy tính. Trong đời sống có rất nhiều hoạt
dộng có thể mơ tả bằng "mơ hình ba bước" này. Giáo viên có thể tổ chức để
học sinh tự tìm hiểu, mơ tả và rút ra kết luận, qua đây nâng cao khả năng
khái qt hố của học sinh.
Bài 3. chương trình máy tính được lưu ở đâu?
Thời lượng: 2 tiết.
1. Mục đích, yêu cầu


Biết được các thiết bị lưu trữ dữ liệu phổ biến nhất.



Nhận diện và thử nghiệm các thao tác với đĩa cứng, đĩa và ổ đĩa mềm,
đĩa và ổ đĩa CD và thiết bị nhớ flash.


2. Những điểm cần lưu ý và gợi ý dạy học
a)

Nội dung bài này chỉ giới hạn trong phạm vi nhận diện và thử nghiệm các
thao tác cơ bản với đĩa cứng, đĩa và ổ đĩa mềm, đĩa và ổ đĩa CD, thiết bị nhớ
flash để hiểu các thiết bị này thường dùng để lưu các chương trình hay dữ
liệu của người dùng. Việc thử nghiệm ở đây được hiểu là học sinh quan sát
thầy cơ giáo thao tác mẫu, sau đó thao tác lại. Trước khi thao tác lại, học
sinh có khả năng mơ tả diễn biến của sự việc. Sau khi thao tác có nhận xét
so sánh điều đã dự đốn và thực tế đã xảy ra. Cần phân biệt mặt trên, mặt
dưới của đĩa, chiều đưa đĩa vào ổ.

b)

Bài này nên được giới thiệu lí thuyết kết hợp với thực hành là tốt nhất.
Trong điều kiện khơng thể bố trí được phịng máy thì cũng nên có một máy
tính trên phịng học để các em thực hành ngay. Trong trường hợp một máy
tính cũng khơng thể bố trí được thì nên kết hợp phần thực hành của bài này
với phần thực hành của các bài khác. Giáo viên cần chuẩn bị trước đĩa mềm,
đĩa CD và thiết bị nhớ flash để giới thiệu cho học sinh trên giờ lí thuyết.
Cũng có thể kết hợp thêm với các hình ảnh minh hoạ các thiết bị này.

c)

Ngồi máy tính để bàn, nếu trong mơi trường học tập có sẵn máy tính xách
tay, giáo viên có thể cho học sinh nhận diện đĩa, ổ đĩa mềm, đĩa, ổ đĩa CD,
vị trí các khe cắm thiết bị nhớ flash trên loại máy này và quan sát biểu tượng
của các thiết bị này trên cửa sổ My Computer.

16



d)

Trong SGK có giới thiệu đĩa và ổ đĩa mềm. Loại thiết bị này hiện nay ít
được sử dụng. Tuy vậy, trong hoàn cảnh hiện tại vẫn đề cập nhưng trong
giảng dạy khơng nên q chú trọng.

e)

Phần lớn máy tính hiện nay đã có ổ đĩa CD và khe cắm USB ở mặt trước
của máy. Nếu máy tính ở trường chỉ có khe cắm USB ở phía sau máy
(thường ở dưới hai cổng cắm chuột và bàn phím), giáo viên có thể chuẩn bị
một dây cắm nối dài cổng USB, đưa đầu cắm lên mặt trước để tiện giới
thiệu và học sinh dễ thực hành.

f)

Tuy không nằm trong nội dung của bài này, giáo viên có thể mở rộng bằng
cách mở cửa sổ My Computer và giới thiệu cho học sinh biểu tượng của đĩa
cứng, đĩa mềm, đĩa CD và thiết bị nhớ flash trên cửa sổ. Có thể cho phép
học sinh thử nghiệm tạo ra các tệp nhờ dùng các phần mềm soạn thảo, vẽ,...
và lưu kết quả trên đĩa cứng hay thiết bị nhớ flash. Kiểm tra sự hiện diện các
tệp đã tạo và mở lại các tệp này.

17





em tập vẽ

I. Giới thiệu chương
Thời lượng: 12 tiết.

1. Mục tiêu của chương
a) Về kiến thức
• Nhận biết được các cơng cụ vẽ hình chữ nhật (hình vng), hình e-líp
(hình trịn), cọ vẽ, bút chì và tác dụng của chúng.
• Biết sao chép các phần hình vẽ để tạo ra những hình vẽ phức hợp từ các
đối tượng đơn giản.
• Bước đầu biết quan sát, phân tích hình mẫu và lựa chọn cơng cụ thích
hợp để giải quyết một nhiệm vụ.
b) Về kĩ năng
• Sử dụng được các cơng cụ vẽ hình đơn giản như Hình chữ nhật, Hình
e-líp, Cọ vẽ, Bút chì.
• Thực hiện được các thao tác sao chép hình vẽ.

2. Nội dung chủ yếu của chương
Chương hai dạy trong 12 tiết thực hành là chính có kết hợp với lí thuyết.
Nội dung chủ yếu là tìm hiểu thêm cách sử dụng một số cơng cụ vẽ hình và tính
năng sao chép hình vẽ, bao gồm:
• Bài 1. Những gì em đã biết.
• Bài 2. Vẽ hình chữ nhật, hình vng.
• Bài 3. Sao chép hình.
• Bài 4. Vẽ hình e-líp, hình trịn.
• Bài 5. Vẽ tự do bằng cọ vẽ, bút chì.
• Bài 6. Thực hành tổng hợp

18



3. Những điểm cần lưu ý
a)

Nội dung của chương là để học sinh tiếp tục làm quen với chương trình đồ
hoạ Paint đã được giới thiệu trong sách giáo khoa Cùng học tin học Quyển 1. Đây là một trong hai chủ đề kiến thức và kĩ năng chính của sách
giáo khoa Cùng học tin học - Quyển 2 (tập vẽ và soạn thảo văn bản), vì vậy
cần kết hợp giới thiệu kiến thức mới với việc ôn luyện các kiến thức và kĩ
năng học sinh đã được học trong Quyển 1.

b)

Có thể có những học sinh đã được biết trước một số nội dung kiến thức hoặc
kĩ năng khác bằng cách tự tìm hiểu, truy cập Internet hoặc học qua các
bạn,... Đối với những học sinh đó, giáo viên cần khuyến khích và khơng nên
hạn chế khả năng hiểu biết của các em.

c)

Trước mỗi tiết học, giáo viên cần kiểm tra để đảm bảo chắc chắn rằng các
mục liệt kê dưới đây đã có sẵn trong các máy của giáo viên và học sinh:


Biểu tượng của Paint trên màn hình nền.



Các tệp cho trước.


II. hướng dẫn chi tiết
Bài 1. Những gì em đã biết
Thời lượng: 2 tiết.
1. Mục đích, u cầu
• Ơn lại những kiến thức về phần mềm đồ hoạ Paint đã học trong SGK
Cùng học tin học - Quyển 1, như: cách khởi động, hộp màu, hộp cơng cụ,
màu vẽ, màu nền.
• Ơn lại thao tác sử dụng các cơng cụ để tơ màu, vẽ hình đơn giản, di
chuyển phần hình vẽ,...
• Luyện kĩ năng vẽ với các công cụ Tô màu, Đường thẳng, Đường cong,...
2. Những điểm cần lưu ý và gợi ý dạy học
a)

Đây là bài ôn lại những kiến thức và kĩ năng học sinh đã học ở Quyển 1. Bài
học được thiết kế dưới dạng các câu hỏi, các bài thực hành theo từng chủ đề
kiến thức và cuối cùng là bài thực hành tổng hợp. Phần lớn các câu hỏi cho
dưới dạng trắc nghiệm với các hình vẽ trực quan. Vì thế có thể thực hiện
19


phần bài tập như là một tiết lí thuyết, cịn phần thực hành cần được tiến
hành trong phịng máy tính. Tại các trường có điều kiện sử dụng phịng máy
thì nên thực hiện phần bài tập trong phòng máy là tốt nhất. Khi đó các em có
thể so sánh các hình trong sách giáo khoa với giao diện thực của Paint trên
màn hình máy tính. Nếu khơng, giáo viên nên chuẩn bị trước các hình ảnh
này và phóng to trên lớp để học sinh quan sát.
b)

Khi ôn luyện lại kiến thức trong bài này, giáo viên cần hướng dẫn các em
trình bày những kiến thức đã học theo từng bước, từng chủ đề như trình bày

trong sách giáo khoa. Khuyến khích tổ chức học sinh thành các nhóm nhỏ,
mỗi nhóm tự do thảo luận câu hỏi đã cho trong bài tập và đưa ra câu trả lời
đại diện cho cả nhóm. Sau đó giáo viên có thể so sánh kết quả của từng
nhóm và đưa ra các đánh giá, kết luận về kiến thức cần nhớ cho học sinh.
Cách tổ chức này sẽ góp phần thúc đẩy việc thi đua giữa các nhóm, đồng
thời tạo điều kiện để học sinh hỗ trợ kiến thức cho nhau. Trong khi hoạt
động nhóm, điều quan trọng giáo viên cần nhớ và cũng lưu ý học sinh là nên
tôn trọng ý kiến của mọi thành viên, dù đó là ý kiến khác với nhiều người.
Những ý kiến này có thể là gợi ý cho những giải pháp rất hay. Ngoài ra,
những học sinh dù có ý kiến sai, khi được hướng dẫn để có những kết luận
đúng về kiến thức, sẽ ghi nhớ những kiến thức này lâu bền hơn, so với học
sinh không có bất cứ ý kiến nào.

c)

Nếu có điều kiện, giáo viên có thể thiết kế thêm các bài tập khác để làm bài
ôn luyện phong phú hơn. Tuy nhiên các bài tập trong bài này là yêu cầu nội
dung tối thiểu. Học sinh cần phải ghi nhớ những kiến thức liên quan đến các
câu hỏi này. Khi thiết kế bài tập, giáo viên nên sử dụng các câu hỏi trắc
nghiệm với các hình ảnh trực quan.

d)

Các bài thực hành T1, T2 và T3 cũng là tối thiểu để học sinh ôn luyện lại
các kĩ năng đã học ở lớp dưới. Riêng các bài thực hành tổng hợp (T4-T6),
tuỳ theo trình độ học sinh, giáo viên có thể tổ chức để các em thực hành có
hướng dẫn hoặc tự thực hành. Lưu ý rằng không nên yêu cầu học sinh tô
màu hoặc vẽ chính xác như các hình mẫu trong sách giáo khoa. Hãy để học
sinh tự thể hiện khả năng tưởng tượng phong phú của mình. Học sinh có các
sản phẩm càng giống hình mẫu càng tốt, nhưng điều quan trọng hơn là hình

vẽ của các em được tơ màu hợp lí, hài hồ, hình vẽ có các đường nét đặc
trưng để nhận biết được các đối tượng trên hình.

20


Với các bài tập tơ màu, nếu như hình có những vùng cần tơ q nhỏ, học sinh
có thể đặt con trỏ chuột khơng được chính xác và phần màu sẽ bị loang ra các
vùng khác. Giáo viên có thể giới thiệu học sinh chọn cơng cụ phóng đại
để
phóng to hình vẽ cho dễ tơ màu (cơng cụ này đã được giới thiệu trong SGV
Cùng học tin học - Quyển 1).
e)

Phần mở tệp hình vẽ có sẵn trên máy tính là nội dung mở rộng, không phải là
bắt buộc. Tuy nhiên học sinh sẽ rất hứng thú với việc lưu lại hình vẽ của mình
và sau đó có thể mở lại để giới thiệu cho các bạn. Do vậy giáo viên nên bố trí
thời gian để giới thiệu cho học sinh.
Để giới thiệu nội dung này giáo viên cần tạo trước một thư mục có tên
Em tap ve (hoặc với một tên tuỳ ý) trên màn hình nền và sao chép một số tệp
mẫu vào trong thư mục đó. Có thể lưu ý học sinh chọn thư mục thích hợp nếu
giới thiệu cách mở tệp trong một thư mục khác. Chỉ nên hạn chế các thao tác đã
mô tả trong sách giáo khoa, chưa cần thiết phải giới thiệu cách sử dụng
bảng chọn cho học sinh. Sau này các em sẽ còn nhiều dịp để học các cách
sử dụng cửa sổ và bảng chọn trong các lớp trên.

Bài 2. Vẽ hình chữ nhật, hình vng
Thời lượng: 2 tiết.
1. Mục đích, u cầu
• Học sinh biết sử dụng cơng cụ Hình chữ nhật

hình vng

để vẽ các hình chữ nhật,

• Học sinh biết kết hợp các hình chữ nhật, hình vng với các đoạn thẳng,
đường cong và các nét vẽ thích hợp để tạo được những hình vẽ đơn giản.
2. Những điểm cần lưu ý và gợi ý dạy học
a)

Sau khi có các kĩ năng sử dụng hai công cụ vẽ là Đường thẳng



, đây là bài truyền đạt cho học sinh kĩ năng sử dụng một cơng
cụ mới, cơng cụ Hình chữ nhật
. Khác với hai cơng cụ nói trên, cơng cụ
này là một trong những công cụ được sử dụng để vẽ các hình theo mẫu có
sẵn. Nói chung, để tạo các đối tượng trên hình vẽ người ta chỉ cần sử dụng
hai công cụ Đường thẳng và Đường cong là đủ, nhưng để tạo được các đối
Đường cong

21


tượng thích hợp, việc sử dụng các cơng cụ đó địi hỏi phải có những kĩ năng
và sự kiên nhẫn nhất định. Có thể xem các cơng cụ vẽ hình theo mẫu có sẵn
là các cơng cụ hỗ trợ để vẽ nhanh và chính xác một số dạng đối tượng nhất
định. Giáo viên nên lưu ý học sinh điều này, vì trong quá trình học và làm
quen với những phần mềm khác, các em còn được tiếp cận với những công
cụ hỗ trợ khác.

b)

Bài này nên được bắt đầu bằng việc phân tích q trình vẽ một hình chữ
nhật bằng công cụ Đường thẳng như đã gợi ý trong sách giáo khoa. Giáo
viên cùng với học sinh thảo luận và nêu ra những khó khăn khi sử dụng
cơng cụ Đường thẳng để vẽ hình chữ nhật, sau đó giới thiệu cơng cụ Hình
chữ nhật để học sinh biết được những lợi điểm khi sử dụng công cụ này.
Đây là bài tập dưới dạng hoạt động, hãy để học sinh tự khám phá, nhận xét
và điều này sẽ tạo hứng thú cho các em tiếp nhận kiến thức mới.

c)

Cách vẽ các hình mẫu có sẵn trong hộp cơng cụ là giống nhau. Dưới đáy của
hộp cơng cụ có bốn hình mẫu là hình chữ nhật, đa giác, e-líp và chữ nhật
trịn bốn góc. ứng với mỗi hình mẫu này có ba kiểu vẽ khác nhau là: chỉ vẽ
phần biên bằng màu vẽ, vẽ biên bằng màu vẽ và tô màu phần bên trong bằng
màu nền, chỉ vẽ phần bên trong bằng màu vẽ. Việc phân biệt những quy
định về màu vẽ, màu nền của các hình theo mẫu này được hiểu là khi vẽ ta
dùng nút trái chuột.
Vì học sinh đã biết cách vẽ đoạn thẳng, đường cong, để giới thiệu cơng
cụ vẽ hình chữ nhật, giáo viên cũng có thể khuyến khích học sinh tự tìm
hiểu cách sử dụng bằng cách thực hiện các thao tác tương tự như khi vẽ
đoạn thẳng. Học sinh sẽ rất thích thú khi tự mình khám phá ra điều đó và
sẽ rút ra những điểm chung khi sử dụng các công cụ khác.
Lưu ý học sinh về nét vẽ và màu vẽ. Nét vẽ và màu vẽ cần được chọn trước
khi thực hiện các thao tác đã mô tả trong sách giáo khoa. Điều này cũng
được vận dụng cho mọi cơng cụ vẽ khác.

d)


Hình vẽ minh hoạ cách vẽ hình chữ nhật trong SGK mang tính sư phạm để
HS dễ thực hiện. Tuy nhiên trong thực tế, ta vẽ hình chữ nhật bằng cách kéo
thả chuột theo hướng chéo mà không cần định rõ điểm đầu ở góc trên bên
trái của hình chữ nhật.

e)

Trong mục 2, khi giới thiệu các kiểu vẽ hình chữ nhật (có/khơng có đường
biên, có/khơng có màu tơ), giáo viên nên kết hợp với bài tập B2 (sách giáo

22


khoa) nếu học sinh có điều kiện sử dụng máy tính trong giờ học. Đây cũng
là một bài tập dưới dạng hoạt động, các em sẽ tự thực hiện, tự khám phá và
tự rút ra kết luận về kiến thức và kĩ năng. Trong trường hợp khơng sử dụng
máy tính, giáo viên nên giới thiệu và nhắc học sinh thực hành khi có điều
kiện sử dụng máy tính.
f)

Trong hình mẫu thứ hai của bài thực hành T2 có một chi tiết để "thử" học
sinh. Đó là hình thoi bên trong hình vng. Các em có thể nghĩ đó là hình
vng được quay một góc 45o nên có thể sử dụng cơng cụ vẽ hình chữ nhật.
Từ đó giáo viên lưu ý học sinh đến khả năng hạn chế của công cụ này: chỉ
vẽ được các hình chữ nhật có cạnh nằm ngang.
Trong các bài thực hành nên khuyến khích học sinh sử dụng cơng cụ di
chuyển hình (đã học trong Quyển 1) chứ khơng cần phải vẽ hình ngay tại
chỗ như quan sát thấy trên các hình mẫu.

g)


Cũng giống như nội dung mở tệp hình vẽ có sẵn trên máy tính, phần nội dung
lưu tệp hình vẽ là nội dung mở rộng, không phải là nội dung bắt buộc. Nhưng
đây là nội dung quan trọng và giáo viên nên bố trí thời gian để giới thiệu cho
học sinh.
Lưu ý rằng khi thực hiện các thao tác lưu tệp như giới thiệu trong sách giáo
khoa, thư mục ngầm định được chọn trong hộp thoại sẽ là thư mục My Pictures.
Khi thực hành trên máy tính của phịng máy, số tệp do học sinh lưu trong thư
mục My Pictures sẽ tăng dần lên và trở nên khó quản lí, giáo viên có thể giới
thiệu cho học sinh cách chọn một thư mục khác để lưu (chẳng hạn trong một
thư mục riêng của học sinh). Để làm được điều đó giáo viên có thể tạo (hoặc
hướng dẫn học sinh tạo) thư mục riêng cho từng học sinh.
Khi lưu tệp được tạo bằng Paint, phần mở rộng ngầm định của tệp sẽ là .bmp,
nên hướng dẫn học sinh chỉ gõ tên tệp vào ô File name. Tên tệp có thể dài, gồm
cả dấu cách, nhưng lưu ý khơng nên sử dụng các kí tự có dấu của chữ Việt
trong tên tệp.
Tuy các thao tác mở tệp và lưu tệp chưa phải là các nội dung bắt buộc (vì phải
chọn các thư mục thích hợp trên hộp thoại) nhưng giáo viên có thể giới thiệu để
gây hứng thú cho học sinh. Giáo viên không nên giới thiệu cùng lúc cả hai thao
tác mở và lưu tệp mà chọn cách truyền đạt trong hai bài liên tiếp như giới thiệu
trong sách giáo khoa là hợp lí.

23


Bài 3. sao chép hình
Thời lượng: 2 tiết.
1. Mục đích, yêu cầu
• Học sinh biết tác dụng của việc sao chép các đối tượng khi làm việc trên
máy tính.

• Thực hiện được thao tác sao chép một phần hình vẽ.
2. Những điểm cần lưu ý và gợi ý dạy học
a)

Tính năng sao chép các đối tượng khi làm việc với máy tính nói chung và
sao chép các phần hình vẽ nói riêng đặc biệt hấp dẫn học sinh nhỏ tuổi. Với
các thao tác sao chép, học sinh có thể tạo ra các sản phẩm phức hợp từ
những đối tượng đơn giản. Chính vì vậy bài này được giới thiệu trong sách
giáo khoa trước bài 4 (Vẽ hình e-líp, hình trịn), mặc dù sau khi học vẽ hình
chữ nhật, một sự tiếp nối tự nhiên là vẽ hình e-líp, hình trịn.
Học sinh đã được học thao tác di chuyển một phần hình vẽ trong Quyển 1.
Một điểm giáo viên cần lưu ý học sinh là thao tác sao chép và thao tác di
chuyển chỉ khác nhau ở chỗ nhấn giữ hay khơng nhấn giữ phím Ctrl trong
khi kéo thả chuột. Lưu ý rằng đây không phải là cách duy nhất để sao chép
hay di chuyển. Thậm chí cách này cịn có hạn chế là không thực hiện được
việc sao chép giữa các tệp đồ hoạ. Nhưng đây là thao tác thực hiện mà
không cần phải mở bảng chọn Edit. Tuỳ theo điều kiện học tập, có thể có
học sinh đã được biết các thao tác sao chép và di chuyển bằng các lệnh Copy
(Cut) và Paste trong bảng chọn Edit (một điều thường xảy ra với các môn
thực hành). Giáo viên có thể khuyến khích các em đã biết sử dụng phương
pháp đó, nhưng với các học sinh chưa được học thì yêu cầu như nội dung
trong sách giáo khoa là đủ.

b)

24

Nội dung ôn lại cách sử dụng các công cụ chọn trong Paint là cần thiết, cần
thực hiện trước khi giới thiệu các thao tác sao chép hình. Các bài tập để học
sinh ôn luyện được cho dưới dạng trắc nghiệm. Giáo viên có thể bổ sung

thêm các bài tập khác phù hợp với trình độ của học sinh để làm phong phú
thêm. Nếu có điều kiện sử dụng máy tính ngay trong giờ học, giáo viên nên
dành thời gian để học sinh thực hiện lại các thao tác chọn trên máy tính.


c)

Để giới thiệu thao tác sao chép hình, nên chuẩn bị sẵn một số hình vẽ có
nhiều phần giống nhau. Giáo viên giới thiệu các hình đó và u cầu học sinh
nhận xét. Có lẽ hình đơn giản nhất là hai đoạn thẳng song song như giới
thiệu trong sách giáo khoa. Người đã thành thạo với Paint có thể điều khiển
đoạn thẳng bằng các toạ độ của điểm đầu và điểm cuối của nó trên thanh
trạng thái (h. 1). Nhưng với các hình phức tạp hơn thì điều đó là khơng
khả thi.

Hình 1
Sau khi nhận xét hình, giáo viên sẽ kết luận về ưu điểm của thao tác sao
chép hình. Đây là điểm cần nhấn mạnh cho học sinh ghi nhớ.
d)

Việc sử dụng biểu tượng "trong suốt" cũng cho những kết quả bất ngờ, thú
vị và gây hứng thú cho học sinh. Với việc sử dụng biểu tượng trong suốt,
trên nhiều hình vẽ khi sao chép ta có thể chọn đối tượng một cách "thoải
mái" hơn: có thể sử dụng cơng cụ Chọn
thay cho cơng cụ Chọn tự do
vì khơng cần phải chú ý chọn sát biên của đối tượng cần chọn. Lưu ý rằng
học sinh rất dễ nhầm lẫn giữa hai biểu tượng "trong suốt" và "không trong
suốt" (h. 2).
Biểu tượng "trong suốt" là biểu tượng ở phía dưới. Biểu
tượng "không trong suốt" được chọn ngầm định mỗi khi

ta khởi động Paint và chọn một công cụ chọn. Việc chọn
sử dụng biểu tượng nào phụ thuộc vào mục đích sử dụng.
Giáo viên có thể tự tạo ra các ví dụ sinh động khác để giới
thiệu cho học sinh.

Hình 2

25


×