Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Các vấn đề khó khăn và vướng mắc trong quản lý dự án của các dự án tại thành phố

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.34 KB, 7 trang )

Hội nghò Khoa học trẻ Bách Khoa lần 4 năm 2003


84
CÁC VẤN ĐỀ VƯỚNG MẮC CỦA CÁC DỰ ÁN Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Duy Long, Lưu Trường Văn
Khoa Kỹ Thuật Xây Dựng, Trường Đại Học Bách Khoa


TÓM TẮT
Bài báo này trình bày một nghiên cứu về những vấn đề vướng mắc mà các dự án xây dựng ở thành
phố Hồ Chí Minh gặp phải. Quá trình phân tích dữ liệu ghi nhận rằng những vướng mắc này có thể chia
thành năm nhóm chính. Đó là: (i) các đơn vò thiết kế và thi công thiếu năng lực, (ii) công tác dự báo và
quản lý các thay đổi nghèo nàn, (iii) các vấn đề thuộc về xã hội và công nghệ, (iv) các vấn đề về đòa
điểm dự án, và (v) các phương tiện/công cụ thi công và quản lý không thích hợp.

ABSTRACT
This paper presents problems of construction projects in Hochiminh City. Data analysis indicates
that the problems could be grouped under five major factors: (i) incompetent designers/contractors,
(ii) poor estimation and change management, (iii) social and technological issues, (iv) site related
issues, and (v) improper techniques and tools.

1. GIỚI THIỆU
Trong những năm gần đây, nước ta là một trong những nước có mức tăng trưởng GDP cao nhất thế
giới. Chẳng hạn, trong năm 2002, tăng trưởng GDP đạt 7% và cao nhất Đông Nam Á (Bloomberg
News, 2003). Trong đó, đầu tư xây dựng cơ bản đang ngày một gia tăng để đáp ứng sự phát triển kinh
tế xã hội. Tuy nhiên, việc quản lý xây dựng (QLXD) cơ bản ở nước ta đã gặp nhiều trở ngại vì nhiều
nguyên nhân khác nhau. Theo các phương tiện truyền thông gần đây, thành phố Hồ Chí Minh
(TPHCM) là nơi có nguồn vốn hỗ trợ phát triển (ODA) lớn nhất nước, nhưng tốc độ giải ngân quá
chậm do sự chậm trể trong quá trình triển khai các dự án (DA). Mục tiêu của bài báo này là cung cấp


và phân tích những vấn đề vướng mắc thường hay xảy ra trong các dự án xây dựng ở TPHCM. Nếu
nhận thức sâu sắc về các vấn đề vướng mắc trình bày trong bài báo này, các tác giả hy vọng rằng các
bên tham gia dự án sẽ có khả năng tiên liệu và đối phó với các vấn đề tương tự xảy ra ở các dự án
trong tương lai.

2. SƠ LƯC VỀ CÁC NGHIÊN CỨU TƯƠNG TỰ
Theo Ogunalana và Olomolaiye (1989), những vấn đề vướng mắc chính mà các nhà thầu ở các
nước đang phát triển phải đương đầu được phân loại như sau: (i) các vướng mắc do bò ràng buộc bởi hạ
tầng của ngành công nghiệp, (ii) các vướng mắc do thông tin thiếu chính xác, những thay đổi thường
xuyên trong quá trình chỉ dẫn và thiếu tuân thủ các qui đònh ràng buộc của một bộ phận chủ đầu tư và
đơn vò tư vấn/ thiết kế, và (iii) các vướng mắc bởi những hạn chế của chính các nhà thầu. Một nghiên
cứu khác (Ogunlana et al., 1996) về các nguyên nhân gây chậm trể các công trình cao ốc ở Thái Lan
đã ủng hộ ý kiến này. Chi tiết hơn, Ogunlana et al. (1996) đã xác nhận rằng các vướng mắc của ngành
công nghiệp xây dựng có thể rơi vào ba tầng mức sau: các vướng mắc do sự thiếu hụt hay không đầy
đủ của hạ tầng công nghiệp, các vướng mắc gây ra bởi chủ đầu tư và tư vấn, và các vướng mắc do nhà
thầu thiếu hoặc thiếu năng lực. Rõ ràng rằng, nếu không giải quyết nhanh chóng, các vấn đề này có
thể làm chậm trể và vượt ngân sách dự án, làm tổn hại quan hệ hợp tác, dẫn đến tranh chấp, và có thể
phải giải quyết tại tòa án kinh tế (Cheung et al., 2000). Ví dụ, năm 2002, công ty Holcim Việt Nam
(chủ đầu tư) đã thắng kiện (trò giá 10 triệu USD) một nhà thầu Nhật Bản (Kobelco) do gây chậm trể
công trình xây dựng nhà máy Xi Măng ỏ Hòn Chông (Kiên Giang) tại một tòa án kinh tế ở Anh.

Hội nghò Khoa học trẻ Bách Khoa lần 4 năm 2003


85
Có nhiều nghiên cứu khác liên quan đến các vấn đề vướng mắc trong xây dựng (XD) như các
nguyên nhân dẫn đến chậm trể và/hoặc vượt chi phí. Những nghiên cứu loại này đã được thực hiện ở
nhiều nước trên thế giới từ các nước phát triển như Baldwin và Manthei (1971) ở Hoa Kỳ và Sullivan
và Harris (1986) ở Anh đến các nước đang phát triển như Arditi et al. (1985) ở Thổ Nhó Kỳ, Ogunlana
et al. (1996) ở Thái Lan, và Odeh và Battaineh (2002) ở Jordan.


3. PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU
Một bảng câu hỏi được thiết kế dựa trên các nghiên cứu trước đây và môi trường XD ở Việt Nam
nhằm thu thập những thông tin về các vấn đề vướng mắc của các cá nhân tham gia trong các dự án.
Mặc dù nghiên cứu khảo sát này xem xét nhiều vấn đề về quản lý dự án (QLDA) xây dựng, nhưng bài
báo này chỉ trình bày các vấn đề vướng mắc của dự án XD ở TPHCM. Để phù hợp với các điều kiện
XD ở đòa phương, bảng câu hỏi sơ bộ được thử nghiệm bằng cách mời một vài cá nhân có kinh nghiệm
trong ngành xây dựng trả lời. Cuối cùng, bảng câu hỏi được hoàn thành và gởi đến các cá nhân làm
việc trong các dự án ở TPHCM. Một vài phương tiện được sử dụng để gởi và thu nhận các bảng câu
hỏi như gởi qua đường bưu điện, gởi trực tiếp, Tuy nhiên, việc gởi trực tiếp được ưu tiên để khuyến
khích số lượng người tham gia.

Để diễn tả khả năng xuất hiện và mức độï ảnh hưởng của các vấn đề vướng mắc, người tham gia
khảo sát được hỏi theo năm mức độ (five-point scale), từ “không đáng kể” (1) đến “rất đáng kể” (5).
Công tác phân tích dữ liệu đầu tiên là xếp hạng các yếu tố thành công. Việc phân tích còn xem xét có
hay không sự khác nhau giữa các quan điểm của các nhóm đối tượng tham gia nghiên cứu khác nhau
vào việc xếp hạng các vấn đề vướng mắc dưới dạng khả năng xuất hiện và mức độï ảnh hưởng. Hệ số
tương quan xếp hạng Spearman (Spearman’s rank correlation coefficient) được dùng để kiểm tra mức
độ liên hệ giữa các xếp hạng theo các nhóm đối tượng khác nhau. Cuối cùng, phân tích thành tố (factor
analysis) được dùng để rút ra mối liên hệ lẫn nhau trong các vấn đề vướng mắc này.

4. CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯNG THAM GIA NGHIÊN CỨU
Đối tượng tham gia được nhóm thành chủ đầu tư, đơn vò thiết kế/tư vấn và đơn vò thi công. Tỷ lệ
phản hồi bảng câu hỏi từ các nhóm đối tượng được thể hiện trong Bảng 1, với tỷ lệ phản hồi trung bình
là 38%. Hơn một nửa (56.9%) đối tượng tham gia là quản lý cấp thấp (line managers) và kỹ sư, tiếp
theo là trưởng/phó phòng dự án/chức năng (28.4%) và lãnh đạo cấp cao (14.7%). Tỷ lệ của đối tượng
tham gia nếu xét theo số năm tham gia trong ngành XD như sau: ít hơn 5 năm (38.5%), từ 5 năm đến
10 năm (42.2%), và hơn 10 năm (19.3%). Hai phần ba đối tượng tham gia chủ yếu trong các dự án
công cộng và một phần ba còn lại tham gia chủ yếu trong các dự án thuộc lónh vực tư nhân. Các dự án
dân dụng (44.0%), dự án công nghiệp (40.4%), dự án cầu đường (12.8%),


Bảng 1. Tỷ lệ đối tượng tham gia và phản hồi
Đơn Vò Số lượng bảng
câu hỏi gởi đi
Số lượng phản
hồi nhận được
Tỷ lệ phản
hồi (%)
Thành
phần (%)
Chủ đầu tư 82 36 43.9 33.0
Thiết kế/Tư vấn 85 27 31.8 24.8
Thầu chính/Thầu phụ 120 46 38.3 42.2
Tổng cộng 287 109 38.0 100.0
và dự án khác (2.8%) là các
loại dự án chủ yếu trong
nghiên cứu này. Điều này
cho thấy rằng nghiên cứu
này giới hạn trong các công
trình dân dụng, công nghiệp
và cầu đường.

5. MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH CÁC MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN
Để xem xét mức độ xuất hiện của những tình huống không mong đợi liên quan đến các mục tiêu
cơ bản của DA, đối tượng tham gia nghiên cứu được yêu cầu đánh giá về các dự án của họ. Theo đó,
Hội nghò Khoa học trẻ Bách Khoa (lần 4/2003)


86
sự chậm trể và chi phí vượt được nhận đònh là thường hay xuất hiện. Sự xuất hiện của tai nạn lao động,

công trình kém chất lượng, và tranh chấp cũng được thừa nhận đáng kể (Bảng 2).

Bảng 2. Mục tiêu DA không đạt
Xếp hạng
Nguyên nhân do Số TB
Độ lệch chuẩn
1 Chậm tiến độ 3,73 1,11
2 Vượt chi phí 2,98 1,17
3 Tai nạn lao động 2,46 1,36
4 Chất lượng kém 2,34 1,17
5 Tranh chấp/tranh cãi 2,21 1,17
Điều này nói lên rằng việc quản lý các dự án
xây dựng (DAXD) ở TPHCM vẫn còn nhiều
bất cập. Vì thế, các công cụ quản lý XD hợp lý
cần được giới thiệu nhanh chóng và rộng rãi
cho các các nhân/tổ chức liên quan để nâng
cao hiệu quả của ngành công nghiệp này tại
TPHCM cũng như trong cả nước.

6.
PHÂN TÍCH THÀNH TỐ CỦA CÁC VẤN ĐỀ VƯỚNG MẮC
Từ các công trình nghiên cứu trên thế giới và đặc biệt là thực tiễn xây dựng ở TPHCM, 62 vấn đề
vướng mắc được xác đònh và nghiên cứu dưới hai dạng là: mức độ xuất hiện và mức độ ảnh hưởng của
các vướng mắc này đối với DA. Các dữ liệu về vấn đề vướng mắc này từ công tác nghiên cứu khảo sát
được tiến hành phân tích lần lượt là phân tích xếp hạng, phân tích tương quan và phân tích thành tố.
Chi tiết về phân tích xếp hạng và phân tích tương quan cũng như lý thuyết về phân tích thành tố có thể
tham khảo ở Long và các tác giả (2003). Bài báo này chỉ trình bày kết quả từ quá trình phân tích thành
tố của 20 vấn đề vướng mắc được xem là xuất hiện nhiều nhất trong các DAXD ở TPHCM. Tuy nhiên,
ba vấn đề vướng mắc – làm việc ngoài giờ quá mức, sự chậm trể trong việc cấp giấy phép của nhà
nước, và chủ đầu tư không đủ năng lực – không xét đến vì không thỏa các công tác kiểm tra sự phù

hợp trong phân tích thành tố. Mười bảy vấn đề vướng mắc còn lại là phù hợp cho phân tích thành tố.
Các thành tố và các biến (vấn đề vướng mắc) tương ứng được thể hiện trên Bảng 3: thành tố 1 liên
quan đến các đơn vò thiết kế và thi công thiếu năng lực, thành tố 2 liên quan đến công tác dự báo và
quản lý các thay đổi yếu kém, thành tố 3 liên quan đến các vấn đề thuộc về xã hội và công nghệ,
thành tố 4 liên quan đến các vấn đề về đòa điểm dự án, và thành tố 5 liên quan đến các phương
tiện/công cụ thi công và quản lý không thích hợp. Các thành tố này được thảo luận ở mục kế tiếp.

Bảng 3. Các nhóm thành tố bằng phương pháp quay trực giao varimax

Thành tố chính
Thành tố
ảnh hưởng
Thành tố 1
Đ/vò thiết kế và thi
công thiếu năng lực
Thành tố 2
Dự báo và quản lý
các thay đổi yếu
kém
Thành tố 3
Vấn đề thuộc về
xã hội và công
nghệ
Thành tố 4
Vấn đề về đòa
điểm dự án
Thành tố 5
Phương tiện/công
cụ thi công và quản
lý không thích hợp

1 Sự hỗ trợ QLDA
không đầy đủ
Quá nhiều thầu
chính/thầu phụ
Công nghệ lạc hậuGiải tỏa mặt bằng
chậm
Thiếu máy móc
thiết bò hiện đại
2 Thiết kế thiếu thực
tế
Dự báo thời gian
kém chính xác
Quan liêu cửa
quyền
Đền bù không
thỏa đáng
Hoạch đònh không
đúng qui cách
3 Thiếu sự tham gia
trong suốt DA
Dự toán chi phí
kém chính xác
Các biểu hiện tiêu
cực

4 Khó khăn về tài
chính của nhà thầu
Quá nhiều thay
đổi khi thực hiện


5 Ban QLDA thiếu
năng lực

6 Quản lý công
trường kém

Hội nghò Khoa học trẻ Bách Khoa (lần 4/2003)


87

7. CÁC THẢO LUẬN RÚT RA TỪ PHÂN TÍCH THÀNH TỐ
7.1 Các đơn vò thiết kế và thi công thiếu năng lực
Thành tố này gồm sự hỗ trợ QLDA không đầy đủ, thiết kế thiếu thực tế, thiếu sự tham gia trong
suốt DA, khó khăn về tài chính của nhà thầu, ban QLDA thiếu năng lực, và quản lý công trường kém.
Rõ ràng rằng những vấn đề này gây ra bởi đơn vò thiết kế và thi công. Đơn vò thiết kế chòu trách nhiệm
hỗ trợ QLDA không đầy đủ, thiết kế thiếu thực tế, thiếu sự tham gia trong suốt DA trong khi đơn vò thi
công chòu trách nhiệm khó khăn về tài chính của nhà thầu, ban QLDA thiếu năng lực, và quản lý công
trường kém. Hai nguyên nhân chính cho các vấn đề này là công tác đấu thầu kém và thiếu các đơn vò
thiết kế và nhà thầu thực sự có năng lực tham gia trong môi trường kinh doanh XD. Công tác đấu thầu
đã bò phê phán là thiếu chính xác và không lành mạnh trên các phương tiện truyền thông đại chúng.
Điều này có thể dẫn đến việc giao thầu cho các đơn vò không đủ năng lực.

7.2 Công tác dự báo và quản lý các thay đổi (change management) yếu kém
Thành tố này gồm có quá nhiều thầu chính và thầu phụ, dự báo thời gian kém chính xác, dự toán
chí phí kém chính xác, và quá nhiều thay đổi khi thực hiện. Hầu hết các bên tham gia DA đều chòu
trách nhiệm các vướng mắc này. Một khi quá nhiều đơn vò tham gia, các mối quan hệ và “luồng”
thông tin càng trở nên phức tạp. Các mối quan hệ đó có thể gây ra những tranh chấp cũng như trở ngại
trong công tác phối hợp thực hiện (Chan và Yeong, 1995). Công tác dự báo/dự toán chính xác đòi hỏi
thông tin về dự án chính xác dưới dạng chất lượng thông tin và “luồng thông tin”, nhân tài vật lực sẵn

có và cung cấp đầy đủ và chất lượng của công tác tư vấn (Akintoye, 2000). Hoạch đònh thời gian và chi
phí liên quan thường được tiến hành bởi nhiều bên. Mặc dù nhà thầu được nhìn nhận là nguyên nhân
gây ra sự thiếu chính xác này, chủ đầu tư và tư vấn cũng có trách nhiệm không kém.Ví dụ, các thiết kế
thường không rõ ràng hay đủ chi tiết để đảm bảo các bên dự toán chính xác. Ngoài ra, quá nhiều thay
đổi khi thực hiện có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau như mục tiêu và qui mô dự án không rõ ràng
từ phía chủ đầu tư, các vấn đề thuộc về tính khả thi xây dựng, thay đổi công năng,… Quá nhiều thay đổi
có thể gây ra những gián đoạn khi thực hiện, kết quả là gây ra những thay đổi trong tiến độ, chi phí
phát sinh do nhiều công việc phải làm lại cũng như giảm hiệu suất lao động (Thomas và Napolitan,
1995). Mục tiêu và qui mô DA không rõ ràng có thể gây ra những thiết kế không như mong đợi trong
khi các vấn đề thuộc về tính khả thi xây dựng có thể dẫn đến nhiều thay đổi trong quá trình thi công.
Nói rộng ra, dự báo và quản lý các thay đổi nghèo nàn phản ánh một thực tế là các bên tham gia
không tích cực nhất trong vai trò của họ để đảm bảo các DA thực hiện suông sẻ.

7.3 Vấn đề thuộc về xã hội và công nghệ
Bao gồm trong thành tố này là công nghệ lạc hậu, quan liêu cửa quyền và các biểu hiện tiêu cực.
Công nghệ là vấn đề không thể thay thế trong bất kỳ DA lớn nào. Sở hữu công nghệ hiện đại là một
trong những yếu tố tiên quyết để thành công trong môi trường kinh doanh ngày nay và ngành xây dựng
không là ngoại lệ. Các DAXD lớn ở TPHCM cũng như trong cả nước thường mua hay được chuyển
giao các công nghệ từ các nước khác. Tuy nhiên, một câu trả lời cho việc có hay không sự phù hợp của
các công nghệ này với điều kiện của đất nước vẫn chưa thỏa đáng. Thêm vào đó, sự quan liêu và các
biểu hiện tiêu cực trong xây dựng cơ bản khác vẫn thường bò các phương tiện truyền thông phê phán.
Cựu bộ trưởng Bộ Kế Hoạch và Đấu Tư có lần đã lên tiếng là khoảng 20 – 40 % thất thoát trong xây
dựng cơ bản do quản lý yếu kém (Trung, 2002), mà sự quan liêu và các biểu hiện tiêu cực là những
nguyên nhân đáng kể.

7.4 Các vấn đề về đòa điểm dự án
Những khó khăn trong công tác di dời, giải phóng mặt bằng, đền bù dẫn đến chậm giải tỏa mặt
bằng và giao đất thi công xây dựng ảnh hưởng đến việc vận hành dự án. Đây là công việc điển hình
Hội nghò Khoa học trẻ Bách Khoa (lần 4/2003)



88
thuộc thành tốø "các vấn đề thuộc về đòa điểm" dự án. Các DA mở rộng đường Cộng Hòa và Cầu Bình
Triệu 2 là những ví dụ. Khảo sát đòa chất thủy văn có nhiều lợi ích rất rõ ràng trong công tác điều tra
khảo sát hiện trường (Chan và Yeong, 1995). Tuy nhiên, sẽ không đầy đủ nếu chỉ giới hạn trong các
công tác đó mà nên bao gồm việc khảo sát cẩn thận các yếu tố tự nhiên, văn hóa, và kinh tế xã hội
khác xung quanh DA. Vì thế, các bên tham gia cần phải chuẩn bò mặt bằng cẩn thận trước khi có
những công tác tiếp theo. Các cá nhân/tổ chức bò ảnh hưởng bởi DA cần phải được cung cấp các thông
tin về DA và được đền bù thỏa đáng trong công tác giải tỏa. Khảo sát môi trường và xã hội nên được
thực hiện công khai minh bạch khi cần thiết. Những vấn đề nan giải được các phương tiện truyền
thông nêu ra gần đây trong bãi tập kết và xử lý rác Tam Tân ở huyện Củ Chi đã gây ảnh hưởng không
chỉ cho sức khỏe cộng đồng xung quanh mà còn phải tiếp tục được giải quyết một cách thỏa đáng để
đáp ứng yêu cầu về sự phát triển bền vững (sustainable development).

7.5 Phương tiện/công cụ thi công và quản lý không thích hợp
Nhóm thành tố này gồm thiếu máy móc thiết bò hiện đại và công tác hoạch đònh không đúng qui
cách rõ ràng phản ánh các vấn đề thuộc hai yếu tố là kỹ thuật và quản lý. Thiếu máy móc thiết bò hiện
đại gây ra các vấn đề kỹ thuật, ví dụ như khả năng đẩy nhanh tiến độ thi công bò hạn chế. Các nhà
thầu trong nước thường không đủ trang thiết bò cần thiết để thực hiện các DA lớn và phức tạp. Ngoài
ra, công tác hoạch đònh không đúng qui cách hoặc không thích hợp cũng là một vấn đề. Công tác
hoạch đònh là trọng tâm của QLDA mà mục đích là để đạt được mục tiêu đặt ra trong giới hạn về tài
chính và các vấn đề khác (Partington, 1996). Vì thế, hiệu quả của DA sẽ có nguy cơ thấp nếu công tác
hoạch đònh và lên tiến độ không được thực hiện tốt. Cũng giống như các quốc gia đang phát triển khác,
nước ta không có đầy đủ các cán bộ được đào tạo bài bản về QLDA. Các kỹ năng quản lý hiệu quả
hiện tại trên thế giới đã không được tận dụng trong quản lý xây dựng. Những khám phá trong nghiên
cứu này phù hợp với các báo cáo về thực trạng khả năng quản lý ở nước ta, ví dụ như báo cáo của
UNDP (2003).

8. KẾT LUẬN
Mục đích chính của bài báo này là xác đònh những vấn đề vướng mắc cùng với mức độ xuất hiện

và mức độ ảnh hưởng của nó đối với DAXD ở TPHCM. Để khám phá những nguyên nhân cốt lõi, các
vấn đề vướng mắc được nhóm thành năm nhóm chính. Quá trình phân tích dữ liệu đã nhận ra rằng các
vấn đề thuộc về trách nhiệm của đơn vò tư vấn thiết kế, đơn vò thi công và sự phối hợp được đánh giá
là thường hay xảy ra. Các vấn đề thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư và thuộc yếu tố bên ngoài được
nhìn nhận là có ảnh hưởng lớn đến sự thực hiện DA. Thêm vào đó, các vấn đề thuộc trách nhiệm của
các tổ chức tài chính và thuộc tính của DA được đánh giá có mức độ xuất hiện và ảnh hưởng không
đáng kể.

Phân tích sâu hơn đã nhận thấy rằng có một mối liên hệ nào đó giữa các vấn đề vướng mắc này.
Các vấn đề vướng mắc thường hay xảy ra có thể được nhóm thành năm nhóm: (i) các đơn vò thiết kế
và thi công thiếu năng lực, (ii) công tác dự báo và quản lý các thay đổi nghèo nàn, (iii) các vấn đề
thuộc về xã hội và công nghệ, (iv) các vấn đề về đòa điểm dự án, và (v) các phương tiện/công cụ thi
công và quản lý không thích hợp. Cũng nên chú ý rằng các vấn đề vướng mắc này đã khẳng đònh và bổ
sung cho các nghiên cứu trước đây (Lim và Mohamed, 2000) là hầu hết các vấn đề này liên quan đến
con người và quản lý.

Bằng cách nhận ra và tiên liệu các vấn đề vướng mắc được nghiên cứu trong bài báo này và có thể
các vấn đề khác cho các dự án trong tương lai, các tác giả hy vọng rằng các cá nhân/tổ chức tham gia
trong ngành xây dựng có thể sẽ vừa tránh được các vấn đề vướng mắc thuộc trách nhiệm của họ và
vừa giảm thiểu các ảnh hưởng bất lợi của các vấn đề vướng mắc thuộc trách nhiệm của bên khác. Sự
tương tự của một số vướng mắc trong nghiên cứu này với các nghiên cứu khác tại các nước đang phát
Hội nghò Khoa học trẻ Bách Khoa (lần 4/2003)


89
triển trong khu vực và trên thế giới đã khẳng đònh rằng các bên lên quan đã và đang đối diện những
vấn đề tương tự mặc dù có đặc điểm tự nhiên, kinh tế, chính trò và xã hội khác nhau. Và như thế, học
hỏi và chia xẻ những kinh nghiệm của nhau là điều hết sức cần thiết và đem lại nhiều lợi ích thiết
thực.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Akintoye A. “Analysis of factors influencing project cost estimating practice”. Construction
Management and Economics 2000;18(1):77-89.
[2] Arditi RD và Akan GT, Gurdamar S. “Reasons for delays in public projects in Turkey”.
Construction Management and Economics 1985;3(2):171-181.
[3] Baldwin JR và Manthei JM. “Causes of delays in the construction industry”. Journal of
Construction Division, ASCE 1971;97(1):00-87.
[4] Bloomberg News. “Vietnam growth hits 7%, fastest in Southeast Asia. International Herald
Tribune”, January 2, 2003.
[5] Chan APC và Yeong CM. “A comparison of strategies for reducing variations”. Construction
Management and Economics 1995;13:467-473.
[6] Hair JF, Anderson RE, Tatham RL và Black WC. “Multivariate Data Analysis”. Fifth Edition
1998, Prentice Hall, New Jersey, USA.
[7] Lim CS và Mohamed MZ. “An exploratory study into recurring construction problems”.
International Journal of Project Management 2000;18(3):267-273.
[8] Long, ND, Ogunlana SO, và Quang T. “Problems of large construction projects in developing
countries: a case of Vietnam”. International Journal of Project Management, 2003 (under
reviews).
[9] Odeh AM và Battaineh HT. “Causes of construction delay: traditional contracts”. International
Journal of Project Management 2002;20(1):67-73.
[10] Ogunlana SO và Olomolaiye PO. “A survey of site management practice on some selected sites in
Nigeria”. Building and Environment 1989;24(2):191-196.
[11] Ogunlana SO, Promkuntong K và Jearkjirm V. “Construction delays in a fast-growing economy:
comparing Thailand with other economies”. International Journal of Project Management
1996;14(1):37-45.
[12] Partington D. “The project management of organizational change”. International Journal of
Project Management 1996;14(1):13-21.
[13] Sullivan A và Harris FC. “Delays on large construction projects”. International Journal of
Operation Production Management 1986;6(1):25-33.
[14] Thomas HR và Napolitan CL. Quantitative effects of construction changes on labor productivity.

Journal of Construction Engineering and Management, ASCE 1995;121(3):290-296.
[15] Trung X. “Phỏng vấn tổng thanh tra nhà nước”. Báo Tuổi Trẻ, số ra ngày 27/04/2002; trang 3.
[16] UNDP-VN. “Country strategy note for cooperation with the United Nations system”. UNDP
Country Office, retrieved February 22, 2003, từ website: .










Hoọi nghũ Khoa hoùc treỷ Baựch Khoa (lan 4/2003)


90

×