Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

RÈN LUYỆN KĨ NĂNG ĐỊA LÍ CHO HỌC SINH CÓ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.95 MB, 13 trang )

Trường THCS Tri Tôn
ĐỀ TÀI:
RÈN LUYỆN KĨ NĂNG ĐỊA LÍ CHO HỌC SINH CÓ ỨNG DỤNG CÔNG
NGHỆ THÔNG TIN
I/ ĐẶT VẤN ĐỀ :
- Địa lí là môn học khá đặc biệt , bởi nó được xếp vào thành phần các môn xã
hội , vì học sinh sẽ học vô số các kiến thức lí thuyết về tự nhiên như địa hình , khí
hậu, cảnh quan…hay kinh tế, xã hội ,dân cư của một quốc gia, một khu vực, hay
một châu lục nào đó….nhưng xét ở khía cạnh khác thì môn địa lí xem như môn tự
nhiên vì ngòai những kiến thức lí thuyết trên, học sinh phải đấu tư suy nghĩ một
cách chính xác để giải các bài tập mà lượng kiến thức liên quan đến nhiều môn học
khác. Như ở lớp 6 học sinh phải vận dụng kiến thức môn Toán để tính tỉ lệ bản đồ,
tính giờ… Lớp 7 tính mật độ dân số, thu nhập bình quân đầu người. Lớp 7, lớp 8
học sinh phải vẽ biểu đồ với các số liệu từ đơn giản đến phức tạp mà học sinh phải
xử lí số liệu, phải tính toán suy nghĩ tìm ra cách vẽ một biểu đồ sao cho thật chính
xác, khoa học phù hợp với yêu cầu của bài…… Hay học sinh phải vận dụng kiến
thức từ môn vật lí để tính nhiệt độ, độ ẩm, khí áp.
- Từ thực tế cho thấy học địa lí không dễ, để học sinh hứng thú học tốt môn địa
lí càng khó.Nhất là hiện nay cấp Trung học cơ sở đãõ được cải cách, học sinh học
theo chương trình thay sách đòi hỏi lượng kiến thức cao hơn nhiều. Vì vậy, đòi hỏi
giáo viên phải dạy làm sao đảm bảo đủ thời gian, đủ lượng kiến thức mà mục tiêu
bài đã đề ra. Mỗi giáo viên có phương pháp, cách thức truyền thụ kiến thức riêng
nhưng mục đích cuối cùng vẫn là làm sao cho học sinh nắm được kiến thức bài vừa
học. Nếu được vậy thì học sinh mới hứng thú học tập và họat động tích cực.Như
thếá làm sao để học sinh hứng thú học môn địa lí cho tiết dạy và học đạt hiệu quả
cao ? Một câu hỏi tuy đơn giản nhưng khi vào giải quyết vấn đề thì không đơn giản
chút nào! Nhất là việc rèn luyện kĩ năng địa lí cho học sinh. Trong quá trình giảng
dạy tôi có rút ra một số nguyên nhân thành công cũng như hạn chế và biện pháp
giải quyết , mong được trao đổi cùng đồng nghiệp để công tác giảng dạy của chúng
ta ngày càng tốt hơn.
II/ NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT:


1/ Thực trạng của vấn đề:
- Khi bước vào lớp 6 học sinh còn bỡ ngỡ chưa biết môn địa lí là môn học như
thế nào ? Chương trình học ra sao ? Cách thức thầy cô truyền thụ như thế nào ?
Tuy ở tiểu học các em đã làm quen với kiến thức địa lí rồi nhưng chỉ chung chung
Đỗ Thị Thu Nhi Tổ: Địa Lý1
Trường THCS Tri Tôn
khái quát, học sinh còn mơ hồ về cách học tập mới. Học sinh chưa hiểu được việc
học địa lí sẽ giúp các em hiểu được thiên nhiên và cách thức sản xuất của con
người ở địa phương mình, đất nước mình, giúp các em mở rộng thêm những hiểu
biết về các hiện tượng địa lí đã xảy ra xung quanh.
- Rèn luyện kĩ năng địa lí là một yêu cầu cấp thiết trong việc đổi mới phương
pháp dạy và học địa lí ở trường trung học cơ sở. Để nắm vững kiến thức địa lí , học
sinh cần sử dụng thông thạo các lọai bản đồ, lược đồ, biểu đồ, bảng số liệu và tranh
ảnh đi kèm để không những hiểu sâu nội dung chương trình địa lí mà còn biết vận
dụng giải thích các hiện tượng địa lí trong thực tiễn cuộc sống, đó là việc rất khó
thực hiện vì kiến thức và tầm hiểu biết của học sinh rất hạn hẹp và không phải bất
cứ em học sinh nào cũng ham học địa lí hết.
- Một thực trạng nửa là còn nhiều học sinh vẫn còn đi theo lối mòn nghĩ môn
địa lí là môn học thuộc lòng, cứ học vẹt thuộc lào lào rồi lên trả bài cho thầy cô mà
không biết mình đã học được điều gì từ bài đã học. Học sinh chưa biết cần phải
học môn địa lí như thế nào?Học sinh chỉ đơn thuần khai thác kiến thức kênh chữ ở
sách giáo khoa chứ chưa khai thác kiến thức từ kênh hình( tranh ảnh, hình vẽ, sơ
đồ, bản đồ… )để trả lời các câu hỏi, hoàn thành các bài tập. Để từ đó rèn luyện
các kĩ năng địa lí như kĩ năng quan sát, phân tích, xử lí thông tin.Phần vì sách mới
nội dung dạy và học quá dài nên giáo viên sợ không kịp giờ. Vì vậy việc rèn luyện
thêm kĩ năng địa lí cho học sinh còn hạn chế, các em chưa biết liên hệ những điều
đã học với thực tế, quan sát những sự vật, hiện tượng địa lí xảy ra ở xung quanh
mình để tìm cách giải thích chúng.
* Ví dụ : Khi học bài “Thời tiết và khí hậu” các em sẽ biết được Việt Nam có khí
hậu nhiệt đới gió mùa thích hợp cho việc trồng cây lúa nước. Hay học về “Sự

chuyển động của Trái Đất quanh trục và quanh Mặt Trời” học sinh sẽ giải thích
được câu “ Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, ngày tháng mười chưa cười đã
tối “
2/ Biện pháp thực hiện :
- Việc rèn luyện kĩ năng địa lí cho học sinh rất rộng trong đó có nhiều lọai kĩ
năng đòi hỏi học sinh phải tư duy cao để hoàn thành công việc: như kĩ năng quan
sát ( mô hình ,tranh ảnh, hình vẽ), kĩ năng đọc và sử dụng bản đồ, kĩ năng về lát cắt
địa hình, kĩ năng sử dụng sách giáo khoa địa lí, kĩ năng đọc và phân tích biểu đồ.
Đối với việc học địa lí ở cấp trung học cơ sở thì việc rèn luyện kĩ năng về bản đồ
và sử dụng sách giáo khoa địa lí là quan trọng nhất. Song mỗi bài đều chứa đựng
các ý hướng dẫn cách khai thác kiến thức từ kênh hình để rèn luyện các kĩ năng cụ
thể. Rèn luyện kĩ năng dựa trên cơ sở kênh hình sách giáo khoa và kênh hình bổ
trợ nhằm hướng dẫn học sinh tự khám phá và khắc sâu kiến thức, biết cách phân
tích các vấn đề địa lí phức tạp thành các ý khái quát, đơn giản, dễ hiểu. Rèn luyện
được các kĩ năng địa lí cần thiết, giúp học sinh hình thành phương pháp học chủ
động, sáng tạo có hiệu quả cao.
- Đối với sách giáo khoa địa lí thì tuyệt đối giáo viên phải rèn luyện cho các em
cách khai thác ở cả kênh hình và kênh chữ song song, sau đó mới đến các sách
tham khảo khác.
Đỗ Thị Thu Nhi Tổ: Địa Lý2
Trường THCS Tri Tôn
- Kênh chữ được thể hiện trong sách giáo khoa dưới các dạng bài học chính,
bài đọc thêm, bài thực hành và cả trong bài tập. Từ đây giáo viên có thể tổ chức,
hướng dẫn học sinh phân tích, tổng hợp và xử lí thông tin để học sinh vừa tiếp
nhận được kiến thức vừa rèn các kĩ năng và nắm các phương pháp học tập cơ bản.
a/ Bài học chính:Có câu hỏi gợi ý ở từng mục cho giáo viên hướng dẫn
học sinh khai thác, lĩnh hội kiến thức để học sinh có thể tự lực tiếp cận khai thác
kiến thức từ việc trả lời các câu hỏi đó.
* Ví dụ: Bài 15: Các mỏ khóang sản ( lớp 6 ) học sinh tìm hiểu các lọai
khóang sản và công dụng của nó dựa vào câu hỏi mục 1 ( Kể một số khóang sản và

nêu công dụng của chúng ? ) Nêu tên một số lọai khóang sản ở địa phương em ?.
Giáo viên phải khai thác hết các câu hỏi bằng các họat động cá nhân hoặc nhóm.Từ
đây học sinh sẽ khắc sâu kiến thức bài học hơn.
b/ Bài đọc thêm :Là những kiến thức minh họa cụ thể hóa các biểu tượng
và khái niệm trong bài học chính, các nội dung trong bài đọc thêm không đòi hỏi
tất cả học sinh phải nắm được. Sau mỗi bài học có bài đọc thêm, giáo viên nhất
thiết phải cho học sinh đọc tại lớp khi đã củng cố kiến thức.
* Ví dụ: Bài 12: Tác động của nội lực và ngọai lực trong việc hình thành
địa hình bề mặt Trái Đất( Lớp 6 )học sinh sẽ biết thêm cụ thể tác hại của động đất
và núi lửa.
c/ Bài thực hành : Nhằm cho học sinh kiểm tra lại những kiến thức lí thuyết
đã học .
* Ví dụ: Bài 4: Thực hành phân tích lược đồ dân số và tháp tuổi ( lớp 7 ) học
sinh sẽ xác định được vùng nào có mật độ dân số cao, nơi nào thưa dân, nhóm tuổi
nào tăng, nhóm tuổi nào giảm về tỉ lệ. Giáo viên nên cho học sinh thảo luận nhóm
theo nội dung câu hỏi đề ra, lớp học sẽ sinh động, tạo không khí thỏai mái hơn cho
học sinh khi học tập.Sau đây giáo viên có thể vừa dạy bài thực hành vừa rèn luyện
kĩ năng địa lí cho học sinh thông qua các bước sau :
Nếu chúng ta thực hiện được các bước trên sẽ giúp học sinh biết cách tự học và
hợp tác trong học tập, tích cực chủ động, sáng tạo trong phát hiện và giải quyết vấn
Đỗ Thị Thu Nhi Tổ: Địa Lý3
Giáo viên yêu
cầu học sinh
nhắc lại cách
đọc và trình tự
đọc của kênh
hình ( bản đồ,
sơ đồ, biểu đồ
hay lát cắt…)
bài tập thực

hành.
Cả lớp thực hiện
bài thực hành theo
cá nhân hay theo
nhóm
( nếu bài khó )
GV yêu cầu 1 HS hay
nhóm trình bày kết quả
làm bài tập trước lớp, cho
mọi HS đóng góp ý kiến.
Nếu sai, GV giúp HS tìm
nguyên nhân để tự tìm ra
câu trả lời đúng.
Trường THCS Tri Tơn
đề để tự chiếm lĩnh tri thức mới, giúp học sinh tự đánh giá năng lực của bản thân
và qua đó rèn luyện kĩ năng địa lí cho các em.
d/ Bài ơn tập : Chúng ta cũng có thể rèn luyện kĩ năng cho các em ở những
bài ơn tập thơng qua việc cho các em quan sát tranh ảnh để xác định các kiểu mơi
trường: mơi trường ơn hòa, mơi trường đới nóng, đới lạnh hay mơi trường hoang
mạc, u cầu học sinh trình bày đặc điểm của từng kiểu mơi trường. Sau đó giáo
viên cho học sinh làm bài tập nhỏ về phần này để vừa khắc sâu kiến thức vừa rèn
luyện kĩ năng cho học sinh.
* Ví dụ: khi dạy bài “ơn tập chương II, III, IV, V”(Địa 7) ta cho học sinh 3
biểu đồ khí hậu và đặt u cầu cho các em :
Quan sát biểu đồ A, B , C cho biết các yếu tố khí hậu. Từ đó rút ra kết luận về các
kiểu mơi trường
Đặc điểm Biểu đồ A Biểu đồ B Biểu đồ C
Nhiệt độ
Lượng mưa


Mơi trường

* Các câu hỏi giữa bài và cuối bài: Phát huy tính thích cực ,chủ động
của học sinh. HS sẽ thấy hứng thú hơn trong học tập. Từ những câu trả lời giáo
viên có thể biết được học sinh nắm kiến thức tới đâu. Giáo viên nên gợi mở
thêm một số câu hỏi phụ để học sinh nhanh chóng tìm ra câu trả lời.
Kênh hình phải được giáo viên sử dụng tối đa để hướng dẫn học sinh
khai thác kiến thức trong quá trình giảng dạy. Đó là những tranh ảnh, hình vẽ
trong sách giáo khoa không chỉ minh họa cho bài giảng mà còn gắn bó với bài
học. Ngoài những tranh ảnh trong SGK giáo viên có thể yêu cầu học sinh lên
mạng tìm kiếm 1 số tranh ảnh khác phục vụ cho bài giảng thêm sinh động hơn.
Đỗ Thị Thu Nhi Tổ: Địa Lý
0
C
mm
Biểu đồ A
0
C
mm
Biểu đồ B
0
C
mm
Biểu đồ C
4
Trường THCS Tri Tơn
*Ví dụ :Khi dạy lớp 8 bài 10: Đặc điểm tự nhiên khu vực Nam Á thì phải khai
thác các H:10.1, H:10.2
H.10.1 cho HS quan sát xác định 3 khu vực địa hình của Nam Á.
- Ngồi H10.1 GV có thể u cầu HS tìm tranh ảnh trên mạng về dãûy núi hùng

vĩ Himalaya, quan cảnh về xavan
DÃY NÚI HÙNG VĨ HIMALAYA
- Khi dạy về đặc điểm khí hậu của khu vực thì ngồi việc quan sát H10.2 thì giáo
viên phải kết hợp thêm H2.1 ở bài 2
Đỗ Thị Thu Nhi Tổ: Địa Lý5
Trường THCS Tri Tôn
Ngoài ra chúng ta có thể tổ chức cho HS lên mạng tìm kiếm những tranh ảnh liên
quan đến bài học :
* Ví dụ : Khi dạy bài: Thiên nhiên Châu Phi giáo viên có thể yêu cầu học sinh
cho biết tại sao sông Nin là một trong những nơi dân cư tập trung đông( sau khi
học sinh trả lời thì ta cho học sinh lên bảng treo tranh ảnh mà các em tìm được thì
học sinh sẽ cảm thấy thích hơn là nói lí thuyết suôn.)
Đỗ Thị Thu Nhi Tổ: Địa Lý6
Trường THCS Tri Tôn
SÔNG NIN
XAVAN CHÂU PHI
Đỗ Thị Thu Nhi Tổ: Địa Lý7
Trường THCS Tri Tôn
TRANH ẢNH 4 MÙA Ở MT ĐỚI ÔN HÒA
- Về việc rèn luyện kĩ năng bản đồ sẽ phát triển năng lực tư duy nói chung và tư
duy địa lí nói riêng. Đây là một quá trình lâu dài, phức tạp, liên tục qua nhiều bước từ
đơn giản đến phức tạp, từ thấp lên cao. Giáo viên phải rèn luyện cáv em qua các bước sau
:
 Rèn kĩ năng nhận biết, chỉ và đọc tên các đối tượng địa lí trên bản đồ.
 Rèn kĩ năng xác định phương hướng, đo đạt , tính tóan trên bản đồ.
 Rèn kĩ năng xác định vị trí địa lí, mô tả từng yếu tố thành phần của tự nhiên, kinh
tế, xã hội, chính trị được biểu hiện trên bản đồ.
 Rèn kĩ năng xác định các mối liên hệ địa lí trên bản đồ
 Rèn kĩ năng mô tả tổng hợp địa lí một khu vực.
- Không phải bài học nào cũng rèn hết qua các bước trên nên giáo viên tùy bài,

tùy lớp hướng dẫn cụ thể hơn.
- Việc rèn luyện kĩ năng bản đồ giúp học sinh lĩnh hội được kiến thức địa lí
một cách nhẹ nhàng, nhanh chóng và nhớ lâu bền, vì học sinh đã qua quá trình suy
nghĩ, tìm tòi, đối chiếu, phân tích, so sánh dần dần hình thành trong kí ức các em
một cách bền vững cũng như các em được bồi bổ thêm kiến thức mới mà các em
đã tiếp thu được trong học tập và trong cả cuộc đời.
* Ví dụ: Khi học vị trí địa lí một châu lục ( Lớp 7,8 ) nếu chỉ nghe một cách thụ
động giáo viên mô tả thuyết trình suôn thì học sinh khó mà lĩnh hội và ghi nhớ
được nhưng nếu học sinh được tự mình xác định trên bản đồ điểm cực Bắc,
cực Nam, cực Đông , cực Tây giáp những đại dương, biển , vịnh, châu lục nào….
học sinh sẽ nhớ ngay và nhớ lâu dài hơn.
Đỗ Thị Thu Nhi Tổ: Địa Lý
Mùa Xuân
Mùa Hạ
Mùa Thu
Mùa Đông
8
Trường THCS Tri Tôn
e/ Ví dụ giáo án có ứng dụng công nghệ thông tin để rèn luyện kĩ nămg địa lí
cho học sinh:
Đỗ Thị Thu Nhi Tổ: Địa Lý9
Trường THCS Tri Tôn
Đỗ Thị Thu Nhi Tổ: Địa Lý10
Trường THCS Tri Tôn
3/ KẾT QUẢ :
Đỗ Thị Thu Nhi Tổ: Địa Lý11
Trường THCS Tri Tôn
- Từ những kinh nghiệm trên tôi đã áp dụng vào công tác giảng dạy của mình
đạt được thành công cụ thể là đã giảm hẳn tỉ lệ học sinh yếu, kém.
- Rèn luyện kĩ năng địa lí cho học sinh sẽ thúc đẩy tư duy năng động của HS

giúp các em hứng thú hơn trong học tập, thúc đẩy tư duy năng động sáng tạo có tri
thức của HS kết hợp với việc ứng dụng công nghệ thông tin.
- Kết quả đạt dược còn khiêm tốn nhưng đã cho thấy bước đầu áp dụng có hiệu
quả. Chắc chắn qua nhiều năm nữa kết quả sẽ không dừng lại ở đó. Tuy nhiên đây
chỉ là một vài kinh nghiệm cá nhân còn nhiều kinh nghiệm khác hay hơn, mong
được học hỏi trong công tác giảng dạy địa lí.
4/ NGUYÊN NHÂN THÀNH CÔNG VÀ TỒN TẠI :
- Kết quả đạt được như trên là do giáo viên đã rèn luyện ngay kĩ năng cho các
em khi bước chân vào trường trung học cơ sở( lớp 6). Giáo viên giải thích cho các
em biết cái hay của việc học địa lí sẽ làm cho vốn hiểu biết của các em trong thời
gian hiện nay thêm phong phú, giải thích được vô số hiện tượng xung quanh. Giáo
viên đã tìm tòi nghiên cứu tài liệu,, học hỏi nhiều kinh nghiệm bổ ích từ các đồng
nghiệp có công tác giảng dạy lâu năm để đúc kết thành nhiều kinh nghiệm cho bản
thân, truyền đạt kiến thức cho học sinh ngày một hiệu quả hơn.
- Tuy nhiên kết quả đạt được còn hạn chế do trang thiết bị giảng dạy còn thiếu
nhiều tranh ảnh và bản đồ có liên quan đến bài học , nhất là địa lí 7, khi học đến
các bài các kiểu môi trường mà tranh ảnh minh họa cho kiểu môi trường này lại rất
ít nên học sinh chưa hình dung rõ đặc điểm của từng kiểu môi trường ra sao, nên
khó liên hệ thực tế.Mặc khác, tư tưởng học sinh còn xem nhẹ việc học địa lí, xem
đây chỉ là môn học phụ, học thuộc lòng để đối phó cho qua điểm không.
III/ THỰC TIỄN:
1/ Tác dụng và phạm vi áp dụng :
- Là giáo viên địa lí khi giảng dạy ai cũng thấy được tác dụng của việc rèn
luyện các kĩ năng địa lí cho học sinh. Nó không những tạo cho học sinh hứng thú
học tập, lớp học thêm sinh động, học sinh ngày càng thích học môn địa lí và có
thói quen làm việc với các phương tiện dạy học bỏ dần lối đi truyền thống( đọc-
chép- học thuộc lòng ). Kinh nghiệm này có thể áp dụng cho tất cả học sinh cấp
trung học cơ sở để các em học các cấp sau này và ngay cả khi ra xã hội làm việc.
2/ Những bài học kinh nghiệm :
Qua kết quả đạt được bản thân tôi là giáo viên giảng dạy địa lí rút ra những bài

học kinh nghiệm từ việc rèn luyện kĩ năng địa lí cho học sinh như sau :
Hướng để học sinh không theo tư tưởng học đối phó, học vẹt.
Khai thác triệt để cả kênh chữ và kênh hình từ sách giáo khoa.
Giáo viên cho học sinh thực hành làm phương tiện dạy học theo khả năng
như vẽ lát cắt địa hình, bản đồ đơn giản từ sách giáo khoa, cho điểm và chọn
ra những bản đồ đẹp, chính xác để làm thiết bị dạy học.
Tạo không khí thoải mái trong giờ học, cho điểm ngay những học sinh trả
lời được câu hỏi khó. Nếu có điều kiện cho học sinh tham quan thực tế.
Thường xuyên trao đổi, học hỏi kinh nghiệm từ giáo viên đi trước.
IV/ KẾT LUẬN :
Đỗ Thị Thu Nhi Tổ: Địa Lý12
Trường THCS Tri Tôn
Việc rèn luyện kĩ năng địa lí cho học sinh sẽ bồi dưỡng cho học sinh thế
giới quan khoa học và nhân sinh quan cách mạng, giúp các em có cách nhìn
nhận và thái độ đúng đắn trước tự nhiên, con người và xã hội. Điều này cần
thiết cho học sinh không chỉ trong thời gian học tập trong nhà trường mà còn
sau này khi rời ghế nhà trường ra tham gia công tác, lao động sản xuất. Nó giúp
học sinh nâng cao, mở rộng thêm hiểu biết về địa lí. Những hiểu biết rất có ít
cho đời sống, họat động sản xuất làm cho các em thêm yêu quê hương, đất nước
và con người.
Đỗ Thị Thu Nhi Tổ: Địa Lý13

×