Tải bản đầy đủ (.pdf) (177 trang)

Luận án : Nghiên cứu đối chiếu phuơng thức biểu hiện thời gian trong tiếng hàn và tiếng việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.72 MB, 177 trang )














VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI



NGHIÊM THỊ THU HƢƠNG





NGHIÊN CỨU ĐỐI CHIẾU PHƢƠNG THỨC BIỂU HIỆN
THỜI GIAN TRONG TIẾNG HÀN VÀ TIẾNG VIỆT






LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN






HÀ NỘI - năm 2014
NGHIÊM THỊ THU HƢƠNG CHUYÊN NGÀNH NGÔN NGỮ HỌC ỨNG DỤNG KHÓA 2009













VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI



NGHIÊM THỊ THU HƢƠNG




NGHIÊN CỨU ĐỐI CHIẾU PHƢƠNG THỨC BIỂU HIỆN
THỜI GIAN TRONG TIẾNG HÀN VÀ TIẾNG VIỆT


Chuyên ngành: NGÔN NGỮ HỌC ỨNG DỤNG
Mã số: 62 22 01 05

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
1. PGS. TS VŨ VĂN ĐẠI



HÀ NỘI-năm 2014




LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
thống kê, kết quả trong luận án là trung thực và chƣa từng công bố trong bất
kì công trình nào khác .



TÁC GIẢ LUẬN ÁN


NGHIÊM THỊ THU HƢƠNG




MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU

1. Lý do lựa chọn đề tài
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3. Lịch sử vấn đề
3.1 Phạm trù “thời” và “thể” trong các nghiên cứu ngôn ngữ học
3.2 Phạm trù “thời” và “thể” trong các nghiên cứu ứng dụng giảng dạy
tiếng Hàn
4. Phƣơng pháp và thủ pháp nghiên cứu
5. Đối tƣợng, phạm vi và cứ liệu nghiên cứu
6. Đóng gớp của luận án
7. Cấu trúc của luận án
1
4
5
5

10
12
13

15
16

NỘI DUNG CHÍNH CỦA LUẬN ÁN

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA LUẬN ÁN
1.1 Cơ sở lí luân chung về các phƣơng thức biểu hiện thời gian
trong ngôn ngữ
1.1.1 Nhận xét chung
1.1.2 Thời gian ngữ pháp
1.1.3 Vấn đề thời và thể trong tiếng Hàn và tiếng Việt
1.2 Các phạm trù ngữ pháp liên quan đến thời gian
1.2.1 Về phạm trù “thời”
1.2.2 Về phạm trù “thể”
1.3 Vấn đề thời gian ngữ pháp trong tiếng Hàn và tiếng Việt
1.3.1 Thời gian ngữ pháp trong tiếng Hàn
1.3.2 Thời gian ngữ pháp trong tiếng Việt
1.4 Tiểu kết chƣơng 1
18

18
18
20
22
27
27
29
31
31
34

35





CHƢƠNG 2: PHƢƠNG THỨC BIỂU ĐẠT Ý NGHĨA THỜI GIAN
TRONG TIẾNG HÀN
2.1 Nhận xét chung
2.2 Hình thái tố chỉ thời gian trong tiếng Hàn
2.2.1 Hình thái tố ở biểu thức kết thúc
2.2.2 Hình thái tố ở biểu thức liên kết câu
2.2.3 Hình thái tố ở biểu thức định từ
2.3 Các hình thái tố chỉ thể
2.3.1 Vấn đề các hình thái tố chỉ thể
2.3.2 Thể hoàn thành
2.3.3 Thể tiếp diễn
2.3.4 Thể dự đoán
2.4 Tiểu kết chƣơng 2

37
37
42
42
60
68
73
73
75
76

78
78

CHƢƠNG 3: ĐỐI CHIẾU PHƢƠNG THỨC DIỄN ĐẠT Ý
NGHĨA THỜI GIAN TRONG TIẾNG HÀN VÀ TIẾNG VIỆT
3.1 Đặt vấn đề
3.2 Một số vấn đề về phƣơng thức biểu đạt thời gian trong tiếng Việt
3.2.1 “Đã”, “đang”, “sẽ” với phƣơng thức biểu đạt ý nghĩa thời gian
trong tiếng Việt
3.2.2 Về “đã”
3.2.3 Về “đang”
3.2.4 Về “sẽ”
3.2.5 Nhận xét
3.3 Đối chiếu phƣơng thức biểu thị thời gian trong tiếng Hàn và
tiếng Việt : Khảo sát trƣờng hợp
3.3.1 Sự khác biệt về đặc điểm loại hình giữa tiếng Hàn và tiếng
Việt liên quan đến khảo sát
3.3.2 Đối chiếu cách dịch thời quá khứ, hiện tại, tƣơng lai trong
tiếng Hàn sang tiếng Việt và ngƣợc lại


79
79
80

80
82
84
85
87


87

87

89


3.4 Một số kết quả đối chiếu
3.4.1 Ở thời quá khứ
3.4.2 Ở thời hiện tại
3.4.3 Ở thời tƣơng lai
3.5 Tiểu kết chƣơng 3
102
102
105
108
109

CHƢƠNG 4 : NHỮNG VẤN ĐỀ DẠY VÀ HỌC PHƢƠNG THỨC
BIỂU ĐẠT Ý NGHĨA THỜI GIAN TRONG TIẾNG HÀN CHO
SINH VIÊN VIỆT NAM
4.1 Giới hạn vấn đề khảo sát
4.2 Cơ sở lí thuyết của phân tích lỗi
4.3 Phân tích lỗi
4.3.1 Phân tích lỗi trên văn bản viết
4.3.2 Phân tích lỗi trên phiếu điều tra
4.4 Khái quát kết quả phân tích các nhóm lỗi
4.4.1 Nhóm lỗi do lƣợc bỏ hình thái tố thời gian
4.4.2 Nhóm lỗi do dùng thừa hình thái tố thời gian

4.4.3 Nhóm lỗi do dùng lẫn lộn các hình thái tố
4.4.4 Nhóm lỗi do đặc trƣng của tiếng Hàn
4.5 Đề xuất phƣơng pháp dạy và học phƣơng thức biểu thị thời
gian trong tiếng Hàn cho ngƣời Việt
4.5.1 Vấn đề nội dung giảng dạy
4.5.2 Vấn đề phƣơng pháp giảng dạy và đề xuất giáo án
4.6 Tiểu kết chƣơng 4



112
112
113
116
116
116
120
120
124
127
128

132
132
134
142

KẾT LUẬN CHUNG

144


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



CÁC TỪ KHÓA CHÍNH
Biểu thức kết thúc câu
Biểu thức liên kết câu
Chỉ tố kết thúc câu
Chỉ tố liên kết câu
Hình thái tố
Thể
Thời
Tình thái
Thời tuyệt đối
Thời tƣơng đối

DANH SÁCH CÁC CHỈ TỐ TIẾNG HÀN CÓ PHIÊN ÂM
~었 / ʌt / ~었었 / ʌt ʌt / ~더 / tʌ /
~는 / nɯn / ~ ㄴ/ n / ~ ㄹ / l /
~ 겠 / ki ʌt / ~ㄹ 것 / l k ʌt /
CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
HT: Hiện tại QK: Quá khứ TL: Tƣơng lai
ST: Sự tình STQK :Sự tình quá khứ
Ký hiệu * : Dùng để biểu thị câu đang xét là câu sai ngữ pháp.
Ký hiệu ##: Dùng để biểu thị ở vị trí đó đáng lẽ xuất hiện hình thái tố chỉ thời
nhƣng thực tế trong câu đang xét là không có.



DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Ý nghĩa thời tƣơng lai trong ~겠 và ~ ㄹ 것 Trang 55
Bảng 3.1 Kết hợp của các hƣ từ đã, đang, sẽ trong tiếng Việt Trang 82


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu: Chuyển từ “đã” tiếng Việt sang tiếng Hàn Trang 89
Biểu: Chuyển từ “đang” tiếng Việt sang tiếng Hàn Trang 92
Biểu: Chuyển từ “sẽ” tiếng Việt sang tiếng Hàn Trang 94
Biểu: Chuyển từ “sắp” tiếng Việt sang tiếng Hàn Trang 95
Biểu: Chuyển từ quá khứ tiếng Hàn sang “đã” tiếng Việt Trang 97
Biểu: Chuyển từ hiện tại tiếng Hàn sang “đang” tiếng Việt Trang 99
Biểu: Chuyển từ tƣơng lai tiếng Hàn sang “sẽ”, “sắp” tiếng Việt Trang 101






1
MỞ ĐẦU

1. LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI
1) Cùng với không gian làm trục hoành, thời gian làm trục tung trên tọa độ
trong đời sống của con ngƣời mọi ngôn ngữ đều có các phạm trù không gian, thời
gian và những phƣơng tiện biểu hiện tƣơng ứng. Đó có thể là phƣơng tiện từ vựng
hoặc phƣơng tiện ngữ pháp. Có thể nói ngôn ngữ nào cũng sử dụng một lớp từ vựng

nhằm định vị không gian và thời gian trong các tình huống giao tiếp. Đây là một
điểm chung của các ngôn ngữ. Yếu tố tạo nên sự khác biệt giữa chúng là phƣơng
thức sử dụng các phƣơng tiện ngôn ngữ sẵn có trong chức năng biểu thị không gian,
và thời gian. Thực vậy có ngôn ngữ ƣu tiên các phƣơng tiện từ vựng, ít sử dụng các
yếu tố khác. Ngƣợc lại có ngôn ngữ khai thác tối đa các hình thái động từ, hoặc các
hình thái tố kết hợp với vị từ để diễn đạt các ý nghĩa ngữ pháp liên quan đến thời
gian một cách rất tinh tế. Hiện tƣợng này bắt nguồn từ sự khác biệt trong tri nhận về
thời gian, từ đặc điểm tƣ duy và từ văn hoá giao tiếp của các dân tộc. Tiếng Hàn và
tiếng Việt là ví dụ điển hình minh hoạ cho nhận định trên.
Thực vậy điểm chung của hai ngôn ngữ này là đều áp dụng phƣơng thức biểu
thị thời gian theo sự phân chia truyền thống là quá khứ, hiện tại và tƣơng lai. Nhƣng
một trong những sự khác biệt nổi trội giữa chúng bắt nguồn từ đặc điểm loại hình
của chúng. Tiếng Hàn thuộc loại hình ngôn ngữ chắp dính tiêu biểu, trong khi đó
tiếng Việt là ví dụ điển hình của loại hình ngôn ngữ đơn lập. Trong tiếng Hàn, sự
hiện diện của các hình thái tố biểu hiện thời và thể, nhƣ ~ (으)ㄴ/ ~ 는/ ~ (으)ㄹ/
~었/~겠 /~ㄹ 것 là bắt buộc trong mọi trƣờng hợp. Đây là một quy tắc ngữ pháp chặt
chẽ, áp dụng đối với mọi trƣờng hợp sử dụng. Ngƣợc lại trong tiếng Việt các hƣ từ
biểu hiện thời gian nhƣ đã, đang, sẽ đƣợc sử dụng một cách linh hoạt, tuỳ thuộc.
Nói cách khác, các từ này có thể xuất hiện, hoặc vắng mặt trong phát ngôn. Sự tuỳ
thuộc này do nhiều yếu tố chi phối mà chúng tôi sẽ phân tích sâu trong luận án. Đây
là điểm khác biệt rất đáng chú ý dẫn đến nhiều hệ quả quan trọng đối với việc dạy


2
học tiếng Hàn nhƣ một ngoại ngữ và dịch thuật. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chƣa
có nghiên cứu đối chiếu nào mang tính hệ thống, nêu bật sự khác biệt giữa hai ngôn
ngữ Hàn-Việt trong cách biểu thị thời gian. Rõ ràng với mục đích phục vụ cho
giảng dạy và dịch thuật, nghiên cứu phƣơng tiện biểu thị thời gian trong tiếng Hàn
và tiếng Việt là một nhiệm vụ cấp thiết.
2) Xét trên phƣơng diện đối chiếu ngôn ngữ Hàn-Việt nói chung và vấn đề

biểu hiện thời gian trong đề tài của chúng tôi nói riêng, có thể nhận thấy những
điểm sau.
Trên phƣơng diện ngôn ngữ học ứng dụng, để nâng cao chất lƣợng và hiệu
quả giảng dạy và học tập, các nhà giáo học pháp ngoại ngữ cần phải dựa vào kết
quả của các công trình đối chiếu ngôn ngữ nhằm dự báo những khó khăn của ngƣời
học ở những nội dung, những hiện tƣợng ngữ pháp có sự khác biệt rất lớn giữa các
ngôn ngữ, để từ đó xác định những chiến lƣợc sƣ phạm phù hợp, nhằm tạo thuận lợi
cho quá trình tiếp thu ngoại ngữ của ngƣời học nói chung và của sinh viên tiếng
Hàn nói riêng. Những công trình nghiên cứu ngôn ngữ đối chiếu hƣớng đến những
ứng dụng vào dạy và học ngoại ngữ nhƣ vậy là rất cần thiết.
3) Trƣớc xu hƣớng hợp tác quốc tế nói chung và giao lƣu giữa hai nƣớc Việt
Nam – Hàn Quốc nói riêng, nhu cầu học tập và nghiên cứu ngoại ngữ tiếng Hàn
đang tăngcao. Hơn bao giờ hết giảng viên và sinh viên cần đƣợc tham khảo những
công trình nghiên cứu mang giá trị ứng dụng trong học tập và nghiên cứu tiếng Hàn.
Hiện nay, ở Việt Nam đã có 11 trƣờng Đại học tổ chức đào tạo, giảng dạy ngôn ngữ
và văn hóa Hàn Quốc, ở Hàn quốc cũng có 5 trƣờng đại học thành lập khoa tiếng
Việt và tổ chức giảng dạy ngành Việt ngữ học. Những năm đầu, hàng năm, cả nƣớc
chỉ có 100 sinh viên ngành tiếng Hàn đƣợc tuyển vào hệ đào tạo chính quy thì giờ
đây, số lƣợng sinh viên chính quy mỗi năm đã tăng lên đến gần 1.000 ngƣời. Sinh
viên ngành tiếng Hàn ở các trƣờng đào tạo chính quy khi tốt nghiệp ra trƣờng đều
tìm đƣợc việc làm theo đúng chuyên môn đƣợc đào tạo.


3
“Hàn Quốc” và “tiếng Hàn Quốc” đã trở thành những cụm từ quen thuộc với
ngƣời dân Việt Nam. Đầu tƣ của Hàn Quốc tại Việt Nam tiếp tục đƣợc mở rộng.
Theo số liệu thống kê của Cục xúc tiến thƣơng mại, hiện nay Hàn Quốc đang là
quốc gia dẫn đầu trong đầu về số lƣợng dự án đầu tƣ vào Việt Nam (với 3250 dự
án) và là quốc gia đứng thứ tƣ về tổng số vốn đầu tƣ. Việt Nam cũng là quốc gia
đứng thứ nhất trong số các quốc gia tiếp nhận viện trợ phát triển (ODA) của Hàn

Quốc. Giao lƣu giữa nhân dân hai nƣớc Hàn-Việt cũng phát triển dƣới nhiều hình
thức đa dạng. Theo số liệu thống kê tính đến tháng 12 năm 2012 thì có khoảng
100.000 ngƣời Hàn Quốc đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam (tại thành phố
Hồ Chí Minh và lân cận là 85 nghìn ngƣời, tại Hà Nội và vùng ngoại vi khoảng 15
nghìn ngƣời). Ngƣợc lại, cũng có 120.468 ngƣời Việt Nam đang sinh sống và làm
việc tại Hàn Quốc. Tổng cục du lịch Hàn Quốc cũng cho biết, chỉ năm 2012 đã có
700.917 ngƣời Hàn Quốc đến du lịch ở Việt Nam và 32.141 ngƣời Việt Nam đến
thăm Hàn Quốc. Mỗi tuần có 182 chuyến bay qua lại giữa hai nƣớc, và Hàn Quốc là
quốc gia đứng thứ nhất về lƣợng khách du lịch đến thăm Việt Nam. Vì thế, số ngƣời
đã, đang học tiếng Hàn và số ngƣời mong muốn sẽ học tiếng Hàn để phục vụ cho
công việc, sinh hoạt, làm việc, sinh sống tăng lên nhanh chóng khiến cho các cơ sở
đào tạo tiếng Hàn quốc cũng phát triển rất nhanh. Bên cạnh các trƣờng đào tạo
chính quy, số các trung tâm ngoại ngữ lớn nhỏ tổ chức giảng dạy tiếng Hàn đã tăng
đến mức khó để đƣa ra đƣợc một thống kê chính xác.
Trong bối cảnh trên nhu cầu học tiếng Hàn là rất lớn nhƣng tất cả các học
viên đều khẳng định “tiếng Hàn rất khó”. Khó khăn của việc học ngoại ngữ này có
thể bắt nguồn từ nhiều lý do nhƣ sự khác biệt về văn hoá, lối sống, cách tƣ duy, và
môi trƣờng xã hội .v.v. Nhƣng theo chúng tôi, khó khăn đầu tiên và căn bản nhất
xuất phát từ sự khác biệt về đặc điểm loại hình ngôn ngữ. Thực vậy sinh viên nói
tiếng mẹ đẻ là tiếng Việt, đại diện tiêu biểu của loại hình ngôn ngữ đơn lập, khi tiếp
xúc với tiếng Hàn đại diện điển hình của loại hình ngôn ngữ chắp dính, phải đối mặt
với nhiều khó khăn do sự khác biệt ngôn ngữ gây ra.


4
Nhằm góp phần giúp sinh viên Việt Nam khắc phục những khó khăn khi học
tiếng Hàn, chúng tôi tập trung “Nghiên cứu đối chiếu phƣơng thức biểu hiện thời
gian trong tiếng Hàn và tiếng Việt” với mục tiêu chính là mô tả hệ thống biểu
hiện thời gian trong tiếng Hàn, xác định những phƣơng thức biểu hiện thời gian
tƣơng đƣơng trong tiếng Việt, phân tích những điểm giống nhau và khác nhau giữa

phƣơng thức biểu hiện thời gian trong hai ngôn ngữ; từ đó nhấn mạnh các điểm cần
lƣu ý trong quá trình giảng dạy và học tập cũng nhƣ trong quá trình dịch thuật từ
tiếng Hàn sang tiếng Việt và ngƣợc lại. Chúng tôi cũng hy vọng kết quả nghiên cứu
của luận án sẽ có những đóng góp đáng kể trên bình diện lý luận ngôn ngữ nói
chung và trên bình diện ứng dụng vào giảng dạy tiếng Hàn nói riêng.
2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận án này là thông qua nghiên cứu theo hƣớng đối chiếu phƣơng
thức biểu thị thời gian trong tiếng Hàn và Việt, góp phần làm sáng tỏ đặc điểm của
phƣơng thức biểu hiện thời gian trong các ngôn ngữ đối chiếu trong chức năng phản
ánh đặc trƣng tƣ duy văn hóa dân tộc.
Để đạt đƣợc mục đích trên, luận án đặt ra và thực hiện các nhiệm vụ sau.
2.2 Nhiệm vụ của luận án
1) Phân tích, hệ thống hóa cơ sở lí thuyết liên quan đến đề tài nghiên cứu.
2) Tổng quan tình hình nghiên cứu về biểu hiện thời gian trong tiếng Hàn và
tiếng Việt.
3) Tập trung khảo sát một trong những phƣơng thức biểu hiện thời gian là thời
và thể động từ trong tiếng Hàn và đối chiếu với tiếng Việt nhằm chỉ ra những tƣơng
đồng và khác biệt giữa hai ngôn ngữ.
4) Đề xuất một số ứng dụng kết quả nghiên cứu vào việc giảng dạy thời và thể
động từ tiếng Hàn cho sinh viên Việt Nam trên cơ sở phân tích lỗi sử dụng động từ
của sinh viên và đề xuất phƣơng pháp khắc phục.


5
3. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
3.1 Phạm trù “thời” và “thể” trong các nghiên cứu ngôn ngữ học
Theo đánh giá mới đây của Unesco, trên thế giới có 6800 ngôn ngữ. Chúng ta
đều biết trong đa số trƣờng hợp, những gì đƣợc biểu đạt ở ngôn ngữ này cũng có thể
đƣợc thể hiện ở các ngôn ngữ khác. Điều này có nghĩa các ngôn ngữ đều có những

năng lực phổ quát nhất định. Tuy nhiên mỗi ngôn ngữ lại có những năng lực đặc thù
phản ảnh tính đặc trƣng của loại hình ngôn ngữ và đặc trƣng văn hóa của dân tộc sử
dụng nó.
Khi diễn đạt một nhận định về một sự tình bất kỳ, ngƣời nói cần sử dụng các
phƣơng tiện ngôn ngữ và tuân thủ các quy tắc ngữ pháp. Trong biểu đạt ý nghĩa thời
gian các phƣơng tiện đƣợc sử dụng gồm phƣơng tiện từ vựng (hệ thống các từ chỉ
thời gian) và phƣơng tiện ngữ pháp (thời, thể, tình thái ở vị từ,.v.v) hoặc các
phƣơng tiện ngữ nghĩa phái sinh
1
hình thành. Phạm trù thời và thể đƣợc khẳng định
là những phạm trù ngữ pháp quan trọng của động từ trong các ngôn ngữ Châu Âu.
Theo giới hạn nghiên cứu trình bày trên đây, chúng tôi sẽ chỉ tập trung vào vấn đề
“thời” và “thể” trong hai ngôn ngữ Hàn-Việt.
Trƣớc hết chúng ta nhận thấy trong các nghiên cứu về ngữ pháp ngữ nghĩa tiếng
Hàn, phạm trù “thời” chiếm vị trí quan trọng, đƣợc hầu hết các công trình nghiên
cứu đề cập đến. Nhìn lại lịch sử nghiên cứu tiếng Hàn, mà khởi đầu là các nghiên
cứu về hình thái học, vấn đề “thời” trong tiếng Hàn đã thu hút đƣợc sự quan tâm
của các nhà Hàn ngữ ngay từ những năm 90 của thế kỷ trƣớc. Tựu trung lại có hai
xu hƣớng nghiên cứu chính nhƣ sau:
- Xu hƣớng thứ nhất có quan điểm độc lập thể hiện qua những nghiên cứu của
nhóm học giả quý tộc Hàn quốc, vốn là những ngƣời có quan điểm riêng, không
chịu ảnh hƣởng của các trƣờng phái nghiên cứu nào khác.


1
“Phƣơng tiện ngữ nghĩa phái sinh” là khái niệm chúng tôi tự đặt ra để chỉ những phƣơng tiện biểu
hiện vốn không phải có sẵn mà phái sinh nhờ sự kết hợp với các yếu tố xung quanh từ đó tạo ra
một giá trị biểu thị. Ví dụ: bối cảnh, tình huống, logic thoại, logic văn mạch .v.v.



6
- Xu hƣớng thứ hai chịu ảnh hƣởng của ngôn ngữ học phƣơng Tây, bắt đầu từ sau
năm 1970, khi các nhà truyền giáo đến Hàn Quốc, mang theo các kết quả nghiên
cứu ngôn ngữ học lý thuyết của châu Âu.
Cho đến nay các nhà nghiên cứu thuộc hai xu hƣớng khởi nguồn này vẫn còn
nhiều ý kiến trái ngƣợc nhau do dựa vào cơ sở lý thuyết và áp dụng phƣơng pháp
tiếp cận khác nhau. Điều này chứng tỏ phạm trù “thời” trong tiếng Hàn là một phạm
trù phức tạp, đòi hỏi phải thực hiện các nghiên cứu chuyên sâu.
Những nghiên cứu sớm nhất về “thời” trong tiếng Hàn là của Choi Kwang Ok
(1908), và Chu Si Kyung (1910). Ngay từ đầu thế kỉ 20, các tác giả đã đặt ra những
vấn đề nghiên cứu tạo tiền đề cho nhiều nghiên cứu khác.
Cụ thể, Choi Kwang Ok (1908) cho rằng trong tiếng Hàn có sự tồn tại của thời
“quá khứ của quá khứ”. Chu Si Kyung (1910) chia thời gian thành ba “thời”: hiện
tại (lúc này), quá khứ (thời điểm đã qua) và tƣơng lai (thời điểm sẽ đến) đƣợc biểu
hiện bằng cả biểu thức liên kết (hình thái tố liên kết câu) và biểu thức kết thúc (hình
thái tố kết thúc câu). Trong nghiên cứu của mình, tác giả Chu Si Kyung đã dựa vào
tiêu chí thời điểm phát ngôn (lúc này/khi đó) để phân chia và mô tả ba thời nêu trên.
Tuy nhiên ông cũng thay đổi quan điểm về thời điểm của hành động, và cho rằng về
bản chất “thể” đã chứa đựng các yếu tố biểu hiện “thời”. Nhƣ vậy tác giả đã không
tách rời hai phạm trù “thời” và “thể”. Vì thế có thể coi nghiên cứu của ông là khởi
điểm cho xu hƣớng nhận thức “thời-thể” là một phạm trù phức hợp trong tiếng Hàn.
Ngoài ra, Chu Si Kyung cũng cho rằng hình thái tố ~ 겠 có giá trị biểu thị tƣơng lai,
và đây là giá trị nội tại của hình thái tố này, không phải nhờ đến các yếu tố khác
mới có. Một phát hiện nữa của tác giả là ông đã nhận thấy hình thái tố này là lƣỡng
thái, nó vừa biểu hiện “thời” vừa biểu hiện “thể”. Kết quả nghiên cứu của Chu Si
Kyung đã khẳng định xu hƣớng cho rằng một hình thái tố có thể có hơn một giá trị
nghĩa, cụ thể là ở ~ 겠.[100]
Sau Chu Si Kyung, vào những năm 1930, Park Seung Bin (1935) và Choi Hyun
Bae (1937) đã từng bƣớc cụ thể hoá phạm trù thời trong tiếng Hàn khi các tác giả



7
mô tả, ngữ pháp hoá hoặc nghiên cứu từng hình thái tố và chỉ ra những lớp nghĩa
khu biệt của chúng. Park Seung Bin đặc biệt chú ý đến thời quá khứ hoàn thành và
thời quá khứ của quá khứ do các hình thái tố ~ 었 và ~ 었었 biểu thị. Ngoài những
nghiên cứu mô tả phƣơng thức biểu hiện thời và thể trong tiếng Hàn nói chung,
Choi Hyun Bae còn có một số nghiên cứu về giá trị biểu hiện nghĩa hoàn thành mà
hình thái tố ~ 었 là công cụ biểu hiện.
Sau Choi Hyun Bae, Martin, S.E. (1954), Kim Ik Byung (1976), Lee Seung Uk
(1977) đã phân tích sâu các giá trị ngữ nghĩa của các hình thái tố biểu hiện thời
gian. Các tác giả đã xác định ý nghĩa thời, thể đƣợc biểu đạt bởi hình thái tố ~
는/ㄴ(chỉ hiện tại) trong các tổ hợp kết thúc câu ~ 는다/ㄴ다, và cho rằng cần phải
tách hình thái tố ~ 는/ㄴ (chỉ hiện tại ) này ra khỏi cấu trúc kết thúc ~ 는다/ㄴ다 để
xem xét giá trị biểu đạt thời và thể của nó.
Giai đoạn sau 1970, các nghiên cứu về thời trong tiếng Hàn đã phát triển mạnh
mẽ cả về số lƣợng và chất lƣợng. Phải nói rằng, ở giai đoạn này, lý luận ngôn ngữ
châu Âu đƣợc các nhà truyền giáo phƣơng Tây đƣa vào Hàn Quốc đã đƣợc các nhà
ngôn ngữ học bản địa nhanh chóng tiếp thu và ứng dụng rộng rãi. Điều này giải
thích vì sao ở giai đoạn này đa số quan điểm nghiên cứu, lý luận ngôn ngữ Hàn nói
chung và các nghiên cứu về biểu hiện thời gian trong tiếng Hàn nói riêng trùng hợp
với các luận điểm của ngôn ngữ học châu Âu. Ngoài ra, các hình thái tố biểu hiện
“thời” trong tiếng Hàn cũng đƣợc nghiên cứu theo mô hình khung thời gian ngữ
pháp của các ngôn ngữ châu Âu.
Tiếp thu những thành quả nghiên cứu có trƣớc mà chủ yếu là các công trình coi
“thời” là trọng tâm, ở thời kỳ này, các tác giả đã xem xét lại các hình thức biểu hiện
thời gian trong tiếng Hàn và nhƣ các công trình nghiên cứu trƣớc đó công nhận hình
thái tố là đa trị, vì ngoài chức năng biểu đạt “thời” nó còn có giá trị biểu đạt “thể”
và “tình thái”. Nhìn tổng thể, giai đoạn sau 1970, các nghiên cứu về “thời” trong
tiếng Hàn đều tập trung giải quyết các vấn đề sau:
- Thứ nhất: xem xét lại quan điểm về “thời”,



8
- Thứ hai: nhận diện lại các giá trị về “thể”,
- Thứ ba là xác định giá trị tình thái trong các cấu trúc câu, và các loại câu.
Từ đó hình thành ba nhóm nghiên cứu chính là:
- Nhóm 1: Theo quan điểm hình thái tố biểu thị thời hoặc thể, tình thái là những đơn
vị độc lập. Đây là các nghiên cứu chủ trƣơng áp dụng phƣơng pháp phân tích theo
các phạm trù ngữ pháp truyền thống.
- Nhóm 2: Cho rằng hình thái tố có thể có chức năng kép, vừa biểu hiện thời vừa
biểu hiện thể, nói cách khác, một hình thái tố đồng thời biểu hiện ý nghĩa thời” và ý
nghĩa “thể”. Đại diện tiêu biểu của xu hƣớng này là Nam Ki Sim.
-Khác với hai nhóm trên, nhóm 3 bảo vệ quan điểm một hình thái tố đồng thời có
thể biểu thị cả thời, thể và tình thái. Đại diện của xu hƣớng này là Kim Seok Tuk
(1974) và Seo Jeong Soo (1976).
Sau đây chúng ta sẽ xem xét vấn đề này ở tiếng Việt. Có thể dễ dàng tìm thấy
nhiều khuynh hƣớng khác nhau trong tiếp cận và nghiên cứu về vấn đề thời và thể.
Xét theo thời gian, có thể xác định các khuynh hƣớng sau.
Thứ nhất: những nghiên cứu về phạm trù thời gian trong tiếng Việt đƣợc thực
hiện ở giai đoạn trƣớc những năm 1960 chịu ảnh hƣởng của ngôn ngữ học Châu Âu.
Các nghiên cứu này đƣợc chia thành hai khuynh hƣớng rõ rệt là:
- Khuynh hƣớng mô phỏng ngữ pháp nhà trƣờng: lấy ngữ pháp tiếng Pháp làm
chuẩn và tìm kiếm những sự tƣơng ứng trong biểu hiện ý nghĩa thời và thể trong
tiếng Việt. Tiêu biểu là các nghiên cứu của Trƣơng Vĩnh Kí (1883), Bùi Đức
Tịnh (1952) [39:2]
- Khuynh hƣớng phủ nhận phạm trù thời thể trong tiếng Việt cho rằng các biểu
hiện về thời trong tiếng Việt là sử dụng các trạng từ chỉ thời gian làm túc từ.
Thứ hai: giai đoạn sau những năm 1960, các nhà Việt ngữ học đã bắt đầu có
những nghiên cứu không mô phỏng hoặc chịu ảnh hƣởng của ngôn ngữ học châu



9
Âu. Các công trình nghiên cứu thực hiện ở giai đoạn này với số lƣợng rất lớn, đều
tập trung tranh luận về các vấn đề quan trọng nhƣ:
- Tiếng Việt có thời hay không có thời ? Đây là vấn đề cốt lõi đƣợc đặt ra trong
các nghiên cứu của Nguyễn Kim Thản (1977), Đào Thản (1979), Lê Quang
Thiêm (1989) .v.v. Đáng chú ý là công trình của Nguyễn Minh Thuyết chủ
trƣơng coi thời và thể là hai phạm trù ngữ pháp thực sự tồn tại trong tiếng Việt
và nghiên cứu của ông đã rất thuyết phục ở chỗ chứng minh đƣợc một cách rõ
ràng sự khu biệt giữa những bộ phận đối lập nhau (tƣơng lai/phi tƣơng lai, hoàn
thành/phi hoàn thành .v.v.) [39:9]
- Thời là phạm trù độc lập hay là phạm trù gắn với phạm trù thể và tình thái ? Trả
lời câu hỏi này, Đinh Văn Đức (2001) cho rằng tiếng Việt có thời mà không có
thể. Ngƣợc lại các tác giả Cao Xuân Hạo (1998), Phan Thị Minh Thuý (2002),
nhận định rằng tiếng Việt không tồn tại thời và chỉ tồn tại thể.
- Thời trong tiếng Việt đƣợc chia thành 1 thời, 2 thời hay 3 thời? Vấn đề này đƣợc
nêu trong các nghiên cứu của các tác giả Đào Thản (1979), Lê Quang Thiêm
(1989), Nguyễn Minh Thuyết (1995).
Cũng có nhiều ý kiến khác nhau thảo luận về giá trị ngữ pháp-ngữ nghĩa của các
từ đã, đang, sẽ chỉ thời gian trong tiếng Việt. Theo Nguyễn Văn Thành: các từ đã,
đang, sẽ, xong, hết, được, nổi, .v.v đóng vai trò rất quan trọng trong cấu trúc ngữ
pháp tiếng Việt bởi chúng tạo nên những cấu trúc đối lập về thời gian của một hành
động [35:52]. Quan điểm của Cao Xuân Hạo (1998), Nguyễn Thị Quy (1995) rất
đáng chú ý khi các tác giả cho rằng các từ đã, đang, sẽ là vị từ trung tâm, vị từ tình
thái. Theo một số tác giả khác nhƣ Nguyễn Kim Thản (1977), hay Diệp Quang Ban
(2000), các từ nêu trên là những từ chỉ thời, thể, ngoài ý nghĩa thời gian, chúng còn
biểu hiện thể tiếp diễn hoặc thể hoàn thành. Khác với những ý kiến trên có tác giả
cho rằng đây là những phó động từ với chức năng làm trợ từ cho các động, tính từ
trung tâm nhƣ Nguyễn Kim Thản (1977), hay Diệp Quang Ban (2000); hoặc xếp
chúng vào lớp từ đặc biệt nhƣ Bùi Đức Tịnh (2003). Trong công trình của mình,



10
Dƣơng Hữu Biên (2007) còn nêu ra vấn đề về sự tƣơng tác giữa thể ngữ pháp và thể
từ vựng. Tác giả này thậm chí còn cho rằng cần nghiên cứu chi tiết hơn, sâu hơn sự
khu biệt của tính thể theo một phối cảnh xuyên ngôn ngữ. Nhƣ vậy vấn đề “thể”
ngày càng đƣợc nhìn nhận là một vấn đề thực sự phức tạp.
Sự ra đời của ngôn ngữ học tri nhận với quan niệm tƣ duy về thời gian của con
ngƣời gắn chặt với tƣ duy về sự chuyển động của không gian, haynói cách khác,
nghĩa thời gian xuất phát từ nguồn nghĩa không gian, đã có ảnh hƣởng đến các
nghiên cứu gần đây về thời và thể. Áp dụng phƣơng pháp tiếp cận của ngôn ngữ học
tri nhận, các tác giả Nguyễn Đức Dân (1996), Lí Toàn Thắng (2002) .v.v đã nghiên
cứu một cách có hệ thống những vấn đề ngữ pháp học thuần tuý cũng nhƣ những
vấn đề thuộc ngoại vi ngôn ngữ.
Một nghiên cứu gần đây nhất của tác giả Trang Phan (2013) dƣới góc nhìn của
ngữ pháp tạo sinh cho rằng một số nghĩa ngữ pháp của các phạm trù thời, thể, tình
thái .v.v là đặc tính của các cấu hình cú pháp nào đó chứ không phải là đặc tính bản
thân các mục từ từ vựng biểu đạt. Khảo sát cấu trúc cú pháp đa tầng của tiếng Việt,
nghiên cứu của Trang Phan (2013) đã chỉ ra rằng trong tiếng Việt sẽ có chức năng
đánh dấu thời ngôn ngữ (Tense Phrase), đang, đã có chức năng ngoại thể ngữ (outer
Aspect Phrase). Nhƣ vậy bản chất ngữ pháp của các từ đã, đang, sẽ với ý nghĩa biểu
hiện thời gian vẫn còn đƣợc giới Việt ngữ học tiếp tục thảo luận. Chúng tôi sẽ đi
sâu tìm hiểu vấn đề này ở chƣơng 3 của luận án này.
3.2. Phạm trù “thời” và “thể” trong các nghiên cứu ứng dụng giảng dạy tiếng Hàn
Các nghiên cứu về biểu hiện thời gian trong tiếng Hàn phục vụ cho mục đích
giảng dạy tiếng Hàn nhƣ một ngoại ngữ trƣớc hết tập trung vào việc mô tả ngữ pháp
tiếng Hàn. Có thể kể công trình của Kim Je Yeol (2001), (2003), (2004), một nghiên
cứu có nhiều đóng góp quan trọng. Tiếp theo là các nghiên cứu phân tích lỗi của
ngƣời học của một số tác giả nhƣ Lee Jeong Hee (2001, 2002, 2003), No Jae Un
(2001), Song Ji Yoen (2002), Han Jeong Hee (2003), Lee Hae Young (2003), Park

Son Hee (2004) , Kim Ho Jeong (2004), (2006) và của các nhà nghiên cứu ngoài


11
Hàn Quốc, chuyên gia về lí luận giảng dạy tiếng Hàn nhƣ một ngoại ngữ nhƣ
Morimoto Kachuhiko (2002), Song Bi Rak (2005).
Theo Kim Jea Joen (2003), cần phải thay đổi phƣơng pháp mô tả ngữ pháp
tiếng Hàn nói chung và trình bày vấn đề biểu hiện thời gian của tiếng Hàn nói riêng
trong sách giáo khoa dạy tiếng Hàn cho ngƣời nƣớc ngoài. Cụ thể là thay vì áp đặt
ngay quan điểm coi những biểu hiện thời gian trong tiếng Hàn là “một phạm trù ngữ
pháp” cần từng bƣớc nêu và giải quyết vấn đề. Điều này có nghĩa việc giảng dạy
các hình thái tố biểu hiện thời gian trong tiếng Hàn phải chia thành hai giai đoạn.
Giai đoạn một có nhiệm vụ cung cấp cho ngƣời học những khái niệm cơ bản liên
quan đến thời quá khứ, hiện tại, tƣơng lai đơn đƣợc biểu thị bởi các hình thái tố
tƣơng ứng. Giai đoạn hai nhằm mục tiêu phân tích những giới hạn cụ thể, những
ngoại lệ của từng trƣờng hợp sử dụng các hình thái tố đã trình bày ở giai đoạn một,
đồng thời hệ thống hoá cách dùng các hình thái tố, chỉ ra những trƣờng hợp ngoại
lệ, bất quy tắc. Có thể nói tác giả đã chỉ ra một cách chính xác những hạn chế trong
quá trình giảng dạy và đã đề xuất phƣơng pháp khắc phục những hạn chế đó một
cách hợp lý là mô hình hóa về mặt lý thuyết. Tuy nhiên, đề xuất này của Kim Jea
Joen (2003) vẫn chƣa đƣợc áp dụng trong việc cải tiến các chƣơng trình sách giáo
khoa giảng dạy tiếng Hàn cho ngƣời nƣớc ngoài và lý thuyết của ông không đƣợc
tất cả các nhà nghiên cứu đồng tình do thiếu tính khả thi. Nói cách khác, thực tiễn
giảng dạy cho thấy ý định lý thuyết hóa ngữ pháp là điều không dễ dàng thực hiện.
Xem xét các công trình nghiên cứu phân tích lỗi của ngƣời nƣớc ngoài học
tiếng Hàn, chúng tôi nhận thấy các tác giả đã chỉ ra đƣợc nguyên nhân mắc lỗi bắt
nguồn từ các yếu tố chính nhƣ: ảnh hƣởng của tiếng mẹ đẻ đối với quá trình tiếp thu
ngoại ngữ, khả năng vận dụng các biểu thức ngôn ngữ, phƣơng tiện biểu đạt đặc thù
của ngoại ngữ, yếu tố về môi trƣờng và sách giáo khoa v.v. Ở lĩnh vực này, Lee
Jeong Hee (2001), (2002), (2003) đã thực hiện một số điều tra và cho thấy sinh viên

ngƣời Nhật Bản mà tiếng mẹ đẻ thuộc cùng loại hình ngôn ngữ với tiếng Hàn Quốc
lại có tỉ lệ mắc lỗi cao hơn so với ngƣời học mà tiếng mẹ đẻ của họ thuộc loại hình
ngôn ngữ khác. Lee Hae Young (2003) tập trung nghiên cứu lỗi của học viên Trung


12
Quốc qua nguồn dữ liệu là văn bản viết và cả lời thoại ghi âm. Kết quả nghiên cứu
cho thấy, khác với học viên Nhật Bản, học viên Trung Quốc mà tiếng mẹ đẻ thuộc
loại hình ngôn ngữ đơn lập, gặp rất nhiều khó khăn trong việc lựa chọn và sử dụng
chính xác các hình thái tố biểu hiện thời gian trong các câu ghép tiếng Hàn. Ngoài
ra là các công trình nghiên cứu của một số giáo sƣ ở các trƣờng đại học ngoài Hàn
Quốc nhƣ Nhật Bản, Mông Cổ, Trung Quốc.v.v đã cố gắng lý giải những lỗi sai mà
học viên nƣớc đó mắc phải dƣới lăng kính của ngôn ngữ học đối chiếu.
Dù còn ít ỏi nhƣng phải công nhận rằng những thành quả nghiên cứu trong
lĩnh vực ứng dụng thành quả của ngôn ngữ học đối chiếu vào lí luận dạy học ngoại
ngữ đã có nhiều đóng góp tích cực vào công cuộc giảng dạy tiếng Hàn nhƣ một
ngoại ngữ. Tuy nhiên cho đến nay, theo hiểu biết của chúng tôi, chƣa có công trình
nghiên cứu đối chiếu Hàn-Việt nào đƣợc thực hiện, cũng chƣa có công trình nghiên
cứu nào về giáo học pháp ngoại ngữ tiếng Hàn ứng dụng kết quả của nghiên cứu đối
chiếu hai ngôn ngữ dành cho học viên Việt Nam. Vì thế chúng tôi dành chƣơng 4
của luận án này để thảo luận về những vấn đề giáo học pháp tiếng Hàn nhƣ một
ngoại ngữ, dựa trên các kết quả nghiên cứu đối chiếu đã đạt đƣợc. Chính từ góc độ
của nghiên cứu ngôn ngữ học ứng dụng, cụ thể là nghiên cứu ngôn ngữ áp dụng vào
giảng dạy, ở luận án này chúng tôi không nghiên cứu riêng biệt một đối tƣợng cụ
thể là “thời”, “thể” hay “tình thái”. Thay cho những phạm trù riêng lẻ này chúng tôi
chọn “sự biểu hiện thời gian” trong tiếng Hàn. Sở dĩ có sự lựa chọn này vì khi giảng
dạy ngữ pháp ở trƣờng học, cần phải chỉ ra cho ngƣời học bản chất và ý nghĩa đặc
trƣng của mỗi hình thái tố biểu hiện thời gian của một ngôn ngữ thay vì chỉ mô tả ý
nghĩa ngữ pháp của chúng theo các phạm trù thời, thể nhƣ ở các nghiên cứu trƣớc đây.
4. PHƢƠNG PHÁP VÀ THỦ PHÁP NGHIÊN CỨU

Những phƣơng pháp nghiên cứu chính đƣợc sử dụng trong luận án này là:
a. Phƣơng pháp miêu tả: áp dụng cho việc mô tả những biểu hiện thời gian trong
tiếng Hàn trên bình diện đặc trƣng hình thái, cấu trúc, và ý nghĩa.


13
b. Phƣơng pháp đối chiếu: chúng tôi xác định mẫu số chung cho cả hai ngôn ngữ
Hàn-Việt dùng làm căn cứ đối chiếu là những hình thức biểu hiện thời gian trong
hai ngôn ngữ này. Từ điểm nhìn này, chúng tôi sẽ xem xét, phân tích các phƣơng
tiện biểu hiện thời gian mà hai ngôn ngữ sử dụng để phát biểu về sự tƣơng đồng hay
khác biệt giữa chúng. Nhƣ vậy các bƣớc đối chiếu mà chúng tôi sẽ thực hiện gồm:
- Bƣớc 1: Phân tích đối chiếu các phƣơng tiện biểu hiện thời gian trong hai hệ thống
ngôn ngữ, đặc biệt là các phạm trù thời và thể.
- Bƣớc 2: Kiểm chứng các kết quả đối chiếu đã thu đƣợc trên bình diện hệ thống
ngôn ngữ bằng cách phân tích các bản dịch song ngữ Hàn- Việt và Việt-Hàn, để
khẳng định hoặc xem xét lại các giá trị ý nghĩa ngữ pháp của các hình thái tố biểu
thị thời gian từ góc độ ngôn ngữ sử dụng thực tế.
- Bƣớc 3: Phân tích các lỗi về dùng thời thể động từ tiếng Hàn mà học viên Việt
Nam thƣờng mắc từ nguồn dữ liệu thực tế là bài viết bằng tiếng Hàn của sinh viên,
nhằm một lần nữa khẳng định sự khác biệt cơ bản giữa hai ngôn ngữ và những khó
khăn mà sự khác biệt này gây ra cho ngƣời học, từ đó giúp cho các nhà giáo học
pháp ngoại ngữ xác định đƣợc một chiến lƣợc sƣ phạm phù hợp
Ngoài ra, luận án cũng sử dụng một số thủ pháp khác nhƣ thống kê trong quá trình
khảo sát lỗi và khái quát các nhóm lỗi, phân tích định tính, phân tích định lƣợng các
dữ liệu thu thập đƣợc từ bản dịch song ngữ và bài viết của sinh viên Việt Nam. .
5. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI VÀ CỨ LIỆU NGHIÊN CỨU
Đối tƣợng nghiên cứu của luận án là các phƣơng thức biểu thị thời gian trong
tiếng Hàn và trong tiếng Việt.
Về phạm vi nghiên cứu, phƣơng thức biểu thị thời gian trong các ngôn ngữ
là một đề tài rất rộng. Trong khuôn khổ của một luận án, khó có thể giải quyết hết

tất cả các vấn đề liên quan. Chính vì vậy, trong công trình này chúng tôi chỉ tập
trung vào vấn đề thời và thể trong tiếng Hàn và đối chiếu với tiếng Việt. Sự giới hạn
này xuất phát từ những lý do sau.


14
Nhƣ chúng ta biết, phạm trù thời gian đƣợc biểu đạt bằng nhiều phƣơng tiện,
trong đó có phƣơng tiện từ vựng và ngữ pháp. Tuy nhiên tính thích đáng của một
nghiên cứu là tập trung làm sáng tỏ những điểm nổi trội, những nét đặc thù của một
ngôn ngữ. Thực tế cho thấy thời và thể động từ là một phƣơng tiện ngữ pháp biểu
hiện thời gian điển hình của tiếng Hàn, trong khi đó những vấn đề liên quan đến
phạm trù thời và thể vẫn đang đƣợc tiếp tục tranh luận trong giới Việt ngữ học. Do
vậy đề cập đến vấn đề phức tạp này sẽ là một thách thức lớn, nhƣng có thể tìm ra
đƣợc những điểm đáng chú ý trong hai ngôn ngữ. Mặt khác, các hình thái tố biểu thị
thời và thể động từ tiếng Hàn có cấu tạo và hoạt động vô cùng phức tạp, rất khác
biệt so với các hƣ từ chỉ thời gian của tiếng Việt. Đây là nguồn gốc của những khó
khăn trong dạy và học tiếng Hàn nhƣ một ngoại ngữ. Vì vậy việc tập trung tìm hiểu
sâu một một phạm trù ngữ pháp điển hình của một ngôn ngữ sẽ giúp chúng ta áp
dụng đƣợc các kết quả nghiên cứu trong giảng dạy ngôn ngữ đó một cách hiệu quả.
Hơn nữa nếu xét đến lớp từ vựng chỉ thời gian (bây giờ, hôm nay, sau đó…) ta thấy
phƣơng tiện biểu hiện này đều tồn tại trong hai ngôn ngữ. Nhƣng kinh nghiệm
giảng dạy nhiều năm của chúng tôi cho thấy việc nhận diện ý nghĩa của lớp từ đó
không gây khó khăn lớn cho ngƣời học tiếng Hàn. Vì vậy chúng tôi chỉ nghiên cứu
các phƣơng tiện ngữ pháp.
Đó là lý do vì sao một nghiên cứu về biểu hiện thời gian trong tiếng Hàn và đối
chiếu với tiếng Việt lại tập trung chủ yếu vào các phạm trù thời và thể.
Ngoài ra, nhằm mục đích phục vụ trực tiếp cho công tác giảng dạy, cụ thể là cải
tiến nội dung ngữ pháp học đƣờng, nghiên cứu của chúng tôi không thực hiện theo
đƣờng hƣớng ngôn ngữ học tri nhận, loại trừ các yếu tố khả biến nhƣ ngữ dụng, ngữ
cảnh mà chỉ xem xét các giá trị ổn định là cú pháp và ngữ nghĩa.

Về cứ liệu, nguồn cứ liệu phục vụ cho nghiên cứu này đƣợc thu thập từ:
- Các công trình nghiên cứu về Việt ngữ học và Hàn ngữ học.
- Các tài liệu tiếng Hàn trích từ báo chí, tác phẩm văn học Hàn quốc có văn phong
chuẩn mực.


15
- Một số bản dịch song ngữ Hàn – Việt và Việt – Hàn.
- Bản dịch tiếng Hàn cuốn tiểu thuyết “Cánh đồng bất tận” của nhà văn
Nguyễn Ngọc Tƣ, dịch giả Ha Jae Hong, Nhà xuất bản Dongso, xuất bản
tháng 5 năm 2008.
- Bản dịch tiếng Việt tiểu thuyết “Ngƣời ăn chay” của tác giả Hang Kang
(Hàn Quốc), ngƣời dịch Hoàng Hải Vân, Nhà xuất bản Trẻ, xuất bản tháng 1
năm 2011.
Đây là một sự lựa chọn ngẫu nhiên với đề tài nghiên cứu. Bởi trƣớc khi tiến
hành khảo sát nguồn cứ liệu này chúng tôi đã không thử khảo sát ở bất cứ tài liệu
nào tƣơng tự.
- Các tƣ liệu khảo sát, quan sát của cá nhân nghiên cứu sinh.
- Một số lƣợng lớn bài viết luận bằng tiếng Hàn của sinh viên Việt Nam.
6. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN
Những đóng góp quan trọng nhất của luận án này là:
- Xây dựng đƣợc một khung lý thuyết tổng quan các xu hƣớng nghiên cứu chính
về biểu hiện thời gian trong ngôn ngữ, trong đó nhấn mạnh sự phân biệt giữa
thời gian vật chất và thời gian ngữ pháp
- Mô tả sự hoạt động và nêu bật tính đặc thù của các phƣơng thức biểu hiện thời
gian trong tiếng Hàn, đặc biệt là thời và thể động từ.
- Làm sáng tỏ sự tƣơng đồng và khác biệt trong chức năng, hoạt động của các
phƣơng tiện biểu hiện thời gian trong hai ngôn ngữ Hàn -Việt, đặc biệt là các
hình thái tố tiếng Hàn và các hƣ từ chỉ thời gian trong tiếng Việt.
- Cung cấp một bản tổng kết đầy đủ mang tính hệ thống, khái quát về giá trị ngữ

pháp - ngữ nghĩa của các hình thái tố biểu hiện thời gian trong tiếng Hàn và
những đơn vị tƣơng đƣơng trong tiếng Việt, đồng thời kiểm chứng những giá trị
đó qua các bản dịch song ngữ, có nghĩa là qua thực tế sử dụng ngôn ngữ.
- Trên phƣơng diện lí luận dạy học, đây là công trình đầu tiên áp dụng kết quả
nghiên cứu đối chiếu để phân tích lỗi của học viên Việt Nam trong sử dụng các


16
phƣơng tiện biểu hiện thời gian tiếng Hàn. Trên cơ sở phân tích, khái quát hóa
các nhóm lỗi một cách hệ thống, và chỉ ra phƣơng pháp khắc phục, luận án đã đề
xuất một chiến lƣợc sƣ phạm phù hợp với đối tƣợng sinh viên chuyên ngữ.

7. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN
Luận án gồm 171 trang, trong đó có 148 trang chính văn, 21 trang phụ lục và
danh mục tham khảo. Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án gồm 4 chƣơng.
Chƣơng 1: Cơ sở lí luận của luận án
Trong chƣơng này chúng tôi đề cập đến những vấn đề có tính lí luận căn bản về
phƣơng thức biểu hiện thời gian trong ngôn ngữ, cụ thể là vấn đề thời gian ngữ
pháp. Liên quan đến phƣơng tiện ngữ pháp biểu hiện thời gian chúng tôi tiến hành
xem xét lại vấn đề phạm trù “thời” và phạm trù “thể” trong ngôn ngữ nói chung và
trong hai ngôn ngữ Hàn- Việt nói riêng.
Chƣơng 2: Phƣơng thức biểu đạt ý nghĩa thời gian trong tiếng Hàn
Trong giới hạn đối tƣợng nghiên cứu, chƣơng này tập trung trình bày các hình
thái tố ngữ pháp chỉ thời gian trong tiếng Hàn dƣới các biểu thức kết thúc câu, biểu
thức liên kết câu và biểu thức định từ đồng thời đề cập đến các vấn đề về hình thái
tố chỉ thể trong tiếng Hàn.
Chƣơng 3: Đối chiếu phƣơng thức diễn đạt ý nghĩa thời gian trong tiếng Hàn và
tiếng Việt
Ở chƣơng này kế thừa thành quả nghiên cứu về Việt ngữ học của các tác giả đi
trƣớc chúng tôi nêu ra một số vấn đề chung trong phƣơng thức diễn đạt ý nghĩa thời

gian trong tiếng Việt và xem xét những giá trị ổn định của các hƣ từ đã, đang, sẽ
trong chức năng biểu đạt ý nghĩa thời gian. Sau đó, căn cứ vào sự khác biệt về đặc
điểm loại hình giữa tiếng Hàn và tiếng Việt chúng tôi tiến hành đối chiếu cách dịch
các thời quá khứ, hiện tại, tƣơng lai trong tiếng Hàn sang tiếng Việt và ngƣợc lại.
Kết quả đối chiếu cho phép chúng tôi bƣớc đầu khái quát các trƣờng hợp dịch tƣơng
đƣơng giữa hai ngôn ngữ.


17
Chƣơng 4: Những vấn đề dạy và học phƣơng thức biểu đạt ý nghĩa thời gian
trong tiếng Hàn cho ngƣời Việt
Chƣơng này tập trung phân tích lỗi và khái quát các nhóm lỗi của sinh viên Việt
Nam học tiếng Hàn, chỉ ra các nguyên nhân và cơ chế mắc lỗi từ đó đề xuất phƣơng
pháp giảng dạy cách diễn đạt ý nghĩa thời gian trong tiếng Hàn có khai thác các
thành quả của nghiên cứu đối chiếu đã thực hiện ở chƣơng 3.

×