UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CÔNG TY TNHH NN MTV GIỐNG GIA SÚC HÀ NỘI
******************
DỰ ÁN
ỨNG DỤNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, LAI TẠO GIỐNG BÒ BBB
TRÊN NỀN ĐÀN BÒ THỊT LAI SIND THÀNH ĐÀN BÒ LAI F1 HƯỚNG THỊT
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Hà Nội, Năm 2011
THÔNG TIN CHUNG
1. Tên dự án: Ứng dụng kết quả nghiên cứu, lai tạo giống bò BBB trên nền đàn bò
thịt lai Sind thành đàn bò lai F1 hướng thịt trên địa bàn thành phố Hà Nội
2. Cơ quan chủ quản: UBND thành phố Hà Nội.
3. Cơ quan chỉ đạo kỹ thuật: Sở Nông nghiệp &PTNT Hà Nội
4. Cơ quan thực hiện: Công ty TNHH Nhà Nước MTV Giống gia súc Hà Nội.
5. Thời gian thực hiện: 05 năm ( 2012 – 2016 )
6. Các đơn vị phối hợp, tham gia dự án:
- Phòng, ban chuyên môn Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nội
- Trung tâm Phát triển Chăn nuôi Hà Nội
- Trung tâm Khuyến nông Hà Nội
- Chi cục Thú y Hà Nội.
- Các huyện tham gia dự án: Sóc Sơn, Gia Lâm, Ba Vì, Chương Mỹ, Phúc
Thọ, Đan Phượng, Phú Xuyên.
7. Nguồn kinh phí thực hiện dự án: ngân sách Thành phố và vốn đầu tư của nông
hộ.
2
PHẦN I
CÁC CĂN CỨ XÂY DỰNG DỰ ÁN VÀ
SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ, MỤC TIÊU ĐẦU TƯ
I. Sự cần thiết đầu tư dự án
Thịt, trứng, sữa là những thực phẩm không thể thiếu được của con người.
Tiêu thụ thịt động vật của x· héi tăng rất nhanh. So sánh năm 1999 với năm 1964,
mức tiêu thụ thịt bình quân đầu người trên thế giới tăng 150,4% (từ 24,2kg lên
36,4kg). D ki n n n m 2030 m c tiêu th th t bình quân m t ng i m tự ế đế ă ứ ụ ị ộ ườ ộ
n m l ă à 45,3 kg, trong đó ở các nước phát triển: 100,1kg; các nước đang phát triển:
58,5 kg.
Ở Việt Nam, từ năm 2000 đến năm 2010 mức tiêu thụ thịt bình quân đầu
người một năm tăng 188,89% (từ 18kg lên 34kg), riêng thịt bò tăng 300% (từ 2kg
lên 7kg). Đặc biệt tập quán sử dụng thịt tươi sống ở Việt Nam yêu cầu chăn nuôi tại
chỗ càng phát triển.
Đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước, chiến lược phát triển chăn nuôi đến
năm 2020 của Việt Nam chủ trương tăng tỷ lệ của ngành chăn nuôi trong nông
nghiệp từ 28% năm 2009, 32% năm 2010 lên 38% năm 2015 và 42% năm 2020.
Trong những năm 2011 – 2015 Hà Nội phấn đấu tốc độ phát triển kinh tế
bình quân 10-11% năm. Nhiều khu đô thị, khu công nghiệp mới hình thành, nhu
cầu phát triển du lịch tăng cao, đời sống và thu nhập của nhân dân ngày càng được
cải thiện. Dân số Hà Nội ước tính tới tháng 6 năm 2011 là 6.758.000 người, nếu kể
cả khách du lịch, nhân viên ngoại giao, khách vãng lai và lao động ngoại tỉnh thì
dân số ở Hà Nội tới 8–9 triệu người, nhu cầu tiêu dùng thực phẩm ngày càng lớn.
Giá thịt bò hơi năm 2010 bình quân 40.000 – 45.000 đ/kg, năm 2011 lên tới 50 –
60.000đ/kg bò hơi, người chăn nuôi bò thịt có lợi nhuận và thu nhập cao.
3
Tuy nhiên chăn nuôi bò thịt ở Hà Nội phân tán nhỏ lẻ: trong số 133.431 hộ
chăn nuôi bò chỉ có 2.102 hộ nuôi từ 5 bò trở lên. Nghề chăn nuôi bò thịt mới bước
đầu phát triển. Thịt bò cung ứng cho người tiêu dùng phần lớn từ bò già hoặc những
bò bê không còn khả năng sản xuất, nhìn chung chưa có thịt của bò được nuôi
chuyên thịt hoặc của bò thuộc giống có chất lượng cao. Năm 2010 chăn nuôi bò thịt
của Hà Nội mới chỉ có tổng đàn 176.885 con, sản xuất được 8.694 tấn thịt hơi, đáp
ứng 5-6,5% nhu cầu thịt bò của tiêu dùng. Muốn phát triển nuôi bò thịt năng suất
cao, chất lượng thịt tốt theo hướng sản xuất hàng hoá, từ đó tăng thu nhập, tạo việc
làm và giảm nghèo cho nông dân thì cần cải tiến nâng cao chất lượng giống bò cái
nền đi đôi với mở rộng nuôi bò thịt cao sản, chất lượng thịt cao và an toàn, đồng
thời ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới về dinh dưỡng, thú y
Giống bò Vàng của Việt Nam tầm vóc bé: ở tuổi trưởng thành con cái nặng
160-200kg; con đực nặng 250-280kg, khả năng sản xuất thấp: tỷ lệ thịt xẻ 40-44%.
Chương trình cải tiến và nâng cao chất lượng giống bò thịt qua nhiều năm, nhất là
giai đoạn 2007-2010 với dự án cải tiến nâng cao chất lượng đàn bò thịt của Thành
phố, đã phối tinh bò đực giống RedSindhi và Brahman làm nâng cao tầm vóc cũng
như sức sản xuất của đàn bò và từng bước trang bị kỹ thuật chăn nuôi bò thịt cho hộ
chăn nuôi của thành phố. Kết quả điều tra ở 7 huyện ngoại thành có 75-82% bò thịt
là bò lai Sind và lai Brahman có chất lượng tốt, đa số các hộ chăn nuôi có kinh
nghiệm và ý thức ứng dụng tiến bộ kỹ thuật. Để nâng cao khả năng sản xuất thịt của
bò, trong những năm gần đây nước ta đã nhập giống bò ngoại bằng tinh của một số
giống bò thịt nước ngoài như: Simental, Limousine, Charolais, Santa Gertrudis,
BlancBlueBelge (BBB) để phối giống với đàn bò lai Sind. So sánh kết quả theo dõi
sức sản xuất của con lai, khi lai các giống trên với bò lai Sind, thì con lai F
1
(BBB
x lai Sind) cho kết quả tốt hơn hẳn: tỷ lệ thụ thai cao, bê lai F
1
BBB khoẻ, ít bệnh,
tăng trọng nhanh, tỷ lệ thịt xẻ và thịt tinh cao, chất lượng thịt tốt, thịt thơm màu sắc
đẹp và dinh dưỡng cao. Công thức lai đem lại hiệu quả kinh tế tốt cho người chăn
nuôi.
Tiêu thụ thịt chủ yếu qua thương lái (theo điều tra là 80,6%), nguồn cung thịt
bò cho thành phố hiện tại chủ yếu do các nhà cung cấp nhỏ lẻ. Đến năm 2010 mới
có 2 xí nghiêp và 5 cơ sở tập trung giết mổ lợn, vì vậy rất khó khăn trong việc kiểm
soát vệ sinh an toàn thực phẩm. Để đáp ứng nhu cầu được tiêu dùng thực phẩm an
toàn có kiểm soát, Hà Nội chủ trương xây dựng các cơ sở giết mổ gia súc tập trung,
4
hiện đại. Khi đó nhu cầu nguyên liệu, bò thịt có chất lượng cao, có kiểm soát cho
đầu vào của giết mổ là rất lớn.
Những cơ sở trên đã xác định sự cần thiết thực hiện dự án “Ứng dụng kết
quả nghiên cứu, lai tạo giống bò BBB trên nền đàn bò thịt lai Sind, thành đàn bò
lai F1 hướng thịt trên địa bàn thành phố Hà Nội”.
II. Những căn cứ xây dựng dự án
2.1.Những căn cứ pháp lý
2.1.1 Căn cứ Luật an toàn thực phẩm có hiệu lực từ tháng 7/2011.
2.1.2 Căn cứ quyết định số 10/2008/QĐ-TTg ngày 16/01/2008 của Thủ
tướng chính phủ phê duyệt “chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020”
2.1.3Căn cứ quyết định số 2194/QĐ–TTg ngày 25/12/2009 của Thủ tướng
chính phủ phê duyệt đề án phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và
giống thủy sản đến năm 2020.
2.1.4 Căn cứ quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 7 tháng 11 năm 2009 của
Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án " đào tạo nghề cho lao động nông
thôn đến năm 2020"
2.1.5 Căn cứ mục tiêu, phương hướng phát triển bò thịt giai đoạn 2006-2010-
2015 của Bộ NN & PTNT tại hội nghị chăn nuôi toàn quốc tháng 6-2006.
2.1.6 Căn cứ vào chương trình 02/CTr-TU ngày 29/8/2011 của Thành uỷ Hà
Nội về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới từng bước nâng cao đời
sống nông dân giai đoạn 2011- 2015.
2.1.7 Căn cứ quyết định số 2801QĐ/2011/UBND ngày 17 tháng 6 năm 2011
của UBND thành phố Hà Nội về phê duyệt chương trình phát triển chăn nuôi Hà
Nội theo vùng xã trọng điểm và chăn nuôi qui mô lớn ngoài khu dân cư.
2.1.8 Căn cứ định hướng phát triển ngành chăn nuôi Thủ đô giai đoạn 2010-
2015 của Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nội.
2.1.9 Căn cứ nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ
15: chuyển dịch cơ cấu kinh tế nội bộ ngành nông nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng
ngành chăn nuôi, thủy sản và dịch vụ nông nghiệp. Sớm hình thành các vùng sản
xuất hàng hoá chuyên canh quy mô hợp lý gắn với công nghiệp chế biến; Xây dựng
các cơ sở chăn nuôi, giết mổ gia súc tập trung theo quy hoạch.
5
2.1.10 Căn cứ Thông báo số 9429/UBND-NN ngày 19- 11-2010 của UBND
thành phố Hà Nội về việc cho phép Công ty TNHH NN MTV Giống gia súc Hà
Nội nghiên cứu và lập dự án.
2.1.11 Căn cứ Thông báo số 3584/UBND-KH&ĐT, ngày 12/5/2011 về việc
chấp thuận đề xuất, điều kiện bố trí kế hoạch chuẩn bị đầu tư Dự án.
2.1.12 Căn cứ Quyết định số 3316/QĐ-UBND, ngày 13/7/2011, của UBND
Thành phố về việc phê duyệt dự toán kinh phí giai đoạn xây dựng dự án.
2.1.13 Căn cứ Quyết định số 1453/QĐ-SNN, ngày 25/7/2011 của Sở Nông
nghiệp & PTNT về việc phê duyệt đề cương xây dựng dự án
2.1.14 Căn cứ Thông tư s 91/2005/TT-BTC ng y 18 tháng 10 n m 2005ố à ă
c a B T i chính quy nh ch công tác phí cho cán b , công ch c nhủ ộ à đị ế độ ộ ứ à
nướíc i công tác ng n h n nđ ắ ạ ở ước ngo i do ngân sách nh nà à ước m b o kinhđả ả
phí
2.1.15 Căn cứ Thông tư s 97/2010/TT-BTC ng y 6 tháng 7 n m 2010 c aố à ă ủ
B T i chính quy nh ch công tác phí, ch chi t ch c các cu c h iộ à đị ế độ ế độ ổ ứ ộ ộ
ngh i v i c quan nh n c v n v s nghi p công l pị đố ớ ơ à ướ à đơ ị ự ệ ậ
2.1.16 Căn cứ Nghi định số 02/NĐ-CP của Chính phủ về Khuyến nông; C nă
c thông tứ ư liên t ch s 183/2010/TTLT-BTC-BNN ng y 15 tháng 11 n m 2010ị ố à ă
hướng d n ch qu n lý, s d ng kinh phí ngân sách nh nẫ ế độ ả ử ụ à ước c p i v iấ đố ớ
ho t ng khuy n nôngạ độ ế
2.1.17 Căn cứ quyết định số 187/QĐ –SKH&CN ngày 14/4/2009 của Sở
Khoa học và Công nghệ Hà Nội phê duyệt kết quả dự án sản xuất thử thử nghiệm
“Phát triển mô hình nuôi bò thịt cao sản, chất lượng cao bằng lai kinh tế ở vùng
ngoại thành Hà Nội”.
2.2. Những căn cứ khoa học
2.2.1 Căn cứ kết quả nghiên cứu của đề tài “Khảo sát công thức lai tạo giống
bò thịt cao sản từ bò lai Sind với bò lang trắng xanh Bỉ (BBB) và ứng dụng trong
chăn nuôi bò thịt ở Hà Nội” và dự án sản xuất thử nghiệm “Phát triển mô hình nuôi
bò thịt cao sản, chất lượng cao bằng lai kinh tế ở vùng ngoại thành Hà Nội” do
Công ty TNHH NN MTV Giống gia súc thực hiện, đã tạo ra những con lai có chất
lượng cao hơn các giống lai khác từ 30-40%. Vì vậy đã được hội đồng nghiệm thu
Thành phố đánh giá xuất sắc.
6
Bò BBB (Blanc-Blue-Belgium) là giống bò chuyên dụng thịt của Bỉ. Bò có
màu lông trắng, xanh lốm đốm hoặc trắng lốm đốm và cơ bắp rất phát triển. Bê sơ
sinh có khối lượng 45,5 kg. Bê 6-12 tháng tăng trọng bình quân 1.300gam/ngày.
Khi 1 năm tuổi, bê đực nặng 470-490kg; bê cái 370-380 kg. Trưởng thành bò đực
nặng 1.100-1.200kg, bò cái 710-720kg. Ở tuổi giết thịt, bê đực 14-16 tháng có tỷ lệ
thịt xẻ 66%. Tuy nhiên bò BBB thuần khó đẻ, tỷ lệ mổ đẻ cao. Khi lai bò BBB với
bò cái lai Sind đã cho kết quả tốt: tăng trọng nhanh, tỷ lệ thịt xẻ và thịt tinh cao,
chất lượng thịt tốt, thịt thơm ngon, dinh dưỡng cao, đặc biệt là không có hiện tượng
đẻ khó, không phải can thiệp khi bò mẹ sinh con và đem lại hiệu quả kinh tế tốt cho
người chăn nuôi.
Bảng 1: Một số chỉ tiêu sản xuất
Chỉ tiêu Đơn vị
tính
Bò Vàng Bò lai Sind Thử nghiệm
Bò lai ( BBB * Sind )
- Khối lượng sơ sinh Kg 14 – 16 17 – 18 28 – 30
- Khối lượng 6 tháng Kg 55 – 60 80 – 90 150 – 170
- Khối lượng 12 tháng Kg 90 – 100 140 – 150 300 – 310
- Khối lượng 18 tháng Kg 150 -160 210 – 230 380 – 400
- Tỷ lệ thịt xẻ % 31 – 33 38 – 40 58 – 60
(Nguồn: Viện Chăn nuôi, Công ty TNHH NN MTV Giống gia súc Hà Nội)
So sánh bê F1(BBB x lai Sind) với bê F
1
của một số giống bò khác, khi lai
với bò lai Sind, Chúng tôi có kết quả tại bảng 2:
Bảng 2: So sánh khối lượng của bê F
1
(BBB x lai Sind) với bê lai F
1
Của một số giống bò khác
Đơn vị tính: kilôgam (kg)
Sơ sinh 6 tháng 12 tháng 18 tháng
F1 (BBB x lai Sind) 27 181 366,7 458,5
BBB thuần 45,5 490 620
Simental x lai Sind 21,1 115 168 250
Limousine x lai Sind 20,5 119 139 265
7
Santa Getrudis x lai Sind 18,7 163 183
Brahman x lai Sind 24 150
Droughtmater 25,5 180
(Nguồn: Viện Chăn nuôi, Công ty TNHH NN MTV Giống gia súc Hà Nội,
TTPTCN gia súc lớn Hà Nội)
Bảng 2 cho thấy, so sánh với các con lai khác, khối lượng của con lai F
1
(BBB x lai Sind) đạt cao nhất ở tất cả các tháng tuổi.
So sánh khả năng cho thịt, khi giết mổ vào thời điểm 15 tháng tuổi, của bê
F1(BBB x lai Sind) với bê F
1
của một số giống bò khác khi lai với bò lai Sind cũng
cho kết quả là con lai F
1
(BBBxlai Sind) tốt hơn.
Bảng 3: So sánh khả năng sản xuất thịt của một số bê lai
Chỉ tiêu
F
1
BBB F
1
Charolais F
1
Santa
Getrudis
F
1
Hà
Việt
Lai Sind
Khối lượng giết mổ (kg) 342 243 260 240 244
Tỷ lệ thịt xẻ (%) 60,00 50,6 53,4 49,8 46,3
Tỷ lệ thịt tinh (%) 51,03 40,6 44,5 39,8 38
(Nguồn: Viện Chăn nuôi, Công ty TNHH NN MTV Giống gia súc Hà Nội)
Qua kết quả so sánh ở bảng 2 và 3 cho thấy bê lai F
1
(BBBxlai Sind) có khả
năng tăng trọng và khả năng cho thịt tốt nhất nên có thể mang lại hiệu quả cao nhất.
2.2.2 Căn cứ kết quả triển khai dự án “Nâng cao và cải tiến chất lượng giống
bò thịt giai đoạn 2007 – 2010 ở Hà Nội”. Dự án đã lai tạo ra trên 11.500 bò lai F1
Brahman x bò địa phương có tầm vóc lớn hơn, đã tập huấn cho 3.500 hộ nông dân
về kỹ thuật chăn nuôi bò thịt. Người chăn nuôi vùng ngoại thành Hà Nội có kinh
nghiệm trong chăn nuôi thâm canh, có khả năng tiếp thu nhanh các tiến bộ kỹ thuật
mới.
2.3. Những căn cứ thực tế
8
2.3.1 Căn cứ vào nhu cầu xã hội:
Dân số của thành phố Hà Nội 6 tháng đầu năm 2011 ước khoảng 6.758.000
người, nếu tính cả khách vãng lai và lao động tự do từ tỉnh khác đến thì lên đến 8-9
triệu người. Nhu cầu về thịt lợn khoảng 11.703 – 15.534 tấn/tháng, thịt trâu, bò
khoảng 3.901 – 5.178 tấn/ tháng. Trong khi đó, năm 2010 chăn nuôi của thành phố
mới sản xuất được 308.217 tấn thịt lợn hơi, 8.694 tấn thịt bò hơi, đáp ứng khoảng
85% nhu cầu thịt lợn, 5-6,5% nhu cầu thịt trâu, bò. Thịt bò chủ yếu từ bò bê loại,
thịt bò chất lượng cao chủ yếu được nhập từ nước ngoài, sản xuất trong nước không
đáng kể.
2.3.2 Căn cứ điều kiện tự nhiên triển khai dự án:
Hiện Hà Nội còn tới 88% diện tích đất tự nhiên là đất ngoại thành, có khoảng
960.000 hộ sản xuất nông nghiệp với trên 3.000 trang trại các loại trong đó có 378
trang trại chăn nuôi lợn, 81 trang trại chăn nuôi bò thịt. Đất đai ngoại thành phong
phú, đa dạng là điều kiện tự nhiên hết sức thuận lợi cho phát triển chăn nuôi nói
chung, cho chăn nuôi bò thịt nói riêng.
Giống bò thịt của Hà Nội đã từng bước đổi mới. Năm 2010 đàn bò thịt của
Thành phố có kho ng ả 176.800 con, trong đó có khoảng 75% là bò lai Sind hoặc lai
Brahman với các chỉ tiêu kỹ thuật rất tốt. Đó là đàn cái nền tèt, thuận lợi cho việc
lai tạo ra giống bò thịt chất lượng cao. Kết quả điều tra để chuẩn bị xây dựng dự án
cho thấy: đàn bò thịt tập trung tại các huyện: Ba Vì (38.900 con); Sóc Sơn (32.000
con); Chương Mỹ (20.330 con); Gia Lâm (3.568 con); Phúc Thọ (3.041 con).
2.3.3 Căn cứ về mặt xã hội :
- Góp phần tạo thêm việc làm cho người lao động, tăng thu nhập, cải thiện
đời sống của người chăn nuôi.
- Tăng khả năng đáp ứng nhu cầu sản phẩm thịt bò chất lượng cao cho thị
trường tiêu dùng Thủ đô, làm tiền đề để xây dựng vùng nguyên liệu có chất lượng
phục vụ giết mổ tập trung công nghiệp đảm bảo cung cấp sản phẩm an toàn có kiểm
soát cho thị trường Thủ Đô.
- Căn cứ kết quả điều tra, khảo sát tháng 8/2011, để chuẩn bị xây dựng dự án.
+ Thu nhập bình quân các hộ nông dân: 35.621.000 đồng/năm, trong đó từ
chăn nuôi bò thịt, bò sữa: 17.510.000 đồng = 49,16 %/tổng thu cả năm. Như vậy để
cải thiện đời sống hộ chăn nuôi, phấn đấu thu nhập bình quân tăng lên 1,7 lần (đến
9
năm 2015), như nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XV đề ra thì phát
triển chăn nuôi bò, bò thịt nâng cao thu nhập là cần thiết.
+ Đàn bò của 12.500 hộ điều tra: 17.056 con, trong đó bò Lai Sind chiếm tỷ
lệ 85,1 % (trong 7 huyện điều tra tỷ lệ này là 81,73%), đủ để thực hiện lai tạo giống
bò BBB tạo bò lai hướng thịt .
+ Trong 12.500 hộ điều tra, số hộ áp dụng phương pháp lai tạo giống bằng
TTNT đạt 42 %/tổng số hộ, là cơ sở thực hiện dự án (bình quân chung của 7 huyện,
tỷ lệ đàn bò được TTNT đạt 29%)
+ Tiêu thụ sản phẩm: Hiện nay sản lượng thịt các hộ sản xuất cung cấp cho
nhà máy chiếm tỷ lệ thấp (0,8%), chủ yếu tiêu thụ thông qua thương lái (80,6%) và
hộ tự tiêu thụ (18,6 %). Tiêu thụ sản phẩm qua thương lái và tự tổ chức tiêu thụ giá
bán không ổn định, hay bị thương lái ép cấp, ép giá ảnh hưởng đến hiệu quả chăn
nuôi. Trong chương trình, khuôn khổ dự án cần thiết xây dựng mô hình sản xuất
khép kín theo chuỗi giá trị (sản xuất - chế biến- tiêu thụ sản phẩm) và có như vậy
nâng hiệu quả chăn nuôi, sản phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm.
+ K t qu i u tra 7 huy n cho th y:ế ả đ ề ở ệ ấ
T ng n bò: 107.847 con b ng 60,59% t ng n bò c a th nh phổ đà ằ ổ đà ủ à ố
Trong ó: bò s a 7.880 con b ng 98,5% n bò s a c a th nh phđ ữ ằ đà ữ ủ à ố
Bò th t 99.967 con b»ng 58,8% n bò th t c a th nh phị đà ị ủ à ố
Bò laiSind 88.144 con b ng 88,17% so v i to n th nh phằ ớ à à ố
(70%)
2.3.4 Những tồn tại của chăn nuôi bò thịt của thành phố Hà Nội:
Tuy nhiên, chăn nuôi bò thịt của Hà Nội có một số tồn tại:
- Quy mô chăn nuôi bò thịt còn nhỏ, chăn nuôi chủ yếu có tính chất tận dụng
lao động và thức ăn. Kết quả điều tra tại 7 huyện trọng điểm về chăn nuôi bò thịt
cho thấy: Số lượng bò bình quân 2,05 bò thịt/1 hộ (bình quân trên 12.500 hộ điều
tra là 1,4). Chăn nuôi bò thịt theo hướng chăn thả, tận dụng cỏ tự nhiên và thực
phẩm nông nghiệp: 50,6%, diện tích trồng cỏ năng suất cao chưa nhiều, chỉ có
17,4% hộ sử dụng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh.
Trang trại chăn nuôi bò thịt ít và quy mô còn nhỏ (bình quân mới đạt 2,58 ha/
trang trại). Năm 2010, thành phố có 51 trang trại nuôi số lượng 885 con (0,5%),
10
trong đó có 9 trại nuôi từ 20-80 con. Hiện tại chăn nuôi bò thịt chưa đáp ứng được
yêu cầu sản xuất hàng hóa lớn, tập trung.
Trình độ quản lý trang trại còn hạn chế, vốn đầu tư thấp, việc ứng dụng các
tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất còn chưa đồng bộ dẫn đến hiệu quả hoạt động chưa
cao, tính cạnh tranh thấp.
- Giống bò thịt bước đầu cải thiện nhưng số lượng hạn chế, số lượng bò lai
cấp tiến nhỏ. Bò được sử dụng chủ yếu thuộc giống bò Brahman chưa phải là giống
chuyên thịt chất lượng cao.
- Tập quán nuôi bò thịt 12 – 14 tháng đã xuất chuồng nên khối lượng bò hơi,
tỷ lệ thịt xẻ và hiệu quả kinh tế thấp.
- Không có đầu mối thu mua tập trung mang tính định hướng sản xuất, tiêu
thụ sản phẩm vì vậy Người chăn nuôi còn tự tiêu thụ. Kết quả điều tra 12.500 hộ
cho thấy: hiện nay các hộ sản xuất cung cấp cho nhà máy chiếm tỷ lệ thấp (0,8%),
chủ yếu tiêu thụ thông qua thương lái (80,6%) và hộ tự tiêu thụ (18,6 %). Tiêu thụ
sản phẩm qua thương lái, và tự tổ chức tiêu thụ giá bán không ổn định, hay bị
thương lái ép cấp, ép giá, bị thu mua giá thấp không tương xứng chất lượng thịt của
bò chất lượng cao, ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi
Những hạn chế trên ảnh hưởng tới việc phát triển chăn nuôi bò thịt, chậm
nâng cao năng suất, chất lượng bò thịt do vậy Hà Nội hàng năm mới chỉ sản xuất và
cung ứng 5 – 6,5% nhu cầu tiêu dùng thịt bò của thành phố.
III. Mục tiêu dự án
3.1 Mục tiêu chung:
- Lai tạo được đàn bò hướng thịt chất lượng cao. Nâng cao kỹ thuật chăn
nuôi bò thịt cho nông hộ tại địa điểm tham gia dự án.
- Tăng sản lượng thịt bò được sản xuất có sự quản lý và giám sát đáp ứng nhu
cầu tiêu dùng thịt bò có chất lượng cao đảm bảo an toàn thực phẩm.
- Th c hi n m c tiêu nêu trong quy t nh 2801/Q -UBND ng yự ệ ụ ế đị Đ à
17/6/2011 c a UBND th nh ph H N i v vi c phê duy t “ch ng trình phátủ à ố à ộ ề ệ ệ ươ
tri n ch n nuôi theo vùng, xã tr ng i m v ch n nuôi quy mô l n ngo i khuể ă ọ đ ể à ă ớ à
dân c th nh ph H N i giai an 2011-2015”. ư à ố à ộ đọ Góp phần đưa chăn nuôi bò thịt
thành ngành sản xuất hàng hoá chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nông nghiệp từ đó
tăng thu nhập, cải thịên đời sống, giải quyết việc làm cho nông dân.
3.2 Nhiệm vụ cụ thể:
11
- Tập trung đầu tư triển khai tại 7 huyện Ba Vì, Chương Mỹ, Sóc Sơn, Gia
Lâm, Phúc Thọ, Đan Phượng, Phú Xuyên. Bình tuyển để chọn 14.000 bò cái nền,
nhập tinh bò BBB để từ năm 2012- 2016 tạo ra 29.750 bê lai F
1
(BBB x laiSind).
Tạo vùng nguyên liệu chất lượng cao cho các cơ sở giết mổ gia súc tập trung.
- Đào tạo, chuyển giao kỹ thuật về thụ tinh nhân tạo, kỹ năng quản lý trang
trại, giám định bình tuyển giống bò thịt: 40 c¸n bé kü thuËt, dÉn tinh viªn. Tập huấn
kỹ năng quản lý giống bò b»ng phÇn mÒm chuyªn dông cho 8 c¸n bé. Tập huấn kỹ
thuật chăn nuôi bò thịt chất lượng cao, trồng cỏ, thú y cho 70 lớp gồm 7.000 người
chăn nuôi bò thịt thâm canh và bán thâm canh trên địa bàn Hà Nội.
- Xây dựng 3 mô hình mẫu về chăn nuôi bò thịt chất lượng cao, với qui mô
phù hợp, tại các huyện có số lượng bò lai Sind nhiều và có tiềm năng chăn nuôi bò
như: Ba Vì, Chương Mỹ, Gia Lâm.
- Nâng thu nhập bình quân từ chăn nuôi nói chung và chăn nuôi bò thịt từ
17.510.000đồng/hộ/n mă lên kho ng 31.000.000 ng- 33.000.000ả đồ đồng/hộ/n m.ă
- Tăng tỷ lệ bò trong vùng dự án được thô tinh nhân t oạ từ 29-42 %, tăng lên
đạt 65 - 67% (năm 2016)
- Nâng tỷ lệ thịt bò sản xuất tiêu thụ ở nhà máy từ 0,8 % tăng lên 5% (năm
2016); Tăng sản lượng thịt bò từ 8.694 tấn (năm 2010) lên 11.000-12.000 tấn (năm
2016)
- Tăng tỷ lệ thịt xẻ của bò khi giết thịt từ 46,3% của bò laisind lên 57%- 60%
của bò F1 (BBB x LaiSind).
12
PHẦN 2
HÌNH THỨC VÀ NỘI DUNG ĐẦU TƯ
I . Hình thức đầu tư:
Trang trại, nông hộ đầu tư xây dựng chuồng trại, cơ sở vật chất, mua bò cái
nền để tham gia dự án.
Dự án hỗ trợ một phần cho trang trại, nông hộ (về quản lý giống, hoàn thiện
công nghệ, nhân giống, huấn luyện đào tạo kỹ thuật chăn nuôi).
Đối với các mô hình mẫu về nuôi bò thịt chất lượng cao, yêu cầu quy mô có
từ 20 bò cái nền trở lên trên một mô hình mẫu, dự án sẽ hỗ trợ 40% kinh phí mua
bò giống, 20% thức ăn nuôi bò trong 2 năm, 20% thức ăn cho 01 l a bê lai F1 tứ ừ
s sinh ênơ đ 18 tháng.
II. Phạm vi thực hiện dự án:
2.1 Kết quả điều tra t i 7ạ huyện: Ba Vì, Chương Mỹ, Sóc Sơn, Gia Lâm, Phúc Thọ,
Đan Phượng, Phú Xuyên cho thấy:
T ng n bò c a 7 huy n: 107.847 con b ng 60,59% t ng n bò c aổ đà ủ ệ ằ ổ đà ủ
th nh ph , trong ó bò th t có 99.967 con b ng 58,8% n bò th t c a th nhà ố đ ị ằ đà ị ủ à
ph . Trong n bò th t thì gi ng bò laiSind có 88.144 con b ng 88,17% so v iố đà ị ố ằ ớ
to n th nh ph 70%. T à à ố ừ kết quả điều tra, dự án dự kiến triển khai tại 7 huyện trên
và tập trung triển khai các xã trọng điểm sau :
- Huyện Ba Vì : các xã Tòng Bạt, Vật Lại, Sơn Đà, Đồng Thái
- Huyện Sóc Sơn: các xã Phù Ninh, Mai Đình, Tân Minh, Hiền Ninh, Đức Hoà
- Huyện Gia Lâm: các xã Lệ Chi, Phú Thị, Văn Đức, Kim Sơn
- Huyện Chương Mỹ: các xã Trần Phú, Thượng Vực
13
- Huyện Phúc Thọ: xã Thượng cốc, Vân Nam, Tam Thuấn, Vân Hà, Phụng
Thượng
- Huyện Phú Xuyên: các Xã Minh Tân, Bạch Hạ, Chuyên Mỹ, Chi Thuỷ
- Huyện Đan Phượng: các xã Đồng Tháp, Phương Đình, Thọ Xuân, Thọ An
2.2 Đào tạo, nâng cao kỹ thuật cho 20 dẫn tinh viên, kỹ thuật viên về công tác
thụ tinh nhân tạo, công tác thú y, công tác giám định bình tuyển bò.
2.3 Tuyển chọn 14.000 bò cái sinh sản giống lai Sind hoặc lai Brahman, hàng
năm thay thế 10%, làm cái nền để lai với giống bò BBB.
2.4 T p hu nậ ấ cho 7.000 người chăn nuôi về kỹ thuật chăn nuôi bò thịt, chăn
nuôi bê lai, thú y phòng trị bệnh, trồng cỏ năng suất cao, phối trộn thức ăn…
2.5 Đến năm 2016, đàn bê dự án dự kiến lai tạo ra là: 29.750 con.
2.6 Dự án xây dựng 03 mô hình mẫu (có 20 bò cái nền/ mô hình) nuôi bò lai F
1
BBB chất lượng cao tại các huyện: Ba Vì, Chương Mỹ, Gia Lâm.
III. Nội dung dù ¸n .
3.1 Tổ chức đoàn thăm quan, học tập các cơ sở giống, cơ sở pha chế sản xuất
tinh bò BBB, kinh nghiệm quản lý trang trại và lai tạo con giống tại Vương quốc
Bỉ.
3.2 Nhập tinh bò BBB (Blanc Bleu Bengium) từ Vương quốc Bỉ. Tổng số là
60.000 liều. Nâng cấp, trang bị thiết bị cơ sở bảo quản tinh bò đông lạnh.
3.3 Bình tuyển, chọn lọc và lên danh sách 14.000 bò cái nền là bò đã đẻ từ
lứa 2 đến lứa thứ 5, trọng lượng không nhỏ hơn 270kg/con, ngoại hình đẹp, thể
trạng tốt.
3.4 Đào tạo, nâng cao kỹ thuật cho 40 dẫn tinh viên, kỹ thuật viên (chia ra
làm hai đợt vào năm 2012 và năm 2014) về thụ tinh nhân tạo, thú y, giám định bình
tuyển bò trong 7 ngày tại các cơ sở nghiên cứu và các cơ sở chăn nuôi tiên tiến.
3.5 Đào tạo tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi bò thịt chất lượng cao
cho 70 lớp gồm 7.000 hộ chăn nuôi
3.6 Triển khai phối giống cho đàn bò cái nền đã được chọn lọc. Cung ứng tinh
và trang thiết bị kèm theo. (đến năm 2016 số liều tinh phối cho đàn bò là 60.000
liều và số bê dự kiến sinh ra 29.750 con )
14
3.7 Xây dựng 03 mô hình mẫu: qui mô mỗi mô hình 20 bò cái nền lai Sind tại
3 huyện: Ba Vì, Chương Mỹ, Gia Lâm. M kh o sát 04 bê lai F1 BBB x laiSindổ ả từ
15 - 18 tháng tuổi.
3.8 Cung ứng thức ăn chuyên cho chăn nuôi bò thịt từ sơ sinh tới vỗ béo giết
thịt.
3.9 Quản lý thông tin về đàn bò thịt đồng thời sử dụng các hình thức tuyên
truyền, phổ biến kĩ thuật, tham quan mô hình mẫu về chăn nuôi, xử lý ô nhiễm môi
trường, phòng chống dịch bệnh và quảng bá cho sản phẩm bò thịt chất lượng cao.
3.10 Sơ kết đánh giá kết quả thực hiện hàng năm, đề xuất giải pháp khắc phôc
khó khăn (nếu có).
3.11 Tổng kết đánh giá toàn bộ dự án, đề xuất chính sách khuyến khích chăn
nuôi bò thịt cao sản, chất lượng cao.
IV- Kế hoạch triển khai thực hiện
4.1 Năm 2011, thực hiện các nội dung công việc giai đoạn xây dựng dự án
- Xây dựng đề cương tổng quát, đề cương chi tiết
- Lập mẫu phiếu điều tra:
+ Lập mẫu tổng hợp phiếu điều tra thông tin cấp huyện.
+ Lập mẫu tổng hợp phiếu điều tra thông tin cấp xã.
+ Lập mẫu phiếu tổng hợp thông tin hộ chăn nuôi.
- Tổ chức hội thảo lấy ý kiến các chuyên gia, các ngành có liên quan,
nghiệm thu về phương án điều tra, nội dung phiếu điều tra.
- Tổ chức hội nghị triển khai và tập huấn công tác điều tra cho các huyện
tham gia dự án.
- Điều tra, khảo sát thu thập số liệu điều tra phục vụ viết báo cáo dự án
Điều tra trên 7 huyện có qui mô đàn bò laisind cao, cụ thể như: Ba Vì:
40.651 con; Sóc Sơn: 27.723 con; Chương Mỹ: 20.430 con; Phúc Thọ: 8.232 con;
Gia Lâm: 7.500 con; Phú Xuyên: 3.488 con; Đan Phượng: 2.191 con (nguồn số liệu
Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nội). Số phiếu điều tra phân theo các huyện như sau:
+ Huyện Sóc Sơn: 3.500 phiếu điều tra nông hộ
+ Huyện Ba Vì: 3.500 phiếu điều tra nông hộ
+ Huyện Gia Lâm: 1.250 phiếu điều tra nông hộ
+ Huyện Chương Mỹ: 1.500 phiếu điều tra nông hộ
+ Huyện Đan Phượng: 500 phiếu điều tra nông hộ
+ Huyện Phúc Thọ: 1.250 phiếu điều tra nông hộ
15
+ Huyện Phú Xuyên: 1.000 phiếu điều tra nông hộ
- Xử lý kết quả điều tra, phân tích đánh giá kết quả điều tra, lập báo cáo kết
qủa điều tra
- Viết dự án
- Tổ chức hội thảo về kết quả và góp ý cho dự án
- Hoàn thiện dự án trình thẩm định phê duyệt dự án
4.2 Kế hoạch triển khai năm 2012
Năm 2012 là năm đầu tiên bước vào triển khai dự án, do vậy kế hoạch dự án
cần tập trung cho những nội dung công việc:
- Thành lập ban chỉ đạo dự án, phân công rõ nhiệm vụ của các cán bộ chỉ đạo
dự án. Làm việc Phòng kinh tế 7 huyện tham gia dự án thành lập các tổ công tác
triển khai các nội dung công việc tại các huyện: 01 tổ/huyện dự án có cán bộ của
ban chỉ đạo dự án phụ trách tại các huyện. Thời gian thực hiện quí I năm 2012.
- Tổ chức 2 lớp tập huấn, giám định bình tuyển đàn bò tham gia dự án, mỗi
lớp 20 người. Đối tượng gồm các cán bộ kỹ thuật Công ty và 7 huyện dự án. Địa
điểm tổ chức tại Công ty TNHHNN MTV giống gia súc Hà Nội. Thời gian triển
khai trong quí I năm 2012
- Tổ chức bình tuyển, tuyển chọn 10.000 bò cái nền đủ tiêu chuẩn từ 28 xã
của 7 huyện dự án (bò ngoại hình thể chất đẹp, săn chắc, trọng lượng từ 270 kg trở
lên và đã đẻ từ lứa 2 đến lứa 5). Bò đã qua tuyển chọn đủ tiêu chuẩn tham gia làm
bò cái nền của dự án được bấm số hiệu thẻ tai, lập danh sách quản lý trên máy vi
tính trong suốt thời gian dự án. Thời gian thực hiện trong quí I năm 2012. Số lượng
tuyển chọn bò cái nền theo các huyện như sau:
+ Huyện Sóc Sơn: 2.500 bò
+ Huyện Ba Vì : 2.500 bò
+ Huyện Chương Mỹ: 1.800 bò
+ Huyện Phúc Thọ: 1.200 bò
+ Huyện Gia Lâm: 1.200 bò
+ Huyện Phú Xuyên: 400 bò
+ Huyện Đan Phượng: 400 bò
- Tổ chức đoàn thăm quan, học tập kinh nghiệm tại Vương quốc Bỉ (10 người
đi công tác tại Bỉ trong 10 ngày). Thành phần đoàn cán bộ công tác tại Bỉ gồm có:
Lãnh đạo UBND thành phố, lãnh đạo và cán bộ chuyên trách các sở: Nông nghiệp
16
và phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch & Đầu tư, Công ty TNHHNN MTV
Giống gia súc Hà Nội. Thời gian tổ chức đi công tác từ tháng 4 – 5 năm 2012.
- Tổ chức nhập 14.000 liều tinh bò BBB từ Vương quốc Bỉ (đảm bảo tinh
nhập đúng chủng loại, nguồn gốc có kiểm dịch thú y và kiểm định chất lượng ).
Toàn bộ số lượng 14.000 liều tinh là tinh nhập từ Bỉ, do vậy để chủ động trong
công tác phối giống đảm bảo kế hoạch dự án số lượng tinh trên được nhập 1 lần khi
bắt đầu dự án. Thời gian nhập trong quí I năm 2012.
- Tổ chức nhập các trang thiết bị vật tư cho dự án theo qui định, nghị định
hiện hành. Cấp phát tinh, vật tư theo khối lượng công việc và tiến độ thực hiện.
TT Loại thiết bị - vật tư Đv.tính Số lượng Thời gian Ghi chú
1 Máy vi tính Cái 9 Tháng 1- tháng 2
2 Thẻ tai bò Cái 10.000 Tháng 1- tháng 2
3 Kìm bấm thẻ tai Cái 30 Tháng 1- tháng 2
4 Bút viết thẻ tai Cái 30 Tháng 1- tháng 2
5 Bình nitơ 47 lít Cái 7 Tháng 1- tháng 2
6 Bình nitơ 34 lít Cái 7 Tháng 1- tháng 2
7 Bình nitơ 2 lít Cái 20 Tháng 1- tháng 2
8 Nitơ lỏng bảo quản tinh Lít 14.000 từ khi nhập tinh đến
ngày 31tháng 12
9 Súng bắn tinh Cái 52 Tháng 1- tháng 2
10 Găng tay, dẫn tinh quản Bộ 14.000 Tháng 1 - tháng 12
12 Cân điện tử Cái 3 Tháng 1- tháng 2
13 Sổ ghi chép TTNT Cuốn 1.200 Tháng 1- tháng 2
- Tổ chức 14 lớp tập huấn, mỗi lớp 100 người cho các hộ chăn nuôi của dự
án. Năm 2012 tập huấn cho 1.400 hộ chăn nuôi bò. Thời gian thực hiện quí 1 đến
quí 3 năm 2012.
- Tổ chức 01 lớp đào tạo lại cho 20 dẫn tinh viên của 7 huyện. Địa điểm tổ
chức tại Công ty TNHHNN MTV Giống gia súc Hà Nội. Thời gian tổ chức đào tạo
tháng 4 năm 2012.
- Tổ chức phối giống cho đàn bò cái nền đã được tuyển chọn đủ tiêu chuẩn
tham gia dự án, phối giống theo hình thức cuốn chiếu (tuyển chọn bò đến đâu phối
giống đến đó). Năm 2012, phối giống 14.000 liều tinh cho 10.000 bò cái nền của 7
huyện dự án kế hoạch phối giống cụ thể như sau:
+ Phối giống quí 1: 2.550 liều tinh
17
+ Phối giống quí 2: 3.816 liều tinh
+ Phối giống quí 3: 3.816 liều tinh
+ Phối giống quí 4: 3.818 liều tinh
- Xây dựng 3 mô hình điểm trình diễn của dự án: mỗi mô hình qui mô từ 20
bò cái nền trở lên, hỗ trợ cho mô hình về con giống, thức ăn, vật tư theo dự toán.
Thời gian triển khai từ tháng 4 năm 2012.
- Xây dựng, tổ chức và phát hành bản tin chuyên đề về chăn nuôi bò thịt chất
lượng cao BBB trên i truy n thanh xã v h tr tuyên truy n xây d ng th ngđà ề à ỗ ợ ề ự ươ
hi u. Tệ hời gian thực hiện quí 2 đến quí 4.
- Tổ chức hội thảo đánh giá, phổ biến kinh nghiệm mô hình. Thời gian thực
hiện tháng 11 năm 2012.
- Tổ chức sơ kết dự án năm 2012, thời gian tổ chức tháng 12 năm 2012.
4.3 Kế hoạch triển khai năm 2013
- Tổ chức bình tuyển, tuyển chọn 1.000 bò cái nền bổ xung thay thế cho 10%
bò cái nền loại thải hàng năm. Thời gian thực hiện tháng 1 năm 2013.
- Tổ chức 14 lớp tập huấn, mỗi lớp 100 người cho các hộ chăn nuôi của dự
án. Năm 2013 tập huấn cho 1.400 hộ chăn nuôi bò. Thời gian thực hiện quí 1 đến
quí 3 năm 2013.
- Tổ chức nhập 14.000 liều tinh bò BBB từ Vương quốc Bỉ (đảm bảo tinh
nhập đúng chủng loại, nguồn gốc, kiểm dịch thú y và kiểm định chất lượng ). Thời
gian nhập 1 lần trong quí I năm 2013.
- Tổ chức nhập các trang thiết bị vật tư dự án năm 2013. Cấp phát tinh, vật tư
cho cán bộ dự án tại các huyện theo khối lượng công việc và tiến độ thực hiện.
TT Loại thiết bị - vật tư Đv.tính Số lượng Thời gian Ghi chú
1 Thẻ tai bò Cái 1.000 Tháng 1 - tháng 2
2 Nitơ lỏng bảo quản tinh Lít 14.000 Tháng 1 - tháng 12
3 Găng tay, dẫn tinh quản Bộ 14.000 Tháng 1 - tháng 12
- Tổ chức phối giống cho đàn bò cái nền đã được tuyển chọn đủ tiêu chuẩn
tham gia dự án. Năm 2013 phối giống 14.000 liều tinh cho 10.000 bò cái nền của 7
huyện dự án kế hoạch phối giống cụ thể như sau:
+ Phối giống quí 1: 3.500 liều tinh
+ Phối giống quí 2: 3.500 liều tinh
+ Phối giống quí 3: 3.500 liều tinh
18
+ Phối giống quí 4: 3.500 liều tinh
- Tiếp tục các công tác chỉ đạo 3 mô hình trình diễn, hỗ trợ thức ăn, vật tư
theo dự toán. Thời gian triển khai từ tháng 1 năm 2013.
- Xây dựng, tổ chức và phát hành bản tin chuyên đề về chăn nuôi bò thịt chất
lượng cao trên i truy n thanh xã v h tr tuyên truy n xây d ng th ngđà ề à ỗ ợ ề ự ươ
hi u.ệ Thời gian thực hiện quí 1 đến quí 4.
- Tổ chức hội thảo đánh giá, phổ biến kinh nghiệm mô hình . Thời gian thực
hiện tháng 11 năm 2013
- Tổ chức sơ kết dự án năm 2013, thời gian tổ chức tháng 12 năm 2013.
4.4 Kế hoạch triển khai năm 2014
- Tổ chức bình tuyển, tuyển chọn 1.000 bò cái nền bổ xung thay thế cho 10%
bò cái nền loại thải hàng năm. Thời gian thực hiện tháng 1 năm 2014.
- Tổ chức 14 lớp tập huấn, mỗi lớp 100 người cho các hộ chăn nuôi của dự
án. Thời gian thực hiện quí 1 đến quí 3 năm 2014.
- Tổ chức 01 lớp bồi dưỡng, đào tạo lại cho 20 dẫn tinh viên của 7 huyện.
Địa điểm tổ chức tại Công ty TNHHNN MTV Giống gia súc Hà Nội. Thời gian tổ
chức đào tạo tháng 4 - 6 năm 2014.
- Tổ chức nhập 14.000 liều tinh bò BBB từ Vương quốc Bỉ (đảm bảo tinh
nhập đúng chủng loại, nguồn gốc có kiểm dịch thú y và kiểm định chất lượng ).
Thời gian nhập tháng 1 năm 2014.
- Tổ chức nhập các trang thiết bị vật tư dự án năm 2014. Cấp phát tinh, vật tư
cho cán bộ dự án tại các huyện theo khối lượng công việc và tiến độ thực hiện.
TT Loại thiết bị - vật tư Đơn vị
tính
Số lượng Thời gian Ghi chú
1 Thẻ tai bò Cái 1.000 Tháng 1 - tháng 2
2 Nitơ lỏng bảo quản tinh Lít 14.000 Tháng 1 - tháng 12
3 Găng tay, dẫn tinh quản Bộ 14.000 Tháng 1 - tháng 12
- Phối giống cho đàn bò cái nền đã được tuyển chọn đủ tiêu chuẩn tham gia
dự án. Năm 2014 phối giống 14.000 liều tinh cho 10.000 bò cái nền của 7 huyện dự
án kế hoạch phối giống cụ thể như sau:
+ Phối giống quí 1: 3.500 liều tinh
+ Phối giống quí 2: 3.500 liều tinh
+ Phối giống quí 3: 3.500 liều tinh
19
+ Phối giống quí 4: 3.500 liều tinh
- Tiếp tục các công tác chỉ đạo 3 mô hình trình diễn, hỗ trợ thức ăn, vật tư
theo dự toán. Thời gian triển khai từ tháng 1 năm 2014.
- Xây dựng, tổ chức và phát hành bản tin chuyên đề về chăn nuôi bò thịt chất
lượng cao BBB trên i truy n thanh xã v h tr tuyên truy n xây d ng th ngđà ề à ỗ ợ ề ự ươ
hi u. Tệ hời gian thực hiện quí 1 đến quí 4.
- Tổ chức hội thảo đánh giá, phổ biến kinh nghiệm mô hình. Thời gian thực
hiện trong quí IV năm 2014
- Tổ chức sơ kết dự án năm 2014, thời gian tổ chức tháng 12 năm 2014.
4.5 Kế hoạch triển khai năm 2015
- Tổ chức bình tuyển, tuyển chọn 1.000 bò cái nền bổ xung thay thế cho 10%
bò cái nền loại thải hàng năm. Thời gian thực hiện tháng 1 năm 2015.
- Tổ chức 14 lớp tập huấn, mỗi lớp 100 người cho các hộ chăn nuôi của dự
án. Năm 2015 tập huấn cho 1.400 hộ chăn nuôi bò. Thời gian thực hiện quí 1 đến
quí 3 năm 2015.
- Tổ chức nhập 17.500 liều tinh bò BBB từ Vương quốc Bỉ (3.500 liều phối
năm 2016). Thời gian nhập tháng 1 năm 2015.
- Tổ chức nhập các trang thiết bị vật tư dự án năm 2015. Cấp phát tinh, vật tư
cho cán bộ dự án tại các huyện theo khối lượng công việc và tiến độ thực hiện.
TT Loại thiết bị - vật tư Đv.tính Số lượng Thời gian Ghi chú
1 Thẻ tai bò Cái 1.000 Tháng 1- tháng 2
2 Nitơ lỏng bảo quản tinh Lít 14.000 Tháng 1 - tháng 12
3 Găng tay, dẫn tinh quản Bộ 18.000 Tháng 1 - tháng 12
- Phối giống cho đàn bò cái nền đã được tuyển chọn đủ tiêu chuẩn tham gia
dự án. Năm 2015 phối giống 14.000 liều tinh cho 10.000 bò cái nền của 7 huyện dự
án kế hoạch phối giống cụ thể như sau:
+ Phối giống quí 1: 3.500 liều tinh
+ Phối giống quí 2: 3.500 liều tinh
+ Phối giống quí 3: 3.500 liều tinh
+ Phối giống quí 4: 3.500 liều tinh
- Tiếp tục các công tác chỉ đạo 3 mô hình trình diễn, hỗ trợ thức ăn, vật tư
theo dự toán. Thời gian triển khai từ tháng 1 năm 2015.
20
- Xây dựng, tổ chức và phát hành bản tin chuyên đề về chăn nuôi bò thịt chất
lượng cao BBB trên i truy n thanh xã v h tr tuyên truy n xây d ng th ngđà ề à ỗ ợ ề ự ươ
hi u. Tệ hời gian thực hiện quí 1 đến quí 4.
- Tổ chức hội thảo đánh giá, phổ biến kinh nghiệm mô hình . Thời gian thực
hiện tháng 10 năm 2015
- Tổ chức sơ kết dự án năm 2015, thời gian tổ chức tháng 12 năm 2015.
4.6 Kế hoạch triển khai năm 2016
- Tổ chức bình tuyển, tuyển chọn 1.000 bò cái nền bổ xung thay thế cho 10%
bò cái nền loại thải hàng năm. Thời gian thực hiện tháng 1 năm 2016.
- Tổ chức 14 lớp tập huấn, mỗi lớp 100 người cho các hộ chăn nuôi của dự
án. Năm 2016 tập huấn cho 1.400 hộ chăn nuôi bò. Thời gian thực hiện quí 1 đến
quí 2 năm 2016.
- Tổ chức nhập các trang thiết bị vật tư dự án năm 2016. Cấp phát tinh, vật tư
cho cán bộ dự án tại các huyện theo khối lượng công việc và tiến độ thực hiện.
STT Loại thiết bị - vật tư Đv. tính Số lượng Thời gian Ghi chú
1 Thẻ tai bò Cái 1.000 Tháng 1- tháng 2
2 Nitơ lỏng bảo quản tinh Lít 4.000 Tháng 1- tháng 12
- Phối giống cho đàn bò cái nền đã được tuyển chọn đủ tiêu chuẩn tham gia
dự án. Năm 2016 phối giống 3.500 liều tinh trong quí 1 của năm 2016.
- Tiếp tục các công tác chỉ đạo 3 mô hình trình diễn, hỗ trợ thức ăn, vật tư
theo dự toán. Thời gian triển khai từ tháng 1 năm 2016.
- Xây dựng, tổ chức và phát hành bản tin chuyên đề về chăn nuôi bò thịt chất
lượng cao BBB trên i truy n thanh xã v h tr tuyên truy n xây d ng th ngđà ề à ỗ ợ ề ự ươ
hi u. Tệ hời gian thực hiện quí 1 đến quí 4.
- Tổ chức hội thảo đánh giá, phổ biến kinh nghiệm mô hình . Thời gian thực
hiện tháng 6 năm 2016
- Tổ chức tổng kết toàn bộ giai đoạn của dự án , thời gian tổ chức tháng 12
năm 2015.
21
PHẦN 3
CÁC ĐƠN VỊ THAM GIA DỰ ÁN
VÀ ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN DỰ ÁN
I. Đơn vị thực hiện dự án:
1. Chủ đầu tư dự án:
Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Giống gia súc Hà Nội
2. Đơn vị phối hợp:
- Phòng Kinh tế & PTNT các huyện: Ba Vì, Chương Mỹ, Sóc Sơn, Gia Lâm,
Phúc Thọ, Đan Phượng, Phú Xuyên.
- Trung tâm Khuyến nông Hà Nội.
- Trung tâm Phát triển Chăn nuôi Hà Nội.
- Chi cục Thú y thành phố Hà Nội.
II. Địa điểm thực hiện dự án:
- Huyện Ba Vì : các xã Tòng Bạt, Vật Lại, Sơn Đà, Đồng Thái
- Huyện Sóc Sơn: các xã Phù Ninh, Mai Đình, Tân Minh, Hiền Ninh, Đức
Hoà
- Huyện Gia Lâm: các xã Lệ Chi, Phú Thị, Văn Đức, Kim Sơn
- Huyện Chương Mỹ: các xã Trần Phú, Thượng Vực
- Huyện Phúc Thọ: xã Thượng cốc, Vân Nam, Tam Thuấn, Vân Hà, Phụng
Thượng
- Huyện Phú Xuyên: các Xã Minh Tân, Bạch Hạ, Chuyên Mỹ, Chi Thuỷ
- Huyện Đan Phượng: các xã Đồng Tháp, Phương Đình, Thọ Xuân, Thọ An
22
PHẦN 4
PHƯƠNG ÁN SẢN PHẨM, NHU CẦU VÀ KHẢ NĂNG
BẢO ĐẢM CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO
I/ Phương án sản phẩm:
1.1 Qui mô sản phẩm:
- Sản xuất bê thịt F
1
(BBB x lai Sind): 29.500con.
- Nuôi sau vỗ béo 18 tháng là 25.450 con.
1.2 Số lượng, khối lượng sản phẩm.
Dự kiến sản phẩm của dự án.
Bảng 4: DỰ KIẾN SẢN PHẨM CỦA DỰ ÁN
Năm
Chỉ tiêu
Đvt 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Tổng số
Đàn bò cái nền tuyển
chọn
Con
10.000 1.000 1.000 1.000 14.000
Số lần phối giống Con
14.000 14.000 14.000 14.000 3.500 59.500
Số bê sản xuất Con
1.275 7.475 7.000 7.000 7.000 29.750
Bò 12-<15 tháng Con
1.160 6.804 6.370 6.369 6.370 27.073
Bò vỗ béo15-18 thg Con
5.987 5.988 5.988 5.989 1.498 25.450
Bò xuất bán Con
4.355 6.123 5.988 5.988 2.996 25.450
Sản lượng thịt bò Tấn
1.959.8 2.755,3 2.694,6 2.694,6 1.348,2 11.452,5
- Tới năm 2016, đàn bò nền của dự án quản lý là 10.000con (đã thay thế 10%/năm)
- Tổng số sản phẩm của dự án (đến hết năm 2018 ) là: 11.452,5 tấn thịt bò hơi.
23
II/ Nhu cầu của Dự án.
2.1 Nhu cầu về đội ngũ cán bộ kĩ thuật:
- 6 kĩ sư chăn nuôi – 6 Bác sĩ thú y.
- 21 dẫn tinh viên.
- 21 cán bộ kĩ thuật, cộng tác viên ở địa phương.
- 08 kỹ thuật quản lý đàn bằng phần mềm VDM, VDM- AI.
2.2 Nhu cầu về con giống:
- Tuyển chọn 14.000 bò cái lai Sind, bò giống do nông dân đầu tư.
2.3 Đảm bảo định mức kinh tế, kỹ thuật:
- Chỉ tiêu kỹ thuật:
+ Tỷ lệ đẻ/số bò cái có khả năng sinh sản của đàn nền: 70%
+ Tỷ lệ nuôi sống hàng năm: Bê 90-92%
Tơ lỡ 93-95%
+ Hệ số phối giống của TTNT: 2,0 liều tinh/1bê
+ Ni tơ: 1lít/1 liều tinh
- Các chỉ tiêu về giống.
+ Tuổi phối giống của bò cái nền: > 30 tháng
Khối lượng bò cái nền khi phối giống: > 270 kg
+ Bò thịt F1 BBB xuất chuồng: 15tháng tuổi > 350 kg
+ Bò thịt F1 BBB sau khi vỗ béo: 18 tháng tuổi ≥ 450 kg
- Chỉ tiêu về thức ăn:
+ 12 tấn thức ăn thô xanh/bò/năm. Cỏ họ đậu chiếm 10%, ủ chua 30%.
+ 0,5 tấn thức ăn tinh/bò/năm cho toàn đàn bò cái nền
+ 682 kg thức ăn tinh cho 1 bê từ sơ sinh đến kết thúc vỗ béo (18 tháng
tuổi)
- Chỉ tiêu về chuồng trại
Diện tích chuồng nuôi bò cái : 05 m
2
Diện tích chuồng nuôi bò đực : 09 m
2 con
Diện tích chuồng nuôi bê : 02 m
2
2.4 Nhu cầu chuồng nuôi:
- Nhu cầu chuồng nuôi bò cái, bò thịt ở nông hộ: Do nông hộ tự đầu tư dưới
sự tư vấn về kỹ thuật của dự án.
2.5 Nhu cầu về thức ăn
24
Bảng 5: NHU CẦU THỨC ĂNCHO ĐÀN BÒ DỰ ÁN
Đơn vị tính: tấn
Loại bò Số lượng TA/con/năm Tổng nhu cầu 5 năm
(con) Tinh
(tấn)
Xanh
(tấn)
Tinh
(tấn)
Xanh
(tấn)
Bò cái nền 10.000 0,5 12 25.000 600.000
Bê nuôi đến 18 tháng 25.450 0,682 13,8 17.356,9 351.210
Nguồn: Hướng dẫn lập dự án, Viện Chăn nuôi - 01/2007. B/c tổng kết dự án sản xuất thử nghiệm
“phát triển mô hình nuôi bò thịt được tạo ra từ công thức lai bò BBB x lai Sind theo hướng cao
sản, chất lượng cao vùng ngoại thành Hà Nội”. Công ty TNHH NN MTV Giống gia súc Hà Nội -
10/2008.
III/ Khả năng & giải pháp thực hiện dự án.
3.1 Kỹ thuật:
a) Thông tin, tuyên truyền, đào tạo, tập huấn.
- Tổ chức đào tạo, tập huấn kỹ thuật để nâng cao trình độ cho cán bộ kỹ thuật
và các hộ chăn nuôi.
+ Đào tạo nâng cao trình độ cho 40 cán bộ kỹ thuật, dẫn tinh viên tại các cơ
sở nghiên cứu và chăn nuôi tiên tiến.
+ Tổ chức 70 lớp, mỗi lớp 100 người tại các xã tham gia dự án. Biên soạn tài
liệu hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi bò F1(BBB x LaiSind) phổ biến trong hộ chăn
nuôi. Tuyên truyền và phổ biến kỹ thuật chăn nuôi bò F1(BBB x LaiSind) trên đài
phát thanh các huyện, xã vùng dự án và đài phát thanh, truyền hình Hà Nội.
b) Về cán bộ kỹ thuật:
Công ty TNHH NN MTV Giống gia súc Hà Nội và các huyện: Có đủ cán bộ
kĩ thuật chăn nuôi, thú y, dẫn tinh viên, công nhân chăn nuôi để thực hiện dự án.
c) Giải pháp về giống, nhân giống:
- Đàn bò cái nền 14.000 con, nông hộ và trang trại có đủ số lượng bò cái để
tuyển chọn.
- Nhu cầu về tinh bò thịt: 59.500 liều nhập khẩu từ Vương quốc Bỉ.
25