Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

KẾT QUẢ NGHIÊN cứu, TUYỂN CHỌN bộ GIỐNG đậu RỒNG TRIỂN VỌNG từ NGÂN HÀNG GEN cây TRỒNG QUỐC GIA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (323.92 KB, 8 trang )

- 1 -

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, TUYỂN CHỌN BỘ GIỐNG ĐẬU RỒNG
TRIỂN VỌNG TỪ NGÂN HÀNG GEN CÂY TRỒNG QUỐC GIA
1
Lê Khả Tường,
1
Nguyễn Hữu Hải

I. MỞ ĐẦU
Đậu rồng (Psophocarpus tetragonolobus DC) thuộc họ đậu Febaceae, họ phụ
Papilionaceae có nguồn gốc ở Đông Nam Á và Papua New Guinea. Cây đậu rồng được trồng
tập trung ở các quốc gia nóng ẩm cận xích đạo như Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Thái Lan,
Philipine, Ấn Độ, Bangladesh, Myanma và Sri Lanka. Đậu rồng cũng được coi là cây “siêu
thị” bởi nó mang những đặc trưng về giá trị sử dụng của nhiều loại cây thực phẩm khác như
đậu Hà Lan, đậu đũa, rau bina, đậu tương, khoai tây. Quả non đậu rồng chứa nhiều khoáng
chất, vitamin và các axit amin thiết yếu, đây là bộ phận được sử dụng chủ yếu của cây đậu
rồng. Trong 100g quả non đậu rồng chứa: 90g nước; năng lượng 27 kcal; 2,6g protein; chất
béo 0.5g; carbon hydrat 4,9g; chất xơ 1,9g; Ca 64 mg; Mg 34 mg; P 37mg; Fe 0,8 mg;
VitaminA 332 IU; Thiamin 0,21mg; riboflavin 0,1 mg; Niacin 0,8 mg, ascorbic acid 15mg
(Rubatzky, V.E.& Yamaguchi, M, 1997. Đậu rồng có giá trị dinh dưỡng tương đối cao, được
xem là nguồn cung cấp protein chủ yếu cho người nghèo ở các nước Á – Phi. Hầu hết các bộ
phận của cây đều có thể sử dụng được: Lá, hoa, quả, hạt, củ. Vì vậy trên thế giới, ở một số
nước như: Papua New Guinea, Sri Lanka, Thái Lan, Ghana…người dân sử dụng quả non của
cây đậu rồng để ăn trực tiếp hoặc nấu chín. Mặc dù sử dụng quả non là chủ yếu nhưng theo
tiến sĩ Sahu hạt đậu rồng có hàm lượng chất béo và sodium thấp sử dụng làm nguyên liệu chế
biến bột cho người già và trẻ nhỏ là nguồn cung cấp protein, các vitamin và khoáng chất,
amino acid.
Ở nước ta đậu rồng, còn được gọi là đậu khế, thường được trồng chủ yếu ở các tỉnh ở
trung du miền núi và cao nguyên. Quả non và hạt có hàm lượng dinh dưỡng cao. Người dân
trồng đậu rồng quanh nhà hoặc trên nương rẫy vừa để lấy quả non và hạt vừa sử dụng, thân lá


làm thức ăn cho gia súc, vừa có tác dụng che phủ đất, làm tốt đất, và chống xói mòn. Cây đậu
rồng có ưu điểm là loại cây chịu hạn, không bị sâu bệnh, chịu rét tốt thời kỳ ra hoa đậu quả,
kết hạt và có tính bền vững trong sản xuất. Mặt khác, nhu cầu sử dụng rau an toàn ngày càng
cao nên cây đậu rồng có thể khai thác quả non làm rau an toàn cung cấp cho thị trường. Tuy
nhiên, hiện nay nguồn gen đậu đỗ địa phương nói chung và nguồn gen đậu rồng nói riêng ít
được quan tâm và đang có nguy cơ xói mòn cao trong đó có việc thay thế bằng các loại cây
trồng khác có giá trị kinh tế cao, chính vì vậy việc bảo tồn nguồn gen đậu rồng bản địa là vô
cùng cấp thiết, đặc biệt việc bảo tồn thông qua khai thác sử dụng sẽ ngày càng có ý nghĩa hơn
trong sản xuất. Trong những năm gần đây, Trung tâm Tài nguyên thực vật - Viện Khoa học
nông nghiệp Việt Nam đã điều tra thu thập và tạo lập được tập đoàn đậu rồng bao gồm 101
giống từ nhiều vùng sinh thái địa lý khác nhau. Trên cơ sở đánh giá tập đoàn giai đoạn 2001-
2005, 80 giống đậu rồng ưu tú đã được tuyển chọn tiếp tục tiến hành nghiên cứu nhằm xác
định mức độ đa dạng trong tập đoàn đồng thời giới thiệu các nguồn gen có tiềm năng để mở
rộng sản xuất. Hy vọng kết quả của đề tài sẽ cung cấp thông tin và là cơ sở khoa học góp phần
bảo tồn và sử dụng có hiệu quả nguồn gen đậu rồng bản địa.
II. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.Vật liệu
Gồm 80 giống đậu rồng từ ngân hàng gen cây trồng quốc gia, được nhập nội và thu
thập trong cả nước
2. Phƣớng pháp


1
Trung tâm Tài nguyên thực vật
- 2 -
- Tập đoàn được bố trí theo phương pháp nhân giống và đánh giá của Trung tâm tài
nguyên thực vật, các giống được trồng theo ô, bố trí tuần tự không nhắc lại với 10 m
2
/ô.
-Mật độ: 6 cây/m

2

-Phân bón (kg/ha): Phân chuồng 10.000; 60N + 90P
2
O
5
+ 60K
2
O
-Thời vụ: 15/6/2012.
-Tuyển chọn bộ giống triển vọng được thực hiện trên cơ sở đánh giá các đặc điểm
nông sinh học theo biểu mẫu của Viện Tài nguyên di truyền Quốc tế với 30 chỉ tiêu được mô
tả đánh giá.
-Xử lý số liệu trên chương trình Excel.
III.KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
1. Phân bố các giống theo vùng sinh thái
Bảng 1. Sự phân bố của các giống đậu rồng trong tập đoàn
TT
Vùng sinh thái
Địa phƣơng
Số mẫu giống
Tổng số (%)
1
Tây bắc
Điện Biên
3
3,8
Hoà Bình
1
1,3

Lai Châu
10
12,5
Sơn La
14
17,5
2
Đông bắc
Bắc Giang
6
7,5
Quảng Ninh
1
1,3
Lạng Sơn
15
18,8
Tuyên Quang
1
1,3
3
Bắc Trung bộ
Nghệ An
7
8,8
Thanh Hoá
13
16,3
Quảng Trị
1

1,3
4
Nam trung bộ
Bình Thuận
3
3,8
Ninh Thuận
3
3,8
5
Nam Bộ
An Giang
1
1,3
Bến Tre
1
1,3
Các mẫu giống đậu rồng trong tập đoàn được phân bố ở 5 vùng sinh thái: Tây bắc,
Đông bắc, Bắc trung bộ, Nam trung bộ và Nam bộ. Tại các vùng sinh thái này, cây đậu rồng
được trồng ở độ cao 200-1500m so với mực nước biển. Sự đa dạng của các giống đậu rồng tập
trung nhiều ở Lạng Sơn, Sơn La, Thanh Hoá và Lai Châu (Bảng 1)
2. Đánh giá đặc điểm hình thái nông sinh học
Cây đậu rồng là cây leo nhiệt đới có thể sống lâu năm nhưng thường được trồng như
cây hàng năm, phản ứng ánh sáng ngày ngắn, trong điều kiện thuân lợi cây có thể vươn cao 3-
4m. Lá cây đậu rồng thuộc loại lá kép, lá chét có hình tam giác. Hoa mọc thành cụm, từ nách
lá chét giáp với thân, mỗi cụm có từ 3-6 hoa màu tím hoặc trắng. Quả đậu rồng thuộc loại quả
giáp có bốn cánh, có chiều dài trung bình 20cm. Rễ phình to thành củ có đường kính 2-4 cm,
dài 8-12 cm, củ hình trụ. Kết quả mô tả đánh giá các chỉ tiêu định tính cho thấy (Bảng 2):

Bảng 2. Tính trạng định tính của các giống trong tập đoàn

TT
Chỉ tiêu
nghiên cứu
Loại hình
Số
giống
Tỷ lệ
(%)
Giống đại diện
1
Mức độ phân
cành
Cành thưa
0
0

Trung
bình
6
7,5
12949, TT5, TT8, TT9, TT17
Nhiều
cành
74
92,5
4404,6527,8008,9311,9317,12948,T1
786, TT20
- 3 -
2
Kích thƣớc lá

Nhỏ
7
8,75
4404, 9314, 9321, T2611
Trung
bình
70
87,5
4472, 6527, 9311, TT12
Lớn
3
3,75
9326, 9356, T2470
3
Dạng lá
Ô van
2
2,5
9856,12949
Tam giác
78
97,5
4404, 6527, 8009, 9310, TT11
Ôvan mác
0
0

Mác
0
0


Mác dài
0
0

4
Màu thân
Xanh
75
93,75
4472, 9317, T2067, TT1
Tím ánh
xanh
5
6,25
8008, 9311, 9314, 12334, T5597
Tím
0
0

Khác
0
0

5
Màu đài hoa
Xanh
80
100
4404,9311, T2611, TT2, TT3

Tím ánh
xanh
0
0

Tím
0
0

Khác
0
0

6
Màu cánh
hoa
Trắng
3
3,75
9320, 9326, TT5
Tím
77
96,25
4472, 9317, T2469, TT4
Khác
0
0

7
Màu quả

Kem
0
0

Xanh
80
100
6527, 9310, 12333, T2741, TT6
Hồng
0
0

Tím
0
0

Khác
0
0

8
Đốm/quả

0
0

Ko
80
100
4404, 6847, 9312, 12333, T1786

9
Màu cánh
quả
Xanh
80
100
4404, 6847, 9312, 12333, T1786
Tím
0
0

Khác
0
0

10
Cấu trúc bề
mặt quả
Nhẵn
57
71,25
6527, 9315, 9317, T1786, T5200,
TT10
Trung
bình
23
28,75
4404, 6847, 9312, T2067,TT14,TT15
Xù xì
0

0

11
Dạng lát cắt
quả
Vuông
38
47,5
9317, 9324, T4404, T5593, TT16
Nửa dẹt
31
38,75
4404, 6527, 9310, 12335, T2067
Dẹt ở
cạnh
11
13,75
8009, 9315, T2470, T7916
- 4 -
Dẹt ở
đường
khớp
0
0

12
Độ rụng quả
Không
0
0


Thấp
80
100
4404, 6527, 9315, 12948, T2742,
TT7
Trung
bình
0
0

Cao
0
0

13
Màu hạt
Kem
9
11,25
9320, 9321, T9302, T4679
Nâu vàng
35
43,75
4404, 6847, 9323, T5199, TT1, TT2
Nâu
27
33,75
8008, 9318, 9319, T5599, TT3
Đen

0
0

Nâu đen
3
3,75
12947, T 2742, T7915
Khác
(xám)
6
7,5
T2067, T2597, T7916
14
Đốm / hạt

80
100
4472, 8009, 9311, T2611
Ko
0
0

15
Màu rốn hạt
Trắng
0
0

Đen
80

100
4404, 6847, 9313, T2470
Khác
0
0

16
Hình dạng
hạt
Tròn
1
1,25
9318
Ô van
75
93,75
6847, 9317, 9858, 12947, T3902,
TT4
Khác
(dài)
4
6,25
12333, T2067, T2469, T2742
17
Bề mặt hạt
Trơn
80
100
4527,8008,9314, T5200, TT1, TT2
Nhăn

0
0

18
Phản ứng
ánh sáng
Không
0
0

Trung
bình
0
0

Mạnh
80
100
4404, 9329, T1786, T5597, TT15

-Tập tính sinh trưởng: Các mẫu giống trong thí nghiệm đều sinh trưởng tốt. Từ thân
chính phân cành nhiều chiếm 92,5%, phân cành trung bình chiếm 7,5%. Tập tính của thân cây
đậu rồng là leo bám vào thân cây khác để vươn lên nhận ánh sáng theo tính hướng dương của
cây nhờ vậy tạo nên tán lá trải rộng và đều tự nhiên từ gốc đến ngọn.
-Kích thước lá: Do đặc điểm của cây đậu rồng có tán lá trải rộng và đều vì vậy lá của
hầu hết các mẫu giống trong tập đoàn có kích thước trung bình (70 mẫu giống chiếm 92,5%)
và có hình tam giác (78 mẫu giống chiếm 97,5%). Hầu hết các mẫu giống lá có màu xanh đến
xanh đậm.
-Màu thân: Các mẫu giống trong tập đoàn chủ yếu thân màu xanh (75 mẫu giống
chiếm 93,75%), còn lại thân tím . Các giống có màu tím ánh xanh thì cánh hoa có màu tím

đậm hơn.
- 5 -
- Màu sắc hoa: Các mẫu giống đều có màu đài hoa là màu xanh. Màu cánh hoa có 2 màu:
Tím và trắng. Trong đó 77 mẫu giống có hoa màu tím chiếm 96,25%, chỉ có 3 mẫu giống có
hoa màu trắng.
- Đặc điểm bên ngoài quả cũng góp phần trong việc đánh giá chất lượng quả thương phẩm.
Các mẫu giống trong thí nghiệm đều có màu quả, cánh quả màu xanh ( xanh nhạt) và quả
không có vết đốm (do đặc trưng giống, sâu bệnh). Có 57 mẫu giống có cấu trúc bề mặt quả
nhẵn còn lại là trung bình không có mẫu giống nào có bề mặt xù xì.
- Dạng quả: Các mẫu giống trong tập đoàn có 38 mẫu giống có dạng hinh vuông, 31 mẫu
giống có dạng nửa dẹt, 11 mẫu giống có dạng det ở cạnh.
- Cây đậu rồng có tỷ lệ rụng quả thấp, độ rụng quả của cây tập trung vào thời điểm khi quả
được hình thành từ 4-5 ngày sau ra hoa. Độ rụng quả thấp là một lợi thế đối với cây trồng này,
số quả trên cây sẽ ổn định góp phần vào ổn định năng suất.
- Màu hạt: Phần lớn các mẫu giống trong thí nghiệm tập đoàn có màu nâu vàng: 35 mẫu
giống chiếm 43,75%, tiếp đó là màu nâu với 27 mẫu giống chiếm 33,75, các màu còn lại là:
kem với 9 mẫu giống, nâu đen với 3 mẫu giống, xám 6 mẫu giống.
- Hình dạng hạt: Các mẫu giống chủ yếu có dạng ôvan ( 75 mẫu giống, 93,75%), còn lai có
1 mẫu giống dạng tròn, 4 mẫu giống dạng tròn dài.
- Đốm trên hạt, màu rốn hạt, bề mặt hạt đều không có sự biến động. Hạt của các mẫu giống
đều nhẵn, không có đốm và màu rốn màu đen.
- Phản ứng ánh sáng: Đây là cây trồng có phản ứng mạnh với ánh sáng ngày ngắn nên thời
gian trong điều kiện tự nhiên khá dài( từ 8-9 tháng). Vì vâỵ thời vụ gieo trồng có ý nghĩa
quyết định năng suất và chất lượng sản phẩm theo mục đích sử dụng.
Như vậy, các đặc điểm về sinh trưởng, thân cây, lá, màu sắc hoa, màu quả, độ rụng quả,
đốm hạt, màu rốn, hình dạng hạt, bề mặt hạt không biến động hoặc biến động rất ít. Chỉ có
dạng lát cắt của quả, màu hạt có biến động nhiều.
3. Năng suất và các yếu tố của năng suất của các giống trong tập đoàn
Các tính trạng định lượng cũng có biến động khá cao, đặc biệt là tính trạng số quả/cây.
Kích thước quả cũng biểu hiện biến động tương đối cao (CV% =10,4), giống có quả dài nhất

là giống ĐKT T2970 với 20,8 cm và giống ĐKT T7916 chiều dài quả ngắn nhất là 12,5 cm,
chiều dài quả trung bình của tập đoàn là 16 cm. Bộ phận sử dụng chủ yếu của cây đậu rồng là
quả non và hạt. Đối với các loại cây trồng sử dụng quả làm rau xanh thì đây là chỉ tiêu quan
trọng nhất quyết định đến năng suất, nó tương quan chặt với năng suất. Đối với cây đậu rồng
sau khi quả hình thành và đến khi thu hoạch từ 10 đến 16 ngày. Quả non đậu rồng khi thu
hoạch có màu trắng xanh, cánh hoa khô vẫn còn gắn ở đầu quả. Đối với năng suất hạt đậu rồng
lại do số quả chín/cây quyết định. Số quả/ cây là tính trạng định lượng chịu ảnh hưởng lớn của
môi tương tác GxMT nên có độ biến động cao nhất ( CV%= 29,9 với số quả non/cây và CV%
= 34,7 với số quả chín/cây). Giống SĐK 9311 có số quả non và quả chín/cây nhiều nhất lần
lượt là 32 và 34,5 quả; giống có giống quả non ít nhất là SĐK 4404 với 11,5 quả và giống có
số quả chín ít nhất là T4682 với 9,6 quả, số quả non trung bình của tập đoàn là 16,4 còn số quả
chín trung bình của tập đoàn là 14,3.Khối lượng quả non cũng biến động cao (CV%=19,8),
đây cũng là yếu tố liên quan đến năng suất cây trồng. Giống ĐKT T2067 có khối lượng thấp
nhất là 3,56g, giống SĐK 9320 có khối lượng cao nhất 11,11g. Khối lượng trung bình của tập
đoàn là 6,6g.Khối lương 100 hạt là tính trạng có hệ số biến động cao (CV%=12,31).Khối
lượng 100 hạt trung bình của tập đoàn là 37,4g, trong khi đó khối lượng 100 hạt lớn nhất được
xác định là giống ĐKT T2067 57,8g và giống ĐKT T3902 có khối lượng 100 hạt nhỏ nhất
24,8g. (Bảng 3).



- 6 -
Bảng 3. Tham số thống kê của một số tính trạng định lƣợng
TT
Tính trạng
Mức độ biểu hiện tính trạng
CV
%
Mẫu điển
hình (Số

đăng ký)
Lớn
nhất
Nhỏ
nhất
Trung
bình
1
Số quả non/cây
34,2
11,7
16,4
29,9
9311, 9317
2
Khối lượng quả non (g)
11,1
3,6
6,6
19,83
9320
3
Số quả chín/cây
32,5
9,6
14,3
34,6
9311, 9317
4
Chiều dài quả (cm)

20,8
12,5
16
10,4
T2970
5
Số hạt/ quả
12,3
7,1
9,3
11,8
T2740
6
Khối lượng 100 hạt (g)
57,8
24,8
37,4
13,2
T2067
7
Năng suất cá thể quả non (
g/cây)
277,9
45,6
108
38,4
9317
8
Năng suất cá thể hạt ( g/cây)
13018,7

2885,3
5448,1
35,8
9311
9
Năng suất thực thu quả non (
tấn/ha)
9,07
0,87
3,8
42,73
9317
10
Năng suất thực thu hạt ( tạ/ha)
25,2
5,26
10,7
39,3
9311, 9324

4. Kết quả tuyển chọn bộ giống triển vọng
Trong khuôn khổ đề tài, cây đậu rồng khai thác sử dụng quả non làm rau vì vậy các
giống có năng suất quả non khá có khả năng phục vụ sản xuất là mục tiêu chọn lọc giống. Năng
suất cá thể phụ thuộc vào số quả trên cây và khối lượng quả vì vậy hệ số biến dộng khá cao
(CV%= 38,4). Giống SĐK 9317 có năng suất cá thể cao nhất 277,9g và giống ĐKT T2067có
năng suất cá thể thấp nhất 45,6g, năng suất cá thể trung bình trong tập đoàn 108g.Năng suất thực
thu: là năng suất thực tế trên ô thí nghiệm. Năng suất thực thu có hệ số biến động lớn
(CV%=42,73). Giống SĐK 9317 có năng suất thực thu lớn nhất 9,07 tấn/ha, năng suất thấp nhất
là 0,87tấn/ha được xác định là giống ĐKT T2067 . Năng suất thực thu trung bình là 3,8 tấn/ha
Đối với hạt, năng suất cá thể phụ thuộc vào số hạt trên cây và khối lượng 100 hạt. Năng

suất cá thể biến động lớn từ 2885,33-13018,7 g/cây (CV%=35,78). Trong đó phần lớn các mẫu
giống có năng suất cá thể dưới 4911g/cây (39 mẫu giống, 48,75%), 26 mẫu giống có năng suất
cá thể từ 4911-6937 g/cây (32,5%), 10 mẫu giống có năng suất cá thể từ 6937-8963g/cây
(12,5%), 5 mẫu giống có năng suất cá thể trên 8963g/cây. Giống có năng suất cá thể thấp nhất
(2885,33g/cây) là T3902, năng suất cá thể cao nhất (13018,7g/cây) là 9311.Năng suất thực thu
trên ô thí nghiệm biến động lớn từ 5,26 tạ/ha đến 25,22 tạ/ha (CV%=39,32). Trong đó có 34
mẫu giống có năng suất thực thu dưới 9 tạ/ha (42,5%), 28 mẫu giống có năng suất thực thu 9-13
tạ/ha (35%), 9 mẫu giống có năng suất thực thu từ 13-17 tạ/ha và trên 17tạ /ha (11,25%),Giống
có năng suất thực thu thấp nhất (5,26 tạ/ha) là TT19 và năng suất thực thu cao nhất (25,22 tạ/ha)
là 9311.
Ngoài các tính trạng nêu trên, chúng tôi tiến hành đánh giá cảm quan với các chỉ tiêu:
Màu quả, độ giòn, thịt quả, độ thơm với mười người tham gia. Sau khi tổng hợp các phiếu
đánh giá, chúng tôi thấy: Các mẫu giống có màu trắng xanh, có độ giòn ít, có mùi thơm nhẹ -
không mùi. Trong đó có 2 mẫu giống có mùi thơm nhẹ là 9317 và 9318, các mẫu giống còn lại
không thơm, có vị ngọt ít, có thịt quả xốp.Từ kết quả đánh giá các tính trạng định tính và định
lượng tập đoàn, 10 giống đậu rồng được đánh giá có triển vọng đã được chọn lọc. Đây là cơ sở
để tuyển chọn được giống ưu tú nhất cho sản xuất thông qua thí nghiệm so sánh các dòng
giống đậu rồng triển vọng.(Bảng 4)

- 7 -
Bảng 4. Năng suất của các giống đậu rồng triển vọng
TT
ĐKT
SĐK
Năng suất cá
thể
(g/cây)
Năng suất lý
thuyết
( tấn/ha)

Năng suất thực
thu
(tấn/ha)
1
T0216
8008
204,06
12,24
7,24
2

9311
206,31
12,38
7,82
3

9315
168,35
10,10
6,02
4

9317
277,85
16,67
9,07
5

9318

214,75
12,89
8,36
6

9324
166,84
10,01
5,50
7

9326
186,07
11,16
6,81
8
T5594

187,32
11,24
6,97
9
T5595

178,74
10,72
6,51
10
T5599


172,83
10,37
5,64
Tham sô
thống kê
tập đoàn
Min
277,85
16,67
9,07
Max
45,60
2,74
0,87
Trung bình
108,89
6,53
3,80

IV. KẾT LUẬN
1.Tập đoàn đậu rồng 80 giống hiện có tại Ngân hàng gen cây trồng quốc gia là những
giống có nguồn gốc nhập nội, địa phương, bản địa, có sự đa dạng cao về hình thái, sinh
trưởng, phát triển, chống chịu.
2.Trên cơ sở nghiên cứu và đánh giá tập đoàn đã tuyển chọn được 10 giống đậu rồng
triển vọng, thích ứng với điều kiện vùng Trung du, miền núi, là cơ sở vật chất quan trọng cho
công tác tuyển chọn giống phục vụ sản xuất.
3.Cần tiến hành khảo nghiệm rộng bộ giống đậu rồng triển vọng để chọn ra các giống
tốt đưa vào sản xuất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Đinh Thế Lộc, Nguyễn Thị Ngọc Huệ, (2008), Kỹ thuật trồng cây củ đậu và cây đậu rồng.
NXB Khoa học tự nhiên & công nghệ, Hà Nội.
2. Hà Đình Tuấn, (2004), Kỹ thuật canh tác trên đất dốc. NXB Nông nghiệp Hà Nội.
3. Nguyễn Trƣờng Vƣơng, Nguyễn Thị Ngọc Huệ, Lƣu Ngọc Trình, (2006). Kết quả đánh
giá nguồn gen cây đậu rồng giai đoạn 2001 – 2005. Tr.20-24 trong Tạp chí Nông nghiệp &
Phát triển nông thôn số 18 tháng 9.
4. Descripstor for Wing bean, IPGRI.
5. Jame M.Stephens (1994), Bean,Winged-Psophocarpus tetragonolobus(L.)D.C, University
of Florida IFAS Extension
6. Grubben, G.J.H, (2004). Plan Resources of Tropical Africa 2. Vegetables. PROTA
Foundation / Backhuys Publishers / CTA Wageningen, Netherlands
7. Hettiarachchy, N.S. and Sri Kantha, S. Nutritive value of winged bean, Psophocarpus
tetragonolobus. Nutrisyon (Philippines), 1982; 7: 40-51.
8. Kadam, S.S., Lawande, K.M., Naikare, S.M. and Salunkhe (1981), D.K. Nutritional
aspects of winged bean (Psophocarpus tetragonolobus L.DC). Legume Research, 33-42.
- 8 -
9. Manjunath S. SHET and M. MADAIAH (1988),Chemical modification studies on a
lectin from winged-bean Psophocarpus tetragonolobus (L.) DCI tubers, Biochemical Journal,
351-357.
10. National Academy Press. Washington, D.C.(1981). The Winged bean, a high protein
crop for the tropics.




×