Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Nhận diện rào cản đối với hoạt động áp dụng kết quả nghiên cứu trong nông nghiệp ở các huyện trên địa bàn tỉnh Hậu Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (253.13 KB, 8 trang )

Nhận diện rào cản đối với hoạt động áp dụng
kết quả nghiên cứu trong nông nghiệp ở các
huyện trên địa bàn tỉnh Hậu Giang

Nguyễn Chí Cường

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Luận văn Thạc sĩ ngành: Quản lý Khoa học và công nghệ; Mã số: 60 34 04 12
Người hướng dẫn: PGS. TS. Vũ Cao Đàm
Năm bảo vệ: 2013

Abtracts: Trình bày cơ sở lý luận về những rào cản đối với hoạt động áp dụng kết quả
nghiên cứu khoa học, làm rõ tác động của việc ứng dụng khoa học và công nghệ, chính
sách khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam. Nghiên cứu thực trạng
áp dụng kết quả nghiên cứu và những rào cản trong hoạt động áp dụng kết quả nghiên
cứu nông nghiệp cấp huyện, tỉnh Hậu Giang. Đưa ra một số giải pháp giảm rào cản trong
hoạt động áp dụng kết quả nghiên cứu nông nghiệp cấp huyện, tỉnh Hậu Giang

Keywords: Khoa học công nghệ; Nghiên cứu khoa học; Nông nghiệp

Content
PHẦN MỞ ĐẦU
1- Lý do chọn ĐT
Thực hiện Nghị quyết 22/2003/QH.11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội khoá
11 nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Nghị định số 05/2004/NĐ-CP ngày 2
tháng 01 năm 2004 của Chính phủ, tỉnh Cần Thơ được chia tách làm hai đơn vị hành chính:
thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương và tỉnh Hậu Giang.
Sau khi được thành lập đến nay tỉnh Hậu Giang hiện có 05 huyện, 01 thị xã và 01
thành phố. Thực hiện Nghị định số 14/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 và Thông tư số
05/2008/TTLT-BKHCN-BNV, ngày 19/4/2010, theo đó, đối với cấp huyện, nhiệm vụ tham
mưu cho UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về KH&CN được giao cho


Phòng Kinh tế và Hạ tầng, Phòng Kinh tế. Như vậy, chức năng, nhiệm vụ tham mưu cho
UBND cấp huyện, thành, thị về KH&CN được xác định rõ và kiện toàn theo các văn bản
hướng dẫn của cấp trên.
Sau khi được kiện toàn về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức, bộ máy, trong những năm
qua hoạt động của cơ quan chuyên môn cấp huyện trong lĩnh vực KH&CN đã đạt được một
số kết quả nhất định. Tuy nhiên, hoạt động KH&CN ở địa bàn cấp huyện còn chưa tương
xứng với tiềm năng, quy mô, hiệu quả còn thấp, nhất là hoạt động quản lý KH&CN.
Phương thức chuyển giao KH&CN đến nông dân được áp dụng phổ biến hiện nay là
tổ chức điều tra tình hình sản xuất, hoặc tiếp nhận những tiến bộ KHKT từ nơi khác về địa
phương thử nghiệm, xây dựng MH trình diễn ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ để phổ biến
cho người dân học hỏi. Đây cũng là con đường ngắn nhất để đưa kết quả nghiên cứu từ các cơ sở
nghiên cứu ra thực tiễn.
Mặc dù các huyện có làm việc này nhưng với đặc thù là một tỉnh thuần nông thì việc lựa
chọn, phổ biến các kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong nông nghiệp trên
địa bàn các huyện làm cơ sở khoa học, thực tiễn khuyến cáo bà con nông dân ứng dụng vào thực
tế sản xuất ở Hậu Giang thời gian qua cho thấy còn một số hạn chế nhất định. Cấp huyện, Phòng
Kinh tế/Phòng Kinh tế - Hạ tầng là cơ quan chuyên môn giúp UBND huyện thực hiện chức năng
quản lý nhà nước về hoạt động KH&CN, trong đó có hoạt động áp dụng kết quả nghiên cứu
trong nông nghiệp, nhưng mỗi năm các huyện chỉ triển khai thực hiện được từ 1 - 2 nhiệm vụ
KH&CN, thậm chí có huyện không thực hiện được nhiệm vụ nào.
Do đó, Luận văn “Nhận diện rào cản đối với hoạt động áp dụng kết quả nghiên cứu trong
nông nghiệp ở các huyện trên địa bàn tỉnh Hậu Giang”, nghiên cứu nhằm tìm ra những rào cản
đối với hoạt động này và từ đó giúp các ngành chức năng trong tỉnh có những định hướng, giải
pháp tháo gỡ, góp phần đẩy mạnh hoạt động triển khai áp dụng kết quả nghiên cứu nông nghiệp
ở các huyện trong tỉnh Hậu Giang vào thời gian tới.
2- Tổng quan tình hình nghiên cứu
Quản lý KH&CN cấp huyện được đề cập lần đầu tiên trong Chỉ thị 88-CT của Chủ tịch
Hội đồng Bộ trưởng và được ghi trong pháp lệnh về nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của HĐND và
UBND các cấp (năm 1996). Ở điều 103, Luật tổ chức HĐND và UBND có nêu: trong lĩnh vực
khoa học, công nghệ, tài nguyên và môi trường, UBND huyện thực hiện những nhiệm vụ, quyền

hạn sau đây:
+ Thực hiện các biện pháp ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ phục vụ sản xuất và đời
sống nhân dân ở địa phương;
+ Tổ chức thực hiện bảo vệ môi trường; Phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, bão
lụt;
+ Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn đo lường và chất lượng sản
phẩm; kiểm tra chất lượng sản phẩm và hàng hoá trên địa bàn huyện; ngăn chặn việc sản xuất và
lưu hành hàng giả, hàng kém chất lượng tại địa phương.
Nghị định 14/2008/NĐ-CP và Thông tư 05/2008/TTLB-BKH&CN-BNV, ngày
18/6/2008 của Bộ KH&CN và Bộ Nội vụ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ
máy, biên chế cho việc quản lý KH&CN cấp huyện ra đời, đánh dấu một mốc lớn trong nhận
thức về quản lý KH&CN cấp huyện.
Năm 2000, Viện Nghiên cứu chiến lược và chính sách KH&CN đã tiến hành ĐT:
“Nghiên cứu, phân tích tổ chức quản lý nhà nước về KH&CN ở cấp huyện trong quá trình đổi
mới” do Tiến sĩ Nguyễn Thanh Thịnh làm chủ nhiệm.
Năm 2004, Vụ Tổ chức và cán bộ - Bộ KH&CN, cũng đã có nghiên cứu: “MH Quản lý
KH&CN cấp huyện”, với mục tiêu tìm các căn cứ khoa học cho việc soạn thảo nghị định quy
định về MH tổ chức quản lý KH&CN cấp huyện thống nhất toàn quốc (Nghị định 172,
29/9/2004).
ĐT cấp nhà nước: “Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý KH&CN địa
phương” do Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì và GS. TS. Đỗ Nguyên Phương làm chủ nhiệm
ĐT (từ 2003 - 2006). Trong đó nêu ra các kiến nghị, các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và
hiệu quả của công tác quản lý KH&CN ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trong
nghiên cứu này đã đề cập đến việc quản lý khoa học công nghệ cấp huyện. Các kết luận và kiến
nghị của nghiên cứu, sau này đã được thể chế hóa một phần quan trọng trong Nghị định
14/2008/NĐ - CP và Thông tư 05/2008/TTLB - BKHCN - BNV.
Năm 2007, Nguyễn Thị Thúy Hiền đã tiến hành nghiên cứu ĐT: “Nhận dạng hoạt động
quản lý KH&CN cấp huyện”. Nghiên cứu cho thấy hoạt động quản lý KH&CN trên địa bàn
huyện ngày càng trở nên đa dạng như: Tổ chức phổ biến và thực hiện các chính sách của nhà
nước về KH&CN; Xây dựng kế hoạch hoạt động KH&CN; ứng dụng các kết quả nghiên cứu và

kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất và đời sống; Hoạt động tiêu chuẩn hoá, đo lường, chất lượng và bảo
vệ quyền lợi người tiêu dùng; Đẩy mạnh phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, ứng
dụng các kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất và đời sống…
Năm 2011, Dương Vũ Diễm Hồng trong nghiên cứu “Giải pháp nâng cao hiệu quả công
tác quản lý nhà nước về KH&CN cấp huyện ở tỉnh Lào Cai giai đoạn 2011 - 2020” đã nêu được
hiện trạng về hoạt động KH&CN; về công tác quản lý và nguồn lực phục vụ cho công tác quản
lý KH&CN trên địa bàn huyện tại tỉnh Lào Cai; đưa ra được các các giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả trong công tác quản lý về KH&CN cơ sở tại tỉnh Lào Cai…
Năm 2006, Trịnh Thị Cảnh trong nghiên cứu “Thúc đẩy ứng dụng thành tựu khoa học và
công nghệ phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp tỉnh Bình Thuận” đã nghiên cứu, phân tích cơ
sở lý luận và thực tiễn công tác ứng dụng thành tựu KH&CN đới với phát triển sản xuất nông
nghiệp, những vấn đề đặt ra đối với nông nghiệp ở địa phương; phân tích làm rõ những khó
khăn, hạn chế trong công tác ứng dụng KH&CN vào phát triển sản xuất nông nghiệp, tìm hiểu
nguyên nhân, đưa ra các giải pháp tạo động lực thúc đẩy ứng dụng thành tựu KH&CN phục vụ
phát triển sản xuất nông nghiệp.
Năm 2010, Mai Thanh Long trong nghiên cứu “Chính sách thúc đẩy tiến bộ khoa học và
công nghệ trên địa bàn huyện tại tỉnh Nam Định”, nghiên cứu đã trình bày được cơ sở lí luận về
chính sách thúc đẩy tiến bộ khoa học và công nghệ; hiện trạng chính sách thúc đẩy tiến bộ khoa
học và công nghệ trên địa bàn huyện tại tỉnh Nam Định, những tiến bộ khoa học và công nghệ
tiêu biểu đã được ứng dụng trong thời gian qua, đánh giá mặt được và chưa được của chính sách
trong thời gian qua; đưa ra được các định hướng chính sách thúc đẩy tiến bộ khoa học và công
nghệ trên địa bàn huyện tỉnh Nam Định.
Đối với tỉnh Hậu Giang, là một tỉnh thuần nông nhưng hoạt động triển khai áp dụng kết
quả nghiên cứu trong nông nghiệp ở cơ sở còn nhiều hạn chế nhưng chưa có nghiên cứu nào đề
cập một cách hoàn chỉnh về những trở ngại đối với hoạt động này thời gian qua.
3- Mục tiêu nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu nhằm nhận diện những rào cản (trở ngại) đối với hoạt động áp dụng kết
quả nghiên cứu trong nông nghiệp ở các huyện trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
4- Phạm vi nghiên cứu:
Hoạt động triển khai thực hiện kết quả nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực nông nghiệp ở

các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. Trong đó tập trung chủ yếu vào hoạt
động quản lý nhà nước ở cấp huyện.
Phạm vi về thời gian: từ năm 2008 đến 2012.
5- Mẫu khảo sát:
Luận văn chọn mẫu khảo sát ở 07 Phòng Kinh tế/Kinh tế - Hạ tầng thuộc 07 huyện, thị
xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2008 đến 2012. Nội dung khảo sát:

cơ cấu tổ
chức bộ máy quản lý nhà nước về KH&CN cấp huyện; Tài chính cho hoạt động KH&CN cấp
huyện; hoạt động triển khai thực nghiệm kết quả nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực nông
nghiệp.
Mẫu phỏng vấn sâu: phỏng vấn 30% chủ nhiệm đề tài, dự án, mô hình thực hiện từ 2008
– 2012 trên địa bàn các huyện của tỉnh Hậu Giang.
6- Câu hỏi nghiên cứu:
Có những rào cản nào đối với hoạt động áp dụng kết quả nghiên cứu trong nông nghiệp ở
các huyện trên địa bàn tỉnh Hậu Giang?



7- Giả thuyết nghiên cứu:
Những bất cập về chính sách trong hoạt động áp dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn là
rào cản đối với hoạt động áp dụng kết quả nghiên cứu trong nông nghiệp ở các huyện trên địa
bàn tỉnh Hậu Giang
8- Phương pháp chứng minh luận điểm:
Sử dụng Phương pháp chuyên gia và Phương pháp Nghiên cứu tài liệu.
+ Thu thập thông tin từ các Phòng Kinh tế/Kinh tế - Hạ tầng 07 huyện, thị xã, thành phố
trên địa bàn tỉnh Hậu Giang về hoạt động áp dụng kết quả nghiên cứu từ 2008 - 2012 (theo phiếu
điều tra kèm theo, thể hiện một số nội dung chính: tình hình thực hiện nhiệm vụ KH&CN; thực
trạng tổ chức bộ máy; cơ chế quản lý…).
+ Thu thập ý kiến 30% số nhà khoa học thực hiện nhiệm vụ KH&CN cấp huyện giai

đoạn 2008 - 2012: cơ chế, kinh phí trong nghiên cứu, phương thức tổ chức quản lý … Các nhà
khoa học được chọn là những người chủ trì thực hiện các đề tài, dự án, mô hình ở các huyện của
tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2008 – 2012 bằng bản câu hỏi.
+ Thu thập phân tích một số chính sách của Đảng, Nhà nước có liên quan đến hoạt động
triển khai ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học.
+ Xử lý số liệu điều tra bằng phần mềm Microsoft Excel.
9- Kết cấu Luận văn
Toàn bộ nội dung của ĐT ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị sẽ được trình bày
trong 03 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về những rào cản đối với hoạt động áp dụng kết quả nghiên cứu
khoa học
Chương 2: Những rào cản trong hoạt động áp dụng kết quả nghiên cứu nông nghiệp cấp
huyện, tỉnh Hậu Giang
Chương 3: Giải pháp giảm rào cản trong hoạt động áp dụng kết quả nghiên cứu nông
nghiệp cấp huyện, tỉnh Hậu Giang

References
1. Nguyễn Phạm Anh (2013), Rào cản lợi ích nhóm trong quá trình tái cấu trúc doanh nghiệp
Việt Nam hiện nay, Tạp chí KH&CN Việt Nam, Bộ KH&CN, số 8/2013, tr. 61-64
2. Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X (2008), Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05 tháng
8 năm 2008 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn
3. Phạm Văn Bình (2012), KH&CN phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, Tạp chí Hoạt
động Khoa học, số 10/2012, tr. 17-19
4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn – Bộ Nội vụ (2008), Thông tư liên tịch số
61/2008/TTLT-BNN-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện và nhiệm vụ quản lý nhà nước
của UBND cấp xã về nông nghiệp và phát triển nông thôn
5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2013), Nhiệm vụ và giải pháp của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức thực hiện chiến lược phát triển KH&CN giai đoạn
2011 – 2020

6. Bộ Tài chính (2013), Đổi mới cơ chế tài chính thúc đẩy phát triển KH&CN, Kỷ yếu Hội
nghị toàn quốc triển khai chiến lược phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011 –
2020, tháng 3/2013, tr. 61-67
7. Chính phủ Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2010), Nghị định số 02/2010/NĐ-
CP về Khuyến nông
8. Vũ Cao Đàm (2009), Giáo trình Khoa học luận đại cương, Trường Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn, Hà Nội
9. Vũ Cao Đàm (2009), Giáo trình Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nhà xuất bản
giáo dục, Hà Nội
10. Vũ Cao Đàm (2011), Một số vấn đề quản lý KH&CN ở nước ta, Nhà xuất bản Khoa học và
Kỹ thuật, Hà Nội
11. Nguyễn Thị Thúy Hiền (2007), Nhận dạng hoạt động quản lý KH&CN cấp huyện, Luận
văn thạc sĩ
12. Văn Hiệp-Mai Hà, Ứng dụng KH-CN trong NN: Bước tiến mới trong sản xuất,
/>Buoc-tien-moi-trong-san-xuat-2344072/, ngày cập nhật 11.7.2013
13. Hội nông dân Việt Nam (2012), Báo cáo kết quả 3 năm thực hiện nghị quyết 26-NQ/TW về
nông nghiệp, nông dân, nông thôn
14. Khái niệm về nông nghiệp, nông thôn, />nong-nghiep-nong-thon.html, ngày cập nhật 10.7.2013
15. Thủ tướng Chính phủ (2012), Chiến lược phát triển Khoa học và Công nghệ giai đoạn
2011 – 2020
16. Trần Thanh Phong (2011), Tác động của chính sách tài chính tới hoạt động KH&CN trên
địa bàn các huyện tỉnh Hậu Nai, luận văn thạc sĩ
17. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2013), Luật Khoa học và Công nghệ
18. Nguyễn Hồng Sơn, Cơ chế tài chính cho hoạt động KH&CN ở Việt Nam: Một số hạn chế
và giải pháp hoàn thiện, Kinh tế và Chính trị thế giới,
/>va-cong-nghe-o-viet-nam-mot-so-han-che-va-giai-phap-hoan-thien.htm, ngày cập nhật
10.7.2013
19. Sở KH&CN An Giang (2012), Thực trạng hoạt động quản lý nhà nước về KH&CN cấp cơ
sở tại An Giang, kỷ yếu Hội thảo KH&CN các tỉnh ĐBSCL, thàng 10/2012, tr. 20-23
20. Sở KH&CN Bạc Liêu (2012), Thực trạng và giải pháp hoạt động KH&CN cấp cơ sở tỉnh

Bạc Liêu, kỷ yếu Hội thảo KH&CN các tỉnh ĐBSCL, thàng 10/2012, tr. 24-30
21. Sở KH&CN Đồng Nai (2012), Mô hình quản lý KH&CN cấp huyện ở tỉnh Đồng Nai, kỷ
yếu Hội thảo KH&CN các tỉnh ĐBSCL, thàng 10/2012, tr. 88-100
22. Sở KH&CN Đồng Tháp (2012), Thực trạng và định hướng hoạt động quản lý Nhà nước về
KH&CN cấp cơ sở, kỷ yếu Hội thảo KH&CN các tỉnh ĐBSCL, thàng 10/2012, tr. 48-53
23. Sở KH&CN Hậu Giang (2012), Báo cáo tình hình hoạt động sau 8 năm thành lập Sở
KH&CN tỉnh Hậu Giang
24. Sở KH&CN Hậu Giang (2013), Báo cáo hoạt động KH&CN cấp huyện
25. Sở KH&CN Nghệ An (2009), Chuyên đề “Phân tích, đánh giá hiện trạng hoạt động
KHCN cấp huyện và định hướng phát triển đến năm 2020
26. Sở KH&CN Trà Vinh (2012), Nâng cao hiệu quả hoạt động KH&CN tại Trà Vinh, kỷ yếu
Hội thảo KH&CN các tỉnh ĐBSCL, thàng 10/2012, tr. 80-83
27. Nguyễn Quỳnh Trang (2011), Nhận diện những rào cản trong đổi mới công nghệ các làng
nghề ở tỉnh Nam Định, luận văn thạc sĩ
28. Tỉnh ủy Hậu Giang (2013), Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7
(Khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn
29. Văn Phòng Chương trình Nông thôn, miền núi – Bộ KH&CN (2011), Báo cáo kết quả thực
hiện chương trình nông thôn miền núi giai đoạn 2005 – 2010
30. Văn Xây, Nâng cao vai trò của khoa học-công nghệ trong phát triển nông nghiệp bền
vững, />nong-nghiep-ben-vung/45/9576307.epi, ngày cập nhật 11.7.2013


×