Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

35 Câu hỏi bài tập dẫn luận ngôn ngữ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (62.71 KB, 4 trang )

35 Câu hỏi bài tập Dẫn luận ngôn ngữ
Câu 1: Hãy phát biểu quan niệm của Anh ( chị ) về: ngôn ngữ, hoạt động ngôn ngữ, lời
nói.
Câu 2: Sự khác nhau cơ bản giữa ngôn ngữ và lời nói, lấy VD chứng minh?
Câu 3: Anh (chị) hảy cho biết dạy ngôn ngữ khác với hoạt động ngôn ngữ ở chỗ nào? Ở
tiểu học dạy ngôn ngữ hay dạy hoạt động ngôn ngữ? Tại sao?
Câu 4: Thảo luận về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và lời nói dựa trên những ý kiến sau của
Saussure:
“Tách ngôn ngữ ra khỏi lời nói, người ta đồng thời cũng tách luôn: 1.cái gì có tính chất xã
hội với cái gì có tính chất cá nhân; 2.cái gì có tính chất cốt yếu với cái gì có tính chất thứ
yếu và ít nhiều ngẫu nhiên”
“Tất nhiên, hai đối tượng này gắn bó khăng khít với nhau và giả định lẫn nhau: Ngôn ngữ
là cần thiết để cho lời nói có thể hiểu được và gây được tất cả những hiệu quả của no
́;nhưng lời nói lại cần thiết để cho ngôn ngữ được xác lập.”
Câu 5: Theo Charles Hockett- một nhà ngôn ngữ học nổi tiếng người Mĩ: Khả năng dùng
để nói dối và lừa gạt là nét đăng trưng của ngôn ngữ. Anh (chị) bình luận như thế nào về
ý kiến đó?
Câu 6: Một số người cho rằng ngôn ngữ hoạt động theo quy luật tự nhiên nghĩa là nó trải
qua các giai đoạn: nảy sinh, trưởng thành, hưng thịnh, suy tàn và diệt vong. Hãy phân
tích những sai lầm của quan điểm này và một ngôn ngữ mà anh (chị ) biết để chứng
minh.
Câu 7: Chứng minh rằng ngôn ngữ phát triển không đồng đều giữa các mặt.
Câu 8: Hãy trình bày tóm tắt nhân tố chủ quan và khách quan làm cho ngôn ngữ biến đổi
và phát triển.
Câu 9: Hãy trình bày nội dung chính sách ngôn ngữ của Đảng và Nhà nước ta trong giai
đoạn hiện nay.
Câu 10. Ngôn ngữ – Tư duy trừu tượng- con người: cái nào có trước? Giải thích?
Câu 11: có người cho rằng trên thế giới có những ngôn ngữ thượng đẳng và ngôn ngữ hạ
đẳng.Hãy nêu ý kiến của anh chị về quan niện trên.
Câu 12: ngôn ngữ- văn học: yếu tố nào mang tính giai cấp? Chứng minh.
Câu 13: phân biệt tín hiệu và dấu hiệu.lấy ví dụ cụ thể?


Câu 14:tại sao nói ngôn ngữ có tính phức tạp nhiều tầng bậc? Lấy 1 ngôn ngữ mà anh
(chị) biết để chứng minh.
Câu 15: Ngôn ngữ là phương tiện tư duy, vậy những người khiếm khuyết về ngôn
ngữ( câm, điếc bẩm sinh) có tư duy hay không? Vì sao?
Câu 16: hãy nêu những điểm khác biệt cơ bản giữa ngôn ngữ của con người và phương
tiện giao tiếp của loài vật.
Câu 17: trong các hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, có sử dụng các phương tiện phi
ngôn ngữ không? Vai trò của chúng như thế nào? Lấy ví dụ cụ thể để minh hoạ.
Câu 18: hãy phân tích các nhân tố giao tiếp trong hoạt động giao tiếp sau:
Đêm khuya thiếp mới hỏi chàng
Cau xanh ăn với trầu vàng nên chăng
Trầu vàng ăn với cau xanh
Duyên em gắn với duyên anh đương vừa
Câu 19: Xác định và phân tích các nhân tố giao tiếp trong văn bản sau
Qủa cau nho nhỏ miếng trầu
Này của Xuân Hương đã quyệt rồi
Có phải duyên nhau thì thắm lại
Đừng xanh như lá bạc như vôi.
(Mời trầu- Hồ Xuân Hương)
Câu 20: Giới thiệu một văn bản nghệ thuật mà anh (chị) yêu thích.Phân tích các nhân tố
giao tiếp có trong văn bản đó.
Câu 21: Hãy so sánh vai trò của những chức năng cụ thể của ngôn ngữ được thể hiện qua
hai văn bản sau:
a. Từ chiều, lại bắt đầu trở rét.
Gió
Mưa
Não nùng
Đường vắng ngắt.Chưa đến 8 giờ mà đường phố đã vắng ngắt.
(Nguyễn Công Hoan)
b. Khu vực Hà Nội: Nhiều mây, có mưa nhỏ vài nơi. Gió đông bắc cấp 3, cấp 4. Trời

rét. Nhiệt độ cao nhất khoảng 18-20 độ.
(Bản tin dự báo thời tiết)
Câu 22: phân tích các chức năng của ngôn ngữ trong đoạn thơ sau:
“Nhân khi bàn bạc gần xa
Thừa cơ nàng mới bàn ra tán vào
Rằng: “ơn thánh đế dồi dào
Tưới ra đã khắp, thấm vào đã sâu
Bình thành công đức bấy lâu
Ai ai cũng đội trên đầu xiết bao
Ngẫm Từ gây việc binh đao
Đống xương vô định đã cao bằng đầu
Làm chi để tiếng về sau
Nghìn năm ai có khen đâu Hoàng Sào
Chi bằng lộc trọng quyền cao
Công danh ai dứ lối nào cho qua”
Nghe lời nàng nói mặn mà
Thế công Từ mới đổi ra thế hàng”.
( Truyện Kiều- Nguyễn Du)
Câu 23: mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá
Câu 24: Thảo luận về lý do văn hoá của những đơn vị ngôn ngữ cùng nghĩa sau đây
trong tiếng Việt
-Mất
- Về
- Từ trần
-Giang hồ mê chơi quên quê hương
-Nửa chững xuân thoắt gãy cành thiên hương
- Trâm gãy bình rơi
Câu 25: Phân biệt nguyên âm và phụ âm.
Câu 26: hãy nêu phương thức cấu tạo nên các từ sau:
Beauty, beautiful, machanics, mechanize, machinery, xanh xanh, đẹp đẽ, tươi đẹp, chuồn

chuồn, chùa chiền, xe đạp, thuyền bè, thuyền máy.
Câu 27:
a. Hãy sưu tầm tiếng lóng trong sinh viên hiện nay ( đưa ra từ + ý nghĩa)
Ví dụ: chôm chỉa,ẵm, cầm nhầm…chi hành vi trộm cắp
b. Có ý kiến cho rằng tiếng Lóng ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của tiếng Việt.
Quan niệm của anh chị về ý kiến trên.
Câu 28: có thể có ngôn ngữ mà không có ngữ pháp không? Vì sao?
Câu 29: phân tích sự mơ hồ về cấu trúc cú pháp trong những câu sau:
a. Chúng tôi nhiệt liệt ủng hộ chủ trương chống tệ nạn tham nhũng của chính phủ
b. Tôi đồng ý với những nhận xét về truyện ngắn của ông ấy.
Vẽ sơ đồ ngữ pháp của mỗi cấu trúc
Câu 30: nhiều tài liệu tiếng Việt miêu tả ngữ pháp tiếng Việt theo lối “ dĩ Âu vi Trung”.
Theo anh chị ,cách làm đó đúng hay sai? Vì sao?
Câu 31.câu ca dao sau đây bất chấp phương châm hội thoại nào? Sự bất chấp đó tạo ra
hàm ý gì?
Lỗ mũi em mười tám gánh long
Chồng yêu chồng bảo râu rồng trời cho.
Câu 32: vai trò của ngôn ngữ học đối với văn học
Câu 33: vai trò của ngôn ngữ học đối với lịch sử và khảo cổ học
Câu 34: vai trò của ngôn ngữ học đối với y học
Câu 35: vai trò của ngôn ngữ học đối với tâm lí học, sinh lý học.

×