Tải bản đầy đủ (.pdf) (204 trang)

Luận Án Tiến Sĩ Bồi Dưỡng Kỹ Năng Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Trong Tổ Chức Hoạt Động Giáo Dục Cho Giáo Viên Mầm Non.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.15 MB, 204 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM
………………..***……………….

TRẦN THỊ TÂM MINH

BỒI DƯỠNG KỸ NĂNG ỨNG DỤNG
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG TỔ CHỨC
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CHO GIÁO VIÊN MẦM NON

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

HÀ NỘI, 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM
………………..***……………….

TRẦN THỊ TÂM MINH

BỒI DƯỠNG KỸ NĂNG ỨNG DỤNG
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG TỔ CHỨC
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CHO GIÁO VIÊN MẦM NON

Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử giáo dục
Mã số: 9140102

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học:



1. PGS.TS. Nguyễn Tuyết Nga
2. GS.TS. Huỳnh Văn Sơn

HÀ NỘI, 2022


LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu do tôi thực hiện. Các số liệu, kết quả
trong luận án là trung thực, khách quan, có nguồn gốc rõ ràng và chưa từng được công
bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

Tác giả luận án

Trần Thị Tâm Minh


LỜI CẢM ƠN
Với sự trân trọng và biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin gửi tới tập thể các thầy cô giáo
hướng dẫn là PGS.TS. Nguyễn Tuyết Nga, GS.TS. Huỳnh Văn Sơn lời cảm ơn vì những
định hướng khoa học, sự hướng dẫn tận tâm của các thầy cô trong q trình học tập,
nghiên cứu thực hiện luận án này.
Tơi xin trân trọng cảm ơn quý thầy cô trong hội đồng bảo vệ chuyên đề, bảo vệ
luận án các cấp đã có nhiều ý kiến đóng góp giúp tơi hồn thiện luận án.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam,
phòng Tổ chức cán bộ, Trung tâm Quản lý khoa học, Đào tạo - Bồi dưỡng và Hợp tác
quốc tế đã tạo điều kiện cho tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu luận án.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo Trường Đại học Sài Gịn nơi tơi
đang cơng tác và những người đồng nghiệp đã luôn ủng hộ, tạo điều kiện cho tơi trong
suốt q trình cơng tác và nghiên cứu.

Tôi xin cảm ơn các trường mầm non và giáo viên mầm non trên địa bàn Thành
phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và một số tỉnh thành lân cận đã hỗ trợ tận tình giúp tơi thực
hiện khảo sát đánh giá giáo viên, thực nghiệm sư phạm.
Xin dành tình cảm biết ơn tới gia đình, những người thân u, những người bạn
đã ln bên tơi trong q trình học tập, công tác và nghiên cứu luận án.
Tác giả luận án


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................. 3
MỤC LỤC ............................................................................................................. 5
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT............................................................................. 8
DANH MỤC CÁC BẢNG.................................................................................... 9
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ ............................................................... 11
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài...........................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................... 2
3. Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu ......................................................2
4. Giả thuyết khoa học .................................................................................................3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................................. 3
6. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................3
7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ......................................................4
8. Những luận điểm bảo vệ ..........................................................................................6
9. Những đóng góp mới của luận án ...........................................................................7
10. Cấu trúc của luận án .............................................................................................. 7
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BỒI DƯỠNG KỸ NĂNG ỨNG DỤNG CÔNG
NGHỆ THÔNG TIN TRONG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CHO GIÁO
VIÊN MẦM NON .......................................................................................................9
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ..............................................................................9

1.2. Một số khái niệm công cụ ..................................................................................15
1.3. Ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo
...................................................................................................................................20
1.4. Kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức hoạt động giáo dục trẻ mẫu
giáo ............................................................................................................................ 33
1.5. Bồi dưỡng giáo viên mầm non về kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ
chức hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo .......................................................................40

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .................................................................................... 57
Chương 2. THỰC TRẠNG BỒI DƯỠNG KỸ NĂNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN TRONG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CHO GIÁO VIÊN
MẦM NON................................................................................................................58


2.1. Tổ chức khảo sát .................................................................................................58
2.2. Kết quả khảo sát .................................................................................................60
2.2.1. Thực trạng kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức hoạt động giáo
dục của giáo viên mầm non .......................................................................................60
2.2.2. Nguyên nhân của thực trạng ............................................................................82
2.2.3. Thực trạng bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức hoạt
động giáo dục cho giáo viên mầm non ......................................................................87
2.2.4. Nhu cầu của giáo viên mầm non về bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng công nghệ
thông tin trong tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo ...................................99

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .................................................................................. 104
CHƯƠNG 3. XÂY DỰNG NỘI DUNG VÀ QUY TRÌNH BỒI DƯỠNG KỸ NĂNG
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO
DỤC CHO GIÁO VIÊN MẦM NON .....................................................................105
3.1. Nguyên tắc bồi dưỡng ......................................................................................105
3.2. Nội dung bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức hoạt

động giáo dục cho giáo viên mầm non ....................................................................106
3.3. Quy trình bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức hoạt
động giáo dục cho giáo viên mầm non ....................................................................116
3.4. Điều kiện thực hiện...........................................................................................126
3.5. Thực nghiệm sư phạm ......................................................................................130
3.5.1. Mục đích thực nghiệm ...................................................................................130
3.5.2. Khách thể thực nghiệm ..................................................................................130
3.5.3. Giới hạn thực nghiệm ....................................................................................130
3.5.4. Tổ chức thực nghiệm .....................................................................................131
3.5.5. Kết quả thực nghiệm......................................................................................132
3.5.5.1. Thực nghiệm vòng 1 ...................................................................................132
3.5.5.2. Thực nghiệm vòng 2 ...................................................................................148

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .................................................................................. 155
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................... 156
NHỮNG CƠNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ CỦA LUẬN ÁN ............................ 160
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................... 161
PHỤ LỤC 1 ........................................................................................................... 1


PHỤ LỤC 2 ........................................................................................................... 3
PHỤ LỤC 3 ........................................................................................................... 8
PHỤ LỤC 4 ......................................................................................................... 11
PHỤ LỤC 5 ......................................................................................................... 12
PHỤ LỤC 6 ......................................................................................................... 13
PHỤ LỤC 7 ......................................................................................................... 14
PHỤ LỤC 8 ......................................................................................................... 15
PHỤ LỤC 9 ......................................................................................................... 17
PHỤ LỤC 10 ....................................................................................................... 21



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CNTT
GV

: Công nghệ thông tin
: Giáo viên

GVMN : Giáo viên mầm non
GDMN: Giáo dục mầm non
HĐGD: Hoạt động giáo dục
TN

: Thực nghiệm

ĐC

: Đối chứng


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Thang đánh giá kỹ năng ứng dụng CNTT trong khai thác thông tin số
phục vụ công tác chuyên môn ............................................................................. 37
Bảng 1.2. Thang đánh giá kỹ năng ứng dụng CNTT trong lập kế hoạch giáo dục
và soạn giáo án .................................................................................................... 38
Bảng 1.3. Thang đánh giá kỹ năng ứng dụng CNTT trong thiết kế HĐGD ....... 38
Bảng 1.4. Thang đánh giá kỹ năng triển khai HĐGD có ứng dụng CNTT ........ 38
Bảng 1.5. Thang đánh giá tần suất ứng dụng CNTT trong công tác chuyên môn

............................................................................................................................. 39
Bảng 2.1. Xếp loại kỹ năng ứng dụng CNTT lập kế hoạch giáo dục và soạn giáo
án ......................................................................................................................... 64
Bảng 2.2. Mục đích thiết kế HĐGD có ứng dụng CNTT ................................... 68
Bảng 2.3. Mục đích và tần suất ứng dụng CNTT trong HĐGD của GVMN ..... 77
Bảng 2.4. Điểm trung bình của nhóm GVMN tại Tp. Hồ Chí Minh và GVMN tại
các tỉnh thành khác. ............................................................................................. 80
Bảng 2.5. Nguyên nhân của thực trạng ............................................................... 82
Bảng 2.6. Hoạt động bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng CNTT GVMN đã tham gia 87
Bảng 2.7. Đánh giá về tập huấn theo nhu cầu, theo chương trình của phịng
GD&ĐT về phần mềm lập kế hoạch, khẩu phần (Tập huấn 1) (N = 531) ......... 89
Bảng 2.8. Đánh giá về tập huấn theo nhu cầu về các phần mềm thiết kế HĐGD
(Tập huấn 2) (N = 123) ....................................................................................... 90
Bảng 2.9. Đánh giá về bồi dưỡng theo nhu cầu cá nhân bằng cách tham gia lớp tin
học tại trung tâm tin học (N = 132) ..................................................................... 91
Bảng 2.10. Đánh giá về tự bồi dưỡng theo nhu cầu (N = 429) ........................... 92
Bảng 2.11. Đánh giá của GVMN về các hoạt động bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng
CNTT đã tham gia ............................................................................................... 93
Bảng 2.12. Đề xuất của GVMN đối với hoạt động bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng
CNTT................................................................................................................... 99
Bảng 2.13. Nhu cầu cụ thể của GVMN đối với hoạt động bồi dưỡng kỹ năng ứng
dụng CNTT........................................................................................................ 102
Bảng 3.1. Bài 2 - Mô đun 2 - Lĩnh vực phát triển tình cảm - kỹ năng xã hội... 112
Bảng 3.2. Bài 3 - Mô đun 2 - Giai đoạn 1 và 2 ................................................. 121
Bảng 3.3. Điểm đầu vào của nhóm thực nghiệm và đối chứng trước thực nghiệm
........................................................................................................................... 132


Bảng 3.4. Kiểm nghiệm T-test - điểm trung bình kỹ năng ứng dụng CNTT trong
tổ chức HĐGD của GVMN - trước thực nghiệm.............................................. 134

Bảng 3.5. Điểm đầu ra của nhóm thực nghiệm và đối chứng trước thực nghiệm
........................................................................................................................... 135
Bảng 3.6. Kiểm nghiệm T - test điểm trung bình trước và sau thực nghiệm của hai
nhóm .................................................................................................................. 146
Bảng 3.7. Kết quả thực nghiệm vòng 2 ............................................................. 148
Bảng 3.8. Kiểm nghiệm T-test các cặp điểm trung bình - thực nghiệm vịng 2149
Bảng 3.9. Cấu trúc bài trình chiếu đa phương tiện - Lĩnh vực Ngôn ngữ - Sau thực
nghiệm ............................................................................................................... 150
Bảng 3.10. Cấu trúc bài trình chiếu đa phương tiện - Lĩnh vực Thẩm mỹ - Sau
thực nghiệm ....................................................................................................... 151
Bảng 3.11. Cấu trúc bài trình chiếu đa phương tiện - Lĩnh vực Thể chất - Sau thực
nghiệm ............................................................................................................... 152


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ

Biểu đồ 2.1. Xếp loại kỹ năng ứng dụng CNTT trong khai thác thông tin số phục
vụ công tác chuyên môn ...................................................................................... 61
Biểu đồ 2.2. Xếp loại kỹ năng ứng dụng CNTT trong thiết kế HĐGD của GVMN
............................................................................................................................. 67
Biểu đồ 2.3. Điểm trung bình của nhóm GVMN tại Tp. Hồ Chí Minh và GVMN
tại các tỉnh thành khác ......................................................................................... 81
Biểu đồ 2.4. Nguyên nhân ảnh hưởng đến kỹ năng ứng dụng CNTT của GVMN
tại Tp. Hồ Chí Minh so với GVMN ở các tỉnh thành khác ................................. 86
Sơ đồ 3.1. Quy trình bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng CNTT trong thiết kế HĐGD
cho GVMN ........................................................................................................ 118
Sơ đồ 3.2. Ví dụ quy trình bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng CNTT trong thiết kế
HĐGD cho GVMN - dạy kỹ thuật vẽ đường viền bao quanh đối tượng .......... 120
Biểu đồ 3.1. Điểm trước thực nghiệm của các nhóm........................................ 133
Biểu đồ 3.2. Điểm sau thực nghiệm của các nhóm ........................................... 135

Biểu đồ 3.3. Tỉ lệ xếp loại mức độ của các nhóm trước và sau TN .................. 145


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ứng dụng cơng nghệ thông tin (CNTT) trong hoạt động giáo dục (HĐGD) tại trường
mầm non mang đến cho trẻ sự hứng khởi, thích thú khi được tiếp cận những điều mới lạ
một cách trực quan sinh động. Trước đây, khi chưa có CNTT, giáo viên mầm non (GVMN)
vẫn có thể giáo dục trẻ một cách hiệu quả. Tuy nhiên, một số nội dung giáo dục bổ ích, thú
vị nếu tiếp cận qua phương tiện CNTT sẽ hiệu quả hơn vì đảm bảo cơ hội trải nghiệm của
trẻ, cung cấp đầy đủ thông tin và phù hợp với đặc điểm tư duy của trẻ. Đồng thời, CNTT
cịn hỗ trợ tích cực cho GVMN trong quá trình tổ chức HĐGD như giảm áp lực về sổ sách,
tiết kiệm thời gian tìm kiếm thơng tin hay tư liệu dạy học, tự bồi dưỡng chuyên môn,…
Bên cạnh đó, khi trẻ đang sống trong thời đại cơng nghệ, việc khơng cho trẻ tiếp
xúc với máy tính sẽ làm hạn chế sự thích nghi của trẻ, dễ dẫn đến tình trạng lạc hậu, về lâu
dài sẽ khiến trẻ thiếu tự tin với thiết bị CNTT. Mặt khác, nếu giáo viên (GV) ứng dụng
CNTT hợp lý sẽ gián tiếp giúp trẻ nhận thức ý nghĩa của máy tính trong đời sống, hiểu
rằng máy tính khơng phải đơn thuần dùng để giải trí (xem phim, nghe nhạc và trị chơi điện
tử). Do đó, ứng dụng CNTT trong tổ chức HĐGD là cần thiết.
Tuy nhiên, một thiết bị hay phương tiện kỹ thuật dù hiện đại đến đâu cũng có thể
trở nên vơ ích, đơi khi cịn để lại hậu quả nghiêm trọng nếu không sử dụng đúng cách, nhất
là đối với bậc mầm non, giai đoạn đặt nền tảng cho sự phát triển tồn diện của trẻ trong
tương lai. Vì vậy, GVMN cần phải am hiểu và có kỹ năng ứng dụng CNTT phù hợp để
khai thác được ưu thế của CNTT, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục trẻ.
Ngoài ra, trong thời đại kỹ thuật số, kỹ năng ứng dụng CNTT cũng trở thành một
trong các yêu cầu nghề nghiệp nói chung và nghề GVMN nói riêng. Điều này đã được quy
định cụ thể tại tiêu chí 14, tiêu chuẩn 5 tại Điều 8 của Thông tư số 26/2018/TT-BGDĐT
ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành Quy định Chuẩn

nghề nghiệp của GVMN. Tuy nhiên, dù đáp ứng Chuẩn nghề nghiệp về chứng chỉ tin học
nhưng hầu hết GVMN chỉ thực hiện tốt việc ứng dụng CNTT trong soạn thảo giáo án, lập
kế hoạch giáo dục và còn nhiều hạn chế trong kỹ năng thiết kế HĐGD. Các hoạt động đơn
điệu hoặc lạm dụng hiệu ứng, hình ảnh chưa có tính chọn lọc và thẩm mỹ cao...; từ đó dẫn


2

đến hệ quả như ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ. Ngoài ra, một bộ phận GVMN chưa
nhận thức được đầy đủ vai trị của CNTT nên có thái độ từ chối đưa CNTT vào HĐGD.
Song song đó, các hoạt động bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng CNTT cho GVMN chưa
thực sự phong phú, đa dạng và đáp ứng nhu cầu thực tiễn. Trong nhiều năm liền, nhiều khu
vực khơng có hoạt động bồi dưỡng về kỹ năng này. Chỉ một số trường mầm non có nguồn
kinh phí riêng và quan tâm mới chủ động xây dựng kế hoạch và mời chuyên gia về hướng
dẫn hoặc một số đơn vị trang bị máy chiếu, bảng tương tác và được đơn vị cung cấp thiết
bị tập huấn cách sử dụng. Tuy nhiên, nội dung bồi dưỡng chủ yếu tập trung vào việc ứng
dụng CNTT trong lập kế hoạch giáo dục (với phần mềm Mindjet Manager, Edubot...) hoặc
quản lý nhóm lớp, lập khẩu phần... Một số đơn vị tiến hành bồi dưỡng theo nhu cầu nhưng
chưa kết nối với đặc thù của HĐGD trẻ mầm non nên chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu vận
dụng trong thực tế; từ đó dẫn đến GVMN, cơ sở GDMN vẫn có nhu cầu bồi dưỡng thêm
về nội dung kỹ năng ứng dụng CNTT.
Từ những lí do trên cho thấy, việc ứng dụng CNTT trong tổ chức HĐGD cho trẻ
mầm non là phù hợp; đồng thời nghiên cứu về bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng CNTT cho
GVMN trong tổ chức HĐGD cho trẻ là việc làm hết sức cần thiết. Chính vì thế, đề tài “Bồi
dưỡng kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức hoạt động giáo dục cho giáo
viên mầm non” được xác lập.
2. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng nội dung và đề xuất quy trình bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng CNTT trong
tổ chức HĐGD cho GVMN nhằm nâng cao kỹ năng ứng dụng CNTT để khai thác thông
tin số, thiết kế và triển khai các HĐGD có ứng dụng CNTT cho trẻ mẫu giáo.

3. Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Hoạt động bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng CNTT trong tổ
chức HĐGD cho GVMN.
- Đối tượng nghiên cứu: Mối tương quan giữa hoạt động bồi dưỡng với mức độ cải
thiện kỹ năng ứng dụng CNTT trong tổ chức HĐGD.


3

4. Giả thuyết khoa học
Nếu việc bồi dưỡng được tiến hành với nội dung tập trung vào các kỹ năng khai
thác thông tin số, thiết kế và triển khai HĐGD có ứng dụng CNTT theo hướng tác động
từng bước ứng với cơ chế hình thành kỹ năng (luyện tập nhiều lần với các bài tập có độ
khó tăng dần về mặt kỹ thuật lẫn nội dung sản phẩm được thiết kế); đồng thời trong mỗi
bước tác động đều tạo được mối liên kết giữa kỹ thuật thiết kế với ý tưởng thiết kế và cách
thức triển khai HĐGD có ứng dụng CNTT thì kỹ năng ứng dụng CNTT trong tổ chức
HĐGD của GVMN sẽ được nâng cao.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống cơ sở lý luận về bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng CNTT trong tổ chức HĐGD
cho GVMN.
- Xác định mức độ kỹ năng ứng dụng CNTT trong tổ chức HĐGD của GVMN,
nguyên nhân khiến kỹ năng này còn hạn chế; xác định thực trạng bồi dưỡng và nhu cầu bồi
dưỡng kỹ năng ứng dụng CNTT trong tổ chức HĐGD cho GVMN.
- Đề xuất và tổ chức thực nghiệm sư phạm nội dung, quy trình bồi dưỡng kỹ năng
ứng dụng CNTT trong tổ chức HĐGD cho GVMN.
6. Phạm vi nghiên cứu
* Giới hạn về nội dung nghiên cứu
- Ứng dụng CNTT vào tổ chức HĐGD có hai xu hướng chính: CNTT là một nội
dung học và CNTT là phương tiện dạy học [5], [9], [48]. Luận án chỉ xem xét CNTT như
phương tiện giáo dục trẻ mẫu giáo trong quá trình tổ chức HĐGD.

- Nội dung bồi dưỡng chỉ tập trung vào kỹ năng ứng dụng CNTT trong hoạt động
học của trẻ mẫu giáo 3 - 6 tuổi (Do trẻ dưới 3 tuổi cần hạn chế việc tiếp xúc với màn hình,
ưu tiên các hoạt động khác để tránh những ảnh hưởng tiêu cực từ phương tiện CNTT [56]).


4

- Khảo sát thực trạng ứng dụng CNTT trong tổ chức HĐGD cho trẻ mẫu giáo dưới
hình thức sử dụng máy tính, các thiết bị điện tử đơn giản (tivi, máy nghe nhạc…) và các
phần mềm máy tính thơng dụng.
* Giới hạn về địa bàn nghiên cứu
- Khảo sát thực trạng với GVMN đang làm việc ở các trường mầm non tại 24 quận,
huyện thuộc địa bàn Tp. Hồ Chí Minh và GV đang làm việc ở các trường mầm non tại các
tỉnh thành khác.
- Thực nghiệm sư phạm trên GVMN đang làm việc ở trường mầm non tại 24 quận,
huyện thuộc địa bàn Tp. Hồ Chí Minh.
7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp luận
- Tiếp cận hoạt động: Tâm lý người học được bộc lộ trong hoạt động và hình thành
bằng hoạt động của chính mình. Do đó, nghiên cứu hoạt động ứng dụng CNTT của GVMN
thơng qua quan sát q trình ứng dụng CNTT trong tổ chức HĐGD của GV tại trường mầm
non, quá trình GV tham gia hoạt động bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng CNTT trong tổ chức
HĐGD để xác định những ưu điểm, hạn chế trong kỹ năng cũng như các chương trình bồi
dưỡng GV đã tham gia; từ đó làm cơ sở xây dựng nội dung và quy trình bồi dưỡng phù
hợp hơn, đáp ứng nhu cầu thực tế của GVMN. Ngoài ra, việc bồi dưỡng xem xét người
GV là người học chủ động trong quá trình tham gia bồi dưỡng để kiến tạo kiến thức và
kinh nghiệm cho bản thân, đồng thời quy trình bồi dưỡng chú trọng vào hoạt động để người
học rèn luyện cho đến khi đạt được kỹ năng mong muốn.
- Tiếp cận hệ thống cấu trúc: Nghiên cứu kỹ năng ứng dụng CNTT trong tổ chức
HĐGD của GVMN trong mối quan hệ với Chuẩn nghề nghiệp GVMN và với các HĐGD

trẻ tại trường mầm non; nghiên cứu nội dung và quy trình bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng
CNTT trong tổ chức HĐGD cho GVMN dựa trên mối quan hệ với các yếu tố thành phần
của hoạt động bồi dưỡng cũng như với các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động bồi dưỡng.


5

- Tiếp cận thực tiễn: Nghiên cứu xuất phát từ những vấn đề của thực tiễn liên quan
đến việc ứng dụng CNTT trong tổ chức HĐGD của GVMN; từ đó hướng đến giải quyết
những vấn đề có liên quan trong hoạt động bồi dưỡng GVMN nói chung, bồi dưỡng kỹ
năng ứng dụng CNTT trong tổ chức HĐGD cho GVMN nói riêng.
- Tiếp cận năng lực: Nghiên cứu khả năng thực hiện việc ứng dụng CNTT trong tổ
chức HĐGD của GVMN, xây dựng nội dung và quy trình bồi dưỡng cũng tập trung vào
hình thành hệ thống các kiến thức và kỹ năng giúp GVMN có thể thực hiện được việc ứng
dụng CNTT trong tổ chức HĐGD cho trẻ mẫu giáo.
7.2. Các phương pháp nghiên cứu
7.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Phân tích, so sánh và tổng hợp các lý thuyết liên quan đến quá trình phát triển cũng
như những thành tựu khoa học của việc ứng dụng CNTT trong tổ chức HĐGD cho trẻ mẫu
giáo để hệ thống hóa cơ sở lý luận; bao gồm các khái niệm, vai trò - hình thức ứng dụng
CNTT trong tổ chức HĐGD cho trẻ mẫu giáo, thành phần và công cụ đánh giá kỹ năng
ứng dụng CNTT trong tổ chức HĐGD cho trẻ mẫu giáo, hoạt động bồi dưỡng kỹ năng ứng
dụng CNTT trong tổ chức HĐGD cho GVMN, các yếu tố ảnh hưởng đến bồi dưỡng kỹ
năng ứng dụng CNTT trong tổ chức HĐGD cho GVMN.
7.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
* Phương pháp điều tra
- Phiếu thăm dò: Khảo sát thực trạng kỹ năng ứng dụng CNTT của GVMN trong
việc tổ chức HĐGD (nhận thức về ứng dụng CNTT trong GDMN, kỹ năng sử dụng phần
mềm thông dụng, cách thức ứng dụng CNTT trong thiết kế các HĐGD cho trẻ mẫu giáo,
tần suất thực hiện, các nguyên nhân ảnh hưởng, thực trạng bồi dưỡng cũng như nhu cầu

bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng CNTT trong tổ chức HĐGD).
- Phỏng vấn: Tìm hiểu sâu về những khó khăn, vấn đề tồn tại cần quan tâm trong
việc bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng CNTT trong tổ chức HĐGD cho GVMN.


6

- Bài tập đo nghiệm: Đánh giá mức độ kỹ năng ứng dụng CNTT trong thiết kế
HĐGD cho trẻ của GVMN.
* Phương pháp phân tích sản phẩm
Đánh giá các sản phẩm có ứng dụng CNTT được sử dụng trong HĐGD trẻ như trị
chơi điện tử, chuyện kể có minh họa, phim khoa học, chuỗi hình ảnh cung cấp thơng tin...
do GVMN thiết kế để xác định mức độ kỹ năng ứng dụng CNTT của GVMN trong thực
tiễn; đồng thời ghi nhận những ưu khuyết điểm trong kỹ năng thiết kế của GV làm cơ sở
xây dựng nội dung và quy trình bồi dưỡng cũng như soạn tài liệu và bài tham khảo.
* Phương pháp quan sát
Ghi nhận biểu hiện, thao tác của GVMN trong quá trình thiết kế - triển khai hoạt
động trên lớp có ứng dụng CNTT để thu thập thêm thơng tin định tính cho kết quả khảo
sát qua phiếu thăm dò, ghi nhận những hạn chế trong thao tác làm cơ sở xây dựng nội dung
cũng như cách thức bồi dưỡng phù hợp.
* Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Thực nghiệm tính khả thi, hiệu quả của nội dung và quy trình bồi dưỡng kỹ năng
ứng dụng CNTT trong tổ chức HĐGD cho GVMN.
7.2.3. Phương pháp thống kê toán học
Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học: Sử dụng phần mềm SPSS 16 for
Windows là phần mềm máy tính chuyên ngành thống kê để xử lý số liệu thu thập được:
phân tích số liệu theo tỉ lệ %, tần số, điểm trung bình, phân tích tương quan, mức khác biệt
ý nghĩa thông qua các kiểm nghiệm T - test, kiểm nghiệm chi trung bình để đảm bảo tính
khoa học, khách quan và chính xác của dữ liệu thu thập được.
8. Những luận điểm bảo vệ

- Kỹ năng ứng dụng CNTT trong tổ chức HĐGD của GVMN bao gồm kỹ năng ứng
dụng CNTT khai thác thông tin số phục vụ công tác chuyên môn, kỹ năng ứng dụng CNTT
trong lập kế hoạch giáo dục và soạn giáo án, kỹ năng ứng dụng CNTT trong thiết kế HĐGD,


7

kỹ năng triển khai HĐGD có ứng dụng CNTT. Các kỹ năng này liên quan mật thiết với
nhau, đảm bảo cho GVMN có thể tổ chức các HĐGD có hiệu quả.
- Quá trình hình thành kỹ năng ứng dụng CNTT trong tổ chức HĐGD diễn ra qua
việc luyện tập sử dụng kĩ thuật thiết kế phù hợp với ý tưởng tổ chức HĐGD cùng độ khó
tăng dần về kĩ thuật và nội dung giáo dục.
- Việc bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng CNTT trong tổ chức HĐGD cho GVMN sẽ có
hiệu quả nếu xây dựng được nội dung và quy trình dựa trên sự kết hợp chặt chẽ giữa kĩ
thuật thiết kế và ý tưởng tổ chức HĐGD, đảm bảo GVMN được tham gia bồi dưỡng theo
quy trình linh hoạt, phù hợp khả năng và điều kiện làm việc của họ hiện nay.
9. Những đóng góp mới của luận án
* Đóng góp về lý luận: Làm phong phú thêm cơ sở lý luận về ứng dụng CNTT trong
tổ chức HĐGD cho trẻ mẫu giáo cũng như cơ sở lý luận về bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng
CNTT trong tổ chức HĐGD cho GVMN; xác định thành phần của kỹ năng ứng dụng CNTT
trong tổ chức HĐGD của GVMN; xây dựng tiêu chí và cơng cụ đánh giá kỹ năng ứng dụng
CNTT trong tổ chức HĐGD của GVMN.
* Đóng góp về thực tiễn: Phân tích thực trạng bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng CNTT
trong tổ chức HĐGD cho GVMN; đề xuất cách thức thiết kế và tổ chức HĐGD có ứng
dụng CNTT cho trẻ mẫu giáo theo lĩnh vực phát triển; xây dựng được nội dung và quy
trình bồi dưỡng khắc phục hạn chế về ý tưởng cũng như khả năng liên kết giữa kỹ thuật
thiết kế với ý tưởng triển khai hoạt động, có tính linh hoạt. Từ đó, giúp GVMN có thể chủ
động lựa chọn nội dung – hình thức bồi dưỡng theo nhu cầu và nâng cao kỹ năng ứng dụng
CNTT trong tổ chức HĐGD cho trẻ mẫu giáo.
10. Cấu trúc của luận án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Khuyến nghị; luận án có cấu trúc gồm 3 chương
như sau:
Chương 1. Cơ sở lý luận về bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong
tổ chức hoạt động giáo dục cho giáo viên mầm non.


8

Chương 2. Thực trạng bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ
chức hoạt động giáo dục cho giáo viên mầm non.
Chương 3. Xây dựng nội dung và quy trình bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng cơng nghệ
thông tin trong tổ chức hoạt động giáo dục cho giáo viên mầm non.


9

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BỒI DƯỠNG KỸ NĂNG ỨNG
DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO
DỤC CHO GIÁO VIÊN MẦM NON
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
* Nghiên cứu về vai trò của CNTT đối với sự phát triển của trẻ mầm non
Nhiều tác giả cho thấy CNTT đem lại thế giới ảo với nhiều môi trường và sự vật,
hiện tượng phong phú mà trường học hoặc gia đình khơng thể có; đồng thời đưa ra nhiều
hướng dẫn cụ thể cho việc ứng dụng CNTT trong GDMN như Siraj-Blatchford, I. và SirajBlatchford, J, Judy Van Scoter, Belinda Gimbert và Dean Cristol, I Chen Hsu, Ivan Kalas,
Pasnik & Lonrente, Gökben Turgut, Clark... Một số tác động cụ thể được xác định trong
các nghiên cứu như: sự phát triển nhận thức, ngôn ngữ, tương tác xã hội, sáng tạo [56],
[73]; tương tác đồng đẳng giữa trẻ với trẻ, giữa trẻ với GV trong quá trình hoạt động trên
máy tính và chọn lựa phần mềm máy tính phù hợp sẽ giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, phát
triển nhận thức, quản lý xung đột và hợp tác [51].
Để đạt được các hiệu quả trên, nhiều khuyến cáo được đưa ra như: phải lựa chọn

phần mềm hợp lý, giám sát nhưng vẫn cho trẻ tự do hoạt động trong giới hạn cho phép;
cần đảm bảo sự phối hợp với các hoạt động khác như trò chơi sáng tạo, vận động, âm nhạc,
tương tác với mơi trường, trị chuyện, trải nghiệm…; khơng tập trung hồn tồn vào hoạt
động với máy tính; ưu tiên các trị chơi mơ phỏng hay đóng vai theo nhân vật trên màn ảnh
[73]; phần mềm phải có các nhiệm vụ học tập đóng và mở, thân thiện, có hoạt hình, có thể
được tạm dừng hoặc tiếp tục và phản hồi nhanh chóng cho trẻ em để nuôi dưỡng sự quan
tâm của trẻ; khi sử dụng phần mềm trò chơi hay chuyện kể, GV phải kết hợp hoạt động
thực hành, đồng thời giám sát chặt chẽ trẻ em sử dụng phần mềm và đưa ra hướng dẫn [43,
tr. 207]; kết hợp trị chơi vận động, có sự kiểm sốt và tham gia của phụ huynh, khơng tạo
những cảm xúc tiêu cực, tránh bạo lực và rập khuôn [52]; kết hợp cho trẻ xem các video
và trò chơi được với sự hướng dẫn từ phụ huynh và GV sẽ thúc đẩy việc học tập theo
phương pháp STEM [69]; xây dựng một dạng hệ thống các tài liệu giảng dạy trên nền tảng
cơng nghệ cho trẻ mầm non (đó là một nội dung điện tử tương thích với thiết bị bảng tương
tác được phát triển bằng cách sử dụng phần mềm Adobe Flash) dựa trên nhu cầu và đặc


10

điểm của trẻ mầm non [50]; khuyến khích tham gia vào việc tạo ra các nội dung này, CNTT
có thể giúp trẻ tạo ra các tài liệu và câu chuyện của riêng trẻ, đồng thời, trẻ có thể chia sẻ
kinh nghiệm thực tế với bạn bè [45].
Tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT được thể hiện rõ trong bối cảnh dịch bệnh
Covid-19, các GVMN cho rằng lợi ích của việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy bao gồm:
dễ dàng chia sẻ nguồn tài liệu học tập, tạo cơ hội giúp GV cập nhật cơng nghệ, tổ chức các
trị chơi cho trẻ đạt hiệu quả, giúp trẻ có cơ hội học tập các kỹ năng sử dụng các thiết bị
công nghệ, tăng cường sự tương tác giữa phụ huynh và GV, kích thích khả năng sáng tạo
trong giảng dạy của GV... [42]
* Nghiên cứu về kỹ năng ứng dụng CNTT trong tổ chức HĐGD của GV nói chung
và GVMN nói riêng
Về yếu tố ảnh hưởng, các nghiên cứu của Anne Campbell, Grazia Scotellaro,

Konstantinos Petrogiannis, Jef Peeraer, Peter Van Petegem cho thấy, thái độ là một trong
những yếu tố quan trọng: thái độ tích cực như chấp nhận đổi mới, nhìn thấy những ưu điểm
của phương tiện dạy học hiện đại này và cảm thấy dễ sử dụng sẽ thúc đẩy GV ứng dụng
CNTT trong dạy học và ngược lại [39], [54], [62, tr. 2]. Sự thiếu tự tin cũng có ảnh hưởng
không nhỏ đến kỹ năng ứng dụng CNTT trong tổ chức HĐGD của GV, sự thiếu tự tin có
thể xuất hiện khi GV tiếp xúc với các thiết bị lạ hoặc máy móc của người khác (dù chúng
tương tự thiết bị đã hoặc đang sử dụng) hoặc khi phải hoạt động trong một mơi trường mới
hoặc do ít thực hành trên máy tính [39, tr. 14], [54]. Ngồi ra, các yếu tố như sự lo âu, căng
thẳng, chương trình đào tạo trước đó khơng có nội dung liên quan, giới tính và tuổi tác
cũng tác động đến kỹ năng ứng dụng CNTT trong tổ chức HĐGD của GV [59], [76].
Về các chỉ số đánh giá, Tổ chức UNESCO ở các quốc gia châu Âu, Thái Lan… đã
có nhiều nghiên cứu xây dựng một số khung năng lực ứng dụng CNTT cho GV nói chung,
một số tiêu chí khái qt cho GVMN nói riêng. Trong báo cáo “Nhận thức tiềm năng của
CNTT và truyền thông trong GDMN” do Ivan Kalas (2010) chủ biên đã trình bày chi tiết
về khung năng lực ứng dụng CNTT của GVMN theo ba mức độ: khám phá, sử dụng và
tích hợp CNTT [52]. Tuy nhiên, khung đánh giá có một số tiêu chí địi hỏi chuyên môn rất
cao về CNTT như yêu cầu GV phải thành thạo phần mềm đồ họa hoặc một số phần mềm


11

chun dụng, trong đó có nhiều phần mềm khơng phổ biến ở Việt Nam. Hơn nữa, hình
thức ứng dụng CNTT trong tổ chức HĐGD cho trẻ mầm non trong báo cáo cũng có nhiều
khác biệt so với thực tế ở nước ta. Do đó, cần có sự điều chỉnh nếu muốn đưa các tiêu chí
đánh giá này vào sử dụng trong đánh giá kỹ năng ứng dụng CNTT của GVMN trong tổ
chức HĐGD cho trẻ tại Việt Nam.
Về cách thức ứng dụng CNTT cụ thể, các nghiên cứu chỉ ra phải lựa chọn phần mềm
hợp lý, giám sát nhưng vẫn cho trẻ tự do hoạt động trong giới hạn cho phép; cần đảm bảo
sự phối hợp với các hoạt động khác như trò chơi sáng tạo, vận động, âm nhạc, tương tác
với mơi trường, trị chuyện, trải nghiệm…; khơng tập trung hồn tồn vào hoạt động với

máy tính; ưu tiên các trị chơi mơ phỏng hay đóng vai theo nhân vật trên màn ảnh [73];
phần mềm phải có các nhiệm vụ học tập đóng và mở, thân thiện, có hoạt hình, có thể được
tạm dừng hoặc tiếp tục và phản hồi nhanh chóng cho trẻ em để ni dưỡng sự quan tâm
của trẻ; khi sử dụng phần mềm trò chơi hay chuyện kể, GV cần kết hợp hoạt động thực
hành, đồng thời giám sát chặt chẽ trẻ em sử dụng phần mềm và đưa ra hướng dẫn [43, tr.
207]; kết hợp trị chơi vận động, có sự kiểm sốt và tham gia của phụ huynh, không tạo
những cảm xúc tiêu cực, tránh bạo lực và rập khuôn [52]; kết hợp cho trẻ xem các video
và trò chơi được với sự hướng dẫn từ phụ huynh và GV sẽ thúc đẩy việc học tập theo
phương pháp STEM [69]; xây dựng một dạng hệ thống các tài liệu giảng dạy trên nền tảng
cơng nghệ cho trẻ mầm non (đó là một nội dung điện tử tương thích với thiết bị bảng tương
tác được phát triển bằng cách sử dụng phần mềm Adobe Flash) dựa trên nhu cầu và đặc
điểm của trẻ mầm non [50]; khuyến khích tham gia vào việc tạo ra các nội dung này, CNTT
có thể giúp trẻ tạo ra các tài liệu và câu chuyện của riêng trẻ, đồng thời, trẻ có thể chia sẻ
kinh nghiệm thực tế với bạn bè [45].
Ngoài các cách thức trên, nghiên cứu xây dựng mơ hình ứng dụng CNTT tích hợp
cơng nghệ và truyền thông cũng là một xu hướng được quan tâm. Ví dụ: Mơ hình lớp học
từ xa DET của nhóm tác giả người Nga cung cấp các nội dung giáo dục, đồng thời đảm
bảo cơ hội tương tác cho trẻ với sự hỗ trợ của phụ huynh, cơ hội khám phá khoa học và
sáng tạo, cơ hội trải nghiệm thực tế ảo... [67] đã được triển khai và bước đầu cho thấy hiệu
quả. Nghiên cứu này đặc biệt có ý nghĩa trong việc đi trước đón đầu cho giai đoạn giãn
cách xã hội do dịch bệnh Covid-19. Tuy nhiên, lớp học từ xa theo các mơ hình đơn điệu,


12

không đảm bảo cho người học tương tác và phát triển trên nhiều phương diện sẽ gây ra
nhiều bất ổn về nhận thức, kỹ năng, tình cảm... đó là kết luận của các tác giả Giovanna
Mascheroni, Marium Saeed, Marco Valenza, Davide Cino, Thomas Dreesen, Lorenzo
Giuseppe Zaffaroni và Daniel Kardefelt-Winther [74]; Stephanie Carretero, Joanna
Napierała, Antonis Bessios, Eve Mägi, Agnieszka Pugacewicz, Maria Ranieri, Karen

Triquet, Koen Lombaerts, Nicolas Robledo-Bottcher, Marco Montanari, Ignacio GonzalezVazquez [49] khi nghiên cứu về lớp học trực tuyến trong giai đoạn giãn cách xã hội do
Covid-19 ở một số quốc gia trên thế giới. Nghiên cứu này tuy tiến hành với trẻ trên 6 tuổi
nhưng cũng có thể kế thừa để rút kinh nghiệm nếu muốn triển khai lớp học ảo cho trẻ mẫu
giáo.
Về thực trạng ứng dụng CNTT trong HĐGD của GVMN, các nghiên cứu đã chỉ ra
rằng các cấp quản lí giáo dục mầm non của tỉnh quan tâm và định hướng cho tất cả GV
triển khai ứng dụng CNTT trong các HĐGD ở bậc học này. Tuy nhiên, do những điều kiện
khách quan như cơ sở vật chất, thiết bị eo hẹp, nhất là trình độ và kỹ năng về CNTT của
GV vẫn còn hạn chế nên khả năng và hiệu quả ứng dụng chưa cao. [21], [27].
* Nghiên cứu về bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng CNTT trong tổ chức HĐGD cho GV
mầm non
Các tác giả Chrystalla Mouza, Leah May Barbuto, Sudha Swaminathan, Jeff
Trawick-Smith và June L. Wright, Belinda Gimbert, Dean Cristol, Anne Campbell, Anjali
Khirwadkar, Chia Fen Lin... đã tiến hành các nghiên cứu về cách thức bồi dưỡng kỹ năng
ứng dụng CNTT trong tổ chức HĐGD cho GVMN. Một số cách thức được tiến hành như
hội thảo, hội thảo kết hợp học trực truyến, bồi dưỡng tập trung, hợp tác thực hiện sản
phẩm...
Với hình thức hội thảo, theo đề xuất của Chrystalla Mouza và cộng sự, bên cạnh hội
thảo về sử dụng các thiết bị, phần mềm máy tính và phần mềm dạy học, phương pháp sư
phạm... do các GV cùng và khác cấp học phối hợp thực hiện; hợp tác xây dựng kế hoạch
bài học để cùng trao đổi kinh nghiệm về ứng dụng CNTT trong giáo dục cần bổ sung hoạt
động GVMN cùng trẻ thực hiện nhiệm vụ “số hóa” những sản phẩm của các học sinh lớp
lớn sang dữ liệu điện tử bằng phần mềm học tập theo cách riêng của trẻ [47]. Một đề xuất
của nhóm nghiên cứu khác: kết hợp hội thảo chuyên sâu về ứng dụng CNTT trong GDMN


13

(cách sử dụng các thiết bị ngoại vi và những phần mềm từ cơ bản đến nâng cao) cùng việc
học tập qua Internet (mỗi tháng một lần) vừa nâng cao kỹ năng ứng dụng CNTT của GV

vừa làm tăng hứng thú, khiến GV tích cực thay đổi mơi trường giáo dục trong lớp, đồng
thời đổi mới cách tương tác với trẻ [61].
Ở hình thức bồi dưỡng tại chỗ, theo Anne Campbell, cần tập trung GV khoảng 2
tuần với 10 buổi học (2 giờ mỗi buổi); GV không sử dụng máy tính của mình nhưng có thể
mượn máy tính xách tay của bất kỳ nhân viên nào trong khuôn viên nhà trường, những
máy tính này đã cài đặt sẵn phần mềm và ứng dụng cần thiết; GV học tập trung nhưng tự
khám phá những gì họ quan tâm được lưu trữ trong máy tính, mọi thắc mắc sẽ được giảng
viên giải đáp chung; ngồi ra GV cịn được khuyến khích truy cập Internet khi đang tham
gia giờ học [39]. Về phương pháp, Belinda Gimbert, Dean Cristol lưu ý: cần bồi dưỡng
GV để họ có thể dạy học bằng CNTT thay vì bồi dưỡng GV về CNTT, cần phải tích hợp
cơng nghệ vào trong q trình đào tạo chun mơn sư phạm cho GV cũng như phát triển
nghề nghiệp gắn liền với công việc [43, tr. 208]. Tương tự, Anjali Khirwadkar nhấn mạnh
về mơ hình “nội dung dạy học - phương pháp sư phạm - cơng nghệ”, trong q trình đào
tạo, giảng viên cần ứng dụng CNTT trong bài dạy và cần phải vận dụng đúng phương pháp,
sáng tạo, linh hoạt để người học vừa học được nội dung về chuyên môn lẫn kỹ năng thiết
kế và thực hiện bài dạy, nói cách khác, giảng viên bộ môn vừa là chuyên gia về bộ môn
đang giảng dạy vừa là chuyên gia về CNTT [38].
Với hình thức cùng nhau xây dựng một sản phẩm có ứng dụng CNTT phục vụ việc
giáo dục trẻ hoặc phát triển một chức năng tâm lý nào đó của trẻ (chuyện kể điện tử, trị
chơi trên máy tính, bài dạy...), tiến hành đồng thời cùng một số hội thảo hướng dẫn sử dụng
các phần mềm liên quan đến HĐGD trẻ, Chia Fen Lin đã chứng minh sẽ nâng cao kỹ năng
ứng dụng CNTT của GVMN. Các GVMN tham gia dự án được chia thành nhiều tổ, mỗi
tổ phụ trách một công đoạn phù hợp với khả năng của từng tổ. Trong quá trình làm việc,
GV trao đổi kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau [46], [63], [75].
Ở Việt Nam, các nghiên cứu theo hướng này chưa nhiều, chủ yếu là nghiên cứu ứng
dụng phần mềm Kidsmart, Happy kids… trong trường mầm non: đề tài “Cho trẻ mẫu giáo
làm quen với máy tính” của Vụ GDMN (Mã số B97-45-07-TD) đã triển khai phần mềm


14


mầm non 1 và 2 để rèn cho trẻ về tốn, chữ cái và tơ vẽ tại một số trường trọng điểm trên
toàn quốc; đề tài “Ứng dụng CNTT vào việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo” của
Đinh Hồng Thái (Mã số B2007-17-96) [28] đã khảo sát thực trạng ứng dụng CNTT của
GVMN tại Hà Tây và chỉ ra những hạn chế về nhận thức, kỹ năng máy tính, thiếu cơ sở
vật chất… đã ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động này. Đồng thời, đề tài triển khai việc
tập huấn sử dụng phần mềm Kidsmart, Kidpix và Powerpoint cho GVMN, hướng dẫn
GVMN thiết kế giáo án điện tử bằng phần mềm Kidpix và Powerpoint nhằm phát triển
ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo; nghiên cứu về thực trạng sử dụng phần mềm trong dạy học của
GVMN tại Tp. Hồ Chí Minh cho thấy cịn nhiều bất cập, phần lớn GVMN tham gia khảo
sát chưa biết cách soạn giáo án điện tử, hoặc có soạn giáo án điện tử nhưng không sử dụng
thành thạo, chưa thường xuyên của Đào Thị Minh Tâm [27].
Tuy đã triển khai trong thời gian dài, nhưng Adebanjo và Rasheed (2021) [37] đề
xuất cần thường xuyên, định kỳ cho GV tham gia các khoá bồi dưỡng nhằm nâng cao kỹ
năng sử dụng các trang thiết bị, phần mềm cần thiết phục vụ cho công tác ứng dụng CNTT
trong giảng dạy. Đồng thời, cần đầu tư mua thêm các máy móc, thiết bị phục vụ giảng dạy
và tích hợp những thiết bị này trong chương trình giáo dục mầm non một cách hợp lí.
Như vậy, các đề tài nghiên cứu về ứng dụng CNTT trong GDMN ở góc độ quản lý
hoặc nghiên cứu về ứng dụng CNTT ở các bậc học khác, chưa có thêm các đề tài nghiên
cứu sâu về lĩnh vực này: Dự án “Ứng dụng CNTT trong các trường học ở Hà Nội” (Imih)
được Tổ chức Hỗ trợ kỹ thuật và Hợp tác phát triển Flemish (VVOB) tài trợ với mục tiêu
hỗ trợ quá trình ứng dụng CNTT trong các trường học ở Hà Nội để nâng cao chất lượng
quản lí và dạy học. Ngoài ra, dự án Imih đã cùng phối hợp với dự án Ictem ở Tp. Hồ Chí
Minh để trao đổi những bài học và chia sẻ tài liệu với nhau. Tuy nhiên, chương trình này
chưa tập trung nhiều vào GVMN [23].
Từ những nghiên cứu trên cho thấy, các nghiên cứu về vai trò và cách thức ứng
dụng CNTT hiệu quả, yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng ứng dụng CNTT của GV, các chỉ số
đánh giá đã được tiến hành nhiều. Các nghiên cứu về nội dung, quy trình và những vấn đề
liên quan đến bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng CNTT của GVMN trong tổ chức HĐGD trên
thế giới cũng được triển khai nhiều, tuy nhiên, hoạt động bồi dưỡng chịu chi phối bởi đặc



×