Tải bản đầy đủ (.docx) (240 trang)

Quản Lý Chất Lượng Tại Các Trường Cao Đẳng Áp Dụng Mô Hình Khung Quản Lý Chất Lượng Của Tổng Cục Giáo Dục Nghề Nghiệp.docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.04 MB, 240 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
----------------

QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TẠI CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG
ÁP DỤNG MƠ HÌNH KHUNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
CỦA TỔNG CỤC GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2023


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
----------------

QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TẠI CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG
ÁP DỤNG MƠ HÌNH KHUNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
CỦA TỔNG CỤC GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP

Chuyên ngành: Quản lí giáo dục
Mã số: 62 14 01 14

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2023



i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng bản thân.
Các số liệu trình bày trong luận án là trung thực. Kết quả của luận án chưa
từng được ai cơng bố trong bất kì cơng trình nghiên cứu nào.

Tác giả luận án


ii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................... i
MỤC LỤC.................................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT..........................................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG.........................................................................................vii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ VÀ BIỂU ĐỒ............................................viii
MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG Ở TRƯỜNG
CAO ĐẲNG ÁP DỤNG MƠ HÌNH KHUNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG............9
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề..............................................................................9
1.1.1. Những nghiên cứu về quản lý chất lượng....................................................9
1.1.2. Những nghiên cứu về mơ hình quản lý chất lượng....................................20
1.1.3. Khái qt kết quả các cơng trình nghiên cứu đã công bố và những vấn đề
đặt ra luận án cần giải quyết....................................................................................30
1.2. Các khái niệm cơ bản.........................................................................................31
1.2.1. Chất lượng.................................................................................................31
1.2.2. Bảo đảm chất lượng..................................................................................33
1.2.3. Quản lý chất lượng....................................................................................35

1.2.4. Hệ thống quản lý chất lượng ở trường cao đẳng áp dụng mơ hình khung
quản lí chất lượng.....................................................................................................35
1.3. Hoạt động quản lý chất lượng ở trường Cao đẳng áp dụng mô hình khung
quản lý chất lượng.....................................................................................................37
1.3.1. Mục tiêu, yêu cầu và đặc điểm của hoạt động quản lý chất lượng............37
1.3.2. Cấu trúc mơ hình khung quản lý chất lượng.............................................38
1.3.3. Chủ thể hoạt động quản lý chất lượng ở trường Cao đẳng.......................40
1.3.4. Nội dung quản lý chất lượng.....................................................................42
1.4. Các tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý chất lượng trong trường Cao đẳng
..................................................................................................................................... 49
1.4.1. Các yếu tố khách quan..............................................................................49
1.4.2. Các yếu tố chủ quan..................................................................................50


iii
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1..........................................................................................52
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG Ở
TRƯỜNG CAO ĐẲNG ÁP DỤNG MƠ HÌNH KHUNG QUẢN LÝ CHẤT
LƯỢNG...................................................................................................................... 54
2.1. Tình hình triển khai hoạt động quản lý chất lượng trong giáo dục nghề
nghiệp......................................................................................................................... 54
2.2. Khái qt trường Cao đẳng áp dụng mơ hình khung quản lý chất lượng.....55
2.2.1. Chức năng và nhiệm vụ của trường Cao đẳng..........................................55
2.2.2. Cơ cấu tổ chức..........................................................................................56
2.2.3. Đội ngũ cán bộ viên chức..........................................................................57
2.2.3. Mục tiêu đào tạo........................................................................................57
2.2.4. Cơ sở vật chất và trang thiết bị đào tạo....................................................58
2.3. Tổ chức khảo sát thực trạng..............................................................................58
2.3.1. Mục tiêu, nội dung và thời gian khảo sát...................................................58
2.1.2. Chọn mẫu, khách thể khảo sát...................................................................59

2.3.3. Phương pháp khảo sát...............................................................................61
2.3.4. Phương pháp xử lí dữ liệu.........................................................................65
2.4. Thực trạng quản lý chất lượng trong trường Cao đẳng áp dụng mơ hình
khung quản lý chất lượng..........................................................................................66
2.4.2. Thực trạng mức độ thực hiện hoạt động quản lý chất lượng trước và sau
khi áp dụng hệ thống quản lý chất lượng..................................................................80
2.4.2.1. Thực trạng quản lý nội dung chương trình đào tạo...........................80
2.4.2.2. Thực trạng quản lý hoạt động dạy và học..........................................81
2.4.2.3. Thực trạng quản lý người học............................................................84
2.4.2.4. Thực trạng quản lý nhân sự...............................................................85
2.4.2.5. Thực trạng quản lý cơ sở vật chất và thiết bị.....................................87
2.4.2.6. Thực trạng quản lý nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế.............88
2.4.2.7. Thực trạng quan hệ trường - ngành...................................................90
2.4.2.8. Thực trạng quản lý về tài chính.........................................................91
2.4.2.9. Thực trạng quản lý hoạt động đánh giá, phân tích và cải tiến...........92


iv
2.4.2.10. Thực trạng quản lý hỗ trợ và điều hành........................................94
2.4.2.11. Thực trạng quản lý tài liệu và hồ sơ..............................................95
2.4.3. Thực trạng triển khai hệ thống quản lý chất lượng...................................97
2.5. Thực trạng ảnh hưởng của các yếu tố đến hoạt động quản lý chất lượng....107
2.6. Đánh giá chung về thực trạng..........................................................................108
2.6.1. Về tính cần thiết và tính hiệu quả của qui trình quản lý chất lượng........108
2.6.2. Về mức độ thực hiện hoạt động quản lý chất lượng trước và sau khi áp
dụng hệ thống quản lý chất lượng...........................................................................110
2.6.3. Về triển khai hệ thống quản lý chất lượng...............................................112
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2........................................................................................113
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG
ÁP DỤNG MƠ HÌNH KHUNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG...............................115

3.1. Ngun tắc đề xuất các giải pháp.....................................................................115
3.1.1. Đảm bảo tính mục tiêu............................................................................115
3.1.2. Đảm bảo tính hệ thống và đồng bộ..........................................................115
3.1.3. Đảm bảo tính khả thi...............................................................................115
3.1.4. Đảm bảo tính thực tiễn............................................................................115
3.1.5. Đảm bảo tính hiệu quả............................................................................115
3.1.6. Đảm bảo tính kế thừa và phát triển.........................................................116
3.2. Các giải pháp quản lý chất lượng ở trường Cao đẳng...................................116
3.2.1. Nâng cao nhận thức về hoạt động quản lý chất lượng cho đội ngũ cán bộ
quản lý, giảng viên và nhân viên về tầm quan trọng và sự cần thiết của hệ thống
quản lý chất lượng..................................................................................................116
3.2.2. Hoàn thiện và cải tiến hệ thống qui trình quản lý chất lượng.................119
3.2.3. Triển khai đánh giá hệ thống quản lý chất lượng....................................124
3.2.4. Triển khai hệ thống quản lý chất lượng thể hiện mối quan hệ gắn kết giữa
tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp............................128
3.2.5. Đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất cho hoạt động quản lý chất lượng.....130
3.2.6. Xây dựng cơ sở dữ liệu của hệ thống quản lý chất lượng........................132
3.2.7. Xây dựng môi trường văn hóa chất lượng...............................................135


v
3.3. Mối quan hệ giữa các giải pháp.......................................................................138
3.4. Khảo sát sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp.................................140
3.4.1. Mục đích, nội dung và phương pháp.......................................................140
3.4.2. Kết quả khảo sát......................................................................................141
3.5. Thực nghiệm giải pháp.....................................................................................147
3.5.1. Mục đích thực nghiệm.............................................................................147
3.5.2. Cơ sở lựa chọn nội dung thực nghiệm.....................................................147
3.5.3. Nội dung thực nghiệm............................................................................148
3.5.4. Thời gian, địa điểm, đối tượng và hình thức thực nghiệm.......................149

3.5.5. Giả thuyết thực nghiệm...........................................................................149
3.5.6. Cách tiến hành thực nghiệm....................................................................150
3.5.7. Phân tích kết quả thực nghiệm................................................................152
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3........................................................................................159
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ..........................................................................161
1. Kết luận................................................................................................................161
1.1. Về lí luận....................................................................................................161
1.2. Về thực tiễn................................................................................................161
1.3. Về các giải pháp đề xuất............................................................................162
2. Khuyến nghị.........................................................................................................163
2.1. Đối với Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.............................................163
2.2. Đối với lãnh đạo trường Cao đẳng.............................................................163
2.3. Đối với đội ngũ cán bộ bảo đảm chất lượng trong trường Cao đẳng.........163
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................165
PHỤ LỤC.................................................................................................................172


vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

AUN-QA

ASEAN University Network Quality Assurance
Mạng lưới đảm bảo chất lượng giáo dục đại học của Đông Nam Á

APQN


Asia Pacific Quality Network
Mạng lưới chất lượng khu vực Châu Á Thái Bình Dương

AQAN

ASEAN Quality Assurance Network
Mạng lưới đảm bảo chất lượng Đông Nam Á

CBQL

Cán bộ quản lý



Cao đẳng

CSGDNN
CV

Cơ sở giáo dục nghề nghiệp
Chuyên viên

BĐCL

Bảo đảm chất lượng

ĐGNB

Đánh giá nội bộ


QLCL

Quản lý chất lượng

GDNN

Giáo dục nghề nghiệp

GV

Giảng viên

GDĐT

Giáo dục và Đào tạo

TĐG

Tự đánh giá

TQM

Total Quality Management
Quản lý chất lượng tổng thể

EFQM

European Foundation for Quality Management
Mơ hình nền tảng Châu Âu về quản lý chất lượng


NH

Người học

ISO

International Organization for Standardization
Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hóa

INQAAHE

International Network for Quality Assurance Agencies in Higher Education
Mạng lưới quốc tế các tổ chức đảm bảo chất lượng giáo dục đại học


vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên

Nội dung

Trang

Bảng 2.1
Bảng 2.2
Bảng 2.3
Bảng 2.4
Bảng 2.5
Bảng 2.6
Bảng 2.7


Số lượng mẫu khảo sát
Bảng qui ước thang đo mức độ thực hiện
Qui ước thang đo các yếu tố ảnh hưởng
Kết quả thực hiện quản lý nội dung chương trình
Kết quả thực hiện quản lý hoạt động dạy và học
Kết quả thực hiện về quản lý người học
Kết quả thực hiện về quản lý nhân sự

59
62
63
80
82
84
86

Bảng 2.8
Bảng 2.9
Bảng 2.10
Bảng 2.11
Bảng 2.12

Kết quả thực hiện về quản lý cơ sở vật chất và thiết bị
Kết quả thực hiện về quản lý nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế
Kết quả thực hiện về quản lý quan hệ trường - ngành
Kết quả thực hiện quản lý về tài chính
Kết quả thực hiện về đánh giá, phân tích và cải tiến

87

89
90
92
93

Bảng 2.13

Kết quả thực hiện quản lý về hỗ trợ và điều hành

94

Bảng 2.14

Kết quả thực hiện về quản lý tài liệu và hồ sơ
Kết quả về việc nâng cao nhận thức, sự cần thiết của hoạt động quản
lý chất lượng
Kết quả về việc xây dựng sứ mạng, chính sách chất lượng, mục tiêu
chất lượng, quyền hạn trách nhiệm và mô tả cơng việc
Quy ước mã hố số liệu thăm dị
Số lượng các đối tượng tham gia khảo sát
Kết quả đánh giá tính cần thiết của giải pháp đề xuất
Kết quả đánh giá tính hiệu quả của các giải pháp đề xuất
Kết quả tương quan giữa tính cần thiết và tính hiệu quả của các giải
pháp đề xuất
So sánh tương quan thứ hạng tính cần thiết và tính hiệu quả của các
giải pháp đã đề xuất
Tổng hợp khách thể thực nghiệm
Kết quả về trình độ kiến thức của cán bộ quản lí, giảng viên và chuyên
viên về quản lí chất lượng
Kết quả về trình độ kỹ năng của cán bộ quản lí, giảng viên và chuyên

viên về quản lí chất lượng
Bảng tần suất kết quả kiểm tra về kiến thức
Bảng tần suất kết quả kiểm tra về kỹ năng

96

Bảng 2.15
Bảng 2.16
Bảng 3.1
Bảng 3.2
Bảng 3.3
Bảng 3.4
Bảng 3.5
Bảng 3.6
Bảng 3.7
Bảng 3.8
Bảng 3.9
Bảng 3.10
Bảng 3.11

97
99
140
140
142
143
145
146
149
152

155
157
158

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ VÀ BIỂU ĐỒ
Tên

Nội dung

Trang

Sơ đồ 1.1

Mơ hình CIPO
Các thành tố quản lý chất lượng trong mơ hình khung quản lý chất
lượng của trường Cao đẳng

24

Sơ đồ 1.2

42


viii

Sơ đồ 2.1

Cơ cấu tổ chức ở trường Cao đẳng


56

Sơ đồ 3.1

Cấu trúc tổ chức bảo đảm chất lượng trường Cao đẳng

120

Hình 1.1

Mơ hình khung hệ thống quản lý chất lượng trong trường Cao đẳng

39

Biểu đồ 2.1
Biểu đồ 2.2
Biểu đồ 2.3
Biểu đồ 2.4
Biểu đồ 2.5

Trình độ cán bộ, viên chức trong trường Cao đẳng
Số liệu về giới tính của khách thể điều tra
Số liệu về chức danh của khách thể điều tra
Số liệu về trình độ đào tạo của khách thể điều tra
Số liệu về thâm niên công tác của khách thể điều tra

57
60
61
61

61

Biểu đồ 2.6

Kết quả qui trình quản lý nội dung chương trình

66

Biểu đồ 2.7

Kết quả qui trình quản lý hoạt động dạy và học

68

Biểu đồ 2.8

Kết quả qui trình quản lý kết quả đào tạo

69

Biểu đồ 2.9

Kết quả qui trình quản lý người học

70

Biểu đồ 2.10

Kết quả qui trình quản lý cơ sở vật chất


73

Biểu đồ 2.11

Kết quả qui trình quản lý nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế
Kết quả qui trình quản lý đánh giá, phân tích và cải tiến các hoạt động
quản lý chất lượng
Đánh giá của cán bộ quản lí, giảng viên và chuyên viên về việc tiến
hành đánh giá nội bộ hệ thống quản lý chất lượng
Kết quả về việc hoàn thiện và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng
Kết quả về việc xây dựng văn hóa chất lượng, huy động được mọi
thành viên trong nhà trường tham gia vào hoạt động hệ thống quản lý
chất lượng
Kết quả về việc Xây dựng hệ thống thông tin hệ thống quản lý chất
lượng, kịp thời hỗ trợ hữu hiệu hoạt động hệ thống quản lý chất lượng
Kết quả về việc đảm bảo các điều kiện cho quản lý chất lượng
Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý chất lượng đẳng thuộc
nhóm cán bộ quản lí
Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý chất lượng thuộc nhóm
giảng viên và chuyên viên
Biểu đồ tương quan giữa sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp

74

Biểu đồ 2.12
Biểu đồ 2.13
Biểu đồ 2.14
Biểu đồ 2.15
Biểu đồ 2.16
Biểu đồ 2.17

Biểu đồ 2.18
Biểu đồ 2.19
Biểu đồ 3.1

76
100
102
103
104
105
106
107
146


1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Xu thế tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế, thể hiện qua sự hình thành các cộng
đồng kinh tế, chính trị xã hội như Châu Âu, ASEAN đã đề ra các yêu cầu cần thiết và
phát triển về nguồn nhân lực chất lượng cao cho mọi quốc gia, nhằm đáp ứng quá
trình vừa cạnh tranh, vừa hội nhập quốc tế. Cùng với quá trình phát triển của cuộc
cách mạng khoa học cơng nghệ và cơng nghệ hiện đại, q trình tồn cầu hố, nền
kinh tế dựa nhiều vào tri thức sẽ tạo ra nhiều cơ hội phát triển, duy trì được tốc độ tăng
trưởng kinh tế cao, sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực, tạo nhiều việc làm, giải quyết tốt
hơn các quan hệ xã hội, cải thiện đời sống con người; Sự phát triển của mỗi quốc gia,
mỗi vùng lãnh thổ, mỗi tổ chức phụ thuộc vào chất lượng nguồn nhân lực (Nguyễn
Thanh Phương, 2018). Trong bối cảnh tồn cầu hóa, cách mạng công nghiệp 4.0 hiện
nay đang tạo nên sự thay đổi mạnh mẽ trong lĩnh vực Giáo dục nghề nghiệp (GDNN).
Hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp (CSGDNN) Việt Nam đứng trước nhiều cơ hội

phát triển nhưng cũng phải đối mặt với khơng ít khó khăn, thách thức, trong đó, vấn đề
then chốt là mơ hình quản trị, nâng cao chất lượng đào tạo, chất lượng và hiệu quả
hoạt động khoa học và công nghệ nhằm đáp ứng yêu cầu cơng nghiệp – hiện đại hóa
trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế
(Tổng cục GDNN, 2019).
Trong những năm qua, Hoạt động quản lý chất lượng (QLCL) được các cấp lãnh
đạo và các cơ sở giáo dục quan tâm nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo,
đáp ứng yêu cầu thị trường lao động. Việc xây dựng hệ thống QLCL theo hướng đổi
mới quản trị nhà trường, nâng cao chất lượng đào tạo là hướng đi đúng đắn góp phần
thực hiện thành cơng cuộc đổi mới căn bản tồn diện giáo dục Việt Nam. Hiện nay,
cùng với hoạt động kiểm định chất lượng thì việc xây dựng HT QLCL trong nhà
trường là nền tảng quan trọng trong việc bảo đảm và không ngừng nâng cao chất
lượng đào tạo, nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Giáo dục và Đào tạo Việt
Nam đang trong quá trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã nêu rõ
trong Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày 22/11/2013 của Ban chấp hành Trung ương khóa
XI: “Đảm bảo các điều kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hóa, hiện đại hóa, ...hệ thống
giáo dục và đào tạo”; “Đổi mới công tác quản lý giáo dục, trong đó coi trọng QLCL”;
“Chuẩn hóa các điều kiện đảm bảo chất lượng và quản lý quá trình đào tạo; chú trọng
QLCL đầu ra” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2013).
Bên cạnh đó, trong đề án phát triển trường nghề chất lượng cao đến năm 2020
được ban hành hành kèm theo Quyết định số 761/QĐ-TTg ngày 23/5/2014 về phê
duyệt Đề án phát triển trường nghề chất lượng cao đến năm 2020 về các nhiệm vụ và


2
giải pháp thực hiện đề án, trong đó có nội dung:“Xây dựng và áp dụng hệ thống quản
lý chất lượng đào tạo ở các trường nghề được lựa chọn” (Thủ tướng chính phủ, 2014).
Trong giai đoạn 2014-2015, Tổng Cục giáo dục nghề nghiệp đã triển khai thí
điểm xây dựng mơ hình HT QLCL dạy nghề ở các trường Cao đẳng được tập trung
đầu tư thành trường chất lượng cao. Các trường Cao đẳng đã xây dựng và trình phê

duyệt HT QLCL; xây dựng chương trình, tài liệu; kiểm sốt; chỉ đạo, phân cơng các
đơn vị nghiên cứu, rà sốt tình hình thực tiễn để tiến hành xây dựng HT QLCL; xây
dựng chi tiết các nội dung QLCL; Ban hành Mô hình khung HT QLCL trong trường
Cao đẳng.
Tuy nhiên, hoạt động QLCL trong trường Cao đẳng đang tồn tại những vấn đề
bất cập, chưa thể hiện sự ảnh hưởng nhiều và trực tiếp của HT QLCL đến hoạt động
quản lí trường Cao đẳng. Hiệu quả HT QLCL còn thấp so với yêu cầu và mục tiêu đặt
ra: Xây dựng kế hoạch và triển khai hoạt động QLCL còn lúng túng ở hầu hết các
trường Cao đẳng áp dụng mơ hình khung QLCL. Một số ít CBQL, GV, CV chưa thực
sự hiểu rõ về hiệu quả hoạt động QLCL trong HT QLCL đã triển khai nên cịn có tâm
lý ngại thay đổi, làm việc theo thói quen cũ dẫn đến việc triển khai hoạt QLCL ở nhà
trường chưa hiệu quả. Việc rà sốt, xác định những điểm cịn tồn tại trong từng nội
dung QLCL còn chưa được thực hiện. Chưa huy động được sự tham gia góp ý của
CBQL, GV và CV trong xây dựng và cải tiến HT QLCL cho phù hợp với tình hình
thực tế của trường Cao đẳng. Hệ thống thơng tin phục vụ cho HT QLCL cịn rời rạc,
chưa theo hệ thống, số liệu chỉ phục vụ cho các đơn vị thực hiện chưa hiệu quả (Báo
cáo tổng kết hoạt động BĐCL ở trường Cao đẳng áp dụng mơ hình khung QLCL
2018, 2019, 2020, 2021). Kinh phí, nguồn lực hỗ trợ cho hoạt động QLCL còn thiếu
và yếu (Tổng cục GDNN, 2015).
Những tồn tại và bất cập nói trên ở trường cao đẳng áp dụng mơ hình khung
QLCL có nhiều nguyên nhân. Một trong những nguyên nhân cơ bản là Quy định về
bảo đảm chất lượng bên trong trường Cao đẳng là nội dung mới chưa được quy định
trong Luật GDNN. Xây dựng HT QLCL theo định hướng quản trị hiện đại là u cầu
hồn tồn mới, khơng dễ thay đổi từ nhận thức đến hành động của đội ngũ CB, GV
trong nhà trường. Nhận thức của cán bộ quản lý các cấp (cơ quan chủ quản, Sở Lao
động Thương binh và Xã hội), của lãnh đạo cơ sở GDNN nhất là người đứng đầu về
tầm quan trọng, sự cần thiết xây dựng HT BĐCL bên trong các trường Cao đẳng chưa
đầy đủ hoặc chưa thể hiện quyết tâm cao và chưa dành nguồn lực hỗ trợ cần thiết để
trường Cao đẳng thực hiện các quy định hệ thống BĐCL theo quy định; Đội ngũ giảng
viên, chuyên gia lĩnh vực BĐCL còn thiếu về số lượng, nguồn huy động chưa đa dạng;

một số CSGDNN chưa cử cán bộ lãnh đạo tham gia tập huấn, số lượng CB, GV mỗi


3
trường được tập huấn cịn ít nên khó khăn trong việc triển khai, chương trình, tài liệu
tập huấn lần đầu tiên ban hành, chưa cập nhật, đổi mới cách thức để đảm bảo tính linh
hoạt phù hợp với sự lựa chọn đa dạng của các CSGDNN (Tổng cục GDNN, 2020).
Trước bối cảnh đó, để thực hiện quan điểm và mục tiêu trên, việc đổi mới cơ
chế quản lý và bảo đảm chất lượng đào tạo là ưu tiên hàng đầu, đòi hỏi các cơ quan
quản lý nhà nước và các CSGDNN thiết lập chính sách, tổ chức thực hiện việc xâ y
dựng và phát triển và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng (HT QLCL) trong nhà trường
là việc làm hết sức cần thiết. Các mơ hình BĐCL, QLCL và hệ thống BĐCL bên trong
Cơ sở GDNN được trường cao đẳng đề cao, được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu.
Tuy nhiên, chưa có cơng trình nghiên cứu hệ thống, chuyên sâu về HT QLCL trong
trường Cao đẳng áp dụng mơ hình khung QLCL.
Vì những lí do trên, đề tài: “Quản lý chất lượng tại các trường cao đẳng áp
dụng mơ hình khung quản lý chất lượng của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp” được
chọn nghiên cứu nhằm đề xuất các giải pháp mang tính đột phá ở hoạt động QLCL
trong trường cao đẳng áp dụng mơ hình khung QLCL góp phần nâng cao chất lượng
hoạt động trong trường Cao đẳng, thiết thực thực hiện Nghị quyết 29 Hội nghị lần thứ
tám của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, tồn diện giáo
dục và đào tạo.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận về hoạt động QLCL trong trường Cao đẳng, thực
trạng hoạt động QLCL trong trường cao đẳng áp dụng mơ hình khung QLCL, đề tài đề
xuất các giải pháp đề xuất các giải pháp QLCL, qua đó góp phần cải tiến và nâng cao
hoạt động QLCL ở trường cao đẳng áp dụng mơ hình khung QLCL hiện nay.
3. Khách thể nghiên cứu
Quản lý chất lượng ở trường cao đẳng áp dụng mơ hình khung quản lý chất
lượng.

4. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý chất lượng ở các trường cao đẳng áp dụng mơ hình khung quản lý chất
lượng của Tổng cục giáo dục nghề nghiệp.
5. Giả thuyết nghiên cứu
Hoạt động QLCL ở trường cao đẳng áp dụng mơ hình khung QLCL đang tồn
tại những bất cập và hạn chế nhất định, cơ chế quản lí hầu như khơng thay đổi kể từ
khi triển khai HT QLCL trong nhà trường. Nếu khái qt, hệ thống hóa được lí luận về
hoạt động QLCL theo tiếp cận thành tố, nội dung các hoạt động của HT QLCL và tiếp
cận hệ thống- chức năng quản lý (hệ thống/khung quản lý chất lượng); Khảo sát, đánh
giá khách quan, toàn diện thực trạng HT QLCL thì có thể đề xuất được các giải pháp


4
QLCL trong trường cao đẳng cần thiết, khả thi góp phần cải thiện và nâng cao hoạt
động QLCL trong trường cao đẳng áp dụng mơ hình khung QLCL.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
6.1. Hệ thống hóa cơ sở lí luận về hoạt động QLCL ở trường cao đẳng áp dụng mơ
hình khung QLCL.
6.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động QLCL ở trường cao đẳng áp dụng mơ
hình khung QLCL.
6.3. Đề xuất các giải pháp QLCL ở trường cao đẳng áp dụng mơ hình khung
QLCL.
6.4. Khảo sát sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất.
6.5. Thực nghiệm một giải pháp QLCL ở trường cao đẳng áp dụng mơ hình khung
QLCL.
7. Phạm vi nghiên cứu
7.1. Về nội dung nghiên cứu
Luận án tiếp cận nghiên cứu mô hình khung QLCL ở trường cao đẳng gồm các
nội dung: i) Quản lý nội dung chương trình; ii) Quản lý hoạt động giáo dục và đào tạo;
iii) Quản lý người học; iv) Quản lý tổ chức nhân sự; v) Quản lý cơ sở vật chất; vi)

Quản lý nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế; vii) Quản lý quan hệ trường – ngành;
vi) Quản lý tài chính; ix) Quản lý hoạt động đánh giá, phân tích và cải tiến; x) Quản lý
hỗ trợ điều hành; xi) Quản lý tài liệu và hồ sơ.
7.2. Về chủ thể quản lý
Chủ thể hoạt động QLCL ở trường cao đẳng áp dụng mô hình khung QLCL
trong đề tài là: Cán bộ quản lý (CBQL) cấp trường (Ban giám hiệu), CBQL cấp đơn vị
(Lãnh đạo các Phòng/Khoa/Trung tâm) ở trường cao đằng áp dụng mơ hình khung
QLCL.
7.3. Về đối tượng khảo và địa bàn nghiên cứu
- Đối tượng khảo sát, gồm có 3 nhóm:
+ Nhóm 1: Cán bộ quản lí cấp trường và Cán bộ quản lí cấp đơn vị (Ban giám
hiệu; lãnh đạo các khoa, phịng, trung tâm).
+ Nhóm 2: Giảng viên (tổ trưởng chun mơn và GV trường cao đẳng).
+ Nhóm 3: Chuyên viên phụ trách hoạt động QLCL tại các đơn vị ở trường cao
đẳng.
- Địa bàn nghiên cứu: là trường cao đẳng áp dụng mơ hình khung QLCL gồm:
Trường CĐN Cơng nghiệp Hà Nội; Trường CĐN Cơ khí Nơng nghiệp; Trường CĐN


5
Kỹ thuật Công nghiệp Việt Nam – Hàn Quốc; Trường CĐN Du lịch Huế; Trường
CĐN Đà Lạt, và Trường CĐ Kỹ thuật Công nghệ Bà Rịa – Vũng Tàu.
- Khảo sát thực trạng QLCL của 259 khách thể điều tra tại 06 trường cao đẳng
áp dụng mơ hình khung QLCL.
- Khảo sát về sự cần thiết và khả thi của các giải pháp đề xuất của 250 khách
thể điều tra tại 06 trường cao đẳng trên. Thử nghiệm 01 giải pháp đã đề xuất ở trường
cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Bà Rịa – Vũng Tàu.
7.4. Về thời gian thực hiện
Nghiên cứu được tiến hành: từ tháng 10/2018 đến 12/2021.
8. Phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

8.1. Phương pháp tiếp cận
8.1.1. Tiếp cận hệ thống
Tiếp cận quan điểm nghiên cứu về QLCL như một hệ thống bao gồm các thành
tố: mục đích, nội dung, hình thức, chủ thể, khách thể, các điều kiện quản lý. Các thành
tố này có mối liên hệ biện chứng, tác động qua lại với nhau tạo thành một chỉnh thể
thống nhất. Vì vậy, muốn nâng cao hiệu quả hoạt động QLCL ở trường cao đẳng áp
dụng mơ hình khung QLCL thì các giải pháp QLCL phải tác động một cách đồng bộ
lên tất cả các nội dung QLCL và các quan hệ giữa chúng để tạo nên sự đổi mới toàn
diện của HT QLCL trong nhà trường.
8.1.2. Tiếp cận chức năng quản lí
Tiếp cận các chức năng quản lí (lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo, kiểm
tra và đánh giá) giúp luận án xác định được hướng nghiên cứu và tập trung vào các
chức năng QLCL trong trường cao đẳng áp dụng mơ hình khung QLCL.
8.1.3. Tiếp cận thực tiễn
Quan điểm này địi hỏi trong q trình nghiên cứu phải bám sát thực tiễn hoạt
động QLCL ở trường cao đẳng áp dụng mơ hình khung QLCL qua việc khảo sát, đánh
giá thực trạng, từ đó đề xuất giải pháp QLCL phù hợp các đặc điểm, điều kiện, khả
năng và nhu cầu từ thực tiễn hoạt động QLCL ở trường cao đẳng. Kết quả nghiên cứu
có thể vận dụng vào thực tiễn hoạt động QLCL ở trường cao đẳng áp dụng mô hình
khung QLCL.
8.2. Phương pháp nghiên cứu
8.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
8.2.1.1. Phương pháp phân tích, tổng hợp và hệ thống hóa các tài liệu
Mục đích: phân tích và tổng hợp các tài liệu có liên quan nhằm hiểu biết sâu
sắc, đầy đủ hơn bản chất cũng như những dấu hiệu đặc thù của vấn đề nghiên cứu, trên


6
cơ sở đó sắp xếp chúng thành một hệ thống lí thuyết của đề tài.
Cách thức thực hiện: Nghiên cứu và sử dụng các tài liệu, văn kiện, chỉ thị của

Đảng và nhà nước, văn bản của Bộ LĐTB-XH; quy định, quy chế ở trường cao đẳng;
hoạt động QLCL, báo cáo hoạt động BĐCL hằng năm, báo cáo TĐG chất lượng ở
trường cao đẳng áp dụng mơ hình khung QLCL. Thu thập tài liệu qua website, tổng
hợp báo cáo hằng năm bản điện tử, các bài báo, các báo cáo tự đánh giá kiểm định chất
lượng, các tài liệu tập huấn của Tổng cục GDNN triển khai đến trường cao đẳng.
8.2.1.2. Phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập
Phương pháp này được sử dụng để rút ra những luận điểm có tính khái qt về
các vấn đề nghiên cứu, từ những quan điểm, quan niệm độc lập của các tác giả khác
nhau.
8.2.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
8.2.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Mục đích: Thu thập thơng tin để phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động QLCL
ở trường cao đẳng áp dụng mô hình khung QLCL, đánh giá sự cần thiết và khả thi của
các giải pháp đề xuất.
Cách thức thực hiện: Chọn mẫu, khách thể khảo sát; xây dựng công cụ khảo sát
(bảng hỏi, thang đo, thang đánh giá); thực hiện khảo sát; xử lí và đánh giá kết quả
khảo sát.
8.2.2.2. Phương pháp phỏng vấn
Mục đích: Đây là phương pháp nghiên cứu định tính cơ bản thơng qua việc tiếp
xúc trực tiếp với khách thể khảo sát nhằm hỗ trợ thu thập thông tin về hoạt động
QLCL ở trường cao đẳng áp dụng mơ hình khung QLCL. Cụ thể, bổ sung, kiểm tra và
làm rõ những thông tin định lượng đã thu thập được từ phương pháp điều tra bằng
bảng hỏi.
Cách thức thực hiện: Với phương pháp phỏng vấn sâu và phỏng vấn chuyên
gia, tác giả luận án xin phép người phỏng vấn ghi âm lại các cuộc phỏng vấn. Sau đó,
các đoạn băng phỏng vấn sẽ được nghe lại, ghi tóm tắt ra giấy, đọc các bảng tóm tắt và
thống kê các ý tương đồng trong các câu trả lời của người được phỏng vấn, thống kê
các ý giống nhau có liên quan đến nhiệm vụ nghiên cứu, tổng hợp; Qua đó, mơ tả và
phân tích trong báo cáo thực trạng ở chương 2 của Luận án.
8.2.2.3. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động

Mục đích: Thu thập các thơng tin để hỗ trợ việc phân tích, đánh giá thực trạng
thơng qua các sản phẩm hoạt động của các cấp quản lí.
Cách thức thực hiện: Nghiên cứu sản phẩm của nhà quản lí các cấp về hoạt
động QLCL (Sổ tay chất lượng, chính sách chất lượng, mục tiêu chất lượng, hệ thống


7
qui trình QLCL, các hướng dẫn thực hiện hoạt động QLCL, báo cáo tổng kết công tác
BĐCL bên hằng hằng năm, báo cáo tự đánh giá chất lượng của trường cao đẳng và
chương trình đào tạo) để tìm hiểu hoạt động quản lí của các chủ thể quản lí, để thu
thập những thông tin cần thiết cho đề tài.
8.2.2.4. Phương pháp thực nghiệm
Tổ chức thực nghiệm một giải pháp giải pháp QLCL ở trường cao đẳng Kỹ thuật
Công nghệ Bà Rịa – Vũng Tàu nhằm xác định tính khả thi và hiệu quả của giải pháp
giải pháp QLCL trong các giải pháp QLCL đã đề xuất.
8.2.2.5. Nhóm phương pháp thống kê và xử lí số liệu
Sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để mã hóa, nhập liệu, phân tích thống kê (phân
tích độ tin cậy của thang đo, độ tin cậy của kết quả khảo sát dựa vào chỉ số Cronbach’s
Alpha; xác định giá trị trung bình các bảng số; độ lệch chuẩn, so sánh kết quả giữa các
đối tượng ...) nhằm đánh giá định lượng, đảm bảo độ tin cậy của kết quả thu được.
9. Những đóng góp mới của luận án
9.1. Về lý luận
- Hệ thống hóa, bổ sung, làm rõ những vấn đề lí luận về hoạt động QLCL ở
trường cao đẳng áp dụng mơ hình khung QLCL (các khái niệm về chất lượng, quản lý
chất lượng; tiếp cận lý thuyết quản lý theo các nội dung QLCL và các yếu tố ảnh
hưởng đến hoạt động QLCL ở trường Cao đẳng áp dụng mơ hình khung QLCL).
- Đề xuất mới mục tiêu, nội dung, phương thức tổ chức HT QLCL ở trường cao
đẳng phù hợp với sự phát triển và tình hình thực tiễn hoạt động trong nhà trường hiện
nay.
9.2. Về thực tiễn

- Đánh giá đầy đủ, chính xác, khách quan thực trạng HT QLCL ở trường cao
đẳng áp dụng mơ hình khung QLCL; phát hiện các tồn tại và bất cập hoạt động QLCL
ở trường cao đẳng áp dụng mơ hình khung QLCL, giúp các nhà quản lí tại trường cao
đẳng có cơ sở định hướng và đưa ra các giải pháp cải tiến để đổi mới hoạt động QLCL
ở trường cao đẳng áp dụng mơ hình khung QLCL hiệu quả hơn.
- Đề xuất một số giải pháp QLCL ở trường cao đẳng có tính khả thi, hiệu quả,
góp phần cải thiện chất lượng thực hiện các nội dung quản lý cơ bản trong trường cao
đẳng áp dụng áp dụng theo mơ hình khung QLCL.
- Góp phần xây dựng hoạt động QLCL phù hợp và đáp ứng với tình hình thực
tiễn trường cao đẳng áp dụng mơ hình khung QLCL.
10. Cấu trúc luận án
Mở đầu: Lí do chọn đề tài; Mục tiêu nghiên cứu; Khách thể và Đối tượng nghiên


8
cứu; Giả thuyết khoa học; Nhiệm vụ nghiên cứu; Phạm vi nghiên cứu; Phương pháp luận
và phương pháp nghiên cứu; Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án.
Chương 1: Cơ sở lí luận về quản lý chất lượng ở trường cao đẳng áp dụng mơ
hình khung QLCL.
Chương 2: Thực trạng quản lý chất lượng ở trường cao đẳng áp dụng mơ hình
khung QLCL.
Chương 3: Giải pháp quản lý chất lượng ở trường cao đẳng áp dụng mơ hình
khung QLCL.
Kết luận và Kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Danh mục công trình khoa học đã cơng bố
Phụ lục


9

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG
ÁP DỤNG MƠ HÌNH KHUNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Những nghiên cứu về quản lý chất lượng
Hiện nay, trên thế giới và ở Việt Nam đã có rất nhiều các cơng trình nghiên cứu về
hoạt động QLCL và bảo đảm chất lượng bên trong của các cơ sở giáo dục. Các nhà
nghiên cứu khoa học đã vận dụng các kết quả nghiên cứu thành công về lý luận và
thực tiễn của hoạt động QLCL và đưa các lí thuyết, cơng trình nghiên cứu về chất
lượng, hoạt động QLCL vào hoạt động quản lý giáo dục, trong đó có chất lượngvà
hoạt động QLCL giáo dục nghề nghiệp.
1.1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới
Quản lý chất lượng đã hình thành từ những năm 30 của thế kỷ XX, xuất phát
trong các ngành công nghiệp quốc phòng với hai xu hướng trong QLCL (Trần Khánh
Đức, 2010):
Một là, từ quan điểm xem chất lượng sản phẩm là vấn đề kỹ thuật phụ thuộc
vào các tiêu chuẩn, các yêu cầu về nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, công nghệ.... dựa
vào các phương pháp kiểm tra thống kê, các thiết bị kiểm tra tự động trong và sau quá
trình sản xuất. Hình thành các cấp độ QLCL, gồm: i) kiểm tra chất lượng; ii) kiểm tra
chất lượng sản phẩm; iii) kiểm tra chất lượng tổng thể. Thực tế chứng minh rằng, các
phương pháp quản lý này hồn tồn thụ động, khơng tạo điều kiện cải tiến và nâng cao
chất lượng, không mang lại hiệu quả rõ rệt do thiếu sự phối hợp tổng thể và sự quan
tâm cuả các thành viên khác trong tổ chức.
Hai là, chất lượng phải được đảm bảo trong mọi quá trình, công việc và liên
quan đến tất cả thành viên trong tổ chức. Việc đảm bảo chất lượng được bắt đầu từ
việc đưa vào nhiệm vụ hàng đầu của tổ chức. Các phương pháp quản lý theo xu hướng
này mang tính nhân văn sâu sắc như: i) QLCL tổng thể; ii) Cam kết chất lượng đồng
bộ TQCo (TQCo - Total Quality Committment); iii) Cải tiến chất lượng tồn cơng ty
CWQI (CWQI - Company Wide Quality Improvement)… Qua đó, có thể khai thác
được hết tiềm năng con người trong tổ chức và kết quả là không những bảo đảm chất

lượng sản phẩm mà còn nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh. Chìa
khóa để nâng cao chất lượng ở đây không chỉ là những vấn đề liên quan đến cơng nghệ
mà cịn bao gồm các kỹ năng quản lý, điều hành và q trình thích ứng với những thay
đổi của thị trường. Bước khởi đầu hình thành HT QLCL tồn diện TQM (TQM - Total
Quality Management) do ơng Armand V Feigenbaum xây dựng từ những năm 50, thế


10
kỷ XX khi ông làm việc ở hãng General Electric với tư cách là một người lãnh đạo của
hãng chịu trách nhiệm về quản lý chất lượng và quản lý sản xuất là từ kiểm sốt chất
lượng tồn diện TQC (TQC - Total Quality Control).
Hiện nay, có nhiều quốc gia đã thiết lập cơ chế BĐCL với các hình thức đa
dạng như: Anh, Đức, Các nước Mỹ Latinh và vùng Caribê, Úc, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn
Quốc, Trung Quốc, Bahrain, Singapore và Thái Lan thể hiện ở các hình thức BĐCL
sau đây:
Trên thế giới, các trường Cao đẳng nghề ở Anh hoạt động theo cơ chế tự quản,
với đầy đủ nghĩa vụ pháp lý trong việc BĐCL và đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn từ cấp
chương trình và cấp CSGDNN. Hầu hết các trường Cao đẳng nghề ở Anh đều có hệ
thống BĐCL, bao gồm hệ thống thanh tra độc lập từ bên ngoài. Cục quản lý chất
lượng giáo dục (QAA) được thành lập vào năm 1997, với nhiệm vụ kiểm tra việc thực
hiện BĐCL ở các trường cao đẳng và đại học trong lãnh thổ Vương quốc Anh. QAA là
tổ chức độc lập khơng phụ thuộc vào chính phủ, do đại diện các trường cao đẳng và
đại học trên toàn Vương Quốc Anh tổ chức. QAA thực hiện đánh giá chất lượng giảng
dạy và thẩm định các chương trình đào tạo, đồng thời tư vấn giúp các trường phát triển
hệ thống BĐCL (ĐHQG-HCM, 2014, tr.140). Bên cạnh đó, Hiệp hội doanh nghiệp ở
Đức có vai trị quan trọng trong việc xác định danh mục các nghề đào tạo, thiết kế
chương trình đào tạo (trên cơ sở bám sát yêu cầu kỹ năng của các các doanh nghiệp).
Việc đánh giá, cấp chứng chỉ nghề nghiệp là do doanh nghiệp thực hiện và chứng chỉ
này mới có ý nghĩa đối với người học khi vào làm việc tại các doanh nghiệp. Việc học
tại doanh nghiệp là một phần trong chương trình đào tạo đã được thiết kế từ đầu của

mỗi khóa học. Học sinh, sinh viên chỉ có thể tốt nghiệp khóa học khi đã có sự đánh giá
của doanh nghiệp. Mặt khác, Chính phủ Đức cũng quy định rất rõ trong Luật dạy nghề
là các doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm cung cấp các thông tin về nhu cầu sử dụng
lao động gồm: quy mô, cơ cấu, yêu cầu về kỹ năng... về cơ quan Chính phủ là Viện
Đào tạo nghề Liên Bang (BiBB). BiBB có trách nhiệm phân tích thông tin và cung cấp
lại thông tin cho các cơ sở đào tạo theo từng nhóm ngành nghề, từng trình độ đào tạo
để tổ chức đào tạo và đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp. Quản lý bảo đảm chất
lượng và cải tiến chất lượng trường nghề được thực hiện và giám sát bởi các tổ chức tư
nhân và cơng cộng ở Đức. Q trình cơ bản đảm bảo chất lượng trong hệ thống chất
lượng gồm các bước: i) Ủy ban Tiêu chuẩn phát triển và đề xuất các tiêu chuẩn; ii) Tổ
chức phê duyệt Tiêu chuẩn; iii) Các tổ chức có thẩm quyền đánh giá chất lượng; iv)
Cơ quan, đơn vị cấp bằng nhận tiêu chuẩn hoặc giấy chứng nhận (Trần Khánh Đức,
2019).



×