Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Luận văn Đề tài nghi lễ vòng đời sinh - trưởng - thành - lão trong văn hóa Hàn Quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (293.66 KB, 12 trang )

LUẬN VĂN
ĐỀ TÀI:
NGHI LỄ VÒNG ĐỜI “SINH, TRƯỞNG
THÀNH, LÃO” TRONG VĂN HÓA HÀN
QUỐC
Thành phố Hồ Chí Minh
KHÁI QUÁT
Trong cuộc sống theo nhu cầu của đòi sống tâm linh, con người đã hình thành nên hệ
thống tín ngưỡng đống thời cũng kèm theo hệ thống nghi lễ. Có nhiều loại hình nghi lễ
khác nhau: như: hệ thống các nghi lễ trong nông nghiệp, ngư nghiệp; nghi lễ thờ tổ tiên,
nghi lễ cộng đồng tôn giáo và hệ thống nghi lễ vòng đời.
Đối với Nghi lễ vòng đời, là “những nghi lễ liên quan đến cá nhân, từ khi sinh ra đến
khi chết”( GS, TS Ngô Đức Thịnh) Nghi lễ vòng đời là cách ứng xử của cộng đồng người
đối với một cá nhân, cũng là sự ứng xử đối với toàn bộ xã hội và toàn bộ thế giới tự nhiên
bao quanh con người. Nghi lễ vòng đời người là nghi lễ mà gia đình, tộc họ, cộng đồng
tôn giáo thực hiện cho mỗi con người. Vì vậy, nghi lễ vòng đời không chỉ liên quan đến
một con người, mà liên quan đến cả cộng đồng. Nghi lễ vòng đời người thể hiện sự lo
lắng, chăm sóc lẫn nhau để bảo toàn giống nòi và bảo toàn xã hội loài người. Nếu như
những lễ nghi nông nghiệp là sự ứng xử của con người với cái tự nhiên ngoài ta (ngoài
con người) thì những nghi lễ vòng đời là sự ứng xử với cái tự nhiên trong ta (trong con
người).
Trong cuốn Nghi lễ của sự chuyển tiếp của tác giả A.V. Gennep đã chia ra 3 giai đoạn
nhỏ khác nhau trong chu kỳ vòng đòi của con người: Mỗi giai đoạn có 3 thời kỳ, tách biệt
với thời kỳ trước, bước đầu hội nhập và hội nhập vào thời kỳ tiếp sau. 1. Sinh: chửa, đẻ
và tuổi sơ sinh, tuổi thiếu niên; 2. Trưởng thành: tuổi thiếu niên, lễ thành đinh và hôn
nhân, tuổi con người cộng đồng; 3. Tử: lên lão, sự chết đi đối với tang ma và cuộc sống ở
thế giới bên kia. Tất cả các giai đoạn liên tiếp nhau, chuyển tiếp nhau. Mỗi dân tộc lại có
các nghi lễ tương ứng với mỗi giai đoạn của đời người. Người Hàn cũng có các nghi lễ từ
lúc sinh đến tử.Tất cả tạo nên hệ thống nghi lễ vòng đời của người Hàn Quốc.
I- CÁC LỄ NGHI TRONG VÒNG ĐỜI
1. Sinh :


Phụ nữ Hàn Quốc luôn mong mỏi sinh đuợc con trai để nối dõi gia đình nhà chồng.
Trọng nam khinh nữ là thái độ đã được hình thành từ rất lâu trong Khổng giáo gia trưởng,
và sinh được 1 cậu con trai được xem như là có phúc lớn.
Vì chuyện sinh con trai quan trọng đến như thế nên những phụ nữ đến cầu nguyện và
dâng cúng ở các đền chùa với hy vọng sẽsinh được con trai. Những đồ cúng lễ được làm
trong 100 ngày, dâng tại các miếu thờ Đạo lão, chùa Phật giáo và dâng cho cả những vật
thể thiên nhiên khác như những tảng đá, cây cối và những kỳ quan thiên văn.
Vị thần chủ yếu liên quan đến việc sinh con là Samshin Halmoni vị thần tổ mẫu, bởi
vì bà phù hộ cho đứa trẻ sau khi nó sinh ra,thậm chí cả khi nó trưởng thành và trở nên
khá giả. Phụ nữ Hàn Quốc thường thờ bà ngay trong nhà mình, bài vị của bà được tượng
trưng bằng 1 tờ giấy gấp lại hay những cọng rơm sạch treo ở góc nhà.
Sau khi sinh con, có nhiều lễ nghi cần phải tuân theo. 1 sợi dây kết bằng rơm buộc
đầy ớt được gọi là kumjul, sợi dây này được treo ngang cổng hay cửa nhà trong 3 tuần để
xua đuổi ma quỷ va cảnh báo mọi người đừng vào vì em bé chỉ mới sinh. Canh rong biển
và cơm được dâng cúng cho thần Samshin Halmoni vào mỗi buổi sáng và buổi chiều
trong 1 tuần liền. Và người mẹ cũng ăn những thức ăn này để nhanh chóng bình phục sức
khỏe sau khi sinh.
Gia đình có trẻ mới sinh đặc biệt giữ gìn không thổ lộ niềm vui về đứa bé vì như thế
có thể làm cho thần linh ghen tức, và điều này sẽ làm đứa bé bị bệnh. Để lừa gạt thần
linh, những em bé Hàn Quốc xinh xắn dễ thương đôi khi được đặt những cái tên xấu xí
như Thằng ngố hay Chó con.
1.1 Lễ trăm ngày(
백일
- Paegil)
Paegil là ngày thứ 100 đứa bé được sinh ra, vào ngày này sẽ có 1 buổi tiệc đơn giản
được tổ chức. Nó đánh dấu sự sống sót của em bé qua giai đoạn gay cấn nhất của tuổi ấu
thơ và người mẹ của bé đã phục hồi sức khỏe. Trong lễ kỷ niệm này, đầu tiên gia đình sẽ
dâng cúng thức ăn cho thẩn Samshin Halmoni-Thần tổ mẫu vì đã chăm sóc cho trẻ sơ
sinh và mẹ sống qua giai đoạn khó khăn. Thứ hai, họ cầu nguyện giàu có, tuổi thọ, và
may mắn cho đứa trẻ. Người Hàn Quốc quan niệm rằng trong ngày Paegil nếu làm cơm

nắm và chia cho 100 người thì đứa bé sẽ hay ăn chóng lớn nên họ thường chia bánh Ttok
cho hàng xóm láng giềng. Những gia đình nhận bánh Ttok sẽ đặt vào bát cuộn chỉ, gạo
hoặc tiền. Cuộn chỉ có nghĩa chúc bé khoẻ mạnh và sống lâu, gạo và tiền có nghĩa hãy trở
nên giàu có. Sau khi cầu nguyện gia đình, người thân và bạn bè cùng hưởng lễ với rượu
vang, bánh bằng bột gaọ và những món đồ ăn ngon khác và sau đó là tặng quà cho đứa
bé.
1.2 Lễ sinh nhật (
돌찬지
-Doljanchi)
“Dol” là ngày kỉ niệm sinh nhật đầu tiên kể từ ngày bé được sinh ra. Mặc dù Dol cũng
được tổ chức theo kiểu tương tự nhu paegil nhưng đây lại là 1 buổi lễ quan trọng hơn. Vì
trong quá khứ, do thiếu thông tin y tế, sự thay đổi nhiệt độ theo mùa ở Hàn Quốc, và các
bệnh liên quan đến thời thơ ấu mà tỷ lệ tử vong của trẻ em là rất cao. Nhiều đứa trẻ chết
trước ngày sinh nhật đầu tiên của chúng. Sau một năm tuổi, tỷ lệ sống sót sẽ tăng, vì vậy
ngày này trở thành một mốc quan trọng đối với cha mẹ của đứa trẻ.
Lễ kỷ niệm truyền thống đã có bốn thành phần chính:
a) Cầu nguyện và tạ ơn:
Kito giáo Hàn Quốc cầu nguyện cho 2 vị thần là Shanshin(thần núi) và Samshin(thần
tổ mẫu). Họ sẽ chuẩn bị bàn cầu nguyện gồm: một bát gạo trắng hấp, canh rong biển
(miyeok-guk) và một bát nước tinh khiết. Bánh gạo không được chia sẻ cho người ngoài
gia đình vì người ta tin rằng nếu chia sẻ như vậy thì sẽ mang lại điều không may mắn
cho đứa trẻ. Sau khi tất cả mọi thứ trên bàn cầu nguyện đã sẵn sàng mẹ (hoặc bà) của
đứa bé sẽ cầu nguyện Sanshin và Samshin, đặt hai bàn tay lại với nhau và chà xát lòng
bàn tay của mình. Sau đó cô cầu nguyện và cúi đầu lạy nhiều lần. Phụ nữ là những người
duy nhất được phép tham gia trong buổi lễ này. Lễ cầu nguyện bắt đầu phụ thuộc vào khu
vực. Những người từ Seoul sẽ cầu nguyện vào buổi sáng sớm ngày sinh nhật của đứa
trẻ,các khu vực khác cầu nguyện vào đêm hôm trước.
b) Lập và mặc quần áo sinh nhật
Trước khi phần chính của lễ kỷ niệm diễn ra, em bé sẽ được mặc quần áo đầy màu sắc
trang trí công phu, được gọi là dol-bok. Dol-bok được mặc khác nhau theogiới tính của

đứa trẻ. Một cậu bé theo truyền thống sẽ mặc một jogori(조거리- áo khoác) màu hồng
sọc, paji (바지-quần) màu tím hoặc màu xám, cà vạt( 끌), một bokgun (mũ đen với cái
đuôi dài), busun ( 부 순 -vớ truyền thống). Một cô gái sẽ mặc một jogori sọc đỏ dài,
chima (지마-váy), mũ jobawi (mũ ôm hoàn toản phần đầu và má) và busun. Ngoài ra bé
trai và trẻ em gái còn được mang 1 túi may mắn (복주머니- bokjumuni).
c) Chuẩn bị bàn lễ và thực hiện Toljabi:
Toljabi là phần chính của buổi lễ. Một bàn lớn được chuẩn bị với hơn một chục loại
bánh gạo khác nhau hoặc ddeok (thức ăn chính). Ngoài ra còn có trái cây, một bát rong
biển (miyeok-guk) và các loại thực phẩm khác nhau được đặt trên bàn.
Thực phẩm không phải là thứ duy nhất được đặt trên bàn, ngoài ra người ta còn đặt
trên đó : Cung và tên, kim và sợi, táo tàu, cuốn sách, bút chì, bánh gạo, gạo hoặc tiền,
thước kẻ, kim, kéo, con dao…để bé chọn. Sau đó Toljabi sẽ được bắt đầu. Lúc này đứa
trẻ đi quanh bàn và chọn lên các mục thu hút anh ta hoặc cô ta. Tương lai của đứa trẻ
được dự đoán theo những gì anh ta hoặc cô nắm lấy:
-Cung và tên: đứa trẻ sẽ trở thành một chiến binh
- Kim và sợi: đứa trẻ sẽ sống lâu
- Táo tàu: đứa trẻ sẽ có nhiều con cháu
- Cuốn sách, bút chì: đứa trẻ sẽ trở thành một học giả thành công
- Bánh gạo, gạo hoặc tiền: đứa trẻ sẽ trở nên giàu có
- Thước kẻ, kim, kéo: đứa trẻ sẽ khéo tay
- Con dao: đứa trẻ sẽ là một đầu bếp
Thời gian trôi đi, các vật được chọn trở nên đa dạng hơn với ý nghĩa hiện đại đã được
thêm vào bàn lễ như micro và ống nghe.
d) Chia sẻ thức ăn với mọi người:
Thực phẩm được chia sẻ với các thành viên gia đình, người thân và hàng xóm với
niềm tin rằng chia sẻ như vậy thì sẽ nhận được nhiều hạnh phúc. Thực phẩm cho bữa tiệc
có thể khác nhau, nhưng một loại thực phẩm quan trọng được sử dụng ở tất cả các tiệc
dol là baekseolgi (bánh gạo). Một số hộ gia đình cũng làm bánh gạo đặc biệt cho con
trai / con gái của họ cho đến khi anh / cô ấy 10 tuổi vì họ cho rằng màu đỏ của bột dùng
để xua đuổi linh hồn ma quỷ và giữ an toàn trẻ em.

2. Trưởng thành
2.1 Ý nghĩa và nghi thức của Gwan-Rye (
관례
)
Ngày xưa, người Hàn Quốc gọi ngày lễ trưởng thành của nam là Gwan-Rye. Ngày lễ
trưởng thành ở Hàn Quốc được tổ chức vào ngày thứ hai của tuần thứ ba trong tháng 5.
Ngày lễ này đánh dấu cột mốc những nam thanh niên 20 tuổi sẽ chính thức rời khung
cửa che chở của gia đình và trở thành những người có trách nhiệm với bản thân và xã hội.
Ngoài ra còn hướng dẫn các bạn trẻ biết cách cư xử trong đời sống xã hội và phát triển
những phẩm chất tốt cần có ở một người trưởng thành. Do vậy lễ trưởng thành là một
trong những lễ hội quan trọng.
a)Các nghi thức trong lễ trưởng thành ở nam
Trong buổi lễ, các nam thanh niên ăn mặc trang phục truyền thống. Ngoài ra,con trai
sẽ búi tóc trên đỉnh đầu và đội mũ hình trụ ( có tên gọi là “gat”) được đan từ lông ngựa
cứng rất thịnh hành từ thời Silla.
-Các nam thanh nữ tú tham gia lễ trưởng thành đọc lời thề trong buổi lễ.
-Sau đó sẽ cúi lạy các vị khách, uống ly rượu đầu tiên và chính thức trở thành người
lớn.
-Vào cuối buổi lễ, các thanh niên Hàn Quốc cũng đến thăm các đền thờ để thông báo
với trời đất về việc trở thành một thanh niên có trách nhiệm trong xã hội.
b)Ý nghĩa của nghi thức trong lễ trưởng thành
Con trai búi tóc trên đỉnh đầu mang ý nghĩa là làm con có cái búi tóc trên đỉnh đầu để
thờ cha kính mẹ, ấy là chữ hiếu. Tư tưởng hiếu thảo với cha mẹ đã được in đậm trong
khối óc của người Hàn từ rất lâu đời. Hơn nữa, còn đánh dấu sự trưởng thành
- Nghi lễ đội mũ hình trụ cũng chứng nhận rằng sự trưởng thành của mỗi thiếu niên.
-Lạy hay còn gọi là lễ bái là nghi thức rất phổ biến trong dân gian nhưng với các nghi
thức và ý nghĩa khác nhau. Các nam thanh nữ tú lạy các vị khách nhằm bày tỏ lòng biết
ơn và tấm lòng tôn kính đối với các đấng sinh thành hay những người lớn hơn.
-Việc đọc lời thề trong buổi lễ mang ý nghĩa là nhắc nhở họ về những trách nhiệm cá
nhân khi đã là người lớn.

2.2Ý nghĩa và nghi thức của kyerye(계례)-lễ trưởng thành ở nữ
Lễ trưởng thành ở nữ giới cũng được tổ chức không kém phần long trọng như lễ
trưởng thành của nam. Tuy đã có sự biến đổi theo thời gian thế nhưng trong cách hành lễ
vẫn còn giữ lại các thủ tục cơ bản chứa đựng nhiều ý nghĩa quan trọng. Lễ trưởng thành ở
nữ đánh dấu một chặng đường quan trọng trong cuộc đời người con gái, một nghi lễ để
lại nhiều dấu ấn không phai mờ trong suốt cuộc đời họ.
Lễ trưởng thành ở nữ (계례_kyerye) còn được được xem là nghi lễ cài trâm lên
lần đầu tiên lên mái tóc của người con gái. Đây là một nghi lễ mà ở một đất nước mang
đậm màu sắc nho giáo như Hàn Quốc vô cùng coi trọng, bởi vậy, dù giàu hay nghèo, nghi
lễ vẫn được chuẩn bị đầy đủ và tổ chức long trọng.
Nghi lễ được tổ chức vào ngày thứ Hai của tuần lễ thứ 3 tháng 5 hằng năm. Trước
3 ngày làm lễ, gia đình cô gái phải quyết định chọn một người đứng ra làm chủ lễ. Chủ lễ
sẽ là một người phụ nữ gia đình quen biết hoặc là người trong dòng họ mình. Gia đình
thường chọn những phụ nữ lớn tuổi, đức độ, hiền lành và có kiến thức sâu sắc về các thủ
tục văn hóa làm chủ lễ. Bởi lẽ, họ sẽ là người trực tiếp đứng ra chỉ đạo cử hành các nghi
lễ cũng như được trực tiếp chứng kiến bước ngoặt quan trọng trong đời một người con
gái.
Vào ngày làm lễ, mẹ cô gái sẽ dậy thật sớm, chuẩn bị mọi đồ đạc cần thiết và chờ
đón chủ lễ. Ngay khi chủ lễ đến trước cổng nhà, người mẹ sẽ trực tiếp chào mừng chủ lễ
một cách lịch sự, trang trọng. Sau đó chủ lễ sẽ chọn nơi thích hợp để cử hành nghi thức
trưởng thành, bày biện bàn rượu, trâm cài sẵn sàng. Bước này được gọi là Jinseol (
진설
( 陳設 )).
Mọi thứ sau khi đã sẵn sàng, cô gái sẽ được dẫn ra gian phòng làm lễ, lắng nghe chủ lễ
đọc lí do và bắt đầu thực hiện nghi thức Gia giới (Kagye_
가계
(加笄)). Đây là nghi thức
quan trọng và là nét đặc trưng trong nghi lễ trưởng thành ở nữ. Trong nghi thức này, cô
gái sẽ được chủ lễ búi tóc sau gáy và cài trâm. Sau khi được búi tóc và cài trâm, cô gái sẽ
vào phòng mặc vào người bộ Wonsam (

원삼
_(
圓衫
))_một trong những bộ trang phục
truyền thống của Hàn Quốc chỉ được mặc trong những dịp trang trọng. Cùng với bộ trang
phục với nhiều màu sắc lộng lẫy đặc trưng, mái tóc được búi gọn gàng đi đôi với sự tô
điểm của chiếc trâm cài tóc đã làm tăng thêm vẻ đẹp truyền thống của người con gái khi
bước vào tuổi trưởng thành. Mái tóc được búi ra sau một cách gọn gàng thể hiện sự nết
na, dịu dàng của người con gái, là tín hiệu cho thấy rằng người con gái ấy đã đến tuổi
trưởng thành, có trách nhiệm với bản thân và có thể lập gia đình. Chiếc trâm cài giữ chặt
búi tóc không rớt là vật chứng quan trọng trong nghi lễ, là mốc đánh dấu sự trưởng thành
của người con gái cũng như khẳng định trách nhiệm, tấm lòng chung thuỷ của người phụ
nữ với chồng, với con trong tương lai.
Cùng sau đó, thủ tục Sở lễ (chorye_
초례
(醮禮)) sẽ được tiến hành bằng việc chủ
lễ sẽ chỉ dạy cách thức thức uống rượu và cô gái sẽ uống li rượu đầu tiên trong cuộc đời
mình. Ở lễ trưởng thành nữ và nam có một đặc điểm chung là nghi thức uống rượu.
Không phải ngẫu nhiên rượu được chọn như một thủ tục bắt buộc có trong nghi lễ trưởng
thành của cả nam và nữ. Với hương vị đặc trưng vốn có, rượu gần như tham gia ở hầu hết
các nghi lễ trong vai trò đánh dấu những bước tiến quan trọng. Vì giá trị thiêng liêng đó
mà các chàng trai, cô gái đã được học cách uống rượu và thưởng thức li rượu đầu tiên
trong nghi lễ trưởng thành của mình. Mùi thơm nồng đặc trưng cùng vị cay đắng của
rượu trong lần uống đầu tiên như một lời nhắc nhở về hương vị cuộc đời mai sau mà
những người trẻ tuổi sẽ phải không ít hơn một lần đối mặt.
Cuối cùng, chủ lễ sẽ đặt cho cô gái một tên hiệu với nhiều ý nghĩa sâu sắc. Thủ tục
này có tên là Thế tự (Kyeja_
계자
(字笄)). Tên hiệu với nhiều ý nghĩa cao quý như thay
cho lời chúc chân thành của chủ lễ hi vọng mọi điều tốt đẹp vào tương lai phía trước của

cô gái, đồng thời, với ý nghĩa mà tên hiệu mang đến, cô gái sẽ phần nào định ra được
phương hướng sống của bản thân mình từ đó tự tin, bản lĩnh hơn trong cuộc sống mai
sau.
3.Lão
Tuổi già và Lễ mừng thọ
Người châu Á nói chung thường hãnh diện với việc họ được con cái chăm nom khi về
già và người Hàn Quốc cũng không ngoại lệ. Với một số ít gia đình khi số người đông
thêm mà phải chia nhà mình ra thì có sự thay đổi trong cách thức chăm sóc người lớn
tuổi. Tuy vậy những người lớn tuổi ở Hàn Quốc vẫn được cư xử với sự kính trọng vô
vàn. Những người con dù ở xa bao nhiêu thì hằng năm vẫn phải dự sinh nhật cha mẹ
mình. Những người trẻ tuổi nhường chỗ ngồi trên xe buýt cho người già. Và chào hỏi
người lớn tuổi trên đường phố bằng những cử chỉ kính cẩn hay lời lẽ thể hiện sự kính
trọng. Tuổi già là thời gian cần nhận sự chăm sóc và sự quan tâm của con cháu
*Lễ đại thọ (sinh nhật lần thứ 60 -
환갑
[
還甲
]
Lễ mừng thọ, hay sinh nhật 60, được xem là một lễ đặc biệt quan trọng, đây là thời
điểm được coi như tròn một vòng quay 60 năm trong đời một con người, theo quan niệm
phương Đông. Trước kia khi chưa có sự phát triển của y học, ít người sống tới 60 tuổi.
Thế nên ngày lễ mừng thọ này thường được tổ chức náo nhiệt , đây còn là dịp đặc biệt để
con cháu tôn vinh cha mẹ của họ với những công lao to lớn của cha mẹ, ông bà mình.
Trong bộ trang phục truyền thống, bố mẹ ngồi trước chiếc bàn chính để đầy các thức
ăn ngon; con cháu xếp hàng theo thứ tự tuổi tác từ con, cháu, chắt (chứ không theo thứ tự
vai vế như ở Việt Nam) cung kính vái lạy và dâng rượu lên bố mẹ. Sau khi con cháu
trong nhà làm lễ xong, sẽ tới phần làm lễ của những người em rồi con cháu của họ, đồng
thời những người bạn, và khách khứa cũng biểu hiện lòng tôn kính của họ theo hình thức
như trên. Trong khi các nghi lễ truyền thống được tiến hành, âm nhạc truyền thống cũng
được vang lên và những người làm trò chuyên nghiệp sẽ nhảy múa và hát hò, thúc giục

những vi khách nâng ly cạn chén. Nếu trong gia đình có một người nào đó cao tuổi hơn
ông bố hoặc bà mẹ mà là trung tâm của buổi lễ thì người đó cũng sẽ được ngồi ở chiếc
bàn tương tự, rồi được nhận rượu và những vái chào thành kính đầu tiên.
Con cháu làm lễ trong lễ mừng thọ
Ông bà, bố mẹ ngồi trên bàn đầy thức ăn
Các thành viên trong gia đình và người thân của họ tổ chức những hoạt động nhằm tạo
không khí vui tươi và làm cho bố mẹ, ông bà của họ cảm thấy trẻ hơn, họ thường mặc
những bộ đồ lúc còn nhỏ và ca hát, nhảy múa làm cho cha mẹ vui vẻ. Lúc trước, trong
những buổi lễ mừng thọ, những vị khách còn tham gia sáng tác thơ và những bài hát.
Một số thức ăn trong lễ mừng thọ
*Lễ thượng thọ(고희 [古稀])
Xưa kia thời kỳ sống tiếp sau 60 tuổi được coi như nhưng năm sống them, người Triều
Tiên xem như ân huệ của trời đất, nên hằng năm đều được kỷ niệm một lần vào ngày sinh
dù rằng có thể không tổ chức linh đình, mời rộng rãi. Sinh nhật lần thứ 70 được người ta
gọi là kohae 고희 [古稀](già và hiếm) cũng được con cháu tổ chức linh đình. Sinh nhật
lần thứ 70 gọi là chil sun, lần thứ 80 là pal sun, cả hai đều là những dịp lễ kỷ niệm lớn.
Khi đến dự tiệc mừng thọ, những vị khách thường mang theo phong bì có đựng sẵn tiền
để gửi tới gia chủ.
II- TỔNG KẾT
Con người sinh ra và lớn lên, trưởng thành rồi già và chết đi, đó là quy luật của cuộc
sống . thời gian từ lúc con người sinh ra đến khi chết đi được xem như một vòng đời của
con người. Trong cái vòng đời đó, người ta sống, người ta sinh tồn, phát triển, và chịu
ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài, đồng thời các lễ nghi của đời sống cũng được diễn
ra theo trình tự đã định sẵn. Mỗi đất nước có nền văn hóa riêng, Hàn Quốc là đất nước lễ
giáo, do đó văn hóa-Xã hội Hàn Quốc dù có bị ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài song
vẫn còn giữ được những nét truyền thống riêng cùng những lễ nghi cần có trong đời
sống. Tiệc thôi nôi của một đứa bé là sự chào đón của những người thân với một thế hệ
trẻ. Lễ trưởng thành là sự công nhận đứa trẻ rời khỏi những năm đầu đời trong vòng tay
bố mẹ, đó là sự thừa nhận của cộng đồng đối với một người đến tuổi lao động, có thể
đóng góp công sức cho xã hội. Lễ mừng thọ thể hiện sự tôn kính của con cháu đối với

những cống hiến và công lao to lớn của ông bà cha mẹ cho gia đình và cho xã hội. Mỗi
nghi lễ, mỗi dịp kỷ niệm là một cột mốc đánh dấu một giai đoạn của con người trong quá
trình sống của họ. Các nghi lễ trong vòng đời chứa những nét văn hóa riêng góp phần vẽ
nên bức tranh đa sắc của văn hóa Hàn Quốc./.
Tài liệu tham khảo
1. Tìm hiểu văn hóa Hàn Quốc, Nguyễn Long Châu,NXB Giáo dục 20004.
2. Eng.gg.go.kr/entry/korea-customs and ceremonies
3. .Korea4expats.com/article-birthday-customs-seoul-korea.html
4. Vanhoahoc.edu.vn
5. />%7Cvi&u= N_1_4_9_2.jsp
6. />7. />%7Cvi&u= />8. />%7Cvi&u= />%3Dtable
9. />%7Cvi&u= />10. />%7Cvi&u= />%3Dtable
11. />12. />Họ tên MSSV Phần phụ trách
Nguyễn Thị Xuân Hồng 0956110083 II.1 Sinh
Nguyễn Thị Mỹ Linh 0956110112 II.2.1 lễ trưởng thành của nam giới
Đặng Thị Ngọc Mai 0956110121 I.Khái quát, II.3 Lão, III.Tổng kết
Lê Thanh Tâm 0956110202 II.2.2 lễ trưởng thành của nữ giới.

Bảng phân công nhiệm vụ

×