Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Luận văn Đề tài Di chuyển lao động quốc tế tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.09 KB, 14 trang )

LUẬN VĂN
ĐỀ TÀI:
Di chuyển lao động quốc tế tại Việt Nam
Thành phố Hồ Chí Minh
I. Khái niệm
1. Di chuyển lao động quốc tế
Di chuyển lao động quốc tế về cơ bản là sự phản ứng trước những thay đổi về phân bổ
nguồn nhân lực, nguồn tài nguyên, trật tự thế giới, sự biến đổi của môi trường, sự phát
triển của kinh tế và công nghệ Con người di chuyển từ nơi này đến nơi khác nhằm tận
dụng lợi thế về điều kiện khí hậu, nguồn tài nguyên thiên nhiên để có được nguồn thu
nhập cao hơn, có nhiều việc làm hơn hoặc để thoát khỏi sự phân biệt đối xử.
2. Xuất khẩu lao động
Xuất khẩu lao động là đưa người lao động (bao gồm công nhân kĩ thuật, kĩ sư, chuyên
gia) ra nước ngoài làm việc nhằm tăng thu nhập về ngoại tệ cho đất nước, đồng thời giải
quyết việc làm cho người lao động. Xuất khẩu lao động là một hình thức di chuyển lao
động từ nước có nhân lực dồi dào, chủ yếu là các nước đang phát triển, sang các nước
thiếu lao động, chủ yếu là các nước có nền kinh tế phát triển. Trong thời gian làm việc ở
nước ngoài, người lao động vẫn giữ quốc tịch của nước xuất khẩu.
Tại Việt Nam hiện nay có 5 loại hình xuất khẩu lao động sau:
• Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
• Doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu đưa người đi làm việc ở nước ngoài
• Tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài đưa lao động đi làm việc
• Doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực
tập nâng cao tay nghề
• Tổ chức sự nghiệp của Nhà nước đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài.
II. Xu hướng xuất nhập khẩu lao động
Từ năm 1960 trở lại đây, có hai xu hướng di chuyển lao động:
Một là di chuyển lao động từ một nước đang phát triển sang nước đang phát triển
khác. Các nước đang phát triển thu hút lực lượng lao động di cư lớn trong khu vực do
mức chênh lệch thu nhập, xu hướng dân số và sự gần gũi về mặt địa lý. Di cư lao động từ
nước có mức tiền lương thấp tới nước có mức tiền lương cao hơn thể hiện sự phân bổ


nguồn lực trong khu vực từ nơi có việc làm năng suất thấp hơn tới nơi việc làm đạt năng
suất cao hơn, đóng góp vào nâng cao mức thu nhập, năng suất lao động và tạo thêm việc
làm cho người lao động. Ví dụ, mức thu nhập bình quân đầu người của Thái Lan gấp 8
lần của Myanma, ước tính lực lượng lao động di cư của Myanmar ra nước ngoài chiếm
tới 1.6 triệu người, 90% trong số đó di cư sang Thái Lan. Phần lớn di cư lao động của
Campuchia và Lào cũng tập trung sang Thái Lan. Lao động di cư của Inđônêsia ở nước
ngoài chiếm tới 2.3 triệu người, 59% trong số đó tập trung ở các nước khu vực ASEAN,
phần lớn ở Malaysia, nơi có mức thu nhập bình quân đầu người cao hơn Inđônêsia tới 3
lần. Di cư lao động trao đổi lẫn nhau giữa Singapore và Malaysia chiếm phần lớn trong
khu vực. Trong số 1.5 triệu lao động làm việc ở nước ngoài của Malaysia, thì có tới 73%
làm việc ở Singapore và 40% trong số 230.000 di cư của Singapore gồm cả những lao
động có kỹ năng cao tập trung ở Malaysia. Di cư lao động ra nước ngoài của Philippin
nhiều nhất trong khu vực, hiện có 4.7 triệu người.
Hai là di chuyển lao động từ các nước đang phát triển sang các nước phát triển giàu
có ở Châu Âu, Bắc Mỹ và Úc. Trong quá trình phát triển, nhiều quốc gia phát triển phải
đối mặt với tình trạng thiếu hụt lao động. Nhật Bản cũng không là ngoại lệ. Vốn là một
nước hạn chế nhập cư và lao động khép kín, tuy nhiên do dân số già hóa và tỷ lệ sinh
giảm đã làm cho nguồn nhân lực Nhật Bản giảm, buộc chính phủ phải mở cửa thị trường
lao động cho phép các doanh nghiệp tuyển dụng lao động nước ngoài. Từ những năm
1990, số lượng lao động nước ngoài tăng lên nhanh. Năm 2001, số lao động nước ngoài
chiếm 1,1% lực lượng lao động của Nhật Bản (746 ngàn người), chủ yếu làm các công
việc kỹ thuật viên, lao động phổ thông, điều dưỡng viên, và giải trí các ngành khác. Từ
năm 1992, Nhật Bản đưa ra chương trình “Tu nghiệp sinh”, thu hút lao động các nước
đang phát triển sang học nghề và làm việc. Lao động nước ngoài vào Nhật Bản đã giải
quyết được một vấn đề căn bản là thiếu lao động. Mở cửa thị trường lao động cho lao
động nước ngoài một mặt giúp giải quyết nguồn lao động thiếu hụt cho Nhật Bản, mặt
khác tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc đàm phán thuế quan giữa Nhật Bản với các
nước xuất khẩu lao động của các nước đang phát triển.
Về xu hướng xuất khẩu lao động thì hiện nay có hai xu hướng chính. Thứ nhất là từ
các nước đông dân với nền kinh tế đang phát triển hay kém phát triển sang các nước có

nền kinh tế phát triển, điều này sẽ giúp rất nhiều ích lợi cho nước xuất khẩu lao động như
giải quyết được việc làm, xóa đói giảm nghèo… Trong xu hướng thứ nhất này, lao động
xuất khẩu thường là lao động không có tay nghề hoặc tay nghề thấp. Còn xu hướng thứ
hai là việc trao đổi nguồn nhân lực giữa các quốc gia phát triển với nhau, đối với các lao
động có tay nghề cao hoặc có thể nói là các chuyên gia trong một lĩnh vực nào đó. Các số
liệu thống kê những năm gần đây cho thấy được xu hướng thứ nhất hiện đang diễn ra
mạnh mẽ hơn xu hướng thứ hai.
Như chúng ta đã biết thì việc xuất khẩu lao động của Việt Nam hiện nay đang ở xu
hướng thứ nhất, mặc dù số lượng lao động xuất khẩu cũng tương đối nhưng hiệu quả đem
lại chưa cao. Năm 2009, Việt Nam đã đưa được gần 75.000 lao động đi làm việc ở nước
ngoài, đạt khoảng 83% kế hoạch. Đài Loan (Trung Quốc) vẫn là một thị trường lớn khi
tiếp nhận tới 21.667 lao động; thị trường Nhật Bản tiếp nhận 5.456 lao động và người học
nghề, Hàn Quốc tiếp nhận 7.578 lao động… Trong khi Malaysia có dấu hiệu sụt giảm thì
thật bất ngờ, thị trường Lào lại là "điểm đến" của hơn 9.000 lao động Việt Nam.
Mỗi năm có hơn 1 triệu người được bổ sung vào lực lượng lao động, phần lớn chưa
qua đào tạo, chính vì vậy Việt Nam chấp nhận xu hướng xuất khẩu lao động đi làm việc
giản đơn, không qua đào tạo hoặc đào tạo ít. Tuy nhiên đánh giá chung cho thấy, các
nước nhập khẩu lao động truyền thống đang đổi mới đầu tư và hiện đại hóa, công nghệ
sản xuất, chuyển dịch đầu tư sang nước có giá nhân công và dịch vụ thấp, có nhu cầu tiếp
nhận lao động nước ngoài có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, tăng dần tỷ trọng lao
động chất xám trong tổng số lao động nhập cư. Vì thế, mặc dù Việt Nam có kinh nghiệm
xuất khẩu song đòi hỏi tăng tỷ lệ lao động có nghề, đặc biệt là lao động có trình độ cao,
đi làm việc ở nước ngoài vẫn là bài toán khó giải.
III. Ảnh hưởng phúc lợi của di chuyển lao động quốc tế
Di chuyển lao động ngoài những phúc lợi về lao động cơ bản thì họ còn được hưởng
những phúc lợi đặc biệt do là người nước ngoài lao động trên đất khách quê người.
Khi lao động ra nước ngoài làm việc với thu nhập cao hơn làm việc trong nước.
Người lao động gửi khoản tiền đó về gia đình làm khoản tiết kiệm. Khoản tiền người lao
động gửi về nhà được chia là hai phần: một phần gia đình chi tiêu vào việc nâng cao mức
sống, chăm sóc sức khỏe của gia đình đặc biệt là chi tiêu cho việc học tập của con cái góp

phần nâng cao dân trí; một phần lớn dành để tiết kiệm nhằm mục đích đầu tư trong tương
lai. Di chuyển lao động ra làm việc ở nước ngoài góp tăng chi tiêu hộ gia đình và tăng
đầu tư tư nhân trong dài hạn.để tăng chất lượng nguồn lao động di chuyển, Chính phủ
phải đầu tư về cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên và các điêùkiện khác đảm bảo cho việc
đào tạo và đào tạo lại người lao động. Điều này sẽ làm tăng chi tiêu của Chính phủ. Khi
chi tiêu cho đầu tư của Chính phủ tăng sẽ góp phần làm tăng GDPcả trong ngắn hạn và
dài hạn. và điều này cũng làm tăng tri thức cho dân di cư lao động. Bên cạnh đó, trình độ
người lao động đi làm việc ở nước ngoài được nâng cao nhờ được đào tạo và đào tạo lại
trong thời gian làm việc ở nước ngoài. Chính người lao động đi làm việc ở nước ngoài sẽ
là động lực của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế vì đây là nguồn lao động có chất
lượng cao, đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư theo chiều sâu.
IV. Nguyên nhân di chuyển lao động
Tình trạng bất bình đẳng là nguyên nhân chính thúc đẩy con người di chuyển nơi làm
việc. Bên cạnh đó, khủng hoảng tài chính toàn cầu thúc đẩy lao động di chuyển trong khu
vực các nước đang phát triển ngày càng tăng nhanh.
Phân tích cụ thể, ta thấy có những nguyên nhân sau đây :
Thứ nhất, do có sự mất cân đối vê số lượng lao động, khi nguồn lao động một nước
không đáp ứng đủ hoặc vượt quá nhu cầu sử dụng trong nước.
Sự dư thừa lao động, vượt quá nhu cầu sử dụng trong nước của một nước có thể là do
nước dó có tỷ lệ phát triển dân số cao nền sản xuất trong nước lạc hậu, kém phát triển nên
nhu cầu sử dụng thấp hoặc do nước đó có sự chuyển đổi cơ chế kinh tế mà trong giai
đọan chuyển tiếp nền kinh tế chưa thể phù hợp ngay với cơ chế mới nên đã giảm sút
nghiêm trọng, sản xuất bấp bênh, số lao động dôi thừa tăng nhanh.
Trong khi đó, nhiều nước có nền kinh tế phát triển nhanh, nhu cầu sử dụng lao động
lớn trong khi tốc độ tăng dân số lại quá thấp nên đã xảy ra hiện tượng thiếu lao động.
Thứ hai, do có sự mất cân đối về cơ cấu ngành nghề nhất định mà trong nước không
có hoặc không đủ. Ví dụ : ở một số nước phát triển rất thiếu lao động trong các ngành
nặng nhọc, độc hại còn ở nước nghèo lại thiếu các chuyên gia, cán bộ kỹ thuật có trình độ
cao.
Trình độ phát triển kinh tế và tiến bộ khoa học kỹ thuật của mỗi quốc gia không thể

giải quyết hết sự mất cân bằng này, đòi hỏi phải có sự trao đổi lao động với các quốc gia
khác. Hành vi trao đổi này dẫn đến sự ra đời và phát triển của xuất khẩu lao động.
Thứ ba, do có sự chênh lệch giá cả sức lao động trong nước và sức lao động nước
ngoài. Nhiều nước mặc dù không dư thừa lao động cũng tiến hành xuất khẩu lao động vì
có lợi cho cán cân thanh toán do họ có được những hợp đồng xuất khẩu lao động có giá
cao và bù lại họ nhập khẩu lao động tự những nước có giá cả thấp hơn. Điều này lý giải
vì sao có những nước vừa nhập khẩu lại vừa xuất khẩu lao động như : Cuba, Malaysia,
Bungari
Thứ tư, do có sự chênh lệch về mức thu nhập và mức sống giữa người lao động trong
nước và người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Vì lý do này mà nhiều người dù không
thuộc đội quân thất nghiệp nhưng vẫn muốn đi xuất khẩu lao động để tăng thêm thu nhập,
cải thiện đời sống bản thân và gia đình.
Thứ năm, do xu hướng quốc tế hoá đời sống kinh tế, lực lượng sản xuất phát triển,
nền sản xuất lớn không thể bó hẹp trong phạm vi biên giới quốc gia mà mở rộng ra nhiều
nước, việc sử dụng lao động mang tính quốc tế. Hơn nữa, việc tăng cường xuất khẩu
công nghệ, bao thầu công trình quốc tế sẽ tất yếu kèm theo việc phát triển xuất khẩu lao
động
V. Các tác động của di chuyển lao động quốc tế đến tình hình kinh tế - xã hội
1. Tác động tích cực
• Di chuyển lao động ra nước ngoài tạo điều kiện để Việt Nam toàn dụng nguồn
nhân lực làm tăng thu nhập quốc gia (GNI).
Di chuyển lao động ra nước ngoài sẽ mở ra cơ hội sử dụng số lao động thất nghiệp
vào việc sản xuất ra hàng hoá và dịch vụ tại nước khác, mang lại thu nhập cho người
lao động. Đồng thời, góp phần gia tăng thu nhập quốc gia (GNI),
• Làm tăng chi tiêu của gia đình và tiết kiệm làm tăng đầu tư tư nhân trong dài
hạn.
Thông thường, người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài có thu nhập ròng cao
hơn làm việc trong nước khoảng 3 lần. Nhờ có thu nhập ròng cao, người lao động gửi
khoản tiền đó về gia đình làm khoản tiết kiệm. Theo Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội, bình quân hàng năm, mỗi lao động tiết kiệm được xấp xỉ 4.000 USD. Nếu

người lao động đi làm việc 5 năm ở nước ngoài, họ có thể tiết kiệm được 20.000 USD
đây là khoản tiền có thể giúp gia đình tự đầu tư hoặc góp vốn sản xuất sản xuất kinh
doanh. Như vậy, di chuyển lao động ra làm việc ở nước ngoài góp tăng chi tiêu hộ gia
đình và tăng đầu tư tư nhân trong dài hạn.
• Thúc đẩy chi tiêu của Chính phủ cho việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Để có thể ra nước ngoài làm việc, người lao động phải có kỹ năng nghề nghiệp và
trình độ ngoại ngữ nhất định theo yêu cầu của chủ sử dụng. Tuy nhiên, không phải tất
cả mọi lao động muốn ra nước ngoài làm việc đều có thể đạt được các yêu cầu của
nhà tuyển dụng. Vì vậy, phải tổ chức huấn luyện và đào tạo lại cho người lao động.
Để thực hiện việc này có hiệu quả, Chính phủ phải đầu tư về cơ sở vật chất, đội ngũ
giảng viên và các điều kiện khác đảm bảo cho việc đào tạo và đào tạo lại người lao
động. Điều này sẽ làm tăng chi tiêu của Chính phủ. Khi chi tiêu cho đầu tư của Chính
phủ tăng sẽ góp phần làm tăng GDP cả trong ngắn hạn và dài hạn.
• Tạo điều kiện cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong ngắn hạn và thúc đẩy
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại trong dài hạn.
Trong thời kỳ đầu của quá trình công nghiệp hoá, việc thu hồi đất nông nghiệp để
xây dựng các khu công nghiệp tất yếu làm cho một số lượng nhất định lao động nông
nghiệp mất việc làm. Dưới tác động của cạnh tranh, các nhà đầu tư có xu hướng lựa
chọn phương án đầu tư sử dụng nhiều vốn. Cả hai khuynh hướng đó làm cho trên một
đơn vị diện tích đất nông nghiệp thu hồi, số lao động được sử dụng sẽ giảm đi đáng
kể. Đây là quy luật tất yếu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Trong ngắn
hạn, di chuyển lao động ra làm việc ở nước ngoài sẽ là một trong các con đường vừa
giải quyết việc làm cho số lao động thất nghiệp, vừa tạo điều kiện cho doanh nghiệp
đầu tư theo chiều sâu, nâng cao sức cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập. Trong dài hạn,
trình độ người lao động đi làm việc ở nước ngoài được nâng cao nhờ được đào tạo và
đào tạo lại trong thời gian làm việc ở nước ngoài. Chính người lao động đi làm việc ở
nước ngoài sẽ là động lực của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế vì đây là nguồn
lao động có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư theo chiều sâu.
• Góp phần trực tiếp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Đặc điểm của lao động là sáng tạo. Người lao động với vốn kiến thức học vấn và

ngoại ngữ cơ bản, nếu được làm việc trong môi trường công nghiệp hiện đại, kỹ thuật
và công nghệ tiên tiến, thì trình độ tay nghề và kỹ năng nghề nghiệp ngày càng được
nâng cao. Dưới tác động của kỹ thuật, quá trình lao động, đồng thời cũng chính là quá
trình người lao động tự đào tạo. Sau một thời gian làm việc ở nước ngoài, trình độ tay
nghề, ý thức kỷ luật, phong cách làm việc hiện đại và trình độ ngoại ngữ được nâng
cao vượt bậc.
Thực tế cho thấy, một số lượng lớn lao động là nông dân, sau khi đi làm việc ở
nước ngoài về nước, họ trở thành người công nhân hiện đại. Đa số người lao động đi
làm việc tại Liên Xô, Đông Âu trước đây và Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan… sau này
đang là những người lao động có trình độ cao trong các nhà máy, xí nghiệp.
• Góp phần đưa nhanh các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất, thúc
đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo nguyên lý “3I”(Imitation - Bắt
chước, Initiative - Cải tiến, - Innovation - Sáng tạo).
Trong quá trình làm việc, người lao động trực tiếp sử dụng sử dụng kỹ thuật và
công nghệ hiện đại, để sản xuất ra hàng hoá và dịch vụ. Theo quy luật nhận thức,
người lao động từ bắt chước để làm theo, sau đó là cải tiến và cuối cùng là sáng tạo.
Kinh nghiệm Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Israel cho thấy, những người lao động đi
làm việc ở nước ngoài, sau khi về nước, họ mang những tri thức đã tích luỹ được áp
dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh của họ. Chính lực lượng lao động này đã góp
phần thúc đẩy nhanh quá trình đưa công nghệ mới vào sản xuất, kinh doanh và quản
lý. Điều này góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế theo hướng sử dụng khoa học và
công nghệ tiên tiến.
• Góp phần tăng cường đầu tư và mở rộng thị trường hàng hoá, dịch vụ của Việt
Nam trên thị trường thế giới.
Khi là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), doanh nghiệp Việt
Nam có cơ hội to lớn trong việc đầu tư, xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ sang các nước
thành viên. Theo đó, việc di chuyển lao động theo các quy định của WTO được thực
hiện dàng. Tự do di chuyển lao động Việt Nam sang các nước thành viên là điều kiện
quan trọng giúp các nhà đầu tư lựa chọn phương án sử dụng lao động tối ưu cho hoạt
động sản xuất kinh doanh. Mặt khác, người lao động Việt Nam ra làm việc ở nước

ngoài cũng góp phần quảng bá hàng hoá và dịch vụ của Việt Nam với người tiêu dùng
của nước sở tại.
2. Tác động tiêu cực (đánh đổi)
Di chuyển lao động Việt Nam ra làm việc ở nước ngoài có tác động thúc đẩy tăng
trưởng và phát triển kinh tế như đã trình bày. Tuy nhiên, nếu xem xét tác động của nó
theo từng nhóm đối tượng, chúng ta dễ dàng nhận thấy một số tác động không như mong
muốn:
Một là, phụ nữ đi làm việc ở nước ngoài không thực hiện được thiên chức chăm sóc
gia đình.
Theo truyền thống phương Đông, phụ nữ Việt Nam có thiên chức cực kỳ quan trọng
là làm vợ, làm mẹ và chăm sóc gia đình. Phần lớn phụ nữ đi làm việc ở nước ngoài ở độ
tuổi từ 20 - 45, đây là quảng thời gian phụ nữ có nhu cầu cao độ thực hiện thiên chức của
mình, mặt khác gia đình, chồng, con cũng khao khát sự chăm sóc, nuôi dạy con cái của
người phụ nữ.
Thực tế cho thấy, phần lớn các gia đình có người vợ đi làm việc ở nước ngoài, con cái
họ thường có biểu hiện thiếu hụt tình mẫu tử, người chồng của họ cũng có những biểu
hiện không cân bằng trạng thái tâm, sinh lý. Không ít gia đình khi người vợ đi làm việc ở
nước ngoài, người chồng ở nhà đi ngoại tình hoặc tiêu dùng xa xỉ khoản tiền của vợ gửi
về, hoặc sa vào các tệ nạn xã hội khác.
Như vậy, người phụ nữ đi làm việc ở nước ngoài là một sự đánh đổi giữa thu nhập với
thiên chức người vợ, người mẹ trong quảng đời mà bản thân và gia đình họ có nhu cầu
cao nhất về thiên chức đó.
Hai là, người lao động đi làm việc ở nước ngoài dễ bị tổn thương về tinh thần do bị
phân biệt đối xử.
Các quốc gia trên thế giới đều có hệ thống luật nhập cư, luât cư trú, luật lao động theo
hướng bảo hộ quyền lợi của công dân của mình. Do đó, người lao động nước ngoài
không được hưởng các quyền lợi như công dân nước sở tại. Tình trạng này làm cho
người lao động tự ty, sống khép kín, dễ gây ra stress.
Bản thân người lao động, do trình độ ngoại ngữ hạn chế, nên hiểu biết và chấp hành
pháp luật nước sở tại gặp nhiều khó khăn. Họ dễ vi phạm pháp luật nước sở tại và cũng

không biết vận dụng luật pháp nước sở tại để tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
mình.
VI.Tình hình xuất khẩu lao động hiện nay ở Việt Nam
Chính sự phân bố không đồng đều về dân cư, về điều kiện tự nhiên (tài nguyên, khí
hậu) và sự bùng nổ dân số trên thế giới đã hình thành luồng di cư lao động ở những nước
kinh tế chậm phát triển di cư đến những nước có đời sống kinh tế khá hơn, lao động ở
nước nghèo tài nguyên di chuyển đến những nước có điều kiện thiên nhiên thuận lợi, dân
cư ở nước có mật độ cao di chuyển đến những nước có mật độ dan cư thấp. Như vậy việc
di chuyển lao động trước hết là một hiện tương khách quan trong quá trình làm việc của
bản thân người lao động.
Ngoài ra, xuất khẩu lao động còn bị chi phối bởi các yếu tố chủ quan khác như : chính
sách của quốc gia, ý chí của nhà nước, của các tổ chức cung ứng và tiếp nhận lao động
Cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990, các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu
tiếp nhận lao động của ta đều xảy ra những biến động chính trị lớn, dẫn đến sự thay đổi
về thể chế chính trị và cơ chế kinh tế; ở nhiều nước Châu Phi có chuyên gia ta làm việc
cũng có khủng hoảng kinh tế, chính trị; ở Irăc xảy ra chiến tranh. Vì vậy, phần lớn các
nước này không còn nhu cầu nhận tiếp lao động và chuyên gia Việt Nam, hoặc nếu có
nhu cầu thì cũng không nhận lao động và chuyên gia theo cơ chế như trước đây nữa.
Đồng thời, cơ chế quản lý kinh tế cua nước ta thời kỳ này đang từng bước đổi mới
chuyển dần sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Trước tình hình đó,
nếu chúng ta không đổi mới cơ chế xuất khẩu thì sẽ không đưa được lao động sang làm
việc tại các khu vực mới, trong lúc ở khu vực truyền thống ta có nguy cơ phải đưa về
nước hàng loạt lao động và chuyên gia khi vẫn chưa chuẩn bị được các điều kiện tiếp
nhận và bố trí việc làm, gây khó khăn và mất ổn định cho tình hình trong nước. Thực tiến
khách quan và chủ quan đặt ra yêu cầu bức bách là phải đổi mới cơ chế xuất khẩu lao
động và chuyên gia cho phù hợp với bối cảnh trong nước và quốc tế.
Một cơ chế mới về hoạt động xuất khẩu lao động và chuyên gia được hình thành,
trong đó phân định rõ chức năng quản lý nhà nước và chức năng kinh doanh dịch vụ xuất
khẩu lao động. Nhà nước thống nhất quản lý xuất khẩu lao động bằng các chính sách và
quy định pháp lý. Các tổ chức kinh tế thực hiện hoạt động kinh doanh dịch vụ xuất khẩu

lao động thông qua các hợp đồng cung ứng lao động ký với bên nước ngoài.
Trong thời gian đầu chuyển đổi sang cơ chế mới, do các doanh nghiệp mới thoát ra
khỏi sự bao cấp của Nhà nước nên gặp nhiều khó khăn, bỡ ngỡ trong việc tìm kiếm thị
trường lao động ngoài nước; đôi khi thậm chí trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của các cơ
quan Nhà nước, chưa có sự chủ động trong việc khai thác hợp đồng. Các thị trường chủ
yếu tiếp nhận lao động của ta lâu nay do những bíên động về chính trị, kinh tế, xã hội đã
không còn khả năng tiếp nhận lao động Việt Nam như trước đây. Đối với thị trường mới,
ta còn chưa quen, thiếu nhiều thông tin, kinh nghiệm và kiến thức. Hơn nữa, quan hệ đối
ngoại trong môi trường quốc tế những năm đầu thập niên 90 (1991 -1993) chưa thuận lợi
đối với ta. Trong tình hình đó, chỉ có một số ít doanh nghiệp là ký hợp đồng đưa lao động
đi làm việc ở nước ngoài với số lượng nhỏ, khoảng hơn 5000 lao động cho cả 3 năm này.
Những năm sau đó, các doanh nghiệp đã bước đầu có sự chủ động trong nghiên cứu,
tiếp thị và học tập kinh nghiệm từ các nước có truyền thống xuất khẩu lao động và từng
bước hoà nhập thị trường lao động quốc tế. Cho đến nay, chúng ta đã tiếp cận và thâm
nhập được vào thị trường lao động thuộc trên 40 nước và khu vực trên thế giới như khu
vực Đông và Đông Nam Á, Trung Đông, Bắc Phi; ngoài ra ta đang từng bước mở rộng
thị trường lao động đến một số đảo Nam Thái Bình Dương và khu vực Bắc Mỹ.
Số lượng lao động Việt Nam được đưa đi làm việc ở nước ngoài tăng nhanh qua các
năm kể từ năm 1994, có giảm đáng kể vào năm 1998 do ảnh hưởng của cuộc khủng
hoảng tài chính tiền tệ Châu Á nhưng lại đặc biệt tăng mạnh từ thời điểm năm 1999 trở
lại đây. Trong vòng hơn 12 năm qua, Việt Nam có xấp xỉ 1/4 triệu người đi xuất khẩu lao
động. Đặc biệt trong 6 tháng đầu năm 2003 ta đã đưa được 43.000 người đi xuất khẩu lao
động, gần bằng con số 46.122 người của cả năm 2002. Dự kiến trong năm nay ta sẽ đưa
được 5 vạn lao động và chuyên gia ra nước ngoài làm việc.
Số liệu lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
(1991 - 06/2003)
Năm Số lượng (người)
1991 1.022
1992 816
1993 3.960

1994 9.230
1995 10.050
1996 12.660
1997 18.470
1998 12.240
1999 21.810
2000 31.500
2001 37.000
2002 46.122
06/2003 43.000
Tổng số 247.880
(Nguồn : Số liệu lưu trữ của Cục quản lý lao động với nước ngoài )
Thời kỳ này, số lượng người đi xuất khẩu lao động tăng mạnh qua từng năm cho thấy
sự đi lên về chất lượng cũng như nhận thức của người lao động, sự cố gắng của Nhà nước
cùng với sự vươn lên của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động. Hiện có gần 200 doanh
nghiệp đã được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cấp giấy phép hoạt động xuất
khẩu lao động và đa phần các doanh nghiệp này hoạt động khá hiệu quả. Các doanh
nghiệp lớn như : VINACONEX, LOD, VIETRACIMEX, SIMCO, SOVILACO bình
quân hàng năm đưa được 1000 – 2000 lao động ra nước ngoài làm việc. Ngành nghề xuất
khẩu lao động cũng rất đa dạng, có đến trên 30 ngành nghề thuộc nhiều lĩnh vực khác
nhau như : xây dựng, cơ khí, giúp việc gia đình và khán hộ công, điện tử, dệt may, chế
biến thuỷ sản, dịch vụ, vận tải biển, đánh bắt chế biến hải sản, chuyên gia y tế, giáo dục,
nông nghiệp, tin học v.v Số lao động nữ hiện nay chiếm khoảng hơn 25%, tập trung
chiếm ưu thế ở các lĩnh vực : dệt, may (69%), điện tử (80%), chăm sóc người bệnh và
giúp việc gia đình (94%). Xuất khẩu lao động của Việt Nam đang không ngừng vươn lên
ngang tầm các nước có truyền thống xuất khẩu lao động ở Châu Á như Philippines,
Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Bangladesh Tuy nhiên, cần nhận thấy đây vẫn chỉ là
những bước đi khởi đầu để tạo đà cho các doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam
tiếp tục phấn đấu, mở rộng thêm thị trường lao động và tăng số lượng cũng như chất
lượng lao động xuất khẩu trong thời gian tới.

KẾT LUẬN
Trong giai đoạn qua, bên cạnh việc góp phần giải quyết vấn đề việc làm trong nước,
xuất khẩu lao động còn mang lại hiệu quả kinh tế đáng kể cho đất nước. Lao động đi làm
việc ở nước ngoài có thu nhập bằng ngoại tệ có khả năng chuyển đổi thành ngoại tệ
mạnh. Nguồn ngoại tệ này rất cần thiết để xây dựng đất nước. Mức thu nhập của người
lao động làm việc ở nước ngoài thường cao hơn từ 6 – 10 lần thu nhập của người làm
việc trong nước. Mức thu nhập ròng hàng tháng (kể cả làm thêm giờ, sau khi đã trừ đi
chi phí sinh hoạt ngoài nước) bình quân đầu người khoảng 350USD/người. Như vậy, với
gần 250.000 lao động đã đưa đi, trung bình mỗi hợp đồng làm việc là là 2 năm thì tổng số
tiền được chuyển về cho đất nước ước tính khoảng 2,8 tỷ USD. Chỉ tính riêng trong năm
2001, tổng số tiền lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài dưới nhiều hình thức khác
nhau gửi về nước đã đạt 1,3 tỷ USD. Đó là khoản thu lớn góp phần tăng nguồn thu ngoại
tệ cho đất nước, phục vụ thiết thực cho công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá nước
nhà.
Tuy nhiên cần nhận thấy hoạt động xuất khẩu lao động của nước ta cũng còn nhiều
bất cập, nhiều tồn tại cần khắc phục. Đầu tiên phải kể đến công tác quản lý xuất khẩu lao
động chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu thực tế. Chưa tạo được sự phối hợp đồng bộ
giữa các doanh nghiệp xuất khẩu lao động với các cơ quan chức năng trong việc quản lý
và chỉ đạo triển khai thực hiện các hợp đồng lao động. Việc tuyển chọn và làm thủ tục
cho lao động dù đã có sự cải thiện nhiều trong những năm qua nhưng hiện vẫn còn qua
rất nhiều khâu trung gian nên người lao động phải mất nhiều thời gian và chi phí bất hợp
lý. Cá biệt vẫn có tình trạng lừa đảo, thu tiền bất chính từ người lao động. Thêm vào đó,
công tác đào tạo chuẩn bị nguồn lao động trước khi đi cũng như quản lý lao động tại
nước đến chưa được sự quan tâm đúng mức từ phía doanh nghiệp, lao động trình độ tay
nghề, trình độ ngoại ngữ còn yếu, ý thức chấp hành nội quy và pháp luật nước sở tại rất
kém, dẫn đến tình trạng tỷ lệ lao động phá hợp đồng, bỏ trốn ra ngoài làm việc hay bị trả
về nước do không đạt yêu cầu còn cao. Đây là những vấn đề bức thiết mà chúng ta cần
phải khắc phục và phải khắc phục nhanh để hoạt động xuất khẩu lao động của nước ta
thực sự đạt đến hiệu quả kinh tế - xã hội tương xứng với tiềm năng và cơ hội của mình./.

×