Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Bản tông hợp ý kiến của các cá nhân tổ chức cho dự án luật giám định tư pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.82 KB, 14 trang )

BỘ TƯ PHÁP
BẢN TỔNG HỢP Ý KIẾN CỦA CÁC CÁ NHÂN, TỔ CHỨC
CHO DỰ ÁN LUẬT GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP
Thực hiện Nghị quyết số 48/2010/QH12 về Chương trình xây dựng Luật,
Pháp lệnh năm 2011, điều chỉnh Chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh năm
2010 và bổ sung Chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ
khóa XII, Quyết định số 1586/QĐ-TTg ngày 24/8/2010 của Thủ tướng Chính
phủ về việc phân công cơ quan chủ trì soạn thảo dự án luật, pháp lệnh của Chính
phủ thuộc Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2011 của Quốc hội, Bộ
Tư pháp chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan xây dựng Dự án Luật
giám định tư pháp (sau đây gọi chung là Dự thảo Luật).
Sau khi hoàn thiện, Bộ Tư pháp đã gửi Dự thảo Luật đi lấy ý kiến chính
thức bằng văn bản của 93 cơ quan, tổ chức có liên quan (30 Bộ, ngành, cơ quan,
đơn vị ở Trung ương; 63 địa phương); đồng thời, Dự thảo Luật giám định tư
pháp cũng được gửi đi lấy ý kiến của Văn phòng Chính phủ (Cục Kiểm soát thủ
tục hành chính) kèm theo Báo cáo đánh giá các thủ tục hành chính và đăng tải
trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp để lấy ý kiến các tổ chức, cá nhân
khác.
Đến nay, đã nhận được 74 ý kiến góp ý chính thức của Bộ, ngành và Ủy
ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong đó có: 25 cơ quan
Trung ương (Bộ Y tế, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính,
Bộ Xây dựng, Bộ Văn hóa- Thể thao và Du lịch, Bộ Công Thương, Bộ Giao
Thông vận tải, Bộ Kế hoạch đầu tư, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Thông tin và
Truyền thông, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thanh tra Chính phủ,
Bộ Khoa học Công nghệ, Bộ Tài nguyên môi trường, Ngân hàng Nhà nước, Bộ
Lao động Thương binh và xã hội, Ủy ban dân tộc, Bộ Ngoại giao, Viện kiểm sát
nhân dân, Tòa án nhân dân tối cao, Vụ Tổng hợp- Văn phòng quốc hội, Văn
phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, Hội Pháp y học
Việt Nam); 48 địa phương và 01 ý kiến của Văn phòng Chính phủ về TTHC quy
định tại dự án Luật.
Ngoài ra, Bộ Tư pháp cũng nhận được văn bản góp ý kiến của 47 ý kiến


tổ chức, đơn vị, cá nhân (các tổ chức giám định tư pháp, công an các địa
phương, các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp và một số cá nhân). Sau đây là báo cáo
tổng hợp ý kiến đóng góp của các Bộ, ngành và địa phương, các cá nhân, tổ
chức có liên quan về Dự thảo Luật giám định tư pháp (sau đây gọi chung là Dự
thảo Luật).
STT Vấn đề góp ý Nội dung góp ý
I. NỘI DUNG DỰ THẢO
1 Bố cục của Dự
thảo
Hầu hết các ý kiến đều nhất trí với Bố cục của Dự thảo
Luật. Tuy nhiên có ý kiến:
- Đề nghị bỏ quy định Chương IV về cá nhân, tổ chức thực
hiện giám định tư pháp theo vụ việc vì quy định này làm
vô hiệu hóa các quy định về tiêu chuẩn của giám định viên
tư pháp vì giám định viên tư pháp có tiêu chuẩn rõ ràng, tổ
chức giám định tư pháp được nhà nước bảo đảm thành lập
còn cá nhân, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc lại
không có quy định về vấn đề này và qua 5 năm không có
trường hợp nào giám định tư pháp theo vụ việc (Viện Pháp
y quốc gia)
- Đề nghị: (i) nên quy định người giám định tư pháp bao
gồm cả giám định viên tư pháp và người giám định tư
pháp theo vụ việc vì Điều 3 đã giải thích khái niệm chung;
(ii) gộp quy định về tổ chức giám định tư pháp công lập, tổ
chức giám định tư pháp ngoài công lập và tổ chức chuyên
môn vào một Chương riêng và chia thành các Mục khác
nhau (Bộ Xây dựng)
- Đề nghị Chương V về hoạt động giám định tư pháp chia
thành 2 mục, bao gồm trình tự, thủ tục thực hiện giám định
và quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân thực hiện

giám định (Bộ Xây dựng)
- Đề nghị quy định thêm một điều về đối tượng điều chỉnh
(Bộ Tài nguyên môi trường và Bộ Lao động Thương binh
xã hội, STP Bình Định)
- Đề nghị nhập Điều 1 vào Điều 3 vì thực chất Điều 1 cũng
chỉ là khái niệm (Bộ Tài nguyên và môi trường, Bộ NN và
PTNT, STP Bình Định, Văn phòng Bộ)
2 Khái niệm
giám định tư
pháp
Đa số các ý kiến nhất trí với khái niệm giám định tư pháp
như Dự thảo. Tuy nhiên, có ý kiến:
- Đề nghị cho phép đương sự trong vụ án hành chính cũng
có quyền trực tiếp yêu cầu giám định tư pháp vì nguyên tắc
tố tụng dân sự và tố tụng hành chính là giống nhau (Bộ Y
2
2
STT Vấn đề góp ý Nội dung góp ý
tế, Vụ Tổng hợp- Văn phòng Quốc hội, STP Lâm Đồng,
thành viên Hội đồng khoa học)
- Đề nghị bổ sung bị can, bị cáo trong vụ án hình sự là chủ
thể được yêu cầu giám định tư pháp (Bộ LĐ,TB và XH)
- Đề nghị không nên mở rộng chủ thể được yêu cầu giám
định vì: không phù hợp với pháp luật tố tụng, các đương
sự có thể lợi dung quyền này để kéo dài vụ án. Theo
VKSNDTC thì một số nước cũng không có quy định cho
phép đương sự được trực tiếp yêu cầu giám định như Nga,
Pháp, Đức, Nhật Bản, (VKSNDTC, TANDTC, Bộ Nội vụ,
Vụ DS-KT, STP Tuyên Quang, STP Yên Bái)
3 Phạm vi điều

chỉnh, mối
quan hệ với
pháp luật tố
tụng
Đa số các ý kiến nhất trí với ý kiến cho rằng có thể sử
dụng biện pháp “một luật sửa nhiều luật” như trong Tờ
trình Dự thảo đã nêu, điều này là phù hợp với Luật Ban
hành văn bản quy phạm pháp luật. Tuy nhiên, có ý kiến:
- Đề nghị những vấn đề thuộc trình tự, thủ tục trưng cầu
giám định, đặc biệt là việc đánh giá kết luận giám định và
các vấn đề khác thuộc nội dung quy định của tố tụng thì để
các Bộ luật tố tụng quy định. Nếu cần, sẽ kiến nghị sủa đổi
các Bộ luật tố tụng (Bộ Công an, Bộ Tài chính, Bộ Quốc
phòng, STP ĐăkNông, STP Tuyên Quang, UBND tỉnh Cà
Mau, STP Thái Bình, STP Nghệ An, STP Yên Bái)
- Đề nghị bỏ quy định về chi phí giám định trong dự thảo
luật vì không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật này
(VKSNDTC)
4 Giám định
viên pháp tư
pháp
- Bổ sung giám định viên trong tất cả mọi lĩnh vực đều
phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ pháp y (STP Long
An, STP Ninh Thuận, UBND tỉnh Tây Ninh)
- Bổ sung điều kiện của giám định viên là có khả năng tổ
chức và thực hiện giám định độc lập (Bộ Quốc phòng)
- Đề nghị nghiên cứu bổ sung quy định nhiệm kỳ của giám
định viên (TANDTC, UBND tỉnh Nam Định)
- Thời gian kinh nghiệm để bổ nhiệm giám định viên như
quy định của Dự thảo là quá dài, đề nghị rút xuống 3 năm

(Phòng KTHS-BQP)
- Bổ sung quy định về cấp thẻ giám định viên như Pháp
lệnh (Bộ Tài chính, Phòng Kỹ thuật hình sự, Bộ Quốc
3
3
STT Vấn đề góp ý Nội dung góp ý
phòng, STP Long An, Sở Tư pháp Nam Định)
- Đề nghị cân nhắc quy định Sở chuyên môn phối hợp với
Sở Tư pháp trong lực chọn để bổ nhiệm giám định viên vì
tương tự vấn đề này ở cấp Trung ương, Dự thảo Luật quy
định các Bộ, ngành không cần thỏa thuận với Bộ Tư pháp
(Điều 10) (Bộ Tài chính)
5 Tổ chức giám
định tư pháp
công lập
- Đề nghị dự thảo quy định về tổ chức đầy đủ, chặt chẽ
hơn vì trong Dự thảo chưa thấy đề cập đến tổ chức giám
định tư pháp trong các lĩnh vực khác (UBND tỉnh Nam
Định)
- Đề nghị bỏ quy định thành lập cơ quan giám định tư pháp
trong lĩnh vực tài chính-kế toán vì lĩnh vực tài chính- kế
toán là rất rộng (thuế, chứng khoản, hải quan…) nên việc
thành lập tổ chức chuyên trách gây lãng phí, trong khi đó
dự thảo Luật đẩy mạnh xã hội hóa, có thể huy động các tổ
chức chuyên môn tham gia giám định (Bộ Tài chính)
- Ngoài 3 lĩnh vực truyền thống, đề nghị thành lập thêm tổ
chức giám định tư pháp ở lĩnh vực văn hóa, thông tin
truyền thông vì đây là những lĩnh vực nhạy cảm, có ảnh
hưởng đến tình hình an ninh chính trị (UBND TP Hồ Chí
Minh)

6 Hệ thống tổ
chức pháp y
- Về hệ thống cơ quan giám định pháp y, còn có nhiều ý
kiến khác nhau, cụ thể là:
+ Loại ý kiến 1: không có pháp y trong hệ thống công an
(31 ý kiến): Bộ Y tế, Bộ Giao thông vận tải, TANDTC, Bộ
Quốc phòng, Bộ Tài nguyên môi trường, Bộ LĐ, TB và
XH, Phòng KTHS- BQP, UBND TP Hải Phòng, STP Bắc
Giang, Bộ VH-TT và DL, Ủy ban dân tộc, Vụ Tổng hợp,
Văn phòng Quốc hội, STP Hưng Yên, STP Tiền Giang,
STP Lâm Đồng, STP Ninh Bình, STP Long An, STP Tuyên
Quang, UBND tỉnh Quảng Nam, UBND tỉnh Ninh Thuận,
UBND tỉnh Bến Tre, UBND tỉnh Lào Cai, STP tỉnh Cần
Thơ, UBND tỉnh Phú Thọ, Hiệp hội pháp y học Việt Nam,
UBND tỉnh An Giang, UBND tỉnh Thanh Hóa, UBND tỉnh
Bình Dương, UBND tỉnh Tây Ninh, UBND Sóc Trăng,
UBND tỉnh Phú Yên).
Ngoài ra, có 3 ý kiến ủng hộ Phương án này (Văn phòng
Bộ, Viện Pháp y quốc gia, Vụ Pháp luật quốc tế)
+ Loại ý kiến 2: trong ngành công an chỉ có Trung tâm
giám định pháp y ở Trung ương (12 ý kiến) Bộ Tài chính,
4
4
STT Vấn đề góp ý Nội dung góp ý
Bộ NN và PTNT, Ngân hàng nhà nước, VKSNDTC, STP
Bắc Ninh, Thanh tra Chính phủ, UBND Bắc Kạn, STP Trà
Vinh, UBND tỉnh Quảng Bình, STP Bình Định, Sở Tư
pháp Ninh Thuận, UBND tỉnh Gia Lai
Ngoài ra, có 1 ý kiến của Viện Pháp y quân đội ủng hộ
Phương án 2

+ Loại ý kiến 3 (9 ý kiến): Đề nghị giữ nguyên như quy
định của Pháp lệnh (Bộ Công an, Văn phòng Ban Chỉ đạo
Trung ương về phòng chống tham nhũng, STP ĐăkNông,
STP Quảng Ninh, UBND tỉnh Hà Giang, STP Hà Nội,
UBND tỉnh Nghệ An, STP Yên Bái, STP Quảng Trị)
Ngoài ra, theo quan điểm này, Bộ Công an đề nghị cần
củng cố, kiện toàn pháp y trong công an ở địa phương
thành Đội pháp y thuộc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương
- Ngoài các cơ quan, tổ chức lấy ý kiến chỉnh thức bằng
văn bản nêu trên, Ban soạn thảo còn nhận được 35 ý kiến
của Công an các tỉnh, ý kiến của Tòa Hình sự- Tòa án nhân
dân tối cao, 2 ý kiến cá nhân của giám định viên pháp y
công an cũng nhất trí với Phương án 3.
- Đề nghị có đánh giá tác động cho cả 2 phương án trước
khi lựa chọn phương án chính thức (Bộ Nội vụ)
- Trường hợp lựa chọn Phương án không có hệ thống pháp
y trong ngành công an thì cần xây dựng Đề án để chuyển
lực lượng giám định pháp y công an sang pháp y y tế (Bộ
Tài chính)
- Đề nghị quy định rõ chức năng của các cơ quan giám
định tư pháp (Bộ Nội vụ, UBNDTPHCM)
- Đề nghị sáp nhập Pháp y và pháp y tâm thần thành một tổ
chức (Bộ Nội vụ, Sở Tư pháp tỉnh Cà Mau)
- Đề nghị không thành lập Phân viện pháp y khu vực vì
mỗi tỉnh đã có Trung tâm pháp y (Viện KSNDTC)
7 Hệ thống tổ
chức giám
định pháp y
tâm thần

- Đề nghị Phân viện do Bộ Y tế quản lý
- Đề nghị giữ nguyên như Pháp lệnh (STP Lâm Đồng, STP
ĐăkNông, Vụ Dân sự kinh tế, STP Quảng Ninh)
5
5

×