Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Bảo tàng Chứng tích chiến tranh -Sức hút đặc biệt đối với du khách quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.64 KB, 3 trang )

BẢO TÀNG CHỨNG TÍCH CHIẾN TRANH – SỨC HÚT ĐẶC
BIỆT ĐỐI VỚI DU KHÁCH QUỐC TẾ
Bảo tàng Chứng tích chiến tranh Việt Nam ở Thành phố Hồ Chí Minh là bảo tàng
duy nhất ở Việt Nam được đưa vào hệ thống hơn 60 “Bảo tàng vì hòa bình” của Tổ
chức UNESCO. Với hơn 15.000 hiện vật, hình ảnh cùng hàng nghìn thước phim tư
liệu về thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, bảo tàng là một trong những địa
chỉ du lịch tại Thành phố Hồ Chí Minh luôn có lượng khách đến tham quan đông
nhất. Đây cũng là nơi được bầu chọn “10 điểm tham quan tiêu biểu” trong chương
trình “Thành phố Hồ Chí Minh-100 điều thú vị."
Bảo tàng chứng tích chiến tranh thành lập từ tháng 9/1975, đến nay, bảo tàng đã
thu hút hơn 11 triệu lượt khách tham quan. Riêng năm 2009 là 567.000 lượt người,
70% trong số đó là khách nước ngoài và nhiều nhất vẫn là du khách Mỹ. Thoạt
nhìn, nhiều người nghĩ rằngBảo tàng này cũng giống như những bảo tàng khác ở
TP. Hồ Chí Minh. Vậy tại sao bảo tàng Chứng tích chiến tranh lại có sức hút đặc
biệt đó?
Việt Nam có những sự đặc biệt về những di tích, những câu chuyện liên quan đến
trong chiến tranh.Và, du khách quốc tế đến Việt Nam rất quan tâm đến những cuộc
chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và họ muốn tìm hiểu vì sao chúng ta lại chiến thắng
được? Chính vì vậy Bảo tàng là nơi ghi lại lịch sử, những hiện vật và tất cả những
gì liên quan đến chiến tranh và khát vọng hòa bình ở Việt Nam.
Ngay từ cổng vào là khu trưng bày ngoài trời “Các loại vũ khí, phương tiện Mỹ sử
dụng trong chiến tranh Việt Nam." Những chiếc máy bay phản lực chiến đấu hiện
đại nhất thời đó như Air Force, máy bay trinh sát chiến đấu tự động chụp ảnh, máy
bay lên thẳng đổ bộ quân có khả năng đậu trên mặt nước, pháo tự hành M107-
175mm từng được mệnh danh là “Vua chiến trường” có tầm bắn tới 32,7km, tàn
phá mục tiêu trong bán kính 520m, sức công phá ở độ sâu 35m, rộng 95m.…
Du khách không khỏi rùng mình với các loại bom mìn giết người, trong đó có xác
một quả bom địa chấn (phát quang BLU-82B) cao 3,35m, đường kính 1,37m, chứa
đến 5,7 tấn thuốc nổ, sức công phá trong phạm vi 100m và gây chấn động mạnh
trong khu vực có đường kính 3,2km.
Tại khu vực trưng bày tội ác chiến tranh, những bức ảnh đen trắng đã ngả màu do


các phóng viên chiến trường hai bên chiến tuyến chụp đã làm nhiều du khách ngậm
ngùi. Một em nhỏ độ một tuổi ngồi ngơ ngác đơn côi trên vùng đất trống sau lưng
toán lính Mỹ; cảnh lính Mỹ tra tấn dã man tù binh “Việt Cộng;" cảnh bà mẹ đau
khổ dìu 4 đứa con bơi qua sông chạy càn...
Ở phòng trưng bày “Hồi niệm." Nơi đây lưu giữ những bức ảnh của 134 phóng
viên chiến trường thuộc 11 quốc tịch đã chụp trong chiến tranh Việt Nam và tất cả
đều đã hy sinh tại chiến trường Việt Nam và Đông Dương. Những bức ảnh đã phơi
bày sự thật về mức độ tàn bạo nhất của cuộc chiến. Đây là quà tặng của nhân dân
bang Kentucky, Mỹ gửi đến nhân dân Việt Nam.
Khu vực tái hiện “Chuồng cọp Côn Đảo” cũng làm du khách rùng mình về cách
mà những chiến sĩ cách mạng kiên trung nhất phải chịu đựng trong chế độ lao tù
của giặc. Việc sưu tầm hiện vật cho bảo tàng cũng một công việc không kém phần
quan trọng của các cán bộ bảo tàng.
Nếu không được thuyết minh, du khách dễ dàng bỏ qua hiện vật là một cái ống
cống to nặng trưng bày ở góc sân. Nhưng đó chính là ống cống mà ba em nhỏ
trong một gia đình đã trốn vào đó trong vụ lính Mỹ thảm sát 21 người dân vô tội ở
Thạnh Phong, tỉnh Bến Tre năm 1969. Ba em nhỏ đã bị lính Mỹ lôi ra giết dã man.
Trên thành ống cống vẫn còn vết máu do bàn tay nhỏ xíu của một em nhỏ bám vào.
Chỉ huy vụ đó là Bob Kerry, sau này là Thượng nghị sĩ Mỹ, bị báo chí Mỹ lên án
rất nhiều.
Tại bảo tàng có một phòng tranh thiếu nhi mang tên “Chiến tranh và hòa bình."
Hàng năm, bảo tàng tổ chức cho các em thiếu nhi vẽ tranh với nhiều chủ đề tình
yêu quê hương, đất nước, ông bà, cha mẹ... Những bức tranh đẹp nhất được lưu giữ
nơi đây. Ước mơ của các em rất đơn giản đó là được sống trong đất nước hòa bình,
được đi học và làm những điều mình yêu thích.
Với những gì được trưng bày, sự hấp dẫn của bảo tàng càng ngày càng tăng bởi
những hoạt động được thường xuyên tổ chức nhằm phục vụ tốt nhất cho khách
tham quan. Bảo tàng tổ chức tiếp đón chu đáo các đoàn khách quan trọng đến từ
nhiều nước: Algeria, Slovakia, Bangladesh, Ấn Độ, Thái Lan, Australia, Anh, Mỹ,
Đức, Đan Mạch…

Đồng thời, còn có những bổ sung và có những chương trình triển lãm, chuyên đề
để du khách có những thông tin mới để khách tìm hiểu thêm về cuộc chiến tranh vệ
quốc của mình dưới nhiều góc nhìn khác nhau. Ví dụ, bảo tàng có những cuộc triển
lãm rất nổi tiếng như “Tình yêu trong chiến tranh”, “Việt Nam vươn lên sau chiến
tranh”, cuộc triển lãm về tình hữu nghị “ Việt Nam – Rumani”…
Ngoài ra, bảo tàng có những buổi giao lưu giữa các nhân chứng chiến tranh và
khách tham quan. Khách tham quan có nhu cầu thì sẽ được tổ chức để giao lưu với
các nhân chứng như cựu chiến binh, cựu tù chính trị, nạn nhân chất độc màu da
cam… du khách sẽ được nghe những câu chuyện có thật về cuộc đời của họ, về
những mất mát đau thương mà các nhân chứng trong chiến tranh đã phải chịu
đựng. Những câu chuyện như vậy, thường là khách sẽ rất xúc động, tin vào những
hiện vật, những gì mà mình đã trưng bày.
Mặc dù chiến tranh đã đi qua nhiều năm, nhưng quá khứ bi hùng của một thời vẫn
còn được lưu giữ ở Bảo tàng. Chính những hoạt động và những gì được trưng bày
đã tạo ra một ấn tượng khó quên trong các du khách, đặc biệt là khách nước ngoài,
trong đó có những cựu binh Mỹ từng tham chiến ở Việt Nam hay người Việt Nam
di cư nay trở về thăm quê, tất cả đều được đón tiếp bằng nụ cười và sự thân thiện.
Họ đến đây để hiễu rõ hơn người Việt Nam qua chiến tranh, ấn tượng về sự dã man
và tàn bạo của đế quốc Mỹ, những đau thương mất mát mà con người và đất nước
Việt Nam phải hứng chịu, biết được thế nào gọi là “chuồng cọp”? … sức tàn phá
của “chất độc màu da cam” …và ý chí kiên cường bất khuất của cả một dân tộc.

×