Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

giáo án lớp 5 tuần 33

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.25 KB, 16 trang )

Kiểm tra của tổ , khối chuyên môn Ban giám hiệu duyệt
Ngày tháng 4 năm 2014 Ngày tháng 4 năm 2014








TUẦN 33
Ngày lập : 19/ 4/ 2014
Thứ bảy ngày 26 tháng 4 năm 2014
(Dạy bài thứ 3 tuần 33 )
Tiết 1: CHÀO CỜ
_________________________________________
Tiết 2: THỂ DỤC
Giáo viên chuyên dạy
__________________________________________
Tiết 3: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Mở rộng vốn từ : trẻ em
I. MỤC TIÊU:
-Mở rộng , hệ thống hoá vốn từ về trẻ em ; biết một số thành ngữ, tục ngữ về trẻ em.
-Biết sử dụng các từ đã học để đặt câu, chuyển các từ đó vào vốn từ thích hợp.
- Giáo dục HS yêu quý Tiếng Việt .
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
TÊN ĐỒ DÙNG MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG
+ GV : Giấy khổ to - Bài tập 3
III- HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1.Kiểm tra bài cũ :
-Gọi 1HS nêu tác dụng của dấu hai chấm ,


lấy ví dụ minh hoạ .
-1 HS làm bài tập 1 tiết trước.KT3 VBT.
-GV nhận xét ,ghi điểm .
2.Dạy bài mới :
a.Giới thiệu bài –ghi đề:
-Em đang học chủ điểm gì?
-Những chủ nhân tương lai là ai?
Hôm nay cô hướng dẫn các em làm một số
bài tập nói về trẻ em,biết tìm từ đồng nghĩa
-HS nêu tác dụng của dấu hai chấm , nêu
ví dụ minh hoạ .
-HS làm lại Bt1 tiết trước .
-Lớp nhận xét .
-Những chủ nhân tương lai.
-Trẻ em.
1
với trẻ em.Đặt câu với từ tìm được ,tìm hình
ảnh so sánh nói về trẻ em,biết một số thành
ngữ ,tục ngữ nói về trẻ em qua bài :mở rộng
vốn từ :Trẻ em.
b. Hướng dẫn HS làm bài tập :
Bài 1 :
-GV Hướng dẫn HS làm BT1: Em hiểu nghĩa
của từ trẻ em như thế nào? Chọn câu đúng
nhất?
-Thảo luận cặp đôi.
-GV chốt lại ý kiến đúng : Khoanh vào ý C:
Người dưới 16 tuổi được xem là trẻ em.
Bài 2 : Tìm các từ đồng nghĩa với trẻ em
(M: trẻ thơ). Đặt câu với một từ mà em tìm

được.
-GV Hướng dẫn HS làm BT2:
-HS làm bài cá nhân.Trình bày miệng
-GV chốt lại ý kiến đúng .
Từ đồng nghĩa với từ trẻ em là các từ: trẻ,
trẻ con, con trẻ, trẻ thơ, thiếu nhi, nhi đồng,
con nít, trẻ ranh, ranh con, nhái ranh, nhóc
con
* Đặt câu: VD: trẻ thời nay được chăm sóc
hơn thời xưa nhiều.
- Trẻ con rất thông minh.
Bài 3; Tìm những hình ảnh so sánh đẹp về
trẻ em
-Yêu cầu HS đọc bài
-Gv gợi ý để hS tìm ra, tạo được những hình
ảnh so sánh đúng và đẹp về trẻ thơ.
VD: So sánh để thấy nổi bật những đăcxj
điểm về hình dáng, tính tình , tâm hồn.
GV chốt ý đúng:
VD: Trẻ em như tờ giấy trắng. ( ngây thơ )
Trẻ em như nụ hoa mới nở.( tươi đẹp)
Trẻ em như bông hồng buổi sớm
Bài tập 4:
-GV Hướng dẫn HS làm BT4.
-Thực hiện theo hình thức mảnh ghép .
-Thảo luận tổ .
-Gv nêu từng câu .Các nhóm trình bày.
-GV chốt lại ý kiến đúng .
a. Tre già măng mọc ( lớp trước già đi, có
lớp sau thay thế)

b. Tre non dễ uốn ( Dạy trẻ từ lúc còn nhỏ dễ
- HS trao đổi cặp
- Đại diện các cặp nêu kết quả thảo luận
-Lớp nhận xét .
-Lứa tuổi của trẻ em.
-HS đọc yêu cầu BT2 , suy nghĩ làm và
trả lời miệng.
-Lớp nhận xét .
-Tìm từ đồng nghĩa với trẻ em và đặt câu
– HS đặt câu ( miệng)
- HS khác nhận xét sửa sai
- HS đọc bài xác định yêu cầu bài tập
- HS trảo đổi nhóm ghi lại những hình
ảnh so sánh vào giấy khổ to.
- Đại diện nhóm dán phiếu, trình bày kết
quả
- Dưới lớp nhận xét.
-HS đọc yêu cầu BT4.
-Trao đổi làm
-HS điền vào nội dung BT4
-Lớp nhận xét .
-HS nêu .
-Tìm thành ngữ ,tục ngữ nói về trẻ em.
-HS lắng nghe .
2
hơn)
c. Trẻ người non dạ ( còn ngây thơ, dại dột
chưa biết có suy nghĩ chín chắn)
d. Trẻ lên ba cả nhà học nói( trẻ lên ba đang
học nói, khiến cả nhà vui vẻ nói theo)

3. Củng cố , dặn dò :
- Em hiểu trẻ em có nghĩa như thế nào?
-GV nhận xét tiết học
_____________________________________________
Tiết 4: TOÁN
Tiết 162:Luyện tập ( T169)
I.MỤC TIÊU
- Ôn tập, củng cố và rèn kĩ năng cho HS về tính chu vi,diện tích một số hình.
- Làm được các bài tập.
- Giáo dục học sinh lòng ham học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
TÊN ĐỒ DÙNG MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG
+ GV : Bảng phụ
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. Kiểm tra bài cũ :
3
- Gọi HS nêu cách tính diện tích, thể tích
hình hộp chữ nhật.
- Gọi 1 HS làm lại bài tập 3 .
- Nhận xét,sửa chữa .
2. Bài mới :
a. Giới thiệu bài : Luyện tập
b. Hướng dẫn ôn tập:
Bài 1:Gọi 1 HS đọc đề bài.
-GV treo bảng phụ kẽ sẵn như SGK .
-HS dưới lớp làm bài vào vở.
-Gọi HS nối tiếp nhau lên bảng điền vào
chỗ trống.
+ HS khác nhận xét.
+ GV xác nhận kết quả.

Bài 2: HS đọc đề bài và tóm tắt.
- Gọi 1 HS lên bảng làm bài, dưới lớp làm
bài bảng con
- Gọi HS nhận xét.
- GV đánh giá, chữa bài.
Bài 3: Gv đưa bài tập (bảng phụ) yêu cầu
HS đọc xác định yêu cầu bài tập
Trước hết tính cạnh khối gỗ là;
10 : 2 = 5 ( cm) sau đó HS có thể
tính diện tích toàn phần của khối nhựa và
khối gỗ, rồi so sánh diện tích toàn phần của
hai khối. Chẳng hạn:
Diện tích toàn phần khối nhừa hình
lập phương là: ( 10 x 10 )x 6 = 600 ( cm
2
)
- 1 HS nêu.
- 1 HS làm bài
-HS đọc đề.
-HS làm bài.
a)
Hình lập
phương
Cạnh 12 cm 3,5 m
S
xq
576 cm
2
49m
2

S
tp
864 cm
2
73,5 m
2
Thể tích 1728 cm
2
42,875m
2
b)
Hình hộp
chữ nhật
Chiều cao 5 cm 0,6 m
Chiều dài 8 cm 1,2m
Chiều
rộng
6 cm 0,5 m
S
xq
140 cm
2
2,04m
2
S
tp
236 cm
2
3,24 m
2

V 240 cm
3
0,36 m
3
- HS nhận xét.
- HS thực hiện.
- HS làm bài.
Bài giải:
Chiều cao của bể là:
1,8 : (1,5 x 0,8) = 1,5 (m)
Đáp số: 1,5m
- HS nhận xét
- HS nêu.
- HS đọc xác định yêu cầu bài tập
-HS hoàn chỉnh bài tập
- 1 HS làm bảng lớp
- Dưới lớp làm bảng con.
4
Diện tích toàn phần của khối gỗ hình lập
phương là; (5x5) x 6 = 150 ( cm
2
)
Diện tích toàn phần khối nhựa gấp diện tích
toàn phần khối gỗ số lần là:
600 : 150 = 4 ( lần)
3. Củng cố, dặn dò :
- Gọi HS nêu cách tính diện, thể tích hình
hộp chữ nhật, hình lập phương .
- Nhận xét tiết học .


__________________________________________________
Chiều thứ bảy Gv chuyên dạy
____________________________________
Ngày 21 / 4/ 2014
Thứ hai ngày 28 tháng 4 năm 2014
( Dạy bài thứ tư tuần 33 )
Sáng thứ hai đ/ c Thục dạy
___________________________________________
Chiều thứ hai: Tiết 1: TẬP LÀM VĂN
Ôn tập về tả người
I. MỤC TIÊU:
- Ôn tập, củng cố kĩ năng lập dàn ý cho một bài văn tả người – một dàn ý đủ ba
phần, các ý bắt nguồn từ quan sát và suy nghĩ chân thực của mỗi HS
- HS biết lập dàn ý một bài văn tả người.
- Ôn luyện kĩ năng trình bày miệng dàn ý bài văn tả người.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
TÊN ĐỒ DÙNG MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG
+ GV :Bảng phụ - Ghi Dàn bài tả người
5
III- HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1.Kiểm tra bài cũ :
- Nêu dàn ý bài văn tả người.
2.Bài mới : a. Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu tiết học
b. Nội dung
* Bài tập 1: Chọn đề bài .
-Cho HS đọc yêu cầu bài tập 1 .
+GV treo bảng phụ ghi sẵn 3 đề văn.
-Cho HS phân tích từng đề bài , gạch chân
những từ ngữ quan trọng .
a/Tả cô giáo hoặc thầy giáo đã từng dạy dỗ em.

b/Tả một người ở địa phương em…
c/Tả một người em mới gặp một lần nhưng …
những ấn tượng sâu sắc .
-GV cho HS nêu đề bài các em đã chọn .
+Lập dàn ý :
-Cho HS đọc gợi ý 1 , 2 SGK .
-GV : Dựa vào gợi ý 1, các em lập dàn ý bài
văn .GV phát giấy cho 3 HS có đề bài khác
nhau .
-Cho HS trình bày kết quả .
-GV nhận xét , bổ sung hoàn chỉnh dàn ý.
* Bài tập 2 :
-Cho HS đọc yêu cầu bài tập 2.
-GV nhắc lại yêu cầu: Dựa vào dàn ý đã lập ,
từng em trình bày miệng bài văn tả người của
mình trong nhóm ( tránh cầm dàn ý đọc )
-Cho HS thi trình bày bài văn trước lớp .
-GV nhận xét , bổ sung và tuyên dương .
3.Củng cố dặn dò :
- Nêu cấu tạo bài văn tả người.
- GV nhận xét tiết học .
-Bày phần chuẩn bị lên bàn.
-HS lắng nghe.
-1 HS đọc , lớp theo dõi SGK .
-Theo dõi bảng phụ .
- HS phân tích từng đề bài , gạch chân
những từ ngữ quan trọng .
-HS nói đề bài mình sẽ chọn.
-1 HS đọc , lớp theo dõi SGK .
-HS lập dàn ý vào vở .

-3 HS lập dàn ý vào giấy .
-Lần lượt HS trình bày .3 HS dán bài
làm trên bảng .
-Lớp nhận xét , bổ sung .
-HS tự sửa dàn ý của mình .
-1 HS đọc yêu cầu bài tập 2 , lớp đọc
thầm
-HS trình bày trước nhóm , nhóm góp ý
, bổ sung.
-Đại diện nhóm thi trình bày .
-Lớp nhận xét , bổ sung .
-HS lắng nghe.
_________________________________________________
Tiết 2 : CHÍNH TẢ
Nghe - viết: Trong lời mẹ hát
Luyện tập viết hoa
I. MỤC TIÊU:
- Nghe-viết đúng chính tả bài Trong lời mẹ hát.
- Luyện tập viết hoa tên các cơ quan, tổ chức
- Giáo dục HS tính cẩn thận,viết chữ đẹp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
TÊN ĐỒ DÙNG MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG
+ GV : Bảng phụ - Chép bài tập 2
6
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1.Kiểm tra bài cũ :
-Gọi 2 HS lên bảng viết : Trường Tiểu học Bế
Văn Đàn, Công ti Dầu khí Biển Đông , Nhà
xuất bản Giáo dục .
-GV nhận xét

2. Bài mới :
a. Giới thiệu bài-ghi đề :
b. Hướng dẫn HS nghe – viết :
-GV đọc bài thơ “Trong lời mẹ hát “ .
-Hỏi : Nội dung bài chính tả là gì ?
-Hướng dẫn HS viết đúng những từ HS dễ viết
sai : ngọt ngào , chòng chành , nôn nao, lời ru
-GV đọc bài chính tả cho HS viết .
-GV đọc toàn bài cho HS soát lỗi .
- Cho HS đổi vở chéo nhau để soát lỗi.
-Chấm chữa bài :+GV chấm 7 bài của HS.
-GV rút ra nhận xét và nêu hướng khắc phục
lỗi chính tả cho cả lớp .
b. Hướng dẫn HS làm bài tập :
* Bài tập 2 :
-1 HS đọc nội dung bài tập 2 , đọc chú giải.
-GV cho cả lớp đọc thầm đoạn văn: Đoạn văn
nói lên điều gì ?
-GV cho 1 HS đọc tên các cơ quan , tổ chức có
trong đoạn văn Công ước về quyền trẻ em .
-GV mời 1 HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ
về cách viết hoa tên các cơ quan , tổ chức , đơn
vị .
-GV treo bảng phụ đã viết nội dung ghi nhớ
cho HS đọc.
-GV cho HS chép lại vào vở tên các cơ quan ,
tổ chức , đơn vị và nhận xét cách viết hoa
-GV phát phiếu khổ to cho 3 HS làm BT .
-GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng .
Liên hợp quốc

Ủy ban /Nhân quyền / Liên hợp quốc
Tổ chức/ Nhi đồng /Liên hợp quốc
2 HS lên bảng viết : Trường Tiểu học
Bế Văn Đàn, Công ti Dầu khí Biển
Đông , Nhà xuất bản Giáo dục . ( Cả
lớp viết nháp)

-HS lắng nghe.
-HS theo dõi SGK và lắng nghe.
-Ca ngợi lời hát , lời ru của mẹ .Có ý
nghĩa rất quan trọng đối với cuộc đời
đứa trẻ .
-HS viết từ khó trên giấy nháp.
-HS viết bài chính tả.
-HS soát lỗi ,2 HS ngồi gần nhau đổi vở
chéo nhau để soát lỗi
-HS lắng nghe.
-1 HS đọc bài tập 2 , đọc chú giải SGK
-HS đọc thầm đoạn văn : Công ước về
quyền trẻ em .
-HS thảo luận ,trả lời.
- Liên hợp quốc, Ủy ban Nhân quyền
Liên hợp quốc, Tổ chức Nhi đồng Liên
hợp quốc, Tổ chức Lao động quốc tế,
Tổ chức Quốc tế về bảo vệ trẻ em, Liên
minh Quốc tế Cứu trợ trẻ em, Tổ chức
Ân xá Quốc tế, Tổ chức Cứu trợ trẻ em
của Thụy Điển, Đại hội đồng Liên hợp
Quốc
- Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị được viết

hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo
thành tên đó.
-HS nhắc lại.
-Lớp theo dõi trên bảng phụ .
-1 HS chép lại vào vở tên các cơ quan ,
tổ chức , đơn vị và nhận xét cách viết
hoa .
-03HS làm bài tập vào vở và sau đó dán
kết quả trên bảng .
-Lớp nhận xét , bổ sung .
7
Tổ chức/ Lao động / Quốc tế
Tổ chức/ Quốc tế /về bảo vệ trẻ em
Liên minh /Quốc tế / Cứu trợ trẻ em
Tổ chức / Ân xá/ Quốc tế
Tổ chức/ Cứu trợ trẻ em/ của Thụy Điển
Đại hội đồng / Liên hợp Quốc
* Chú ý: các từ về (dòng 4) và từ của ( dòng 7)
tuy đứng đầu một bộ phận nhưng không viết
hoa vì chúng là quan hệ từ.
3. Củng cố dặn dò :
- Nêu quy tắc viết tên các cơ quan , tổ chức ,
đơn vị trong đoạn văn Công ước về quyền trẻ
em .
-Chuẩn bị bài : Sang năm em lên bảy.
-HS lắng nghe.
_____________________________________________
Tiết 3: NGOẠI NGỮ
Giáo viên chuyên dạy
______________________________________________

Ngày 22/ 4/ 2014
Thứ ba ngày 29 tháng 4 năm 2014
( Dạy bài ngày thứ năm tuần 33)
Tiết 1: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
MRVT: Quyền và bổn phận
I. MỤC TIÊU:
- Mở rộng , hệ thống hoá vốn từ về quyền và bổn phận của con người nói chung và
thiếu nhi nói riêng.
- Biết viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về nhân vật út Vịnh về bổn phận của trẻ em
thực hiện an toàn giao thông.
- GD HS tự giác thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
TÊN ĐỒ DÙNG MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG
+ GV : -Bảng phụ - Viết nội dung cần nhớ về dấu ngoặc kép.
III- HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1.Kiểm tra bài cũ :Chữa BT 3 tiết trước
2. Bài mới : a. Giới thiệu bài:Nêu mục đích, yêu cầu tiết học
b. Nội dung
*Bài 1 :-GV Hướng dẫn HS làm BT 1
-Mời HS nhắc lại 2 tác dụng của dấu
ngoặc kép . GV gắn bảng phụ đã viết nội
dung ghi nhớ .
-Nhắc HS : Đoạn văn đã có những chỗ phải
điền dấu ngoặc kép để đánh dấu lời nói trực
tiếp . Để làm đúng bài tập , các em phải đọc
kĩ đề , phát hiện chỗ nào để điền cho đúng .
-GV nhận xét , chốt lời giải đúng .
-HS đọc nội dung BT1 .
-Nhăc lại tác dụng trên bảng .
Dấu ngoặc kép thường được dùng để dẫn

lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc của một
người nào đó. Nếu lời nói trực tiếp là một
câu chọn vẹn hay một đoạn văn thì trước
dấu ngoặc kép ta phải thêm dấu hai chấm.
8
Tốt- tô chan rất yêu quý thầy hiệu trưởng.
Em mơ ước Em nghĩ: “ Phải nói ngay
điều này để thầy biết.” Thế là, trưa ấy, sau
buổi học, em ra vẻ người lớn: “ Thưa
thầy, sau này lớn lên, em muốn làm nghề
dạy học. Em sẽ dạy học ở trường này.”
- Dấu ngoặc kép ( thứ nhất) đánh dấu ý
nghĩ của nhân vật
- Dấu ngoặc kép (thứ hai) đánh dấu lời
nói của nhân vật.
GV giải thích: Ý nghĩ và lời nói trực tiếp
của Tốt- tô – chan là những câu chọn vẹn
nên trước dấu ngoặc kép có dấu hai chấm.
*Bài 2 :
-GV Hướng dẫn HS làm BT2.
-Nhắc HS chú ý : Đoạn văn đã cho có
những từ được dùng với ý nghĩa đặc biệt
nhưng chưa đặt trong dấu ngoặc kép .
Nhiệm vụ của các em là đọc kĩ và phát
hiện để làm bài .
-GV nhận xét , chốt lời giải đúng .
Lớp chúng tôi tổ chức cuộc bình chọn “
Người giàu có nhất”. Đoạt danh hiệu trong
cuộc thi này là cậu Long, bạn thân nhất
của tôi. Cậu ta có cả một “ gia tài” khổng

lồ về sách các loại: sách bách khoa tri thức
học sinh, từ điển tiếng Anh, sách bài tập
Toán và tiếng Việt, sách dạy chơi cờ vua,
sách dạy tập y- ô- ga, sách dạy chơi đàn
ooc,
*Bài 3 :
-GV Hướng dẫn HS làm BT3.
-Nhắc HS : Để viết đoạn văn đúng yêu cầu
,dùng dấu ngoặc kép đúng : Khi thuật lại
một phần cuộc họp của tổ , các em phải
dẫn lời nói trực tiếp của các thành viên
trong tổ , dùng những từ ngữ có ý nghĩa
đặc biệt .
-GV phát bảng nhóm và phiếu cho HS .
-Nhận xét , chấm điểm cho HS .
3.Củng cố , dặn dò
- Nêu tác dụng của dấu ngoặc kép.
Mở rộng vốn từ : Quyền và bổn phận .
-HS lắng nghe và điền đúng .
-Lên bảng dán phiếu và trình bày .
-Lớp nhận xét .
-HS đọc nội dung BT2 .
-Nhăc lại tác dụng của dấu ngoặc kép trên
bảng .
-HS thảo luận nhóm đôi điền đúng dấu
ngoặc kép
-Lên bảng dán phiếu và trình bày .
-Lớp nhận xét .
-HS đọc nội dung BT3.
HS theo dõi .

-Suy nghĩ và viết vào vở , HS làm phiếu lên
bảng dán phiếu , trình bày kết quả , nói rõ
tác dụng của dấu ngoặc kép .
-Lớp nhận xét .
-HS nêu .
9
-HS lắng nghe .
_______________________________________________

Tiết 2: TOÁN
Tiết 164:Một số dạng bài toán đã học
I. MỤC TIÊU
- Củng cố ôn tập, hệ thống một số bài toán đã học cho HS
- Rèn kĩ năng giải bài toán có lời văn ở lớp 5
- Giáo dục ý thức vận dụng kiến thức thực tế vào toán học
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
TÊN ĐỒ DÙNG MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG
+ GV : Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1.Kiểm tra bài cũ
Gọi HS nêu cách tính diện tích, thể tích hình
hộp chữ nhật và hình lập phương.
- Gọi 1 HS làm lại bài tập 2 .
- Nhận xét,sửa chữa .
2. Bài mới : a. Giới thiệu bài –ghi đề
b. Hướng dẫn ôn tập:
- HS thảo luận nhóm đôi kể tên các dạng bài
toán đã học.
- Lần lượt gọi đại diện các nhóm trình bày,
bổ sung.

-GV treo bảng phụ ghi các dạng toán.
-Gọi 1 HS nhắc lại toàn bộ các dạng toán đã
học, nêu cách giải bài toán về tỉ số phần
trăm; về chuyển động đều, bài toán tính chu
vi, diện tích, thể tích
Bài 1: Gọi 1 HS đọc đề bài.
-Hướng dẫn HS giải bằng hệ thống câu hỏi.
- Bài toán hỏi gì? ( trung bình mỗi giờ người
đó đi được bao nhiêu ki- lô- mét?)
-Bài toán cho biết gì? ( người đi xe đạp
trong 3 giờ , giờ thư nhất đi được 12 km, giờ
thứ hai đi được 18 km, giờ thứ ba đi được
bằng nửa quãng đường đi trong hai giờ đầu)
- Muốn tìm trung bình một giờ người đó đi
được bao nhiêu km ta cần biết gi? ( biết tổng
quãng đường trong 3 giờ )
-Tìm quãng đường giờ thứ 3 ta làm thế nào? (
lấy tổng quãng đường giờ thứ nhất với giờ
thứ hai rồi chia cho 2)
- 1 HS nêu.
- 1 HS làm bài
- HS nghe .
HS thảo luận nêu:
- Tìm số trung bình cộng.
- Tìm hai số biết tổng và hiệu hai số đo.
- Tìm hai số biết tổng và tỉ số của hai
số đó. Bài toán liên quan đến rút về đơn
vị, Bài toán về tỉ số phần trăm, Bài toán
về chuênr động đều, Bài toán có nội
dung hình học.

-HS nhắc lại.
-HS đọc đề.
-Trả lời.
-HS làm bài.
Bài giải:
Quãng đường người đi xe đạp đi trong
giờ thứ ba là:
(12 + 18) : 2 = 15 (km)
Trung bình mỗi giờ người đó đi được
quãng đường là:
(12 + 18 + 15) : 3 = 15 (km)
Đáp số: 15 km.
- HS nhận xét.
10
-HS dưới lớp làm bài bảng con
-Gọi 1 HS lên bảng làm bài.
Đây là dạng toán gì? ( tìm trung bình cộng
của nhiều số)
Muốn tìm trung bình cộng của nhiều số ta
làm thế nào? ( Bước 1: Tìm tổng nhiều số,
bước 2: lấy tổng đó chia cho số các số hạng)
+ GV xác nhận kết quả.
Bài 2: HS đọc đề bài và tóm tắt.
- Gọi 1 HS lên bảng làm bài, dưới lớp làm bài
vào vở.
- Gọi HS nhận xét.
- Gọi HS nhắc lại cách giải tìm hai số khi biết
tổng và hiệu của hai số đó.
- GV đánh giá, chữa bài.
Bài 3: GV đưa bài tập ( bảng phụ)

Yêu cầu hS đọc đề
- GV gợi ý: Bài toán này là dạng toán về
quan hệ tỉ lệ. Có thể giải bằng cách rút về
đơn vị
- GV dùng câu hỏi gợi ý hS cách làm
- GV cho HS làm vở
- GV thu chấm nhận xét.
3.Củng cố, dặn dò :
- Gọi HS nhắc lại : cách giải bài toán tìm số
trung bình cộng.
+ Nêu cách giải bài toán tìm hai số khi biết
tổng và hiệu của hai số.
- Nhận xét tiết học .
- HS thực hiện.
- HS làm bài.
Bài giải:
Nửa chu vi hình chữ nhật ( tổng của
chiều dài và chiều rộng )là:
120 : 6 = 60 (m)
Hiệu của chiều dài và chiều rộng là 10
Chiều dài:

Chiều rộng: 60 m
Chiều dài mảnh đất hình chữ nhật là:
( 60 + 10) : 2= 35 (m)
Chiều rộng mảnh đất hình chữ nhật là:
35- 20 = 25 (m)
Diện tích mảnh đất hình chữ nhật là:
35 x 25 = 875 ( m
2

)
Đáp số: 875 m
2
- HS đọc xác định yêu cầu bài tập 3
- HS làm vở
- 1 hS chữa bài
Bài giải
1 cm
3
kim loại cân lặn là:
22,4 : 3,2 = 7 ( g)
4,5 cm
3
kim loại cân nặng là:
7 x 4,5 = 31,5 ( g)
Đáp số : 31, 5 g
- 2 HS nêu.
_______________________________________________
Tiết 3: KHOA HỌC
Tác động của con người với môi trường đất
I. MỤC TIÊU :
- Nhận biết nguyên nhân đất trồng bị suy thoái.
- Nêu một số nguyên nhân dẫn đến việc đất trồng ngày càng bị thu hẹp và suy thoái
11
-Giáo dục HS biết quý trọng đất đai.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
TÊN ĐỒ DÙNG MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG
+ GV : Hình vẽ trong SGK trang 136, 137 - HĐ1
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
1.Kiểm tra bài cũ

- Câu hỏi: Em hãy nêu hậu quả của việc phá
rừng.
- GV nhận xét, đánh giá
3. Bài mới
 Hoạt động 1: Làm việc với SGK
- Yêu cầu các nhóm quan sát các hình trang
136/ SGK và trả lời các câu hỏi:
Hình 1 và 2 cho biết con người sử dụng đất
vào việc gì?
+ Nêu một số ví dụ về sự thay đổi nhu cầu sử
dụng diện tích đất.
+ Giải thích nguyên nhân dẫn đến sự thay
đổi nhu cầu sử dụng đất?
- GV kết luận:Vì đân số tăng nhạnh nên phần
đất trồng thu hẹp lại nhường chỗ cho đất xây
nhà của người dân.
 Hoạt động 2: Thảo luận và liên hệ thực
tế
- Yêu cầu HS thảo luận về:
+ Người nông dân ở địa phương bạn đã làm
gì để tăng năng suất cây trồng?
+ Tác hại của việc sử dụng phân bón hóa
học, thuốc trừ sâu…
+ Tác hại của rác thải với môi trường đất
- GV kết luận: Việc sử dụng những chất hoá
học làm cho môi trường đất bị ô nhiễm, suy
thoái.Việc xử lí rác thải không hợp vệ sinh
gây nhiễm bẩn môi trường đất.
3. Củng cố - dặn dò
- Người dân cần làm gì để cải tạo môi trường

đất ?
- Chuẩn bị: “Tác động của con người đến
môi trường không khí và nước”.
2 HS trả lời
- Lớp nhận xét
- Nhóm quan sát các tranh thảo luận nội
dung, ý nghĩa từng tranh kết hợp trả lời
các câu hỏi.
- Các nhóm khác bổ sung
- Hình 1 và 2: con người sử dụng đất để
làm ruộng, ngày nay phần đồng ruộng
hai bên bờ sông được sử dụng làm đất
ở, nhà cửa mọc lên san sát.
+ Nguyên nhân chính dẫn đến diện tích
đất trồng bị thu hẹp là do dân số tăng
nhanh, cần nhiều diện tích đất ở hơn.
Nhu cầu lập khu công nghiệp, nhu cầu
độ thị hoá, cần phải mở thêm trường
học, mở rộng giao thông, đường phố
- Bón phân, đạm, thuốc trừ sâu để diệt
sâu bọ, thuốc cỏ để diệt cỏ
- Dùng nhiều phân bón hóa học làm ô
nhiễm môi trường đất.
- HS nhắc lại nội dung chính của bài
_______________________________________________
12
Tiết 4: ÂM NHẠC
Giáo viên chuyên dạy
__________________________________________________
Tiết 5: HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ

Bài 12: Tinh thần hợp tác
I. MỤC TIÊU:
Bài học giúp các em:
- Tạo thói quen hỗ trợ người khác.
- Nhận thức được tầm quan trọng của sức mạnh đồng đội.
- GD ý thức hợp tác với những người xung quanh.
II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
HĐ 1: HỖ TRỢ ĐỒNG ĐỘI
a) Giá trị của sự hỗ trợ:
- YC thảo luận: Khi làm cùng người khác một công việc
nào đó hoặc được người khác hỗ trợ sẽ giúp em điều gì ?
- Gọi lần lượt đại diện các nhóm trả lời.
- Nhận xét và chốt ý kiến thích hợp nhất.
- YC làm bài tập trong Vở thực hành, tr 71.
1. Em kể tên các công việc mình thường làm với (bố em,
mẹ em, anh/chị/em, bạn thân ?
2. Kể một kỷ niệm mà em nhớ nhất về sự giúp đỡ của
người khác dành cho em ?
3. Khi làm việc cùng người khác hoặc được người khác hỗ
trợ, em thấy công việc đó được thực hiện ntn ?
4. Khi làm việc cùng người khác hoặc được người khác hỗ
trợ, em cảm thấy ntn ?
- Gọi lần lượt trả lời.
- Nhận xét-bổ sung.
** TÌNH HUỐNG.
- YC đọc thầm tình huống và trả lời câu hỏi: Tuấn có thể
làm gì để hỗ trợ Nam đây ?Em hãy gợi ý cho Tuấn.
- Gọi HS đọc to tình huống; HS khác đọc câu hỏi.
- Gọi lần lượt trả lời.
- Nhận xét và chốt.

- Rút ra bài học.
b) Cách hỗ trợ hiệu quả
** TÌNH HUỐNG.
- YC đọc thầm tình huống và trả lời câu hỏi: Theo em,
Tuấn hỗ trợ Nam như vậy có được không ? Em khuyên
Tuấn ntn ?
- Gọi HS đọc to tình huống; HS khác đọc câu hỏi.
- Gọi lần lượt trả lời.
- Nhận xét và chốt.
- YC làm bài tập trong Vở thực hành, tr 72-72.
- Nhóm 4
- Đại diện nhóm trả lời;
nhóm khác nhận xét, bổ
sung.
- Tự làm cá nhân.
- Lần lượt nêu.
- Hoạt động cá nhân.
- 2HS thực hiện.
- Trả lời.
- Nhận xét và bổ sung.
- 2-3 HS đọc trước lớp; HS
còn lại đọc thầm.
- Hoạt động cá nhân.
- 2HS thực hiện.
- Trả lời.
- Nhận xét và bổ sung.
13
1. Cách hỗ trợ bạn mà em cho là phù hợp ?
2. Lợi ích khi em hỗ trợ người khác là gì ?
3. Hành động nào em cho là cách hỗ trợ hiệu quả ?

- Gọi lần lượt trả lời.
- Nhận xét-bổ sung.
-Rút ra bài học.
- Tự làm cá nhân.
- Lần lượt nêu.
- 2 HS đọc trong Vở thực
hành.
HĐ 2: SỨC MẠNH ĐỒNG ĐỘI
** TÌNH HUỐNG.
- YC đọc thầm tình huống ( Tr. 73) và trả lời câu hỏi: Giải
pháp của em là gì ?
Em hiểu câu tục ngữ “Một cây làm chẳng nên non / Ba cây
chụm lại nên hòn núi cao” như thế nào ?
- Gọi HS đọc to tình huống; HS khác đọc câu hỏi.
- Gọi lần lượt trả lời.
- Nhận xét và chốt.
- YC thảo luận: Vì sao 3 cành cây được nói đến ở tình
huống trên đứng được ?
- YC làm bài tập trong Vở thực hành, tr 74.
1. Em nhận xét gì về hình ảnh 3 cành cây ?
2. Vì sao 3 cành cây đó đứng được ?
3. Từ hình ảnh 3 cành cây, em nhận thấy để mọi người hợp
tác với nhau cần yếu tố gì ?
- Gọi lần lượt trả lời.
- Nhận xét-bổ sung.
- Rút ra bài học.
HĐ 3: LUYỆN TẬP
a) Em kể tên các công việc của mình cùng làm với người
khác trong ngày hôm nay ? Công việc đó là gì ?
b) Em cùng thành viên trong gia đình làm một sản phẩm để

trưng bày tại lớp ? Sản phẩm của gia đình em là gì ? Em đã
cùng làm với ai ?
* Củng cố dặn dò:
- Tại sao cần phải có tinh thần hợp tác ?
- Chuẩn bị tiết sau bài 13: Kĩ năng phân công ở nhà (Tiết
1).
- Hoạt động cá nhân.
- 2HS thực hiện.
- Trả lời.
- Nhận xét và bổ sung.
- N4.
- Đại diện nhóm trả lời;
nhóm khác nhận xét, bổ
sung.
- Tự làm cá nhân.
- Lần lượt nêu.
- 2 HS đọc trong Vở thực
hành.
- HS thực hành theo yêu
cầu.
- Tự làm cá nhân.
________________________________________________
Tiết 6: KỂ CHUYỆN
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
I. MỤC TIÊU
- HS biết kể tự nhiên , bằng lời của mình một câu chuyện đã nghe hay đã đọc nói về
việc gia đình , nhà trường và xã hội chăm sóc , giáo dục trẻ em hoặc trẻ em thực hiện
bổn phận với gia đình , nhà trường và xã hội.
14
-Hiểu câu chuyện , biết trao đổi được với các bạn về ND , ý nghĩa câu chuyện . Chăm

chú nghe bạn kể , nhận xét đúng lời kể của bạn .
- Giáo dục HS giúp đỡ gia đình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
TÊN ĐỒ DÙNG MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG
+ GV: Tranh ảnh về cha mẹ, thầy cô giáo, người lớn
chăm sóc trẻ em; tranh ảnh trẻ em giúp đỡ cha mẹ việc nhà ,
trẻ em chăm chỉ học tập …I
III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC :
1.Kiểm tra bài cũ :
Hai HS tiếp nối nhau kể lại câu chuyện Nhà vô
địch, nêu ý nghĩa câu chuyện .
-GV cùng cả lớp nhận xét
2. Bài mới :
a. Giới thiệu bài-ghi đề :
b.Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài :
-Cho 1 HS đọc đề bài .
-Hỏi : Nêu yêu cầu của đề bài .
-GV gạch dưới những chữ :Kể 1 câu chuyện em
đã nghe, đã đọc , gia đình , nhà trường và xã
hội chăm sóc , giáo dục trẻ em , trẻ em thực
hiện bổn phận .
-GV lưu ý HS : Xác định 2 hướng kể chuyện :
+KC về gia đình , nhà trường , xã hội chăm
sóc , giáo dục trẻ em .
+KC về trẻ em thực hiện bổn phận với gia
đình ,nhà trường , xã hội .
-4 HS tiếp nối nhau đọc các gợi ý 1,2,3 ,4
SGK .
-GV nhắc HS : Các em nên kể các câu chuyện
đã nghe , đã đọc ở ngoài nhà trường theo gợi ý

2.
-Cho 1 số HS nêu câu chuyện mà mình sẽ kể .
c.HS thực hành kể chuyện và trao đổi ý
nghĩa câu chuyện :
-Cho HS kể chuyện theo nhóm đôi , cùng thảo
luận về ý nghĩa của câu chuyện .
-Cho HS thi kể chuyện trước lớp .
-GV nhận xét và tuyên dương những HS kể hay
, nêu đúng ý nghĩa câu chuyện .
3.Củng cố dặn dò:
Nêu ý nghĩa câu chuyện em vừa kể.
- Đọc trước đề bài và gợi ý của tiết kể chuyện
được chứng kiến hoặc tham gia tuần 34.
-GV nhận xét tiết học.
-2 HS kể lại câu chuyện Nhà vô
địch, nêu ý nghĩa câu chuyện .
-HS lắng nghe.
-HS đọc đề bài.
-HS nêu yêu cầu của đề bài.
-HS lắng nghe, theo dõi trên
bảng .
-HS lắng nghe .
-4 HS tiếp nối nhau đọc các gợi ý
1.2.3,4
-HS lắng nghe .
-HS nêu câu chuyện kể .
-Trong nhóm kể chuyện cho
nhau nghe và trao đổi ý nghĩa
câu chuyện
-Đại diện nhóm thi kể chuyện .

-HS lắng nghe.
15
___________________________________________
Tiết 7: SINH HOẠT
Kiểm điểm hoạt động trong tuần .
I. MỤC TIÊU:
- HS thấy được ưu, khuyết điểm của mình và của bạn trong tuần qua từ đó có hướng
phấn đấu.
- HS nghe phần 1 câu chuyện đạo đức : " Không nên để nhiều người vất vả" Biết ý
nghĩa câu chuyện giáo dục chúng ta biết quan tâm đến người khác.
- GD ý thức yêu đồng loại, biết nghĩ đến người khác.
II- NỘI DUNG
1. Đánh giá nhận xét:
* Ưu điểm: * Nhược điểm:
a. Học tập: a. Học tập
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
b. Đoàn đội: b. Đoàn đội:
……………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………….
c. Lao động vệ sinh: c. Lao động vệ sinh:
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………….
2. Kể chuyện ; Không nên làm nhiều người vất vả ( Trang 28) ( Kể chuyện đạo đức Bác
Hồ)
Thấy trời mưa to các chú bộ đội định làm gì? - Mang cơm sang nhà sàn cho Bác
Bác nói với các chú bộ đội điều gì? - Bác đi được đến nhà ăn chẳng vất vả gì
không nên để nhiều người vất vả vì mình
KL: Câu truyện khuyên chúng ta không nên làm phiền người khác nếu mình có thể khắc

phục được.
2. Phương hướng tuần tới:
- Tiếp tục ổn định nề nếp, tích cực học tập, rèn chữ viết đẹp.
- Tiếp tục phụ đạo HS yếu, bối dưỡng HS giỏi.
- Duy trì nề nếp đoàn đội tốt
- Tích cực lao động, vệ sinh đúng lịch, sạch sẽ
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ , đầu tóc gọn gàng phòng bệnh theo mùa ( bệnh sởi)
_______________________________________________
Thứ tư , thứ năm, thứ sáu nghỉ lễ 30/ 4 ; 1/ 5
________________________________________________
16

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×