Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Đề xuất các giải pháp định hướng việc làm cho sinh viên khối báo chí truyền thông ở học viện báo chí và tuyên truyền hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.82 KB, 6 trang )

Đề xuất các giải pháp định hướng việc làm cho sinh viên khối Báo chí Truyền
thơng ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay
Đào Thị Hồng Ngọc
Bí thư chi đồn, Phó Bí thư Liên chi đồn khoa Xuất bản;
Học viện Báo chí và Tun truyền.
Tóm tắt: Cuộc cách mạng cơng nghệ 4.0 có những tác động mạnh mẽ đến nền báo
chí truyền thơng Việt Nam, đặt ra nhiều cơ hội và thách thức cho vấn đề giải quyết
việc làm cho sinh viên ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Để giải quyết tốt vấn đề
việc làm cho sinh viên khối báo chí truyền thơng cần phải có sự phối hợp từ cả sinh
viên, Học viện và các cơ quan báo chí truyền thơng.
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển nhanh chóng và bùng nổ của
cuộc cách mạng cơng nghệ 4.0, lồi người cũng bước sang kỷ nguyên mới của xã hội
công nghiệp thông tin, xã hội tri thức và xã hội học tập. Cuộc cách mạng cơng nghệ
4.0 có những tác động mạnh mẽ đến nền báo chí Việt Nam như: tạo ra cuộc cách
mạng và sự khuếch tán công nghệ trong nền báo chí truyền thơng; sự biến đổi nghề
nghiệp, nhất là lĩnh vực thông tin - truyền thông; sự biến đổi các dịng chảy trong “xã
hội thơng tin”,… Về vấn đề việc làm, theo tổ chức lao động quốc tế (ILO), hiện nay
thời đại số hóa đã khiến cho thị trường nghề nghiệp trong ngành truyền thơng có sự
dịch chuyển: nhiều cơ hội việc làm mới cho ngành báo nhưng cũng không ít công việc
trong ngành truyền thông in ấn đang giảm rõ rệt; lượng truy cập báo online tăng lên;
số lượng nhà báo tự do cũng gia tăng làm cân bằng với lượng nhà báo toàn thời gian
làm việc tại các tịa soạn; u cầu đối với sản phẩm báo chí truyền thơng được nâng
lên, địi hỏi tính đa phương tiện, đa nền tảng;…
Học viện Báo chí và Tuyên truyền là đơn vị đào tạo báo chí truyền thơng sớm
nhất tồn quốc, từ đó đến nay Học viện vẫn ln giữ vững vị thế là cơ sở đào tạo báo
chí truyền thông hàng đầu ở Việt Nam. Những năm gần đây, Học viện đều đặn tuyển
sinh khoảng gần 1000 chỉ tiêu cho khối ngành báo chí truyền thơng. Điều này đồng
nghĩa với việc, mỗi năm sẽ có gần 1000 cử nhân báo chí truyền thơng cần tìm kiếm


việc làm. Đứng trước những đòi hỏi của thực tế xã hội, vấn đề việc làm cho sinh viên


khối báo chí truyền thơng sau khi tốt nghiệp ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền ngày
càng trở nên quan trọng và trở thành một vấn đề cần được quan tâm.
Đối với sinh viên, để tìm kiếm việc làm ngành báo chí truyền thơng, sinh viên
cần phải đóng vai trị chủ động và tích cực trong suốt q trình học tập tại trường.
Năng lực của sinh viên là yếu tố quyết định trong sự thành cơng tìm kiếm việc làm.
Muốn vậy:
Thứ nhất, sinh viên cần phải có tinh thần lập thân, lập nghiệp, cần phải xác định
đúng đắn mục tiêu nghề nghiệp và tập trung vào mục tiêu đó trong suốt q trình học
tập. Thị trường việc làm ngành báo chí truyền thông hiện nay vô cùng phong phú;
công tác đào tạo báo chí truyền thơng tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền do đó
cũng có rất nhiều chuyên ngành, khóa bồi dưỡng nghiệp vụ, hội thảo,... mở ra nhiều cơ
hội cho sinh viên lựa chọn. Sinh viên cần phải lựa chọn ngành học và định hướng
nghề nghiệp phù hợp với sở thích và năng lực của bản thân, đồng thời đáp ứng được
nhu cầu của xã hội. Việc chọn đúng ngành học khơng chỉ giúp sinh viên hào hứng,
tích cực hơn trong thời gian học mà còn giúp người học cảm thấy hạnh phúc trong mỗi
ngày làm việc sau này.
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng quan niệm đạo đức là nền tảng và là sức mạnh của
người cách mạng. Trên mặt trận báo chí, nhà báo chính là chiến sĩ cách mạng, cây bút,
trang giấy là vũ khí sắc bén của họ, bài báo là tờ lịch cách mạng… Mỗi sinh viên khi
theo học ngành báo chí truyền thơng trước hết cần hiểu rõ tầm quan trọng của báo chí
truyền thơng; xác định rõ những u cầu và khuynh hướng phát triển của ngành nghề
này; từ đó có thái độ chủ động, tích cực trong q trình tiếp cận tri thức, ln ln trau
dồi bản lĩnh, ý chí cách mạng vững vàng, khả năng tư duy lý luận đúng đắn, cách thức
ứng xử chuẩn mực về pháp luật và đạo đức nghề nghiệp. Chính tinh thần này sẽ tạo
nên sự khác biệt, là điều kiện tiên quyết khi các sinh viên tốt nghiệp và phải cạnh tranh
với nhau khi tìm kiếm việc làm.
Thứ hai, sinh viên muốn thành cơng tìm kiếm việc làm ngành báo chí truyền
thơng lẽ dĩ nhiên cần phải có q trình học tập chun ngành một cách nghiêm túc và



có được những kết quả tích cực. Tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, sinh viên theo
học ngành báo chí truyền thơng cần theo học đầy đủ 4 năm đối với hệ đào tạo đại học
chính quy, hồn thành hơn 130 tín chỉ tùy theo từng chuyên ngành cụ thể, hoàn thành
1 học phần kiến tập năm ba và 1 học phần thực tập ở năm thứ tư,... Trong mỗi học
phần, sinh viên cần tuân thủ đầy đủ những quy định về quy chế mơn học, ln ln
tích cực, chủ động trong quá trình tiếp cận kiến thức lý thuyết và hoàn thành tốt những
bài tập vận dụng, thực hành. Bên cạnh đó, sinh viên các ngành khác, trường khác cũng
có cơ hội được đăng ký tham gia các khóa bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí truyền thơng
của Học viện được tổ chức từ 2-3 đợt/năm học. Như vậy, cơ hội mở ra cho sinh viên
được học những kiến thức cơ bản của lĩnh vực báo chí truyền thơng là rất nhiều. Tuy
nhiên, đại học là quá trình tự học; người giảng viên là người hướng dẫn, hỗ trợ sinh
viên trong q trình học tập; sinh viên mới chính là chủ thể của quá trình học tập và
quyết định kết quả của quá trình học tập. Vì vậy, bên cạnh việc học tập nghiêm túc
trên giảng đường, sinh viên cần phải ln ln chủ động, tự giác tìm hiểu, học tập;
tham gia nghiên cứu đề tài khoa học sinh viên; tham gia các cuộc thi về báo chí,
truyền thơng; tìm kiếm những cơ hội được tiếp xúc và trải nghiệm ngành nghề tại các
CLB, tịa soạn, cơng ty, agency,… Đây sẽ là những trải nghiệm thực tế quý báu, giúp
sinh viên vận dụng sáng tạo vào quá trình học tập trên lớp, tích lũy kinh nghiệp để
nhanh chóng bắt nhịp với công việc sau khi tốt nghiệp đại học.
Thứ ba, ngoài việc học kiến thức và kỹ năng chuyên mơn tại giảng đường, sinh
viên theo học ngành báo chí truyền thông cũng cần được tăng cường thêm năng lực về
một số mặt: ngoại ngữ, kỹ năng mềm, phong cách làm việc chun nghiệp,… Trong
bối cảnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế như hiện nay, ngoại ngữ
và tin học có vai trị vơ cùng quan trọng trong tất cả mọi lĩnh vực hoạt động, kể cả báo
chí truyền thơng. Báo chí truyền thơng Việt Nam đang ngày càng tích cực, chủ động
tham gia vào các hoạt động của báo chí khu vực và thế giới, Hội Nhà báo Việt Nam là
thành viên của Tổ chức quốc tế các nhà báo (OIJ), Liên đồn báo chí ASEAN (CAJ).
Hội và các cơ quan báo chí Việt Nam cũng đẩy mạnh quan hệ ngoại giao, hợp tác với
các tổ chức, cơ quan báo chí trên khắp thế giới; Đài THVN, TTXVN,… đều có phóng



viên thường trú ở hơn 30 nước trên thế giới;… Internet vạn vật cũng mở ra yêu cầu
chuyển đổi số mạnh mẽ đối với ngành báo chí truyền thơng, hiện nay hầu hết các cơ
quan báo chí truyền thơng đều có trang web, kênh mạng xã hội,… để nhanh chóng
truyền tải thơng tin đến với độc giả, đón nhận và phản hồi lại nhanh chóng những
tương tác của độc giả,… Có thể thấy, sinh viên muốn có được cơ hội việc làm sau khi
tốt nghiệp nhất định cần phải có: khả năng ngoại ngữ, cơ bản nhất là tiếng Anh; thành
thạo cơ bản kỹ năng tin học văn phòng; kỹ năng mềm như thuyết trình, làm việc
nhóm;…
Đối với Học viện Báo chí và Tuyên truyền, giải quyết vấn đề việc làm cho
sinh viên sau khi tốt nghiệp chính là đánh giá được hiệu quả của công tác đào tạo.
Chất lượng đào tạo là yếu tố quan trọng trong việc hình thành năng lực làm việc của
sinh viên nhằm đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và xã hội. Để nâng cao chất lượng
đào tạo, Học viện cần tập trung vào các hoạt động:
Thứ nhất, Học viện cần chú trọng đến hoạt động đào tạo, cụ thể: quan tâm đến
việc phát triển đội ngũ giảng dạy, cơ sở vật chất và chương trình đào tạo.
Học viện Báo chí và Tun truyền đã và đang thực hiện tốt công tác đào tạo
cũng như quan tâm chú trọng đến vấn đề việc làm của sinh viên. Mới đây, ngày
4/5/2021, Học viện đã chính thức được cấp phép tổ chức thi và cấp chứng chỉ theo
Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam và Chuẩn kỹ năng sử dụng công
nghệ thông tin theo Thông tư 03/2014/TT-BTTTT. Điều này đã khẳng định năng lực
đào tạo của đội ngũ giảng viên, thể hiện sự quan tâm, sát sao của nhà trường đối với
vấn đề chuẩn hóa đầu ra tin học, ngoại ngữ cho sinh viên. Học viện hiện cũng đang là
thanh viên của dự án “Khảo sát xu hướng làm việc của sinh viên Việt Nam sau tốt
nghiệp” (MOTIVE) do quỹ Eramus và Liên minh châu Âu tài trợ. Dự án đã lọt top
300 dự án tốt nhất trên thế giới, hướng tới mong muốn sẽ giải quyết được các thách
thức trong việc giải quyết việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.
Để tiếp tục làm tốt hơn nữa công tác đào tạo, đội ngũ giảng viên đào tạo báo chí
truyền thơng cần tiếp tục nâng cao trình độ chun mơn và nghiệp vụ sư phạm, xây
dựng giáo trình giảng dạy theo hướng đa phương tiện, liên tục đổi mới theo sự thay



đổi của công nghệ thông tin nhằm tạo ra sự hứng thú, thu hút sinh viên học tập, nghiên
cứu và nâng cao hiệu quả giảng dạy. Mở rộng và nâng cao cơ sở vật chất, cải tiến các
thiết bị giảng dạy, tạo điều kiện cho sinh viên được tiếp cận với công nghệ mới, hiện
đại đang được áp dụng trong thực tiễn. Có như vậy, sau khi ra trường các bạn mới trở
thành những người đi tiên phong trong công cuộc đổi mới ngành báo chí truyền thơng.
Bên cạnh việc chủ động cập nhật, cải tiến chương trình đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu
ngày càng cao của xã hội, Học viện cần định kỳ thực hiện kiểm định chất lượng
chương trình đào tạo. Việc kiểm định là cơ sở khách quan đánh giá chất lượng toàn bộ
hoạt động đào tạo của nhà trường.
Thứ hai, Học viện cần chú trọng và tiếp tục đẩy mạnh hoạt động liên kết, hợp
tác với các cơ quan báo chí truyền thơng. Quan hệ hợp tác giữa trường học và doanh
nghiệp cần được xây dựng trên nền tảng bình đẳng và có lợi cho hai bên nhằm góp
phần vào sự phát triển chung của xã hội. Trong việc hợp tác này, hiện nay mỗi năm
Học viện đều có kế hoạch tổ chức cho sinh viên đi thực tế, kiến tập, thực tập tại các cơ
quan báo chí truyền thơng nhằm giúp sinh viên có cơ hội được tiếp cận môi trường
làm việc thực tế, quan sát mơi trường và văn hóa làm việc tại công sở, thực hành nghề
nghiệp,… Học viện cũng thường xuyên tổ chức các buổi tọa đàm, hội thảo, mời các
báo cáo viên có trình độ và kinh nghiệm thực tiễn đến báo cáo chuyên đề, trao đổi và
chia sẻ với sinh viên rất nhiều những vấn đề thực tiễn trong lĩnh vực báo chí truyền
thơng. Ngược lại, các cơ quan báo chí truyền thơng cũng được cung cấp nguồn nhân
lực mới, được tiếp cận trước để đánh giá và lựa chọn những nhân lực có năng lực tốt,
đạo đức tốt ngay từ khi sinh viên chưa tốt nghiệp. Đồng thời các cơ quan báo chí
truyền thơng cũng sẽ là đơn vị đánh giá, phản hồi về năng lực của sinh viên, chất
lượng đào tạo của Học viện để từ đó nhà trường có những điều chỉnh phù hợp trong
cơng tác đào tạo đúng với nhu cầu cần thiết của các cơ quan và xã hội. Tiếp tục thực
hiện tốt công tác liên kết, mở rộng hơn nữa quy mô và phạm vi liên kết với các cơ
quan báo chí truyền thơng, Học viện hồn tồn có thể giải quyết tốt vấn đề việc làm
cho sinh viên sau khi tốt nghiệp trong thời gian tới.



Thứ ba, Học viện muốn giải quyết tốt vấn đề việc làm cho sinh viên cần luôn
luôn chủ động lắng nghe mong muốn, nguyện vọng, ý kiến của sinh viên. Hiểu được
sinh viên muốn gì, cần gì, sinh viên đánh giá như thế nào về chất lượng giảng dạy tại
Học viện sẽ giúp nhà trường đưa ra những giải pháp phù hợp. Nếu những ý kiến của
sinh viên là đúng đắn, cần thiết; sinh viên hồn tồn có thể trở thành nhân lực cùng
Học viện thay đổi, điều chỉnh và hợp lý hóa hoạt động đào tạo, giảng dạy, góp phần
nâng cao chất lượng đào tạo. Nếu nhận thấy sinh viên có những mong muốn, nguyện
vọng chưa phù hợp hoặc ý kiến của sinh viên đang đi sai hướng, Học viện cũng nhờ
vậy sẽ có các biện pháp nhằm phân tích, giảng giải cho sinh viên hiểu và điều hướng
sinh viên. Việc giải quyết vấn đề việc làm cho sinh viên chỉ có thể được thực hiện tốt
nếu Học viên thấu hiểu, có được sự chủ động, tích cực từ chủ thể của vấn đề là sinh
viên.
Đối với nhà tuyển dụng là các cơ quan báo chí truyền thơng: nhà tuyển dụng
sẽ đặt ra các yêu cầu về chuyên môn, đạo đức đối với sinh viên; đóng vai trị phản
biện, hỗ trợ Học viện trong việc xây dựng chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu
sử dụng lao động từ phía nhà tuyển dụng. Các nhà tuyển dụng muốn tìm kiếm được
những nhân lực tốt, vừa hồng vừa chuyên thì cần tích cực tạo mơi trường thuận lợi cho
sinh viên đến tham quan, thực tập; phối hợp cùng nhà trường tổ chức ngày hội việc
làm; cử các cán bộ có trình độ đến tham gia giảng dạy, nghiên cứu khoa học tại Học
viện; đặt hàng các nghiên cứu khoa học phục vụ giải quyết các vấn đề của các cơ quan
và xã hội,…
Nói tóm lại, hiện nay ngành báo chí truyền thơng tại Việt Nam đang phát triển
rất nhanh chóng và ln có những u cầu mới đối với chất lượng nguồn nhân lực. Để
giải quyết tốt vấn đề việc làm cho sinh viên khối báo chí truyền thơng ở Học viện Báo
chí và Tun truyền cần có sự phối hợp chặt chẽ từ cả sinh viên, Học viện và nhà
tuyển dụng. Giải quyết việc làm ở đây không đơn thuần chỉ là đảm bảo cho tất cả các
sinh viên ra trường đều có việc làm, mà cịn là phải tạo ra được một đội ngũ cán bộ
báo chí truyền thơng tồn diện, vừa có kỹ năng, nghiệp vụ tác nghiệp, vừa có tư tưởng

chính trị và đạo đức nghề nghiệp tốt, phục vụ xã hội và công cuộc xây dựng đất nước.



×