Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN LƯU CHUYỂN HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TYSẢN XUẤT BAO BÌ VÀ HÀNG XUẤT KHẨU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.25 KB, 23 trang )

Vũ Thị Thuý Hằng Kế toán 42a
MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN
LƯU CHUYỂN HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU TẠI CÔNG
TYSẢN XUẤT BAO BÌ VÀ HÀNG XUẤT KHẨU
1. Sự cần thiết phảI hoàn thiện kế toán lưu chuyển hàng hoá xuất khẩu.
Trong xu hướng toàn cầu hoá như hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đã,
đang và sẽ còn tiếp nhận sự đầu tư cũng như tham gia kinh doanh với nước
ngoài. Điều này là cần thiết đối với nước nhỏ đang phát triển như Việt Nam.
Khi tham gia vào thị trường Quốc tế, các doanh nghiệp đòi hỏi phải có
sự hiểu biết và trình độ mới có thể đáp ứng được đòi hỏi của quá trình hội
nhập. Bên cạnh chính sách quản lý xuất khẩu, các doanh nghiệp cần có đội
ngũ kế toán giỏi, năng động. Tuy nhiên, qua thực tế về các doanh nghiệp
trong nền kinh tế Việt Nam nói chung và của Công ty sản xuất bao bì và hàng
xuất khẩu nói riêng, ta có thể thấy rằng công tác kế toán còn rất nhiều thiếu
sót, đặc biệt trong các doanh nghiệp Nhà nước: trình độ xử lý các nghiệp vụ
chưa cao, chưa đảm bảo đúng với Chuẩn mực kế toán không những trong
hoạt động kinh doanh xuất khẩu mà ngay cả trong việc trong việc xử lý hàng
tồn kho, xác định kết quả tiêu thụ…
Như vậy, với sự yếu kém của kế toán cũng như đòi hỏi ngày càng cao
của kinh tế Thế giới, công tác kế toán cần có sự hoàn thiện để đảm bảo khi
tham gia vào thị trường Quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam không phải chịu
thiệt thòi . Đồng thời cũng đảm bảo xác định đúng đắn kết quả hoạt động kinh
tế của nền kinh tế quốc dân.
2. NHận xét và đánh giá chung
2.1.Về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty.
Sau 30 năm hình thành và phát triển, nhưng chỉ từ sau năm 1996, khi
đất nước ta chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp
sang nền kinh tế thị trường vận hành theo sự quản lý của Nhà nước, công ty
mới thực sự tạo ra được chỗ đứng trên thị trường.
Sau khi có sự đầu tư, sản phẩm của công ty có sự thay đổi đáng kinh
ngạc về chất lượng, mẫu mã, kiểu dáng nên được khách hàng quan tâm, tạo ra


1
Luận văn tốt nghiệp
Vũ Thị Thuý Hằng Kế toán 42a
những cơ hội kinh doanh mới và việc kí kết hợp đồng một cách nhanh chóng
có hiệu quả cao. Công ty đã tạo ra cho bạn hàng sự tín nhiệm, lòng tin tưởng
chắc chắn vào phương thức làm ăn của công ty. Công ty đã thiết lập được mối
quan hệ bạn hàng chặt chẽ với các khách hàng trên thị trường Đài Loan, Nhật
bản, Trung Quốc, Nga, Mỹ...
Bên cạnh đó, công ty là một daonh nghiệp Nhà nước có quy mô lớn về
ngành nghề kinh doanh nên có thể đảm bảo thực hiện các hợp đồng có giá trị
kinh tế cao. Hệ thống xí nghiệp sản xuất gỗ truyền thống thành viên của công
ty đã được trang bị máy móc thiết bị và dây chuyền công nghệ chế biến khá
hiện đại, với đội ngũ công nhân đông đảo và tương đối lành nghề. Và đặc biệt
công ty có sự ưu đãi đặc biệt từ phía Nhà nước thông qua việc cấp hạn ngạch
xuất khẩu cho công ty nên việc làm thủ tục thông quan để xuất khẩu các sản
phẩm gỗ của công ty diễn ra rất thuận lợi.
Ngoài những thành tựu đã đạt được, công ty còn có những khó khăn
sau: Các đơn vị sản xuất trong công ty hầu hết chỉ chú trọng đến công tác sản
xuất và kinh doanh các mặt hàng đã được đặt hàng trước, do vậy sản xuất còn
mang tính nhỏ lẻ, chắp vá và đơn chiếc, hoạt động sản xuất của các đơn vị
mang tính thụ động cao. Một số xí nghiệp sản xuát còn chưa được trang bị
hiện đại, công nghệ chế biến thấp nên sản phẩm chưa có trình độ tinh xảo,
chính xác, và do vậy chưa đáp ứng được tốt nhất nhu cầu tiêu dùng trong
nước và nước ngoài. Công ty chưa mạnh dạn đầu tư chiều sâu, chưa tìm kiếm
được mặt hàng sản xuất có tính bền vững, lâu dài, chưa chủ động được trong
công tác kế hoạch. Do tình hình thời tiết có nhiều biến động theo hướng bất
lợi, nên nguồn nguyên vật liệu gỗ của công ty bị hạn chế, việc tìm kiếm
nguồn nguyên liệu rất khó khăn, ảnh hưởng đến quy trình sản xuát của công
ty, ảnh hưởng đến kế hoạch giảm giá thành của sản phẩm.
Một số nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động sản của công ty:

 - Một số nguyên nhân khách quan tác động đến chất lượng sản phẩm:
khí hậu Việt Nam có độ ẩm tương đối cao nên sản phẩm dễ bị ẩm mốc, khiến
cho chất lượng giảm xuống nhiều.
 - Trong quá trình vận chuyển, các sản phẩm gỗ trang trí nội thất, và
hàng thủ công mỹ nghệ của công ty được đóng gói dưới hình thức rất đơn
2
Luận văn tốt nghiệp
Vũ Thị Thuý Hằng Kế toán 42a
giản là trong nilông, hoặc bỏ không vì chúng là những sản phẩm cồng kềnh.
Vì vậy sản phẩm cũng bị ảnh hưởng khi vận chuyển.
 - Tìm kiếm khách hàng: do công ty có ít thông tin cập nhật về tình hình
biến động của thị trường thế giới, những thay đổi về giá cả, về cung cầu, kĩ
thuật chế biến... trên thế giới nên ảnh hưởng đến việc mở rộng thị trường, ảnh
hưởng đến kí kết hợp đồng.

2.2. Về công tác quản lý hoạt động kinh doanh tại công ty.
Trước tiên, việc thực hiện sửa đổi cơ chế quản lý nội bộ đã cho phép
vừa quản lý tập trung thống nhất trong toàn công ty, lại vừa phát huy tối đa
nguồn lực, tính năng động sáng tạo.
Năm 1999, việc hợp nhất 2 phòng: phòng KDXNK I và phòng
KDXNK II thành phòng KH-KDXNK đă khắc phục được tình trạng chồng
chéo về chức năng, thống nhất quản lý hoạt động xuất nhập khẩu trong công
ty. Tiếp đó, công ty thực hiện nhiều biện pháp nhằm đa dạng hoá mặt hàng
xuất khẩu, mở rộng thị trường ra khu vực và trên thế giới, kết hợp hoạt động
xuất khẩu và hoạt động nhập khẩu, vừa phục vụ nhu cầu trong nước, vừa hỗ
trợ hoạt động xuất khẩu, nâng cao tổng kim ngạch xuất nhập khẩu.
Thêm vào đó, với chủ trương mở rộng địa bàn hoạt động, công ty đã
thành lập các chi nhánh mới: phía Nam có Thành phố Hồ Chí Minh, phía Bắc
có chi nhánh Hà Giang, chi nhánh Móng Cái- Quảng Ninh. Từ các chi nhánh
này dần dần hình thành mạng lưới gồm nhiều đầu mối kinh doanh rất cần thiết

trong việc tìm kiếm nguồn hàng và thị trường hoạt động. Trừ chi nhánh mới
Hà Giang mới đi vào hoạt động, các chi nhánh còn lại đã dần ổn định và bước
đầu kinh doanh có lãi, đặc biệt là chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh thời gian
qua đã có những đóng góp rất lớn vào việc hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh
doanh của công ty.
Các thành tích đạt được mới cho thấy sự phát triển bước đầu về quy
mô, còn về mặt chất lượng của sản phẩm vẫn còn hạn chế:
- Mặt hàng truyền thống của công ty vẫn chưa thực sự phát huy được
thế mạnh do chất lượng chưa cao và giá cả hàng hoá còn cao. Nguồn hàng
3
Luận văn tốt nghiệp
Vũ Thị Thuý Hằng Kế toán 42a
không thuận lợi trong thu mua, chủ yếu thu gom từ bên ngoài, do vậy ảnh
hưởng đến tính đồng đều của chất lượng hàng hoá, và kinh doanh bị thụ động.
Do gỗ phải nhập khẩu từ bên ngoài nên giá cả hàng hoá cũng cao, làm cho kế
hoạch hạ giá thành bị ảnh hưởng.
- Mặc dù nguồn vốn kinh doanh có tăng lên do tích luỹ nhưng còn chưa
đáp ứng được nhu cầu, nhất là các chi nhánh với số vốn được cấp không đáng
kể nên phải tự huy động từ nguồn vốn tín dụng. Vì vậy kết quả kinh doanh
giảm một phần do phân bổ lãi vay.
2.3. Về công tác tổ chức kế toán tại công ty.
 Từ năm 1999, thích hợp với việc thực hiện cơ chế khoán nội bộ, bộ
máy kế toán được tổ chức phân cấp rất rõ ràng, phù hợp với hoạt động của
công ty. Các đơn vị có doanh thu đều phải tự hạch toán đầu vào, đầu ra và xác
định kết quả kinh doanh. Sự phân cấp này tạo điều kiện cho các đơn vị có khả
năng nắm bắt thông tin chính xác, sát thực về tình hình kinh doanh tại đơn vị
mình, khuyến khích họ có các biện pháp thúc đẩy quá trình kinh doanh, khắc
phục tình trạng trì trệ, trông chờ ỷ lại vào công ty.
Tuy nhiên, việc quản lý vẫn đảm bảo tính tập trung thống nhất do các
bộ phận kế toán tại các đơn vị vẫn phải tuân theo sự chỉ đạo thống nhất từ kế

toán trưởng.
Về mặt nhân sự, công ty tổ chức tinh giảm gọn nhẹ, phù hợp với quy
mô của các đơn vị. Trình độ chuyên môn của các bộ kế toán khác đồng đều,
khối lượng công việc được phân công rõ ràng và hợp lý.
Bên cạnh đó vẫn còn một số mặt hạn chế như: sổ sách kế toán tại các
đơn vị đôi khi còn chưa được tổ chức, thiết kế một cách khoa học, thống nhất
gây khó khăn cho việc kiểm tra, đối chiếu. Tình trạng chứng từ không được
đánh số thứ tự trước, ghi không đúng quy cách phải huỷ bỏ còn khá phổ biến.
Công tác hướng dẫn và kiểm tra hạch toán kế toán trong công ty còn bị buông
lỏng. Công việc hạch toán còn khá thủ công. Mặc dù đã cài đặt kế toán máy
song do trình độ sử dụng máy vi tính của nhân viên kế toán còn hạn chế, làm
ảnh hưởng đến việc áp dụng kế toán vào máy tính.
4
Luận văn tốt nghiệp
Vũ Thị Thuý Hằng Kế toán 42a
2.4.Về kế toán lưu chuyển hàng hoá xuất khẩu của công ty sản xuất bao bì và
hàng xuất khẩu.
* Về việc lựa chọn phương pháp tính giá vốn.
Hiện nay công ty đang sử dụng phương pháp thực tế đích danh để hạch
toán giá vốn hàng hoá, sản phẩm bán ra. Phương pháp này là phù hợp, vì sản
phẩm xuất khẩu của doanh nghiệp chủ yếu được xuất khẩu theo đơn đặt hàng.
* Về việc xác định thời điểm ghi nhận doanh thu.
Công ty xác định doanh thu tại thời điểm nhận giấy báo Có của Ngân
hàng. Như vậy thời điểm ghi nhận doanh thu là không chính xác, vì theo
chuẩn mực kế toán Việt Nam, doanh thu được ghi nhận khi khi hàng hoá được
giao cho khách hàng và khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán.
Như vậy việc hạch toán này ảnh hưởng đến việc xác định doanh thu của công
ty, vì doanh thu chịu ảnh hưởng của chênh lệch tỷ giá.
*. Về chi phí thu mua.
Công ty phản ánh chi phí thu mua vào giá gốc của từng lô hàng. Theo

đó, kế toán công ty tổng hợp toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình thu mua
và phản ánh vào giá gốc của từng lô hàng. Chi phí thu mua được mở riêng để
theo dõi riêng cho từng nghiệp vụ thu mua.
Hàng hoá của công ty khi bán ra thị trường thường được bán theo đơn
đặt hàng, chính vì vậy hàng thường được thu mua đơn lẻ theo từng loại mặt
hàng để xuất khẩu, nên việc hạch toán này là chính xác vì phản ánh đúng giá
vốn của từng lô hàng, và việc tập hợp cũng dễ dàng. Cũng do vậy mà công
việc kế toán cũng dễ dàng, đỡ vất vả do không cần phải phân bổ chi phí thu
mua cho hàng hoá phát sinh trong kỳ.
Tuy nhiên, trong quá trình hạch toán, kế toán không có sổ phản ánh
riêng cho từng mặt hàng thu mua, mà chỉ tập hợp trên tài khoản riêng
(TK’641), nên việc kiểm tra, đối chiếu gặp khi cần thiết gặp khó khăn. Và
việc sử dụng tài khoản riêng như vậy là không khoa học.
* Về sử dụng tài khoản.
Hiện nay, công ty đang sử dụng tài khoản TK’611 để hạch toán các
nghiệp vụ liên quan đến nhập, xuất hàng hoá, sản phẩm, nguyên vật liệu.
5
Luận văn tốt nghiệp
Vũ Thị Thuý Hằng Kế toán 42a
Việc sử dụng TK’611 “Mua hàng” là không đúng theo quy định của chế
độ kế toán. Vì tài khoản này chỉ được sử dụng khi doanh nghiệp áp dụng
phương pháp Kiểm kê định kỳ để hạch toán hàng tồn kho. Trong thực tế,
doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp Kê khai thường
xuyên. Vì các nghiệp vụ liên quan đến xuất nhập hàng hoá đều được phản
ánh, theo dõi cập nhật trên sổ sách liên quan. Giá xuất kho là giá thực tế đích
danh (giá không áp dụng trong Kiểm kê định kỳ). Và giá trị hàng tồn kho cuối
kỳ được xác định trên cơ sở hàng tồn kho tồn đầu kỳ, giá trị hàng nhập xuất
trong kỳ. Với cách phản ánh hàng tồn kho như vậy, chứng tỏ công ty áp dụng
phương pháp Kê khai thường xuyên .
Hơn nữa với viẹc sử dụng TK’611 để phản ánh, tạo ra sự khó khăn, khó

kiểm tra trong việc theo dõi hàng hoá mua vào, bán ra trong kỳ. Đó là vì:
- Bên Nợ TK’611: bao hàm cả hàng mua về nhập kho, hàng đang đi
đường, hàng tạm nhập tái xuất, hàng nhập sau gia công, chi phí thu mua.
- Bên Có TK’611: bao gồm giá vốn hàng xuất kho (hàng xuất bán qua
kho, và hàng xuất bán thẳng không qua kho trong trường hợp tạm nhập tái
xuất), hàng xuất đi gia công.
Như vậy, việc sử dụng TK’611 là không phù hợp đòi hỏi doanh nghiệp
cần thay đổi.
* Về sổ sách.
Nói chung, để phù hợp với đặc trưng của hoạt động kinh doanh xuất
khẩu, và yêu cầu quản lý, việc sử dụng hệ thống sổ của doanh nghiệp được
lập ra là tương đối hợp lý, tuy rằng các sổ này không phù hợp với hệ thống sổ
Nhật ký-chứng từ.
Bên cạnh tính phù hợp của hệ thống sổ của công ty, hệ thống sổ của
doanh nghiệp có một số tồn tại sau:
- Việc kế toán lập Bảng kê hàng nhập kho và Nhập kho tạo ra sự trùng
lặp khi phản ánh giá trị hàng nhập.
- Kế toán không có sổ sách riêng theo dõi riêng cho từng nghiệp vụ
xuất khẩu và tiêu thụ trong nước. Điều này gây khó khăn khi kế toán tổng hợp
các hoạt động liên quan đến từng thị trường tiêu thụ để lập báo cáo.
6
Luận văn tốt nghiệp
Vũ Thị Thuý Hằng Kế toán 42a
- Kế toán không có sổ theo dõi các hoạt động: xuất nhập hàng hoá gia
công chế biến, hàng tạm nhập tái xuất, mà chỉ phản ánh trên Tài khoản 611,
lấy số tổng cộng để vào các sổ liên quan.
*. Chi phí thu mua và chi phí bán hàng trong trường hợp tạm nhập tái
xuất.
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam, chi phí thu mua là chi phí liên quan
đến hàng mua về trước khi doanh nghiệp nhập kho hoặc trước khi xuất bán

thẳng; còn chi phí bán hàng là chi phí liên quan đến việc tiêu thụ hàng hoá
bán ra. Tuy nhiên, tại công ty, toàn bộ chi phí liên quan đến quá trình từ nhập
hàng đến khi hàng giao cho bên mua thứ 3 đều được hạch toán vào giá vốn
hàng bán. Cách hạch toán này là không chính xác, vì chỉ có chi phí thu mua
mới thuộc giá vốn hàng bán.
3. Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện kế toán lưu chuyển hàng hoá
xuất khẩu.
* Ý kiến 1: Về việc ghi nhận doanh thu.
- Kế toán phản ánh doanh thu hàng hoá bán ra ngay khi khách hàng
chấp nhận thanh toán, đúng theo chuẩn mực kế toán. Còn việc phản ánh
chênh lệch tỷ giá do kế toán phòng KT-TC ghi sổ, định khoản; tại phòng kinh
doanh chỉ phản ánh phải thu của công ty.
Vì nếu ghi nhận doanh thu khi nhận giấy báo Có dẫn đến việc lập Bảng
tổng hợp chữ T ( TK’131,TK’511) không chính xác.
Đồng thời việc khai báo doanh thu không chính xác khi nghiệp vụ xảy
ra sau thời điểm lập báo cáo quyết toán.
* Ý kiến 2: Về chi phí thu mua
Do hàng hoá của công ty được bán theo đơn đặt hàng là chủ yếu, nên
công ty thu mua hàng đơn lẻ theo từng loại mặt hàng. Vì vậy, công ty nên mở
Sổ chi tiết mua hàng theo dõi đồng thời cả giá mua vào và chi phí thu mua.
Như vậy kế toán sẽ đỡ mất công trong việc phân bổ chi phí thu mua của hàng
hoá mua vào.
Bảng được lập trên cơ sở Phiếu kê mua hàng và các hoá đơn chứng từ
liên quan.
7
Luận văn tốt nghiệp
Vũ Thị Thuý Hằng Kế toán 42a
Biểu 17
SỔ CHI TIẾT MUA HÀNG
Ngày....tháng....năm...

Tên sản phẩm: Thuỷ tinh pha lê
TK” 156
Stt Các khoản mục
TK
ĐƯ
Số
lượng
Đơn giá
Chi phí
thu mua
Các
khoản
giảm trừ
Thành tiền
1
2
3
Giámua hàng
Chi phí vận
chuyển
CP thuê kho bãi
331
111
111
400 115.000
300.000
150.000
46.000.000
300.000
150.000

Cộng 400 450.000 46.450.000
Sổ chi tiết mua hàng được lập riêng cho từng nghiệp vụ thu mua, theo
dõi đồng thời lượng, đơn giá, chi phí thu mua.
Số lượng và đơn giá được ghi trên cơ sở Phiếu kê mua hàng.
Chi phí thu mua được ghi trên cơ sở các chứng từ đặc biệt, VD Biên lai
thu lệ phí hải quan.
Với cách ghi như vậy, ta có thể tập hợp toàn bộ chi phí phát sinh trong
quá trình mua hàng hoá,tạo điều kiện để kế toán tính lại đơn giá hàng mua
một cách dễ dàng và chính xác nhất.
* Ý kiến 3: Về tài khoản.
Do đặc điểm kinh doanh của công ty là mặc dù các sản phẩm kinh
doanh đa dạng, song trong một kỳ kinh doanh, số lượng các hoạt động xuất
khẩu diễn ra không thường xuyên, và giá trị của lô hàng thường có giá trị lớn,
do vậy công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp Kê khai thường
xuyên là hợp lý, thuận lợi cho kế toán.
Và do vậy, công ty nên bỏ TK’611 và sử dụng các tài khoản khác phù
hợp với phương pháp kế toán đã lựa chọn.
8
Luận văn tốt nghiệp
Vũ Thị Thuý Hằng Kế toán 42a
Các tài khoản sử dụng như sau:
- TK’151: theo dõi cho hàng hoá mua về còn đang đi trên đường để
chuyển về kho.
- TK’152,153: theo dõi cho nguyên vật liêu, công cụ dụng cụ.
- TK’154: theo dõi hàng xuất gia công chế biến.
- TK’156: theo dõi hàng hoá thu mua, xuất bán trong kỳ.
- TK’157: theo dõi cho hàng tạm nhập tái xuất.
* Ý kiến 4: Về sổ sách liên quan đến Bảng kê hàng nhập kho, Bảng
chi tiết gia công chế biến, Bảng chi tiết hàng tạm nhập tái xuất.
+ Bảng kê hàng nhập kho.

Như đã trình bày trong Kế toán nhập lô hàng cá Hố ướp đá, ta thấy rằng
việc kế toán phản ánh đồng thời cả Thẻ kho và Bảng kê hàng hoá nhập kho là
không cần thiết, sau khi đã lập Sổ chi tiết mua hàng. Do vậy, để thuận lợi hon
trong việc phản ánh chính xác,đầy đủ giá trị cũng như số lượng hàng nhập
kho trong kỳ, kế toán nên mở Bảng kê hàng hoá nhập kho theo mẫu sau.
Bảng kê hàng nhập kho công ty nên mở riêng cho hàng hoá và nguyên
vật liệu, vì như vậy thuận lợi hơn khi kế toán hàng tiêu thụ.
Biểu 18
BẢNG KÊ HÀNG HOÁ NHẬP KHO
Hàng hoá Số dư đầu kỳ
Chứng
từ
Diễn giải
Số
lượng
Ghi Nợ TK’611, ghi Có các tài khoản
SH NT
111 336 331

1 1/4 Nhập thuỷ tinh pha lê 400 450.000 46.000.000 46.450.000
Cộng
9
Luận văn tốt nghiệp

×