Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Cấu trúc câu đơn thì hiện tại thường trong tiếng hàn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.89 KB, 11 trang )

Kỷ yếu khoa học sinh viên khoa Tiếng Hàn Năm học 2009-2010
__________________________________________________________________________
CẤU TRÚC CÂU ĐƠN THÌ HIỆN TẠI THƯỜNG TRONG
TIẾNG HÀN
Giáo viên hướng dẫn: .Th.s Nghiêm Thị Thu Hương
Học sinh thực hiện: Hoàng Thị Thùy Linh 2H_09
Cao Thị Thu Hương 2H_09
Hoàng Thị Vân Anh 2H_09
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Mục đích nghiên cứu
Trong những năm gần đây, Việt Nam ngày càng mở rộng, hợp tác giao lưu với nhiều
nước trên thế giới, trong đó có Hàn Quốc. Cùng với sự thiết lập quan hệ mạnh mẽ về
chính trị, kinh tế, văn hóa giữa hai nước Việt – Hàn, tiếng Hàn Quốc ngày càng trở nên
được yêu thích và phổ biến ở Việt Nam.
So với tiếng Việt, tiếng Hàn Quốc có khá nhiều sự khác biệt. Điều này vừa tạo ra sự
mới mẻ, vừa tạo ra sự khó khăn trong việc học và giảng dạy thứ ngôn ngữ này tại Việt
Nam. Đặc biệt trong việc tiếp cận với ngữ pháp ,người học thường gặp nhiều trở
ngại .Bài nghiên cứu này của chúng tôi xin được đề cập đến một vấn đề nhỏ trong ngữ
pháp của tiếng Hàn đó là “ Cấu trúc câu đơn thì hiện tại thường trong tiếng Hàn”.
"Câu đơn" luôn là điểm khởi đầu cho việc học bất kì ngôn ngữ nào. Bởi vậy viêc
nắm vững cấu trúc cùa câu đơn là vô cùng quan trọng .Nó là nguồn cội của tất cả các
cấu trúc ngữ pháp phức tạp sau này.
"Thì hiện tại thường" cũng là vấn đề ngữ pháp được đề cập đến đầu tiên khi học bất
kì một ngoại ngữ nào.
Do đó mục đích của chúng tôi khi làm bài nghiên cứu này là nhằm giúp đỡ những ai
khi mới bắt đầu học tiếng Hàn sẽ dễ dàng nắm vững được cấu trúc câu đơn thì hiện tại
thường. Khi nắm chắc cấu trúc này thì việc học các cấu trúc khác sẽ dễ dàng hơn.
2. Phương thức tiến hành và phạm vi nghiên cứu
Là sinh viên năm thứ nhất, chúng tôi cũng chưa có đủ kinh nghiệm và năng lực để
1
1


Kỷ yếu khoa học sinh viên khoa Tiếng Hàn Năm học 2009-2010
__________________________________________________________________________
tự mình làm một nghiên cứu chuyên sâu hơn nên phương pháp sử dụng của chúng tôi ở
đây là: Dựa trên những nghiên cứu, tài liệu đã có từ trước chúng tôi thu thập lại, đọc và
tổng hợp một cách khoa học và có hệ thống phù hợp với đối tượng sinh viên và chủ yếu
là sinh viên năm thứ nhất đang theo học tiếng Hàn.
Trong bài nghiên cứu này chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu “cấu trúc câu đơn thì
hiện tại thường trong tiếng Hàn” nên chúng tôi sẽ đi sâu vào các vấn đề:
+) Câu đơn tiếng Hàn dưới góc độ xem xét các thành phần câu và trật tự của nó.
+) Câu đơn tiếng Hàn dưới góc độ xem xét các dạng đuôi kết thúc.
+) Câu đơn tiếng Hàn dưới góc độ xem xét mục đích sử dụng.
Dưới đây là những gì chúng tôi tìm hiểu được.
PHẦN II: NỘI DUNG
1. Các khái niệm ngữ pháp cơ bản
Để giúp các bạn có thể hiểu được rõ khái niệm cơ bản về câu đơn thì hiện tại, chúng
tôi đã tìm hiểu và tổng hợp được một số khái niệm cơ bạn như sau:
- Khái niệm câu đơn:
Trong tiếng Việt câu đơn được hiểu là một câu có nòng cốt chính là một cụm chủ
ngữ, vị ngữ, hoặc một từ, một cụm từ chức năng thông báo, biểu cảm…
(www.bachkhoatoanthu.gov.vn)
- Khái niệm về thì:
Trong tiếng Việt, khái niệm về “thì” được hiểu là một khái niệm thuộc phạm trù ngữ
pháp, dùng để xác định rõ thời gian được nói đến trong câu. Tuy vậy tiếng Việt lại
không sử dụng ngữ pháp để biểu đạt thời gian mà chủ yếu dùng phương tiện từ vựng
(www.ngonngu.net). Đấy là điểm khác biệt so với một số ngôn ngữ như tiếng Anh và
tiếng Hàn.
Tiếng Anh bao gồm 12 thì cơ bản, bao gồm 4 thì hiện tại (hiện tại đơn, hiện tại tiếp
diễn, hiện tại hoàn thành, hiện tại hoàn thành tiếp diễn), 4 thì quá khứ (quá khứ đơn,
quá khứ tiếp diễn, quá khứ hoàn thành, quá khứ hoàn thành tiếp diễn), 4 thì tương lai
( tương lai đơn, tương lai tiếp diễn, tương lai hoàn thành, tương lai hoàn thành tiếp

2
2
Kỷ yếu khoa học sinh viên khoa Tiếng Hàn Năm học 2009-2010
__________________________________________________________________________
diễn). Các thì trong tiếng Anh được xác định rõ qua các dấu hiệu ngữ pháp rõ ràng
trong câu sử dụng (www.hocmai.vn).
Cũng như tiếng Anh, thì trong tiếng Hàn cũng được biểu thị trong câu bằng các dấu
hiệu ngữ pháp. So với thì trong tiếng Anh, tiếng Hàn chỉ được chia thành 5 thì cơ bản
bao gồm thì hiện tại thường, thì hiện tại tiếp diễn, thì tương lai và thì quá khứ ( Giáo
trình hướng dẫn học và thi năng lực tiếng Hàn Quốc – Ths. Nghiêm Thị Thu Hương)
Thì hiện tại thường được hiểu để diễn tả những việc làm, những hành động, trạng
thái đang diễn ra.
Câu đơn thì hiện tại thường là câu dùng để diễn tả những việc làm, hành động, trạng
thái của sự vật, sự việc đang diễn ra.
2. Câu đơn tiếng Hàn dưới góc độ xem xét các thành phần câu và trật tự của câu.
a) Câu đơn 2 thành phần: là dạng câu đơn hai thành phần: Chủ ngữ - Vị ngữ
Giống với tiếng Việt, câu đơn hai thành phần của tiếng Hàn cũng theo trật tự: chủ
ngữ + vị ngữ
VD: Câu tiếng Việt: Trời lạnh.
CN VN
Câu tiếng Hàn: 날씨가 춥습니다.
CN VN
b) Câu đơn 3 thành phần: Chủ ngữ + Bổ ngữ + Vị ngữ
Trong tiếng Việt, trật tự từ là: Chủ ngữ + Vị ngữ + Bổ ngữ
VD: Tôi ăn cơm
Chủ ngữ Vị ngữ Bổ ngữ
Trật tự từ trong câu tiếng Hàn thì ngược lại so với câu tiếng Việt: Chủ ngữ + Bổ
ngữ + Vị ngữ VD: 저는 밥을 먹습니다 .
Tôi cơm ăn
- Chủ ngữ, bổ ngữ

+) Trật tự từ trong câu đơn tiếng Hàn tương đối lỏng lẻo nên khó xác định được đâu
là chủ ngữ đâu là bổ ngữ của câu nên trong tiếng Hàn có sự xuất hiện của các tiểu từ bổ
3
3
Kỷ yếu khoa học sinh viên khoa Tiếng Hàn Năm học 2009-2010
__________________________________________________________________________
ngữ 을/를 và tiểu từ chủ ngữ 이/가.
Trong tiếng Việt của chúng ta thì trật từ từ quy định vai trò của các danh từ trong
câu.
VD: Câu 'Cô ấy yêu anh ấy' không bao giờ bị hiểu sai thành "Anh ấy yêu cô
ấy" bởi trật tự trước sau của từ trong câu đã quy định rõ nghĩa của câu.
Tuy nhiên, trong tiếng Hàn thì không như vậy. Vì cả "anh ấy" và "cô ấy" đều đứng
trước động từ "yêu" và trật tự từ trong câu đơn tiếng Hàn tương đối lỏng lẻo nên khó
xác định được đâu là chủ ngữ, đâu là bổ ngữ của câu. Chính bởi vậy, trong tiếng Hàn có
tiểu từ bổ ngữ 을/를 và tiểu từ chủ ngữ 이/가. Chức năng chính của các tiểu từ này
là đứng sau danh từ để phân biệt và chỉ ra thành phần ngữ pháp của danh từ đó ở
trong câu.
(+) Tiểu từ chủ ngữ 이/가 :
Nếu danh từ làm chủ ngữ có pat-chim thì dùng tiểu từ chủ ngữ 이
Nếu danh từ làm chủ ngữ không có pat-chim thì dùng tiểu từ chủ ngữ 가
(+) Tiểu từ bổ ngữ 을/를:
Nếu danh từ làm bổ ngữ có pat-chim thì dùng tiểu từ bổ ngữ 을
Nếu danh từ làm bổ ngữ không có pat-chim thì dùng tiểu từ bổ ngữ 를
VD: 아버지가 신문을 읽으십니다. Bố tôi đang đọc báo.
남동생이 텔레비전을 봅니다. Em trai tôi đang xem ti
vi.
+) Vị trí của chủ ngữ và tân ngữ có thể đổi chỗ cho nhau tuỳ theo ý đồ của người
nói. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng có thể đổi chỗ được.
VD:
Trường hợp đổi được: 저는 학교에 가요.<=> 학교에 저는 가요.

( Tôi đi học. )
4
4
Kỷ yếu khoa học sinh viên khoa Tiếng Hàn Năm học 2009-2010
__________________________________________________________________________
Trường hợp không đổi được: 저는 학생이 아닙니다. <#> ? 학생이 저는 아닙
니다. (Tôi không phải là học sinh.)
Lưu ý: Dù là câu có hai thành phần chủ ngữ và vị ngữ, hay câu có ba thành phần
chủ ngữ, vị ngữ và bổ ngữ thì động từ trong câu tiếng Hàn đều được đặt ở cuối câu.
-Vị ngữ : Tuỳ thuộc vào đặc điềm của động từ được sử dụng làm vị ngữ ,số lượng
các thành phần cần phải có trong một câu có thể thay đổi.
+ Xét vị ngữ trong câu đơn 2 thành phần: là nội động từ hoặc động từ "이다"
thường chỉ cần một chủ ngữ.
(+) Nội động từ: những động từ đã có đầy đủ ý nghĩa , thường chỉ tính chất hay
trạng thái,nó không cần danh từ bổ nghĩa cho nó. Ví dụ :đi ,đứng, chạy ,nằm, khóc
,cười, xấu, đẹp, mới, cũ, tốt...
VD: 철수가 자요. Cheolsu đang ngủ.
꽃이 예쁩니다. Hoa đẹp.
날씨가 춥습니다. Trời lạnh.
(+) Động từ "이다": chức năng liên kết chủ ngữ của câu với danh từ vị ngữ.nó cũng
biểu thị chủ ngữ của câu thuộc về hay được gộp vào danh từ vị ngữ.
VD: 이것은 책입니다. Đây là quyển sách.
오늘은 일요일이에요. Hôm nay là chủ nhật.
나는 김영수입니다. Tôi là Kim Yongsu.
+ Xét vị ngữ trong câu đơn 3 thành phần: là ngoại động từ, động từ 있다, 없다,
thường cần phải có cả chủ ngữ và bổ ngữ.
(+) Ngoại động từ: những động từ đòi hỏi phải có danh từ bổ nghĩa cho nó,để chỉ
đối tượng mà hành động đó tác động lên ,thường cần phải có cả chủ ngữ và bổ ngữ. Ví
dụ: ăn( cơm), học( tiếng Hàn), mua (áo)...
VD: 절수가 밥을 먹어요. Cheolsu đang ăn cơm.

5
5

×