1
MỘT SỐ NỘI DUNG, BIỆN PHÁP LÃNH ĐẠO CỦA CẤP UỶ
ĐỊA PHƯƠNG TRONG XÂY DỰNG VÀ HOẠT ĐỘNG KVPT THỜI BÌNH
Mở đầu
Khu vực phịng thủ (KVPT) huyện (quận), tỉnh (thành phố) trực thuộc
Trung ương là một tổ chức quốc phòng, an ninh (QP - AN) ở địa phương,
được xây dựng trên địa bàn huyện (quận), tỉnh (thành phố), là một mắt xích
quan trọng của thế trận quốc phịng tồn dân và an ninh nhân dân ở từng địa
phương cũng như trong phạm vi cả nước.
Chất lượng, hiệu quả về xây dựng, hoạt động KVPT là kết quả tổng hợp
của quá trình vận động trên tất cả các mặt, các lĩnh vực hoạt động của các
thành phần lực lượng trong hệ thống chính trị - xã hội ở địa phương. Trong đó
hoạt động lãnh đạo của Ban Chấp hành đảng bộ (cấp uỷ) địa phương là nhân tố
giữ, vai trò quan trọng và có ý nghĩa quyết định suy đến cùng.
Trong tình hình hiện nay chủ nghĩa đế quốc, đứng đầu là đế quốc Mỹ
và các thế lực phản động đã và đang ráo riết sử dụng với nhiều âm mưu, thủ
đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt và thâm độc để chống phá cách mạng
nước ta, nhất là ở các khu vực Miền núi, biên giới giáp Lào và Căm-PuChia.
Xu hướng gần đây, kẻ thù tăng cường kết hợp giữa “Diễn biến hồ
bình” với bạo loạn lật đổ, tạo cớ sử dụng sức mạnh quân sự để can thiệp
vào công việc nội bộ của các nước khác một cách trắng trợn, vô nhân đạo,
bất chấp cả luật pháp quốc tế. Ở nước ta những năm gần đây thực tiễn đã
khẳng định vai trò hoạt động lãnh đạo của cấp uỷ địa phương trong xây dựng
KVPT vừa là vấn đề cơ bản lâu dài, vừa là vấn đề có tính cấp thiết đang đặt ra
hiện nay.
2
Phạm vi bài luận đề cập một số nội dung hoạt động chủ yếu của cấp
uỷ địa phương trong xây dựng và hoạt động KVPT thời bình, nhằm luận
giải, góp phần làm sáng tỏ thêm lý luận và thực tiễn về những giải pháp
chủ yếu để phát huy vai trò lãnh đạo của các cấp uỷ địa phương trong xây
dựng và hoạt động KVPT.
Phần thứ nhất
ĐẶC ĐIỂM NHIỆM VỤ VÀ YÊU CẦU
HOẠT ĐỘNG LÃNH ĐẠO CỦA CẤP UỶ ĐỊA PHƯƠNG
TRONG XÂY DỰNG KHU VỰC PHÒNG THỦ HIỆN NAY
1. Đặc điểm tình hình nhiệm vụ xây dựng khu vực phịng thủ hiện
nay:
Trong quá trình lãnh đạo của cấp uỷ địa phương đối với công tác xây
dựng KVPT ở từng địa phương trong giai đoạn hiện nay cần nắm vững những
đặc điểm cơ bản sau đây:
Hoạt động lãnh đạo của cấp uỷ địa phương rất rộng, đa dạng và phong
phú, phải phát huy được sức mạnh tổng hợp của nhiều đối tượng, lực lượng
tham gia, cả lực lượng vũ trang và nhân dân, cả cấp uỷ , chính quyền và các
đồn thể chính trị - xã hội ở địa phương tiến hành trên các địa bàn với những
hoàn cảnh, điều kiện kinh tế - xã hội, dân cư, dân tộc, tôn giáo, tiến ngưỡng và
tập quán khác nhau. Đòi hỏi cấp uỷ địa phương trong lãnh đạo xây dựng
KVPT phải có những chủ trương, biện pháp lãnh đạo sát thực, phù hợp thì mới
có thể phát huy hiệu quả, thế mạnh của địa phương mình.
Quá trình xây dựng KVPT vừa phải phục vụ cho nhiệm vụ quân sự, quốc
phòng của cả nước cũng như trên từng địa bàn chiến lược, vừa phải gắn liền
với nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh của từng địa phương.
Do vậy, trong lãnh đạo của cấp uỷ địa phương phải toàn diện; đòi hỏi phải kết
3
hợp chặt chẽ mọi hoạt động nhiệm vụ xây dựng, củng cố quốc phòng, xây
dựng KVPT với các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hố, xã hội... lấy xây
dựng phát triển kinh tế, chính trị, xã hội làm cơ sở nền tảng cho xây dựng
KVPT.
Xây dựng và hoạt động của KVPT được tiến hành trong điều kiện thời
bình, với nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự
quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tuy vậy, mặt trái của
nền kinh tế thị trường có sự tác động ảnh hưởng rất lớn về mọi mặt cả về kinh
tế, chính trị, văn hoá, xã hội, cả về nhiệm vụ xây dựng và hoạt động của KVPT
ở từng địa phương.
Quá trình lãnh đạo xây dựng KVPT luôn luôn gắn liền với cuộc đấu tranh
phịng chống chiến lược “Diễn biến hồ bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực
thù địch chống phá cách mạng Việt nam diễn ra trên từng địa bàn, từng địa
phương có sự khác nhau. Đặc điểm này đặt ra cho các cấp uỷ địa phương lãnh
đạo xây dựng KVPT gắn chặt với nhiệm vụ phòng chống “Diễn biến hồ
bình”, bạo loạn lật đổ bảo đảm cho KVPT của địa phương đủ mạnh để đối phó
với các tình huống bạo loạn trong thời bình và sẵn sàng đối phó có hiệu quả
với mọi tình huống khi chiến tranh xảy ra. Đặc biệt là các khu vực biên giới,
hải đảo.
Trong tình hình hiện nay và tương lai, nếu chiến tranh bảo vệ Tổ quốc
xảy ra, sẽ là cuộc chiến tranh sử dụng vũ khí cơng nghệ cao. Vấn đề này đặt ra
phải đổi mới tư duy trong quá trình lãnh đạo xây dựng KVPT, đặc biệt là xây
dựng thế trận, xây dựng lực lượng vũ trang và tổ chức huấn luyện. Phải lấy
điều kiện là cuộc chiến tranh địch sử dụng vũ khí cơng nghệ cao và tác động
ảnh hưởng của nó, để làm cơ sở cho mọi lĩnh vực xây dựng và hoạt động của
KVPT. Mọi quan điểm tư duy cũ, bảo thủ chủ quan, nặng về chủ nghĩa kinh
4
nghiệm, không nghiên cứu, đổi mới cho phù hợp với thực tiễn đang có sự vận
động phát triển khơng ngừng, thì sẽ làm cho kết quả xây dựng và hoạt động
của KVPT bị hạn chế. Thực tế cho thấy không phải chỉ có số các KVPT trong
địa bàn nội địa, mà cả ở những khu vực biên giới các công trình phịng thủ,
như căn cứ chiến đấu, căn cứ hậu phương, các điểm tựa, khu vực phòng thủ
then chốt... đang cịn trên văn kiện, kế hoạch, nếu có thì chất lượng chưa đáp
ứng với yêu cầu nếu chiến tranh xảy ra, và hầu như chưa tính đến sức cơng phá
và khả năng huỷ diệt của vũ khí cơng nghệ cao.
Những đặc điểm trên đây có tác động, ảnh hưởng rất lớn đến quá trình lãnh
đạo của cấp uỷ địa phương đối với nhiệm vụ xây dựng và tác chiến KVPT.
Nắm vững những đặc điểm đó để đặt ra nhiệm vụ, yêu cầu và những giải pháp
sát, đúng, phù hợp với điều kiện, đặc điểm của từng khu vực, từng địa bàn là bài
học về nguyên nhân thắng lợi được rút ra ở nhiều địa phương trong tổng kết 15
năm xây dựng huyện, (quận), tỉnh (thành phố) thành KVPT vững chắc.
2. Nhiệm vụ lãnh đạo của cấp uỷ địa phương trong xây dựng KVPT.
Nhiệm vụ lãnh đạo của cấp uỷ địa phương trong xây dựng KVPT được
xác định phải đúng với Điều lệ Đảng Cộng sản Việt nam. Không trái với
nguyên tắc, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các chỉ
thị, nghị quyết của cấp trên. Cụ thể, bao gồm các nhiệm vụ chủ yếu sau:
Một là, lãnh đạo xây dựng KVPT vững mạnh về mọi mặt bao gồm cả thế
trận, lực lượng có tiềm lực quốc phịng dồi dào, vững chắc về chính trị, ổn định
và phát triển về kinh tế, có đủ sức mạnh để ngăn chặn và đối phó thắng lợi với
mọi tình huống có thể xảy ra cả trong thời bình và thời chiến.
Hai là, xác định những chủ trương, biện pháp về hoạt động của KVPT
trong thời bình và những vấn đề cơ bản để hoạt động tác chiến khi có chiến
tranh xảy ra. Bảo đảm cho KVPT chủ động cả về quyết tâm, ké hoạch và lực
5
lượng sẵn sàng chiến đấu bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội ở địa
phương góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt nam xã hội chủ nghĩa.
Ba là, lãnh đạo xây dựng các tổ chức trong hệ thống chính trị và các đồn
thể chính trị - xã hội ở địa phương vững mạnh toàn diện, phát huy tốt vai trò,
chức năng trong xây dựng và hoạt động tác chiến KVPT.
Bốn là, lãnh đạo công tác nghiên cứu khoa học, nhất là khoa học về quân
sự gắn với nhu cầu xây dựng KVPT toàn diện cả về thế trận, cả về lực lượng và
nội dung, phương pháp huấn luyện. Bảo đảm cho KVPT vững chắc về chính trị,
có tiềm lực về kinh tế, trang bị phương tiện hoạt động, có trình độ kỹ thuật,
chiến thuật phù hợp với khả năng của địa phương và tổ chức biến chế, cách
đánh của ta, đáp ứng với điều kiện tác chiến có sử dụng phương tiện vũ khí công
nghệ cao.
3. Yêu cầu hoạt động lãnh đạo của cấp uỷ địa phương đối với xây
dựng khu vực phòng thủ hiện nay:
Để nâng cao chất lượng hoạt động lãnh đạo của cấp uỷ địa phương trong
xây dựng KVPT, cần nắm vững và thực hiện những yêu cầu cơ bản sau đây:
Phải coi công tác lãnh đạo xây dựng KVPT là nhiệm vụ quan trọng,
thường xuyên. Mặc dù cấp uỷ địa phương phải lãnh đạo mọi mặt đối với địa
phương, nhất là nhiệm vụ xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội trong sự
nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố. Nhưng khơng được coi nhẹ hạ thấp,
bng lỏng nhiệm vụ lãnh đạo xây dựng KVPT, vì đây là sự cụ thể hoá chiến
lược bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong điều kiện mới.
Thường xuyên quan tâm, chăm lo lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng hệ thống
chính trị và các tổ chức đồn thể chính trị - xã hội ở địa phương vững mạnh
toàn diện, gắn trách nhiệm, hiệu quả hoàn thành nhiệm vụ của các tổ chức đó
với nhiệm vụ xây dựng KVPT.
6
Nắm chắc đặc điểm tình hình, đánh giá đúng thực trạng về KVPT của địa
phương để có chủ trương, biện pháp lãnh đạo đúng đắn phù hợp nhằm nâng
cao chất lượng công tác xây dựng KVPT, nhất là về xây dựng thế trận và lực
lượng.
Trong quá trình lãnh đạo phải chủ động giải quyết tốt các mối quan hệ
công tác và phát huy vai trò, chức năng tham mưu của các cơ quan, ban,
ngành ở địa phương, nhất là cơ quan quân sự địa phương để tạo nên sự phối
hợp hiệp đồng thống nhất, chặt chẽ giữa các tổ chức, các đồn thể. Tiến
hành chặt chẽ, có nền nếp cơng tác kiểm tra ở các cấp, các ngành, nhất là
kiểm tra tổ chức đảng, đội ngũ cán bộ chủ trì về lãnh đạo, chỉ huy các cấp
trong quá trình thực hiện nhiệm vụ xây dựng KVPT theo chức trách, quyền
hạn.
Phần thứ hai
MỘT SỐ NỘI DUNG, BIỆN PHÁP
LÃNH ĐẠO CỦA CẤP UỶ ĐỊA PHƯƠNG TRONG
XÂY DỰNG VÀ HOẠT ĐỘNG KHU VỰC PHỊNG THỦ THỜI BÌNH
I. Lãnh đạo của cấp uỷ địa phương trong xây dựng khu vực
phịng thủ thời bình.
1. Lãnh đạo xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc về chính trị,
tư tưởng và tổ chức:
Đây là một trong những nội dung cơ bản quan trọng và có ý nghĩa
quyết định đối với vấn đề xây dựng huyện (quận), tỉnh (thành phố) thành
KVPT vững chắc, và có nội dung rất tồn diện gồm nhiều mặt cơng tác,
nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau. Vì vậy, trước hết cần tập trung xây
7
dựng và tích luỹ về tiềm lực chính trị tinh thần đó là: hệ thống chính trị
ngày càng được củng cố vững chắc, quân và dân có giác ngộ giai cấp sâu
sắc, có lịng tin tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, có tinh thần cách mạng
triệt để, ý thức cảnh giác cao trước mọi âm mưu, thủ đoạn chiến lược
“Diễn biến hồ bình”, bạo loạn lật đổ của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực
thù địch. Thường xuyên tăng cường bản chất giai cấp công nhân cho các tổ
chức trong hệ thống chính trị ở địa phương, trước hết là tổ chức đảng, đội
ngũ cán bộ các cấp.
Xây dựng về chính trị phải ln ln gắn với yêu cầu giữ vững sự ổn
định chính trị, trật tự an toàn xã hội, gắn với xây dựng “thế trận lòng dân”.
Làm cho các tầng lớp nhân dân kiên định với chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, kiên định nhiệm vụ chính trị, các mục tiêu về chính
trị, kinh tế, qn sự , văn hố - xã hội gắn với nhiệm vụ xây dựng KVPT.
Tăng cường giáo dục, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực vận dụng
chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối của
Đảng, hiến pháp, luật pháp Nhà nước, nhiệm vụ quốc phòng, nhiệm vụ
KVPT vào hoàn cảnh cụ thể của từng tổ chức, từng cấp, từng ngành ở địa
phương, trên cơ sở đó nâng cao giác ngộ chính trị, tinh thần yêu nước, kiên
định mục tiêu, con đường chủ nghĩa xã hội, kiên quyết đấu tranh chống mọi
quan điểm tư tưởng thù địch. Đồng thời phát huy tính chiến đấu bảo vệ nội bộ
các tổ chức trong hệ thống chính trị ln ln trong sạch vững mạnh, trước
hết là về chính trị khơng để xảy ra tình trạng xuống cấp về đạo đức, suy thối
về chính trị trong các tầng lớp nhân dân ở địa phương.
Về tư tưởng: quan tâm chăm lo lãnh đạo công tác bồi dưỡng lý luận
chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng, nghị
quyết của cấp uỷ địa phương. Đặc biệt là về chiến lược xây dựng và bảo vệ
8
Tổ quốc; lãnh đạo, chỉ đạo làm tốt công tác giáo dục quốc phòng cho các
tầng lớp nhân dân, nhất là đối với lực lượng dân quân tự vệ, lực lượng dự
bị động viên, học sinh và sinh viên. Nâng cao tinh thần độc lập tự chủ, tự
lực, tự cường của các cấp, các ngành trong xây dựng KVPT phù hợp với
đặc điểm và khả năng của địa phương. Lãnh đạo giáo dục phát huy truyền
thống của địa phương, của lực lượng vũ trang địa phương làm cho truyền
thống đó trở thành động lực thúc đẩy nâng cao chất lượng về xây dựng thế
trận, xây dựng các lực lượng.
Trong tình hình mới, cần đặc biệt quan tâm lãnh đạo tiến hành nhanh
và có hiệu quả trong cơng tác tun truyền giáo dục, kịp thời làm thất bại
những âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch. Trong đó phải
kiên quyết đấu tranh làm thất bại các thủ đoạn mới của chiến lược “Diễn
biến hồ bình”, bạo loạn lật đổ mà các thế lực thù địch sử dụng hoạt động
trên bàn địa phương. Đồng thời chủ động xây dựng nhân tố chính trị tinh
thần của lực lượng vũ trang, đáp ứng yêu cầu của chiến tranh công nghệ
cao.
Về tổ chức: trên cơ sở xây dựng về chính trị tư tưởng, các cấp ủy địa
phương cần tập trung lãnh đạo xây dựng, củng cố kiện toàn hệ thống tổ
chức chính trị ở địa phương vững mạnh, bảo đảm cho các tổ chức trong hệ
thống chính trị - xã hội vững mạnh tồn diện. Thơng qua đó phát huy sức
mạnh nội lực của địa phương trong việc xây dựng căn cứ hậu phương, căn
cứ chiến đấu và các cơng trình phịng thủ khác; trong đó tập trung lãnh đạo
xây dựng tổ chức đảng, và các tổ chức, đồn thể chính trị - xã hội ở cơ sở
(xã, phường), phát huy vai trị, hiệu lực lãnh đạo cơng tác qn sự của cấp
uỷ ở cơ sở, phấn đấu xây dựng các làng bản, thôn, ấp, nhất là ở vùng sâu,
vùng xa, vùng biên giới, biển, đảo.
9
Quá trình lãnh đạo xây dựng các tổ chức trong hệ thống chính trị ở địa
phương phải được tiến hành ở tất cả các cấp, các ngành, các đoàn thể chính
trị - xã hội, nhưng trong đó, đặc biệt coi trọng cấp cơ sở (xã, phường), nhất
là ở những cơ sở nơi xung yếu, vùng sâu, vùng xa. Phải xây dựng tổ chức
đảng vững mạnh làm nòng cốt để xây dựng các tổ chức khác trong hệ
thống chính trị. Tổ chức đảng ở cơ sở phải vững mạnh về chính trị, tư
tưởng và tổ chức, phải bám sát được mọi hoạt động của quần chúng nhân
dân, thực sự là hạt nhân lãnh đạo, là tổ chức tin cậy trong các tổ chức chính
trị trong nhân dân, cán bộ, đảng viên phải gương mẫu gắn bó với dân. Xây
dựng bộ máy chính quyền thực sự là của dân, do dân, vì dân, kiên quyết
đấu tranh với các biểu hiện quan liêu, cửa quyền xa rời quần chúng.
Thường xuyên tổ chức bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ về phẩm chất đạo
đức, năng lực quản lý điều hành địa phương trong thời bình và cả khi có
tình huống phức tạp hoặc khi có chiến tranh xảy ra, trước mắt thực hiện có
hiệu quả nhiệm vụ phịng, chống “Diễn biến hồ bình” bạo loạn lật đổ giữ
vững sự ổn định về chính trị, giữ vững chính quyền. Chăm lo xây dựng các
tổ chức, đồn thể chính trị - xã hội ở địa phương vững mạnh, hoạt động có
hiệu quả nhằm thực hiện tốt chức năng giáo dục vận động quần chúng thực
hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị xã hội ở địa phương. Xây dựng các tổ
chức trong hệ thống chính trị phải kết hợp chặt chẽ giữa xây dựng về tổ
chức với xây dựng con người thành viên trong tổ chức. Gắn xây dựng đội
ngũ đảng viên với xây dựng đội ngũ cán bộ làm nịng cốt cho các tổ chức;
trong đó, coi trọng công tác bồi dưỡng, đào tạo xây dựng đội ngũ cán bộ
chủ trì ở các tổ chức, ban, ngành, đoàn thể, cán bộ cơ sở (xã, phường). Đối
với các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu
số sinh sống cần lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng, phát huy tốt vai trò của các
10
già làng, trưởng bản trong việc khuyên bảo, động viên con em dân tộc
mình thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà
nước và nhiệm vụ qn sự, quốc phịng - an ninh.
Trong cơng tác xây dựng, củng cố các tổ chức trong hệ thống chính trị
phải gắn liền việc củng cố chính trị với phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội
đáp ứng yêu cầu xây dựng KVPT trên mọi lĩnh vực. Trong đó, xây dựng
đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị ở địa phương vững mạnh là yếu tố
bảo đảm cho các tổ chức, đồn thể, ln ln vững mạnh trở thành đội
quân hùng hậu của địa phương, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng
KVPT vững chắc, có đủ khả năng bảo vệ địa phương cả thời bình và thời
chiến.
Tóm lại, hoạt động lãnh đạo của cấp uỷ địa phương trong xây dựng
KVPT phải vững chắc toàn diện cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Khơng
được coi nhẹ một mặt nào, vấn đề đó phải được quan tâm lãnh đạo tiến hành
một cách thường xuyên, liên tục ở mọi lúc, mọi nơi ngay từ thời bình.
2. Lãnh đạo xây dựng phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội kết hợp với
quân sự, quốc phòng và an ninh trong xây dựng khu vực phòng thủ:
Sức mạnh của KVPT ở từng địa phương là sức mạnh tổng hợp của
nhiều mặt, nhiều yếu tố: chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá - xã hội, khoa
học kỹ thuật... Tuy nhiệm vụ kinh tế và nhiệm vụ quân sự, quốc phịng và
an ninh có những u cầu cụ thể khác nhau, nhưng giữa chúng lại có sự
liên quan gắn bó chặt chẽ tạo điều kiện thúc đẩy lẫn nhau. Trong đó, kinh
tế là nền tảng vật chất bảo đảm cho quân sự, quốc phòng và an ninh được
xây dựng và củng cố vững chắc về mặt vật chất và tiềm lực. Quân sự, quốc
phòng và an ninh là điều kiện bảo đảm cho sự ổn định và phát triển kinh tế,
văn hoá - xã hội trong KVPT, thực tiễn đã cho thấy ở địa phương nào có
11
tiềm lực kinh tế mạnh ở đó sẽ có điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng
các cơng trình phịng thủ, xây dựng lực lượng và huy động cơ sở vật chất,
phương tiện kỹ thuật cho xây dựng KVPT. Vì vậy, quá trình lãnh đạo của
cấp uỷ địa phương cần phải tiếp tục quán triệt sâu sắc hai nhiệm vụ chiến
lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, thúc đẩy sự chuyển
dịch cơ cấu kinh tế và sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố của địa
phương; xác định chủ trương, biện pháp phải phù hợp, đó là tạo điều kiện
để phát huy mọi tiềm năng, thế mạnh của địa phương bảo đảm cho sự phát
triển kinh tế vững chắc tồn diện cả về cơng, nơng, lâm nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp, thương mại, dịch vụ, cơ sở hạ tầng, phát triển y tế, giáo dục...
Gắn sự tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm quyền
làm chủ và lợi ích của nhân dân, phát triển nâng cao dân trí, xây dựng nếp
sống văn hoá, phát huy truyền thống của địa phương theo hướng hiện đại,
đậm đà bản sắc dân tộc.
Lãnh đạo, chỉ đạo đầu tư cho cơng tác phịng chống các tệ nạn xã hội,
chống sự xuống cấp về đạo đức, lối sống trong các tầng lớp nhân dân dan,
nhất là đối với thế hệ trẻ.
Quá trình xây dựng, phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội phải gắn chặt
với quốc phịng - an ninh và q trình xây dựng, hoạt động của KVPT ở
thời bình, đồng thời hướng tới sẵn sàng chuyển địa phương sang thời chiến
khi có chiến tranh xảy ra.
3. Lãnh đạo xây dựng khu vực phòng thủ về quân sự:
Quân sự là vấn đề cốt lõi của KVPT, trong khi tập trung lãnh đạo xây
dựng tiềm lực về kinh tế, chính trị - xã hội cần phải đầu tư đúng mức về
lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng KVPT về quân sự. Trong đó, tập trung lãnh đạo
xây dựng thế trận làng, xã chiến đấu, xây dựng các căn cứ hậu phương, căn
12
cứ chiến đấu, các điểm tựa, cụm điểm tựa, các cơng trình phịng thủ liên
hồn vững chắc. Đối với các địa bàn ở miền núi, biên giới, hải đảo cần kết
hợp chặt chẽ giữa các “chốt dân quân” với các đồn biên phòng, kết hợp
giữa lực lượng vũ trang của đảo với các hải đoàn, hải đội để tạo nên thế
liên hoàn vững chắc... Lãnh đạo xây dựng thế trận KVPT trong thời bình,
phải hướng tới đáp ứng yêu cầu đánh thắng chiến tranh xâm lược của địch
có sử dụng vũ khí cơng nghệ cao (nếu xảy ra).
Lãnh đạo xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diện gồm cả
lực lượng thường trực (bộ đội địa phương), dân quân tự vệ và dự bị động
viên vững vàng về chính trị, ổn định về tư tưởng, tổ chức, có năng lực
quản lý, chỉ huy và thực hiện tốt chức năng tham mưu cho cấp uỷ, chính
quyền địa phương, bảo đảm cho địa phương có lực lượng dân quân tự vệ
và lực lượng dự bị động viên rộng khắp, với chất lượng cao, sẵn sàng
huy động kịp thời xử trí và giành thắng lợi mọi tình huống xảy ra, trong
mọi điều kiện hồn, cảnh thời bình cũng như thời chiến.
Lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ công tác tuyển quân hàng năm, thực hiện
với tư tưởng chỉ đạo “3 gặp, 4 biết” và “3 bình cử, 4 cơng khai” bảo
đảm cho cơng tác tuyển quân đạt chỉ tiêu và có chất lượng trên giao.
Lãnh đạo công tác hậu cần - kỹ thuật từng bước xây dựng hoàn chỉnh kế
hoạch chuyên ngành theo yêu cầu nhiệm vụ xây dựng KVPT của địa phương,
chủ động xây dựng thế trận, lực lượng hậu cần - kỹ thuật bảo đảm sức khoẻ cho
bộ đội, bảo đảm cơ sở vật chất, kỹ thuật, vũ khí trang bị cho xây dựng và sẵn
sàng chiến đấu. Tuỳ theo đặc điểm của từng địa phương, để lựa chọn biện pháp
lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng, bảo vệ khai thác các nguồn tài nguyên, cơ sở vật
chất tại chỗ phục vụ cho xây dựng và hoạt động KVPT.
13
4. Lãnh đạo hoạt động quản lý, điều hành của chính quyền địa phương
trong xây dựng khu vực phịng thủ:
Nghị quyết số 02 của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương khoá
VI (ngày 30 - 7 - 1987) về cơ chế lãnh đạo của Đảng đối với công tác quốc
phòng, quân sự địa phương xác định: “ Cấp uỷ địa phương lãnh đạo, chính
quyền địa phương quản lý điều hành theo pháp luật, các cơ quan, ban,
ngành, đoàn thể chính trị - xã hội ở địa phương nịng cốt là cơ quan quân
sự làm tham mưu theo chức năng, chỉ huy trưởng quân sự địa phương chỉ
huy thống nhất các lực lượng thuộc quyền”.
Thực hiện cơ chế đó trong xây dựng KVPT, cấp uỷ địa phương lãnh
đạo, chính quyền (Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân) cụ thể hoá các
chủ trương, nghị quyết của cấp uỷ về xây dựng KVPT thành hệ thống các
quy định, quy chế và các kế hoạch biện pháp để tổ chức thực hiện.
Lãnh đạo, xây dựng chính quyền ở cơ sở (Hội đồng nhân dân và Ủy
ban nhân dân) cấp xã, phường vững mạnh về chính trị để làm cơ sở xây
dựng KVPT vững chắc. Bởi cơ sở xã, phường có vị trí rất quan trọng, là
nền tảng của nền quốc phịng tồn dân, KVPT địa phương. Do vậy, xây
dựng cơ sở xã, phường vững mạnh trong tình hình hiện nay địi hỏi phải
đáp ứng yêu cầu: chính trị ổn định, kinh tế, văn hố - xã hội phát triển,
quốc phịng - an ninh vững mạnh , trong đó lấy xây dựng về chính trị vững
mạnh làm cơ sở để xây dựng các mặt khác. Quá trình tổ chức thực hiện
phải lãnh đạo công tác quán triệt, triển khai xây dựng kế hoạch trên các
lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự, văn hoá - xã hội gắn với xây dựng khu
vực khu vực phòng thủ.
Lãnh đạo phát huy vai trò trách nhiệm của Ủy ban nhân dân trong chỉ
đạo các ban, ngành, cơ quan quân sự và cơ quan công an làm tốt công tác
14
tham mưu cho cấp ủy, chính quyền và xây dựng quyết tâm, kế hoạch của
ngành mình đáp ứng yêu cầu xây dựng và hoạt động KVPT ngay từ thời
bình.
Lãnh đạo chặt chẽ mọi hoạt động và kiểm tra kết quả tổ chức thực
hiện nghị quyết của Ủy ban nhân dân về xây dựng KVPT, kịp thời phát
hiện, bổ sung. Khắc phục những biểu hiện tư tưởng lệch lạc, những hạn
chế trong chỉ đạo xây dựng KVPT, nhất là ở cấp cơ sở.
5. Lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện tốt các chính sách, pháp luật
của Nhà nước trong xây dựng khu vực phòng thủ:
Lãnh đạo thực hiện tốt chính sách của Đảng và Nhà nước ở địa
phương có ý nghĩa to lớn vừa mang tính nhân đạo, truyền thống của dân
tộc Việt nam, vừa là biện pháp thiết thực góp phần củng cố “thế trận lịng
dân”, xây dựng KVPT vững chắc. Đây là một trong những nội dung lãnh
đạo quan trọng của cấp uỷ địa phương, vì nó góp phần thúc đẩy q trình
xây dựng hệ thống chính trị - xã hội ở địa phương vững mạnh. Qua đó
củng cố được niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, mặt khác
động viên được nhân tài , vật lực cho nhiệm vụ quốc phòng và an ninh.
Trên cơ sở đó tăng cường khối đại đồn kết toàn dân, phát huy được sức mạnh
to lớn của nhân dân địa phương vào xây dựng KVPT và tham gia thực hiện các
chủ trương nhiệm vụ của cấp uỷ và chính quyền địa phương.
Do vậy, để thực hiện tốt các chính sách, pháp luật của Nhà nước trong
xây dựng KVPT, đòi hỏi phải lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức tuyên truyền, giáo
dục sâu rộng trong các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân về mục đích, ý
nghĩa, yêu cầu nội dung các chính sách của Đảng và nhà nước về quốc phòng
- an ninh, về xây dựng KVPT, về hậu phương quân đội, chính sách đối với
15
dân qn tự vệ, chính sách với người có cơng với cách mạng, xố đói giảm
nghèo... để mọi người tự giác thực hiện và đôn đốc nhau cùng thực hiện.
Lãnh đạo phát huy vai trị các tổ chức đảng, chính quyền các cấp, các cơ
quan, ban, ngành trong quán triệt, triển khai thực hiện các chính sách, các
pháp lệnh, pháp luật về cơng tác qn sự, quốc phịng. Nhất là những vấn đề
liên quan đến xây dựng thế trận, xây dựng lực lượng trong KVPT.
Lãnh đạo xây dựng và đẩy mạnh các phong trào như: Phong trào thực
hiện tốt nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ quốc phòng và an ninh, phong trào đền
ơn đáp nghĩa, phong trào xoá đối, giảm nghèo...
Lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ cơng tác chính sách hậu phương qn đội,
gia đình có cơng với cách mạng, gia đình có người là nạn nhân chất độc
màu da cam, chính sách đối với người dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng
xa.
Đối với các địa bàn biên giới phải lãnh đạo chặt chẽ việc thực hiện các
quan điểm, chính sách đối ngoại qn sự của Đảng góp phần giữ vững và
củng cố mối quan hệ đoàn kết quân đội giữa hai nước, hai dân tộc.
Phát huy vai trò các cơ quan của Đảng, chính quyền, nhất là cơ quan
tổ chức, cán bộ, kế hoạch, tài chính, lao động thương binh và xã hội, quân
sự, công an... Nghiên cứu giúp cấp ủy, chính quyền cụ thể hố các chính
sách của Đảng và Nhà nước phù hợp với điều kiện của địa phương, góp
phần vừa thúc đẩy nhiệm vụ quốc phòng - an ninh, vừa bồi dưỡng sức dân
phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Thường xuyên chỉ đạo bồi dưỡng cán bộ, cơ quan làm chính sách ở
địa phương về phẩm chất năng lực để làm tham mưu cho cấp uỷ, chính
quyền được sát đúng. Đồng hời phải có khả năng tổ chức vận động hướng
dẫn quần chúng thực hiện đầy đủ các chính sách của Đảng và Nhà nước ở
16
địa phương. Tổ chức kiểm tra theo dõi rút kinh nghiệm để kịp thời có biện
pháp lãnh đạo, chỉ đạo nhân điển hình tiên tiến, khắc phục những thiếu sót,
lệch lạc trong các chính sách để đề nghị sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh cho
phù hợp với sự phát triển của địa phương.
Trên đây là những nội dung, biện pháp lãnh đạo chủ yếu của cấp uỷ
địa phương trong xây dựng KVPT, từng cấp uỷ phải căn cứ vào đặc điểm
tình hình cụ thể của địa phương mình để vận dụng cho phù hợp thiết thực
xây dựng KVPT vững chắc đáp ứng yêu cầu hoạt động KVPT trong điều
kiện thời bình cũng như khi có chiến tranh xảy ra.
II. Tăng cường sự lãnh đạo của cấp uỷ địa phương trong hoạt
động khu vực phịng thủ thời bình.
1. Đặc điểm hoạt động lãnh đạo của cấp uỷ địa phương trong hoạt
động khu vực phịng thủ thời bình:
Trong thời bình lãnh đạo của cấp uỷ địa phương về hoạt động của
KVPT luôn ln có mối quan hệ chặt chẽ với lãnh đạo xây dựng KVPT.
Hai nội dung hoạt động lãnh đạo này khơng tách rời nhau mà nó ln ln
là ngun nhân, kết quả của nhau.
Lãnh đạo của cấp uỷ địa phương đối với hoạt động KVPT hàng năm
thường đã được xác định trước theo kế hoạch và sự lãnh đạo, chỉ đạo của
tổ chức đảng, người chỉ huy cơ quan quân sự cấp trên. Tuy nhiên, quá trình
tổ chức triển khai thực hiện vẫn có thể có sự thay đổi, do vậy việc lãnh đạo
phải luôn luôn chủ động, sáng tạo phù hợp với đặc điểm tình hình cụ thể.
Lãnh đạo của cấp uỷ địa phương đối với hoạt động KVPT thường gắn liền
với nhiều nội dung, nhiều mặt lãnh đạo khác rất đa dang, phong phú. Nếu không
làm tốt công tác tham mưu, không chú trọng đúng mức về lãnh đạo dễ dẫn đến
tình trạng giản đơn, chất lượng hiệu quả sẽ không cao.
17
Mặt khác, mọi hoạt động của KVPT trong điều kiện thời bình đều liên
quan đến nhiều cơ quan, ban, ngành, nhiều thành phần lực lượng, việc lãnh
đạo, chỉ đạo, tổ chức phối hợp, hiệp đồng bảo đảm có nhiều khó khăn, phức
tạp. Trong các nội dung hoạt động của KVPT, cấp uỷ địa phương vừa là chủ
thể lãnh đạo vừa là một thành phần quan trọng hoạt động theo nguyên tắc, cơ
chế lãnh đạo của Đảng đối với công tác quân sự, quốc phòng ở địa phương.
Hoạt động của cấp uỷ địa phương trong KVPT không chỉ trực tiếp tạo
nên sự đồng bộ, thống nhất có ý nghĩa quyết định đối với hiệu quả các hoạt
động, mà còn là quá trình tập dượt, rèn luyện nâng cao năng lực lãnh đạo,
tạo thế chủ chủ động cả về lãnh đạo và tổ chức triển khai thực hiện của các
cơ quan, ban, ngành, đồn thể trong hệ thống chính trị - xã hội, bảo đảm
cho KVPT luôn luôn ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao và chủ động bước
vào chiến đấu giành thắng lợi khi có chiến tranh xảy ra.
2. Những nội dung lãnh đạo cơ bản của cấp uỷ địa phương trong
hoạt động khu vực phịng thủ thời bình:
Cấp uỷ địa phương không chỉ lãnh đạo xây dựng, hoạt động của
KVPT mà cịn lãnh đạo tồn bộ hoạt động của cả hệ thống chính trị - xã
hội và mọi lĩnh vực về kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hố, xã hội... của
địa phương. Vì vậy, để nâng cao chất lượng lãnh đạo đối với hoạt động
KVPT trong thời bình, cần tập trung vào một số vấn đề chủ yếu sau:
Lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành từng bước xây dựng, bổ sung hoàn chỉnh
các phương án và quyết tâm thực hiện phương án A, A2, A3, A4 đối với
các lực lượng vũ trang; Kế hoạch B đối với các cơ quan, ban, ngành của
địa phương làm cơ sở cho huấn luyện, diễn tập nâng cao trình độ sẵn sàng
chiến đấu và chuyển địa phương sang thời chiến khi có lệnh.
18
Lãnh đạo thực hiện tốt công tác huấn luyện, bồi dưỡng kiến thức quốc
phòng, kiến thức chuyên ngành các binh chủng cho các đối tượng. Bảo đảm
thực hiện đúng và vận dụng sáng tạo “3 quan điểm, 8 nguyên tắc và 6 mối
kết hợp” trong huấn luyện, làm cho mọi cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng vũ
trang luôn luôn được nâng cao trình độ kỹ thuật, chiến thuật đáp ứng yêu
cầu tác chiến KVPT trong điều kiện mới. Lãnh đạo nâng cao chất lượng các
hoạt động diễn tập như: diễn tập huy động lực lượng dự bị động viên; diễn
tập chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu, diễn tập phịng khơng nhân dân,
diễn tập xử trí tình huống A2, diễn tập tác chiến khu vực phòng thủ, diễn tập
vận hành cơ chế 02... Trong quá trình diễn tập, cấp uỷ địa phương vừa là cơ
quan lãnh đạo, chỉ đạo diễn tập, vừa là một thành phần có nội dung hoạt
động xun suốt tồn bộ cuộc diễn tập. Trong đó, cấp uỷ thường tiến hành
các Hội nghị Đảng uỷ (Thường vụ) để đánh giá kết luận, nhận định tình
hình các mặt, nghe báo cáo, đề đạt, thảo luận thông qua quyết tâm (kế
hoạch) của người chỉ huy và quyết định những chủ trương, biện pháp lãnh
đạo thực hiện hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao, phân công trong Đảng uỷ
(Thường vụ) tổ chức triển khai thực hiện nghị quyết lãnh đạo.
Cấp uỷ địa phương lãnh đạo diễn tập KVPT phải luôn luôn bám sát
quyết tâm (kế hoạch) và đối tượng tác chiến trên từng hướng, đồng thời
xác định hướng cho mọi hoạt động phù hợp với đặc điểm chiến đấu trong
điều kiện địch sử dụng vũ khí cơng nghệ cao, qua đó để rèn luyện bản lĩnh,
tâm thế sẵn sàng chiến đấu cho các thành phần lực lượng.
Đối với các KVPT ở vùng biên giới, hải đảo cần đặc biệt quan tâm lãnh
đạo làm tốt công tác hoạt động đối ngoại quân sự, bảo đảm cho các hoạt động
qua lại biên giới theo định kỳ trao đổi tình hình giữa lực lượng vũ trang của ta
và bạn. Đồng thời phối hợp giải quyết các vụ việc hoạt động trái pháp luật, như
19
ngăn chặn người vượt biên trái phép, phịng chống bn lậu và các loại tội
phạm... đúng với chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước ta và quy ước quốc
tế. Thông qua lãnh đạo chặt chẽ hoạt động đối ngoại qn sự tạo nên mối quan
hệ đồn kết gắn bó giữa nhân dân địa phương hai nước ở vùng biên giới, giữ
vững sự ổn định chính trị, trật tự an tồn xã hội biên giới.
Tóm lại
Hoạt động lãnh đạo của cấp uỷ địa phương trong xây dựng và hoạt
động của KVPT thời bình là vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự
nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt nam xã hội chủ nghĩa trong tình mới. địi hỏi ở
từng địa bàn, từng huyện (quận), tỉnh (thành phố) phải căn cứ vào đặc
điểm, tình hình cụ thể của địa phương để có chủ trương, biện pháp lãnh
đạo xây dựng và đi vào hoạt động cho phù hợp. Đặc biệt coi trọng lãnh đạo
đầu tư xây dựng và hoạt động KVPT trong thời bình theo hướng phục vụ
cho nhiệm vụ tác chiến với điều kiện địch sử dụng vũ khí công nghệ cao
trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc (nếu xảy ra). Kiên quyết chống tư tưởng
chủ quan, buông lỏng lãnh đạo hoặc coi nhẹ, hạ thấp vai trò lãnh đạo của
cấp ủy địa hương trong xây dựng và hoạt động của KVPT thời bình.