Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Bài Giảng Quản Trị Sản Xuất Và Tác Nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (226.98 KB, 21 trang )

CÂU 1:
Hãy trình bày khái niệm, bản chất của quản trị sản xuất. Phân tích mối quan hệ giữa quản
trị sản xuất với các hoạt động khác?
NỘI DUNG
I. KHÁI NIỆM VÀ BẢN CHẤT CỦA QUẢN TRỊ SẢN XUẤT.
1.1 SẢN XUẤT VÀ QUẢN TRỊ SẢN XUẤT
Sản xuất là một quá trình tạo ra hàng hóa và dịch vụ, với ý nghĩa này, có thể hiểu q trình
sản xuất diễn ra trên rất nhiều lĩnh vực: trong các nhà máy, trong các bệnh viện, trong các
văn phòng, trong các siêu thị, …..
Quản trị sản xuất chú trọng đến việc ra các quyết định liên quan đến quá trình sản xuất sao
cho hàng hóa – dịch vụ được sản xuất theo các tiêu chuẩn đã quy định, theo số lượng và lịch
trình mà khách hàng yêu cầu với chi phí thấp nhất.
1.2. BẢN CHẤT CỦA QUẢN TRỊ SẢN XUẤT.
Vậy bản chất của quản trị sản xuất là gì?. Nó bắt đầu hình thành từ đâu?. Đó là những câu
hỏi cần làm rõ trước khi đi vào nghiên cứu những nội dung của quản trị sản xuất.
Trong lịch sử phát triển kinh tế, người ta thấy rằng, trước khi có các hệ thống nhà máy lớn
xuất hiện, các loại sản phẩm công nghiệp tiêu dùng trong xã hội đều do các xưởng sản xuất nhỏ
(với một vài nhân công và thường do một người làm chủ) tạo ra. Khi đó quản trị sản xuất không
đặt thành vấn đề lớn. Tuy nhiên, kể từ khi có các hệ thống nhà máy lớn ra đời, tình hình đã thay đổi
hẳn. Nhiều câu hỏi đặt cần được giải đáp khi tổ chức một nhà máy sản xuất như cần phải bố trí mặt
bằng sản xuất như thế nào cho hợp lý, khoa học?, cần sản xuất ra bao nhiêu sản phẩm trong một
đơn vị thời gian, cần phải kiểm soát chất lượng như thế nào để ổn định chất lượng sản phẩm?, cần
bố trí dây chuyền sản xuất và sử dụng nhân lực như thế nào để vừa tăng năng suất lao động, vừa
duy trì được sản xuất khơng bị gián đoạn? Cần lập lịch trình sản xuất ra sao để đảm bảo giao hàng
đúng hẹn cho khách hàng … Việc trả lời đầy đủ các vần đề định ra như vậy chính là làm rõ bản
chất của quản trị sản xuất.
Như vậy thực chất của quản trị sản xuất là tồn bộ các cơng việc liên quan đến tổ chức và
vận hành một hệ thống sản xuất sao cho sản phẩm được tạo ra đạt đước yêu cầu về chất lượng với
chi phí thấp và đúng thời hạn giao hàng theo yêu cầu của khách hàng.
Như vậy, thực chất của quản trị là việc ra các quyết định liên quan đến sản xuất và tổ chức
thực hiện, kiểm tra các quyết định đó. Các quyết định cơ bản liên quan đến quản trị sản xuất bao


gồm:
Dự báo mức tiêu thụ sản phẩm: Dự báo mức bán sản phẩm là công việc đầu tiên người điều
hành sản xuất phải làm nhằm đảm bảo sản phẩm sản xuất ra có thể tiêu thụ được.
Quyết định về xây dựng nhà máy và bố trí mặt bằng sản xuất
c. Quyết định về sản phẩm và công nghệ


Sản xuất ra sản phẩm gì?, bằng cơng nghệ nào?, máy nào?, công suất bao nhiêu?, là những
vấn đề đặt ra ngay từ khi bắt đầu xây dựng nhà máy cho đến khi quá trình sản xuất diễn ra nhằm
đạt hiệu quả và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
1.

Quyết định sử dụng các nguồn lực

Là quyết định việc phối hợp kết hợp sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp vào q trình
sản xuất. Bằng các mơ hình tốn, chương hoạch định tổng hợp sẽ làm rõ việc sử dụng các nguồn
lực như lao động, máy móc, vật tư như thế nào để đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất.
2.

Quyết định về tồn kho

Giá trị hàng tồn kho thường chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp.
Tồn kho một mặt là điều kiện tất yếu để duy trì sản xuất nhưng mặt khác gây ứ động vốn rất lớn.
Do đó quyết định tồn kho như thế nào là một vấn đề rất quan trọng đối với mọi doanh nghiệp.
3. Quyết định về nhu cầu vật tư và vận chuyển vật tư
Quyết định nhu cầu vật tư là quyết định về chiến lược cung cấp vật tư, phụ tùng, bán thành
phẩm, mua ở đâu, người nào, phương thức nào là vấn đề rất quan trọng. Quyết định vận chuyển vật
tư là quyết định về sơ đồ, cách thức luân chuyển vật tư trong phạm vi nhà máy sao cho tiết kiệm
vận chuyển, hợp lý hóa thao tác để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả.
3.


Quyết định về điều độ tác nghiệp

Muốn đạt được năng suất và chất lượng cao, quá trình sản xuất công nghiệp giữa các khâu,
công đoạn phải hợp lý và chính xác đến từng giây. Do đó việc ứng dụng các mơ hình tốn vào điều
độ tác nghiệp để hợp lý hóa q trình sản xuất là ý nghĩa quyết định đến khả năng cạnh tranh của
doanh nghiệp.
1. Quyết định về bảo trì cơng nghiệp
Máy móc thiết bị sau một thời gian sản xuất phải được tiến hành bảo trì, sửa chữa nhằm duy
trì hoạt động thường xuyên. Do đó lập kế hoạch bảo trì và trang bị máy dự phịng là u cầu khơng
thể thiếu của cơng tác quản trị sản xuất.
Ngoài các vấn đề nêu trên, quản trị sản xuất còn liên quan đến nhiều vấn đề khác như: vấn
đề quản trị chất lượng, quản trị nguồn nhân lực, phòng cháy nổ, bảo hộ lao động,v.v….Những vấn
đề này sẽ được làm rỏ ở các môn khác do đó tài liệu này sẽ giới hạn khơng đề cập đến.

CÂU 2:
Hãy trình bày khái niệm và nội dung của hoạch định tổng hợp trong sản xuất?
NỘI DUNG
1. LẬP KẾ HOẠCH TỔNG HỢP
1.1 Khái niêm:
Lập kế hoạch tổng hợp của sản xuất hay còn gọi là kế hoạch sản xuất tổng hợp là việc phác
họa các phương thức kết hợp các nguồn lực của doanh nghiệp một cách hợp lý vào quá trình sản


xuất nhằm đạt các mục tiêu về thời gian, số lượng và chất lượng sản phẩm đồng thời cực tiểu hóa
chi phí, giảm đến mức thấp nhất dao động cơng việc và hàng tồn kho
1.3 NỘI DUNG CỦA KẾ HOẠCH SẢN XUẤT TỔNG HỢP
Một kế hoạch sản xuất tổng hợp bao gồm 3 nội dung cơ bản sau
1.3.1 Mục tiêu của kế hoạch
- Mục tiêu số lượng hay sản lượng sản phẩm: Xác định mục tiêu này có thể dựa vào kinh

nghiệm thực tế, dự báo thị trường và các đơn đặt hàng trước
- Mục tiêu chất lượng
- Mục tiêu về thời gian
Ngoài ra trong kế hoạch sản xuất cũng phải chú trọng nhiều đến mục tiêu về chi phí sản xuất
1.3.2 Cân đối các nguồn lực phục vụ sản xuất
* Cân đối khả năng về lực lượng lao động
Các biện pháp có thể thực hiện
- Thuê thêm hay sa thải công nhân
- Sử dụng nhân công thời vụ
- Gia cơng vệ tinh bên ngồi
* Cân đối về khả năng hoạt động của máy móc thiết bị
Các biện pháp có thể thực hiện
1.

Mua/trang bị thêm máy mới

2.

Thuê máy móc khác

3.

Hợp đồng phụ bên ngoài

4.

Thay đổi mức tồn kho
* Cân đối khả năng cung cấp vật tư
- Khai thác các nguồn cung cấp mới
- Tăng dự trữ vật tư

- Mua ngoài bán thành phẩm thay vì mua ngun liệu

1.3.3 Phân cơng nhiệm vụ cho các bộ phận và kiểm tra
* Phân công nhiệm vụ cho các tổ, xưởng, đội sản xuất
* Phân công nhiệm vụ cho bộ phận kỹ thuật
- Bảo đảm duy trì hoạt động của các thiết bị kỹ thuật
- Xây dựng quy trình sản xuất mới
- Xây dựng các định mức kỹ thuật và các tiêu chuẩn giám sát


- Các biện pháp giám sát kỹ thuật
* Phân công nhiệm vụ cho bộ phận cung cấp vật tư
- Bảo đảm các nguồn cung ứng vật tư
- Bảo đảm kế hoạch dự trữ vật tư
* Phân công bộ phận cung ứng lao động
Chuẩn bị kế hoạch
5.

Tuyển dụng, sa thải công nhân

6.

Phương thức sử dụng nhân công tạm thời

7.

Phương thức áp dụng tăng ca

8.


Cách thức đào tạo nhân viên mới

CÂU 3:
Hãy phân tích kỹ thuật phân loại hàng tồn kho của nhà kinh tế người Ý (Pareto)? Trình bày
các loại chi phí tồn kho?
NỘI DUNG
1.2.1. Sử dụng kỹ thuật phân tích ABC để phân loại hàng tồn kho.
Kỹ thuật phân tích ABC được đề xuất dựa vào nguyên tắc Pareto (Pareto là một nhà kinh tế
Italia vào thế kỷ 19).
Kỹ thuật phân tích ABC phân tổng số loại hàng tồn kho thành 3 nhóm: A, B, C dựa vào giá
trị hàng năm của chúng.
Giá trị hàng năm này được xác định bằng cách lấy tích hai thừa số: Nhu cầu hàng năm của
hàng tồn kho và phí tổn cho mỗi đơn vị hàng tồn kho và tính theo từng loại hàng.
Tiêu chuẩn cụ thể của từng nhóm hàng tồn kho được xác định như sau:
Nhóm A: Bao gồm những loại hàng tồn kho có giá trị hàng năm cao nhất, chúng có giá trị
từ 70 – 80% so với tổng giá trị hàng tồn kho, nhưng về mặt số lượng chúng chỉ chiếm 15% tổng số
hàng tồn kho.


Nhóm B: Bao gồm những loại hàng tồn kho có giá trị hàng năm trung bình, chúng có giá trị
từ 15% – 25% so với tổng giá trị hàng tồn kho, nhưng về mặt số lượng chúng chiếm khoảng 30%
tổng số hàng tồn kho.
Nhóm C: Bao gồm những loại hàng tồn kho có giá trị hàng năm nhỏ, chúng có giá trị từ 5%
so với tổng giá trị hàng tồn kho, nhưng về mặt số lượng chúng chiếm đến 50 -55% tổng số hàng
tồn kho.
Bằng biều đồ chúng ta có thể biểu diễn tiêu chuẩn của các nhóm hàng tồn kho theo kỹ thuật
phân tích ABC như sau:

Kỹ thuật phân tích ABC có những tác dụng như sau trong cơng tác quản trị tồn kho:
- Các nguồn tiềm lực dùng mua hàng nhóm A cần phải cao hơn nhiều so với nhóm C, do đó

cần có sự ưu tiên đầu tư thích đáng.
- Các loại hàng thuộc nhóm A cần có một sự kiểm sốt tồn kho chặt chẽ về hiện vật, việc
thiết lập những báo cáo chính xác về hàng tồn kho thuộc nhóm A phải thực hiện thường xuyên
nhằm đảm bảo khả năng an toàn trong sản xuất.


- Trong dự báo nhu cầu vật tư chúng ta có thể áp dụng các phương pháp dự báo khác nhau
cho các nhóm hàng khác nhau. Nhóm A cần được dự báo cẩn thận hơn các nhóm khác.
- Nhờ có các kỹ thuật phân tích A, B, C trình độ của nhân viên giữ kho sẽ không ngừng
được nâng lên, do họ thường xuyên thực hiện các chu kỳ kiểm tốn của từng nhóm hàng.
Tóm lại kỹ thuật phân tích ABC sẽ cho chúng những kết quả tốt hơn trong dự báo, kiểm sốt
hiện vật đảm bảo tính khả thi của nguồn cung ứng, tối ưu hóa lượng dự trữ hàng tồn kho.

CÂU 4:
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sản xuất hay mua ngoài trong việc chọn lựa
quy trình sản xuất?
NỘI DUNG
2.2.3 Quyết định sản xuất hay mua
Không phải tất cả các bộ phận cấu thành nên sản phẩm đều được sản xuất, một số bộ phận có thể
được mua từ các nhà cung cấp. Quyết định bộ phận nào được sản xuất, bộ phận nào được mua
ngoài được gọi là quyết định sản xuất hay mua
Quyết định sản xuất hay mua phụ thuộc vào các yếu tố như sau
* Giá
Khi doanh nghiệp quyết định đặt sản xuất bên ngồi thay vì tự sản xuất thì yếu tố giá cả là một
trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến việc ra quyết định. Thông thường doanh nghiệp
sẽ đặt sản xuất bên ngoài khi chi phí để sản xuất ra cao hơn chi phí mua ngoài. Tuy nhiên việc so
sánh này nhiều khi cũng thiếu chính xác do chi phí sản xuất ra sản phẩm tại doanh nghiệp phụ
thuộc nhiều vào khấu hao, phân bổ tổng chi phí. Trong nhiều trường hợp cơng ty vẫn quyết định
đặt ngồi thay vì sản xuất mặc dù chi phí tự sản xuất thấp hơn mua ngồi do quan điểm thời gian
để sản xuất sản phẩm khác mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn

* Năng lực sản xuất
Công ty đang hoạt động dưới năng lực bình thường hoặc muốn duy trì lực lượng nhân cơng ổn định
thì muốn tự sản xuất ra các chi tiết hơn là mua bên ngồi, trong trường hợp này thì tự sản xuất sẽ
làm giảm chi phí khấu hao trên một sản phẩm và làm cho giá thành sản phẩm rẻ đi. Khi năng lực
sản xuất của công ty không đủ khả năng để sản xuất tất cả các chi tiết thì lúc đó cơng ty cần phải
chọn lựa chi tiết nào tự thực hiện và chi tiết nào sẽ được gia công từ bên ngồi. Thơng thường cơng
ty nên chọn loại chi tiết nào hoặc sản phẩm có nhu cầu đều đặn để sản xuất cịn các chi tiết hoặc
sản phẩm có nhu cầu thay đổi thì nên đặt gia cơng bên ngoài


* Chất lượng
Khả năng cung cấp các chi tiết có chất lượng ổn định là mối quan tâm trong quyết định sản xuất
hay mua. Thông thường, việc kiểm tra chất lượng của tất cả chủng loại được sản xuất tại doanh
nghiệp thì dễ dàng hơn nhiều so với chủng loại được gia cơng bên ngồi. Tuy nhiên việc chuẩn hóa
các chi tiết, cấp giấy chứng nhận cho các nhà cung cấp, cùng với nhà cung cấp tham gia vào quá
trình thiết kế sản phẩm có thể cải thiện chất lượng các chi tiết được gia công từ các nhà cung cấp
bên ngoài. Khi triển khai mua chi tiết hoặc sản phẩm bên ngoài để bảo đảm chất lượng ổn định
doanh nghiệp cần có độ ngũ kỹ thuật giám sát, hướng dẫn và kiểm tra các vệ tinh bên ngoài. Bước
đầu cần đặt với số lượng nhỏ để kiểm tra về mặt tiến độ, chất lượng... sau khi thoã mãn các yêu cầu
về chất lượng doanh nghiệp cần phân loại các vệ tinh và có mức đặt đơn hàng cho phù hợp.
* Thời gian
Đơi khi các chi tiết được mua ngồi do các nhà cung cấp có thể sản xuất nhanh hơn doanh nghiệp
tự sản xuất. Quy mô nhà cung cấp nhỏ hơn nên hoạt động sản xuất của nó thường sẽ linh hoạt hơn
và nó sẽ đáp ứng nhanh chóng các thay đổi về thiết kế cũng như công nghệ
* Độ tin cậy
Độ tin cậy nhà cung cấp thường dựa trên 2 yếu tố chất lượng và thời gian giao hàng. Giao hàng trễ
hẹn hoặc giao hàng không đủ số lượng do các chi tiết bị loại vì kém chất lượng sẽ ảnh hưởng rất
nhiếu đến hệ thống sản xuất. Ngày nay nhiều công ty yêu cầu các nhà cung cấp phải đáp ứng yêu
cầu chất lượng và khả năng cung cấp nhất định để có thể đạt được chứng nhận là nhà cung cấp. Để
kiểm tra độ tin cậy nhà cung cấp thông thường các khách hàng sẽ kiểm tra hệ thống quản lý chất

lượng của nhà cung cấp mà trong đó quan trọng nhất là xem xét quy trình khắc phục phịng ngừa
các khuyết tật sản phẩm từ nhà cung cấp. ISO 9000 là một chương trình chứng nhận chất lượng ở
thị trường Châu Au. Những công ty ngồi khối Châu Au nếu khơng có chứng nhận ISO có khả
năng khơng thể kinh doanh được tại thị trường này. Một số công ty khác bị phạt rất nặng do không
cung cấp được các sản phẩm đủ độ tin cậy. Ví dụ cơng ty Chrysler phạt nhà cung cấp 30.000 USD/
giờ cho một đơn hàng bị trể.
* Kiến thức chuyên gia
Những công ty muốn giữ độc quyền các kiểu dáng thiết kế hoặc các cơng nghệ đặc biệt thì khơng
muốn đặt sản xuất bên ngồi. Cơng ty Coca Cola không muốn chuyển giao công thức sản xuất ra
các nhà cung cấp ngay cả các nhà cung cấp cam kết bảo đảm giữ bí mật. Cơng nghiệp chế tạo xe
hơi đã phát triển rất cao và nhiều chi tiết được gia cơng bên ngồi. Tuy nhiên họ ln muốn giữ
độc quyền các bộ phận chính như là động cơ, bộ truyền chuyển động, hệ thống hướng dẫn điện.
Các công ty Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan ngày nay học hỏi các chuyên gia Mỹ về thiết kế và chế tạo
máy bay bằng cách cung cấp các chi tiết của máy bay. Quyết định có chuyển giao kiến thức chuyên
gia cho nhà cung cấp để đạt hiệu quả về kinh tế bao gi cũng là một quyết định rất khó khăn.

CÂU 5:
Phân tích các yêu cầu và các yếu tố ảnh hưởng đến bố trí mặt bằng?


NỘI DUNG
1. BỐ TRÍ MẶT BẰNG
1.1 KHÁI NIỆM VỀ BỐ TRÍ MẶT BẰNG
1.1.1 Khái niệm
Bố trí mặt bằng SX là lập một bảng thiết kế sơ đồ mặt bằng nhà máy sao cho việc sắp xếp các tiện
nghi vật chất và con người tối ưu nhất cho sản xuất
Thiết kế mặt bằng bao gồm 2 vấn đề
* Thiết kế tổng mặt bằng là thiết kế sơ đồ chung của cả nhà máy như việc bố trí văn phịng, nhà
kho, bố trí các khu vực tiện ích cơng cộng…
* Thiết kế mặt bằng xưởng là thiết kế chi tiết mặt bằng trong 1 xưởng sản xuất, chổ nào đặt máy

nào? Đường vận chuyển như thế nào, kho chứa vật tư ra sao?...
Hai loai thiết kế này liên quan chặt chẽ lẫn nhau
1.1.2 Ý nghĩa
- BTMBSX là công cụ quan trọng đối với ban lãnh đạo công ty không chỉ khi xây dựng nhà máy
mà cịn là cơng cụ hoạch định sự thay đổi tiện nghi vật chất trong quá trình hoạt động tương lai của
nhà máy
- Việc sản xuất sản phẩm mới, thay đổi năng suất, thiết kế quy trình mới đều liên quan đến thiết kế
mặt bằng mới
- Bố trí mặt bằng khoa học không những tiết kiệm không gian mà còn bảo đảm năng suất của nhà
máy, tiết kiệm chi phí vận chuyển đồng thời bảo đảm an tồn trong sản xuất…
1.2 CÁC YÊU CẦU KHI THIẾT KẾ MẶT BẰNG SẢN XUẤT
Khi thiết kếmặt bằng sản xuất cần quan tâm các yếu tố sau
1.

Sự lưu chuyển của nguyên liệu;

2.

Điểm ứ đọng (bottleneck);

3.

Sự độc lập của máy móc;

4.

An tồn và tinh thần làm việc của người lao động;

5.


Việc chọn lựa thiết bị;

6.

Tính linh hoạt của hệ thống;

7.

Sử dụng hiệu quả nhất không gian nhà máy;

8.

Dễ giám sát;

9.

Thuận lợi cho công tác giao nhận và dễ dàng kết hợp giữa các bộ phận.

1.3 NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC THIẾT KẾ MBSX


Có rất nhiều yếu tố tác động đến việc bố trí mặt bằng
1.

Sản phẩm: kích thước, loại sản phẩm

2.

Khối lượng và tốc độ sản xuất


3.

Chất lượng

4.

Thiết bị

5.

Loại hình sản xuất

6.

Nhà xưởng

7.

Địa điểm nhà máy

8.

Con người

9.

Sơ đồ vận chuyển vật tư

CÂU 6:
Trình bày cách phân loại sản xuất theo hình thức tổ chức sản xuất?

NỘI DUNG
4.1 PHÂN LOẠI THEO HÌNH THỨC TỔ CHỨC SẢN XUẤT
4.1.1. Sản xuất liên thục (Flow shop)
Sản xuất liên tục là quá trình sản xuất mà ở đó người ta sản xuất và xử lý một khối lượng
lớn, một loại sản phẩm hoặc một nhóm sản phẩm nào đó.
Loại hình sản xuất này có một số đặc điểm sau:
1.

Thiết bị được lắp đặt theo dây chuyền và dịng di chuyển của sản phẩm có tính chất dịng
thẳng.

2.

Trong dạng sản xuất này máy móc thiết bị và các tổ hợp sản xuất được trang bị chỉ để sản
xuất một loại sản phẩm vì vậy hệ thống sản xuất khơng có tính linh hoạt. Cơng nghiệp hóa
dầu, cơng nghiệp sản xuất xi măng là những ví dụ điển hình về dạng sản xuất này.

3.

Nói chung dạng này thường đi cùng với tự động hóa q trình vận chuyển nội đia (dây
truyền, băng tải, v.v.) Việc tự động hóa sẽ giúp làm giảm đáng kể chi phí sản xuất đồng thời
đạt được chất lượng cao và ổn định.

4.

Trong các dạng doanh nghiệp này bắt buộc phải thực hiện phương pháp dự phịng máy móc
thiết bị để tránh sự gián đoạn trong quá trình sản xuất do sự cố thiết bị.

1.


4.1.2. Sản xuất gián đoạn (Job Shop)

Sản xuất gián đoạn là hình thức tổ chức sản xuất ở đó người ta xử lý, gia công, chế biến một số
lượng sản phẩm tương đối nhỏ cho mỗi loại nhưng số sản phẩm thì nhiều và đa dạng.
Dạng sản xuất này có các đặc điểm sau:


1.

Thiết bị mang tính vạn năng (máy tiện, máy phay, v.v)

2.

Việc lắp đặt thiết bị thực hiện theo các xưởng chun hóa theo chức năng.

3.

Bố trí các xưởng theo nhiệm vụ chun mơn hóa

Ví dụ:
Sản xuất xe đạp đạp sẽ phải bố trí các xưởng làm khung, xuởng đúc, xưởng sơn, v.v.
5.

Đối với dạng sản xuất này, máy móc thiết bị có khả năng thực hiện nhiều cơng việc khác
nhau liên quan đến nhiều sản phẩm khác nhau (không phải để chun mơn hóa một loại sản
phẩm) vì thế tính linh hoạt sẽ sản xuất rất cao. Tuy nhiên năng suất thiết bị khơng như nhau
nên rất khó tự động hóa và năng suất của cả qui trình sản xuất thường không cao bằng sản
xuất liên tục.
4.1.3. Sản xuất theo dự án


2.

Sản xuất theo dự án là loại hình sản xuất, ở đó sản phẩm là độc nhất (ví dụ: xây dựng một
cao ốc, xây dựng một con đường, đóng một con tàu, xây dựng một nhà máy thủy điện, ...)

3.

Nguyên tắc của tổ chức sản xuất theo dự án là tổ chức thực hiện các công việc và phối hợp
chúng sao cho giảm thời gian gián đoạn, đảm bảo kết thúc dự án đúng thời gian và chất
lượng đã cam kết.

4.

Đặc điểm của sản xuất theo dự án:

4.

Quá trình sản xuất không ổn định.

5.

Cơ cấu tổ chức thường xáo trộn rất lớn khi thay đổi từ sản xuất dự án này sang dự án khác

6.

Hình thức tổ hcức sản xuất phải đảm bảo tính linh hoạt cao để có thể thực hiện đồng thời
nhiều dự án sản xuất cùng lúc.

CÂU 7:
Trình bày cách phân loại sản xuất theo khách hàng và tính tự chủ của doanh nghiệp?

NỘI DUNG
4.2. PHÂN LOẠI THEO MỐI QUAN HỆ VỚI KHÁCH HÀNG.
4.2.1. Sản xuất để dự trữ
5.

Sản xuất dự trữ là loại hình sản xuất đón trước nhu cầu, khơng có đơn đặt hàng từ trước.

6.

Loại hình sản xuất này xảy ra trong các trường hợp sau :

7.

Chu kỳ sản xuất lớn hơn chu kỳ thương mại mà khách hàng yêu cầu. Chu kỳ sản xuất là
khoảng thời gian kể từ khi đưa sản phẩm vào gia cơng cho tới khi sản phẩm hồn thành và
có thể giao cho khách hàng. Cịn chu kỳ thương mại là khoảng thời gian kể từ khi khách
hàng có yêu cầu đến khi yêu cầu đó được phục vụ.Ví dụ: Sản xuất rượu có thể phải tiến
hành trong 4 -5 năm, nếu chờ có khách hàng mới sản xuất thì khơng thể thực hiện được.

8.

Các nhà sản xuất muốn sản xuất một khối lượng lớn để giảm giá thành sản phẩm, ví du: làm
giầy dép theo phương pháp công nghiệp.


9.

Nhu cầu về các loại sản phẩm có tính thời vụ trong khi các nhà sản xuất khơng muốn q
trình sản xuất bị gián đoạn, ví dụ: sản xuất áo đi mưa phục vụ mùa mưa vẫn có thể tiến hành
từ lúc chưa đến mùa mưa.

4.2.2. Sản xuất theo đơn đặt hàng

Theo hình thức này, quá trình sản xuất chỉ được tiến hành khi xuất hiện những yêu cầu cụ
thể của khách hàng về sản phẩm.
Dạng sản xuất này thường xảy ra khi:
10.

Sản phẩm đã sản xuất ra không dự trữ được (lĩnh vực ăn uống, dịch vụ,…)

11.

Sản phẩm có giá trị quá lớn, nếu sản xuất dự trữ thì rũi ro rất lớn ví dụ: sản xuất máy
bay,v.v…

12.

Sản phẩm làm ra nhà sản xuất cảm thấy sẽ rất khó tiêu thụ. Dạng sản xuất này có ưu điểm là
giảm khối lượng dự trữ, giảm rủi ro từ đó nâng cao khả năng thu lợi nhuận.
Tuy nhiên, đối với những sản phẩm có chu kỳ thương mại ngắn, áp dụng kiểu sản xuất theo
đơn đặt hàng sẽ rất hạn chế khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp về thời hạn giao hàng hoặc
tính có sẵn của sản phẩm.

4.3. PHÂN LOẠI THEO TÍNH TỰ CHỦ CỦA DOANH NGHIỆP VỀ SẢN PHẨM
Trên thực tế, doanh nghiệp có thể sản xuất ra sản phẩm theo ý muốn hoặc quan điểm của
mình, cũng có khi lại phải tuân thủ sự chỉ định của khách hàng. Theo tính tự chủ của sản xuất về
sản phẩm, người ta phân biệt làm ba loại:
4.3.1. Nhà thiết kế chế tạo
Đây là dạng doanh nghiệp tự thiết kế các sản phẩm của mình trên cơ sở các nguồn thơng tin
thị trường, tự sản xuất và tự tiêu thụ sản phẩm.
Loại doanh nghiệp này đòi hỏi một hệ thống quản lý sản xuất kinh doanh hồn chỉnh có tính

thích ứng cao vì đó là điều kiện để đảm bảo khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
Ví dụ: Công ty nước giải khát Coca – Cola tự thiết kế sản phẩm, tự tổ chức phân phối và
tiêu thụ sản phẩm của mình.
4.3.2. Nhà thầu
Là các doanh nghiệp chỉ thực hiện một số bộ phận các công việc sản xuất của người cho
thầu.
Tuy nhiên, doanh nghiệp nhận thầu cũng có thể tự chủ trong việc mua sắm nguyên vật liệu
và các trang thiết bị cần thiết và lựa chọn phương pháp sản xuất thích hợp để thỏa mãn nhu cầu đặt
ra của người cho thầu.
Ví dụ: Một cơng ty cao su có thể sản xuất một loại vỏ xe hơi theo sự chỉ định của một nhà
sản xuất xe hơi.
4.3.3. Người gia công


Người gia công là người đảm nhận một phần hoặc tồn bộ q trình sản xuất sản phẩm cho
một doanh nghiệp hoặc khách hàng khác nhưng họ khơng có quyền tự chủ trong việc mua nguyên
vật liệu. Mẫu mã, quy cách sản phẩm cũng hoàn toàn theo chỉ định của doanh nghiệp đặt gia công.
Đối với loại doanh nghiệp này khơng cần tìm hiểu đầy đủ thơng tin về thị trường sản phẩm
nhưng thường khá bị động vì mỗi lơ hàng bên đi gia cơng sẽ địi hỏi các u cầu về kỹ thuật sản
xuất khác nhau.
CÂU 8:
Trình bày khái niệm, phạm vi, phân loại bảo trì cơng nghiệp?
NỘI DUNG
2.1 KHÁI NIỆM VÀ PHẠM VI CỦA BẢO TRÌ CƠNG NGHIỆP
2.1.1 Khái niệm
Trong thời đại hiện nay máy móc, thiết bị đóng vai trị quan trọng ở tất cả mọi lãnh vực từ
sản xuất đến dịch vụ...Máy móc hư hỏng sẽ làm cho sản xuất đình đốn, giao hàng trễ hạn, dịch vụ
không đáp ứng độ thỏa mãn của khách hàng. Việc bảo đảm, duy trì tình trạng hoạt động tốt một
cách thường xuyên của máy móc thiết bị ngày càng được quan tâm và là một trong những nhiệm
vụ quan trọng của quản trị sản xuất

Tùy theo quan điểm của mỗi tổ chức, mỗi cơ quan mà thuật ngữ bảo trì có những khái niệm khác
nhau nhưng về cơ bản có nhiều điểm tương đồng. Sau đây là một số khái niệm tiêu biểu
* Khái niệm của Afnor
“ Bảo trì là tập hợp các hoạt động nhằm duy trì hoặc phục hồi một tài sản ở tình trạng nhất định
hoặc đảm bảo một dịch vụ xác định”
* Khái niệm của Total Productivity Development AB
“ Bảo trì bao gồm tất cả các hoạt động được thực hiện nhằm giữ cho thiết bị ở một tình trạng nhất
định hoặc phục hồi thiết bị về tình trạng này.”
* Khái niệm của Dimitri Kececioglu
“ Bảo trì là bất kỳ hành động nào nhằm duy trì các thiết bị khơng hư hỏng ở một tình trạng vận
hành đạt yêu cầu về mặt độ tin cậy và an tồn và nếu chúng bị hư hỏng thì phục hồi chúng về tình
trạng này.”
2.1.2 Phạm vi của bảo trì cơng nghiệp
Với khái niệm trình bày ở phần trên, phạm vi của bảo trì cơng nghiệp có thể rất rộng, bao
gồm việc bảo trì nhà xưởng, mặt bằng máy móc, thiết bị vận chuyển, thiết bị phát điện, các hệ
thống điều hịa khơng khí, thơng gió, hệ thống xử lý chất thải... Từ đó người ta phân loại bảo trì
thành các chức năng chính và phhụ như sau:
a. Các chức năng chính
- Bảo dưỡng các máy móc thiết bị hiện có bao gồm cả máy cơng cụ, máy động lực và các máy móc
khác
- Bảo dưỡng nhà xưởng và mặt bằng của nhà máy bao gồm xưởng sản xuất, kho tàng


- Bảo dưỡng hệ thống cung cấp năng lượng như hệ thống điện, hệ thống gas, hệ thống hơi đốt...
b. Các chức năng phụ
- Duy trì hoạt động của hệ thống xử lý chất thải
- Duy trì hoạt động của hệ thống phịng chống cháy nổ
- Duy trì hoạt động của hệ thống bảo hộ lao động (quạt thơng gió, máy điều hịa khơng khí, hệ
thống hút khói, chống tiếng ồn, chống bụi...)
- Những nhiệm vụ khác do ban lãnh đạo nhà máy giao cho bộ phận kỹ thuật bảo trì

Trong cơng tác bảo trì, những cơng việc đơn giản, mang tính chất thường nhật do hệ thống
bảo trì trong doanh nghiệp tự đảm nhận cịn những cơng việc mang tính chất chun mơn cao
thường giao cho những nhà thầu bên ngaòi vừa rẻ hơn, vừa đáp ứng yêu cầu chun mơn hơn
chẳng hạn việc bảo trì hệ thống thang máy, sửa chữa máy tính, sửa chữa hệ thống nâng hàng...
2.2 PHÂN LOẠI BẢO TRÌ
2.2.1 Bảo trì khơng kế hoạch
Bảo trì khơng kế hoạch được được hiểu như khơng có kế hoạch hay hoạt động bảo trì nào
được thực hiện cho đến khi máy móc, thiết bị bị hư hỏng, nếu có hư hỏng nào xảy ra thì máy móc
hay thiết bị đó được sửa chữa hay thay thế khác.
Bảo trì khơng có kế hoạch được phân ra làm 2 loại bảo trì phục hồi và bảo trì khẩn cấp
a. Bảo trì phục hồi
Bảo trì phục hồi khơng kế hoạch là tất cả hoạt động bảo trì được thực hiện sau khi xảy ra đột
xuất một hư hỏng nào đó để phục hồi thiết bị về tình trạng hoạt động bình thường nhằm thực hiện
các chức năng yêu cầu, một cơng việc được xếp vào bảo trì phục hồi khơng kế hoạch khi thời gian
thực hiện ít hơn 8 giờ.
b. Bảo trì khẩn cấp
Bảo trì khẩn cấp khơng kế hoạch là loại bảo trì cần thực hiện ngay sau khi hư hỏng xảy ra để
tránh những hư hỏng nghiêm trọng tiếp theo
Bảo trì khơng kế hoạch trong thực tế thiếu tính linh hoạt và doanh nghiệp rất khó kiểm sốt
chi phí nên đây là phương án bất đắc dĩ và ít được chấp thuận. Doanh nghiệp chỉ lựa chọn giải
pháp này khi ngừng máy đột xuất gây thiệt hại ở mức thấp. Đối với các máy móc, dây chuyền sản
xuất nếu việc dừng máy đột xuất gây thiệt hại to lớn đặc biệt thiệt hại liên quan đến sản lượng,
doanh thu thì giải pháp bảo trì khơng kế hoạch phải giảm thiểu đến mức thấp nhất.
2.2.2 Bảo trì có kế hoạch
Bảo trì có kế hoạch là bảo trì được hoạch định, tổ chức, thực hiện và kiểm tra theo một kế
hoạch đã được định trước.
a. Bảo trì phịng ngừa
Bảo trì phịng ngừa là hoạt động bảo trì được lập kế hoạch từ trước nhằm phòng ngừa hoặc
phát hiện các hỏng hóc có thể xảy ra trước khi chúng có thể tiến triển đến ngừng máy và gián đoạn
sản xuất.

* Bảo trì phịng ngừa trực tiếp


Bảo trì phịng ngừa trực tiếp cịn gọi là bảo trì định kỳ, đây là hoạt động bảo trì phịng ngừa
theo thời gian hoạt động hay số kilomet di chuyển...Hoạt động bảo trì này được thực hiện định kỳ
nhằm ngăn ngừa hư hỏng xảy ra bằng cách tác động và cải thiện một cách trực tiếp trạng thái vật
lý của máy móc thiết bị.
Những cơng việc bảo trì phịng ngừa trực tiếp thường là thay thế phụ tùng, lau chùi, vệ sinh,
bơi trơn... theo lịch trình đã định sẵn từ trước.
* Bảo trì phịng ngừa gián tiếp
Bảo trì phịng ngừa gián tiếp thực hiện để phát hiện các hỏng hóc từ ban đầu trước khi các
hỏng hóc này có thể xảy ra. Đối với bảo trì phịng ngừa gián tiếp thì khơng tác động vào trạng thái
vật lý của máy móc thiết bị mà thay vào đó là các kỹ thuật giám sát tình trạng máy móc để tìm ra
hoặc dự đốn các hỏng hóc của máy móc thiết bị
b. Bảo trì cải tiến
Bảo trì cải tiến thực hiện khi cần cải tiến thiết bị hoặc thay thế thiết bị. Bảo trì cải tiến liên
quan chặt chẻ đến cấu trúc, thiết kế của máy móc, thiết bị. Mục tiêu của bảo trì cải tiến là ngăn
chặn các hỏng hóc có thể xảy ra hoặc kéo dài tuổi thọ của máy móc thiết bị. Người ta chia bảo trì
cải tiến ra làm 2 loại
* Bảo trì thiết kế lại
Bảo trì thiết kế lại là bảo trì nhằm khắc phục hồn tồn những hư hỏng, khuyết tật hiện có của máy
móc, thiết bị.
* Bảo trì kéo dài tuổi thọ
Bảo trì kéo dài tuổi thọ là giải pháp kéo dài tuổi thọ của máy móc thiết bị bằng cách thay thế vật
liệu hoặc kết cấu
c. Bảo trì chính xác
Bảo trì chính xác là bảo trì dựa vào các thơng số có được từ bảo trì phịng ngừa gián tiếp để
hiệu chỉnh mơi trường và các thơng số củamáy móc, thiết bị để chúng đạt năng suất cao nhất, hiệu
suất và tuổi thọ.
d. Bảo trì dự phịng

Bảo trì dự phịng thực hiện khi máy móc, thiết bị đóng vai trị quan trọng trong dây chuyền
sản xuất, khi chúng ngưng hoạt động ảnh hưởng rất lớn đến sản lượng và doanh thu. Bảo trì này
thực hiện bằng cách bố trí máy, hoặc chi tiết, phụ tùng thay thế song song với cái đang hoạt động
hiện hành. Khí cái đang hoạt động hiện hành gặp phải sự cố thì bộ phận dự phịng được khởi động
và liên kết với dây chuyền.

CÂU 9:
Trình bày chức năng và các hoạt động kỹ thuật trong sản xuất?
NỘI DUNG
2.2. CÁC HOẠT ĐỘNG KỸ THUẬT TRONG SẢN XUẤT.


2.2.1 Kỹ thuật sản phẩm.
Kỹ thuật sản phẩm chủ yếu liên quan đến thiết kế sản phẩm. Hoạt động nghiên cứu và phát
triển (R & D) cũng liên quan đến thiết kế nhưng chỉ dừng lại ở trạng thái thí nghiệm nhằm thể hiện
ý tưởng; còn kỹ thuật sản phẩm là thiết kế cho mục đích thương mại và ứng dụng như trong mục
(II) đã trình bày, chức năng thiết kế sản phẩm (tức kỹ thuật sản phẩm) bao gồm năm nhiệm vụ cụ
thể. Dưới đây là nội dung các nhiệmvụ đó:
a Thiết kế các bộ phận của sản phẩm
Đây là bước thiết kế cụ thể sau khi hình thành được ý tưởng hay mơ hình. Nội dung của
bước này bao gồm:
1.

Thiêt kế các chi tiết của sản phẩm

2.

Thiết kế mối liên hệ giữa các chi tiết. Khi thiết kế một mặt phải dựa vào yêu cầu kỹ thuật về
mặt cơ, lý, hóa, mặt khác phải dựa vào những yêu cầu của thị trường.
Ngày nay, thiết kế chi tiết được sự hỗ trợ rất đắc lực của máy vi tính. Nhờ có máy tính, người ta

có thể dễ dàng thay đổi các ý đồ thiết kế hoặc tính tốn các chỉ số kỹ thuật.
Việc thiết kế chi tiết thường phải đảm bảo cao yêu cầu sau:

1.

Đơn giản hóa chi tiết

2.

Dễ dàng tháo, lắp.

3.

Dễ dàng cho việc bảo trì.

4.

Đảm bảo tiêu chuẩn hóa (độ lắp lẫn).
b Thiết kế các đặc tính kỹ thuật

Sau khi thiết kế xong các bộ phận chi tiết, bộ phận của sản phẩm phải chuyển sang bước
thiết kế các đặc tính kỹ thuật của từng chi tiết sản phẩm.
Kết thúc bước này phải hình thành được bảng đặc điểm kỹ thuật chung của từng bộ phận,
chi tiết. Bảng này chỉ rỏ những yêu cầu phải hoàn tất, phạm vi và qui tình thực hiện chế tạo.
c Tiêu chuẩn hóa sản phẩm
Trước khi đi vào sản xuất chính thức, các qui trình sản xuất cần phải được tiêu chuẩn hóa
Tiêu chuẩn hóa nghĩa là đặt ra hệ thống các tiêu chuẩn cho từng khâu sản xuất và qui trình
thực hiện để đạt hệ thống tiêu chuẩn đó. Chỉ có thực hiện tiêu chuẩn hóa thì chất lượng sản phẩm
mới ổn định và đúng yêu cầu thiết kế.
Ngày nay, việc áp dụng hệ thống đảm bảo chất lượng ISO – 9000 địi hỏi tiêu chuẩn hóa từ

khâu cung cấp vật tư đến khi xuất xưởng.
d Thử nghiệm sản phẩm
Mỗi loại sản phẩm trước khi đi vào sản xuất chính thức cần được trải qua bước thử nghiệm
kỹ thuật để đảm bảo chắc chắn rỏ thỏa mãn những yêu cầu kỹ thuật .
Thử nghiệm là dùng các thiết bi kỹ thuật dùng để kiểm tra các đặc tính cơ, lý, hóa của sản
phẩm.


Thường các cơng ty lớn có bố trí một phịng thử nghiệm sản phẩm. Người ta cố gắng tạo ra
các điều kiện giống như điều kiện thực thế sẽ sử dụng sản phẩm (nhiệt độ, mơi trường ăn mịn để
kiểm tra các tính năng kỹ thuật).
e Dịch vụ kỹ thuật
Trong từng trường hợp bộ phận kỹ thuật sản phẩm được giao làm nhiệm vụ dịch vụ cho bộ
phận sản xuất cũng như bán hàng.
Các kỹ sư kỹ thuật được giao giải quyết một số vấn đề kỹ thuật trong khâu sản xuất nhất là
số vấn đề kỹ thuật trong khâu sản xuất nhất là khi có sự trục trặc giữa yêu cầu kỹ thuật và khả năng
của thiết bị máy móc hiện có.
Các kỹ sư kỹ thuật cũng có thể được giao nhiệm vụ hỗ trợ bộ phận dịch vụ khách hàng như:
hướng dẫn kỹ thuật, lắp đặt, bảo trì, v.v…
2.2.2. Kỹ thuật chế tạo
Hình 2 cho thấy sau bước thiết kế là đến bước chế tạo sản phẩm
Chế tạo sản phẩm là việc tạo ra các các chi tiết và phần sản phẩm ở các xưởng. Kỹ thuật
đóng vai trò rất quan trọng trong khâu này.
a Thiết kế qui trình sản xuất
Nhiệm vụ quan trọng nhất của kỹ thuật là thiết kế qui trình sản xuất
Qui trình sản xuất là một bảng chỉ tiêu chuẩn qui định trình tự, thứ tự thực hiện các thao tác
gia công chế biến khi sản xuất một chi tiết hoặc một loại sản phẩm
Thiết kế qui trình sản xuất cịn liên quan đến yêu cầu về trang thiết bị, đồ gá lắp
b Lựa chọn phương pháp chế tạo
Phương pháp chế tạo là phương pháp sử dụng các qui trình, các máy móc và thiết bị.

Có thể có nhiều lựa chọn phương pháp chế tạo khác nhau (ví dụ: có thể dùng phương pháp
gia công nguyên liệu hoặc gia công nhiệt…) Tùy theo yêu cầu về đặc tính kỹ thuật của chi tiết và
điều kiện trang bị hiện có, nên sử dụng phương pháp nào cho hợp lý.
c Bố trí các máy móc và dòng nguyên vật liệu
Đi liền với các phương pháp gia cơng chế biến là cách bố trí các máy móc, trang thiết bị
cũng như dòng di chuyển vật tư giữa các máy móc.
Hai vấn đề này thường đi liền với nhau, việc bố trí máy móc thường quyết định cách tổ chức
dịng vật tư để đáp ứng u cầu cơng tác (vấn đề này sẽ được trình bày chi tiết ở chương quản trị
dong nguyên vật liệu)
d Kiểm soát chất lượng
Việc đưa ra các tiêu chuẩn chế tạo và kiểm sốt các tiêu chuẩn đó là một trong những nhiệm vụ
của kỹ thuật sản phẩm
(vấn đề này sẽ được trình bày chi tiết trong chương quản trị chất lượng)
2.2.3. Kỹ thuật máy móc thiết bị


Chức năng kỹ thuật cuối cùng được trình bày trong sơ đồ 3.1 là kỹ thuật máy móc thiết bị.
Nhiệm vụ chủ yếu của kỹ thuật máy móc thiết bị là đảm bảo sự hoạt động an toàn liên tục
của máy móc thiết bị sau khi chúng đã thiết kế lắp đặt
a Lắp đặt máy móc thiết bị
Lắp đặt máy móc thiết bị bao gồm các cơng việc liên quan đến thiết kế nền móng, thiết kế
các hệ thống cung cấp năng lượng, ánh sáng như thiết kế hệ thống cung cấp hơi, cung cấp ga, cung
cấp điện.
Việc thiết kế tất cả các hệ thống này phải được thực hiện một cách khoa học, tạo thuận lợi
tối đa cho các sản xuất và đảm bảo an toàn lao động.
b Dịch vụ về máy móc thiết bị
Dịch vụ về máy móc thiết bị liên quan đến phương pháp vận hành và bảo tồn thiết bị.
Bộ phận kỹ thuật máy móc thiết bị phải đưa ra qui trình vận hành từng loại máy móc thiết
bị, qui định về bảo trì thiết bị và giúp sữa chữa kỹ thuật máy móc thiết bị cho các xưởng (nội dung
này được trình bày chi tiết trong chương bảo trì thiết bị cơng nghiệp)

c Đảm bảo và giám sát an toàn
Mặc dù việc đảm bảo an toàn sản xuất thuộc về nhiệm vụ của các xưởng sản xuất. Tuy
nhiên, có nhiều vấn đề thuộc về an tồn có liên quan đến việc thiết kế kỹ thuật như thiết kế hệ
thống điện, hê thống năng lượng khác. Do đó việc đảm bảo và giám sát an tồn cần được phối hợp
thực hiện giữa bộ phận thiết kế kỹ thuật và vộ phận quản lý xưởng.
d Sử dụng và quản lý các nguồn năng lượng
Nhiệm vụ cuối cùng của chức năng máy móc thiết bị là đảm bảo việc sử dụng và quản lý
các nguồn năng lượng phục vụ sản xuất như hệ thống khí đốt, hơi nước, v.v… sao cho an tồn, tiết
kiệm và hiệu quả.
Cơng tác này bao gồm những nội dung sau:
1.

Tiến hành thiết kế hệ thống cung cấp năng lượng

2.

Kiểm tra thường xuyên các khu vực sử dụng để đánh giá tình hình sử dụng năng lượng, tình
hình lãng phí và khả năng cải thiện.

3.

Định mức sử dụng năng lượng trực tiếp cho các thiết bị sản xuất, thấp sáng, cấp nhiệt, cấp
lạnh.

4.

Xác định sự biến động mức sử dụng năng lượng qua thời gian để phát hiện thất thốt lãng
phí.

5.


Đề xuất chương trình tiết giảm sử dụng năng lượng hoặc sử dụng năng lượng thay thế hiệu
quả hơn.

Làm tốt và thường xuyên năm nhiệm vụ trên sẽ cho phép doanh nghiệp sử dụng tiết kiệm tối
đa các nguồn năng lượng góp phần nâng cao hiệu quả của sản xuất.

CÂU 10:


Trình bày khái niệm kỹ thuật- cơng nghệ và vai trị của kỹ thuật -cơng nghệ trong sản xuất?
NỘI DUNG
1.KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA KỸ THUẬT TRONG SẢN XUẤT
1.1 Khái niệm kỹ thuật
Thuật ngữ kỹ thuật – Technique được hiểu là phương pháp để làm hoặc thực hiện một cơng
việc gì đó.
Trong sản xuất, kỹ thuật là phương pháp tiến hành để sản xuất ra một loại sản phẩm. Ví dụ
để sản xuất ra xăng người ta phải sử dụng phương pháp chưng cất dầu mỏ hoặc để sản xuất ra bia
người ta sử dụng phương pháp lên men lúa mạch, v.v….
Phân biệt kỹ thuật và công nghệ
Cần phân biệt kỹ thuật và công nghệ. Thuật ngữ công nghệ (technology) là tồn bộ tiến
trình, quy trình để thực hiện một giải pháp kỹ thuật, theo tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế Au
Châu (OECD) thì “cơng nghệ là kiến thức có hệ thống để chế tạo sản phẩm, để áp dụng quá trình,
để tạo ra dịch vu”.
Như vậy, trong sản xuất, kỹ thuật - công nghệ là hai mặt của cùng một vấn đề. Để sản xuất ra
sản phẩm trước hết phải có kỹ thuật nhưng để kỹ thuật áp dụng thành công vào thực tế phải có
cơng nghệ.
1.2. Vai trị của kỹ thuật cơng nghệ trong sản xuất
Trong hoạt động sản xuất, kỹ thuật – công nghệ có cùng vai trị quan trọng sau:
1.


Kỹ thuật cơng nghệ sản xuất quyết định tính năng kỹ thuật của sản phẩm

Mỗi kỹ thuật sản xuất khác nhau sẽ có khả năng cho ra các sản phẩm có các đặc tính kỹ
thuật khác nhau. Có khi cùng một loại ngun liệu nhưng áp dụng hai kỹ thuật sản xuất khác nhau
sẽ tạo ra hai loại sản phẩm có đặc tính kỹ thuật khác nhau, ví dụ: Cùng là nguyên liệu đá vôi nhưng
áp dụng hai kỹ thuật sản xuất xi măng khác nhau (kỹ thuật lò đứng và kỹ thuật lị quay) lại tạo ra
hai loại xi măng có đặc tính kỹ thuật rất khác nhau (xi măng lị quay cho phép sản xuất ra các loại
xi măng mac cao trong khi đó xi măng lị đứng chỉ có thể sản xuất các loại xi măng mac thấp).
2. Kỹ thuật – công nghệ sản xuất quyết định chất lượng của sản phẩm.
Kỹ thuật sản xuất tự động hóa thường có khả năng tạo ra các loại sản phẩm đồng nhất, chất
lượng ổn định, độ chính xác cao trong khi đó sản xuất bằng thủ công hay bán tự động lại có khả
năng sản xuất ra các loại sản phẩm địi hỏi độ tinh tế, độ khéo léo cao, chất lượng cao. Ví dụ như
trong cơng nghiệp sản xuất đồ mộc (đồ gỗ) nếu áp dụng kỹ thuật sản xuất bằng máy móc tự động
hóa sẽ khó sản xuất ra được các sản phẩm có độ khéo léo, độ tinh tế cao.
3. Kỹ thuật – công nghệ sản xuất quyết định đáng kể đến việc giảm chi phí sản xuất
Kỹ thuật công nghệ hiện đại sẽ tạo ra năng suất lao động cao, tiết kiệm chi phí lao động,
giảm tỷ lệ sản phẩm hỏng hoặc thời gian từ đó cho phép làm giảm chi phí sản xuất, tăng sức cạnh
tranh của doanh nghiệp.


4. Ngồi ra, kỹ thuật – cơng nghệ sản xuất mới trong nhiều trường hợp còn cho phép sử dụng
các nguồn nguyên liệu thay thế hoặc tận dụng các nguồn phế liệu, phế thải để thay thế
nguyên vật liệu mua ngồi đắt tiền, ví dụ ở nhà máy cưa xẻ gỗ, mạt cưa có thể chế tạo
thành ván ép nhờ kỹ thuật ép mạt cưa dưới máy áp lực cao…

CÂU 11:
Trình bày mục tiêu quản trị sản xuất đặc điểm của hệ thống sản xuất hiện đại
NỘI DUNG
Có thể có nhiều cách đưa ra mục tiêu của quản trị sản xuất. Tuy nhiên, tựu trung lại quản trị

sản xuất cần đạt bốn mục tiêu cơ bản:
1.
2.
3.
4.

Chất lượng
Hiệu năng
Dịch vụ khách hàng
Linh hoạt và thích ứng nhanh.
2.1. MỤC TIÊU CHẤT LƯỢNG

Trong quản trị sản xuất, mục tiêu chất lượng luôn được đặt lên hàng đầu vì chất lượng là sự
sống cịn của doanh nghiệp.
Quản trị chất lượng ngày nay đã có sự thay đổi căn bản so với trước kia. Nếu như trước đây
người ta chủ yếu sử dụng hệ thống KCS (kiểm ta chất lượng sản phẩm) để kiểm soát chất lượng thì
ngày nay, các kiểu kiểm sốt chất lượng toàn bộ TQM (Total Quality Management) được áp dụng
rộng rãi mà điển hình nhất là hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000.
2.2. MỤC TIÊU HIỆU NĂNG
Thực chất của mục tiêu này chính là làm thế nào để sử dụng và khai thác tốt nhất các yếu tố
sản xuất của doanh nghiệp cụ thể là:
6.
7.
8.

Sử dụng nhiên liệu hợp lý và kiểm sốt được chi phí lao động.
Kiểm sốt và giảm thiểu chi phí ngun liệu.
Kiểm sốt chặt chẽ việc sử dụng các tiện nghi vật chất trong doanh nghiệp (nhà xưởng, thiết
bị, phương tiện vận chuyển…)
2.3. MỤC TIÊU DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG


Trong nền kinh tế hiện đại ngày nay, nhiều khi sản xuất không trực tiếp quan hệ với khách hàng
(quan hệ với khách hàng chủ yếu là bộ phận marketing và bán hàng). Tuy nhiên, chính khâu sản
xuất lại quyết định nhiều nhất đến chất lượng dịch vụ khách hàng.
Để thực hiện mục tiêu này, quản trị sản xuất cần thực hiện hai yêu cầu:
1.
2.

Sản xuất đủ số lượng – đúng mẫu mã để thỏa mãn nhu cầu khách hàng.
Đảm bảo sản xuất đúng thời hạn giao hàng theo yêu cầu của khách hàng.
2.4. MỤC TIÊU LINH HOẠT VÀ THÍCH ỨNG NHANH


Trong thời đại ngày nay, môi trường kinh doanh và nhu cầu của thị trường thay đổi rất
nhanh đặc biệt là lĩnh vực khoa học và công nghệ. Khoa học và cơng nghệ thay đổi có thể làm cho
phương pháp sản xuất thay đổi hẳn và kết quả là chất lượng sản phẩm cao hơn, chi phí giảm hơn.
Trong bố cảnh đó, để tồn tại và nâng cao khả năng cạnh tranh buộc các doanh nghiệp sản xuất phải
tính tốn tổ chức sản xuất sao cho rất linh hoạt và có khả năng thích ứng nhanh với sự thay đổi của
môi trường kinh doanh.
5. ĐẶC ĐIỂM HỆ THỐNG SẢN XUẤT HIỆN NAY
Mọi bộ phận, công ty đều thừa nhận vai trò quan trọng của sản xuất, ngày càng nhiều nhà
quản trị xem sản xuất là vũ khí cạnh tranh sắc bén. Sự thành công chiến lược của doanh nghiệp phụ
thuộc rất lớn vào các nguồn lực trong sản xuất. Sản xuất hiện đại u cầu có kế hoạch chính xác,
chun gia giỏi, công nhân lành nghề và trang thiết bị hiện đại.
- Hệ thống sản xuất hiện nay ngày càng quan tâm đến vấn đề chất lượng sản phẩm, đây là
một yếu tố khách quan do sự phát triển của công nghệ và nhu cầu của con người
- Hệ thống sản xuất hiện nay nhận thức con người là tài sản lớn nhất của cơng ty, máy móc
càng tinh vi, cơng nghệ càng phát triển địi hỏi người sử dụng phải có trình độ tương xứng.
- Hệ thống sản xuất hiện nay quan tâm nhiều đến việc kiểm soát chi phí, việc loại phỏ lãng
phí, cắt giảm chi phí được quan tâm rong từng thời kỳ.

- Hệ thống sản xuất hiện nay tập trung vào vấn đề chun mơn hóa cao để nâng cao năng
lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.
- Hệ thống sản xuất hiện nay thừa nhận tính mềm dẽo trong sản xuất, khi nhu cầu ngày càng
đa dạng, chủng loại sản phẩm tăng cao, chhu kỳ sống sản phẩm càng ngắn thì sản xuất linh hoạt
đóng vai trị quan trọng nhất định.
- Hệ thống sản xuất hiện nay thì vấn đề cơ khí hóa và tự động hóa được đặt lên hàng đầu,
ngày cành nhiều các quy trình sản xuất được điều khiển bằng tự động hóa.
- Vai trị máy tính rất quan trọng trong hệ thống sản xuất hiện nay, máy tính tham gia hầu
hết vào các giai doạn của quá trình sản xuất từ khâu lập kế hoạch sản xuất, thiết kế sản phẩm, cung
cấp vật tư nguyên liệu đến khâu theo dõi quả trình sản xuất.
- Các mơ hình mơ phỏng ngày càng được sử dụng rộng rãi để hổ trợ cho việc ra quyết định
trong hệ thống sản xuất hiện nay./.
Cau 13
Trình bày đặc điểm, các ưu nhược điểm bố trí mặt bằng theo quy trình sản xuất sản phẩm
Bố trí theo sản phẩm sẽ sắp xếp các thiết bị trong 1 dây chuyền theo 1 chuỗi các nguyên công cần
thiết để thực hiện sản phẩm. Bố trí theo sản phẩm thường được sử dụng khi dịng sản phẩm hay
dịch vụ u cầu có quy mơ sản xuất lớn và nhanh. Vì vậy, dạng này đòi hỏi sản phẩm hay dịch vụ
phải được tiêu chuẩn hóa cao, tức là q trình chế tạo phải tiêu chuẩn hóa cao.



×