Chủ đề 4: Trình bày mối quan hệ giữa vật chất và ý thức. Vận dụng mối quan hệ này để phân tích câu nói
của Bác Hồ khi nói về thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp: “Vì sao chúng ta chiến thắng? Vì đó là
tinh thần”.
1. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức.
1.1.Vật chất là gì?
Vật chất là một phạm trù triết học phức tạp và có nhiều quan niệm khác nhau về nó. Theo
Lenin định nghĩa thì: “Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan đem lại
cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại
không lệ thuộc vào cảm giác”.
1.2.Nội dung cơ bản của định nghĩa phạm trù vật chất.
- Vật chất là cái tồn tại khách quan cho dù cái tồn tại ấy con người có nhận thức được hay
chưa nhận thức được.
- Vật chất là cái gây nên cảm giác ở con người khi gián tiếp hoặc trực tiếp tác động lên
giác quan của con người.
- Cảm giác, tư duy, ý thức chỉ là sự phản ánh của vật chất.
1.3.Ý nghĩa của định nghĩa về vật chất của Lenin:
- Định nghĩa ngắn gọn nhưng giải đáp đầy đủ hai mặt của vấn đề cơ bản của triết học trên
lập trường duy vật biện chứng, chống lại tất cả các quan điểm sai lầm về vật chất, về mối
quan hê giữa vật chất và ý thức của Chủ nghĩa duy tâm, chống thuyết bất khả tri và
thuyết hịa nghị, khắc phục tính máy móc, siêu hình trong quan niệm về vật chất của
Chủ nghĩa duy vật trước Mác;
- Định nghĩa nêu lên tính khái quát phổ biến rất cao của phạm trù vật chất, nó bao gồm
tất cả những gì tồn tại khách quan;
- Định nghĩa giúp chúng ta tìm được yếu tố vật chất trong lĩnh vực xã hội đó là tồn tại xã
hội
- Định nghĩa vạch ra cho khoa học con đường vô tâm đi sâu nghiên cứu Thế giới, tìm ra
phương pháp cải tạo Thế giới ngày càng có hiệu quả.
1.4.Bản chất của ý thức.
Thứ nhất, ý thức là sự phản ánh năng động sáng tạo thế giới khách quan vào trong bộ óc
con người. Là sự phản ánh chủ động, có chọn lọc gắn liền với nhu cầu, mục đích của con
người. Nghĩa là, không phải mọi sự tác động của thế giới khách quan vào trong bộ óc của
con người cũng hình thành nên ý thức. Là quá trình xâm nhập của lí trí vào hiện thực, làm
hiện thực bộc lộ các thuộc tính, trên cơ sở đó con người nắm bắt được bản chất và qui luật
của hiện thực. Tính năng động sáng tạo của ý thức cịn được biểu hiện dưới dạng ý tưởng. Ý
tưởng dù tồn tại dưới dạng nào bao giờ cũng dựa trên những tiền đề vật chất nhất định.
Thứ hai, ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Ý thức là hình ảnh tinh
thần, khơng mang tính vật chất, nó nằm trong bộ óc con người nên nó gắn liền với trình độ
tổ chức kết cấu của bộ óc. Ý thức gắn liền với tâm tư, tình cảm, nhu cầu, sở thích, trạng thái,
xúc cảm của con người. Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan vì nội dung của
ý thức mang tính khách quan, do thế giới quan qui định, chứ không thể xuyên tạc thế giới
khách quan.
Thứ ba, ý thức mang bản chất xã hội. Ý thức gắn liền với các mối quan hệ xã hội đan xen
nhau. Chính bản chất xã hội của ý thức là tiêu chuẩn cơ bản để phân biệt ý thức của con
người với tâm lí động vật.
1.5.Kết cấu của ý thức.
Ý thức là một hiện tượng tâm lý - xã hội có kết cấu rất phức tạp bao gồm nhiều thành tố
khác nhau có quan hệ với nhau. Có thể chia cấu trúc của ý thức theo hai chiều:
a) Kết cấu chiều ngang:
Tri thức là yếu tố quan trọng nhất. Theo Các Mác, tri thức là phương thức tồn tại của ý
thức.
Tình cảm là những rung động của con người trong các quan hệ với hiện thực, nhờ có
tình cảm mà tri thức mới có sức mạnh và là cơ sở cho hành động.
Niềm tin là một trong những hoạt động tinh thần định hướng hoạt động con người.
Ý chí biểu hiện sức mạnh của con người giúp vượt qua những khó khan, trở ngại để đạt
được mục tiêu của mình.
Tình cảm, niềm tin và ý chí là quan trọng nhưng khơng được tuyệt đối hóa nó. Nếu
tuyệt đối hóa nó sẽ rơi vào chủ nghĩa duy tâm chủ quan duy ý chí.
b) Kết cấu chiều dọc.
Tự ý thức là ý thức về bản thân mình trong mối quan hệ với ý thức về thế giới bên
ngoài.
Tiềm thức là những tri thức mà chủ thể đã có được từ trước nhưng gần như đã trở
thành bản năng, thành kĩ năng nằm trong tầng sâu của ý thức chủ thể, là ý thức dưới
dạng tiềm tàng.
Vô thức là những trạng thái tâm lí ở chiều sâu, điều chỉnh sự suy nghĩ, hành vi, thái độ
ứng xử của con người mà chưa có sự tranh luận của nội tâm, chưa có sự truyền tin bên
trong, chưa có sự kiểm tra, tính tốn của lí trí.
1.6.Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức:
Vật chất tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào ý thức, là cái có trước, cái được
phản ánh. Ý thức là cái có sau, là cái phản ánh.
Vật chất là cái được phản ánh, nhưng khi những hình ảnh của vật chất, tức thế giới
khách quan đã được chuyển vào trong óc người ta ( sao chép, chép lại, chụp lại) thì nó lại
trở thành hình ảnh chủ quan, là hình ảnh tinh thần của thế giới khách quan (tức ý thức).
Chính vì vậy, Mác viết “ Chẳng qua chỉ là vật chất được đem chuyển vào trong đầu óc
con người và được cải biến đi trong đó “.
Ý thức là cái phản ánh: Trước hết xét về nguồn gốc, ý thức là một thuộc tính của vật
chất, nhưng khơng phải là của mọi dạng vật chất, mà chỉ là thuộc tính của một dạng vật
chất sống có tổ chức cao là bộ óc người.
Bộ óc người là cơ quan vật chất của ý thức, có chức năng phản ánh, nhưng khơng
phải là sự phản ánh giản đơn, mà phản ánh mang tính năng động sáng tạo trên cơ sở gắn
liền với lao động và sau lao động là ngơn ngữ thì ý thức mới có thể xuất hiện, như vậy ý
thức phụ thuộc vo hoạt động của bộ óc người. Do đó, khi bộ óc bị tổn thương thì nhận
thức sẽ khơng chính xác nữa. Vì vậy, khi chưa có bộ óc người thì khơng thể có ý thức.
Tóm lại, vật chất và ý thức là quan hệ hai chiều, qua lại và tác động lẫn nhau, trong
đó VẬT CHẤT quyết định Ý THỨC, song ý thức thì khơng hồn tồn thụ động mà tác
động trở lại thực tiễn thông qua những hoạt động nhận thức của con người. Mối quan hệ
giữa vật chất và ý thức chính là mối quan hệ biện chứng.
Ví dụ mối quan hệ giữa vật chất và ý thức:
Trong ca dao tục ngữ “có thực mới vực được đạo” có nghĩa là vật chất có quyết định
nhiều tới ý thức của con người. Bộ não con người sẽ phản ánh những hiện thực của cuộc
sống một cách cụ thể. Từ mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, con người sẽ biết những
hành động, cư xử đúng mực.
2. Phân tích câu nói của Bác Hồ khi nói về thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp: “Vì sao
chúng ta chiến thắng? Vì đó là tinh thần”.
Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam đã chứng minh, thắng lợi của
các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm khơng chỉ có đường lối chiến lược, chiến thuật
độc đáo, đúng đắn, mà còn phải kể đến nhân tố con người - quyết định trực tiếp đến thắng
lợi cuối cùng của cuộc chiến tranh. Nhân tố con người được kết tinh bởi lịng u nước,
tinh thần đồn kết, ý chí tực lực tự cường, tự tơn dân tộc của người Việt Nam yêu nước.
Mỗi khi có giặc ngoại xâm, mn người Việt Nam như một, đồn kết một lịng “Vua tơi
đồng lịng, anh em hịa thuận, cả nước góp sức” hay “Tướng sĩ một lịng phụ tử, hồ nước
sơng chén rượu ngọt ngào”. Lịng u nước, tinh thần đồn kết của một dân tộc u
chuộng hồ bình đã chống lại mọi áp bá cường quyền và sự xâm lược của các thế lực
ngoại quốc, bảo vệ nền độc lập chủ quyền. Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh ln coi trọng
bồi dưỡng, phát huy nhân tố con người Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
- một bài học hết sức quý giá không chỉ làm nên thắng lợi của Đại thắng Mùa xn năm
1975 mà cịn có ý nghĩa sâu sắc đối với phát huy nhân tố con người vào công cuộc xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc hôm nay.
Cuộc chiến tranh chống đế quốc xâm lược đã lùi xa được 45 năm, nhưng những bài
học vẫn còn giá trị đến ngày nay. Ngoài những nguyên nhân thắng lợi được nêu trên như
đường lối chiến lược, chiến thuật độc đáo, đúng đắn của Đảng; sự ủng hộ nhiệt tình của
các quốc gia trên thế giới, nổi bật là Cuba và Liên Xô; sự sáng suốt và kịp thời của đường
lối mà chủ tịch Hồ Chí Minh đưa ra… thì nổi bật nhất là sự đồn kết, tinh thần đồng lịng
vì mục tiêu cao cả của nhân dân cả nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Vì sao chúng ta
chiến thắng”, đúng đó là vì tinh thần. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác Lenin, vật chất
quyết định ý thức. Khi nó “vật chất” mà người dân Việt Nam nghĩ đến là một tương lai
tươi sáng cho tổ quốc, đồng bào, đòi lại độc lập tự do cho dân tộc để không phải sống
dưới ách thống trị của bất kì quốc gia nào. Chính vì những “vật chất” đó mà đã tác động
tới “ý thức” của mỗi người, trong tiềm thức của họ xác định chỉ có con đường cách mạng
thì họ mới có thể làm chủ cuộc đời của chính mình, có thể tự do sống trên q hương của
mình. Ý thức đó khiến tinh thần kháng chiến của từng người dân ngày càng lớn theo thời
gian và dần cùng với những yếu tố khách quan khác tác động vào giúp cho cuộc chiến
tranh bảo vệ tổ quốc của dân tộc Việt Nam được hồn thành.
Chính sự bất khuất, bất diệt đó của con người Việt Nam mà chủ tịch Hồ Chí Minh
cũng đã phải khẳng định khi nói về chiến thắng của cuộc kháng chiến của dân tộc, đó
chính là tinh thần. Vì tinh thần ấy mới tạo ra trận thắng lịch sử Điện Biên Phủ, tinh thần
ấy mới có hành động dùng thân để cứu khẩu pháo cao xạ của anh hùng Tơ Vĩnh Diện,
tinh thần ấy mới có thể đào được một hệ thống phòng thủ dưới lòng đất như địa đạo Củ
Chi… còn rất nhiều những thành tựu, chiến tích mà khơng thể kể hết ra, nhưng tất cả đều
có một điểm chung, những điều dù là nhỏ bé hay cao cả, lớn lao trong cuộc kháng chiến,
có được đều là do tinh thần.