Tải bản đầy đủ (.pdf) (150 trang)

Tập huấn báo cáo viên chuyên đề chăm sóc sức khỏe sinh sản, giáo dục giới tính cho vị thành niên, thanh niên tại cộng đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 150 trang )

TỔNG CỤC DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HĨA GIA ĐÌNH
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG

TÀI LIỆU
“Tập huấn báo cáo viên chuyên đề chăm sóc sức khỏe sinh sản, giáo dục giới
tính cho vị thành niên, thanh niên tại cộng đồng”

Hà Nội, tháng 9 năm 2019
0


LỜI NÓI ĐẦU
Vị thành niên, thanh niên (VTN/TN) là những người trong độ tuổi từ 10 đến
24, đây là độ tuổi đặc biệt quan trọng trong việc hình thành nhân cách, kỹ năng
sống. Tuy nhiên, với những đặc điểm tâm sinh lý đặc thù như cơ thể phát triển
nhanh, thích thử nghiệm, thích khám phá năng lực bản thân, năng động, sáng tạo,
ham học hỏi... VTN/TN có nhiều cơ hội nhưng cũng liên tục đối mặt với những
thách thức, nguy cơ. Để chinh phục thách thức của cuộc sống và phát triển cũng
như phòng tránh nguy cơ, VTN/TN cần được đáp ứng những nhu cầu cơ bản gồm
môi trường an tồn, được cộng đồng cảm thơng, chia sẻ, được tiếp cận thơng tin
chính xác và kịp thời, có các kỹ năng sống, được chăm sóc sức khỏe đặc biệt là
chăm sóc về sức khỏe sinh sản, giáo dục giới tính một cách phù hợp.
Thực tế trong hơn nửa thế kỷ thực hiện công tác Dân số-KHHGĐ, với mục
tiêu trọng tâm là giảm sinh nhanh, Việt Nam chủ yếu hướng đến đối tượng là phụ
nữ 15-49 có chồng mà chưa chú trọng đúng mức đến nhóm đối tượng là VTN/TN.
Chính vì vậy, nhu cầu chăm sóc sức khỏe sinh sản, giáo dục giới tính cho VTN/TN
chưa đáp ứng đầy đủ, điều đó dẫn tới những hiểu biết, kỹ năng thực hành chăm sóc
sức khỏe sinh sản, thực hiện kế hoạch hóa gia đình an tồn của VTN/TN cịn nhiều
hạn chế.
Để đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe sinh sản của VTN/TN, chương
trình DS-KHHGĐ đã xác định cần phải triển khai rộng khắp các hoạt động truyền


thơng về chăm sóc SKSS, giáo dục giới tính cho VTN/TN. Muốn vậy, cần một đội
ngũ báo cáo viên đủ lớn, am hiểu kiến thức cơ bản về chăm sóc SKSS, GDGT cho
VTN/TN, đồng thời cũng biết vận dụng được các kiến thức trong việc thực hiện
triển khai công tác tập huấn, hướng dẫn cũng như trực tiếp tổ chức các hoạt động
truyền thông chăm sóc SKSS, GDGT cho VTN/TN ở cộng đồng.

1


Với mong muốn trên, Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng đã biên soạn cuốn tài
liệu sử dụng cho các khóa tập huấn của Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng - Tổng cục
Dân số. Tài liệu hướng tới học viên là đội ngũ báo cáo viên dân số tỉnh/huyện, họ
sẽ là cánh tay nối dài đưa các kiến thức, kỹ năng chăm sóc SKSS VTN/TN tới đội
ngũ cộng tác viên, tuyên truyền viên tại các thơn, xóm, bản, làng, tới được đơng
đảo VTN/TN, góp phần nâng cao chất lượng sức khỏe sinh sản nói riêng và sức
khỏe nói chung của VTN/TN Việt Nam
Tài liệu chắc chắn còn những hạn chế, rất mong nhận được sự góp ý của các
chuyên gia và học viên để tài liệu ngày một hoàn thiện hơn./.
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG

2


MỤC LỤC

Bài 1.Thực trạng công tác CSSKSS, GDGT cho VTN/TN tại cộng đồng

10

1. Thực trạng công tác CSSKSS, GDGT cho VTN/TN tại cộng đồng.


10

1.1. Thực trạng công tác CSSKSS, GDGT cho VTN/TN trên thế giới

10

1.2. Thực trạng công tác CSSKSS, GDGT cho VTN/TN tại Việt Nam

13

1.3 Chính sách CSSKSS, GDGT cho VTN/TN tại Việt Nam

16

2. Những thách thức trong CSSKSS, GDGT cho VTN/TN tại cộng đồng

18

2.1. Những thách thức trong CSSKSS, GDGT đối với cá nhân VTN/TN

18

2.2. Những thách thức trong CSSKSS, GDGT đối với gia đình VTN/TN

21

2.3 Những thách thức trong CSSKSS, GDGT đối với xã hội VTN/TN

25


3. Các giải pháp chủ yếu trong CSSKSS, GDGT cho VTN/TN tại cộng đồng 26
3.1 Giải pháp từ công tác lãnh đạo, tổ chức

26

3.2 Giải pháp về truyền thông, giáo dục

27

3.3 Giải pháp về Cung cấp dịch vụ

28

3.4. Giải pháp về chính sách xã hội - môi trường thân thiện

28

3.5. Giới thiệu một số hình thức truyền thơng chăm sóc SKSS, GDGT cho
VTN/TN tại cộng đồng
Bài 2. Kiến thức cơ bản trong CSSKSS, GDGT cho VTN/TN tại cộng
đồng

30
51

1. Một số khái niệm cơ bản

51


1.1. Khái niệm VTN

51

1.2. Khái niệm thanh niên

51

1.3. Khái niệm SKSS

51

1.4. Khái niệm về CSSKSS

51

3


1.5. Khái niệm về giới tính

52

1.6. Khái niệm GDGT

52

2. Kiến thức cơ bản về SKSS VTN/TN

52


2.1 Thay đổi giải phẫu, sinh lý tuổi VTN/TN

52

2.1.1. Tuổi dậy thì

52

2.1.2. Cơ quan sinh sản nữ

53

2.1.3. Kinh nguyệt

53

2.1.4. Cơ quan sinh sản nam

55

2.1.5. Xuất tinh

55

2.2 Những biến đổi về tâm lý tuổi VTN/TN

57

2.2.1. Thời kỳ VTN sớm


57

2.2.2. Thời kỳ VTN giữa

57

2.2.3. Thời kỳ VTN muộn

58

2.2.4. Ni dưỡng cảm xúc tích cực

58

2.3 Mang thai và tránh thai tuổi VTN/TN

58

2.3.1. Biện pháp tránh thai ở vị thành niên

58

2.3.2. Phát hiện thai sớm

62

2.3.3. Ứng xử khi mang thai ngoài ý muốn

67


2.4 Vệ sinh cơ quan sinh dục

67

2.4.1.Vệ sinh cơ quan sinh dục nam

67

2.4.2.Vệ sinh cơ quan sinh dục nữ

68

2.4.3.Vệ sinh kinh nguyệt

69

2.4.4.Vệ sinh tình dục

69

3. Kiến thức cơ bản về GDGT
71
3.1 Đặc điểm của giới, định kiến giới
3.2 Tình bạn, tình bạn khác giới, tình yêu và tình dục
4

73



3.2.1. Tình bạn và tình bạn khác giới

73

3.2.2. Tình yêu

74

3.2.3. Tình dục đồng thuận

75

3.2.4. Tình dục an tồn

76

3.2.5. Bệnh lây truyền qua đường tình dục

77

3.2.6. Quấy rối tình dục

82

Bài 3. Các kỹ năng cơ bản trong CSSKSS, GDGT cho VTN/TN tại cộng
đồng

87

1. Tư vấn về SKSS VTN/TN


87

1.1. Những điểm cần lưu ý khi tư vấn SKSS cho VTN/TN

87

2. Các bước tư vấn cơ bản

87

2.1 Gặp gỡ

88

2.2. Gợi hỏi

88

2.3 Giới thiệu

88

2.4. Giúp đỡ

89

2.5 Giải thích

89


2.6 Gặp lại

89

3. Những nội dung cần tư vấn SKSS VTN/TN

89

3.1. Giúp VTN/TN biết cách nhận biết những tình cảm của bản thân và học
cách tự kiểm soát
3.2. Giúp VTN/TN nhận biết những trải nghiệm trong quá khứ, những tác
động đến hành vi hiện tại
3.3. Chuẩn bị cho VTN/TN hướng đến những thay đổi và ra quyết định tích
cực trong cuộc sống

89
89
90

3.4. Khẳng định các quyền khách hàng của VTN/TN

90

4. Những chủ đề cần tư vấn

91

5



5. Kỹ năng khai thác thông tin

91

6. Các kỹ năng tư vấn cơ bản

92

6.1. Kỹ năng tiếp đón

92

6.2. Kỹ năng quan sát

93

6.3. Kỹ năng lắng nghe

95

6.4. Kỹ năng giao tiếp

96

6.5. Kỹ năng đặt câu hỏi

97

6.6 Kỹ năng cung cấp và lựa chọn thông tin


98

6.7. Kỹ năng phản hồi

99

6.8. Kỹ năng động viên, khuyến khích

100

6.9. Kỹ năng thảo luận giải pháp với VTN/TN

100

7. Các lưu ý đặc biệt khi tư vấn cho khách hàng trẻ tuổi

102

8. Những kỹ năng sống về SKSS của VTN/TN

102

8.1. Kỹ năng tự nhận thức bản thân và kỹ năng xác định giá trị

104

8.2. Kỹ năng ra quyết định

106


8.3. Kỹ năng kiên định

109

8.4. Kỹ năng ứng phó với căng thẳng

111

8.5. Kỹ năng đặt mục tiêu

115

8.6. Kỹ năng từ chối

117

9. Những việc người cung cấp dịch vụ có thể làm để hỗ trợ kỹ năng sống
cho VTN/TN

118

10. Thực hành các tình huống do giảng viên cung cấp

119

10.1. Thực hành các tình huống do giảng viên cung cấp

119


10.2. Thực hành tổng hợp các kỹ năng

121

Bài 4. Kiến thức, kỹ năng cơ bản cho báo cáo viên chuyên đề CSSKSS,
GDGT cho VTN/TN tại cộng đồng
6

123


1. Kiến thức cơ bản của báo cáo viên trong CSSKSS, GDGT cho VTN/TN
tại cộng đồng
1.1. Khái niệm báo cáo viên

123
123

1.2. Các yêu cầu cần có của báo cáo viên về CSSKSS, GDGT cho VTN/TN
tại cộng đồng

123

1.2.1. Yêu cầu về kiến thức

123

1.2.2. Yêu cầu về kỹ năng

124


1.2.3. Yêu cầu về đạo đức

124

2. Các kỹ năng cơ bản của báo cáo viên trong CSSKSS, GDGT cho
VTN/TN tại cộng đồng
2.1. Kỹ năng xây dựng nội dung bài báo cáo CSSKSS, GDGT cho VTN/TN
tại cộng đồng

125
125

2.2. Kỹ năng thuyết trình

126

2.3. Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ văn phong hội thoại.

132

2.4. Kỹ năng tạo lập sự chú ý gây ấn tượng với người nghe

133

2.5. Kỹ năng giải quyết tình huống khi thuyết trình

134

2.6. Kỹ năng quan sát khi thuyết trình


135

2.7. Kỹ năng đặt câu hỏi khi thuyết trình

136

3. Thực hành kỹ năng và xử lý tình huống của báo cáo viên trong CSSKSS,
GDGT cho VTN/TN tại cộng đồng
Phụ lục

Những chữ viết tắt

7

137


BCS

Bao cao su

BLTQĐTD

Bệnh lây truyền qua đường tình dục

BPTT

Biện pháp tránh thai


CS SKSS

Chăm sóc sức khoẻ sinh sản

NKĐSS

Nhiễm khuẩn đường sinh sản

QHTD

Quan hệ tình dục

TTTĐHV

Truyền thơng thay đổi hành vi

SKSS

Sức khoẻ sinh sản

SKTD

Sức khoẻ tình dục

VTN

Vị thành niên

VTN/TN


Vị thành niên/Thanh niên

GDGT

Giáo dục giới tính

UNFPA

Quỹ dân số Liên hợp quốc

DS – KHHGĐ

Dân số - Kế hoạch hóa gia đình

SAVY

Điều tra Quốc gia về vị thành niên, thanh niên

NKLTQĐTD

Nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục

NKĐSS

Nhiễm khuẩn đường sinh sản

8


MỤC TIÊU KHOÁ ĐÀO TẠO

“Tập huấn báo cáo viên chuyên đề chăm sóc sức khỏe sinh sản, giáo dục giới
tính cho VTN/TN tại cộng đồng”.

1. Mục tiêu chung
Bổ sung, cập nhật kiến thức, kỹ năng thực hành CSSKSS, GDGT cho
VTN/TN tại cộng đồng; trang bị kiến thức, kỹ năng cần thiết của báo cáo viên
chuyên đề CSSKSS, GDGT cho VTN/TN tại cộng đồng;
2. Mục tiêu cụ thể
Kiến thức: Sau khi học xong, học viên có khả năng:
- Trình bày được các kiến thức CSSKSS, GDGT cho VTN/TN tại cộng
đồng;
- Trình bày được các kiến thức, kỹ năng cơ bản của một báo cáo viên chuyên
đề CSSKSS. GDGT cho VTN/TN tại cộng đồng;
Kỹ năng: Sau khi học xong, học viên có khả năng:
- Có kỹ năng thiết kế được bài thuyết trình, báo cáo về chuyên đề CSSKSS,
GDGT cho VTN/TN tại cộng đồng;
- Có thể tự tin thuyết trình, báo cáo được nhưng nội dung về chuyên để
CSSKSS, GDGT cho VTN/TN tại cộng đồng.
Thái độ: Sau khi học xong, học viên cần:
- Yêu nghề và hành nghề trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ đã quy định.
- Ham học hỏi để nâng cao nghiệp vụ báo cáo chuyên đề CSSKSS, GDGT
cho VTN/TN tại cộng đồng;

9


Bài 1
THỰC TRẠNG CƠNG TÁC CHĂM SĨC SỨC KHỎE SINH SẢN, GIÁO
DỤC GIỚI TÍNH CHO VỊ THÀNH NIÊN, THANH NIÊN


MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau khi học xong, học viên có khả năng:
1. Trình bày được thực trạng chăm sóc SKSS, GDGT cho VTN/TN tại cộng
đồng;
2. Xác định được những thách thức, những yếu tố ảnh hưởng trong chăm
sóc SKSS, GDGT cho VTN/TN tại cộng đồng;
3. Vận dụng các giải pháp chủ yếu trong chăm sóc SKSS, GDGT cho
VTN/TN tại cộng đồng.

1. THỰC TRẠNG CƠNG TÁC CHĂM SĨC SKSS, GDGT CHO VTN/TN
TẠI CỘNG ĐỒNG
1.1. Thực trạng cơng tác chăm sóc SKSS, GDGT cho VTN/TN trên thế giới.
Theo số liệu của UNFPA được cơng bố tại Hội nghị Châu Á Thái Bình
Dương về Sức khỏe và Quyền sinh sản và tình dục lần thứ 9, tháng 11/2017:
Bước vào thế thế kỷ 21, nhóm dân số trẻ đang chiếm tỷ lệ cao nhất trong lịch
sử. Hiện nay, thế giới có hơn 1,2 tỷ trẻ vị thành niên, trong đó, cứ 10 người trẻ thì
có 9 người đang sống tại các quốc gia kém phát triển. Rất nhiều quốc gia hiện đang
sở hữu rất nhiều tiềm năng và cơ hội để gặt hái những lợi tức nhân khẩu học.
Tuy nhiên, những đầu tư vào y tế và giáo dục thường có xu hướng giảm khi
trẻ em bước sang tuổi vị thành niên và thậm chí có xu hướng giảm nhiều hơn khi vị
10


thành niên bước sang tuổi trưởng thành. Thiếu sự đầu tư, đặc biệt là đầu tư vào
chăm sóc SKSS trong giai đoạn quan trọng của cuộc sống đối với thanh niên và vị
thành niên sẽ gây ra những tác động tiêu cực trong lĩnh vực y tế và giáo dục, trong
các cơ hội việc làm, triển vọng tương lai của VTN/TN. Xét ở góc độ tổng thể hơn,
việc thiếu đầu tư này sẽ gây các tác động bất lợi tới sự phát triển kinh tế xã hội của
quốc gia.
Các bằng chứng từ các quốc gia trong khu vực cho thấy VTN/TN đang bị bỏ

lại phía sau, đặc biệt trong những lĩnh vực như chăm sóc SKSS. Lý do khiến họ
chưa được quan tâm thường liên quan tới những Luật hoặc quy định mang nặng
tính hạn chế/ngăn cấm. Các Luật và quy định này hạn chế VTN/TN tiếp cận với
các thông tin và các dịch vụ chăm sóc SKSS thiết yếu. Nguyên nhân dẫn tới những
hạn chế này thường liên quan tới các chuẩn mực hoặc các phong tục văn hóa-xã
hội.
Báo cáo cũng nhận định, hàng năm có 5,2 triệu trường hợp mang thai ở tuổi
vị thành niên. Ở một số quốc gia, tỷ lệ trẻ em gái mang thai ở độ tuổi vị thành niên
đang gia tăng mặc dù tỷ lệ này đang có xu hướng giảm trên phạm vi tồn cầu. Có
khoảng 6,3 triệu trẻ em gái vị thành niên hiện có quan hệ tình dục nhưng chưa được
đáp ứng các nhu cầu về phương tiện tránh thai. Con số này tương đương với 24%
tổng số trẻ em gái vị thành niên đã kết hôn và tương đương với 50% tổng số em gái
vị thành niên có quan hệ tình dục nhưng chưa kết hơn. Ở khu vực Châu Á và Thái
Bình Dương, mỗi năm có khoảng 10.000 trẻ em gái vị thành niên tử vong do các
biến chứng liên quan tới thai nghén. Hiện có 510.000 thanh niên và vị thành niên
đang sống chung với HIV. Chỉ tính riêng khu vực Châu Á Thái Bình Dương, số ca
nhiễm mới hàng năm là 90.000 ca. Rất nhiều người trong số họ thuộc các nhóm
quần thể đích như nhóm nam quan hệ tình dục với nam, nhóm dân số thanh niên/vị

11


thành niên chuyển giới, thanh niên và vị thành niên bán dâm hoặc thanh niên/vị
thành niên sử dụng ma túy.
Trên thực tế, mỗi trẻ vị thành niên trong số 1,2 tỷ vị thành niên trên toàn thế
giới hiện nay đều sẽ phải trải qua giai đoạn dậy thì - giai đoạn sinh học khởi đầu
khi trở thành vị thành niên. Một số em được chuẩn bị một cách kỹ càng cho giai
đoạn này, các em sẽ tiếp tục được theo học các bậc học cao hơn, sẽ được cung cấp
các thơng tin và kỹ năng cần thiết để có được các hành vi tình dục an tồn và thoải
mái. Các em cũng có cơ hội để lựa chọn người bạn đời đồng hành với mình; có thể

quyết định thời điểm lập gia đình; có thể có cơ hội tìm kiếm các cơng việc thỏa
đáng đồng thời có thể đóng những vai trị quan trọng tại cộng đồng.
Tuy nhiên có rất nhiều VTN/TN, đặc biệt là nữ thanh niên và trẻ em gái vị
thành niên hồn tồn khơng có sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho một giai đoạn mới đầy thử
thách này trong cuộc sống của mình. Các em phải bỏ học từ sớm, khơng được giáo
dục gì về giới tính, phải kết hơn khi độ tuổi cịn q trẻ, thậm chí phải sinh con khi
chính bản thân các em cịn ở trong tuổi trẻ con.
Sự bất bình đẳng giới cộng với chế độ gia trưởng và các yếu tố văn hóa xã
hội có hại khác khiến cho thế giới của một em gái vị thành niên ngày càng thu nhỏ
ngay tại giai đoạn các em ở tuổi dậy thì. Chính những yếu tố này khiến các em phải
rời bỏ ghế nhà trường, phải tảo hôn và sinh con sớm và chỉ có những cơ hội hiếm
hoi để theo đuổi sự nghiệp và cơng việc cho mình.
Cũng cần lưu ý rằng những sự kỳ thị và phân biệt đối xử kéo dài đồng nghĩa
với việc chúng ta chưa tiếp cận được và chưa thực hiện đầu tư thỏa đáng VTN/TN.
Các nhóm dân số này bao gồm VTN/TN sinh sống tại các vùng sâu vùng xa,
VTN/TN tại các khu ổ chuột của các khu vực đô thị, VTN/TN khuyết tật, VTN/TN
di cư và VTN/TN là con em các dân tộc thiểu số.

12


Giáo dục giới tính, chăm sóc SKSS tồn diện sẽ truyền đạt các thông tin
quan trọng, xây dựng và củng cố các kỹ năng ra quyết định để VTN/TN có thể thực
hiện các lựa chọn an toàn và đồng thuận.
Nhiều quốc gia trên thế giới đã làm tốt công tác này, nhưng hiện nay còn rất
nhiều quốc gia trong khu vực chưa xây dựng được các luật và chính sách nói trên.
Thậm chí có một số quốc gia trước đây đã đạt được những thành tựu dù còn hạn
chế nhưng tình hình hiện nay của họ cho thấy họ đang chững lại hoặc thậm chí tụt
hậu – điều này sẽ đe dọa tới những thành tựu mà họ đã đạt được.
Các nghiên cứu quốc tế đã chỉ với mức đầu tư khoảng 5 đơ la mỗi đầu người

mỗi năm có thể giúp chúng ta cải thiện sức khoẻ cho VTN/TN và sẽ cứu được
mạng sống của 12,5 triệu VTN/TN, có thể giúp ngăn ngừa hơn 30 triệu trường hợp
mang thai ngồi ý muốn, giảm sự lan tràn tình trạng khuyết tật và mang lại lợi ích
kinh tế và xã hội cao gấp 10 lần chi phí bỏ ra – đây là một mức lợi tức đầu tư cao
đáng kể.
1.2. Thực trạng cơng tác chăm sóc SKSS, GDGT cho VTN/TN tại Việt Nam
- Việt Nam đã đạt được tiến bộ ấn tượng trong việc đạt được các Mục tiêu
Phát triển Thiên
niên kỷ. Trong những thập kỷ qua, Việt Nam đã đầu tư nhiều nguồn lực cho chăm
sóc SKSS, giáo dục giới tính cho VTN/TN. Tuy nhiên, vẫn cịn những mục tiêu lớn
chưa đạt được: bằng chứng cho thấy VTN/TN vẫn còn thiếu thông tin và kỹ năng
sống liên quan đến SKSS/SKTD. Điều này khiến cho VTN/TN trở nên dễ bị tổn
thương hơn đối với những hành vi có nguy cơ cao và gây ra những ảnh hưởng về
mặt sức khỏe, bao gồm mang thai ngoài ý muốn, các bệnh lây truyền qua đường
tình dục, HIV, lạm dụng tình dục và bạo lực giới.
- Theo SAVY2, nếu như có 74,2% VTN/TN từng nói về đề tài “tình u” thì
có tới gần 60% VTN/TN chưa từng nói với ai về vấn đề ‘thai nghén/kế hoạh hóa
13


gia đình”. Nguồn thơng tin chủ yếu mà VTN/TN tìm kiếm, tiếp cận thông tin Dân
số-KHHGĐ là một nội dung rất quan trọng để giúp các nhà quản lý, người tư vấn,
cung cấp dịch vụ và ngay cả các bậc phụ huynh thiết kế các cách tiếp cận phù hợp
hơn với VTN/TN.
- Trong thời đại kỹ thuật số, công nghệ thông tin phát triển như vũ bão khiến
cho cách thức tiếp cận thông tin của VTN/TN cũng thay đổi rất nhanh. Điều tra
Quốc gia (2016) cho thấy, 96,7% VTN/TN tiếp cận thơng tin qua Internet, 96,4%
qua truyền hình, 90,2% qua điện thoại di động và chỉ có 61,7% qua báo giấy,
48,5% qua radio. Mạng xã hội cũng là một “sở thích” của VTN/TN ngày nay như
facebook, Youtube, Zalo, Zingme… Tuy nhiên, cũng lưu ý rằng, chỉ có một phần

ba trong số VTN/TN sử dụng internet để tìm hiểu về các biện pháp tránh thai.
- Từ những thực trạng về hiểu biết, hành vi, xu hướng nói trên cho thấy nhu
cầu về truyền thông, giáo dục chuyển đổi hành vi cho VTN/TN về vấn đề DSKHHGĐ là rất lớn. Trong khi đó, các hình thức truyền thơng cho VTN/TN hiện
nay cịn khá phân tán, thiếu sự gắn kết, sự thống nhất về nội dung, phương pháp
truyền thơng; mỗi hình thức truyền thông do nhiều tổ chức khác nhau thực hiện. Tổ
chức và người cung cấp kiến thức và kỹ năng thực hành cho VTN/TN cũng không
phải là đội ngũ chuyên nghiệp được hỗ trợ, trang bị kiến thức, kỹ năng tiếp cận với
VTN/TN mà là tổ chức, cán bộ truyền thông chung cho mọi đối tượng. Mặt khác,
chưa có chuẩn kiến thức, kỹ năng thực hành các vấn đề DS-KHHGĐ cho VTN/TN;
chưa có sự thống nhất trong việc phân nhóm đối tượng phù hợp với hình thức
truyền thơng; chưa có các vấn đề, chủ đề truyền thông ưu tiên cho VTN/TN trong
từng giai đoạn, trong từng nhóm đối tượng theo từng địa bàn cụ thể. Nội dung
truyền thông giáo dục lại thiếu cụ thể nhằm hướng dẫn kỹ năng sống về các nội
dung như: tư vấn sức khỏe tiền hôn nhân, kết hơn cận huyết thống, tầm sốt bệnh,
tật bẩm sinh, các biện pháp tránh thai...
14


- Trong khi đó, các phong tục, tập quán truyền thống lạc hậu còn khá nặng nề
khi coi các vấn đề KHHGĐ thuộc phạm trù riêng tư, đạo đức và là nguyên nhân
làm cho một bộ phận không nhỏ VTN/TN cịn e ngại, xấu hổ, khơng dám cơng khai
tìm hiểu, tiếp cận các dịch vụ DS-KHHGĐ (Điều tra Quốc gia (2016) cho thấy
76% VTN/TN cảm thấy “ngại ngùng” khi mua bao cao su-biện pháp có tỷ lệ sử
dụng cao nhất của VTN/TN khi quan hệ tình dục), những vấn đề trên làm cho một
bộ phận người cung cấp dịch vụ kỹ thuật cịn phân biệt, có thái độ thái độ cư xử
không đúng chuẩn mực đối với VTN/TN.
- Mức độ bao phủ của các dịch vụ SKSS bao gồm kế hoạch gia đình đã được
mở rộng và chất lượng dịch vụ đã được cải thiện. Tuy nhiên, các chương trình
SKSS/kế hoạch gia đình vốn chỉ dành cho nhóm đã kết hơn. Hiện vẫn chưa có
chương trình quốc gia nào đáp ứng các nhu cầu ngày càng tăng của nhóm thanh

niên chưa lập gia đình.
- Việc cung cấp dịch vụ giáo dục giới tính, chăm sóc SKSS dành cho
VTN/TN chưa đa dạng, thiếu tính thân thiện, chưa thuận tiện để VTN/TN có thể dễ
dàng tiếp cận. Nhu cầu chưa được đáp ứng về tránh thai trong thanh niên rất cao.
Chất lượng các dịch vụ chăm sóc SKSS, SKTD do các cơ sở y tế tư nhân cung cấp
chưa được quản lý chặt chẽ, kiểm tra, giám sát, đánh giá thường xuyên.
- Việc giáo dục kỹ năng sống, giảng dạy về chăm sóc SKSS, giáo dục giới
tính, sức khỏe tình dục trong nhà trường chưa được quan tâm đúng mức. Một số
nhóm, chẳng hạn như VTN/TN di cư và dân tộc thiểu số vẫn cịn rất hạn chế trong
việc tiếp cận thơng tin và dịch vụ chăm sóc SKSS, SKTD. Bên cạnh đó cịn có
nhiều ngun nhân khách quan về phía gia đình, xã hội cản trở giới trẻ tiếp cận đến
với các dịch vụ SKSS, SKTD và giáo dục giới tính.
- Mặc dù tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai của nước ta cao và nhu cầu
chưa được đáp ứng giảm và thấp. Tuy nhiên, tính riêng cho nhóm tuổi VTN/TN thì
15


nhu cầu chưa được đáp ứng còn rất cao. Điều tra Đánh giá các chỉ tiêu Trẻ em và
Phụ nữ của Tổng cục Thống kê năm 2014 cho thấy, nhu cầu KHHGĐ chưa được
đáp ứng của VTN/TN (nhóm 15-24 tuổi) nước ta là 22,2%. Tình trạng phá thai
khơng an tồn, nhiễm khuẩn đường sinh sản còn đáng lo ngại, nhất là bệnh lây
truyền qua đường tình dục, bao gồm cả HIV/AIDS.
- Các cuộc điều tra về SKSS, SKTD của VTN/TN đều cho thấy những cản
trở chính đối với VTN/TN trong việc tiếp cận các dịch vụ KHHGĐ là “xấu hổ”,
“sợ bị nhìn thấy như đang làm một việc xấu” “sự khơng sẵn có”... 79,3% VTN/TN
đã từng mua bao cao su cho biết mua tại hiệu thuốc tây, 38,8% mua tại các quầy
hàng trên đường phố và chỉ có 35,8% tại cơ sở y tế.
- Thực tiễn việc cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS trong thời gian qua tại
Việt Nam tập trung hướng đến nhóm đối tượng phụ nữ có chồng mà chưa quan tâm
đúng mức đến nhóm đối tượng là VTN/TN (hầu hết chưa có chồng/vợ). Chính vì

vậy, khi mở rộng đối tượng cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS bao gồm cả nhóm
đối tượng này thì vẫn chưa mang tính tổng thể từ trung ương đến địa phương, chưa
có cách tiếp cận riêng biệt, phù hợp; chưa có nhiều cơ sở cung cấp dịch vụ chăm
sóc SKSS thân thiện và VTN/TN khơng có nhiều cơ hội lựa chọn cơ sở, người
cung cấp phù hợp; đa số cơ sở y tế và người cung cấp dịch vụ không phải là đơn vị,
cá nhân cung cấp chuyên biệt cho VTN/TN; người cung cấp dịch vụ chưa được tập
huấn đầy đủ về tâm lý, nhu cầu, sự phát triển thể chất của VTN/TN, thậm chí cịn
có sự phân biệt, cư xử khơng phù hợp.
1.3. Chính sách chăm sóc SKSS, GDGT cho VTN/TN tại Việt Nam
Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản, trong đó có các nội dung chỉ
đạo, hướn dẫn cơng tác chăm sóc SKSS, GDGT cho VTN/TN.
- Pháp lệnh Dân số năm 2003 và Pháp lệnh sửa đổi Điều 10 Pháp lệnh Dân
số năm 2003;
16


- Nghị quyết số 47-NQ/TW của Bộ chính trị khóa IX ngày 22/3/2005 về tiếp
tục đẩy mạnh thực hiện chính sách DS-KHHGĐ;
- Luật Thanh niên năm 2005;
- Quyết định số 2010/QĐ-BYT ngày 07/6/2006 của Bộ trưởng Bộ Y tế về
việc ban hành kế hoạch tổng thể quốc gia về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức
khoẻ vị thành niên và thanh niên Việt Nam giai đoạn 2006-2010, định hướng đến
2020;- Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009;
- Quyết định số 4617/QĐ-BYT ngày 16/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế về
Hướng dẫn cung cấp dịch vụ sức khỏe thân thiện với VTN/TN.
- Quyết định số 4620/QĐ-BYT ngày 25/11/2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế về
việc ban hành “Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản”;
- Quyết định số 2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ
Về việc Phê duyệt Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn
2011-2020;

- Quyết định số 2474/QĐ-TTg ngày 30/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ
Về việc Phê duyệt Chiến lược Phát triển Thanh niên Việt Nam giai đoạn 20112020;
- Quyết định số 17/2013/QĐ-TTg ngày 12/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ
quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục DSKHHGĐ, Bộ Y tế;
- Luật Hơn nhân và Gia đình năm 2014;
- Kết luận 119-KL/TW ngày 04/01/2016 của Ban Bí thư TWĐ về thực hiện
Nghị quyết số 47-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện
chính sách DS-KHHGĐ;
- Luật Trẻ em năm 2016;
17


- Quyết định 906/QĐ-BYT ngày 15/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc
phê duyệt Đề án tăng cương tư vấn và cung cấp dịch vụ DS-KHHGĐ cho VTN/TN
giai đoạn 2016-2020.
- Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Hội nghị lần thứ
sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về cơng tác dân số trong tình hình
mới.
- Nghị quyết 137/NQ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ thực hiện Nghị
quyết số 21-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban
Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về cơng tác dân số trong tình hình mới.
(Giảng viên phân tích các nội dung của từng văn bản có liên quan)
2. NHỮNG THÁCH THỨC TRONG CS SKSS, GDGT CHO VTN/TN TẠI
CỘNG ĐỒNG
2.1. Những thách thức trong chăm sóc SKSS, GDGT đối với cá nhân
VTN/TN
- Hiểu biết và thực hành đúng về SKSS/KHHGĐ của VTN/TN còn nhiều
hạn chế
Mặc dù tuổi dậy thì và tuổi quan hệ tình dục lần đầu của VTN/TN có xu
hướng trẻ hơn (SAVY 1 (2003): Nữ: 14,46, Nam: 15,61; SAVY 2(2008): Nữ: 14,21;

Nam: 15,61; (2016): Nữ: 13,4; Nam: 15,0 Tuổi quan hệ tình dục lần đầu: SAVY1:
Nữ: 19,4; Nam: 20; SAVY2: Nữ: 18, Nam: 18,2), đặc biệt là có 2,3% VTN/TN
quan hệ tình dục trước tuổi 15 (điều tra năm 2016) nhưng hiểu biết về SKSS của
VTN/TN Việt Nam còn nhiều hạn chế. Bất chấp những nỗ lực quan trọng để tăng
cường giáo dục phòng chống, kiến thức về nhiễm trung lây truyền qua đường tình
dục/nhiễm khuẩn đường sinh sản (STI/RTI) ở VTN/TNB vẫn ở mức rất thấp! Chỉ
có gần 21% (2016) VTN/TN biết ít nhất một triệu chứng STI/RTI ở nam giới.
18


Tương tự như vậy ở nữ giới chỉ có 18,7%. Các triệu chứng thường được biết đến
nhiều nhất là đỏ/viêm ở vùng sinh dục (10%), lở loét ở vùng sinh dục (khoảng 78%).
Khi được hỏi: (1) Liệu phụ nữ có thể mang thai sau khi có quan hệ tình dục
lần đầu tiên không? (2) Những ngày dễ thụ thai nhất đối với phụ nữ là những ngày
nào? (3) Phụ nữ sẽ làm gì nếu cơ ấy khơng muốn có thai? Thì có tới 37,6%
VTN/TN khơng trả lời đúng câu một, 18% khơng trả lời đúng câu ba và có tới
82,6% không trả lời đúng câu hai (2016).
Khoảng 54% VTN/TN được hỏi (2016) cho biết đã sử dụng biện pháp tránh
thai trong lần quan hệ tình dục đầu tiên. Điều đó có nghĩa rằng, có tới 46%
VTN/TN đã khơng sử dụng biện pháp tránh thai trong lần quan hệ tình dục đầu
tiên. Trong số những VTN/TN đã từng sử dụng biện pháp tránh thai có khoảng
20% sử dụng biện pháp truyền thống (xuất tinh ngồi âm đạo). Trong số những
người khơng sử dụng biện pháp tránh thai, có gần 40% lý do là “không muốn sử
dụng biện pháp tránh thai”, 17,6% là “không biết cách sử dụng”. Một điều rất đáng
lưu ý là VTN/TN người Kinh có được hướng dẫn cách sử dụng các biện pháp tránh
thai hiện đại ít hơn so với người dân tộc.
Khi kiến thức về sức khỏe sinh sản-KHHGĐ của VTN/TN còn hạn chế, quan
niệm lại khá thơng thống và khơng kiểm sốt được những nhu cầu sinh lý bản
năng tự nhiên của con người, nhất là ở người đang có sự thay đổi tâm sinh lý thì
nhiều khả năng sẽ dẫn tới tình trạng quan hệ tình dục khơng an tồn, mắc bệnh lây

truyền qua đường sinh sản, phá thai, sinh đẻ sớm, nuôi con sớm. Những mâu thuẫn
này có thể sẽ gây ảnh hưởng xấu cho sự phát triển tồn diện của VTN/TN.
- Kết hơn, mang thai, phá thai tuổi vị VTN/TN có dấu hiệu tăng
Đại đa số VTN/TN hiểu biết quy định của pháp luật về tuổi kết hôn của nữ là
từ đủ 18+ tuổi, nhưng VTN/TN ngày càng có quan niệm, hành vi thơng thống về
19


quan hệ tình dục: tỷ lệ VTN/TN đồng tình với ý kiến “quan hệ tình dục trước hơn
nhân là chấp nhận được” tăng từ 36% (SAVY1) lên 44% (SAVY2). Điều tra năm
2016 về việc chấp nhận có điều kiện đối với tình dục trước hơn nhân đã tăng lên
mức 63,8% trong trường hợp “hai người đều sẵn sàng làm việc đó”. Khoảng 14%
VTN/TN thể hiện thái độ cởi mở trước việc sống chung, khoảng 59% VTN/TN thể
hiện chấp nhận việc phụ nữ khơng kết hơn. Tỷ lệ VTN/TN đã có quan hệ tình dục
trước hơn nhân tăng từ 7,6% (SAVY1) lên 9,5% (SAVY2) và lên 12,8% (2016).
Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, năm 2014 có 11,4% trường hợp
(nam: 2,2%, nữ: 9,2%) kết hôn tuổi vị thành niên. Tỷ lệ này ở nông thôn cao gần
gấp đôi thành thị (nông thôn: 13,6%, thành thị: 7,1%). Nếu xem xét theo các vùng
kinh tế-xã hội thì cao nhất là Trung du miền núi phía Bắc (27,1%); Tây Nguyên
(15,1%), Đồng bằng sông Cửu Long (13,1%); Bắc Trung bộ và duyên hải miền
Trung (7,4%), Đồng bằng sông Hồng (6,9%); Đông Nam bộ (6,8%). Quan sát số
liệu thống kê cho thấy, tỷ lệ này có xu hướng tăng nhẹ trong tồn quốc (2009:
10,7%, 2010: 10,9%; 2011: 10,9%, 2012: 11,2%; 2013: 12,9%).
Mặc dù Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế hơn một thập kỷ nay và mơ hình
sinh của Việt Nam là mơ hình sinh muộn (nhóm tuổi sinh cao nhất ở Việt Nam là
20-29 tuổi) nhưng mức sinh của vị thành niên (nhóm tuổi 15-19) lại có xu hướng
tăng. Nếu như năm 2009 chỉ có 24%o thì năm 2014 lên đến 31%o. Mức sinh ở
nông thôn cao hơn thành thị và ở những vùng có trình độ kinh tế-xã hội kém hơn sẽ
sinh cao hơn.
Điều tra Quốc gia về SKSS, SKTD của VTN/TN Việt Nam (2016) cho thấy,

trong tổng số nữ nhóm tuổi 15-24 có 1,8% đã từng phá thai (chiếm 9,2% tổng số nữ
15-24 đã từng mang thai). Tỷ lệ này cao hơn nếu tính riêng cho nhóm tuổi 19-24,
nhóm dân tộc thiểu số và nhóm nữ 15-24 đã có chồng.

20


Mặc dù số liệu chính thức, chính xác về tỷ lệ mang thai, phá thai, sinh con
sớm ở tuổi vị thành niên là một thách thức nhưng số liệu của Tổng cục Thống kê về
xu hướng kết hôn, sinh con ở tuổi vị thành niên và quan niệm, xu hướng quan hệ
tình dục trước hơn nhân trong SAVY2 cũng như Điều tra Quốc gia năm 2016 đã
cho thấy phần nào xu hướng về mang thai, phá thai và sinh con sớm ở tuổi vị thành
niên của nước ta. Kết hôn sớm, mang thai, phá thai và sinh con ở tuổi vị thành niên
chắc chắn có những tác động đến tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi, đến tỷ số tử vong
bà mẹ và cho chính tương lai của VTN/TN hay của cả một thế hệ trong dân tộc.
Điều tra về dân tộc thiểu số mới nhất năm 2015 của Ủy ban Dân tộc và Tổng
cục Thống kê cho thấy, tảo hôn, hôn nhân cận huyết vẫn là một thách thức đối với
công tác Dân số-KHHGĐ. Kết quả Điều tra cho thấy, có đến 30 dân tộc thiểu số có
tỷ lệ tảo hơn từ 30% đến 70%, trong đó cao nhất là dân tộc Ơ Đu (70,17%), Mông
(59,66%), Xinh Mun (56,33%), La Ha (52,71%)… Có 17 dân tộc thiểu số có từ
10% đến 44% hơn nhân cận huyết, cao nhất là dân tộc Mạ (44%), Mảng (43,57%),
Mnông (40,16%), Xtiêng (36,73%)… Tảo hơn, hơn nhân cận huyết sẽ có ảnh
hưởng rất lớn đến cơ hội học tập, vui chơi, phát triển, lao động, bình đẳng giới, xóa
đói giảm nghèo… và vấn đề KHHGĐ nói riêng cũng như vấn đề dân số nói chung
của VTN/TN dân tộc thiểu số.
2.2.

Những thách thức trong chăm sóc SKSS, GDGT đối với gia đình

VTN/TN

- Tuổi VTN/TN chịu ảnh hưởng rất mạnh của các điều kiện văn hóa, giáo
dục của gia đình, xã hội. Vì vậy, tránh được những nguy cơ ảnh hưởng đến thể chất
và tâm lý sau này, gia đình có một vai trị hết sức quan trọng trong việc giáo dục
giới tính, sức khỏe sinh sản.
- Thách thức lớn nhất của việc chăm sóc SKSS, giáo dục giới tính và tình
dục cho VTN/TN, đó là rất nhiều các bậc phụ huynh chưa thấy được tầm quan
21


trọng, trách nhiệm của gia đình đặc biệt của cha mẹ, chưa có kiến thức, kỹ năng
trong việc chăm sóc SKSS, giáo dục giới tính và tình dục cho VTN/TN. Cụ thể
như:
- Chưa biết rằng gia đình được tạo lập trên cơ sở hôn nhân và huyết thống,
quan hệ giữa các thành viên trong gia đình là đặc biệt. Nếu khơng có sự gần gũi, tin
cậy lẫn nhau của những người thân trong gia đình thì trẻ sẽ khơng giải bày được
những băn khoăn, thắc mắc thầm kín tế nhị để cha mẹ có thể giải đáp thỏa đáng và
kịp thời tránh cho trẻ những hiểu lầm có thể dẫn đến những hành vi nguy hiểm.
- Không hiểu được thấu đáo rằng trong từng gia đình đều tồn tại những mối
quan hệ giữa hai giới và quan hệ giới tính. Gia đình là mơi trường hình thành, củng
cố những chuẩn mực nam tính, nữ tính, kinh nghiệm ứng xử giữa hai giới. Cha mẹ
là người thầy đầu tiên về các nét nữ tính, nam tính và mẫu người đàn ơng, đàn bà
và quan hệ qua lại giữa hai giới. Cha mẹ có thể trở thành tấm gương giáo dục giới
tính sinh động đối với trẻ thông qua tiếp xúc hàng ngày. Trẻ có thể học được từ cha
mẹ mình những hình mẫu quan hệ khác giới mang tính văn hóa cao về tình bạn,
tình u sự bình đẳng, sự tơn trọng lẫn nhau, quan hệ yêu thương trách nhiệm trong
quan hệ vợ chồng và các chức năng làm cha, làm mẹ trong từng tình huống cụ thể
của cuộc sống gia đình. Trong gia đình cịn có quan hệ giữa anh trai, em gái hoặc
giữa chị gái và em trai, các em có cơ hội trải nghiệm và thể hiện những quan hệ
khác giới với tư cách là những người đại diện cho giới nam hay nữ.
- Không đánh giá hết được tầm quan trọng của gia đình với vai trị là nơi

giao tiếp thường xuyên của các thành viên trong gia đình và con cái, là nơi nơi trực
tiếp bảo vệ, dạy dỗ con cái. Sự giao tiếp thường xuyên và nhạy cảm của các thành
viên trong gia đình giúp cha mẹ có thể phát hiện kịp thời những biểu hiện nào về
giới tính của trẻ cần khuyến khích giúp đỡ hay tư vấn. Các mối quan hệ giữa bố,
mẹ, con cái, giữa vợ chồng, nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi thành viên với nhau
22


và với xã hội là những vấn đề mà cha mẹ có thể truyền thụ cho con cái bằng chính
hành vi của mình.
- Khơng tạo được cho con một niềm tin và cởi mở tâm tình khi chia sẻ với
cha mẹ. Nhiều cha mẹ khơng có được sự gắn bó về tinh thần với con cái đặc biệt
khi con đến lứa tuổi dậy thì, quan hệ thiếu gắn bó thì con cái rất khó cởi mở trao
đổi và tâm tình với cha mẹ về những cái riêng, cái thầm kín của mình. Đó là một
khó khăn trở ngại cho việc giáo dục con của cha mẹ. Muốn trò chuyện với con về
những vấn đề như vậy, cha mẹ cần phải ở gần gũi và đặt mình như người bạn lớn
của con. Để những trò chuyện giữa cha mẹ và con gái về vấn đề giới tính có hiệu
quả, cha mẹ phải có tâm thế tự tin, tình cảm gần gũi, thể hiện rõ thiện ý quan tâm
nhằm tạo ra ở trẻ thái độ tin cậy, cởi mở.
- Chưa xây dựng được tình cảm với con như là tình bạn. Để làm được việc
này cha mẹ không được gây tổn thương tâm lý cho trẻ, phải tạo dựng niềm tin yêu
nơi con trẻ, phải trở thành người bạn lớn của con trong mọi trường hợp (tốt nhất là
thiết lập mối quan hệ này từ khi chúng còn nhỏ tuổi), phải thân thiện và gần gũi với
con cái bằng cách luôn quan tâm hỏi han một cách có thiện chí về học tập, quan hệ
và những vấn đề băn khoăn thắc mắc của con nảy sinh hàng ngày. Khi trẻ không
nghe lời, hãy nói chuyện với chúng bằng thái độ nhẹ nhàng, phân tích đúng sai, chỉ
ra biện pháp đúng đắn nhất, tránh dùng những lời nặng nề, mắng mỏ, chì chiết. Mỗi
khi trẻ mắc lỗi, không nên quá chú ý đến lỗi của chúng mà hãy coi đây là một cơ
hội để bạn giáo dục con.
- Chưa biết chọn thời điểm thích hợp để trị chuyện với con về những chủ đề

tế nhị liên quan tới SKSS. Cũng nhiều cha mẹ không biết bắt đầu câu chuyện một
cách khéo léo. Không biết rằng có thể bắt đầu bằng một tình huống của người khác
hoặc qua phim truyện hoặc tin mới gặp và qua câu chuyện đó hãy tiếp cận những
vấn đề mà mình muốn chuyển tải.
23


- Khơng tơn trọng con cái khi nói chuyện. Khi thảo luận về một chủ đề nào
đó rất có thể giữa cha mẹ và con cái sẽ gặp phải những bất đồng về quan điểm.
Những lúc đó cha mẹ lại có phản ứng ngay mà khơng chịu tìm hiểu xem vì sao con
cái lại có hành động suy nghĩ quan điểm như vậy. Nhiều cha mẹ cịn chê bai hoặc
có phản ứng gay gắt khi có bất động.
- Khơng tạo được khơng khí nói chuyện cởi mở, khơng biết sử dụng những
lời khen, động viên thay cho những lời mang tính chỉ trích, phê phán, ca thán.
Khơng chủ động nói chuyện, trao đổi với con về hoạt động thường nhật. Nhiều cha
mẹ không biết khen ngợi con khi con đạt được điểm tốt hoặc một việc tốt hoặc đơn
giản chỉ là một hoạt động nào đó tiến bộ hơn trước. Bởi việc khen ngợi con đúng
lúc, đúng chỗ sẽ khích lệ sự tiến bộ của con, đem lại sự tự tin, củng cố mối quan hệ
giữa con cái với cha mẹ.
- Nhiều cha mẹ đã tạo cảm giác lệ thuộc cho trẻ. Các bạc cha mẹ cần biết
rằng, ở tuổi dậy thì khi phải lệ thuộc các em sẽ phản ứng bằng thái độ thù nghịch.
Nếu cha mẹ khuyến khích sự lệ thuộc, vơ tình cha mẹ tạo ra sự phản kháng từ con
cái. Tuổi mới lớn khát khao mãnh liệt được độc lập, càng được cha mẹ tơn trọng
tính tự lập bao nhiêu các em sẽ càng ít thù nghịch với cha mẹ bấy nhiêu. Bằng thái
độ quan tâm và vẫn tôn trọng con cái như dùng những lời vui vẻ nhẹ nhàng và
khuyến khích tính độc lập của con để chúng tự lựa chọn và sử dụng quyền tự quyết
của mình.
- Nhiều cha mẹ đã sai lầm khi vội vã cải tạo, uốn nắn sai lầm bằng cách nói
đi nói lại. Các cha mẹ khơng biết rằng, tuổi mới lớn thưởng đáp trả lại sự cố nắn
sửa sai bằng thái độ ương ngạnh, chống đối. Các em sẽ trở nên khó lắm bắt, khó

dạy, nhất quyết khơng chịu bị ai thuyết phục hoặc khuất phục.
- Nhiều cha mẹ đã xâm lấn sự riêng tư của con cái. Các cha mẹ không hiểu
rằng, tuổi mới lớn rất cần sự riêng tư, đó chính là nơi chúng được sống đời sống
24


×