Tải bản đầy đủ (.pdf) (163 trang)

Khoá luận tốt nghiệp quan hệ kinh tế việt nam – thái lan (2001 – 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 163 trang )

KHOA SỬ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NIÊN KHÓA 2012 - 2016

QUAN HỆ KINH TẾ
VIỆT NAM – THÁI LAN
(2001 – 2010)
Chuyên ngành

: SƯ PHẠM LỊCH SỬ

Giảng viên hướng dẫn

: TH.S. BÙI ANH THƯ

Sinh viên thực hiện

: TRẦN THỊ NGỌC MỸ CHI

MSSV

: 1220820007

Lớp

: D12LS01
BÌNH DƯƠNG, 05/2016
LỜI CAM ĐOAN



Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của Th.s
Bùi Anh Thư. Các số liệu và trích dẫn trong khóa luận là trung thực. Mọi ý kiến và
tham khảo khác không phải của người viết đều được chú thích và ghi rõ trong danh
mục Tài liệu kham khảo của khóa luận.

Sinh viên
Trần Thị Ngọc Mỹ Chi


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khóa luận tốt nghiệp này, bên cạnh sự cố gắng của bản thân cịn
có sự giúp đỡ của các thầy cơ trong và ngồi nhà trường. Sau đây em xin được bày tỏ
lòng biết ơn sâu sắc tới:
ThS. Bùi Anh Thư đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình làm
đề tài.
Ban giám hiệu nhà trường, Phòng đào tạo, Ban lãnh đạo khoa và quý thầy cô
trong khoaLịch sử trường Đại học Thủ Dầu Một đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho em trong
quá trình học tập và nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn quý Thư viện trường Đại học Thủ Dầu Một, Thư viện
tỉnh Bình Dương, Thư viện Tổng hợp Thành Phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện cung
cấp những tư liệu q báu, bổ ích giúp em hồn thành tốt khóa luận này.
Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn sự giúp đỡ, động viên tinh thần của gia đình,
bạn bè trong thời gian em học tập và hoàn thành khóa luận.
Tuy cố gắng, nhưng do thời gian hạn chế và cịn ít kinh nghiệm nên vấn đề em
trình bày trong khóa luận chắc chắn khó tránh khỏi sai sót, do đó em rất mong nhận
được những góp ý chân thành của q Thầy Cơ và bạn bè để khóa luận được hồn
thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Bình Dương, tháng 5 năm 2016
Sinh viên


Trần Thị Ngọc Mỹ Chi


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................

Bình Dương, Ngày 04 tháng 05 năm 2016
GVHD
(Ký tên)


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................

Bình Dương, Ngày 04 tháng 05 năm 2016
GVHD
(Ký tên)


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

3

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


4

PHẦN MỞ ĐẦU

5

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA
QUAN HỆ VIỆT NAM – THÁI LAN TRONG LỊCH SỬ

15

Cơ sở hình thành quan hệ Việt Nam – Thái Lan

15

1.1.

1.1.1. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên

15

1.1.2. Mối quan hệ về văn hóa – xã hội giữa hai quốc gia trong lịch sử

17

1.2.

Khái quát lịch sử quan hệ Việt Nam – Thái Lan


19

1.2.1. Quan hệ Việt Nam – Thái Lan từ buổi đầu cho đến năm 1975

19

1.2.2. Quan hệ Việt Nam – Thái Lan từ năm 1976 cho đến nay

25

Tiểu kết

30

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUAN HỆ KINH TẾ VIỆT NAM – THÁI LAN
(2001 – 2010)
2.1.

31
Các tác nhân tác động đến quan hệ kinh tế Việt Nam – Thái Lan giai
đoạn 2001 – 2010

2.2.

31

2.1.1. Nhân tố quốc tế

31


2.1.2. Những tác động từ tình hình Thái Lan

34

2.1.3. Những tác động từ tình hình Việt Nam

37

Thực trạng quan hệ kinh tế Việt Nam – Thái Lan giai đoạn 2001 –
2010

38

2.2.1. Quan hệ kinh tế Việt Nam – Thái Lan trên các lĩnh vực cơ
bản

38

2.2.1.1.

Thương mại

39

2.2.1.2.

Đầu tư

44


2.2.1.3.

Du lịch

48

2.2.2. Một số lĩnh vực khác

54

1


2.3.

2.2.2.1.

Nông nghiệp

54

2.2.2.2.

Công nghiệp chế biến

54

2.2.2.3.

Giao thông vận tải


55

Đánh giá chung về quan hệ kinh tế Việt Nam và Thái Lan (2001 –
2010)

2.4.

56

2.3.1. Thành công

56

2.3.2. Hạn chế

57

Nguyên nhân thành công và hạn chế trong quan hệ kinh tế Việt Nam
– Thái Lan (2001 – 2010)

58

2.4.1. Nguyên nhân thành công

58

2.4.2. Nguyên nhân hạn chế

60


Tiểu kết

61

CHƯƠNG 3. BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
HIỆU QUẢ QUAN HỆ KINH TẾ GIỮA VIỆT NAM – THÁI LAN TRONG
TƯƠNG LAI

63

3.1.

Bài học kinh nghiệm

63

3.2.

Một số giải pháp

64

Tiểu kết

68

KẾT LUẬN

69


TÀI LIỆU THAM KHẢO

71

PHỤ LỤC

78

2


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ACMECS

Ayeyawwady –Chao Phraya – Mekong
Economi Cooperation Strategy
Tổ chức Chiến lược hợp tác kinh tế
Ayeyawwady –Chao Phraya – Mê Kông

AEC

ASEAN Economic Community
Cộng đồngkinh tế ASEAN

AFTA

ASEAN Free Trade Area
Khu vực thương mại tự do ASEAN


APEC

Asia-Pacific Economic Cooperation

Diễn đàn hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương
ASEAN

Association of Southeast Asian Nations

Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á
ASEM

The Asia-Europe Meeting

Diễn đàn Hợp tác Á – Âu
IMF

International Monetary Fund

Quỹ tiền tệ Quốc tế
EU

European Union

Liên minh Châu Âu
FDI

Foreign Direct Investment


Đầu tư trực tiếp nước ngoài
ODA

Official Development Assistant

Viện phát triển chính thức
WB

World Bank

Ngân hàng thế giới
WTO

World Trade Organization

Tổ chức thương mại thế giới

3


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Biểu đồ 1: Xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Thái Lan từ 2000 – 2009
Biểu đồ 2: Tỷ lệ tăng trưởng tổng kim ngạch Việt Nam và Thái Lan từ 2000 – 2009
Biểu đồ 3: Xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Thái Lan từ 1990 – 2000
Biểu đồ 4: Dự án đầu tư Thái Lan tại Việt Nam từ 2006 – 2009
Biểu đồ 5 : Gía trị đầu tư nước ngồi tại Việt Nam tính đến năm 2010
Biểu đồ 6 : Lượng du khách đến Thái Lan và Việt Nam từ 1997 – 2010

Biểu đồ7: Lượng du khách đến Thái Lan và Việt Nam từ 1997 – 2010


Biểu đồ8: Mức độ biến động lượng khách đến Việt Nam từ 1997 tới 2010
Phụ lục 1: Các mặt hàng Thái Lan xuất khẩu sang thị trường Việt Nam (2003 –
2008)
Phụ lục 2: 10 loại hàng hóa quan trọng nhất xuất khẩu Thái Lan xuất khẩu sang
Việt Nam (2003 – 2008)

Phụ lục 3: Các mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Thái Lan (2003 – 2008)
Phụ lục 4: 10 loại hàng hóa quan trọng nhất xuất khẩu Việt Nam xuất khẩu sang
Thái Lan (2003 – 2008)

4


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đông Nam Á là một khu vực có lịch sử phát triển lâu đời. Trong q trình phát
triển, khu vực này đã có những đóng góp quan trọng vào những thành tựu của nền văn
minh nhân loại. Các quốc gia trong khu vực Đơng Nam Á là những nước có sự tương
đồng cao trên nhiều lĩnh vực văn hóa – xã hội, cũng như trình độ phát triển kinh tế. Với
vị trí địa chiến lược trên bản đồ thế giới, khu vực này thường xuyên chịu sự chi phối từ
các nhân tố bên ngoài, đặc biệt là “nhân tố nước lớn”. Hầu hết các quốc gia trong khu
vực đều có những “thương tổn” về mặt chủ quyền, lãnh thổ trong lịch sử. Chính vì vậy,
nhu cầu hợp tác, liên kết là một vấn đề mang tính truyền thống, tiếp tục được chú trọng
trong hiện tại và tương lai tại Đông Nam Á.
Ngày nay, trong bối cảnh tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế, hịa bình, hợp tác
cùng phát triển đã trở thành một xu thế tất yếu của thế giới. Các quốc gia liên kết với
nhau tạo thành một hệ thống thế giới thống nhất từ Đông sang Tây. Là hai quốc gia
cùng nằm trong khu vực Đông Nam Á, Thái Lan và Việt Nam cũng khơng nằm ngồi
những tác động từ xu thế tồn cầu hóa. Vì thế hai nước ngày càng chủ động, tích cực

hơn trong việc triển khai chính sách ngoại giao, đặc biệt là tăng cường quan hệ láng
giềng với các nước xung quanh. Hiện nay, Thái Lan áp dụng chính sách “làm thịnh
vượng láng giềng” nhằm hợp tác với các nước láng giềng cùng phát triển, bảo đảm an
ninh và hịa bình trong khu vực thơng qua các dự án phát triển hành lang kinh tế Đông
- Tây, Tiểu vùng MêKơng mở rộng...”[42]. Cịn với Việt Nam, từ sau Đại hội VI
(1986), Đảng và Nhà nước ta ngày càng khẳng định xu thế hợp tác, hội nhập toàn diện
với thế giới, đặc biệt là các nước trong khu vực ASEAN, trong đó lĩnh vực tiên phong
và thu được những thành tựu rõ rệt nhất chính là kinh tế.
Trong thời gian qua, quan hệ kinh tế giữa Việt Nam – Thái Lan không ngừng
được củng cố và phát triển, kể cả trong thời gian hai nước chịu ảnh hưởng nặng nề của
cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Thực tế cho thấy rằng trong những năm gần đây,
Thái Lan luôn là một trong 10 nước và vùng lãnh thổ dẫn đầu về đầu tư nước ngoài tại

5


Việt Nam, với khoảng 250 dự án còn hiệu lực có tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 5,5
tỷ USD [10]. Thái Lan là nước lớn đứng thứ ba về đầu tư ở Việt Nam, sau Singapore,
Malaysia trong ASEAN [10]. Vì vậy, đây chính là cơ sở và là nền tảng quan trọng để
tăng cường và thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa quan hệ toàn diện giữa hai nước, hướng tới
tương lai tươi sáng cho mỗi dân tộc và lợi ích của cả khu vực.
Trong giai đoạn 2001-2010, quan hệ kinh tế hai nước đạt được nhiều thành tựu
quan trọng, tạo bước đột phá so với giai đoạn trước trên tất cả các lĩnh vực thương mại,
đầu tư, nông nghiệp, du lịch… Trong giai đoạn này, chịu sự tác động từ khủng hoảng
chính trị ở Thái Lan (2006) và khủng hoảng kinh tế toàn cầu (từ năm 2008), quan hệ
kinh tế hai nước chịu những ảnh hưởng nhất định, song vẫn đảm bảo xu thế phát triển
liên tục, đặc biệt là để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu để giải quyết các vấn đề
trong hiện tại và tương lai.
Ngày nay, cùng với quá trình hội nhập sâu rộng toàn cầu, nhất là khi AEC
(Cộng đồng Kinh tế Asean) chính thức thành lập (31/12/2015), nền kinh tế của Việt

Nam và Thái Lan, cũng như quan hệ kinh tế hai nước đứng trước nhiều cơ hội, thách
thức để phát triển. Đối với Việt Nam thì những hạn chế về cơ sở hạ tầng, năng lực cạnh
tranh của các doanh nghiệp Việt Nam, những rào cản về ý thức hệ… sẽ ln là những
vấn đề khó khăn trong các quan hệ đa phương, song phương. Vấn đề đặt ra hiện nay là:
Làm thế nào để thúc đẩy hơn nữa quan hệ kinh tế Việt Nam – Thái Lan, cả chiều rộng
lẫn chiều sâu, theo hướng phát triển bền vững? Làm thế nào để Việt Nam tích cực, chủ
động hơn trong hợp tác với Thái Lan? Làm thế nào để Việt Nam giành được nhiều lợi
ích hơn từ kế hoạch phát triển, mở rộng ảnh hưởng của Thái Lan? Đây là những câu
hỏi không dễ trả lời. Với mong muốn đúc rút những kinh nghiệm và góp phần nhận
thức về vấn đề quan hệ kinh tế hai nước, tác giả đã chọn vấn đề “Quan hệ kinh tế Việt
Nam – Thái Lan (2001 – 2010)” làm đề tài nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp của
mình.

6


2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Liên quan đến đề tài “Quan hệ kinh tế Việt Nam - Thái Lan (2001-2010)” đã có
một số cơng trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu, học giả trong và ngoài nước, tiêu
biểu như:
· Tìm hiểu về lịch sử, chính trị - văn hóa – kinh tế, chính sách ngoại giao giữa
Việt Nam và Thái Lan phải kể đến các tác phẩm tiêu biểu:
1. Cuốn sách “Tìm hiểu lịch sử, văn hóa Thái Lan” của tác giả Phan Thanh Tịnh
(2014), Nxb. Văn hóa thơng tin, Hà Nội. Đã cho cái nhìn về lịch sử, văn hóa
Thái Lan một cách khái qt và tồn diện. Khi nhắc đến Thái Lan người ta
thường nhớ tới đất nước được mệnh danh là xứ sở “Chùa vàng” và “Xứ sở của
những nụ cười thân thiện” ở Đông Nam Á đây được coi là một nét văn hóa đặc
sắc của quốc gia này. Trong phần thứ tư tác giả nhấn mạnh đến vai trò của Thái
Lan trong sự phát triển của Asean và mối quan hệ hợp tác song phương với các
nước trong khối Asean đặc biệt trong quan hệ hợp tác song phương với Việt

Nam trong Asean.
2. Cuốn sách “Thái Lan: Một số nét chính về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội,
văn hóa và lịch sử” của tác giả Nguyễn Khắc Viện (1988), Nxb. Thông tin lí
luận, Hà Nội. Trong cuốn sách này tác giả tập trung nghiên cứu về những biến
đổi trong tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa và lịch sử của Thái Lan qua
từng năm và vị trí của Thái Lan trong chiến lược của đế quốc Mỹ và các thế lực
phản động quốc tế đối với Đông Nam Á nói riêng và châu Á nói chung, tác giả
trình bày rất kỹ càng về những diễn biến chính trị sâu sắc của Thái Lan những
năm 70 của thế kỷ XX nhưng lại giới hạn chỉ đến năm 1986 là kết thúc.
3. Cuốn sách “Thái Lan những chiến lược đổi mới đầy khả năng cạnh tranh” của
tác giả Silvio L. Emery, Wyn Ellis, Montri Chulavatnatol, Kiến Văn, Cảnh
Dương (lược dịch) (2009), Nxb. Thời Đại. Đây là cuốn sách tập hợp bài viết của
nhiều nhà kinh tế nổi tiếng của Thái Lan và trên thế giới nhằm nghiên cứu và
phân tích những chiến lược đổi mới mang tính cạnh tranh của Thái Lan sau khi
thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1997 và đưa Thái Lan lên một tầm cao mới

7


để bây giờ có thương hiệu riêng cho mình “made in Thailan” ngang tầm thế
giới.
4. Cuốn sách “Lịch sử quan hệ đối ngoại Việt Nam 1940 – 2010” củaGS. Vũ
Dương Ninh (2014), Nxb. Chính trị Quốc gia – Sự thật. Trong cuốn sách này tác
giả đã phân tích có hệ thống về lịch sử quan hệ đối ngoại Việt Nam từ năm 1940
– 2010 trải qua các giai đoạn lịch sử quan trọng của đất nước, bối cảnh quốc tế
và trong nước dẫn đến các sự kiện, diễn tiến trong quá trình lịch sử quan hệ đối
ngoại của Việt Nam.
5. Cuốn sách “Ngoại giao Việt Nam 1945 – 2000” của tác giả Nguyễn Đình Bin
(cb) (2015), Nxb. Chính trị Quốc gia. Tác giả đã trình bày khái qt về chính
sách đối ngoại của Việt Nam giai đoạn 1945 – 2000, trong đó đề cập đến vấn đề

Campuchia, việc điều chỉnh các quan hệ Việt – Trung, quan hệ Việt – Mỹ, việc
Việt Nam hội nhập khu vực và chính sách cải cách kinh tế (đổi mới ...) cung cấp
sự hiểu biết về những yếu tố đưa đến việc Việt Nam điều chỉnh chính sách đối
ngoại với các nước trong khu vực Đơng Nam Á hiện nay.
· Tìm hiểu về quan hệ Việt Nam - Thái Lan có các cơng trình:
6. Cuốn sách “Quan hệ Việt Nam – Thái Lan trong những năm 90” của tác giả
Nguyễn Tương Lai (2001), Nxb. Khoa học xã hội. Trong cuốn sách này tác giả
đã là tập trung phân tích, đánh giá đưa ra một số vấn đề kinh tế, chính trị nổi bật
của Việt Nam và Thái Lan trong thập niên đầu thế kỉ XXI và nhấn mạnh quan
hệ kinh tế trong đó có thương mại và đầu tư. Đưa ra những thành tựu đạt được
trong năm 90 của thế kỷ XX, từ đó cho thấy được tiềm năng kinh tế giữa hai
nước và lợi ích kinh tế giữa hai nước trong khu vực Đơng Nam Á. Qua đó rút ra
được những đánh giá trong mối quan hệ kinh tế này và dự báo xu hướng phát
triển chủ yếu và những nhân tố tác động trong 10 năm tiếp theo từ đó đề xuất
một số giải pháp cơ bản để tăng cường khả năng hợp tác của Việt Nam và Thái
Lan cho cái nhìn tổng quát về mối quan hệ này nhưng đề tài vẫn còn giới hạn ở
thời gian là năm 1999.
7. Cuốn sách “ Triển vọng quan hệ thương mại song phương giữa Việt Nam – Thái
Lan” củaBộ công thương trung tâm thông tin công nghiệp và thương mại

8


(2014), Nxb. Công Thương. Nội dung cuốn sách tập trung nói về lĩnh vực kinh
tế đầu tư và thương mại trong đó nhấn mạnh quan hệ song phương giữa Việt
Nam – Thái Lan và triển vọng của mối quan hệ này trong tương lai, đưa ra các
chính sách và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thương mại,
đầu tư song phương giữa Việt Nam – Thái Lan trong những năm tiếp theo
(2020). Đưa ra các số liệu thống kê qua từng năm từ năm 2001 đến 2014. Qua
đó có thể thấy được mức độ tăng trưởng kinh tế trong thời gian qua tăng lên rõ

rệt. Định hướng cho kinh tế thương mại và đầu tư Việt Nam phát triển hơn.
8. Cuốn sách “Quan hệ Việt Nam – Thái Lan từ năm 1976 – 2000” của tác giả
Hoàng Khắc Nam (cb) (2007), Nxb. Đại học Quốc gia TP HCM. Đã cung cấp
nhiều thông tin cơ bản về tình hình quan hệ của Việt Nam – Thái Lan từ năm
1976 đến 2000 trên tất cả các mối quan hệ trong đó mối quan hệ kinh tế là nền
tảng cho sự hợp tác cũng như ngoại giao giữa Việt Nam và Thái Lan từ quá khứ
tới hiện tại qua những thăng trầm của lịch sử để đạt được mối quan hệ tốt đẹp,
hữu nghị như hiện nay. Đây là một cơng trình phản ánh khá sâu sắc những quan
điểm của học giả Việt Nam về quan hệ Việt Nam – Thái Lan. Cuốn sách cũng
đã phân tích rõ bối cảnh thế giới và khu vực đã tác động như thế nào đến sự hợp
tác kinh tế giữa hai nước trong thời gian từ năm 1975 – 2000 cho cái nhìn tồn
diện hơn về quan hệ kinh tế trong thời kỳ này.
9. Cuốn sách “Việt Nam – ASEAN: Quan hệ song phương và đa phương” (sách
tham khảo) của tác giả Vũ Dương Ninh (cb) (2004), Nxb. Chính trị Quốc gia.
Đây là cuốn sách cho cái nhìn khái quát về quan hệ Việt Nam với các nước
Asean của nhiều tác giả, trong đó có một phần viết về quan hệ Việt Nam – Thái
Lan từ năm 1995 đến 2002 (của tác giả Hoàng Khắc Nam) trong phần này tác
giả đã phân tích và rút những thành cơng cũng như hạn chế mà hai nước trãi
qua, từ đó đưa ra giải pháp để cùng khắc phục đưa kim ngạch thương mại và
đầu tư ngày càng nâng cao lên nữa. Khi bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày
càng diễn ra sâu rộng, tác động sâu sắc tới từng quốc gia.

9


Nhìn chung, các cơng trình đã đề cập đến mặt này hay mặt khác của vấn đề.
Tuy nhiên, chưa có cơng trình nào nghiên cứu một cách hệ thống, tồn diện về quan hệ
kinh tế Việt Nam – Thái Lan trong giai đoạn 2001 – 2010.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1.


Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chung:
Mục tiêu của đề tài khóa luận là phân tích, đánh giá, làm sáng tỏ quan hệ kinh tế
Việt Nam – Thái Lan giai đoạn 2001 – 2010 và ảnh hưởng của bối cảnh thế giới tới
mối quan hệ quốc tế của hai quốc gia nhằm đưa ra những giải pháp, định hướng cho
việc nghiên cứu quan hệ kinh tế Việt Nam – Thái Lan trong tương lai.
Mục tiêu cụ thể:
Đề tài nghiên cứu cơ sở, thực trạng và kết quả của quan hệ kinh tế giữa Việt
Nam và Thái Lan từ năm 2001 – 2010. Từ đó, tác giả cũng mạnh dạn rút ra bài học
kinh nghiệm và giải pháp để thúc đẩy quan hệ hai nước trong hiện tại và tương lai.
3.2.

Nhiệm vụ nghiên cứu

Thứ nhất, làm rõ cơ sở và quá trình phát triển của mối quan hệ Việt Nam – Thái
Lan trong lịch sử.
Thứ hai, làm rõ tình hình quan hệ kinh tế Việt Nam – Thái Lan giai đoạn 20012010, từ đó rút ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của vấn đề đặt ra cho quan
hệ kinh tế hai nước trong giai đoạn này.
Thứ ba, rút ra bài học kinh nghiệm và giải pháp cho quan hệ kinh tế Việt Nam –
Thái Lan trong hiện tại và tương lai.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1.

Đối tượng nghiên cứu

Như tên đề tài của khóa luận đã xác định, đối tượng nghiên cứu của khóa luận là
quan hệ kinh tế giữa Việt Nam – Thái Lan từ 2001 đến 2010 trên tất cả các phương
diện. Để làm rõ những vấn đề lịch sử quan hệ giữa hai quốc gia này, tất nhiên không

thể tách rời việc nghiên cứu bối cảnh thế giới và khu vực đã tác động tới mối quan hệ

10


qua các giai đoạn lịch sử và tơi xem nó là một trong những nhân tố rất quan trọng tác
động đến mối quan hệ.
4.2.

Phạm vi nghiên cứu

Tên đề tài “Quan hệ kinh tế Việt Nam - Thái Lan (2001 – 2010)” đã thể hiện giới
hạn phạm vi nghiên cứu của khóa luận.
- Về phạm vi thời gian:
Khóa luận tập trung nghiên cứu “Quan hệ kinh tế Việt Nam - Thái Lan” từ năm
2001 đến năm 2010. Trong phạm vi một khóa luận, tác giả chỉ chọn 10 năm đầu của
thế kỷ XXI – khoảng thời gian mà quan hệ hai nước chịu sự chi phối lớn từ các nhân tố
bên ngoài và các yếu tố nội tại của hai nước để tập trung nghiên cứu, luận giải những
thuận nghịch trong quan hệ kinh tế giữa hai nước. Đây cũng là nền tảng để lý giải các
vấn đề trong quan hệ kinh tế hai nước trong giai đoạn tiếp theo.
Tác giả chọn mốc mở đầu là năm 2001 vì: Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
IX của Đảng đã thơng qua Báo cáo Chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng
khóa IX thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và thúc đẩy quan hệ ngoại
giaovới các nước trong khu vực và thế giới đặc biệt là quan hệ với các nước láng giềng
(Thái Lan) nhằm tăng cường mối quan hệ hợp tác lâu dài của hai quốc gia.
Tác giả chọn mốc năm 2010 để khép lại thời gian nghiên cứu đề tài vì: Năm
2010 được xem là năm thành công nhất trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam, đóng
góp to lớn vào việc phát triển kinh tế – xã hội đất nước và là chủ tịch ASEAN tổ chức
hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 17 tại Việt Nam. Mở ra sự hợp tác sâu rộng giữa các
nước trong khu vực.

- Về phạm vi không gian:
Đề tài được đặt trong bối cảnh hai nước Việt Nam – Thái Lan trong đó kinh tế là
lĩnh vực trọng tâm của quan hệ này. Đồng thời, để đảm bảo tính khoa học của kết quả
nghiên cứu, tác giả đặt quan hệ kinh tế hai nước trong bối cảnh khu vực và toàn cầu.

11


5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1.

Cơ sở lý luận

Khóa luận được thực hiện trên cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của chủ
nghĩa duy vật lịch sử và duy vật biện chứng, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của
Đảng Cộng sản Việt Nam, các văn bản của Nhà nước về chính sách đối ngoại của Việt
Nam đối với Thái Lan qua các giai đoạn lịch sử.
5.2.

Phương pháp nghiên cứu

Tác giả sử dụng chủ yếu 2 phương pháp của chuyên ngành lịch sử: Phương pháp
lịch sử và phương pháp logic.Với phương pháp lịch sử tác giả đã trình bày tình hình
“Quan hệ kinh tế Việt Nam – Thái Lan (2001 – 2010) ” theo trình tự thời gian và
khơng gian cụ thể.
Phương pháp lịch sử trước hết thể hiện ở việc khóa luận được bố cục theo cấu
trúc trình tự thời gian (phương pháp lịch đại): Từ việc khái quát Quan hệ kinh tế Việt
Nam – Thái Lan trước năm 2001 đến quan hệ Quan hệ kinh tế Việt Nam – Thái Lan
(2001 – 2010). Bên cạnh đó, phương pháp lịch sử cịn thể hiện ở việc khóa luận ln
phân tích các vấn đề trong bối cảnh không gian cụ thể: chủ yếu là ở lĩnh vực kinh tế.

Phương pháp logic được thể hiện ở việc khóa luận ln đặt vấn đề “Quan hệ
kinh tế Việt Nam – Thái Lan (2001 – 2010) ” trong các mối quan hệ phức tạp của các
sự kiện, hiện tượng diễn ra trên thế giới giúp ta nhận biết được đâu là nguyên nhân, hệ
quả và kết nối các sự kiện theo trình tự logic nhất định.
Bên cạnh đó, tác giả cịn tham khảo thêm một số phương pháp phân tích trong
quan hệ quốc tế trong vấn đề sức mạnh kinh tế và thứ bậc của các quốc gia trong hệ
thống kinh tế quốc tế. Qua đó định vị rõ vị trí của Việt Nam và Thái Lan trong khu vực
và trên thế giới.
Ngồi ra, khóa luận cịn sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh,
thống kê, đánh giá và đưa ra những nhận định của bản thân trên cơ sở những luận điểm

12


đó và tất cả các phương pháp trên đều nhằm mục đích nghiên cứu nghiên cứu đề tài
một cách khoa học hơn, có hệ thống và mang tính tồn diện hơn.
6. Đóng góp của đề tài
Thứ nhất: Qua nghiên cứu, khóa luận cũng góp phần làm sáng tỏ quan hệ kinh tế
Việt Nam - Thái Lan trong giai đoạn 2001-2010
Thứ hai: Từ những kiến giải về những vấn đề tồn tại trong quan hệ kinh tế giữa
hai nước nhất là trong lĩnh vực thương mại và đầu tư trong giai đoạn 2001-2010, tác
giả rút ra những bài học kinh nghiệm và biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong kinh
tế, thúc đẩy sự hợp tác kinh tế trên mọi phương diện trong hiện tại và tương lai.
Thứ ba: Kết quả nghiên cứu phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu, giảng dạy
lịch sử Việt Nam, lịch sử thế giới và một số chuyên đề như Một số vấn đề trong lịch sử
ngoại giao Việt Nam, chuyên đề Lịch sử Đông Nam Á…
7. Cấu trúc đề tài
Đề tài gồm ba chương:
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA
QUAN HỆ VIỆT NAM – THÁI LAN TRONG LỊCH SỬ

Chương này khái quát về quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam - Thái Lan và cơ sở
hình thành cũng như quá trình phát triển quan hệ hai nước trong lịch sử. Từ đó cung
cấp cái nhìn khái qt về mối quan hệ này, làm nền tảng để đi vào nghiên cứu các nội
dung của chương trọng tâm của khóa luận – chương 2.
CHƯƠNG 2. TÌNH HÌNH QUAN HỆ KINH TẾ VIỆT NAM – THÁI LAN
(2001 – 2010)
Đây là chương chính trong khóa luận, tập trung nghiên cứu các tác nhân quốc tế
có ảnh hưởng như thế nào tới bối cảnh hai nước Việt Nam và Thái Lan khi bước vào
thế kỉ XXI và tiến trình hợp tác kinh tế của hai nước trong giai đoạn 2001 – 2010. Từ
đó đánh giá được những thành công cũng như hạn chế trong vấn đề quan hệ kinh tế

13


giữa hai bên trong quá trình hợp tác kinh tế. Ngồi ra khóa luận cịn đưa ra những
ngun nhân khiến cho quan hệ kinh tế giữa hai nước trong giai đoạn này vì sao lại
thành cơng và vì sao lại thất bại. Nhằm đưa ra những nhận định chung cho về quan hệ
kinh tế giữa Việt Nam và Thái Lan trong giai đoạn mới.
CHƯƠNG 3. BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG
CAO HIỆU QUẢ QUAN HỆ KINH TẾ GIỮA VIỆT NAM – THÁI LAN TRONG
TƯƠNG LAI
Trên cơ sở phân tích quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Thái Lan ở Chương 1 và
Chương 2, trong chương 3 tác giả rút ra bài học kinh nghiệm và đưa ra một số giải
pháp để nâng cao hiểu quả quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Thái Lan trong tương lai.

14


CHƯƠNG 1. CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA
QUAN HỆ VIỆT NAM – THÁI LAN TRONG LỊCH SỬ

1.1.

Cơ sở hình thành quan hệ Việt Nam – Thái Lan

1.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
* Vị trí địa lý
Thái Lan và Việt Nam là hai quốc gia cùng nằm trên bán đảo Trung - Ấn và
cùng thuộc Đông Nam Á lục địa. Khoảng cách giữa hai nước là khá gần gũi, khơng có
cách trở lớn về mặt địa lý. Hơn nữa, đường giao thông tự nhiên giữa hai nước, như
sông MêKông và đường biển ven bờ, cũng tương đối thuận lợi. Đó là một trong những
điều kiện cần thiết để mối quan hệ này được hình thành trong lịch sử trên quy mơ nhà
nước, nhân dân; cũng như trên mọi lĩnh vực kinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội.
Thơng qua tuyến đường biển ven bờ, trao đổi buôn bán giữa hai nước đã có từ rất sớm.
Thuyền Xiêm đến Đại Việt buôn bán cũng theo đường biển ven bờ. Cho đến khi người
Việt tiến xuống lập cư ở Nam Bộ, đường biển ven bờ đã trở thành con đường giao
thơng chính giữa hai nước. Thuyền Xiêm khi buôn bán với Trung Quốc cũng đi dọc
theo ven biển của Việt Nam. Thậm chí tuyến đường biển ven bờ cịn được người Xiêm
sử dụng để buôn bán với Campuchia qua ngã Gia Định. Ngồi ra, tuyến đường này cịn
được sử dụng trong các quan hệ chính trị giữa hai nước như đi sứ, chuyển quân...
Xét về mặt địa lý nhân văn, Lào và Campuchia là cầu nối quan trọng của mối
quan hệ Việt – Xiêm. Trong lịch sử dưới thời Sukhothaya (1238 – 1438) hay dưới triều
đại Taksin (1767 – 1782), người Xiêm đã ở rất gần Việt Nam khi họ đặt được sự thống
trị tại Lào. Trên thực tế, quan hệ giữa hai nước từ lâu đã được coi như mối quan hệ
láng giềng dù không địa giới. Trong các thư từ qua lại giữa vua Xiêm và chúa Nguyễn,
đều có thấy xuất hiện nhiều lần sự ghi nhận về tính chất “láng giềng” hay “hàng xóm”
giữa hai nước. Trong một bức thư vua Xiêm gửi cho chúa Nguyễn đã từng viết rằng:
“Nước An Nam và nước Xiêm cùng ở về một dải đường biển, cùng chung một trời. Hai
nước tuy cách xa nhau, nhưng cũng như đồng một đất nước” [20, 22].
Yếu tố địa lý gần kề và thuận lợi không chỉ giúp quan hệ Việt Nam – Thái Lan
hình thành sớm. Đó cịn là ngun nhân giúp mối quan hệ này được duy trì thường


15


xuyên, lâu dài trong lịch sử. Ngoài ra, dưới cái nhìn địa chính trị, chính yếu tố này đã
làm nên tính chất đặc thù và những vấn đề riêng trong quan hệ giữa hai nước như sự
phát triển liên tục, lợi ích đa dạng, cũng như các vấn đề về lãnh thổ, dân cư... Hiện tại,
yếu tố này vẫn có những tác động trực tiếp đến quan hệ Việt Nam – Thái Lan và sẽ tiếp
tục chi phối quan hệ hai nước trong tương lai.
* Điều kiện tự nhiên
Việt Nam và Thái Lan có nhiều điểm tương đồng về điều kiện tự nhiên. Đây
cũng là một tiền đề tạo sự thuận lợi cho việc hình thành và phát triển quan hệ hai nước
trong lịch sử.
Xét về mặt kiến tạo điạ lý, hai nước có những điểm tương đối giống nhau. Địa
hình có độ dốc thoai thoải ra phía biển, có kết cấu đa dạng gồm các vùng rừng núi, cao
nguyên và đồng bằng, trong đó đồng bằng là chủ yếu. Đặc biệt, khu vực đồng bằng
Đông Bắc của Thái Lan và Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam đều được hình
thành từ q trình bồi tụ của dịng sơng MêKơng. Chính vì thế hợp tác kinh tế của hai
nước cũng gắn liền với vấn đề hợp tác trong khai thác nguồn nước sơng MêKơng.
Khí hậu của hai nước đều là nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm. Một năm có hai mùa
mưa và mùa khô xen nhau. Sự tương đồng về địa hình và khí hậu quy định nhiều điểm
giống nhau trong hệ sinh vật tự nhiên và cơ cấu cây trồng khiến cho hai nước khá
giống nhau đó là cơ cấu kinh tế đa dạng gồm cả nông, lâm, ngư nghiệp với vai trị chủ
đạo của nền nơng nghiệp lúa nước. Các nghiên cứu khảo cổ học đã chỉ ra mối liên hệ
về giống lúa giữa Việt Nam và Thái Lan như nhóm giống Indica ở miền Nam Việt
Nam và Thái Lan, nếp Indica ở Bắc Việt Nam và Bắc Thái Lan, Japonica và nếp
Japonica ở Bắc Việt Nam và Bắc Thái Lan… [20,24].
Những nét tương đồng trên đã tác động không nhỏ tới quan hệ giữa hai nước.
Những điểm chung trong nhận thực, ứng xử với tự nhiên – xã hội cũng như nền văn
minh lúa nước đã làm cho quan hệ Việt Nam – Thái Lan có sự gần gũi, gắn bó; q

trình giao lưu cũng thuận lợi, dễ dàng hơn và mối quan hệ cũng dễ được duy trì hơn.

16


Nhìn một cách tổng quát, trong quan hệ Việt Nam - Thái Lan, điều kiện tự
nhiên đã tạo thêm sự thuận lợi cho việc thiết lập các mối quan hệ kinh tế. Những liên
hệ kinh tế này có từ rất sớm và đã tồn tại xuyên suốt trong lịch sử. Cho đến ngày nay,
kinh tế vẫn tiếp tục là động lực quan trọng trong quan hệ Việt Nam - Thái Lan.
1.1.2. Mối quan hệ về văn hóa – xã hội giữa hai quốc gia trong lịch sử
* Về văn hóa
Việt Nam và Thái Lan là hai quốc gia có các cơ sở văn hóa và q trình phát
triển văn hóa tương đối giống nhau. Điều này được xuất phát từ những yếu tố như điều
kiện tự nhiên tương đối giống nhau dễ tạo nên sự gần gũi trong nhân sinh quan và thế
giới quan; nền văn hóa vật chất cũng được xây dựng trên cơ sở nông nghiệp lúa nước;
bề dày giao lưu và q trình tiếp biến văn hóa lâu đời giữa hai nước tạo ra khả năng
chuyển tải và tiếp thu các giá trị của nhau. Bên cạnh, Việt Nam và Thái Lan cùng nằm
trong khu vực giao lưu của văn hóa Ấn Độ và Trung Quốc, do đó mà cùng chịu ảnh
hưởng của hai nền văn minh này. Từ thế kỷ XVI, khi văn minh phương Tây bắt đầu
thâm nhập vào khu vực Đông Nam Á, hai nước lại cùng chịu thêm những tác động của
nền văn minh này. Những điều này đã làm cho nền văn hóa hai nước có những giá trị
và sắc thái tương đồng. Vị trí gần kề và q trình quan hệ lâu đời giữa nhân dân hai
nước làm quá trình giao lưu và tiếp thu văn hóa của nhau diễn ra mạnh mẽ hơn.
Sự gần gũi và những nét tương đồng văn hóa giữa Việt Nam và Thái Lan có
thể thấy được ở mọi nơi, từ văn hóa vật chất tới văn hóa tinh thần, từ các yếu tố của
văn hóa lúa nước tới văn hóa làng bản, từ đời sống tâm linh tới hoạt động tôn giáo...
Điều này hiện diện trong suốt quá trình lịch sử lẫn hiện tại. Điểm lại trong quá khứ,
Thái Lan và Việt Nam đã có những lần mâu thuẫn với nhau, nhưng không xuất phát từ
văn hóa. Giữa hai nước hầu như khơng tồn tại xung đột văn hóa. Hơn nữa, q trình
giao lưu và tiếp nhận văn hóa giữa hai nước đều diễn ra một cách hịa bình thơng qua

các q trình phát tán – hội nhập. Rõ ràng, quá trình giao lưu văn hóa giữa hai nước đã
diễn ra trong suốt q trình lịch sử lẫn hiện tại chính là một cái phơng nền cho sự tồn
tại và phát triển của quan hệ Việt Nam – Thái Lan. Nếu dùng ngôn ngữ của quan hệ
quốc tế ngày nay thì những tương đồng trong cơ sở và q trình văn hóa chính là điều

17


kiện góp phần tạo nên sự gần gũi và sự hiểu biết lẫn nhau điều kiện cần để phát triển
quan hệ, hạn chế tranh chấp. Đây là một yếu tố vô cùng thuận lợi để phát triển quan hệ
hai nước trong hiện tại và tương lai.
*Về xã hội
Trước khi chính thức lập quốc trên phần đất Thái Lan ngày nay vào thế kỷ
XIII, người Thái đã có một q trình sinh sống lâu dài ở miền Nam Trung Quốc và
phía Bắc bán đảo Trung - Ấn cùng địa vực với các dân tộc Bách Việt. Một số kết quả
khảo cổ đã đưa ra nhận định có thể người Thái đã di cư xuống Bắc Đông Dương từ đầu
Công nguyên” [20, 28]. Đây là nền tảng hình thành mối quan hệ giữa nhân dân hai
nước trong lịch sử.
Trong suốt chiều dài lịch sử đã có những cuộc di cư của người Thái sang đất
Việt và ngược lại. Khoảng từ thế kỷ VIII và nhất là trong đợt thiên di thế kỷ IX – X,
người Thái đã di cư đến thượng nguồn sơng Đà và hình thành những điểm tụ cư ở vùng
Tây Bắc Việt Nam [21, 43]. Khác với người Thái đã có q trình di cư xuống phía
Nam một cách lâu dài, có hệ thống và được bắt đầu xa xưa; người Việt di cư sang Thái
mang tính lẻ tẻ và nhiều trường hợp xuất phát từ các lý do tình thế. Lịch sử ghi nhận
một số trường hợp như vào cuối thế kỷ XVIII, dưới thời Tây Sơn, một số binh lính
theo Nguyễn Ánh chạy sang Xiêm và ở lại. Phong trào Văn Thân vào nửa cuối thế kỷ
XIX với khẩu hiệu “Bình Tây, sát tả” đã buộc một số cố đạo người Pháp đưa các giáo
dân Việt Nam di trú sang Thái Lan và định cư ở đó. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần
thứ nhất do thực dân Pháp tiến hành ở Đông Dương, hàng ngàn công nhân Việt Nam
được đưa sang Lào để làm đường. Nhiều người trong số đó đã bỏ chạy sang Thái Lan.

Sau sự thất bại của các phong trào khởi nghĩa (Duy Tân 1908, Xô Viết – Nghệ Tĩnh
1930 – 1931...), nhiều người yêu nước Việt Nam đã phải chạy sang Thái Lan để tránh
sự đàn áp của thực dân Pháp. Hệ quả của những biến cố lịch sử này là sự hiện diện của
cộng đồng người Việt trong thành phần dân tộc Thái Lan và ngược lại.
Cùng với sự phát triển không ngừng của quan hệ hai nước, số lượng người
Việt Nam sinh sống và làm việc trên đất Thái Lan không ngừng tăng lên. Hiện nay

18


trong hơn 20 tỉnh tại Thái Lan có đơng Việt kiều sinh sống, đã có 9 tỉnh được chính
quyền địa phương cho phép thành lập Hội người Thái Lan gốc Việt [51]. Đây là điều
kiện thuận lợi để bà con Việt kiều thuận lợi trong sinh hoạt cộng đồng, hướng về đất
nước và đóng góp xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước Việt Nam – Thái Lan.
Chính những biến cố của thời cuộc và sự biến đổi của thời đại đã làm cho quan
hệ giữa hai nước gắn bó hơn. Mối quan hệ này khơng bó hẹp trong phạm vi giữa hai
nước mà nó lan rộng ra các dân tộc khác như Lào, Lự, H’ mông, Khme, Khơ mú... đều
sinh sống đồng thời trên cả hai nước tạo điều kiện cho sự “xích lại gần nhau” giữa các
cộng đồng dân tộc với nhau. Các mối quan hệ về xã hội như trên đã đặt nền móng cho
sự phát triển vững bền của mối quan hệ giữa nhân dân hai nước trong lịch sử và tương
lai. Điều này đã góp phần thúc đẩy sự hình thành quan hệ cấp nhà nước giữa Việt Nam
và Thái Lan.
Nhìn một cách bao quát, trong quan hệ Việt Nam – Thái Lan, các cơ sở hình
thành quan hệ hai nước vẫn tiếp tục phát huy tác dụng, góp phần duy trì và cũng cố
quan hệ đó đứng vững trước những thăng trầm của lịch sử và cũng như những thử
thách của thời đại. Với vai trị và tính liên tục như vậy, các cơ sở này đã trở thành một
phần trong quan hệ Việt Nam – Thái Lan và góp phần duy trì tình cảm thân thiện giữa
nhân dân hai nước, cũng như sự gắn kết chặt chẽ mối quan hệ này trên mọi lĩnh vực,
trong đó rõ nét nhất là trong lĩnh vực kinh tế.
1.2.


Khái quát lịch sử quan hệ Việt Nam – Thái Lan
1.2.1. Quan hệ Việt Nam – Thái Lan từ buổi đầu cho đến năm 1975

* Quan hệ Việt Nam – Thái Lan từ buổi đầu cho đến năm 1884
Như trên đã đề cập, quan hệ Việt Nam – Thái Lan đã hình thành từ rất sớm.
Trong đó, đóng góp ban đầu thuộc về lực lượng thương nhân người Thái. “Thời điểm
sớm nhất được ghi chép trong sử liệu có lẽ là năm 1149. Các thuyền bn của ba nước
Trảo Oa (Java), Lộ Lạc (tức La Hộc thuộc Thái Lan) và Xiêm la đã vào vùng biển Hải
Đông (thuộc Quảng Ninh ngày nay) xin được buôn bán. Vua Lý Anh Tơng đã cho họ ở
lại ngồi đảo Vân Đồn và cho thiết lập trang Vân Đồn [17, 317]. Từ đây, Vân Đồn

19


được ghi nhận là đầu mối giao lưu kinh tế đầu tiên giữa Việt Nam và Thái Lan trong
lịch sử.
Quan hệ kinh tế đã mở đường cho quan hệ bang giao hai nước, thông qua các sứ
giả. Vào năm 1182, vua Xiêm đã cử sứ thần sang Đại Việt để đặt quan hệ ngoại giao
[17, 317]. Sang các thế kỷ sau, mối quan hệ tiếp tục duy trì, gia tăng và phát triển cả về
quy mô và chất lượng. Thời Lê Sơ, triều đình cịn tun bố giảm một nửa thuế buôn
bán cho các thương nhân Xiêm [17, 342]. Đặc biệt, vua Lê cịn u cầu dân trong nước
khơng được bắt chước ngôn ngữ, y phục người Xiêm và các quốc gia trong khu vực để
tránh làm loạn phong tục [20,33]. Điều này đã phản ánh gián tiếp sự phát triển quan hệ
hai nước trong thời gian này. Đặc biệt từ triều Gia Long, quan hệ thương mại diễn ra
khá sơi động, hàng năm có khoảng 40 – 50 thuyền buôn của Xiêm đến Việt Nam
[11,31] . Năm 1836, nhà Nguyễn đã sai học sinh theo học tiếng Tây phương, tiếng
Xiêm và tiếng Lào, định kỳ thi sát hạch cho cả thầy và trò [20, 37].
Bên cạnh những yếu tố thuận, quan hệ Việt Nam – Thái Lan trong giai đoạn
này cũng có những tồn tại những đối địch, tranh chấp. Trong đó, quyết liệt nhất chính

là tranh chấp ảnh hưởng ở Campuchia, Lào và vùng đất Hà Tiên. Như vậy, đến thời
gian này, lợi ích khu vực trở thành yếu tố ảnh hưởng tới quan hệ Việt Nam – Xiêm thời
gian này.
Nhìn chung, hợp tác Việt Nam – Thái Lan thời kỳ này bắt đầu được định hình
và phát triển. Mối quan hệ giữa hai nước là khá bình đẳng và chưa bao giờ tồn tại mối
quan hệ phụ thuộc. Thời kỳ này, quan hệ hai nước đã bắt đầu chịu sự chi phối bởi yếu
tố bên ngoài. Đến thế kỷ XIX, khi làn sóng chủ nghĩa thực dân tràn khắp Đơng Nam Á,
quan hệ hai nước có bước ngoặt với những tính chất và đặc điểm mới.
* Quan hệ Việt Nam – Thái Lan từ 1884 cho đến năm 1945
Giai đoạn thực dân Pháp xâm lược và cai trị Việt Nam (1858 – 1945) là thời kỳ
quan hệ Việt Nam và Thái Lan có nhiều đặc điểm mới. Việt Nam (cùng với Lào và
Campuchia) lần lượt rơi vào ách thống trị của thực dân Pháp. Cịn về phía Thái Lan,
chính sách ngoại giao linh hoạt cùng với vị trí “vùng đệm” đã giúp Thái Lan giữ được
nền độc lập của mình, dù chỉ mang tính tương đối.

20


×