Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

tiểu luận cao học Quan hệ kinh tế việt nam anh quốc từ năm 1986 tới nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.22 KB, 25 trang )

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong gần 30 năm đổi mới, Việt Nam vẫn luôn kiên định với đường lối đối
ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển. Tại Đại hội lần VII, Đảng đã
khẳng định mục tiêu “Vì lợi ích quốc gia, dân tộc” là nguyên tắc cao nhất của các
hoạt động đối ngoại; Đại hội đề ra chủ trương “Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế;
là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế…”
Đường lối đúng đắn và sáng tạo đó đã giúp cho công tác đối ngoại thu được nhiều
thành công, góp phần không nhỏ vào những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của
công cuộc Đổi mới và phát triển Đất nước.
Xét về tình hình thế giới, các nước lớn đều không ngừng gia tăng quyền lực
và tầm ảnh hưởng của quốc gia thông qua việc hoạch định, đầu tư và hoạch định
chính sách của mình, trong đó chính sách đối ngoại với các nước bạn- các nước
đồng minh rất được chú trọng. Những chính sách, chiến lược đó đang ngày càng thể
hiện vai trò chi phối xu hướng phát triển của các quan hệ quốc tế. Những quốc gia
có diện tích khổng lồ như Mỹ, Ấn Độ, Trung.. hay những quốc gia có tiềm năng
kinh tế lớn như Nhật, Pháp, Anh Quốc… đều coi những hỗ trợ về kinh tế, thương
mại, đầu tư… chi phối một phần không nhỏ trong các chiến lược quan hệ quốc tế
của mình. Một quyết sách đối ngoại của một nước lớn cũng có thể làm xáo trộn, thay
đổi lớn trong đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa.. không chỉ trong quốc gia đó mà
trong cả cộng đồng quốc tế.
Vì lý do đó, Việt Nam luôn cần phải đặt việc nghiên cứu các chính sách đối
ngoại của các nước lớn một cách phù hợp, khôn khéo, góp phần giảm bớt ảnh hưởng

1


của các nước lớn để đảm bảo tối đa lợi ích quốc gia khi tham gia vào các quan hệ
chính trị với các nước lớn trên thế giới.


Nhằm thực hiện mục tiêu “Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, đối
tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế…”, Việt Nam đã
đẩy mạnh hợp tác đa phương diện với nhiều nước lớn trên thế giới, trong đó có
Vương quốc Anh. Để có được quan hệ nhiều mặt, thực chất với quốc gia này, rất cần
thiết phải nghiên cứu những chính sách đối ngoại của Anh Quốc- Việt Nam, với
trọng tâm là vấn đề kinh tế song phương giữa Việt Nam và Anh Quốc sau thời kỳ
Đổi mới.
Nghiên cứu về lĩnh vực kinh tế: Quan hệ Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc
Anh và Bắc Ai-len (gọi tắt là Anh) được thành lập từ năm 1973. Cho tới nay, quan
hệ giữa hai nước đã có những thành tựu đáng kể về các hợp tác chính trị- ngoại giao,
giải quyết các vấn đề toàn cầu, phát triển nguồn lực, an ninh- quốc phòng, giáo
dục… Hai nước đã có nhiều hoạt động nhằm tăng cường quan hệ hợp tác, thúc đẩy
giao lưu kinh tế. Xét về tiềm năng và năng lực của cả hai bên, quan hệ Việt NamAnh Quốc hoản toàn có thể đạt thêm nhiều thành tựu to lớn hơn nữa, củng cố thêm
tình hữu nghị, hợp tác giữa hai quốc gia.
Từ những lý do trên, đề tài “Quan hệ kinh tế Việt Nam-Anh Quốc từ năm
1986 tới nay” được hình thành với mục tiêu chính là nghiên cứu, xem xét chính sách
kinh tế giữa Anh Quốc và Việt nam, từ đó rút ra những đánh giá về vị trí cũng như
tầm quan trọng của quan hệ hai nước.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu


2.1 Mục đích nghiên cứu



Giới thiệu về nước Anh và chính sách đối ngoại nói chung và với Việt Nam



nói riêng.

Nêu những thành tựu chung, những chính sách về kinh tế giữa Việt Nam và




Anh Quốc
Đánh giá tiềm năng và thành tựu kinh tế Việt Nam- Anh Quốc
Dự đoán triển vọng và xu hướng hợp tác Việt Nam- Anh Quốc trong tương lai

2


2.2 Nhiệm vụ
Người viết cần nghiên cứu, tham khảo các tài liệu có liên quan qua sách báo,
các kênh thông tin đại chúng… để có kiến thức và tư liệu về Anh Quốc cũng như
các hợp tác kinh tế Việt Nam- Anh Quốc.
2.3 Phạm vi nghiên cứu
Bao gồm chính sách đối ngoại và quan hệ hợp tác trên lĩnh vực kinh tế giữa
Việt nam và Anh Quốc.
2.4 Kết cấu đề tài
Đề tài được chia làm phần:
Phần I. Khái quát về Liên hợp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len và nền ngoại
giao Anh Quốc
Phần II. Quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Anh Quốc từ 1986 tới nay.
Phần III. Tổng kết và đánh giá triển vọng hợp tác kinh tế Việt Nam- Anh
Quốc trong tương lai.
2.5 Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu đề tài “Quan hệ kinh tế Việt Nam- Anh Quốc từ
năm 1986 tới nay” bao gồm:





Phương pháp đọc và nghiên cứu tài liệu
Phương pháp thu thập, xử lý thông tin
Phương pháp phân tích tổng hợp

3


CHƯƠNG I. KHÁI QUÁT VỀ LIÊN HIỆP VƯƠNG QUỐC ANH VÀ BẮC
AI-LEN VÀ NỀN NGOẠI GIAO ANH QUỐC
1.1 Khái quát vê Vương quốc Anh và Bắc Ai-len
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland hay Liên hiệp Vương quốc Anh và
Bắc Ireland (tiếng Anh: United Kingdom of Great Britain and Northern Ireland),
được gọi tắt là Vương Quốc Anh hoặc Anh, là một quốc gia có chủ quyền tại châu
Âu. Quốc gia này nằm tại ngoài khơi đại lục châu Âu, bao gồm đảo Anh và phần
đông bắc của đảo Ireland, cùng nhiều đảo nhỏ. Ngoài biên giới trên bộ này, bao
quanh Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland là Đại Tây Dương, trong đó biển
Bắc tại phía đông và eo biển Manche tại phía nam. Biển Ireland nằm giữa đảo Anh
và đảo Ireland. Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland có diện tích 243.610 km²,
là quốc gia có chủ quyền rộng thứ 78 trên thế giới và rộng thứ 11 tại châu Âu. Đây
là đất nước có nền văn hóa rất đa dạng, kết hợp với nền văn hóa chung của châu Âu
và phương Tây.
Vương quốc Anh có thủ đô là Luân-đôn ( tiếng Anh: London), nơi có dân số
lớn nhất Anh Quốc. Luân Đôn là một thành phố toàn cầu, cùng Thành phố New
York là trung tâm tài chính lớn nhất thế giới và có GDP thành phố lớn nhất châu Âu.
Luân Đôn chiếm khoảng 20% giá trị GDP của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc
Ireland (hay 446 tỷ USD trong năm 2005); còn nền kinh tế của vùng đô thị Luân
Đôn—lớn nhất trong các vùng đô thị tại Châu Âu—tạo ra khoảng 30% GDP của

Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland (hay 669 tỷ USD năm 2005). Chính điều
này làm Luân Đôn trở thành trung tâm tài chính vượt trội trên thế giới và là thành
phố cạnh tranh cùng New York vai trò là địa điểm tài chính quốc tế quan trọng
nhất.Sự ảnh hưởng của Luân Đôn đối với chính trị, tài chính, giáo dục, giải trí,
truyền thông, thời trang, nghệ thuật và văn hóa đã mang lại vị thế thành phố toàn cầu
cho Luân Đôn. Đây là một điểm đến du lịch lớn đối với du khách nội địa và quốc tế.
Vương quốc Anh là một quốc gia nhất thể theo thể chế quân chủ lập hiến. Nữ
vương Elizabeth II là nguyên thủ quốc gia của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc
Ireland, và cũng là quân chủ của 15 quốc gia Thịnh vượng chung độc lập khác. Thủ
tướng Anh hiện nay là David Cameron- người đứng đầu chính phủ Vương quốc
4


Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, người có năng lực nhất trong điều khiển phát biểu
trong Thứ dân viện. nhân vật này thường là lãnh tụ của chính đảng hoặc liên minh
các chính đảng có số ghế lớn nhất trong viện này. Quốc hội Anh gồm Thượng viện
và Hạ viện với nhiệm kỳ 5 năm. Hiện tại Anh có tất cả 46 Bộ, 23 cơ quan ngang Bộ
và hơn 300 cơ quan, văn phòng của Chính phủ; 122 Bộ trưởng.
Kinh tế Anh là nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, chủ yếu dựa vào khu
vực kinh tế tư nhân (chiếm 80% sản lượng và 75% lao động). Trong thời gian qua,
nền kinh tế đã có những thành tựu quan trọng như : duy trì được tốc độ tăng trưởng
kinh tế tương đối cao so với các nước EU, trung bình 2,5%/năm trong 5 năm qua;
thất nghiệp thấp, khoảng 2.9% (2006), thuộc hàng thấp nhất EU; lạm phát thấp
khoảng 3% năm 2006. Năm 2011, tổng thu nhập quốc nội (GDP) của Anh đạt 2.481
tỷ đô-la, tốc độ tăng trưởng GDP là 1,1 % . Thương mại của Anh đứng thứ 6 thế
giới với xuất khẩu 405 tỷ USD và nhập khẩu đạt 546 tỷ USD (2010). Thương mại có
vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân (xuất khẩu chiếm khoảng 20% GDP).
Thị trường chủ yếu của Anh là EU, chiếm 53% tổng xuất khẩu và 52% tổng nhập
khẩu của Vương quốc.
1.2 Quan hệ đối ngoại của Anh Quốc

Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland là một trong năm thành viên
thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, là một thành viên của NATO,
Thịnh vượng chung các Quốc gia, G7, G8, G20, OECD, WTO, Hội đồng châu Âu,
OSCE, và Liên minh châu Âu. Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland được cho
là có một "quan hệ đặc biệt" với Hoa Kỳ và một quan hệ đối tác mật thiết với Pháp,
và chia sẻ công nghệ vũ khí hạt nhân với hai quốc gia này. Vương quốc Liên hiệp
Anh và Bắc Ireland cũng có liên kết mật thiết với Cộng hòa Ireland; hai quốc gia
chia sẻ một khu vực du hành công cộng và hợp tác thông qua Hội nghị liên chính
phủ Anh Quốc-Ireland và Hội đồng Anh Quốc-Ireland. Hiện diện và ảnh hưởng toàn
cầu của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland tiếp tục được khoách trương
thông qua các quan hệ mậu dịch, đầu tư ngoại quốc, viện trợ phát triển chính thức và
các cam kết quân sự.

5


Hiện tại Anh Quốc vẫn có ảnh hưởng lớn tới những nước thuộc địa trong quá
khứ. Khối thịnh vượng chung gồm 53 nước độc lập đã từng là thuộc địa của Anh
đều có sự hợp tác với Anh vì những mục tiêu, lợi ích chung, cùng thúc đẩy phát
triển, dân chủ, nhân quyền trên thế giới.

6


CHƯƠNG II. QUAN HỆ QUỐC TẾ GIỮA VIỆT NAM VÀ ANH QUỐC
TỪ 1986 TỚI NAY
2.1
2.1.1

Quan hệ kinh tế

Về thương mại
Các công ty Anh vào Việt Nam từ những năm 1988-1989 nhưng thời gian đầu
chủ yếu tập trung vào lĩnh vực dầu khí với 70% tổng đầu tư. Quan hệ thương mại
Việt Nam và Anh tăng nhanh từ những năm 1990 đến nay.. Chính sách thương mại
của Anh tương đối cởi mở, không theo chủ nghĩa bảo hộ. Trong các vấn đề tranh
chấp thương mại giữa ta và EU (vụ kiện bán phá giá, vụ hải sản nhiễm kháng thể,
vấn đề GSP, giày mũ da), Anh thường có lập trường ủng hộ Việt Nam. Anh cũng
ủng hộ Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và quy chế kinh tế
thị trường.
Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Vương quốc Anh đã có những bước
tăng trưởng không ngừng trong các năm vừa qua. Năm 2008, kim ngạch xuất nhập
khẩu hai chiều chỉ khiêm tốn ở mức 1,15 tỷ USD, nhưng đến năm 2010, kim ngạch
xuất nhập khẩu đã đạt mức xấp xỉ 2 tỷ USD và đã vượt mức 3,5 tỷ USD trong năm
2012. Với mục tiêu đưa kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều lên mức 4 tỷ USD vào
năm 2013, quan hệ thương mại Việt Nam – Anh càng thể hiện vai trò và mức độ
quan trọng sau khi hai nước đã ký thỏa thuận đối tác chiến lược.
Kim ngạch xuất nhập khẩu. Đ.v: Triệu USD
2
006
Xuất
khẩu

007
8

22,11
Nhập

khẩu


008

63,90

009

54,55

33,73

010

329,24

04,55

011

.682

95,54

012

.398,2

40,62

3.
033,5


6
45,1

1
.946,62

2

2

4

1.
688,78

2

1

3

1.
159.10

2

1.

2


9
97,63

2

9

1

9
17,81

2

8

9
5,70

Tổng
kim ngạch

2

5
42,1

3
.043,3


3.
575,6

Nguồn: Hải quan Việt Nam
Ngày 19/7/2007, hai bên đã ký thoả thuận thành lập Uỷ ban hỗn hợp về kinh
tế và thương mại (JETCO) nhằm đề ra các biện pháp thúc đẩy quan hệ kinh tế,
thương mại và đầu tư song phương và tiến hành phiên họp đầu tiên tại Hà Nội. Các
phiên họp của JETCO diễn ra theo cơ chế định kỳ hàng năm và luân phiên.
7


Tháng 11/2011, Anh tuyên bố thành lập Hội đồng Kinh doanh Anh - ASEAN
nhằm thúc đẩy quan hệ kinh tế - thương mại giữa Anh với các nước ASEAN, trong
đó có Việt Nam.
Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và Anh trong 6 tháng đầu
năm 2015 đạt 2,50 tỷ USD, tăng 18,1% so với cùng kỳ năm 2014. Trong đó, xuất
khẩu hàng hóa sang thị trường Anh đạt 2,17 tỷ USD, tăng 21,5% và nhập khẩu hàng
hóa từ Anh đạt 326,61 triệu USD, giảm 0,5% so với cùng kỳ năm 2014.
Tính riêng trong tháng 6/2015, các mặt hàng xuất khẩu vào thị trường Anh
đạt trị giá 475.89 triệu USD, tăng 16,1% so với tháng 5/2015. Việt Nam xuất khẩu
sang thị trường Anh những mặt hàng chủ yếu gồm: điện thoại các loại và linh kiện;
giày dép; hàng dệt may; gỗ và sản phẩm; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện;
thủy sản; sản phẩm từ chất dẻo; cà phê…
Trong 2 quí đầu năm 2015, mặt hàng chiếm kim ngạch xuất khẩu lớn sang thị
trường Anh là điện thoại các loại và linh kiện, đạt trên 826,46 triệu USD, tăng
23,8% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 38,0% tổng trị giá. Đứng thứ hai về kim
ngạch là mặt hàng giày dép các loại với 333,03 triệu USD, chiếm 15,3% tổng trị giá
xuất khẩu sang Anh, tăng 25,7% so với cùng kỳ năm trước. Mặt hàng dệt may đứng
vị trí thứ ba, trị giá đạt 205,1 triệu USD, tăng 323,25% so với cùng kỳ năm 2014,

chiếm 14,9% tổng kim ngạch.
Nhìn chung, hầu khắp các mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Anh đều tăng
trưởng kim ngạch so với cùng kỳ; đáng chú ý là mặt hàng sắt thép các loại, tuy kim
ngạch chỉ đạt 3,40 triệu USD nhưng có mức tăng trưởng cao nhất, tăng 155,8%.
Ngoài ra, một số mặt hàng có mức tăng trưởng cao về kim ngạch so với cùng kỳ
năm ngoái như: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 80,7%; dây điện và
dây cáp điện tăng 62,3%; hàng thủy sản tăng 39,5%…
Ngược lại, một số mặt hàng có kim ngạch sụt giảm so với cùng kỳ năm 2014
như: cà phê giảm 26,1%; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác 20,8%; xơ, sợi
dệt các loại giảm 27,6%...
Nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam có xuất xứ từ Anh trong hai quí đầu năm
2015 đạt trị giá 326,61 triệu USD, những mặt hàng chủ yếu được nhập khẩu từ thị
trường này gồm: máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác; dược phẩm; sản phẩm
hóa chất; ô tô nguyên chiếc các loại; phương tiện vận tải và phụ tùng…
8


2.1.2
2.1.2.1

Về đầu tư
Vốn viện trợ không hoàn lại (ODA)
Ngay từ năm 1994, Chính phủ Anh bắt đầu chính thức cung cấp ODA cho
Việt Nam. Trong giai đoạn 1992-1998, Anh đã viện trợ không hoàn lại khoảng 24
triệu Euro cho 20 dự án hỗ trợ kỹ thuật trong các lĩnh vực giao thông, vận tải, năng
lượng, dầu khí, xây dựng, giáo dục… Cho đến nay, các dự án này đã được thực hiện
xong và có nhiều đóng góp thiết thực cho phát triển kinh tế-xã hội của ta trong các
lĩnh vực trên. Sau khi hai nước ký Thỏa thuận về Quan hệ đối tác phát triển giai
đoạn 2006-2015, Chính phủ Anh viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam 250 triệu
bảng Anh trong giai đoạn 2006-2010, bình quân 50 triệu bảng Anh.năm, với khoảng

70% ngân sách hỗ trợ cho các chương trình liên quan đến giảm nghèo của Việt Nam.
Phần còn lại dành cho các lĩnh vực giáo dục, y tế, nước sạch và vệ sinh nông thôn,
phòng chống tham nhũng.
Về hình thức hỗ trợ, từ năm 1998, Bộ Phát triển quốc tế Anh (DFID) đã quyết
định chuyển từ tiếp cận theo dự án sang tiếp cận theo chương trình ngành hoặc lĩnh
vực trong khuôn khổ phát triển toàn diện (CDF). Do vậy, DFID không xây dựng các
dự án hợp tác song phương theo cách làm truyền thống, mà sử dụng hình thức đồng
tài trợ hoặc uỷ thác để tham gia tài trợ cho các chương trình/dự án có ưu tiên cao tại
Việt Nam nhằm giảm chi phí giao dịch cho Việt Nam và khuyến khích sự phối hợp
trong các nỗ lực tập thể giữa các nhà tài trợ với Việt Nam.
Ngày 22/2/2005, Chính phủ Anh thông qua sáng kiến giảm nợ đa
phương, tuyên bố sẽ trả nợ thay cho Chính phủ Việt Nam 10% nợ đến hạn của các
khoản vay Hiệp hội Phát triển quốc tế (IDA) thuộc WB trong thời gian 2005-2015
(khoảng 90 triệu USD). Đây là sáng kiến của Anh nhằm vận động các nước G8 và
các nhà tài trợ khác cùng tham gia sáng kiến này để tạo điều kiện cho Việt Nam tập
trung nguồn lực hơn nữa cho Chương trình Xóa đói giảm nghèo đang được thực
hiện thành công.
Ngày 22/11/2007, DFID đã thông báo việc Chính phủ Anh viện trợ không
hoàn lại 100 triệu Bảng Anh giai đoạn 2007-2011 cho Chương trình PRSC với
phương thức chuyển trực tiếp cho Chính phủ Việt Nam, không thông qua WB để tiết
9


kiệm chi phí quản lý. Tháng 10/2008, Chính phủ đã phê duyệt Thoả thuận giữa Việt
Nam và Anh về việc Chính phủ Anh tài trợ cho PRSC 7-10 (2008-2011) với tổng
kinh phí là 80 triệu Bảng Anh.
Ngày 25/1/2010, Lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư và đại diện DFID đã ký
Văn bản tài trợ 17 triệu Bảng Anh cho Chương trình mục tiêu quốc gia về Cung cấp
nước sạch và vệ sinh nông thôn trong giai đoạn 2010-2013.
Hiện nay Anh là nhà tài trợ không hoàn lại lớn nhất cho Việt Nam trong

EU, nhà tài trợ song phương đầu tiên trên thế giới cam kết ODA cho Việt Nam đến
năm 2016 và là nước đầu tiên cung cấp ODA cho Việt Nam bằng phương thức hỗ
trợ trực tiếp ngân sách và trả nợ quốc tế cho Việt Nam. Anh cũng là nhà tài trợ điều
phối trong lĩnh vực phòng chống tham những tại Việt Nam (thay cho Thụy Điển).
Trong nửa đầu của thỏa thuận 10 năm, nguồn ODA từ Anh quốc dành cho
Việt Nam có trị giá 250 triệu bảng. Tuy vậy, vào năm 2016 sắp tới, vốn viện trợ
ODA cho Việt Nam sẽ chấm dứt. Cùng với quyết định dừng viện trợ đó, Đại sứ Anh
cho biết nguồn ODA cũng sẽ giảm dần từ thời điểm này cho đến thời điểm kết thúc.
Quyết định này được đưa ra sau khi Bộ trưởng Phát triển quốc tế Vương quốc Anh
(DFID) công bố kết quả của chương trình Đánh giá viện trợ song và đa phương, dựa
trên phát biểu của Đại sứ Anh Antony Stokes cho rằng Việt Nam đã có nền kinh tế
mới nổi đầy năng động, việc chấm dứt viện trợ cho Việt Nam vào 2016 là để có thể
tập trung giúp đỡ các quốc gia nghèo hơn và cần đến viện trợ hơn. Theo thông báo
đó, năm cuối cùng là 2016 sẽ có lượng vốn ODA ít nhất.
2.1.2.2

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
Anh Quốc được xem như quốc gia có nền kinh tế phát triển vững chắc và hiệu
quả, xây dựng và phát huy được phương pháp quản lý hiện đại và hiệu quả. Đầu tư
nước ngoài từ Anh Quốc đã mang lại cho Việt Nam cơ hội tiếp thu những phương
pháp quản lý một cách nhanh chóng và chi phí đào tạo thấp. FDI của Anh Quốc đã
góp phần không nhỏ cho Việt Nam trong công cuộc đổi mới kinh tế, thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế, giải quyết tình trạng thất nghiệp, tăng nguồn thu chi ngân sách;

10


chuyển giao các công nghệ hiện đại, các kinh nghiệm trong việc quản lý kinh tế,
thúc đẩy xuất khẩu...
Kể từ khi Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được áp dụng, lượng đầu tư

nước ngoài trực tiếp vào Việt Nam mới tăng đáng kể. Trong xu thế đầu tư đó, đầu tư
của Anh Quốc vào Việt Nam có những điểm đặc thù. Từ năm 1993, mối quan hệ
kinh tế giữa hai nước mới được chú trọng, cùng với đó là sự tăng tiến của quan hệ
thương mại các nhà đầu tư Anh Quốc quan tâm tới thị trường Việt Nam. Số lượng
các công ty đến thăm dò và đầu tư vào thị trường Việt Nam ngày càng nhiều. Tuy
nhiên, nếu nói tới những đầu tư thực sự, các doạnh nghiệp Anh vẫn khá e dè. Vào
thời điểm 1995, Anh Quốc mới đứng thứ 23 trong danh sách các quốc gia có đầu tư
vào Việt Nam, với 14 dự án và số vốn đầu tư gần 50 triệu USD. So với một nước có
tiềm lực kinh tế mạnh ở Châu Âu và đứng thứ tư thế giới, đầu tư của Anh Quốc vẫn
ở mức thấp. Trong khi đó đầu tư của nước này ra nước ngoài đứng thứ nhì trên thế
giới, chỉ sau Mỹ.
Hiện Vương quốc Anh đang xếp thứ 15 trong số 105 quốc gia và vùng lãnh
thổ có đầu tư tại Việt Nam. Vốn đầu tư của các nhà đầu tư Vương quốc Anh tập
trung nhiều nhất trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, với 8 dự án có tổng vốn
đầu tư đăng ký 2,06 tỷ USD, chỉ chiếm 3,6% về số dự án nhưng chiếm 46,43% tổng
vốn đầu tư đăng ký.
Lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo đứng thứ hai và thu hút được số
lượng dự án nhiều nhất với 79 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký 1,37 tỷ USD, chiếm
35,59% số dự án và 30,98% tổng vốn đầu tư đăng ký. Lĩnh vực khai khoáng đứng
thứ 3, chiếm 15,58% tổng vốn đầu tư đăng ký. Vương quốc Anh có dự án đầu tư
trên 22 tỉnh, thành phố cả nước. Dẫn đầu là TP Hồ Chí Minh với 83 dự án, có tổng
vốn đầu tư 1,75 tỷ USD; Dầu khí ngoài khơi đứng thứ hai với 5 dự án có tổng vốn
đầu tư là 688,17 triệu USD; Đồng Nai đứng thứ ba với tổng vốn đầu tư là 665 triệu
USD. Tiếp theo là các tỉnh Hà Nội, Bà Rịa – Vũng Tàu, Hải Dương và các địa
phương khác.
Về hình thức đầu tư: Anh Quốc đầu tư chủ yếu vào nước ta theo hình thức
100% vốn với tổng đầu tư vào khoảng 63,7 triệu USD.
11



Về cơ cấu đầu tư: các doanh nghiệp Anh có dự án vào nhiều lĩnh vực bao
gồm văn hóa, y tế, giáo dục, công nghiệp, bảo hiểm, dịch vụ...Tuy nhiên các lĩnh
vực tập trung chủ yếu là công nghiệp nặng, công nghiệp dầu khí, ngân hành, tài
chính, nông lâm nghiệp... và các ngành công nghiệp công nghệ cao đang ngày càng
được chú trọng.
Về chuyển giao công nghệ: Chính phủ Anh chú trọng việc đẩy mạnh chuyển
giao công nghệ- lĩnh vực mà Anh Quốc là một trong những quốc gia đứng đầu trên
thế giới. Các ngành hiện đang được chú trọng bao gồm ngành công nghiệp chế tạo
máy, công nghệ thông tin liên lạc, ngành năng lượng và xây dựng cơ sở hạ tầng. Các
nhà đầu tư Anh Quốc đã thực hiện nhiều hoạt động di chuyển vốn và công nghệ và
Việt Nam, kèm theo đó là những kinh nghiệm trong việc quản lý. Không chỉ chuyển
giao về máy móc, công nghệ hiện đại, việc chuyển giao công nghệ thông qua vốn
FDI là quá trình đi kèm với việc huấn luyện toàn diện và sự học hỏi, tiếp thu của
Việt Nam.
Về tác động của vốn FDI từ Anh Quốc đối với Việt Nam: Vốn FDI từ Anh
Quốc đã góp phần to lớn vào công cuộc đổi mới nền kinh tế, xây dựng đất nước theo
hướng Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa. Những đóng góp từ phía Anh là sự thúc đẩy
nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng. Thông qua FDI của Anh Quốc, hàng hóa Việt
Nam cũng tiếp cận được nhiều thị trường quan trọng không chỉ ở Anh mà còn cả
Châu Âu, như thị trường may mặc, giày dép, cà phê, các sản phẩm mỹ nghệ, gốm
sứ, da... Bên cạnh đó, hoạt động xuất khẩu của khu vực FDI góp phần mở rộng thị
trường trong nước, thúc đẩy sự phát triển các ngành dịch vụ như khách sạn, du lịch,
các dịch vụ ngoại tệ, kinh doanh...
Quan trọng hơn, FDI từ Anh Quốc đã góp phần xóa đói, giảm nghèo và nâng
mức thu nhập của người lao động lên đáng kể, tạo điều kiện phát triển nguồn nhân
lực tốt cho Việt Nam. Cho tới nay, ước tính các doanh nghiệp Anh Quốc đã thu hút
được gần 3.500 lao động trực tiếp và hàng nghìn lao động gián tiếp trong các ngành
dịch vụ, thương mại và đặc biết là công nghiệp nhẹ. Các chế độ quản lý tốt, mức thu
nhập cao là lý do các công ty Anh Quốc thu được nhiều lao động tay nghề cao, thu
hút đội ngũ cán bộ công nhân Việt Nam có đủ năng lực chuyên môn.

12


2.2

Du lịch
Song song với các quan hệ về kinh tế, hai nước Việt Nam và Anh Quốc đều
có những quan tâm tới các ngành công nghiệp không khói như du lịch- lĩnh vực mà
cả hai nước có nhiều lợi thế. Khách du lịch Anh vào Việt Nam tăng mạnh những
năm đầu thế kỉ 21, từ 70.000 lượt năm 2004 lên 105.000 lượt năm 2011.
Tuy vậy, do nhiều yếu tố như nền kinh tế suy thoái và bản thân Việt Nam vẫn
chưa triệt để khai thác cũng như giải quyết những vấn đề cho du lịch như môi
trường, nền dịch vụ, giao thông... nên số lượng khách du lịch Anh tới Việt Nam
trong 5 năm trở lại chưa có được tăng trưởng bền vững. Năm 2012 số lượng khác
giảm xuống còn 60.857 lượt. năm 2014 đón 157.977 khách và ước tính trong 9
tháng đầu năm 2015, số lượng du khách Anh đến Việt Nam vào khoảng 154.286
lượt.
Ngày 18/6, Thủ tướng đã ký ban hành Nghị quyết chính thức miễn visa đơn
phương cho du khách từ Anh Quốc. Ngoài ra, du khách của Đức, Pháp, Anh, Italy
và Tây Ban Nha cũng được miễn thị thực theo Nghị quyết. Theo đó, công dân các
nước này khi nhập cảnh Việt Nam không phải xin thị thực với thời hạn tạm trú 15
ngày, áp dụng từ ngày 1/7 đến hết ngày 30/6/2016. Anh, Đức, Pháp đều là các thị
trường truyền thống, lượng khách lớn và chi tiêu du lịch cao. Dự kiến sau khi nghị
định này có hiệu lực sẽ thu hút được nhiều du khách tới Việt Nam hơn.

2.3

Giao thông vận tải.
Một khía cạnh khác rất quan trọng cho nền kinh tế chính là giao thông. Việt
Nam và Anh Quốc đã triển khai một số hợp tác cũng như chia sẻ kinh nghiệm trong

lĩnh vực này. Với trở ngại về khoảng cách địa lý nên các hợp tác về giao thông vận
tải giữa Việt Nam và Anh Quốc chủ yếu là các kí kết về đường hàng không.
Ngày 8/12/2011, tại trụ sở Bộ Giao thông vận tải Anh, Bộ trưởng Bộ GTVT
Đinh La Thăng và ngài Mike Penning, Thứ trưởng Bộ GTVT Anh đã ký Hiệp định
13


giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Liên hiệp
Vương quốc Anh và Bắc Ailen về vận chuyển hàng không. Việc ký Hiệp định vận
chuyển hàng không song phương mới sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các hãng hàng
không của hai nước khai thác đường bay giữa Việt Nam và Anh cũng như khuyến
khích các doanh nghiệp của hai bên tăng cường hợp tác đầu tư trong lĩnh vực hàng
không tại Việt Nam và Anh.
Liên quan đến mối quan hệ hợp tác song phương giữa hai Bộ trong lĩnh vực
Giao thông vận tải, hai bên đều cùng thống nhất cho rằng, việc ký mới Hiệp định
hàng không song phương sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các hãng hàng
không hai bên khai thác thị trường hàng không hai nước. Bên cạnh đó, hai nước sẽ
tăng cường hợp tác về lĩnh vực an ninh, an toàn hàng không cũng như an toàn hàng
hải đặc biệt là chống cướp biển có vũ trang theo khuyến cáo của Tổ chức Hàng hải
quốc tế (IMO).
Vào ngày 29 tháng 7 năm 2015, trong cuộc hội đàm diễn ra tại Hà Nội giữa
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Anh David Cameron, hai bên đã ký
hợp đồng về bảo dưỡng động cơ máy bay giữa Tập đoàn Rolls-Royce và Tổng Công
ty Hàng không Việt Nam; trao Quyết định của Bộ Tài chính Việt Nam cho Tập đoàn
Prudential về việc phát hành trái phiếu Chính phủ trị giá 100 triệu Bảng Anh (tương
đương 3.200 tỷ đồng).
Từ ngày 28 tháng 9 đến 2 tháng 10 năm 2015, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận
tải Nguyễn Nhật dẫn đầu đoàn đại biểu các cán bộ cấp cao của Bộ giao thông vận
tải, Cục hàng không dân dụng Việt Nam, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam
và Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam trong chuyến thăm Anh. Tại đây, Đoàn Việt

Nam đã tiếp thu được nhiều bài học kinh nghiệm về quản lý vận tải hàng không,
thảo luận các chính sách hàng không, sân bay và quản lý bay, vấn đề phát triển và
vận hành sân bay,và tư nhân hóa sân bay trong các cuộc gặp với Bộ Giao thông Anh
Quốc, Cơ quan Hoàng không Dân dụng và Quản lý bay Quốc gia của Anh.
Cơ quan Xuất khẩu Tài chính của Anh đã chia sẻ với đoàn về việc Anh có thể
hỗ trợ tài chính cho các dự án sân bay tại Việt Nam.

14


Tại buổi hội thảo do Hiệp hội Hàng không Anh và Cơ quan Đầu tư và Thương
mại Anh Quốc tổ chức, đoàn Việt Nam đã trình bày về các dự án phát triển sân bay
và các cơ hội hợp tác tại Việt Nam. Hội thảo đã thu hút sự tham gia của hơn 40 công
ty Anh trong lĩnh vực sân bay.

CHƯƠNG III: TỔNG KẾT VÀ CÁC ĐÁNH GIÁ TRIỂN VỌNG HỢP TÁC
KINH TẾ VIỆT NAM- ANH QUỐC TRONG TƯƠNG LAI
3.1 Tổng kết các thành tựu đạt được trong quahn hệ Việt Nam- Anh
Quốc
Xét một cách tổng thể về phương diện đối ngoại thì những chính sách đối
ngoại của Anh đối với Việt Nam đã và đang đi theo hướng tích cực nhằm thúc đẩy
sâu sắc hơn nữa mối quan hệ hữu nghị giữa hai quốc gia. Điều này đã góp phần mở
ra một tương lai hợp tác tốt đẹp, bền vững giữa hai nước Anh -Việt trên con đường
hội nhập với thế giới.
Mối quan hệ Anh- Việt là mối quan hệ đối tác hữu nghị thân thiện và tốt đẹp.
Thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức vào năm 1973, hai bên đã có nhiều tuyên
bố, ký kết hợp tác về an ninh, kinh tế, văn hóa và giáo dục. Năm 2008 với ký kết
“Đối tác hữu nghị vì sự phát triển” đã đánh dấu sự phát triển mới trong quan hệ 2
bên, đưa mối quan hệ đi sâu hơn vào thực chất. Quan hệ Việt Nam và Liên hiệp
Vương quốc Anh và Bắc Ireland từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày

11.9.1973 đến nay đã đạt nhiều bước phát triển đáng ghi nhận, đi vào thực chất, đặc
biệt là sau khi hai nước thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược vào năm 2010 với bảy
lĩnh vực hợp tác là chính trị-ngoại giao, các vấn đề toàn cầu và khu vực, thương mại
15


và đầu tư, hợp tác phát triển, giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ, an ninh-quốc
phòng và giao lưu nhân dân. Đến 2010, mối quan hệ đã được nâng lên tầm “Đối tác
chiến lược” với việc mở rộng và đi sâu vào các hoạt động hợp tác trên tất cả các lĩnh
vực. Trong đó, các trụ cột chủ yếu là: chính trị- ngoại giao, thương mại- đầu tư, giáo
dục- đào tạo, an ninh- quốc phòng…
Hai bên liên tục trao đổi các đoàn cấp cao đi thăm và làm việc tại thủ đô cũng
như các tỉnh thành có dự án hợp tác quan trọng. Nhận lời mời của Thủ tướng Chính
phủ Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Liên hiệp Vương Quốc Anh và Bắc Ireland
David Cameron đã đến Hà Nội vào 29.7, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam
trong hai ngày. Trong những năm qua, hai bên đã trao đổi nhiều đoàn cấp cao, nổi
bật trong những năm gần đây là chuyến thăm Anh của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn
Sinh Hùng vào tháng 12.2011; của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vào tháng
1.2013; của Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh vào tháng 4.2014.
Về phía Anh thăm Việt Nam có Công tước Xứ York-Hoàng tử Andrew thăm
vào các năm 1999, 2006, 2008, 2009, 2010 và 2013; gần đây có Bộ trưởng Ngoại
giao Anh William Hague vào tháng 2.2012, Cựu Thủ tướng Anh Tony Blair vào các
năm 2012, 2013, tháng 7.2014 và tháng 10.2014. Trong chuyến thăm chính thức
Anh vào tháng 3.2008, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Anh Gordon
Brown đã ra Tuyên bố chung khẳng định thúc đẩy quan hệ hai nước đi vào chiều
sâu, hiệu quả và ổn định theo hướng “Quan hệ Đối tác vì sự phát triển".
Trong hợp tác kinh tế, Anh đã ủng hộ Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương
mại Thế giới. Anh là đối tác hàng đầu của Việt Nam trong Liên minh châu Âu (EU).
Quan hệ thương mại hai nước tăng nhanh từ những năm 1990 đến nay.
Trong những năm gần đây, xuất khẩu của Việt Nam sang Anh tăng trung bình

20% một năm, trong đó Việt Nam liên tục xuất siêu. Những mặt hàng xuất chủ yếu
là hải sản, rau quả, hạt điều, càphê, chè, hạt tiêu, sản phẩm chất dẻo, cao su, túi xách,
ví, sản phẩm mây tre, cói thảm, sản phẩm gỗ, hàng dệt mau, giày dép, thiếc, máy vi
tính và linh kiện điện tử. Thương mại hai chiều năm 2014 đạt gần 4,5 tỷ USD. Hiện
Anh có hàng trăm văn phòng đại diện thương mại thường trú và chi nhánh kinh
doanh tại Việt Nam. Từ năm 1998, Anh thành lập Hiệp hội doanh nghiệp Anh tại
16


Việt Nam (BBGV) nhằm thúc đẩy quan hệ kinh tế với Việt Nam và các hoạt động từ
thiện tại Việt Nam.
Hai nước đã ký thỏa thuận thành lập Ủy ban hỗn hợp về Kinh tế và Thương
mại (JETCO) nhằm đề ra các biện pháp thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại và đầu
tư song phương. Các phiên họp diễn ra luân phiên tại Hà Nội và London và đến nay
đã trải qua bảy phiên họp.
Năm 2011, Anh tuyên bố thành lập Hội đồng Kinh doanh Anh-ASEAN nhằm
thúc đẩy quan hệ kinh tế-thương mại giữa Anh với các nước ASEAN, trong đó có
Việt Nam. Các công ty Anh vào Việt Nam từ những năm 1988-1989 nhưng thời
gian đầu chủ yếu tập trung vào lĩnh vực dầu khí với 70% tổng đầu tư. Hiện nay, đầu
tư của Anh đã mở rộng ra nhiều lĩnh vực mới như ngân hàng, tài chính, công nghiệp
chế tạo, dịch vụ, may mặc...
Nhìn chung các dự án đầu tư của Anh có quy mô vừa và nhỏ, tập trung vào
các lĩnh vực khai khoáng, công nghiệp chế biến, chế tạo với 55 dự án, kinh doanh
bất động sản, ngân hàng, dịch vụ tài chính và bảo hiểm. Tính đến hết tháng 6.2015,
Anh có 206 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký là 3,195 tỷ USD, đứng thứ
16.103 nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Ngoài ra, các công ty Anh
thuộc British Virgin Island đã đầu tư vào Việt Nam với số vốn khoảng 15 tỷ USD.
Việt Nam và Anh Quốc đã ra Tuyên bố chung về phát triển mô hình Hợp tác
Công-Tư (PPP) tại Việt Nam và ký Bản ghi nhớ về thỏa thuận hợp tác PPP.
Việt Nam và Anh đặt mục tiêu nâng kim ngạch thương mại hai chiều lên 4 tỷ

USD và vốn đầu tư trực tiếp của Anh vào Việt Nam lên 3 tỷ USD vào năm 2013,
năm đánh dấu mốc tròn 40 năm kể từ khi hai nước chính thức thiết lập quan hệ
ngoại giao. Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Ngoại giao Anh Swire cho rằng quan hệ
đầu tư và thương mại là mộ mấu chốt trong mọi mối quan hệ song phương. Chính vì
thế, Anh và Việt Nam đã có nhiều nỗ lực nhằm thúc đẩy quan hệ song phương trong
nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong lĩnh vực đầu tư và thương mại.
Quan hệ đầu tư và thương mại giữa Anh và Việt Nam đã có những bước phát
triển mạnh mẽ kể từ khi hai nước ký Hiệp định quan hệ Đối tác chiến lược hồi tháng
9/2010. Thứ trưởng Ngoại giao Anh cho biết vai trò của JETCO là giải quyết những
17


khó khăn và rào cản để thúc đẩy quan hệ song phương trong lĩnh vực kinh tế, thương
mại và đầu tư, cũng như để bộ máy được vận hành thông suốt. Hai bên đã tập trung
thảo luận và tìm kiếm các giải pháp để giải quyết những tranh chấp thương mại một
cách hiệu quả, thúc đẩy quyền sở hữu trí tuệ, tăng cường việc thực hiện các cam kết
của Việt Nam khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
Tuy nhiên, theo ông, môi trường đầu tư của Việt Nam vẫn còn một số tồn tại
cần giải quyết trong thời gian tới như thủ tục cấp phép vẫn còn phức tạp và tính
minh bạch chưa cao.
Phía Việt Nam cho rằng JETCO cần phải tiếp tục đổi mới hoạt động nhiều
hơn nữa, kể cả khâu chuẩn bị cho các kỳ họp, để có thể tìm ra được những giải pháp
mới và hiệu quả nhằm thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư giữa hai
nước. Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) đã ký Hiệp định khung về Đối tác và
Hợp tác toàn diện (PCA), đồng thời vừa khởi động đám phán về Hiệp định thương
mại tự do (FTA). Đây là tín hiệu tích cực thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại và
đầu tư giữa Việt Nam và EU nói chung và giữa Việt Nam và Anh nói riêng.
Các công ty lớn của Anh có mặt tại Việt Nam có thể kể tới như Công ty dầu
khí BP, nhôm BHP Billiton, động cơ máy bay Rolls-Royce, viễn thông Vodafone,
vận tải P&O, hóa chất dược GlaxoSmithKline, các ngân hàng HSBC, Standard

Chartered, bảo hiểm Prudential. Ngân hàng HSBC, Standard Chartered là hai ngân
hàng 100% vốn nước ngoài đầu tiên được thành lập ở Việt Nam.
Hiện nay, số lượng các đoàn cấp cao trao đổi giữa hai bên tăng liên tục do các
điều kiện khách quan và chủ quan về lợi ích hai bên. Những con số ấn tượng ở các
lĩnh vực hợp tác về đầu tư, thương mại, ODA hay trao đổi giáo dục là những minh
chứng thuyết phục và cụ thể nói lên những thành công trong quan hệ hợp tác của hai
nước Anh - Việt.
Ông Mark Kent- Cựu Đại sứ Anh tại Việt Nam đã đánh giá rất cao đất nước
và con người Việt Nam. Ông rất vui mừng trước những thay đổi đáng kể ở Việt
Nam hiện nay và cho rằng thị trường Việt Nam tại Châu Âu có kỳ vọng tiến xa hơn
nữa “Việt Nam ngày nay cũng được biết đến ở nước Anh như một nền kinh tế đang
nổi, đầy tiềm năng, một địa chỉ du lịch hấp dẫn và với rất nhiều loại sản phẩm
18


“Made in Vietnam” được bày bán tại các cửa hàng lớn nhỏ ở khắp nơi trên đất
Anh.”
Trong cuộc gặp gỡ cấp cao ngày 3/12/2014 vừa qua,tại trụ sở Bộ Ngoại giao,
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã tiếp Đại sứ Liên hiệp
Vương quốc Anh và Bắc Ai-len Giles Lever đến chào xã giao nhân dịp bắt đầu
nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh hài
lòng nhận thấy quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Anh đang phát triển tích cực
và toàn diện trên nhiều lĩnh vực như chính trị ngoại giao, kinh tế - thương mại, giáo
dục đào tạo…; đánh giá cao việc Bộ Ngoại giao hai nước đã chủ động, tích cực xây
dựng, điều phối và đôn đốc các Bộ, ngành triển khai Kế hoạch hành động hàng năm,
bảo đảm nội dung của Kế hoạch được thực hiện đúng tiến độ và hiệu quả. Để đưa
quan hệ hai nước đi vào chiều sâu, toàn diện và thiết thực hơn trong thời gian tới,
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đề nghị hai bên tích cực
thúc đẩy các chuyến thăm và tiếp xúc cấp cao, hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp hai
nước đầu tư, kinh doanh thuận lợi ở địa bàn sở tại; đẩy nhanh triển khai dự án thành

lập Trường Đại học Việt - Anh tại Đà Nẵng... Về hợp tác đa phương, Phó Thủ
tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đề nghị Chính phủ Anh ủng hộ thúc
đẩy quan hệ hợp tác Việt Nam - EU nói chung và hợp tác hai nước nói riêng trong
khuôn khổ ASEM, ASEAN - EU và Liên hợp quốc.
Đại sứ Giles Lever bày tỏ vui mừng được quay trở lại công tác tại Việt Nam
trên cương vị mới; đánh giá cao những thành tựu kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế
của Việt Nam; khẳng định Vương quốc Anh luôn coi trọng tăng cường quan hệ Đối
tác chiến lược với Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực chính trị - ngoại giao, kinh tế thương mại - đầu tư, giáo dục - đào tạo… Đại sứ Anh nhấn mạnh tầm quan trọng
của Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và EU; thông báo Chính phủ Anh
ủng hộ thúc đẩy quá trình đàm phán và sớm ký kết Hiệp định này. Đại sứ Giles
Lever cũng khẳng định trong nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam, Đại sứ sẽ nỗ lực góp
phần thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Anh phát triển tích cực, hiệu quả, thực chất và
toàn diện, đáp ứng tiềm năng và mong đợi của cả hai bên.

19


Cùng với các hợp tác về hoạt động kinh tế, Anh đã nâng mục tiêu FDI vào
Việt Nam lên 3 tỷ USD và khẳng định sẽ cam kết cung cấp ODA cho Việt Nam đến
năm 2016. Việt Nam tỏ rõ sự cảm ơn chân thành và thiện chí hợp tác lâu dài với
Anh trong những năm tới thông qua việc tạo điều kiện thuận lợi để các công ty của
Anh kinh doanh và đầu tư có hiệu quả trên cơ sở bình đẳng và cùng có lợi. Hợp tác
kinh tế, thương mại giữa 2 phía đã cho thấy sự hiệu quả và hữu nghị tốt đẹp trong
quan hệ hai bên.
3.2 Đánh giá triển vọng hợp tác Việt Nam- Anh Quốc
Là một quốc gia thành viên cam kết mạnh mẽ nhất đối với thương mại tự do
trong Liên minh châu Âu (EU), Anh khẳng định sẽ làm hết sức mình để thúc đẩy EU
hoàn tất đàm phán Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU trong năm 2014, cũng
như cam kết tiếp tục hỗ trợ Việt Nam tăng cường quan hệ toàn diện với EU; tích cực
ủng hộ EU sớm công nhận Việt Nam là nước có nền kinh tế thị trường.

Bộ trưởng Bộ ngoại giao Anh đã đánh giá cao và bày tỏ ủng hộ vai trò và vị
thế ngày càng tăng của Việt Nam trong các tổ chức và diễn đàn quốc tế, ủng hộ việc
xây dựng cộng đồng ASEAN năm 2015 và việc nhanh chóng phê chuẩn Hiệp định
Hợp tác và Đối tác Việt Nam- EU.
Tuy vậy, quan hệ giữa hai bên vẫn còn khá nhiều hạn chế. Điều này do
nguyên nhân chủ quan và khách quan cũng như lợi ích quốc gia của mỗi nước:
Về phía Anh, mặc dù trọng tâm về kinh tế không phải ở khu vực châu Á,
nhưng các quốc gia châu Á, đặc biệt là các nước đang phát triển vẫn chưa đủ sức lôi
kéo được sự chú ý đặc biệt từ Anh. Việt Nam không phải một ngoại lệ. Điều này
làm cho quan hệ Anh- Việt vẫn chưa phát triển đúng với tiềm năng của nó, tuy đã
được tăng cường, mở rộng trong nhiều năm gần đây
Thêm vào đó, với tình trạng tranh chấp của Việt Nam và Trung Quốc trên
biển Đông cũng như sự phức tạp trong quan hệ chính trị thế giới hiện nay, Anh chưa
thể chọn con đường nào khác ngoài vị trí trung lập để đảm bảo lợi ích quốc gia một
cách tối đa. Chính vì vậy, Việt Nam khó có thể đòi hỏi Anh ủng hộ cho mình trong
những tranh chấp này.
20


Trên lĩnh vực kinh tế- thương mại, mặc dù đã có những khởi sắc nhưng hàng
hóa Việt Nam vẫn chưa thực sự có ảnh hưởng và được ưa chuộng ở thị trường Anh
Quốc. Nguyên nhân chính là do chất lượng hàng hóa Việt Nam còn yếu kém cả về
chất lượng và mẫu mã. Hơn nữa, thị trường Anh hấp dẫn rất nhiều quốc gia, trong
đó các nước EU và Mỹ cạnh tranh rất mạnh mẽ nên hàng hóa Việt Nam luôn gặp
phải sự cạnh tranh quyết liệt.
Về phía Việt Nam, bộ máy hành chính cồng kềnh cũng như những thiếu sót
vẫn tôn tại trong các chính sách thương mại và quản lý đầu tư, nhiều thủ tục vẫn
rườm rà đã làm giảm sút sự hấp dẫn của Việt Nam đối với các nhà đầu tư cũng như
chính phủ Anh. Hơn nữa, mặc dù Việt Nam vẫn nhập siêu từ Anh, hàng hóa của
Anh vẫn chưa có chỗ đứng vững chắc trong người tiêu dùng Việt Nam bằng hàng

Mỹ hay Trung Quốc.
Việt Nam cũng chưa thực sự có bước đột phá lớn trong kinh tế, thương mại
cũng như văn hóa. Trong ASEAN, Việt Nam vẫn nằm trong nhóm phát triển chậm
hơn, so với Singapore, Thái Lan hay Malaysia. Việt Nam cần có những chính sách
hợp lý và đúng đắn trong xây dựng bộ máy Nhà nước, định hướng phát triển kinh tế
xã hội cũng như đào tạo nhân tài để có thể thúc đẩy đất nước phát triển hơn nữa.
Ngoài ra, sự khác biệt về chế độ chính trị cũng làm chính phủ Anh e dè trong
các qun hệ đầu tư. Chế độ chính trị Việt Nam vẫn bị Anh Quốc đánh giá là chuyên
quyền, thiếu dân chủ, nhân quyền do chế độ một Đảng cầm quyền. Chính vì vậy,
một bài toán khó được đặt ra đối với Việt Nam là làm thế nào để vẫn giữ vững định
hướng chính trị Xã hội chủ nghĩa nhưng phải nâng được tầm quan hệ lên cao hơn.
Trong nhiều năm tới, mối quan hệ Anh - Việt sẽ vẫn giữ vững tốc độ phát
triển như hiện tại nếu không có biến cố lớn xảy ra. Tuy nhiên, trong bối cảnh quốc tế
phức tạp, khó lường trước và biến động không ngừng hiện tại, khó có thể chắc chắn
được điều gì. Việc Trung Quốc bành trướng tại biển Đông sẽ có ảnh hưởng lớn đến
chính sách đối ngoại của các nước, trong đó có Anh, với Việt Nam và ngược lại. Giữ
gìn và phát triển các mối quan hê, đặc biệt với các nước lớn như Anh là một nhiệm
vụ khó khăn cho Việt Nam.

21


Tuy vẫn còn nhiều khó khăn và hạn chế trong quan hệ giữa hai nước nhưng
với những chính sách đối ngoại thân thiện, tích cực cùng nỗ lực xây dựng một mối
quan hệ hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển thì quan hệ hai nước Anh- Việt
sẽ ngày càng sâu sắc, bền vững và mạnh mẽ hơn.
KẾT LUẬN
Nhận thức rõ vị trí, vai trò ngày càng tăng của các chính đảng trong việc hình
thành và triển khai chính sách đối ngoại của các nước cũng như trong hệ thống quan
hệ quốc tế đương đại, từ khi đi vào đổi mới tới nay, Đảng ta rất coi trọng việc củng

cố, mở rộng và tăng cường các mối quan hệ với các chính đảng ở các nước khác
nhau trên thế giới. Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hòa bình, hợp tác
và phát triển, qua 20 năm đổi mới, các quan hệ quốc tế của nước ta không ngừng mở
rộng, sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy với mọi quốc gia, tổ chức trên thế giới.
Trải qua 42 năm quan hệ ngoại giao, quan hệ giữa hai nước Việt Nam và
Vương quốc Anh đã có những thành tựu đáng kể về các hợp tác chính trị- ngoại
giao, giải quyết các vấn đề toàn cầu, phát triển nguồn lực, an ninh- quốc phòng, giáo
dục… Anh Quốc đánh giá rất cao về quan hệ giữa hai nước Việt- Anh. Thành tựu
mà Anh mang lại cho Việt Nam là không hề nhỏ, góp sức xây dựng Việt Nam nói
riêng và Đông Nam Á nói chung trở thành khu vực kinh tế bền vững. Tuy quan hệ
giữa hai nước ngày càng phát triển nhưng vẫn còn đó nhiều hạn chế và khó khăn cần
khắc phục. Việt Nam cần nhìn nhận một cách thẳng thắn về những hạn chế ấy của
mình để tìm ra nguyên nhân và giải pháp giải quyết những hạn chế, khó khăn nhằm
phát huy sức mạnh quốc gia để phát triển quan hệ với các nước trên thế giới. Bên
cạnh đó vẫn phải bảo đảm an ninh quốc gia, ổn định chính trị và xã hội để phát triển
đất nước một cách tốt nhất theo mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,
dân chủ, văn minh” tạo điều kiện “công nghiệp hóa, hiện đại hóa” đất nước để hội
nhập quốc tế sâu rộng hơn nữa.

22


TÀI LIỆU THAM KHẢO
SÁCH
1.

Phạm Minh Sơn (Chủ biên), Chính sách đối ngoại một số nước lớn trên thế

2.


giới, 2008.
Phạm Bình Minh (Chủ biên), Đường lối chính sách đối ngoại Việt Nam trong
giai đoạn mới.

Website
3.
4.

Cổng thông tin điện tử nước CHXHCN Việt Nam:
/>Trang cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài:
tnamembassy-

5.

norway.org/en/vnemb.vn/cn_vakv/euro/nr040819110853/ns070801065713
Cổng thông tin điện tử bộ giao thông vận tải:

6.

/>Báo điện tử Chính phủ Nước cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam:

7.
8.
9.

/>Trang điển tử của Tổng cục du lịch: />Trang điện tử của Tổng cục thống kê: />Trang Facebook của Đại sứ quán Anh tại Việt Nam:
/>
10.
11.


Trang thông tin chính thức của chính phủ Anh:
Trang

thông

tin

của

Cục

xúc

/>
23

tiến

thương

mại

Việt

Nam:



×