BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Đoàn Văn Mao
QUAN HỆ KINH TẾ VIỆT NAM - HÀN QUỐC
(1992 -2010)
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Tp. Hồ Chí Minh, năm 2011
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Đoàn Văn Mao
QUAN HỆ KINH TẾ VIỆT NAM - HÀN QUỐC
(1992 -2010)
Chuyên ngành: LỊCH SỬ VIỆT NAM
Mã số: LSVN-08-006
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. LÊ HUỲNH HOA
Tp. Hồ Chí Minh, năm 2011
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình hoàn thành luận văn với đề tài: Quan hệ kinh tế Việt-Hàn (19922010), tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình, chu đáo của cô hướng dẫn. Với lòng biết ơn sâu
sắc tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới:
Tiến sĩ Lê Huỳnh Hoa, cô đã hết lòng giúp đỡ, đóng góp những ý kiến quý báu, động
viên cho tôi hoàn thành đề tài luận văn này.
T.p Hồ Chí Minh, ngày tháng 08 năm 2011
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Mục lục
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chương I: CƠ SỞ CỦA MỐI QUAN HỆ KINH TẾ VIỆT NAM - HÀN QUỐC
1.1. Một số điểm tương đồng về lịch sử giữa hai dân tộc Việt -Hàn............................. 7
1.1.1. Truyền thuyết về cội nguồn dân tộc .......................................................... 7
1.1.2. Việt Nam-Hàn Quốc cùng đấu tranh chống giặc ngoại xâm bảo vệ độc lập dân tộc
................................................................................................................... 8
1.2 . Một số nét tương đồng về văn hóa giữa Việt Nam - Hàn Quốc ...................... 15
1.2.1. Nét tương đồng trong phong tục tập quán: ăn, uống ............................... 15
1.2.2. Nét tương đồng trong phong tục hôn nhân truyền thống giữa Việt Nam- Hàn
Quốc ........................................................................................................ 18
1.2.3. Nét tương đồng trong phong tục thờ cúng tổ tiên.................................... 20
1.2.4. Nét tương đồng trong các ngày lễ tết truyền thống ................................ 21
1.2.5. Nét tương đồng trong hệ thống văn tự chữ Hán ..................................... 23
1.2.6. Nét tương đồng về tôn giáo tín ngưỡng .................................................. 24
1. 3. Quan hệ bang giao Việt – Hàn trước 1992 ...................................................... 26
13.1 Quan hệ bang giao Việt –Hàn thời trung đại ............................................ 26
1.3.2 Quan hệ Việt –Hàn thời cận đại ............................................................... 28
1.3.3 Sơ lược quan hệ Việt- Hàn giai đoạn từ sau 1954 đến 1975 ................... 30
1.3.4 Quan hệ Việt – Hàn giai đoạn 1975 đến năm 1992 .................................. 31
1.3.5 Quan hệ bang giao năm 1992 - Nhân tố quan trọng thúc đẩy quan hệ kinh tế Việt –
Hàn .......................................................................................................... 32
Chương II: QUAN HỆ KINH TẾ VIỆT NAM - HÀN QUỐC (1992-2010)
2.1. Những khái niệm liên quan đến quan hệ kinh tế quốc tế và tiềm năng hợp tác kinh tế
Việt – Hàn ........................................................................................................ 35
2.1.1. Những khái niệm liên quan hệ kinh tế quốc tế và tính tất yếu của quan hệ kinh tế
quốc tế ..................................................................................................... 35
2.1.2. Tiềm năng hợp tác từ phía Việt Nam ...................................................... 36
2.1.3. Tiềm năng hợp tác từ phía Hàn Quốc ...................................................... 38
2.2. Quan hệ thương mại Việt Nam – Hàn Quốc (1992-2010) .............................. 39
2.2.1. Khái quát chung quan hệ thương mại Việt Nam – Hàn Quốc trước khi hai nước
chính thức bình thường hóa quan hệ ngoại giao (1983 - 1992) ............. 39
2.2.2. Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Hàn Quốc ( 1992-2010 ) .......... 41
2.2.3. Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc (1992-2010) ..... 44
2.3.1. Mặt tích cực ............................................................................................ 53
2.3.2. Mặt hạn chế .............................................................................................. 54
2. 4. Quan hệ đầu tư Việt – Hàn (1992-2010 ) ......................................................... 56
2.4.1. Đầu tư của Việt Nam vào Hàn Quốc (1992-2010 ) ................................. 56
2.4.2. Đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam (1992-2010) ................................. 58
2.4.3. Đánh giá chung về quan hệ đầu tư Việt –Hàn ( 1992-2010 ) ................. 64
Chương III: TRIỂN VỌNG VÀ GIẢI PHÁP ...................................................... 67
3.1. Triển vọng và định hướng của quan hệ kinh tế Việt Nam – Hàn Quốc ............ 67
3.1.1. Triển vọng của quan hệ kinh Việt Nam – Hàn Quốc .............................. 67
3.1.2. Định hướng phát triển cho quan hệ kinh tế Việt Nam – Hàn Quốc ........ 74
3. 2. Một số giải pháp thúc đẩy quan hệ kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc................. 76
3.2.1. Giải pháp về chính trị .............................................................................. 76
3.2.2. Giải pháp nhằm nâng cao quan hệ thương mại Việt - Hàn .................... 77
3. 3. Các giải pháp thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn Quốc vào Việt Nam
88
3.3.1. Xây dựng hệ thống chính sách khuyến khích đầu tư .............................. 88
3. 3. 2. Phát triển cơ sở hạ tầng ......................................................................... 89
3. 3. 3. Cải cách thủ tục hành chính .................................................................. 90
3. 3.4. Nâng cao trình độ cho các doanh nghiệp và người lao động Việt Nam........ 91
KẾT LUẬN.............................................................................................................. 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 101
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 : Trình tự hôn lễ truyển thống giữa Việt Nam và Hàn Quốc .....................23
Bảng 1.2 : Các cuộc viếng thăm cấp cao giữa Việt Nam – Hàn Quốc ...................37
Bảng 1.3 : Các Hiệp định được ký kết giữa Việt Nam- Hàn Quốc ..........................38
Bảng 2.1: Tổng kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam-Hàn Quốc (1983-1992)
..................................................................................................................47
Bảng 2. 2: Kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam –Hàn Quốc (1992- 2003) .50
Bảng 2. 3: Kim ngạch thương mại Việt Nam- Hàn Quốc(2004-2010) .....................50
Bảng 2.4: Mười thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam ..................................51
Bảng 2.5: Hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc(2001-2003) ...................54
Bảng 2.6: Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam giai đoạn 2004-2010.....56
Bảng 2.7 : Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc(2004-2010) .........57
Bảng 2.8: Mộ số hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc (2007-2010) .........57
Bảng 2.9: Các mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam từ Hàn Quốc(2001 -2003) .........59
Bảng 2.10: Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Hàn Quốc(2004-2010) ............61
Bảng 2.11: Một số mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam từ Hàn Quốc (2007-2010) ..
..................................................................................................................61
Bảng 2.12 : Nhập siêu của Việt Nam từ Hàn Quốc (1998-2003) .............................64
Bảng 2.13 : Nhập siêu của Việt Nam từ Hàn Quốc (2004-2010) .............................64
Bảng 2.14 : Một số thị trường nhập khẩu của Hàn Quốc năm 2010 ........................65
Bảng 2.15: Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài được cấp giấy phép thời kỳ 1989 - 2009
phân
theo đối tác đầu tư chủ yếu ........................................................................................67
Bảng 2.16: Đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam ( 1991- 2003)
.........................68
Bảng 2.17 : Một số dự án hàng đầu của Hàn Quốc tại Việt Nam (1992-2005) ......69
Bảng 2.18:Đầu tư của một số nước vào Việt Nam được cấp giấy phép phân theo đối tác đầu
tư chủ yếu.................................................................................................................. 70
Bảng 2.19 : Cơ cấu đầu tư của Hàn Quốc tại Việt Nam theo ngành kinh tế.............71
Bảng 2.20: Đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam phân theo ngành 90 .....................72
Bảng 2.21 : Đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam phân theo địa phương .................73
Bảng 3.1: Một số dự án đầu tư lớn của Hàn Quốc tại Việt Nam ..............................83
Bảng 3.2:Một số hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc .............90
Bảng 3.3 : Tiềm năng thủy sản nước mặn của Việt Nam .........................................91
Bảng 3.4: Các nước nhập khẩu thủy sản chính trên thế giới....................................92
Bảng 3.5: Thị trường xuất khẩu cao su Việt Nam 2006 ...........................................92
Bảng 3.6 : Một số hàng công nghiệp xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc .......97
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1 : Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc ( 2004-2010) ....79
Biểu đồ 3.2: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc ( 2004-2010) ....80
Biểu đồ3.3: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Hàn Quốc
(1993-2003) ............................................................................................81
Biều đồ 3.4: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Hàn Quốc
(2004-2010) ...........................................................................................82
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Việt Nam và Hàn Quốc là hai quốc gia ở Đông Á, có nhiều nét tương đồng về lịch sử và
văn hóa. Trong lịch sử cả hai dân tộc đã nhiều lần phải đương đầu với thế lực ngoại xâm lớn
hơn mình gấp nhiều lần. Lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm đã hun đúc nên tinh thần yêu
nước và ý thức dân tộc bất khuất của nhân dân hai nước.
Đều nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa, Việt Nam và Hàn Quốc
đều sớm tiếp nhận nhiều ảnh hưởng của nền văn minh ra đời sớm và nổi tiếng này. Mặt
khác cả hai dân tộc đều sớm có một nền giáo dục và thi cử theo tinh thần nho giáo. Phật
giáo cũng sớm du nhập vào hai nước và trong lịch sử, phật giáo đã từng một thời giữ vị trí
quốc giáo của hai nước và cho đến ngày nay vẫn tiếp tục phát triển.
Những nét tương đồng về lịch sử, văn hóa nêu trên đã khiến cho hai dân tộc dễ xích gần
lại với nhau. Trong lịch sử, mối quan hệ giữa hai nước đã có từ nhiều thế kỷ trước: Thế kỷ
XII, XIII, hai Hoàng tử của vương triều Lý (1010-1225) là Lý Dương Côn - em Lý Dương
Hoán- tức vua Lý Thần Tông (1128-1138), kế tiếp là Hoàng tử Lý Long Tường- Hoàng tử
thứ của vua Lý Anh Tông (1138-1175), cháu nội của vua Lý Thần Tông, em vua Lý Cao
Tông (1176-1210) đã từng đặt chân đến Hàn Quốc và đã có nhiều đóng góp to lớn cho đất
nước này. Hiện Nay ở Hàn Quốc vẫn còn nhiều hậu duệ dòng họ Lý đang sinh sống và làm
việc tại đây.
Tuy nhiên mối quan hệ Việt- Hàn không phải lúc nào cũng diễn ra êm đẹp. Trong
giai đoạn nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc chiến tranh chống Mỹ (1954-1975), quan hệ
giữa hai nước đã trở nên căng thẳng, thậm chí là thù địch. Với tư cách là đồng minh của Mỹ,
Hàn Quốc đã gửi quân đến Việt Nam tham chiến (1964) và đã gây ra nhiều tội ác đối với
nhân dân Việt Nam.
Sau chiến thắng 30-4-1975 của nhân dân Việt Nam, quan hệ giữa hai nước rơi vào
thời kỳ đóng băng trong một thời gian dài (1975-1992). Thời gian này mối quan hệ giữa hai
nước có chăng chỉ diễn ra qua hình thức trung gian .
Với mong muốn khép lại quá khứ hướng tới tương lai, hai nước cùng chung quyết
tâm phát triển mối quan hệ, hợp tác trên nguyên tắc tôn trọng chủ quyền dân tộc, phấn đấu
vì sự ổn định và hợp tác phồn thịnh ở khu vực cũng như trên thế giới, ngày 22-12-1992,
Việt Nam và Hàn Quốc đã chính thức ký kết quan hệ ngoại giao. Từ đó đến nay, quan hệ
hai nước không ngừng phát triển về mọi mặt: kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội...Cả hai đều
có những tiềm năng to lớn để có thể hợp tác bổ sung cho nhau trong công cuộc phát triển
kinh tế xã hội.
Hiện nay quan hệ giữa hai nước đang phát triển tốt đẹp trên nhiều lĩnh vực ngoại giao,
kinh tế, văn hóa... Thương mại giữa hai nước và đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam ngày
càng tăng trưởng nhanh. Giao lưu văn hóa, khoa học kỹ thuật giữa hai nước cũng được
quan tâm dưới nhiều hình thức như: hội thảo khoa học, trao đổi chuyên gia, sinh viên, các
đoàn nghệ thuật.. Tại Hàn Quốc, khoa tiếng Việt đã được mở ở một số trường Đại Học...
Tại Việt Nam, việc nghiên cứu và đào tạo về Hàn Quốc học cũng đã bắt đầu sau khi hai
nước ký kết quan hệ bang giao....
Tuy nhiên quan hệ kinh tế là nổi bật nhất, thường xuyên giữa hai quốc gia. Trong
điều kiện khả năng của mình, tôi chỉ đi vào nghiên cứu ở khía cạnh quan hệ kinh tế với
mong muốn có cách nhìn toàn diện đầy đủ hơn về lịch sử phát triển đất nước cũng như kinh
tế -văn hóa giữa hai dân tộc.. Vì tất cả những lý do trên, tôi đã chọn đề tài quan hệ kinh tế
Việt Nam –Hàn Quốc ( 1992-2010 ) làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng chính của luận văn là mối quan hệ kinh tế Việt Nam-Hàn Quốc (1992-2010).
Ngoài ra những nét tương đồng về lịch sử và văn hóa giữa hai quốc gia cũng được xem xét
trong luận văn này..
- Phạm vi nghiên cứu của luận văn là giai đoạn từ 1992, thời điểm bắt đầu đặt quan hệ ngoại
giao cho đến năm 2010. Trong quan hệ kinh tế, luận văn tập trung nghiên cứu hai vấn đề:
Quan hệ thương mại và quan hệ đầu tư. Trong quan hệ thương mại, chủ yếu tìm hiểu,
nghiên cứu tình hình xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Hàn Quốc (1992-2010). Trong quan
hệ đầu tư, chủ yếu tìm hiểu tình hình đầu tư giữa Việt Nam và Hàn Quốc (1992-2010)
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề và các nguồn tài liệu
Quan hệ kinh tế Việt- Hàn giai đoạn từ 1992 đến 2010 là đề tài mới, những công trình
nghiên cứu về quan hệ kinh tế giữa hai nước có thể tìm thấy qua các sách, báo, tạp chí,
internet.... Xin được liệt kê dưới đây.
+ Về lĩnh vực kinh tế có các bài viết sau:
- Hội nhập kinh tế Đông Á và tác động của nó tới quan hệ kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc
của PGS. TS Ngô Xuân Bình – Viện nghiên cứu Đông Bắc Á. Tác giả tập trung phân tích
những vấn đề: Nhận dạng hội nhập kinh tế Đông Á, liên kết phi hiệp định khu vực, khu vực
thương mại tự do (FTAs), hiệp định tư do song phương (FTAs) ..sau đó chỉ rõ sự hội nhập
kinh tế Đông Á tác động tới quan hệ kinh tế Việt Nam – Hàn Quốc.
- FDI và ODA của Hàn Quốc vào Việt Nam: Thực trạng và triển vọng của TS. Trần
Quang Minh và Th.S. Võ Hải Thanh – Viện nghiên cứu Đông Bắc Á. Tác giả tập trung
phân tích nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài(FDI) và viện trợ phát triển chính thức (ODA)
của Hàn Quốc vào Việt Nam góp phần không nhỏ vào quá trình phát triển kinh tế của Việt
Nam nói riêng và quan hệ hợp tác giữa hai nước nói chung...
- Hợp tác kinh tế Việt Nam Hàn Quốc thông qua đầu tư hợp tác trực tiếp nước ngoài
(FDI) của GS.TS. Hwy- Chang Moon. Bài viết dừng lại ở việc nói rõ đầu tư của Hàn Quốc
tại Việt Nam, phân tích môi trường FDI... không đề cập đến quan hệ thương mai Việt – Hàn.
- Quan hệ thương mại Việt Nam –Hàn Quốc của PGS. TS. Phạm Thị Quý – Đại Học
Kinh tế Quốc Dân. Bài viết tập trung đi sâu vào phân tích quan hệ thương mại giữa hai nước
từ năm 1992 đến năm 2003, sau đó vạch ra giải pháp và triển vọng thúc đầy quan hệ hai
nước lên tầm cao mới...
- Quan hệ kinh tế Việt Nam- Hàn Quốc: 15 năm hợp tác và phát triển của Tiến sĩ
Trần Quang Minh, Phó viện trưởng Viện nghiên cứu Đông Bắc Á. Nội dung đề cập đến
viện trợ phát triển của Hàn Quốc dành cho Việt Nam, tổng kết 15 năm quan hệ kinh tế Việt
- Hàn, sơ lược tình hình đầu tư của Hàn Quốc tại Việt Nam. Nội dung bài viết mang tính
chất khái quát, tham khảo là chính.
- Thúc đẩy quan hệ kinh tế Việt Nam- Hàn Quốc là nghiên cứu khoa học của Ngô
Xuân Bình và Đặng Khánh Toàn, đăng trên tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 5 ( 111) 52010. Nội dung chủ yếu đưa ra những nhận định, đánh giá trong quan hệ kinh tế Việt – Hàn.
Mặt khác bài viết còn tập trung phân tích tiềm năng hợp tác và triển vọng quan hệ kinh tế
Việt – Hàn trong bối cảnh quốc tế.
- Nguyễn Hồng Nhung với Quan hệ thương mại, đầu tư Việt Nam- Hàn Quốc và vấn
đề nhập siêu của Việt Nam, đăng trên tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 1 ( 107) 1-2010.
Nội dung đề cập đến quá trình trao đổi hàng hóa Việt Nam – Hàn Quốc, tình hình đầu tư của
Hàn Quốc vào Việt Nam, mối liên hệ thương mại- đầu tư trong quan hệ song phương ViệtHàn và vấn đề nhập siêu của Việt Nam. Người đọc có thể hiểu một cách khái quát quan hệ
kinh tế Việt – Hàn. Tuy nhiên bài viết đi sâu vào phân tích tình hình xuất, nhập khẩu của
hai nước trong các năm 1993, 2000, 2008, chưa chỉ rõ được sự phát triển vượt bậc trong
quan hệ kinh tế Việt – Hàn qua các năm. Bài viết có đề cập đến quan hệ đầu tư giữa hai
quốc gia, tuy nhiên mới chỉ dừng lại ở việc khái quát những con số, chưa chỉ rõ được
nguyên nhân của sự hạn chế đầu tư của Việt Nam vào thị trường Hàn Quốc.
- Việt Nam trên đường đồi mới – Quan hệ kinh tế Việt Nam- Hàn Quốc: triển vọng
tốt đẹp của Nguyễn Sinh đăng trên Tạp chí Cộng Sản số ra ngày 6/1/2011. Tác giả đã cho
người đọc thấy được những kết quả to lớn trong quan hệ kinh tế giữa Việt Nam – Hàn Quốc.
Nội dung ngắn gọn, chỉ hơn 2 trang, tuy nhiên ưu điểm của bài viết chỉ rõ được tầm quan
trọng cũng như những hạn chế trong quan hệ kinh tế Việt- Hàn.
- Tác giả Nghi Phương, trong bài viết Tổng kim ngạch thương mại hàng hóa song
phương giữa Việt Nam và Hàn Quốc tăng mạnh trong 5 tháng đầu năm 2010, đăng trên
trang web của Tổng cục Hải quan Việt Nam ngày 4/3/201. Nghi Phương đã khái quát tổng
kim ngạch 5 tháng đầu năm 2010 trong quan hệ thương mại Việt – Hàn, bên cạnh đó cũng
chỉ rõ tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giai đoạn 2005-2007. Tuy nhiên bài viết này mang
tính chất tổng kết hơn là đi sâu phân tích kết quả đạt được trong quan hệ kinh tế Việt- Hàn.
- Hợp tác thương mại và công nghiệp song phương giữa Hàn Quốc và Việt Nam của
GS.TS. Inshik Oh ( đại học tổng hợp Sangmyung). Bài viết đưa ra những khái quát trong
quan hệ thương mại của Hàn Quốc ( 1992-2003), tình hình phát triển thương mại của Hàn
Quốc, cơ cấu thương mại song phương Việt – Hàn, những hợp tác công nghiệp giữa hai
quốc gia... Quan hệ kinh tế Việt- Hàn chưa được đề cập đẩy đủ trong bài viết này...
- Ngô Thị Trinh ( Viện kinh tế và chính trị thế giới ) có bài viết: Quan hệ hợp tác
Việt Nam – Hàn Quốc trong lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực việt Nam: Thực trạng, xu
hướng và kiến nghị giải pháp. Nội dung chủ yếu đề cập đến sự hợp tác nguồn nhân lực giữa
hai bên, cũng như chỉ ra được tiềm năng hợp tác giữa hai quốc gia trong việc phát triển
nguồn nhân lực...nội dung quan hệ kinh tế Việt- Hàn đề cập rất ít trong bài viết này.
- Trong luận án Tiến sĩ lịch sử Việt Nam: Mối quan hệ Việt – Hàn trong và sau
chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam (1955-2005) của Ku –Su- Jeong, có đề cập đến mối quan
hệ kinh tế Việt - Hàn, tuy nhiên chỉ là những nét sơ lược về quan hệ kinh tế trong và sau
chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam. (1955-2005), tác giả không đi vào phân tích tình hình xuất,
nhập khẩu và tổng kim ngạch giữa hai quốc gia cũng như chưa chỉ ra được những hạn chế
trong quan hệ kinh tế giữa hai nước.
+ Về lĩnh vực văn hóa- xã hội.
Luận văn quan tâm đến những nét gần giống về lịch sử- văn hóa giữa Việt Nam –
Hàn Quốc trước khi nghiên cứu quan hệ kinh tế giữa hai quốc gia. Tuy nhiên chưa thấy một
công trình nào nghiên cứu về vấn đề này một cách đầy đủ. Đây là một công việc khó khăn.
Có một số bài viết đề cập đến những nét gần nhau trong lịch sử - văn hóa Việt – Hàn, tuy
nhiên đều sơ lược. Xin được liệt kê dưới đây:
- Việt Nam – Hàn Quốc những nét gần nhau và khác nhau trong quá trình phát
triển dân tộc của PGS. TS Mạc Đường. Bài viết không nêu bật được sự giống và khác nhau
về văn hóa giữa hai dân tộc mà đi vào những nét khái quát...
- Gia lễ trong văn hóa Việt – Hàn của TS. Ahn Kyong Hwan. Bài viết khái quát về
gia lễ trong văn hóa Việt- Hàn, chưa chỉ rõ được những nét giống và khác nhau trong gia lễ
của hai nước...
- Cuốn: Một chuyến du lịch Hàn Quốc NXB Quảng Đông Trung Quốc. Nội dung
cuốn sách chỉ tập trung ở việc khái quát lịch sử Hàn Quốc, tuy nhiên cuốn sách cung cấp
thêm cho đọc giả về nét văn hóa truyền thống, những điểm du lịch hấp dẫn của Hàn Quốc.
- Bước chân thần kỳ trong hệ thống giáo dục Hàn Quốc- Tạp chí giáo dục và thời
đại. Nội dung cung cấp về sự phát triển vượt bậc của nền giáo dục Hàn Quốc cũng như
những chính sách hấp dẫn nhằm lôi kéo du hoc sinh nước ngoài đến Hàn Quốc trong đó có
Việt Nam.
- Đất Nước Hàn Quốc do An Châu và Trung Vinh biên soạn. Nôi dung cuốn sách
cung cấp tương đối đầy đủ về lịch sử đất nước con người, văn hóa của Hàn Quốc. Cuốn
sách cung cấp một số những sự kiện quan trọng trong quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc (19922006)
- Đối thoại với các nền văn hóa Triều Tiên biên dịch Trịnh Huy Hóa. Nội dung đưa
đến cho người đọc hiểu rõ được những nét khái quát nhất về lịch sử văn hóa của Hàn
Quốc...không đề cập đến những nét giống nhau trong lịch sử- văn hóa giữa hai quốc gia.
Tuy nhiên người đọc có thể rút ra được những nét khái quát nhất về lịch sử- văn hóa của
Hàn Quốc để từ đó so sánh đối chiếu với văn hóa- lịch sử Việt Nam.
- Sổ tay du lịch và khám phá Hàn Quốc do Nguyễn Lư biên soạn, được NXB văn hóa
thông tin xuất bản năm 2007. Nội dung sách giới thiệu khái quát về văn hóa lịch sử con
người Hàn Quốc...
Ngoài các tư liệu từ sách báo, tạp chí nói về mối quan hệ kinh tế Việt - Hàn, ... từ
internet có thể tìm thấy nhiều nguồn tài liệu qua các trang web sau :
+ Bộ ngoại giao Việt Nam : http://WWW mofa.gov.vn
+ Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam: http: //WWW.hanquocngaynay.com
+ Tổng cục thống kê Việt Nam:http: WWW.gso.gov.vn
+ Bộ kế hoạch và đầu tư http: //WWW mpi.gov.rn
4. Phương pháp nghiên cứu và bố cục của luận văn
- Để tiến hành nghiên cứu nghiên cứu đề tài, phương pháp lịch sử và phương pháp
logic được sử dụng chủ yếu. Ngoài ra còn có các phương pháp khác như: tổng hợp, phân
tích, loại suy, thống kê để làm rõ mối quan hệ kinh tế giữa hai nước.
- Bố cục luận văn ngoài phần dẫn luận, phần kết luận, nội dung chính chia làm 3
chương :
Chương I : CƠ SỞ CỦA MỐI QUAN HỆ KINH TẾ VIỆT NAM - HÀN QUỐC
Chương II: QUAN HỆ KINH TẾ VIỆT NAM - HÀN QUỐC (1992-2010)
Chương III: TRIỂN VỌNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HỢP TÁC KINH TẾ
VIỆT NAM – HÀN QUỐC
5. Đóng góp của luận văn
+ Về mặt khoa học: Nghiên cứu mối quan hệ về kinh tế giữa Việt Nam và Hàn Quốc
trong giai đoạn từ 1992-2010 để có điều kiện tái hiện quá trình bang giao Việt – Hàn từ khi
hai nước chính thức đặt quan hệ. Từ đó có thể đưa ra những nhận định, đánh giá, và tổng kết
lại những mặt tích cực và hạn chế trong mối quan hệ kinh tế giữa hai nước...qua đó vạch ra
được những định hướng phát triển cho mối quan hệ kinh tế Việt – Hàn ở các giai đoạn tiếp
sau.
+ Về mặt thực tiễn: Qua nghiên cứu có thể giúp nhân dân hai nước hiểu biết hơn về
lịch sử và văn hóa của nhau, từ đó thúc đẩy và nâng cao mối quan hệ Việt – Hàn lên tầm cao
mới, ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn, đặc biệt là quan hệ kinh tế.
Chương I: CƠ SỞ CỦA MỐI QUAN HỆ KINH TẾ
VIỆT NAM - HÀN QUỐC
1.1. Một số điểm tương đồng về lịch sử giữa hai dân tộc Việt -Hàn
1.1.1. Truyền thuyết về cội nguồn dân tộc
Nhìn lại lịch sử hình thành đất nước Hàn Quốc, có nhiều điểm tương đồng với Việt
Nam. Cả hai quốc gia có đều có truyền thuyết nói lên quá trình hình thành dân tộc mình. Cả
hai truyền thuyết đều chứa đựng những môtip đặc trưng dân tộc của vùng Đông Nam Á như
mô tip hôn nhân lưỡng hợp, kết hợp.
Truyền thuyết về buổi đầu dựng nước của Hàn Quốc nói tới hôn nhân kết hợp mang
sắc thái bán đảo Đông Bắc Á. Đó là cuộc hôn nhân giữa hoàng tử Hwang ( Hoàng Hùng)
con trai đấng tối cao trên thiên đường bay xuống ngọn núi Taebaek San (núi Thái Bạch) với
3000 người hầu để xây kinh thành, kết hôn với con gái gấu, sinh ra con trai là Tagun. Tagun
lập vương quốc Choson (vào khoảng năm 233 trước Công nguyên) - tổ tiên của người Hàn
Quốc hiện nay. [14, 30] Thuở ấy, ở núi Taebaek có một con gấu và một con hổ cùng sống.
Hai con đến gặp Hwang để xin được trở thành người. Hwang cho chúng lá ngải và hai mươi
nhánh tỏi thần và bảo chúng ăn hết những thứ đó trong một trăm ngày thì sẽ biến thành
người. Sau đó gấu trở thành một cô gái xinh đẹp vì thực hiện đúng lời vua dặn, còn hổ thì
không. Vua Hwang biến thành chàng trai xinh đẹp, đến xin kết hôn với cô gái gấu ( Hoàng
nữ). Họ sinh được một con trai tên là Tan Gun Wang Keun. Tan Gun lên ngôi vua tại
Choson đóng đô ở Pyong-yang (Bình Nhưỡng) và đặt tên nước là Choson (Hàn Quốc). Lúc
này bên Trung Quốc, vua Nghiêu lên ngôi được mười năm. Tan Gun cai quản đất nước
1500 năm, nhường ngôi cho Cơ Tử, lên núi ở ẩn tại vùng Chang Tang Kieng, rồi trở thành
Thần núi [25, 207]
Đối với Việt Nam, truyền thuyết dựng nước cũng bắt đầu bằng huyền thoại với cuộc
hôn nhân mang tính lưỡng hợp, kết hợp. Âu Cơ (giống Tiên) từ vùng núi xuống kết hợp
cùng Lạc Long Quân (giống Rồng) từ biển lên, sinh ra trăm trứng nở trăm người con, sau lại
chia đôi, một nửa ở miền đồi núi, một nửa miền sông nước, lập ra họ Hồng Bàng cùng các
triều đại vua Hùng. Theo sách Lĩnh Nam chính quái, cuộc kỳ ngộ giữa Lạc Long Quân và
Âu Cơ như sau: Lạc Long Quân là cháu mấy đời của vua Thần Nông là con của Kinh
Dương Vương là con gái của Thần Núi Ngũ Lĩnh tức bà Vu Tiên. Kinh Dương Vương lấy
con gái thần Hồ Động Đình – cuộc hôn nhân giữa con trai Thần Núi và con gái Thần Nước
sinh ra Lạc Long Quân, tên thật là Sùng Lãm. Lạc Long Quân lớn lên được Kinh Dương
vương cho cai quản đất Lạc Việt. Bờ cõi nước Xích- Quỷ bấy giờ phía Bắc giáp hồ Động
Đình (Hồ Nam), phía nam giáp Hồ Tôn (Chiêm Thành), phía Tây giáp Ba Thụ (Tứ Xuyên),
phía Đông giáp Nam Hải.[52, 9-10]
Bấy giờ Đế Lai trị ở phương Bắc, vốn giòng dõi thần Nông đi thăm nước Xích –Quỷ
ở phương Nam. Trong lúc ấy Long Quân đang ở Thủy phủ. Đế Lai để con gái Âu Cơ cùng
những kẻ theo hầu ở lại, còn mình đi thăm các địa phương. Dân chúng khổ sở vì những nỗi
phiền nhiễu của họ hàng phương Bắc của Lạc Long Quân, bèn cùng nhau to tiếng, gọi lên
“ Bố ơi ở đâu? Sao để cho chúa phương Bắc đến quấy nhiễu dân chúng?” Long Quân đến,
thấy Âu Cơ nhan sắc đẹp đẽ thì đem lòng yêu thương. Long quân biến thành một chàng trai
khỏe mạnh, phong độ, hiện ra trước cửa đàn, hát tỏ tình ghẹo Âu Cơ, Ậu cơ trông thấy có
cảm tình, vui theo...Long Quân đưa Âu Cơ về Long Trang. Không lâu sau Âu Cơ sinh hạ
được một cái bọc có trăm trứng, mỗi trứng lại nở thành một người con trai. Về sau do hoàn
cảnh khác nhau, kẻ trên cao người vùng biển, Lạc Long Quân và Âu Cơ buộc phải chia tay.
Năm mươi con theo mẹ về núi, năm mươi con theo cha về biển, chia nhau cai quản các nơi.
Tổ tiên người Việt bắt đầu từ đó. Âu Cơ cùng năm mươi con ở Phong Sơn, nay thuộc huyện
Bạch Hạc (Phú Thọ), tôn người con trưởng làm chúa. Gọi là Hùng Vương, tức thủy tổ của
dân tộc Việt Nam.
Có nhiều nghi vấn về khởi thủy lập quốc bằng truyền thuyết của Việt Nam và Hàn
Quốc, mốc thời gian dựng nước của hai quốc gia cũng còn nhiều vấn đế cần nghiên cứu rõ
hơn. Khoảng 2333 trước công nguyên Hàn Quốc đã thành lập được quốc gia đầu tiên (cũng
có tài liệu cho rằng quốc gia cổ Choson Hàn Quốc ra đời muộn nhất vào khoảng thế kỷ IV
TCN) [17, 70]. Theo các nhà nghiên cứu, Nhà nước đầu tiên của Việt Nam ra đời vào
khoảng thế kỷ VII TCN [36, 40] Mặc dù có nhiều vấn đế cần nghiên cứu và xem xét lại về
quá trình hình thành lịch sử dân tộc của hai quốc gia, tuy nhiên việc dựa vào truyền thuyết
để nói về quá trình lập quốc là một điều tương đồng. Nét tương đồng này được xem như
bước mở đầu cho mối quan hệ Việt – Hàn. Từ khi lập quốc cho đến suốt quá trình xây dựng
và kiến tạo lịch sử, hai dân tộc còn nhiều điểm tương đồng khác, sự tương đồng ấy thể hiện
rõ qua quá trình đấu tranh chống giặc ngoại xâm bảo vệ độc lập dân tộc.
1.1.2. Việt Nam-Hàn Quốc cùng đấu tranh chống giặc ngoại xâm bảo vệ độc lập
dân tộc
1.1.2.1. Chống phong kiến Trung Hoa
Việt Nam cũng giống như Hàn quốc, lịch sử dựng nước đi đôi với lịch sử giữ nước
chống ngoại xâm. Việt Nam Và Hàn Quốc đều có kẻ thù chung là Trung Hoa phong kiến, cả
hai dân tộc đã kiên trì trong một thời gian dài để đánh tan sự xâm lược của ngoại bang. Sự
tương đồng trong việc chống ngoại xâm Trung Hoa giữa hai dân tộc được thể hiện qua các
sự kiện lịch sự sau:
- Chống ách thống trị của nhà Hán
Theo ghi nhận của lịch sử, năm 108 trước Công nguyên quốc gia cổ Choson đã bị
nhà Hán xâm lược. Nhà Hán chia miền Bắc bán đảo Hàn Quốc ra làm 4 quận.; Lo-lang,
Chen –fan (sau này là Tai-fang), Lin,-t’un và Hsuan-t’u. [17, 71]. Nhà Hán đã kiểm soát bán
đảo này hơm 400 năm.Trong thời kỳ này, một phần rất lớn văn hóa Trung Quốc đã bị đồng
hóa bởi cư dân bán đảo, một sự kiện mở đầu cho nhiều thế kỷ vay mượn văn hóa của người
Trung Quốc.
Giống như Hàn Quốc Việt Nam bị nhà Hán xâm lược vào năm 111 trước Công
nguyên, trước Hán Quốc 3 năm, tương tự, nước Việt nam bị chinh phục và bị người Hán
chia làm 3 quận (Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam) [36, 56]
- Chống ách cai trị của nhà Tùy
Từ cuối thời Đông Hán đến thời Nam –Bắc triều, xã hội trung Hoa luôn luôn hỗn loạn
vì nội chiến và sự xâu xé của các tộc ở phương Bắc nên các triều đại phong kiến Trung Hoa
không thể xâm lược ra bên ngoài được. Nhưng khi đất nước được thống nhất, nhà Tùy (581681) liền phát động những cuộc chiến tranh xâm lược ra bên ngoài để thôn tính các nước
xung quanh, trong đó thể hiện rõ mưu đồ xâm chiếm bán đảo Hàn.
Thời gian từ năm 53 đến 668, bán đảoTriều Tiên thường diễn ra các cuộc đối địch
giữa 3quốc gia (thường được gọi là thời kỳ tam quốc); Koguryo, Paekche và Shilla, chia cắt
bán đảo này thành 3 vùng riêng biệt (giống như một cuộc nội chiến chia cắt đất nước). Ba
quốc gia đếu có cơ cấu đẳng cấp xã hội chặt chẽ và tổ chức quân sự hùng mạnh, tiến hành
chiến tranh nhằm giành lấy uy quyền tối cao trên bán đảo.
Koguryo gồm miền Bắc bán đảo Hàn và hai tỉnh Liêu Ninh, Cát Lâm, một phần tỉnh
Hắc Long Giang của Trung Quốc ngày nay. Paekche nằm ở Tây Nam bán đảo Hàn. Shilla ở
Đông Nam bán đảo Hàn.
Để gây sự với Koguryo, năm 597, Tùy Văn Đế (người mở đầu triều đại nhà Tùy) gửi
thư kể tội vua Koguryo nhiều lần sai quân giết hại cư dân ở biên giới và ngầm mua chuộc
thợ cung nỏ làm việc trong binh công xưởng của Trung Quốc trốn chạy sang Koguryo. Năm
598, Tùy Văn Đế lấy cớ vua Koguryo cho quân cướp phá ở biên giới nên đã huy động 30
vạn quân thủy bộ chia đường đánh Koguryo. Tuy nhiên cuộc tấn công không thành công.
Năm 605, Tùy Dưỡng Đế (còn gọi là Tùy Dượng Đế) lên ngôi, nhà Tùy cho rằng Koguryo
là đất của Trung Quốc, nay mới không thần phục, lập thành một vùng riêng. Vì vậy, năm
611, Dưỡng Đế hạ chiếu chuẩn bị đánh Koguryo. Đầu xuân năm 612, Tùy Dưỡng Đế huy
động 1.130.000 quân chia làm hai đạo tấn cống Koguryo [35, 113]
Do bị thất bại trong trận đánh vào năm 612, năm 613, tùy Dưỡng Đế tự mình đem
quân xâm lược Koguryo lần thứ hai. Khi quân Tùy đang tấn công Liêu Đông nghe tin
Thượng trụ quốc Dương Huyền Cảm khởi binh, Tùy Dưỡng Đế phải vội vàng ra lệnh rút
quân, bỏ lại quân trang, quân nhu chất cao như núi. Dẹp xong cuộc nổi dậy của Dương
Huyền Cảm, năm 614, Tùy Dưỡng Đế lại tiếp tục chuẩn bị lực lượng tấn công Koguryo lần
thứ ba. Nhưng thời gian này, nông dân khắp nơi trong nước nổi dậy khởi nghĩa. Tùy Dưỡng
Đế vội vàng kéo quân viễn chinh về để đối phó. Như vậy trong vòng 16 năm, nhà Tùy đưa
đại quân sang xâm lược nước Koguryo 4 lần, nhưng đều thất bại.
Đối với Việt Nam, cũng giống Hàn Quốc, cũng bị quân Tùy tấn công. Năm 544, Lý
Bí đã đánh bại quân xâm lược Lương, thành lập nước Vạn Xuân, giành lại quyền tự chủ cho
Tổ quốc. Năm 602, Tùy Văn Đế sai Lưu Phương đem 10 vạn quân sang tấn công nước Vạn
Xuân. Lý Phật Tử huy động nhân dân tổ chức anh dũng chiến đấu. Nhiều trận chiến đấu
diễn ra ác liệt ở vùng biên giới đất nước. Do quân Tùy đông, tổ chức đánh nhanh, đánh gấp,
quân Lý Phật Tử không chống cự nổi. Quân Tùy tiến xuống vây thành Cổ Loa, vừa uy hiếp
vừa dụ dỗ đe dọa, buộc Lý Phật Tử đầu hàng, rồi bắt đem về Trường An. [36, 70] Nhà nước
Vạn Xuân kết thúc, nước Vạn Xuân rơi vào ách thống trị của nhà Tùy.
- Chống quân xâm lược nhà Đường
Năm 618 Lý Uyên thành lập nhà Đường, mở ra thời đại mới cho lịch sử Trung Hoa.
Đến thời Đường Thái Tông Trung Quốc bước vào thời kỳ thống nhất ổn định. Cũng giống
như các vương triều trước của Trung Quốc, nhà Đường lại phát động nhiều cuộc chiến tranh
xâm lược các nước xung quanh. Việt Nam và Hàn Quốc không nằm ngoài đối tượng xâm
lược của Trung Hoa.
Năm 643 Shilla bị liên quân Koguryo và Paekche tấn công, nên sai sứ sang Trung
Quốc xin cứu viện. Nhân cơ hội này, dưới chiêu bài “báo thù cho em của Trung Quốc và
rửa nhục cho vua cha Koguryo”, Đường Thái Tông quyết định tấn công Koguryo. Với 10
vạn quân thủy bộ và 500 thuyền chiến, năm 645, Đường Thái Tông đích thân chỉ huy cuộc
viễn chinh. Shilla cũng đem 5 vạn quân cùng tác chiến. Quân Đường hạ được một số thành
ở Liêu Đông, nhưng khi vây đánh thành An Thị (Liêu Ninh ngày nay) qua 88 ngày vẫn
không hạ được, trái lại quân Đường bị tổn thất nặng nề. Vì vậy đến tháng 9 năm 645, lấy lí
do “ vùng tả ngạn sông Liêu rét sớm, cỏ khô, nước đông, người ngựa khó ở lâu được, vả lại
lương thực sắp hết ”. [47, 121] Đường Thái Tông ra lệnh rút quân. Năm 649 Đường Thái
Tông chết, mưu đồ chinh phục bán đảo Hàn phải gác lại.
Đến thời Đường Cao Tông, sự xung đột giữa các nước ở bán đảo Hàn vẫn tiếp diễn.
Với sự súp đỡ của Koguryo, Paekche nhiều lần xâm nhập Shilla. Năm 660, Shilla lại cầu
cứu nhà Đường. Năm 660 nhà Đường mang 10 vạn quân phối hợp với Shilla cùng tấn công
Paekche, Paekche bị diệt vong. Koguryo bị cô lập. Năm 666 nội bộ Koguryo xảy ra xung
đột vũ trang làm thế nước này càng suy yếu. Lợi dùng tình thế ấy, năm 667, nhà Đường tiếp
tục phối hợp với Shilla tấn công Koguryo. Năm 668, Koguryo bị chinh phục. Ngay năm 668,
nhà Đường thành lập An Đông đô họ phủ ở Bình Nhưỡng và chia đất đai chiếm được thành
châu, quận để cai trị.
Như vây, lực lượng hùng mạnh nhất của lịch sử sơ khai Hàn Quốc đã bị đánh bại;
Shilla phải chống lại sức mạnh của nhà Đường. Sau thắng lợi, nhà Đường đã thiết lập các
quận trên lãnh thổ Koguryo và Paekche, bắt đầu đối xử với Shilla như một nước chư hầu.
Tuy nhiên, năm 676 Shilla thành công trong việc đuổi quân nhà Đường ra khỏi quốc vương
Paekche cũ và thành lập ở đó một nhà nước có biên giới phía Bắc cắt ngang bán đảo từ cửa
sông Taedong. Tất nhiên, điều này không có nghĩa khôi phục lại toàn bộ lãnh thổ của ba
vương triều trước kia.
Đối với Việt Nam, sau khi nhà Tùy sụp đổ, nhà Đường kế tục sự nghiệp và tiếp tục
chính sách cai trị Việt Nam. Nhà Đường đã bãi bỏ các quận do nhà Tùy lập, đặt Giao Châu
đô hộ phủ (622) rồi đặt An Nam đô hộ phủ (679). Địa danh An Nam có từ đó. Những thủ
đoạn cai trị xảo quyệt và âm mưu đồng hóa, ngu dân của chính quyền đô họ nhà Đường vẫn
không làm cho nhân dân Việt Nam khuất phục. Trái lại, trong ba thế kỷ đô hộ của nhà
Đường cũng chính là ba thế kỷ đấu tranh ngày càng mạnh mẽ của nhân Việt Nam mà đỉnh
cao là các cuộc khởi nghĩa vũ trang của Lý Tự Tiên và Đinh Kiến (687), khởi nghĩa của Mai
Thúc Loan (722). Mai Thúc Loan kêu gọi những người dân đã cùng ông đi gánh vải nộp
cống nổi dậy khởi nghĩa. Mai Thúc Loan đã phát triển cuộc khởi nghĩa ra khắp vùng Hoan,
Diễn, Ái ( vùng Thanh- Nghệ- Tĩnh Việt Nam bây giờ). Theo cựu Đường thư , Mai Thúc
Loan liên kết được dân chúng của 32 châu. Lợi dụng vùng địa thế Sa Nam ( cạnh sông Lam,
Nghệ An), có sông sâu rừng rậm, ông chọn làm căn cứ và đóng đại bản doanh, đắp một
chiến lũy dài hơn 10.000 mét dọc bờ sông Lam, lấy núi Đụn làm chỗ dựa, gọi là thành Vạn
An. Nơi trữ lương thực đặt ở phía trong núi, nhiều đồn trại đóng ở sườn núi phía ngoài, sông
Lam vây bọc quanh núi như con hào tự nhiên. [36, 74] Mai Thúc Loan xưng đế, đóng đô ở
thành Vạn An, sử cũ gọi là Mai Hắc Đế ( ông vua đen họ Mai). Tuy nhiên lúc này nhà
Đường còn mạnh, nhà Đường đã cử Dương Tư Húc đem 10 vạn quân tiến quân sang đàn áp
cuộc khởi nghĩa. Do lực lượng yếu hơn, Mai Thúc Loan thất trận, nghĩa quân tan vỡ. Thất
bại cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan càng làm tăng thêm tinh thần quyết chiến của người
dân Việt. Khoảng nửa sau thế kỷ VIII, một hào trưởng ở Đường Lâm (Ba Vì ) tên là Phùng
Hưng đã phát động một cuộc khởi lớn chống chính quyền đô hộ ( 783-791)
Tiếp sau cuộc khởi nghĩa của Phùng Hưng là khởi nghĩa của Dương Thanh (819820 ). Vốn là một hào trưởng Việt, có nhiều thế lực, làm thứ sử châu Hoan. Ông đã tập hợp
lưc lượng chiếm phủ Tống Bình, giết chết Lý Tượng Cổ và hơn 1000 bộ hạ của y.
Cuối thế kỷ IX, triều đình nhà Đường rơi vào tình trạng khủng hoảng, suy vong. Nạn
cát cứ của các tập đoàn quân phiệt ngày càng ác liệt, khởi nghĩa của Hoàng Sào (874-884)
đã làm lung lay tận gốc chính quyền của nhà Đường. Chính trong bối cảnh này, một hào
trưởng ở Hồng Châu (Hải Dương ) là Khúc Thừa Dụ được nhân dân ủng hộ đã tiến quân ra
chiếm đánh phủ Tống Bình (Hà Nội), tư xưng là tiết độ sứ, thực chất là xóa bỏ chế độ đô hộ
để khéo léo chuyển sang giành độc lập dân tộc một cách vững chắc hơn. Triều đình nhà
Đường buộc phải công nhận một sự đã rồi. Tuy còn mang danh hiệu của nhà Đường, nhưng
thực chất Khúc Thừa Dụ đã xây dựng một chính quyền tự chủ, kết thúc về cơ bản ách thống
trị hơn 1000 năm của triều đại phong kiến phương Bắc năm 905.
Như vậy, nhìn lại lịch sử Hàn Quốc và lịch sử Việt Nam trong giai đoạn chống ách
thống trị của Trung Hoa phong kiến có nhiều điểm tương đồng. Cả hai dân tộc cùng chống
ách xâm lược của nhà Hán, Tùy, Đường. Cả hai dân tộc đã vùng lên đấu tranh để thoát khỏi
ách thống trị của trung Hoa rộng lớn. Tuy cũng có những điểm khác nhau, nhưng tựu chung
cả hai dân tộc là đối tượng mà Trung Hoa nhắm tới để xấm chiếm, mở rộng lãnh thổ. Cuối
cùng cả hai dân tộc đã vùng lên đấu tranh, thoát khỏi sự lệ thuộc của phong kiến Trung Hoa.
1.1.2.2. Việt Nam- Hàn Quốc cùng đấu tranh chống quân xâm lược Mông Cổ
Việt Nam - Hàn Quốc cùng có kẻ thù chung là Trung Hoa phong kiến, tuy nhiên cả hai
dân dân tộc còn có kẻ thù chung là Mông Cổ.
Cuối thế kỷ XII, đầu thế kỷ XIII, người Mông Cổ sống thành bộ lạc, liên minh bộ lạc
trên vùng lãnh thổ Châu Á rộng lớn từ hồ Bai-can và sông A-mua phía Đông đến thượng
lưu sông I-ê-ni-xê-i, phía Tây miền Nam Xi-bê-ri đến Vạn Lý Trường Thành ở phía Nam.
Danh từ “ Mông Cổ ” chính thức được xuất hiện trong sách vở sau khi Thành- Cát – TưHãn lập nên quốc gia Mông Cổ thống nhất (1206), sử sách Trung Quốc gọi là người Thát.
Sau khi thống nhất, Thành –Cát- Tư –Hãn dốc toàn bộ lực lượng quân sự vào những cuộc
chiến tranh xâm lược với quy mô lớn.
Quân Mông Cổ ào ạt tiến sang phương Đông, phương Tây. Tiến đánh Trung Quốc
(1219), tràn vào trung Á (1218), tiến đánh nước Nga (1223). Tiếp nối là những cuộc viễn
chinh xâm lược đẫm máu về phía Tây, phía Đông rồi tràn xuống phía Nam. Trong bối cảnh
chung của khu vực, Việt Nam và Hàn Quốc không thể thoát khỏi sự xâm chiếm và mở rộng
lãnh thổ của Mông Cổ. Tuy nhiên có một điểm khác với Hàn Quốc là Việt Nam đã đánh tan
ba lần xâm lược của quân Nguyên- Mông giữ yên bờ cõi đất nước.
Trước khi cho quân xâm lược Đại Việt, Mông Cổ nhiều lần cho sứ sang dụ hàng,
nhưng sứ đi mà không trở lại. Vua Trần kiên quyết kháng chiến, ra lệnh bắt giữ sứ của
Mông Cổ. Năm 1258, quân Mông Cổ chia làm hai đường tấn công vào Đại Việt. Trần Thái
Tông tự thân chỉ huy chiến đấu. Quân Mông Cổ bị Đại Việt đánh tan ở Đông Bộ Đầu,
Thăng Long, buộc phải quay ngựa chạy về Vân Nam – Trung Quốc. Sau khi đánh bại được
Trung Hoa rộng lớn, Mông Cổ đã thành lập triều Nguyên ở Trung Quốc (1271-1368). Với
bản chất hiếu chiến, nhà Nguyên tiếp tục chính sách mở rộng lãnh thổ.
Năm 1282 nhà Nguyên yêu cầu Đại Việt phải cho mượn đường để tiến đánh Chiêm
Thành nhưng bị vua Trần kiên quyết khước từ. Viện lý do Đại việt không chịu khuất phục,
đầu năm 1285, Hốt Tất Liệt sai con mình là Thoát Hoan đem 50 vạn quân sang đánh, nhưng
đến giữa năm 1285, quân Nguyên bị bất bại hoàn toàn. Thoát Hoan phải chui vào ống đồng
để quân lính khiêng mới sống sót về nước. [35, 152]. Nhục nhã vì bị thất bại trước Đại Việt,
Hốt Tất Liệt quyết định ngừng xâm lước Nhật Bản để tập trung lực lượng tấn công Đại Việt
một lần nữa. Năm 1287, Thoát Hoan lại được giao nhiệm vụ dẫn 50 vạn quân tấn công Đại
Việt. Một lần nữa quân Nguyên bị thất bại. Một số tướng lĩnh như Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp,
Tích Lệ Cơ.... bị bắt sống.
Tại bán đảo Hàn, năm 1231 Goryo ( Cao Ly ) bị Mông Cổ xâm chiếm. Toàn dân tộc
Goryo đã đứng lên chiến đấu dũng cảm trước sự tấn công mạnh mẽ của Mông Cổ nhưng kết
cục khác với Đại Việt, Goryo phải khuất phục trước sự tấn công của Mông Cổ. Dưới sự can
thiệp của Mông Cổ, Goryo để mất nhiều tính tự chủ. Mông Cổ chiếm đóng nhiều vị trí quan
trọng về quân sự và kinh tế của Goryo. Ở miền Đông Bắc và Tây Bắc, Mông cổ còn lập cơ
quan như “Song thành Tổng quan phủ” và “Đồng minh phủ” để khống chế Goryo. [34, 292]
Năm 1359, nhân khi triều Nguyên ở Trung Quốc suy yếu, vua Goryo là Kongmin
(Cung Mẫ Vương) đem quân đánh bại đội quân chiếm đóng của nhà Nguyên, thu hồi toàn
bộ đất đai. Năm 1396, Kongmin chính thức tuyên bố không thần phục nhà Nguyên. [34,
293]
Như vậy cả hai dân tộc đều có chung một kẻ thù là quân Mông – Nguyên. Tuy nhiên
quá trình đặt ách thống trị của quân Mông- Nguyên không thành công ở Việt Nam. Nhà
Trần đã ba lần chỉ huy quân sĩ và quần chúng nhân dân đanh tan quân xâm lược. Tại bán
đảo Hàn, quân Mông cổ đã đặt được ách thống trị lên quốc gia này. Người Hàn phải mất
nhiều thời gian đấu tranh mới thoát khỏi ách thống trị của quân Mông –Nguyên.
1.1.2. 3. Việt Nam – Hàn Quốc cùng đấu tranh chống quân phiệt Nhật
Vào thế kỷ thứ XIX, Việt Nam và Hàn Quốc đều thất bại trong cuộc chiến chống
xâm lược của các cường quốc phương Tây, hứng chịu nỗi đau là nạn nhân của thời kỳ thuộc
địa. Hàn Quốc bị Nhật Bản xâm lược và phải chịu ách áp bức bóc lột của chế độ cai trị
thuộc địa kéo dài suốt 36 năm ( 1910-1945). Việt Nam vào khoảng giữa thế kỷ XIX, cũng
là nạn nhân của chế độ cai trị thuộc địa khắc nghiệt của thực dân Pháp sau đó là Nhật- Pháp.
Năm 1940, trên con đường bánh trướng ra bán đảo Đông Dương, Nhật Bản vượt qua
Trung Quốc tiến đánh Việt Nam. Trước cuộc tấn công của quân Nhật, thực dân Pháp chống
cự yếu ớt, sau đó chính thức đầu hàng Nhật, Việt Nam chính thức trở thành thuộc địa của
Nhật ( 1940-1945). Năm 1945, Việt Nam và Hàn Quốc thoát khỏi chế độ cai trị thuộc địa
của Nhật, giành lại độc lập, thế nhưng, đất nước lại bị phân chia và rơi vào vòng xoáy của
thời kỳ Chiến tranh lạnh. Năm 1950, Hàn Quốc đã trải qua bi kịch của cuộc nội chiến giữa
hai miền Nam Bắc. Khi chiến tranh kết thúc, những gì còn lại chỉ là sự đổ nát, hoang tàn,
chia cắt. Đối với Việt Nam sau năm 1945, Pháp quay trở lại thôn tính. Trải qua 9 năm kháng
chiến chống Pháp( 1946-1954), sau đó là kháng chiến chống Mỹ kéo dài hơn 20 năm (19541975), đến năm 1975 Việt Nam được giải phóng, đất nước thống nhất. Sau giải phóng Việt
Nam nỗ lực cố gắng vượt qua mọi khó khăn để hàn gắn vết thương chiến tranh xây dựng đất
nước.
Cùng trải qua thời kỳ bị quân phiệt Nhật thôn tính, cùng trải qua thời kỳ đất nước bị
chia cắt, cùng trải qua những mất mát do chiến tranh để lại, chính những điểm tương đồng
này là bước đệm tiếp theo cho sự phát triển quan hệ kinh tế Việt – Hàn. Bên cạnh những nét
tương đồng về lịch sử, Việt Nam- Hàn Quốc cùng có những nét tương đồng về văn hóa.
Nghiên cứu nét tương đồng này để khẳng định thêm một bước đệm tiếp theo cho mối quan
hệ kinh tế Việt –Hàn.
1.2 . Một số nét tương đồng về văn hóa giữa Việt Nam - Hàn Quốc
1.2.1. Nét tương đồng trong phong tục tập quán: ăn, uống
Trong bữa ăn của người Việt, từ xưa đến nay cơm là thực phẩm chính trong bữa ăn
hằng ngày.
Trong bữa cơm người Việt có nhiều loại thực phẩm từ động vật, thực vật, tuy nhiên
thực vật nhiều hơn động vật. Việt Nam có một danh mục rau quả mùa nào thức ấy, vô cùng
phong phú . Rau xanh đủ loại như: rau muống, rau dền, rau ngót, rau cải... luôn có mặt trong
mỗi mâm cơm của mỗi gia đình. Tuy nhiên nói đến rau trong bữa ăn Việt Nam không thể
không nhắc đến hai món đặc thù là rau muống với dưa cà. Sự tích Thánh Gióng gắn liền với
quả cà. Thánh Gióng nhờ ăn “ bảy nong cơm, ba nong cà” mà trở thành người khổng lồ đi
cứu nước. Cà và rau cải đem muối dưa tạo thành những món ăn độc đáo phù hợp với thời
tiết và khẩu vị của người Việt nên tục ngữ mới có câu: Có dưa, chừa rau; Có cà thì tha gắp
mắm; Thịt cá là hoa, tương cà là gia bản.[52, 189]
Các loại gia vị có hành, gừng tỏi, ớt, riềng, rau mùi, rau răm, rau húng, thì là, hồ tiêu,
tía tô, kinh giới, lá lốt, diếp cá...cũng là những thứ không thể thiếu trong bữa cơm của người
Việt.
Trong bữa ăn của người Việt, đứng đầu thức ăn động vật là các loại thủy sản- sản
phẩm của vùng sông nước. Từ các loại thủy sản, người Việt đã chế tạo ra một loại nước
chấm đặc biệt là nước mắm và mắm các loại. Thiếu nước mắm chưa thành bữa cơm Việt
Nam. Danh từ “nước mắm” đã đi vào ngôn ngữ loài người, có mặt trong nhiều cuốn từ điển
bách khoa Đông – Tây. [52, 189] Ở vị trí cuối cùng trong bữa ăn của người Việt mới là thịt,
bao gồm : thịt lợn, gà, vịt, ngan, ngỗng, chó, dê. bò...nhưng thông dụng nhất vẫn là thịt lợn
và thịt bò.
Thông thường, bữa ăn hằng ngày của người dân Việt rất thanh đạm. Người nông dân
xưa thường ngày hay dùng rau xanh (đặc biệt là rau muống) với tương cà mắm muối, thịt cá
xôi gà không phải ngày nào cũng có.
Ngoài bữa cơm hàng ngày, người Việt Nam còn có nhiều thứ quà bánh ăn thêm hoặc
hay ăn vào bữa sáng. Đó là các loại bún riêu, bún ốc, bún cá, bún, chả, bún bò giò heo, hủ
tiếu...Song, một món hấp dẫn, nổi tiếng cả trong nước lẫn ngoài nước là phở. Phở ở Hà Nội
được mọi người ưa thích nhất và trở thành món quà sáng phổ biến.
Trong bữa ăn, mọi thành viên trong gia đình quây quần bên một mâm cơm thường là
hình tròn. Người Việt Nam quen dùng đũa, thìa và muôi. Muôi dùng múc canh, thìa dùng
lấy nước chấm hoặc sử dụng trong khi ăn. Khi ăn một tay bưng bát, một tay cầm đũa. Nếu
muốn sử dụng thìa hoặc muôi thì một tay đặt đôi đũa xuống mâm, tay kia vẫn cầm bát.
Về đồ uống, trong bữa ăn người Việt thường ít uống. Nếu có uống thì thường là đàn
ông từ tuổi trưởng thành trở lên và rượu là đồ uống chính. Rượu Việt Nam thường được làm
từ gạo tẻ hoạc gạo nếp. Gạo được đem nấu thành cơm, ủ cho lên men rồi cất ra. Trong dân
gian rượu là thức uống không thể thiếu được trong các bữa ăn có tính chất đình đám. Hơn
nữa, rượu còn đi vào cuộc sống của người dân Việt Nam, rượu ngâm với các loại thảo dược
hoặc rắn, mật gấu, ong chúa...dùng để chữa bệnh. Rượu có nhiều loại: rượu trắng, rượu cẩm,
rượu nếp, rượu cần...mọi miền đất nước Việt Nam từ miền xuôi đến miền ngược đều có
những loại rượu ngon nổi tiếng.Cúng ông bà tổ tiên của người Việt thường phải có li rượu
trắng (rượu màu, rượu thuốc và các thứ rượu phương Tây không thể dùng để cúng được ).
Cây chè là một loại cây đặc sản của Việt Nam. Tuy Việt Nam chưa nói nhiều đến
“trà đạo” Việt Nam, nhưng cách pha trà thơm của người Việt và cách chế biến các loại chè
cũng rất cầu kỳ và đặc sắc. Các ấm chén chuyên dùng cho uống trà ở Việt Nam đã xuất
hiện khá sớm, tương truyền xuất hiện từ đời nhà Lý (1010 – 1225), các loại đồ gốm, đồ sành
sứ sử dụng cho việc uống trá cũng rất tinh xảo. Người Việt Nam uống chè tươi, chè khô,
ướp chè với các loại hoa như hoa sen, hoa nhài, hoa ngâu, hoa cúc....
Đối với người Hàn Quốc bữa ăn cũng thanh đạm như người Việt. Cơm trắng cũng là
món chính. Ngoài ra, cơm trộn với 5 loại đậu đen, đỏ, trắng, vàng, xanh là một món ăn
người Hàn ưa dùng (người Hàn Quốc gọi là Ô- kốc - bap: cơm ngũ cốc). Cơm cuốn rong
biển với ít trứng và cà rốt (Kim – bap) là món ăn mang tính nghệ thuật cao. Nó đòi hỏi
người phụ nữ phải khéo léo để làm sao vừa thổi cơm dẻo vừa cuộn rong biển đã ép mỏng
như tờ giấy, trong đó. Cơm vẫn là món chính.
Rau xanh ở Hàn Quốc cũng đủ loại, ngoài các loại rau ở vùng đồng bằng như: rau cải,
rau cần, rau rền...giống như ở Việt Nam, Hàn Quốc còn có rất nhiều loại rau rừng (người
Hàn gọi là rau núi). Trong tất cả những món ăn đi kem theo bũa cơm của người Hàn thì Kim
chi- là một loại dưa chua, món rau củ muối có gia vị không thể thiếu. Đây là món ăn nổi
tiếng nhất của Hàn Quốc. Kim chi gắn liến với tên tuổi quốc gia đến mức được chính phủ
Hàn tuyên bố là một quốc bảo.[14, 188] Người ta cho rằng món dưa chua cao lương mỹ vị
này có chứa rất nhiều vitamin và chất bổ và luôn được dọn lên bàn ăn cùng với cơm. Món
ăn này được yêu thích đến nỗi một bảo tàng Kim chi duy nhất trên thế giới được mở ra tại
Seoul, giới thiệu về lịch sử hình thành Kim chi, những kiến thức và những truyền thuyết về
món Kim chi cũng như cách thức chế biến món này.
Đối với người Hàn, bữa cơm hàng ngày cũng không thể thiếu thịt và cá- hai thực
phẩm rất phong phú về chủng loại. Xưa kia, người Hàn Quốc nổi tiếng săn bắt giỏi nên thịt
thú rừng được ưa chuộng nhiều. Trong bữa ăn hằng ngày, thịt lợn và thịt bò là món ăn chủ
đạo và thường được làm chín bằng phương pháp nướng trên bếp lửa. Phong tục này vẫn
còn, bởi vậy, khi người Hàn Quốc sang Việt Nam, món bún chả của Việt Nam được người
Hàn rất ưa thích chẳng khác gì người Việt.
Cá biển ở Hàn Quốc được ưa dùng hơn cá nước ngọt. Điều này cũng giống như cá
miền biển Việt Nam, cư dân chuyên nghề bắt cá và ăn đồ biển là chính.
Đặc điểm nổi bật trong món ăn Hàn Quốc là vừa cay vừa mặn. Màu đỏ là màu đặc
trưng trong các món ăn, ớt được sử dụng nhiều trong chế biến các loại món ăn.
Khi dùng bữa, cũng như người Việt Nam, người Hàn cũng quây quần bên một mâm
cơm. Theo truyền thống của người Hàn, bữa ăn được bày ra trên một cái bàn thấp nhỏ, thức
ăn để trong những cái tô nhỏ được xếp đặt gọn gàng. Âu cơm đặt giữa bàn bởi vì cơm được
coi là món ăn chính. Xung quanh mâm cơm người ta xếp những món ăn kèm khác nhau.
Cũng giống như Việt Nam, trong bàn ăn của người Hàn nếu có đông người thì đồ ăn sẽ
được dọn lên nhiều lần trong bữa cơm. Bàn ăn được xếp sẵn trong nhà bếp trước khi mang
ra. Khi ăn, người Hàn Quốc cũng dùng đũa và thìa. Có điều, sự khác biệt ở đây, người Hàn
không dùng đũa và thìa cùng lúc như người Việt thường sử dụng khi ăn phở mà dùng riêng
rẽ. Điều đặc biệt là người Hàn không bưng bát cơm lên mà hay để ở mâm. Bởi vây, bát
đựng cơm của họ không có cái trôn bát và mâm cơm củng được nâng cao lên cách mặt đất
khoảng 30 đến 40 cm. Mâm cơm là cái bàn thường là hình chữ nhật, đôi lúc cũng thấy mâm
cơm nhỏ hình vuông hay hình tròn.
Người Việt Nam có câu: “ăn trồng nồi, ngồi trông hướng”. Người Hàn Quốc cũng
vậy. Khi ngồi xuống bàn ăn, người ít tuổi phải trông trước, trông sau, khi người lớn tuổi
nhất cầm đũa lên ăn thì người bé mới được cầm đũa. Khi uống rượu, người dưới phải rót
rượu mời người trên và phải rót bằng hai tay. Người Hàn Quốc không tự rót rượu cho mình
trong các bữa ăn chung mà người khác rót hộ. Đàn ông Hàn Quốc uống rượu nhiều, phụ nữ
cũng uống rượu nhưng kín đáo hơn và phải được sự đồng ý của người trên. Mặc dù người ta
ít khi hay thường là không nói chuyện trong bữa ăn, nhưng phòng ăn ít khi yên tĩnh. Người
ta ồ à để thể hiện sự hài lòng với bữa ăn, húp canh hay húp mỳ soàn soạp trở thành một thói
quen. Tương tự, người lớn tuổi thường ợ to sau bữa ăn đễ thể hiện sự hài lòng.
Trà và cà phê là hai loại đồ uống khá phổ biến ở Hàn Quốc. Các loại đồ gốm, sành sứ
dùng để uống trà xuất hiện khá sớm ở Hàn Quốc và tinh xảo. Đồ sành sứ Koryo với men
xanh ngọc cũng được xếp vào hàng tinh xảo ở phương Đông. Cũng giống như Việt Nam,
tuy uống trà chưa được nâng lên thành trà đạo như Nhật Bản, Trung Quốc nhưng là đồ uống
thường xuyên, nhất là khi có khách đến nhà chơi.
1.2.2. Nét tương đồng trong phong tục hôn nhân truyền thống giữa Việt NamHàn Quốc
Từ xa xưa, do chịu ảnh hưởng nặng nề của lễ giáo phong kiến Trung hoa, xã hội
truyền thống Việt Nam và Hàn Quốc dần dần hình thành một phong tục cưới hỏi khá tương
đồng.
Trước đây, chuyện dựng vợ gả chồng cho con ở Việt Nam và Hàn Quốc thường do
cha mẹ quyết định , “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”. Chuyện trai gái tự do tìm hiểu, tự do
yêu đương thường ít được đặt ra. Cha mẹ tìm vợ cho con mục đích chính là để “nối dõi tông
đường”. Nhưng điều các bên quan tâm đầu tiên chưa phải là con người cụ thể mà là các vấn
đề như xem gia đình hai bên có “môn đăng hộ đối” không, nam nữ có hợp tuổi hợp số
không? Kế đến mới là chàng trai có tài ba, có chí lớn không...? Cô gái có khỏe mạnh, xinh
đẹp tháo vát, đảm đang hay không?...Bởi vậy, trong xã hội truyền thống, người mai mối rất
quan trọng. Đối với gia đình quyền quý, hôn nhân phải có mai mối và việc thành lứa đôi hay
không, hai nhà thông gia có “thông cảm” với nhau hay không đều phụ thuộc vào “nhân vật
trung gian” này.
Cũng giống nhau ở một điểm trong chuyện hôn nhân ở Việt Nam và Hàn Quốc là ,
nếu cuộc gặp gỡ ban đầu giữa hai bên thành công, đôi trai gái sẽ tìm hiểu nhau thêm một
thời gian nữa. Nếu thấy không hợp nhau, họ không bắt buộc phải kết hôn, nhưng nếu thấy
hợp nhau, họ sẽ thông báo cho cha mẹ hai bên để chọn ngày kết hôn. Cho dù cặp vợ chồng
trẻ Hàn hay Việt tiến đến hôn nhân là do yêu thương hay sắp đặt, thì ít ra cũng có một trong
hai bà mẹ sẽ tìm đến một ông thầy bói, để nhờ thầy đọc hộ lá số tử vi của đôi vợ chồng trẻ
xem có hợp nhau hay không. Hay chí ít cũng để thầy tìm cho một ngày lành tháng tốt để có