Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Đánh giá các quy định trong bộ luật dân sự năm 2015 về hợp đồng vay tài sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (261.22 KB, 10 trang )

A. MỞ ĐẦU
Hiện nay, trong q trình tồn cầu hóa, sự phát triển kinh tế ở Việt Nam
đã tác động không nhỏ đến nhu cầu về vay vốn cho hoạt động sản xuất cũng
như các nhu cầu về tiêu dùng tăng lên, làm cho hoạt động vay tài sản phát
triển một cách sôi động. Trong đời sống xã hội thường tồn tại trạng thái tạm
thời thừa vốn hoặc tạm thời thiếu vốn. Thực tế đó phát sinh yêu cầu điều hịa
các nguồn vốn trong xã hội theo phương thức có hoàn trả. Quan hệ chuyển
giao vốn giữa các chủ thể trong xã hội theo ngun tắc có hồn trả chủ yếu
được xác lập thông qua hợp đồng vay tài sản.
Hợp đồng vay tài sản diễn ra khá phổ biến trong quan hệ dân sự. Sự tồn
tại, phát triển, sự tác động của loại hợp đồng này đến xã hội luôn là khách
quan ở bất kỳ hình thái kinh tế nào. Vì được đánh giá là một trong những hợp
đồng thơng dụng, vì vậy, các quy định về HĐVTS trong BLDS năm 2015
được áp dụng phổ biến. Những quy định này được sửa đổi, bổ sung để hoàn
thiện hơn, tuy nhiên vẫn tồn tại những hạn chế nhất định và từ đó cần đưa ra
phương hướng hồn thiện. Do vậy, để có những nghiên cứu rõ hơn về vấn đề
này, người viết xin phép lựa chọn đề số 15 để hoàn thành bài tập học kỳ
“Đánh giá các quy định trong BLDS năm 2015 về hợp đồng vay tài sản (nêu
những ưu điểm, hạn chế và định hướng hoàn thiện các quy định của pháp
luật)”.
B. NỘI DUNG
1. Hợp đồng vay tài sản.
1.1: Hợp đồng vay tài sản.
- Khái niệm: Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên
cho vay giao cho bên vay một số tiền hoặc tài sản để làm sở hữu. Hết hạn của
hợp đồng, bên vay có nghĩa vụ trả cho bên kia số tiền hoặc hiện vật tương
đương với tiền hoặc vật đã vay, đồng thời trả thêm một số lợi ích vật chất nếu
các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
- Đặc điểm pháp lý:
1



+ Hợp đồng vay tài sản là hợp đồng đơn vụ.
+ Hợp đồng vay tài sản là hợp đồng ưng thuận hoặc hợp đồng thực tế.
+ Hợp đồng vay tài sản là hợp đồng có đền bù hoặc khơng có đền bù.
+ Hợp đồng vay tài sản là hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu đối với tài
sản từ bên cho vay sang bên vay, khi bên vay nhận tài sản. Vì vậy, bên vay có
tồn quyền đối với tài sản vay, trừ trường hợp vay có điều kiện sử dụng.
- Ý nghĩa:
Hợp đồng vay tài sản có tác dụng giúp cho bên vay giải quyết những
khó khăn kinh tế trước mắt, giúp các doanh nghiệp khắc phục khó khăn khi
thiếu vốn để sản xuất và lưu thơng hàng hóa, phục vụ nhu cầu tiêu dùng của
con người, nhu cầu kinh doanh của các doanh nghiệp.
1.2: Những quy định về hợp đồng vay tài sản trong BLDS năm 2015.
Chế định về hợp đồng vay tài sản được quy định từ Điều 463 đến Điều
471 BLDS năm 2015.
2. Những điểm mới (ưu điểm) của chế định hợp đồng vay tài sản.
2.1: Đối với loại giao dịch dân sự theo tập quán hụi, họ, biêu, phường (sau
đây gọi chung là họ).
Trước đây BLDS năm 2005 không quy định lãi suất cụ thể đối với loại
hình giao dịch mà họ chỉ “nghiêm cấm việc tổ chức họ dưới hình thức cho
vay nặng lãi”. Chiếu theo Điều 476 BLDS năm 2005 về lãi suất cho vay có
thể nhận định rằng lãi suất cho vay đối với loại hình giao dịch này có thể lên
đến dưới 145%/ năm. Đây là mức lãi suất cao bất hợp lý và không thống nhất
với các quy định chung về lãi suất đối với HĐVTS.
Đến BLDS năm 2015 tại khoản 3 Điều 471 quy định cụ thể là “trường
hợp được tổ chức họ có lãi thì mức lãi suất phải tuân theo quy định của Bộ
luật này”. Như vậy loại hình giao dịch họ phải tuân thủ theo mức lãi suất
chung mà BLDS năm 2015 quy định đối với hợp đồng vay. Điều này đã hợp
lý hóa mức lãi suất mà giao dịch họ có thể áp dụng đồng thời tạo nên sự thống
nhất, công bằng trong một loại hình giao dịch mang tính chất của HĐVTS.

2


2.2: Về nghĩa vụ trả lãi cho bên vay trong hợp đồng vay khơng có lãi.
Khoản 4 Điều 474 BLDS năm 2005 quy định: “Trong trường hợp vay
khơng có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả khơng đầy đủ thì
bên vay phải trả lãi đối với khoản nợ chậm trả…, nếu có thỏa thuận”. Trong
hợp đồng vay khơng có lãi, bên cho vay đã thể hiện sự thiện chí và tin tưởng
đối với bên vay khi khơng tính lãi suất trong thời hạn vay. Việc địi hỏi bên
cho vay phải dự tính đến trường hợp bên vay vi phạm nghĩa vụ và phải thỏa
thuận trả lãi suất trong trường hợp này là không thực tế. Đồng thời cũng làm
ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của bên cho vay, khi họ đã khơng tính lãi đối với
khoản nợ trong hạn, mà cũng khơng được tính lãi đối với khoản nợ quá hạn.
Đến BLDS năm 2015 quy định này đã được sửa đổi hợp lý hơn, cụ thể
tại khoản 4 Điều 466 quy định:“Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn
bên vay khơng trả nợ hoặc trả khơng đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu
trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật
này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có
thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác”. Đây là sửa đổi cần thiết nhằm
đảm bảo quyền lợi cho bên cho vay.
2.3: Về nghĩa vụ trả lãi của bên vay trong hợp đồng vay có lãi.
Khoản 5 Điều 474 BLDS năm 2005 quy định: “Trong trường hợp vay
có lãi mà khi đến hạn, bên vay khơng trả hoặc trả khơng đầy đủ thì bên vay
phải trả lãi trên nợ gốc và lãi nợ quá hạn theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng
Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ”. Ở đây, lãi
nợ quá hạn theo lãi suất cơ bản, có nghĩa là lãi nợ quá hạn này chỉ được tính
theo mức lãi suất cơ bản. Đây là quy định tương đối bất hợp lý. Bởi lẽ, lãi nợ
trong hạn là sự thỏa thuận các bên , còn lãi suất quá hạn chỉ phát sinh khi bên
vay vi phạm nghĩa vụ trả nợ. Như vậy, sự vi phạm nghĩa vụ lại có phần lớn
khả năng chịu trách nhiệm thấp hơn trách nhiệm mà các bên thỏa thuận. Việc

quy định như vậy sẽ kìm hãm động lực thực hiện nghĩa vụ của bên vay trong
HĐVTS.
3


Đến BLDS năm 2015, nghĩa vụ trả lãi này đã được sửa đổi. Cụ thể,
Khoản 5 Điều 466 quy định hai loại lãi mà bên vay phải trả khi vi phạm nghĩa
vụ như sau:
(1) lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời
hạn vay.
(2) lãi trên nợ gốc quá hạn bằng 150% lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng.
Sự thay đổi này đã tăng trách nhiệm đối với bên vay khi vi phạm nghĩa vụ trả
nợ, và cũng khuyến khích bên vay phải thực hiện nghĩa vụ theo thỏa thuận.
2.4: Về lãi suất có thể áp dụng trong hợp đồng vay tài sản.
Điều 476 BLDS năm 2005 quy định lãi suất vay do các bên thỏa thuận
nhưng không vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước
công bố. Đồng thời, trong trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi
nhưng không xác định rõ lãi suất hoặc có tranh chấp về lãi suất thì áp dụng lãi
suất cơ bản. Có thể thấy, có hai điểm bất cập trong quy định về lãi suất này
của BLDS năm 2005, đó là:
(1) để có thỏa thuận lãi suất đúng quy định, các bên tham gia hợp đồng khơng
những phải tìm hiểu quy định của pháp luật mà cịn phải tìm hiểu quy định
của Ngân hàng Nhà nước, điều này là khá phức tạp đối với những chủ thể
bình thường trong xã hội.
(2) cụm từ “có tranh chấp về lãi suất” được quy định khá mơ hồ, có thể dẫn
đến hai cách hiểu khác nhau hoặc hai bên đều xác định có lãi suất nhưng
khơng thống nhất được mức lãi suất hoặc một bên xác định vay có lãi, một
bên xác định vay khơng có lãi. Việc dẫn đến hai cách hiểu khác nhau như vậy
dễ dẫn đến việc áp dụng pháp luật khơng thống nhất, có thể gây thiệt hại đến
quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong HĐVTS.

Đến BLDS năm 2015, quy định về lãi suất đã có nhiều tiến bộ. Cụ thể,
khoản 1 Điều 468 khẳng định lãi suất vay do các bên trong HĐVTS thỏa
thuận và lãi suất này không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay. Quy
định này có phần có lợi khi các bên hoặc tịa án khơng cần phải tìm quy định
4


về lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố. Đồng thời, tại khoản 2
Điều 468 quy định về trường hợp các bên có thỏa thuận lãi nhưng khơng xác
định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng
50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này. Việc quy định rõ
như vậy đã khắc phục được hạn chế của khoản 2 Điều 476 BLDS năm 2005.
3. Những điểm hạn chế của chế định hợp đồng vay tài sản.
Mặc dù BLDS năm 2015 đã có những sửa đổi, bổ sung về những điều
luật liên quan đến HDVTS tạo nên những điểm mới, tuy nhiên vẫn tồn tại
những hạn chế nhất định có thể dẫn đến hiểu sai hoặc khó áp dụng được với
vụ việc thực tế.
3.1: Về khái niệm hợp đồng vay.
Khái niệm về HĐVTS được giữ nguyên, quy định tại Điều 463 BLDS
năm 2015: “Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên
cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho
bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả
lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”.
Từ định nghĩa trên, đối tượng của HĐVTS là tài sản. Tài sản là vật,
tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tài sản bao gồm động sản và bất động
sản (Điều 107 BLDS năm 2015 và Điều 174 BLDS năm 2005), có thể là tài
sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai (Điều 108 BLDS năm
2015).
Trong trường hợp vay, nghĩa vụ của bên vay là hoàn trả lại cho bên vay
tài sản cùng loại đúng số lượng, chất lượng khi đến thời hạn trả. Vật cùng loại

là những vật có cùng hình dáng, tính chất, tính năng sử dụng và xác định được
bằng đơn vị đo lường. Trong khi đó, bất động sản theo quy định tại Điều 107
BLDS năm 2015 và Điều 174 BLDS năm 2005 là những vật đặc định, vì thế
khơng thể trả lại một bất động sản cùng loại với bất động sản đã vay. Do đó,
đã loại bỏ đối tượng là bất động sản trong HĐVTS.

5


Cũng theo định nghĩa trên, hợp đồng vay được chia thành hai loại là
vay có lãi và vay khơng có lãi. Các bên có quyền thỏa thuận lãi suất đối với
HĐVTS. Song các điều luật quy định về HĐVTS không có quy định về thời
điểm thỏa thuận và hình thức thỏa thuận lãi suất. Vậy thoả thuận về lãi suất
có thể xảy ra trước, trong hay sau thời điểm giao kết hợp đồng? Hình thức
thỏa thuận có bắt buộc bằng văn bản hay không?
3.2: Nghĩa vụ trả nợ của bên vay.
- Trả tài sản vay:
Khoản 1 Điều 466 BLDS năm 2015 giữ nguyên quy định như Điều 474
BLDS năm 2005 “Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu
tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường
hợp có thỏa thuận khác”.
Điều này thể hiện rõ bản chất của HĐVTS khi quy định bên vay có thể
trả vật cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng của tài sản đã vay. Tuy nhiên,
quy định này chỉ áp dụng đối với vay tiền và vật mà không nhắc đến các tài
sản khác như đã nêu ở trên. Điều này gây ra sự mâu thuẫn trong phạm vi điều
chỉnh của các điều luật.
- Cơ sở xác định trị giá của vật đã vay tại thời điểm trả nợ:
Khoản 2 Điều 466 BLDS năm 2015 giữ nguyên quy định tại khoản 2
Điều 474 BLDS năm 2005. Vấn đề phát sinh từ quy định này là cơ sở tính giá
của vật tại thời điểm trả nợ. Giá này do hai bên thỏa thuận hay là giá của vật

cùng loại tại thời điểm, địa điểm trả nợ. Trong trường hợp bên cho vay đồng ý
cho bên vay trả tiền khi không thể trả vật nhưng hai bên lại không xác định
hoặc không thể thỏa thuận được giá thì làm thế nào để xác định được giá trị
vật vay? Lúc này các bên có quyền nhờ đến một tổ chức định giá để xác định
giá trị của vật hay không? Hoặc trong trường hợp các bên khởi kiện thì tịa án
sẽ giải quyết theo hướng buộc bên vay trả lại vật cùng loại hay chấp nhận
phương án trả tiền tương đương mà hai bên đã đồng ý? Nếu tòa án chấp nhận
phương án trả tiền thì tịa án dựa trên cơ sở nào để xác định trị giá của vật?
6


- Trả vật khi vay tiền:
Khoản 2 Điều 466 BLDS năm 2015 cho phép bên vay có thể trả tiền
bằng giá trị vật đã vay nếu được bên cho vay đồng ý. Vậy trong trường hợp
ngược lại, bên vay vay tiền nhưng khơng có khả năng trả tiền, khi đến hạn thì
có thể trả khoản nợ bằng vật có giá trị tương đương được không? Rõ ràng các
điều luật của chế định HĐVTS đều không đề cập vấn đề này.
- Xác định lãi suất khi vay vật nhưng trả tiền bằng trị giá của vật.
Khoản 2 điều 466 BLDS năm 2015 quy định bên vay có thể trả tiền
bằng với giá trị của vật đã vay nếu không thể trả được vật và được bên cho
vay đồng ý. Trong trường hợp vay vật và trả bằng tiền, nếu các bên khơng
thỏa thuận lãi suất thì khi có trả số tiền tương ứng với giá trị vật, các bên chỉ
cần xác định được giá trị của vật. Song trong trường hợp các bên có thỏa
thuận lãi suất khi vay vật thì vấn đề lãi suất giải quyết như thế nào lại không
được chế định HĐVTS đưa ra giải pháp. Vậy trong trường hợp này các bên có
thể thỏa thuận trả nợ gốc bằng tiền và lãi suất là vật được không? Điều này có
vẻ khơng hợp lý vì khi bên vay khơng thể trả vật đối với khoản nợ gốc thì
việc trả một vật cùng loại cho khoản lãi suất là khó có thể xảy ra. Nếu quy lãi
suất ra thành tiền thì tiền lãi được tính theo giá trị giá trị của vật trong cả quá
trình vay hay tại thời điểm trả nợ? Việc thiếu cơ sở tính lãi suất trong trường

hợp vay vật trả bằng tiền tương ứng giá trị vật khi có thỏa thuận lãi suất trong
HĐVTS sẽ dẫn tới hoặc bất lợi cho bên vay hoặc bất lợi cho bên cho vay
trong trường hợp có biến động giá của vật.
3.3: Lãi suất của hợp đồng vay.
Thứ nhất, Điều 468 BLDS năm 2015 chỉ quy định lãi suất đối với
trường hợp tài sản vay là tiền, mức lãi suất không được vượt quá 20%/năm
của khoản tiền vay. Và 8 điều luật còn lại của chế định HĐVTS cũng không
nhắc đến hạn mức lãi suất trong trường hợp tài sản vay không phải là tiền.
Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 463 BLDS năm 2015 thì các bên có thể
thỏa thuận lãi suất đối với tất cả các loại tài sản vay. Do đó, khi vay vật hoặc
7


tài sản khác không phải là tiền các bên vẫn có quyền thỏa thuận lãi suất. Dẫn
đến khi có tranh chấp xảy ra, mặc dù cùng áp dụng một quy định nhưng các
tịa án có thể có hướng giải quyết vấn đề khác nhau, dẫn đến khơng có sự
thống nhất trong áp dụng pháp luật.
Thứ hai, quy định về lãi suất không vượt quá 20%/năm của khoản tiền
vay không phải là quy định tuyệt đối vì sau đó luật cịn dự trù trường hợp điều
chỉnh mức lãi suất này theo đề nghị của UBTVQH và mức lãi suất do luật
khác quy định. Như đã phân tích, đã khắc phục được nhược điểm của luật cũ
về lãi suất khi không phải tìm lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước đối
với các khoản vay tương ứng. Tuy nhiên, quy định mới này làm phát sinh vấn
đề tìm kiếm hạn mức lãi suất của các luật khác hoặc tìm mức điều chỉnh theo
đề nghị được phê chuẩn của UBTVQH. Điều này gần như lặp lại sai lầm của
quy định tại BLDS năm 2005.
4. Hướng hoàn thiện chế định HĐVTS.
4.1: Về khái niệm hợp đồng vay.
Từ những phân tích trên, nhận thấy pháp luật Việt Nam cần có định
nghĩa khác hoặc giải thích định nghĩa của BLDS


năm 2015 về hợp đồng

vay. Theo đó, định nghĩa hoặc giải thích này cần làm rõ thời điểm các bên
được đưa ra thỏa thuận về lãi suất và hợp đồng vay và hình thức thỏa thuận lãi
suất. Đồng thời giải thích rõ về lãi suất theo vào hợp đồng vay và hình thức
thỏa thuận lãi suất. Bên cạnh đó, cần giải thích rõ về lãi suất theo pháp luật là
như thế nào để tránh trường hợp hiểu và áp dụng sai.
4.2: Nghĩa vụ trả nợ của bên vay.
- Trả tài sản vay:
Như đã phân tích, BLDS năm 2005 chỉ quy định trường hợp trả tài sản
vay đối với vay tiền và vay vật mà đã bỏ sót quy định về tài sản khác. Do đó
nên bổ sung trường hợp trả tài sản vay các loại tài sản là đối tượng của
HĐVTS (như giấy tờ có giá, tài sản hình thành trong tương lai..) theo quy
định tại Điều 105 BLDS năm 2015.
8


- Cơ sở xác định trị giá của vật đã vay tại thời điểm trả nợ:
Quy định trong BLDS Pháp “giá trị vật vay được xác định và thời điểm
trả vật nếu các bên có thỏa thuận thời gian và địa điểm trả vật, nếu các bên
không quy định thời gian địa điểm trả thì giá trị của vật vay được xác định tại
thời điểm vay” được đưa vào pháp luật Việt Nam sẽ khắc phục được nhiều
điểm về cơ sở xác định trị giá của vật vay, do đó khi sửa đổi hoặc giải thích
quy định này có thể hướng dẫn áp dụng theo hướng này.
- Trả vật khi vay tiền:
Việc quy định thêm trường hợp trả vật khi vay tiền sẽ giúp cho các bên
có cơ sở áp dụng thỏa thuận. Cùng với việc quy định việc vay tiền trả vật
cũng cần xác định rõ phương thức tính giá trị của vật để quy đổi thành tiền
tương ứng với số tiền đã vay. Bên cạnh đó, cũng nên quy định trường hợp nào

được hay không được phép trả vật và phương thức trả vật như thế nào để
tránh trường hợp cho vay nặng lãi nhằm chiếm đoạt tài sản bên vay.
- Xác định lãi suất khi vay vật nhưng trả tiền bằng trị giá của vật:
Pháp luật Việt Nam cần hướng dẫn tính lãi trong trường hợp vay vật trả
tiền và có thỏa thuận lãi suất. Cụ thể các hướng dẫn nên tập trung làm rõ thời
điểm và giá trị tính lãi suất đối với trường hợp vay vật có thỏa thuận lãi suất.
Bên cạnh đó cần có quy định hướng giải quyết khi có biến động giá.
4.3: Lãi suất của hợp đồng vay.
Khác với luật Việt Nam, luật dân sự Pháp chú trọng hình thức của thỏa
thuận lãi suất, để tỉ lệ lãi suất do các bên thỏa thuận nhưng không vượt quá
mức lãi suất theo quy định của pháp luật. Nếu các bên không thỏa thuận hoặc
thỏa thuận khơng rõ ràng thì xem như hợp đồng vay khơng có lãi suất. Có lẽ
các nhà làm luật Việt Nam đã vận dụng điều này để quy định lãi suất đối với
trường hợp vay tài sản là tiền nhưng chúng ta lại quên rằng tại định nghĩa hợp
đồng vay vẫn cho phép quy định lãi suất đối với vay các tài sản khác. Đây là
quy định được tiếp thu chưa toàn diện nên dẫn đến hiện tượng thiếu sót như
đã phân tích.
9


Do đó, khi hướng dẫn về lãi suất cần lưu ý hai vấn đề (1) cần mở rộng
quy định về lãi suất 20%/năm với các tài sản khác hoặc hướng dẫn tính lãi với
vay các tài sản khác. (2) về vấn đề UBTVQH điều chỉnh tỷ lệ lãi suất thì cần
dự trù trong trường hợp nào có thể điều chỉnh và khi điều chỉnh xong sẽ được
công bố như thế nào để đảm bảo tính phổ biến cũng như để đảm bảo thuận
tiện khi giải quyết tranh chấp hay khi tiến hành thỏa thuận về lãi suất. Đồng
thời, pháp luật cũng nên hướng dẫn trường hợp khi lãi suất thay đổi trong thời
hạn vay thì sẽ giải quyết như thế nào?
Cần có các văn bản hướng dẫn cụ thể về một số vấn đề liên quan đến
lãi suất. Ban hành các quy định về lãi suất trong trường hợp đối tượng của

HĐVTS là ngoại tệ hay vàng. Bổ sung những quy định xử phạt đối với những
hành vi cho vay với lãi suất cao để lấp đầy khoảng trống pháp luật. Bổ sung
quy định về đăng kí họ, hụi, biêu, phường.
C. KẾT LUẬN
Hợp đồng vay tài sản là loại hợp đồng phổ biến trong đời sống. Chính
vì vậy, các quy định của pháp luật về vấn đề này cần thực tế, rõ ràng, xây
dựng một cách khoa học để khi áp dụng vào thực tiễn tránh được những tranh
chấp không đáng có xảy ra.
Tóm lại, chế định HĐVTS dù đã có những sửa đổi, bổ sung nhất định
nhưng vẫn cịn tồn tại những hạn chế dẫn đến hiểu nhầm hoặc khó có thể áp
dụng. Do vậy, Chính phủ cần ban hành những nghị định riêng hướng dẫn chi
tiết thi hành theo hướng những đề xuất đã nêu về các quy định của chế định
HĐVTS để tránh hiểu lầm và áp dụng sai.
Trong q trình nghiên cứu để hồn thành bài tập, cá nhân người viết
không thể tránh khỏi những sai xót, mong được thầy cơ đưa ra cho lời nhận
xét để rút kinh nghiệm.

10



×